Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

tìm hiểu về công tác quan trắc và phân tích một số chỉ tiêu trong môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.99 MB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU VỀ CÔNG TÁC QUAN TRẮC VÀ PHÂN
TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU TRONG MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN VĂN TRỌNG
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ THU MSSV:10004064
NGUYỄN THỊ KIM HẰNG MSSV: 10244071
TÔ THỊ BÍCH NGUYỆT MSSV: 10251501
Lớp: DHPT6
Khoá: 2010 – 2014
TP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU VỀ CÔNG TÁC QUAN TRẮC VÀ PHÂN
TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU TRONG MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN VĂN TRỌNG
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ THU MSSV:10004064
NGUYỄN THỊ KIM HẰNG MSSV: 10244071
TÔ THỊ BÍCH NGUYỆT MSSV: 10251501
Lớp: DHPT6
Khoá: 2010 – 2014
TP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU VỀ CÔNG TÁC QUAN TRẮC VÀ PHÂN


TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU TRONG MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN VĂN TRỌNG
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ THU MSSV:10004064
NGUYỄN THỊ KIM HẰNG MSSV:102440971
TÔ THỊ BÍCH NGUYỆT MSSV: 10251501
Lớp: DHPT6
Khoá: 2010 – 2014
TP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2014

LỜI MỞ ĐẦU
Môi trường sống – cái nôi của nhân loại ngày càng ô nhiễm trầm trọng, cùng
với sự phát triển của xã hội, môi trường đang từng bước bị hủy diệt đang là mối
quan tâm không chỉ riêng một quốc gia nào. Ô nhiễm môi trường sẽ gây ra nhiều
ảnh hưởng cho con người, sức khỏe con người bị suy giảm mạnh do phải hít phải
không khí, uống phải nước chứa nhiều chất ô nhiễm, con người còn phải tiếp xúc
nhiều với tia cực tím, đối mặt với nhiều thảm họa của tự nhiên… Trong những năm
qua tình trạng môi trường đã ở mức báo động, chính là do sự suy thoái môi trường
sinh thái bởi những nguyên nhân: sự phát triển của công nghiệp ồ ạt, các ngành
công nghiệp gây ô nhiễm, tệ nạn phá rừng ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi
toàn cầu, do sự mất cân bằng tài nguyên và dân số. Dân số tăng nhanh đòi hỏi phải
khai thác các tài nguyên tự do nhiều, chất thải các loại tăng nhanh hơn dẫn tới phá
vỡ cân bằng, vắt kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường….Việc quản lý, bảo vệ môi
trường ngày nay là nhiệm vụ hết sức cấp bách và cần phải được thực hiện với
những biện pháp mạnh để chống lại sự xuống cấp môi trường ngày càng nghiêm
trọng.
Để nghiên cứu các vấn đề ô nhiễm môi trường chúng ta cần hiểu rõ tất cả các
nguồn phát sinh ô nhiễm, các loại chất gây ô nhiễm, nồng độ chất gây ô nhiễm cũng
như tác hại của chúng tới môi trường như thế nào? Từ đó, xây dựng đề xuất các giải
pháp để xử lý ô nhiễm một cách có hiệu quả nhất để bảo vệ và cải thiện môi trường.
Vì vậy, quan trắc môi trường là một trong những phương pháp cung cấp thông tin

