Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Chất Thải Công Nghiệp Nguy Hại Các Khu Công Nghiệp Đình Trám Và Song Khuê, Nội Hoàng, Tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (902.75 KB, 84 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG

= = = =¶¶¶ = = = =

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI
CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
ĐÌNH TRÁM VÀ KHU CÔNG NGHIỆP SONG KHÊ –
NỘI HOÀNG, TỈNH BẮC GIANG

Người thực hiện
Lớp
Khóa
Chuyên ngành
Giáo viên hướng dẫn

:
:
:
:
:

NGUYỄN ANH THƠ
MTA
57
MÔI TRƯỜNG
ThS. NGUYỄN THỊ BÍCH HÀ

HÀ NỘI - 2016




HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG

= = = =¶¶¶ = = = =

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI
CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
ĐÌNH TRÁM VÀ KHU CÔNG NGHIỆP SONG KHÊ –
NỘI HOÀNG, TỈNH BẮC GIANG

Người thực hiện
Lớp
Khóa
Chuyên ngành
Giáo viên hướng dẫn
Địa điểm thực tập

:
:
:
:
:
:

NGUYỄN ANH THƠ
MTA

57
MÔI TRƯỜNG
ThS. NGUYỄN THỊ BÍCH HÀ
CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TỈNH BẮC GIANG

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả khóa luận

Nguyễn Anh Thơ

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo Khoa Môi trường,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ
bản và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học đại học trong
suốt 04 năm qua.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Nguyễn Thị Bích
Hà đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi hoàn
thành đề tài nghiên cứu đề tài này.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc

Giang, Ban lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi trường Bắc Giang, lãnh đạo Ban Quản
lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, Công ty phát triển hạ tầng khu công
nghiệp tỉnh Bắc Giang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu
thập những thông tin, tài liệu cần thiết cho đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã
động viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2016
Học viên

Nguyễn Anh Thơ

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................................................ii
......................................................................................................................................................................ii
MỤC LỤC...............................................................................................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH..............................................................................................................................................viii
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................................1
Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................................................1
Mục đích nghiên cứu......................................................................................................................................2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................................................................3
1.1. Tổng quan về CTCNNH..........................................................................................................................3
Bảng 1.1. Phân loại chất thải theo đặc tính..................................................................................................7
Tính chất nguy hại.........................................................................................................................................7
Ký hiệu...........................................................................................................................................................7
Mô tả..............................................................................................................................................................7

Mã H..............................................................................................................................................................7
(Theo quy định của EC).................................................................................................................................7
Mã H..............................................................................................................................................................7
(Theo Phụ lục III Công ước Basel)................................................................................................................7
Dễ nổ..............................................................................................................................................................7
N.....................................................................................................................................................................7
Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do kết quả của phản ứng hóa học (khi
tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát) hoặc tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây
thiệt hại cho môi trường xung quanh.............................................................................................................7
H1..................................................................................................................................................................7
H1..................................................................................................................................................................7
C.....................................................................................................................................................................7
Chất thải lỏng dễ cháy: Các chất thải ở thể lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc chất lỏng chứa chất rắn hòa tan
hoặc lơ lửng, có nhiệt độ chớp cháy thấp theo QCKTMT về ngưỡng CTNH................................................7
H3B................................................................................................................................................................7
H3..................................................................................................................................................................7
Chất thải rắn dễ cháy: Các chất thải rắn có khả năng tự bốc cháy hoặc phát lửa do bị ma sát trong các
điều kiện vận chuyển......................................................................................................................................7
H3A................................................................................................................................................................7
H4.1...............................................................................................................................................................7
Chất thải có khả năng tự bốc cháy: Các chất thải rắn hoặc lỏng có thể tự nóng lên trong điều kiện vận
chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không khí và có khả năng bốc cháy.........................7
H3A................................................................................................................................................................7
H4.2...............................................................................................................................................................7

iii


Chất thải tạo ra khí dễ cháy: Các chất thải khi tiếp xúc với nước có khả năng tự cháy hoặc tạo ra khí dễ
cháy................................................................................................................................................................7

H3A................................................................................................................................................................7
H4.3...............................................................................................................................................................7
Oxy hóa..........................................................................................................................................................8
OH..................................................................................................................................................................8
Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy hóa tỏa nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các
chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các chất đó......................................................................8
H2..................................................................................................................................................................8
H5.1...............................................................................................................................................................8
Ăn mòn...........................................................................................................................................................8
AM..................................................................................................................................................................8
Các chất thải thong qua phản ứng hóa học faay tôn thương nghiem trọng các mô sống hoặc phá hủy các
loại vật liệu, hang hóa và phương tiện vận chuyển. Thông thường đó là các chất hoặc hỗn hợp các chất
có tính axit mạnh hoặc kiềm mạnh theo QCKTMT về ngưỡng CTNH..........................................................8
H8..................................................................................................................................................................8
H8..................................................................................................................................................................8
Có độc tính.....................................................................................................................................................8
Đ....................................................................................................................................................................8
Gây kích ứng: Các chất thải không ăn mòn có các thành phần nguy hại gây sưng hoặc viêm khi tiếp xúc
với da hoặc màng nhầy..................................................................................................................................8
H4..................................................................................................................................................................8
H11................................................................................................................................................................8
Gây hại: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây các rủi ro sức khỏe ở mức độ thấp thong qua
đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.............................................................................................................8
H5..................................................................................................................................................................8
H11................................................................................................................................................................8
Gây độc cấp tính: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng hoặc
tức thời cho sức khỏe thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.........................................................8
H6..................................................................................................................................................................8
H6.1...............................................................................................................................................................8
Gây độc từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có thành phần nguy hại gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe một

cách từ từ hoặc mãn tính thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da...................................................8
H6..................................................................................................................................................................8
H11................................................................................................................................................................8
Gây ung thư: Các chất thải có các thành phần nguy hại có khả năng gây tổn thương hoặc suy giảm khả
năng sinh sản của con người thong qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.............................................8
H7..................................................................................................................................................................8
H11................................................................................................................................................................8
Gây độc cho sinh sản: Các chất thải có các thành phần nguy hại có khả năng gây tổn thương hoặc suy
giảm khả năng sinh sản của con người thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.............................9
H10................................................................................................................................................................9
H11................................................................................................................................................................9
Gây đột biến gien: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây ra hoặc tang tỷ lệ tổn thương gien di
truyền thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.................................................................................9

iv


H11................................................................................................................................................................9
H11................................................................................................................................................................9
Sinh khí độc: Các chất thải có các thành phần mà khi tiếp xúc với không khí hoặc với nước sẽ giải phóng
ra khí độc, gây nguy hiểm đối với người và sinh vật.....................................................................................9
H12................................................................................................................................................................9
H10................................................................................................................................................................9
Có độc tính sinh thái......................................................................................................................................9
ĐS..................................................................................................................................................................9
Các chất thải có các thành phần nguy hại gây tác hại nhanh chóng hoặc từ từ đối với môi trường và các
hệ sinh vật thông qua tích lũy sinh học..........................................................................................................9
H14................................................................................................................................................................9
H12................................................................................................................................................................9
Lây nhiễm.......................................................................................................................................................9

LN..................................................................................................................................................................9
Các chất thải có vi sinh vật hoặc độc tố dinh học gây nhiễm trùng hoặc bệnh tật cho người và động vật.. 9
H9..................................................................................................................................................................9
H6.2...............................................................................................................................................................9
Bảng 1.3. Mối nguy hại của CTNH lên con người và môi trường...............................................................11
1.2. Tình hình phát sinh và quản lý chất thải công nghiệp nguy hại trên thế giới......................................12
1.3. Tình hình phát sinh và quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam............................................................17
Bảng 1.4.Khối lượng chất thải công nghiệp tại một số KCN, Hà Nội.........................................................18
năm 2009....................................................................................................................................................18
Bảng 1.5. Khối lượng chất thải rắn công nghiệp nguy hại từ một số ngành công nghiệp điển hình tại các
KCN thuộc vùng KTTD phía Nam...............................................................................................................20
Bảng 1.6. Thống kê công nghệ xử lý chất thải nguy hại ở Việt Nam (tháng 7/2014)..................................22
1.4. Cơ sở pháp lý liên quan đến quản lý CTNH ở Việt Nam......................................................................25
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................27
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................................................27
2.2 Nội dung nghiên cứu..............................................................................................................................28
2.3 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................................................28
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..........................................................................................................31
3.1. Đặc điểm phát triển công nghiệp tại KCN Đình Trám và KCN Song Khê – Nội Hoàng, tỉnh Bắc
Giang...........................................................................................................................................................31
3.2. Đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải công nghiệp nguy hại tại hai khu công nghiệp Đình Trám và
khu công nghiệp Song Khê – Nội Hoàng.....................................................................................................37
Bảng 3.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn công nghiệp trên địa bản tỉnh Bắc Giang...........................37
Bảng 3.2. Phát sinh CTNH tại các nhà máy thuộc KCN Đình Trám..........................................................38
Bảng 3.3. Tình hình phát sinh CTNH tại các nhà máy thuộc KCN Song Khê – Nội Hoàng.......................41
3.3. Đánh giá thực trạng quản lý chất thải công nghiệp nguy hại tại KCN Đình Trám và KCN Song Khê –
Nội Hoàng....................................................................................................................................................44
Bảng 3.6. Danh sách các chủ nguồn thải được cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH của KCN Song Khê
– Nội Hoàng.................................................................................................................................................46