về môi trường một cách chính xác, đáng tin cậy có hệ thống và cập nhật liên tục
những luận cứ khoa học rất quan trọng của quá trình xây dựng một cách đúng đắn
và có hiệu quả của các chiến lược, chính sách cũng như kế hoạch hành động phát
triển bền vững và bảo vệ môi trường.
Ở nước ta, hầu hết các tỉnh thành đều đã tiến hành và đang phát triển hệ thống
quan trắc để theo dõi và giám sát chất lượng môi trường.
i
Qua thời gian thực tập tại Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Bình Dương, chúng em đã có cơ hội đi thực tế lấy mẫu, học hỏi kinh nghiệm quan
trắc môi trường và phân tích một số chỉ tiêu môi trường trong phòng thử nghiệm.
- Tìm hiểu về quy trình lấy mẫu tại hiện trường và nội dung chính của công tác
quan trắc môi trường.
- Tìm hiểu và thực hiện phân tích một số chỉ tiêu cơ bản.
- Thu thập các tài liệu liên quan: Quy trình lấy mẫu tại hiện trường, các quy
chuẩn, các phương pháp và quy trình xác định chỉ tiêu môi trường.
- Học hỏi kinh nghiệm và phong cách làm việc của các anh chị trong trung tâm.
ii
LỜI CẢM ƠN
Chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố
Hồ Chí Minh, Khoa Công Nghệ Hóa Học, cùng toàn thể thầy cô đã tận tình giảng
dạy cho chúng em trong suốt khóa học.
Nhờ sự giúp đỡ tận tình của giảng viên thầy hướng dẫn TS. Nguyễn Văn
Trọng, đã đóng góp ý kiến cho chúng em hoàn thành cuốn báo cáo này.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý cơ quan, anh Trần Dung
Quốc và anh Nguyễn Chí Cường, cùng toàn thể các anh phòng thử nghiệm và
phòng hiện trường của Trung tâm Quan Trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình
Dương đã giúp đỡ tận tình, chu đáo chúng em trong thời gian thực tập và thực hiện
cuốn báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Xin cảm ơn gia đình, thầy cô, các cán bộ tại cơ quan thực tập và các bạn đã
giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình học tập.

Do lần đầu tiếp xúc trực tiếp với công nghệ thực tế và lượng kiến thức của bản
thân còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót, vì vậy rất mong nhận được ý
kiến và sự đóng góp chân thành từ các anh chị trong trung tâm, thầy cô và tất cả các
bạn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn.
iii
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
1. Họ và tên: NGUYỄN THỊ THU MSSV: 10004064
NGUYỄN THỊ KIM HẰNG MSSV: 10244071
TÔ THỊ BÍCH NGUYỆT MSSV: 10251501
2. Chuyên ngành: Kỹ thuật Phân tích
3. Địa điểm thực tập: TRUNG TÂM QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI
TRƯỜNG TỈNH BÌNH DƯƠNG
4. Địa chỉ: Số 26, Đường Huỳnh Văn Nghệ, Phường Phú Lợi, TP. Thủ Dầu
Một, Tỉnh Bình Dương.
5. Thời gian thực tập: 16/12/2013 đến 16/01/2014
6. Cán bộ hướng dẫn: Tập thể các anh chị của phòng Quan trắc Hiện
trường và phòng Thử nghiệm
7. Nội dung thực tập: Tìm hiểu công tác Quan trắc và Phân tích một số chỉ tiêu.
8. Nhận xét của đơn vị thực tập:



Bình Dương, ngày tháng 01 năm 2014
NGƯỜI NHẬN XÉT XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN
(Ký tên và đóng dấu)
iv
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN












Phần đánh giá:
• Ý thức thực hiện:
• Nội dung thực hiện:
• Hình thức trình bày:
• Tổng hợp kết quả:
Điểm bằng số: Điểm bằng chữ:
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014
Giáo viên hướng dẫn
v
MỤC LỤC
TP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2014 iii
LỜI MỞ ĐẦU i
LỜI CẢM ƠN iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN v
MỤC LỤC vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT x
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN VÀ