v


Bảng 3.7. Danh sách các chủ nguồn thải được cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH của KCN Đình
Trám.............................................................................................................................................................47
Bảng 3.8.Tình hình quản lý CTNH tại các doanh nghiệp của KCN Đình Trám.........................................50
Bảng 3.10. Một số đơn vị thực hiện vận chuyển CTNH..............................................................................53
3.4. Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí chất thải công nghiệp nguy hại cho KCN
Đình Trám và KCN Song Khê – Nội Hoàng................................................................................................63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................................................................65
Kết luận........................................................................................................................................................65
2. Kiến nghị..................................................................................................................................................66
PHỤ LỤC....................................................................................................................................................69
Phụ lục 1: Danh sách các dự án đầu tư vào KCN Đình Trám....................................................................69
Phụ lục 2: Danh sách các nhà đầu tư tại KCN Song Khê – Nội Hoàng được cấp phép đầu tư đến ngày
26/10/2015...................................................................................................................................................75

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân loại chất thải theo đặc tính. Error: Reference source not found
Bảng 1.2 Hệ thống phân loại kỹ thuật........Error: Reference source not found
Bảng 1.3 Mối nguy hại của CTNH lên con người và môi trường...........Error:
Reference source not found
Bảng 1.4 Khối lượng chất thải công nghiệp tại một số KCN, Hà Nội năm
2009............................................Error: Reference source not found
Bảng 1.5 Khối lượng chất thải rắn công nghiệp nguy hại từ một số ngành
công nghiệp điển hình tại các KCN thuộc vùng KTTD phía Nam Error:
Reference source not found

Bảng 1.6 Thống kê công nghệ xử lý chất thải nguy hại ở Việt Nam (tháng
7/2014)........................................Error: Reference source not found
Bảng 3.1 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn công nghiệp trên địa bản tỉnh
Bắc Giang...................................Error: Reference source not found
Bảng 3.2 Phát sinh CTNH tại các nhà máy thuộc KCN Đình Trám.......Error:
Reference source not found
Bảng 3.3 Tình hình phát sinh CTNH tại các nhà máy thuộc KCN Song Khê
– Nội Hoàng................................Error: Reference source not found
Bảng 3.4 Tải lượng CTCNNH của các ngành thuộc hai KCN Đình Trám và
KCN Song Khê – Nội Hoàng.....Error: Reference source not found
Bảng 3.6 Danh sách các chủ nguồn thải được cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải
CTNH của KCN Song Khê – Nội Hoàng.. .Error: Reference source
not found
Bảng 3.7 Danh sách các chủ nguồn thải được cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải
CTNH của KCN Đình Trám.......Error: Reference source not found
Bảng 3.8 Tình hình quản lý CTNH tại các doanh nghiệp của KCN Đình
Trám............................................Error: Reference source not found
Bảng 3.9 Tình hình quản lý CTNH tại các doanh nghiệp của KCN Song Khê
– Nội Hoàng................................Error: Reference source not found

vii


Bảng 3.10 Một số đơn vị thực hiện vận chuyển CTNH...........Error: Reference
source not found

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1

Sơ đồ quy hoạch sử dụng đất KCN Đình Trám, Bắc Giang....Error:

Reference source not found

Hình 3.2

Cơ cấu tổ chức quản lý KCN Đình Trám. . .Error: Reference source
not found

Hình 3.3

Sơ đồ KCN Song Khê – Nội Hoàng.....Error: Reference source not
found

Hình 3.4

Cơ cấu tổ chức quản lý KCN Song Khê – Nội Hoàng............Error:
Reference source not found

Hình 3.5

Lượng CTCNNH phát sinh của hai KCN Đình Trám và KCN
Song Khê – Nội Hoàng năm 2015........Error: Reference source not
found

Hình 3.6

CTNH được lưu trữ trong các thùng phuy riêng biệt ở KCN Đình
Trám...........................................Error: Reference source not found

Hình 3.7


Bên ngoài có biển cảnh bảo “Kho chứa chất thải nguy hại” ở KCN
Song Khê – Nội Hoàng...............Error: Reference source not found

Hình 3.8

Sơ đồ hệ thống quản lý nhà nước về CTCNNH tỉnh Bắc Giang
....................................................Error: Reference source not found

Hình 3.9

Sơ đồ tổ chức phòng kiểm soát ô nhiễm môi trường...............Error:
Reference source not found

viii


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Bắc Giang là một tỉnh miền núi nhưng có cả vùng trung du, đồng bằng
xen kẽ. Lợi thế kinh tế của tỉnh là nông, lâm nghiệp, thương mại, dịch vụ,
công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Công nghiệp là nghành kinh tế có nhiều
tiềm năng của tỉnh. Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 6 khu công nghiệp và 34
cụm công nghiệp sau 10 năm thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh
tế. Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp
trong thời gian qua đã thu được những kết quả đáng kể, làm chuyển dịch cơ
bản cơ cấu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Các cụm, khu công nghiệp đã
đóng góp một phần đáng kể vào tỷ trọng phát triển kinh tế công nghiệp, góp
phần giải quyết công việc cho hàng chục nghìn lao động,thực hiện xóa đói
giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, việc tập trung các cơ sở, sản xuất kinh doanh… tạo nên một

khối lượng lớn chất thải: Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn trong sản xuất,
nước thải,… đặc biệt là CTCNNH. Nếu không được thu gom, xử lý triệt để sẽ
trở thành nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ảnh hưởng đến
sức khỏe người lao động và người dân xung quanh khu công nghiệp.
Khu công nghiệp Đình Trám thành lập năm 2003 tại xã Hồng Thái và
xã Hoàng Ninh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang với diện tích 127 ha, tỷ lệ
lấp đầy KCN hiện nay là 100%. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm khu vực
phía Bắc: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Bao gồm các loại hình sản xuất
đa nghành, khuyến khích đầu tư một số loại hình như: Công nghệ cao, thực
phẩm… (Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang, 2016).
Khu công nghiệp Song Khê – Nội Hoàng được thành lập từ năm 2007
với diện tích 158,7 ha thuộc địa phận thành phố Bắc Giang, tỷ lệ lấp đầy KCN
hiện nay khoảng 40% bao gồm 26 dự án đã và đang triển khai tại khu phía
Bắc Khu công nghiệp với nhiều loại hình sản xuất như: Sản xuất giấy, gia
công cơ khí, sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời, sản xuất vật liệu hợp kim
màu, thiết bị vệ sinh, linh kiện điện tử... (Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc
1


Giang, 2016).
Nhìn chung việc chấp hành Luật Bảo vệ Môi trường và các quy định có
liên quan của hầu hết các doanh nghiệp KCN đều tương đối nghiêm chỉnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp thực hiện tốt, vẫn còn một số doanh
nghiệp chưa thực hiện đầy đủ các nội dung đã cam kết như: Chưa tiến hành
thu gom, phân loại chất thải nguy hại… Một số cơ sở không bố trí khu vực
lưu trữ chất thải nguy hại hoặc có nhưng không đúng quy định, có hợp đồng
vận chuyển, xử lý với đơn vị chức năng nhưng việc thu gom, vận chuyển, xử
lý chưa đảm bảo quy định của ngành Môi trường.
Xuất phát từ thực tế trên, nhằm đưa ra một số giải pháp hiệu quả trong
công tác quản lý CTCNNH tại hai KCN Đình Trám và KCN Song Khê – Nội

Hoàng nói riêng và trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói chung, em xin thực hiện
đề tài: “Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải công nghiệp nguy hại tại khu
công nghiệp Đình Trám và khu công nghiệp Song Khê – Nội Hoàng, tỉnh
Bắc Giang”.
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải công nghiệp nguy hại tại
KCN Đình Trám và KCN Song Khê – Nội Hoàng, tỉnh Bắc Giang.
- Đánh giá công tác chấp hành pháp luật và quản lý về kỹ thuật cũng
như hệ thống kiểm soát chất thải công nghiệp nguy hại tại KCN Đình Trám
và KCN Song Khê – Nội Hoàng, tỉnh Bắc Giang.
- Đề xuất giải pháp quản lý phù hợp.