MÔI TRƯỜNG TỈNH BÌNH DƯƠNG xi
1.1 GI I THI U CHUNGỚ Ệ xi
1.2. L CH S HÌNH THÀNH, CH C N NG NHI M VỊ Ử Ứ Ă Ệ Ụ xi
1.3. C C U T CH C B MÁYƠ Ấ Ổ Ứ Ộ xii
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP TẠI PHÒNG QUAN TRẮC HIỆN
TRƯỜNG xv
2.1. T NG QUAN V QUAN TR CỔ Ề Ắ xv
2.2. M T S QUY TRÌNH L Y M U T I HI N TR NGỘ Ố Ấ Ẫ Ạ Ệ ƯỜ xv
Công tác chu n b Quan tr cẩ ị để ắ xvii
L y m u, o và phân tích hi n tr ng:ấ ẫ đ ệ ườ xvii
2.2.1. Quy trình o khí th i, b i th i t i ngu n b ng máy test nhanh TESTOđ ả ụ ả ạ ồ ằ xx
2.2.2. Quy trình l y m u b i b ng máy SIBATAấ ẫ ụ ằ xxii
2.2.3. Quy trình l y m u khí COấ ẫ xxiii
2.2.4. Quy trình l y m u khí SO2 b ng máy SKCấ ẫ ằ xxiv
2.2.5. Quy trình l y m u NO2 b ng máy SKCấ ẫ ằ xxv
2.2.6. Quy trình l y m u NO2 trong không khíấ ẫ xxvi
2.2.7. Quy trình l y m u n c th iấ ẫ ướ ả xxvii
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ CHỈ TIÊU MÔI TRƯỜNG PHÂN TÍCH TẠI PHÒNG
THỬ NGHIỆM xxxii
3.1. Phân lo i các ch t ô nhi m không khíạ ấ ễ xxxii
3.2. Xác nh hàm l ng CO trong không khí theo TCVN 5972:1995 (ISO 8186:1989)đị ượ xxxii
3.2.1.T ng quan v COổ ề xxxii
3.2.2. Ph m vi áp d ngạ ụ xxxiii
3.2.3. Nguyên t cắ xxxiii
3.2.4.D ng c và hóa ch tụ ụ ấ xxxiii
3.2.5. Quy trình phân tích xxxv
vi
3.2.6. Tính toán k t quế ả xxxvi
3.3. Xác nh hàm l ng b i t ng trong không khí theo TCVN 5067: 1995đị ượ ụ ổ xxxvii
3.3.1. T ng quan v b iổ ề ụ xxxvii

3.3.2. Ph m vi áp d ngạ ụ xxxix
3.3.3. D ng c và hóa ch tụ ụ ấ xxxix
3.3.4. Quy trình phân tích xli
3.3.5. Tính toán k t quế ả xli
3.4. Xác nh hàm l ng NO2 trong không khí theo TCVN 6317: 1995đị ượ xlii
3.4.1. T ng quan v NO2ổ ề xlii
3.4.2. Ph m vi áp d ngạ ụ xliii
3.4.3. Nguyên t cắ xliii
3.4.4. D ng c và hóa ch tụ ụ ấ xliv
3.4.5. Quy trình phân tích xlvi
3.4.6. Tính k t quế ả xlvi
3.5. Xác nh hàm l ng SO2 trong không khí theo TCVN 5971:1995 (ISO 6767:1990)đị ượ xlvi
3.5.1. T ng quan v SO2ổ ề xlvi
3.5.2. Ph m vi áp d ngạ ụ xlvii
3.5.3. Nguyên t cắ xlvii
3.5.4. D ng c , hóa ch tụ ụ ấ xlviii
3.5.5. Quy trình phân tích l
3.5.6. Tính toán k t quế ả l
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ lii
4.1. K t lu nế ậ lii
4.2. Ki n nghế ị liii
TÀI LIỆU THAM KHẢO lv
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Các nguồn thải ra các chất ô nhiễm đặc trưng xvi
Bảng 2.2: Phương pháp đo, phân tích, lấy mẫu khí tại hiện trường xvii
Bảng 2.3: Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh xix
Bảng 3: Nguồn gốc và phần thành của bụi xxxvii
viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Sơ đồ tổ chức Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường xii
Hình 2.1: Xác định một số chỉ tiêu bằng máy TESTO 350 XL xx
Hình2.2 : Lấy mẫu bụi tại TTQTTN & MT tỉnh BD xxii
Hình2.3: Lấy mẫu khí CO xxiii
Hình2.4: Chai đựng khí CO xxiv
Hình2.5: Lấy mẫu khí NO2, SO2, … xxv
Hình 2.6: Nhân viên trung tâm đang tiến hành lấy mẫu nước thải xxvii
Hình2.7: Mẫu được dán nhãn và niêm phong xxxi
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình xác định hàm lượng CO xxxvi
Hình3.2: Tủ sấy giấy giấy lọc, bình hút ẩm xl
Hình3.3: Cân phân tích 4 số lẻ xl
ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam.
BYT: Bộ y tế.
BTNMT: Bộ tài nguyên môi trường.
SS: Chất rắn lơ lửng (Suspended Solids).
ĐKTC: Điều kiện tiêu chuẩn.
x
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM QUAN TRẮC TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH BÌNH DƯƠNG
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG
Tên cơ quan thực tập: Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Bình Dương.
Địa chỉ: 26 Huỳnh Văn Nghệ, phường Phú Lợi, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình
Dương.
Điện thoại: 0650.3824753 Fax: 0650.3824753.
1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương trực thuộc
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương, được triển khai hoạt động từ tháng

5/2008. Trung tâm có chức năng tổ chức thực hiện quan trắc tài nguyên và môi
trường phục vụ quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh; đồng thời cung cấp một số dịch
vụ tư vấn chuyên môn kỹ thuật về lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường khi có yêu
cầu.
Trung tâm được giao nhiệm vụ thực hiện các chương trình quan trắc chất
lượng môi trường nước mặt, nước ngầm, bùn đáy, không khí, nước thải… Từ đó,
góp phần xây dựng mạng lưới quan trắc Tài nguyên và Môi trường quốc gia, bảo
đảm thống nhất trên phạm vi cả nước. Đồng thời đáp ứng nhu cầu thu nhập thông
tin, số liệu điều tra cơ bản về môi trường, tài nguyên nước, phục vụ có hiệu quả cho
công tác lập quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu dân cư, đô thị, công nghiệp và
các dự án phát triển khác; cũng như phục vụ công tác xử lý, khắc phục ô nhiễm môi
trường, phát triển mạnh và bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng và của cả
nước nói chung.
Trong đó, nhiệm vụ quan trắc tuân thủ về nước thải đối với các doanh nghiệp
và các khu công nghiệp nhằm phục vụ cho việc đánh giá tuân thủ quy định về bảo
vệ môi trường trong việc xả thải của các doanh nghiệp, giám sát việc xả nước thải
xi
đối với các nguồn thải lớn trên địa bản tỉnh góp phần bảo vệ nguồn nước hệ thống
sông Đồng Nai - Sài Gòn, cung cấp các số liệu, thông tin, cơ sở thực tiễn cho công
tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Đặc biệt hiện nay, Trung tâm còn thực
hiện các trưng cầu giám định kỹ thuật cho công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ và
đột xuất về môi trường trên địa bàn tỉnh; điều tra, đo đạc, đánh giá, phân loại, lập
danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh. Ngoài
ra, Trung tâm còn hỗ trợ tốt cho các doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường
như: lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, giám sát
môi trường định kỳ,… Qua đó, các doanh nghiệp nhận biết hiện trạng môi trường
tại cơ sở mình để có hướng khắc phục, góp phần tích cực trong công tác bảo vệ môi
trường.
1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY
Trung tâm gồm có 4 phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Phòng Chính chánh - tổng

hợp, phòng Quan trắc hiện trường, phòng Thử nghiệm và phòng Tư vấn nghiệp vụ -
kỹ thuật.
Hình 1: Sơ đồ tổ chức Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường
xii
Phòng Hành chính - Tổng hợp: thực hiện nhiệm vụ về tổ chức, hành chánh,
kế hoạch tài vụ; nhận mẫu và trả kết quả.
Phòng Tư vấn nghiệp vụ - kỹ thuật: Thực hiện các đề án, dự án, các dịch vụ kỹ
thuật về tài nguyên và môi trường, tư vấn về các quy định pháp luật về bảo vệ môi
trường, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, đề án
bảo vệ môi trường, đo đạc lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ, lập hồ sơ xin
phép khai thác nước ngầm, nước mặt, lập hồ sơ xin phép xả thải, đăng ký chủ nguồn
thải chất thải nguy hại, lập hồ sơ xin phép hành nghề thu gom, xử lý, tiêu hủy chất
thải nguy hại, lập hồ sơ xin cấp phép đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu, lập hồ sơ xin
xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường giai đoạn
vận hành của dự án,…
Phòng Quan trắc hiện trường: thực hiện công tác quan trắc ngoài hiện trường
về tài nguyên và môi trường, có nhiệm vụ đo đạc, lấy mẫu trưng cầu giám định cho
các đơn vị quản lý môi trường.
- Lấy mẫu và đo nhanh các thông số hiện trường các mẫu nước mặt, nước thải,
nước ngầm, đất.
- Lấy mẫu và đo nhanh các thông số hiện trường môi trường không khí xung
quanh và môi trường lao động, khí thải tại nguồn.
Phòng Thử nghiệm: có chức năng trong việc duy trì và phát triển hoạt động
phân tích thử nghiệm. Nhiệm vụ thực hiện việc phân tích và thử nghiệm mẫu tại
phòng phân tích, đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ được giao và tuân thủ hệ thống
quản lý ISO/IEC 17025:2005.
Thực hiện việc phân tích mẫu phục vụ công tác quản lý Nhà nước về tài
nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương:
- Thử nghiệm hóa lý: Thử nghiệm hầu hết các chỉ tiêu hóa lý thông thường của
mẫu nước: pH, COD, BOD, SS, DO, NO