2


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về CTCNNH
1.1.1. Một số khái niệm
Thuật ngữ “ chất thải nguy hại” được xuất hiện lần đầu vào thập niên
70 của thế kỉ trước tại các nước Âu – Mỹ. Trải qua thời gian, cùng với sự phát
triển khoa học kỹ thuật và xã hội cũng như quan điểm của các nước mà đến
nay trên thế giới có nhiều cách định nghĩa về CTNH trong luật và các văn bản
dưới luật về môi trường như:
- Định nghĩa theo UNEP 1985 (United Nations Environment
Progamme):
CTNH là các chất thải (không bao gồm các chất phóng xạ) có
khả năng phản ứng hóa học hoặc có khả năng gây độc, gây cháy, ăn mòn, có
khả năng gây nguy hại cho sức khỏe con người hay môi trường khi tồn tại
riêng lẻ, hoặc khi tiếp xúc với các chất khác.
- Theo tổ chức Bảo vệ môi trường của nước Mỹ (EPA

– United States Environmental Protection Agency) năm 2005:
Chất thải được coi là chất thải nguy hại nếu có một hay nhiều hơn các
đặc tính sau:
+ Có các tính như có khả năng hoạt động hóa học, dễ cháy, ăn mòn hay
tính độc.
+Là một chất thải phi đặc thù (không xác định) trong hoạt động công
nghiệp.
+ Là một chất thải mang tính đặc thù (cho một hoạt động công nghiệp).
+Là chất thải đặc trưng cho quá trình hoạt động nghành hóa học hay
tham gia vào quá trình trung gian.
+Là chất thuộc danh sách chất thải nguy hại.
+ Là những chất không được tổ chức RCRA (Resource Conservation
and Recovery Act) chấp nhận (phụ lục C).
- Theo Canada: CTNH là những chất mà do bản chất và tính chất của
3


chúng có khả năng gây hại cho sức khỏe con người và môi trường, và những
chất này yêu cầu các kỹ thuật xử lý đặc biệt để loại bỏ hoặc giảm đặc tính
nguy hại của nó.
Nhìn chung, định nghĩa CTNH ở các nước tuy có khác nhau về cách
diễn đạt nhưng bản chất đều nhấn mạnh đến tính chất độc hại của loại chất
thải này đến môi trường và sức khỏe con người.
Ở Việt Nam, lần đầu tiên khái niệm CTNH được đề cập đến một cách
chính thức tại quy chế quản lý CTNH ban hành kèm theo quyết định số
155/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Đến năm 2014, định nghĩa này đã được sửa đổi và hoàn thiện hơn với
cách diễn đạt rất ngắn gọn và xúc tích tại Khoản 13, Điều 3 Luật Bảo
vệ môi trường 2014 do Quốc hội ban hành ngày 26/03/2014. Theo đó, CTNH
là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn

mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác. Để cụ thể hóa định nghĩa
này, Phụ lục I trong Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT đã đưa ra danh mục
các CTNH theo nguồn thải. Các nhà làm luật đã liệt kê hàng loạt hoạt động
của việc quản lý CTNH theo một quy trình chặt chẽ hơn, bao gồm cả những
hoạt động liên quan dến việc phòng ngừa, giảm thiểu bằng việc áp dụng mọi
biện pháp kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến… nhằm hạn chế lượng CTNH
phát sinh trên thực tế.
Theo khoản 1, điều 3 trong thông tư số 12/2011/TT – BTNMT thì: “
quản lý chất thải nguy hại là các hoạt động liên quan đến phòng ngừa, giảm
thiểu, phân định, phân loại, tái sử dụng trực tiếp, lưu trữ tạm thời, vận chuyển
và xử lý CTNH.” Theo quy định trên, quản lý CTNH có những đặc điểm sau:
- Trách nhiệm quản lý chất thải thuộc về cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền quản lý CTNH và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Các cơ quan Nhà
nước có trách nhiệm quản lý CTNH trong phạm vi chức năng luật định. Các
tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý CTNH là những chủ thể có những
hoạt động liên quan trực tiếp đến CTNH như: chủ nguồn thải, chủ thu gom,
vận chuyển, xử lý, tiêu hủy.
4