2
, NO
3
, NH
3
, SO
4
2-
, PO
4
3-
, màu, độ
cứng, độ kiềm, độ axit…; mẫu khí: CO, SO
2
, NO
2
, bụi…; kim loại nặng trong
đất và nước: As, Hg, Cd, Pb, Ni, Cu, Zn, Cr…
xiii
- Thử nghiệm vi sinh: Colifom, E.Coil.
- Luôn đảm bảo kết quả lấy mẫu và phân tích thử nghiệm nhanh chóng, kịp thời
và có độ chính xác cao để phục vụ công tác quản lý nhà nước cũng như đáp ứng
yêu cầu hỗ trợ cho các doanh nghiệp.
Phối hợp tham gia các loại hình công tác khác của Trung tâm về nghiên cứu
ứng dụng và chuyển giao công nghệ, kỹ thuật môi trường, các đề tài dự án về môi
trường ở nội dung nghiệp vụ phòng Thử nghiệm.
xiv
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP TẠI PHÒNG QUAN TRẮC
HIỆN TRƯỜNG
2.1. TỔNG QUAN VỀ QUAN TRẮC

− Định nghĩa về quan trắc
Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi thường xuyên chất lượng môi
trường với các trọng tâm, trọng điểm hợp lý nhằm phục vụ các hoạt động bảo vệ
môi trường và phát triển bền vững.
- Các mục tiêu cụ thể của quan trắc môi trường
- Cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường trên quy mô quốc
gia, phục vụ việc xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường.
- Cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường của từng vùng trọng
điểm được quan trắc để phục vụ các yêu cầu tức thời của các cấp quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường.
- Cảnh báo kịp thời các diễn biến bất thường hay các nguy cơ ô nhiễm, suy thoái
môi trường.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường phục vụ việc lưu trữ, cung cấp
và trao đổi thông tin trong phạm vi quốc tế và quốc gia.
2.2. MỘT SỐ QUY TRÌNH LẤY MẪU TẠI HIỆN TRƯỜNG
Trong quá trình vận động của tự nhiên và các hoạt động sản xuất của con
người đã sinh ra nhiều chất gây ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường đất, nước và
môi trường không khí. Ở đây chúng ta chỉ quan tâm đến sự ô nhiễm có thể kiểm
soát được của quá trình sản xuất và các hoạt động khác của con người.
Để phục vụ cho công tác quản lý, giám sát môi trường… và đảm bảo cho sự
chính xác của các số liệu sau khi phân tích của các chỉ tiêu đánh giá môi trường.
xv
Bảng 2.1: Các nguồn thải ra các chất ô nhiễm đặc trưng
STT Ngành sản xuất Các chất ô nhiễm đặc trưng
1
Nhà máy nhiệt điện, lò nung, nồi hơi Bụi,SO
x
, NO
x
, CO

x
,
Hydrocacbon, Andehyt
2
Chế biến thực phẩm
+) Sản xuất nước đá
+) Chế biến hạt điều
Bụi, mùi;
Ồn, NH
3
( nếu dùng gas
Ammoniac)
Bụi, mùi hôi, các phenol
3 Thuốc lá Bụi, mùi hôi, Nicotin
4 Dệt, nhuộm Bụi, hợp chất hữu cơ
5 Giấy Bụi, mùi hôi
6
Sản xuất hóa chất
+) Axit sunfuric
+) Superphotphat
+) Ammoniac
+) Keo, sợi, vecni
+) Xà bông, bột giặt
+) Lọc dầu
SO
x
Bụi, HF, H
2
SiO
6

, SO
3
NH
3
Bụi, hợp chất hữu cơ bay hơi
Bụi, kiềm
Các hydrocacbon, bụi, CO
x
, SO
x
,
NO
x
7 Sành sứ, thủy tinh, vật liệu xây dựng Bụi, CO
x
, HF
8 Luyện kim, lò đúc Bụi, SO
x
, CO
x
, NO
x
9 Nhựa, cao su, chất dẻo Bụi, mùi, dung môi hữu cơ, SO
2
10
Thuốc trừ sâu Bụi, mùi hôi, dung môi hữu cơ,
TBVTV
11
Thuộc da Mùi hôi ( do các hợp chất
sunfua, Mecaptan, Ammoniac)

12 Bao bì Mùi hôi của các dung môi hữu
xvi
cơ, bụi
13
Khí thải giao thông Bụi, chì, NO
x
, SO
X
, CO
x
, hợp
chất hữu cơ
14 Khí thải do đốt phục vụ sinh hoạt Bụi, mùi hôi, CO
x
Công tác chuẩn bị để Quan trắc
- Chuẩn bị tài liệu, các bản đồ, sơ đồ, thông tin chung về khu vực dự định lấy
mẫu.
- Theo dõi điều kiện khí hậu, diễn biến thời tiết.
- Chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị cần thiết; kiểm tra, vệ sinh và hiệu chuẩn các thiết
bị và dụng cụ lấy mẫu, đo, thử trước khi ra hiện trường.
- Chuẩn bị hóa chất, vật tư, dụng cụ phục vụ lấy mẫu và bảo quản mẫu.
- Chuẩn bị nhãn mẫu, các biểu mẫu, nhật kí quan trắc và phân tích theo quy định.
- Chuẩn bị các phương tiện phục vụ hoạt động lấy mẫu và vận chuyển mẫu.
- Chuẩn bị các thiết bị bảo hộ, bảo đảm an toàn lao động.
Lấy mẫu, đo và phân tích hiện trường:
- Tại vị trí lấy mẫu, tiến hành đo các thông số khí (nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khí
quyển, tốc độ gió và hướng gió,NO
x
, SO
x

, CO,… ) tại hiện trường.
- Căn cứ vào mục tiêu chất lượng số liệu, phương pháp đo, phân tích và lấy mẫu
không khí phải tuân theo một trong các phương pháp quy định tại bảng dưới
đây:
Bảng 2.2: Phương pháp đo, phân tích, lấy mẫu khí tại hiện trường
STT Thông số Số hiệu tiêu chuẩn, phương pháp
1 SO
2
TCVN 7726:2007(ISO 10498:2004)
TCVN 5971:1995(ISO 6767:1990)
TCVN 5978: 1995(ISO 4221: 1980)
2 CO TCVN 5972:1995( ISO 8186:1989)
3 NO
2
TCVN 6137:2009( ISO 6768:1998)
xvii
4 O
3
TCVN 6157:1996( ISO 10313:1993)
TCVN 7171:2002( ISO 13964:1998)
5 Chì bụi TCVN 6152:1996(ISO 9855:1993)
6 Bụi TCVN 5067:1995
7 Các thông số
khí tượng
Theo các quy định quan trắc khí
tượng của Tổng cục khí tượng thủy
văn.
Theo các hướng dẫn sử dụng thiết bị
quan trắc khí tượng của các hãng sản
xuất.

Khi chưa có tiêu chuẩn quốc gia về đo, phân tích và lây mẫu không khí tại
hiện trường tại bảng hoặc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế khác có độ chính xác tương
đương hoặc cao hơn.
Công tác bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng tại hiện trường thực
hiện theo các văn bản, quy định của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về hướng dẫn
bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường.
- Bảo quản và vận chuyển mẫu
- Phương pháp lưu giữ mẫu phải phù hợp với thông số quan trắc và kỹ thuật phân
tích mẫu tại phòng thí nghiệm. Mẫu cần phải đo đạc, phân tích ngay một số chỉ
tiêu dễ thay đổi, sau đó nếu phải bảo quản lạnh ở nhiệt độ 2 - 5°C.
- Đối với các mẫu lấy theo phương pháp hấp thụ, dung dịch đã hấp thụ được
chuyển vào lọ thủy tinh có nút chắc chắn, đặt trong giá đỡ xếp, chèn cẩn thận
vào thùng bảo quản lạnh.
- Đối với mẫu CO, lấy theo phương pháp thể tích, dụng cụ đựng mẫu phải được
sắp xếp gọn gàng, không chèn lên nhau hoặc bị các vật khác đè lên nhằm tránh
bị vỡ hoặc hạn chế rò rỉ.
- Đối với mẫu bụi, mẫu được cho vào bao kép, đóng nắp bao cẩn thận, xếp vào
hộp kín và bảo quản ở điều kiện thường.
xviii
Bảng 2.3: Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh
Đơn vị: Microgam trên mét khối (μg/m
3
Ghi chú: Dấu (-) là không quy định
TT Thông số Trung bình
1 giờ
Trung bình
3 giờ
Trung bình
24 giờ
Trung bình

năm
1 SO
2
350 - 125 50
2 CO 30000 10000 5000 -
3 NO
x
200 - 100 40
4 O
3
180 120 80 -
5 Bụi lơ lửng (TSP) 300 - 200 140
6 Bụi ≤ 10 μm
(PM10)
- - 150 50
7 Pb - - 1,5 0,5
Trong thời gian thực tập tại phòng hiện trường của Trung tâm chúng em đã
được tìm hiểu một số quy trình sau:
xix
2.2.1. Quy trình đo khí thải, bụi thải tại nguồn bằng máy test nhanh TESTO
Hình 2.1: Xác định một số chỉ tiêu bằng máy TESTO 350 XL
Bước 1: Xác định vị trí cần lấy mẫu trên ống khói (thông thường bằng 5 đến 7
lần khoảng cách đường kính ống khói được tính từ vị trí sau hệ thống xử lý đến vị
trí điểm cần lấy mẫu).
Bước 2: Kiểm tra việc kết nối giữa thiết bị phân tích và thiết bị điều khiển, có
thể kết nối trực tiếp giữa hai thiết bị hoặc kết nối thông qua cáp. Kết nối đầu dò đo
vào thiết bị phân tích.
Bước 3: Kiểm tra máy và mở nguồn, trong thời gian khoảng 1 phút máy sẽ tự
động test zero, sau đó màn hình chính sẽ xuất hiện.
Chú ý: Trong thời gian test zero không được để máy gần nguồn phát thải.

Bước 4: Chọn loại nhiên liệu đốt tương ứng với danh sách nhiên liệu đã mặc
định sẵn trong máy. Trường hợp không có loại nhiên liệu đã mặc định trong máy ta
chọn nhiên liệu đốt là User fuel 1 hoặc User fuel 2, sau khi chọn nhiên liệu xong
chọn OK.
Cách chọn: Menu→ Input→ Fuel→ Heavy oil (dầu FO)
Light oil (dầu DO)
xx
Coal (than đá)
Test gas (gas)
User fuel 1 (củi vụn)
Bước 5: Lấy mẫu: trước khi đo yêu cầu lò vận hành đúng công suất, khởi
động máy, đặt tên công ty cần đo, đo lưu lượng, save vào máy, cài chương trình đo
Program, thời gian đo 5 phút, thời gian lưu mỗi mẫu là 30 giây, đo hết chu kỳ
ngưng và xem lại kết quả nếu đạt yêu cầu thì không cần đo tiếp. Trong trường hợp
nếu có sự nghi ngờ thì sau 30 phút hoặc 60 phút đo lại lần nữa, nếu cần thì liên hệ
người phụ trách kỹ thuật để xin ý kiến, sau khi đo đạc xong về nhà kết nối máy tính
với testo và lấy dữ liệu save vào máy tính đồng thời lấy 03 kết quả có nồng độ ô
nhiễm cao nhất để tính trung bình, in bảng dữ liệu gốc và bảng tính kết quả chung
trên một trang giấy.
Chú ý: Khi đo lưu lượng xong, trường hợp muốn đo lại lưu lượng thì phải
nhấn nút V on để test zero lại.
Bước 6: Kết thúc quá trình lấy mẫu, nhấn nút nguồn và đợi khi máy tắt hoàn
toàn ta bỏ máy cẩn thận vào thùng và khóa lại.
xxi

×