- Nội dung quản lý CTNH là các hoạt động mà các cơ quan Nhà nước
về bảo vệ môi trường và các tổ chức cá nhân có liên quan phải thực hiện. Cụ
thể là: Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật về quản lý CTNH, thah tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp
thời những sai phạm ... Các tổ chức, cá nhân có liên quan phải tiến hành
những hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý... CTNH.
Quy trình quản lý CTNH được thực hiện theo 5 giai đoạn. Đó là:
Giai đoạn 1: Quản lý nguồn phát sinh CTNH. Đây là việc tiến hành các
biện pháp để quản lý CTNH ngay tại chính nguồn phát sinh ra chất thải đó.
Kiểm soát CTNH tại nguồn là một công việc khá phức tạp. Cách thông

thường nhất được nhiều quốc gia sử dụng để giải quyết những vấn đề trên là
tiến hành thủ tục đăng kí cấp giấy phép đối với các chủ nguồn thải CTNH,
đặc biệt là trong nghành công nghiệp.
Giai đoạn 2: Phân lập, thu gom và vận chuyển CTNH. Giai đoạn này
được thực hiện bằng việc phân loại, thu gom toàn bộ CTNH tại tất cả các
nguồn phát sinh ra chúng. Sau khi tiến hành việc thu gom, chất thải sẽ được
vận chuyển đến khu xử lý và thải bỏ hoặc đến trạm trung chuyển hay đến nơi
lưu giữ tạm thời.
Giai đoạn 3: Xử lý trung gian. Giai đoạn này được tiến hành bởi những
phương pháp xử lý khác nhau như: xử lý cơ học, xử lý hóa học, sinh học và
nhiệt... nhằm làm giảm khối lượng CTNH, giảm thiểu hoặc loại bỏ độc tính để
phù hợp hơn với khâu thải bỏ cuối cùng.
Giai đoạn 4: Chuyên chở CTNH đi xử lý trực tiếp. CTNH sau khi xử lý
trung gian sẽ được vận chuyển bằng những phương tiện chuyên dụng đến nơi
xử lý cuối cùng của quy trình.
Giai đoạn 5: Thải bỏ chất thải. Những phần chất thải khi không còn
được tái chế và tái sử dụng sẽ được thải bỏ bằng những cách thức khác nhau
như: chôn lấp hoặc thiêu đốt.
Việc quản lý CTNH có thể được thực hiện bằng nhiều công cụ như:
Kinh tế, pháp lý, kỹ thuật… Trong đó công cụ pháp lý được coi là phương
5


tiện hiệu quả hàng đầu trong công tác quản lý CTNH, thông qua việc ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật về
môi trường.
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh
Khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu về cá hoạt động của con người
cũng tăng theo. Chất thải nguy hại phát sinh cùng với những hoạt động của
con người.

Các CTNH phát sinh ra từ:
-

Các hoạt động công nghiệp.
Các hoạt động nông nghiệp.
Các hoạt động thương mại.
Công sở, cửa hiệu, trường học.
Bệnh viện, các phòng khám và điều trị của bác sĩ, của nha sĩ.
Một số ít từ sinh hoạt đô thị.

Ở Việt Nam, chất thải nguy hại được thải ra từ nhiều nguồn khác nhau:
công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, bùn thải, y tế, các hóa chất tồn
lưu sau chiến tranh, trong chất thải rắn sinh hoạt... Một số ngành công nghiệp
điển hình có phát sinh chất thải nguy hại có thể kể đến như: công nghiệp hóa
chất và thuốc bảo vệ thực vật, công nghiệp chế biến dầu mỏ, công nghiệp luyện
kim,ngành xi mạ, ngành sản xuất xây dựng, ngành điện tử và ắc quy, ngành sản
xuất giày dép, ngành dệt nhuộm, ngành thuộc da, ngành sản xuất giấy, ngành
sản xuất điện... với các loại chất thải phát sinh như: Kim loại nặng: Cd, Pb, As,
Hg, Cr, hơi dung môi hữu cơ, keo dán gỗ, formaldehyde…(Nguyễn Ngọc
Châu, 2002).
1.1.3. Phân loại chất thải nguy hại
Hiện nay trên thế giới có nhiều các phân loại CTNH khác nhau: nguồn
gốc phát sinh, mức độc, dạng tồn tại… Tùy theo mục đích của việc phân loại
mà người ta có những cách phân loại cho phù hợp.
a, Theo TCVN
Hệ thống này phân loại theo các đặc tính của chất thải.
Theo Điều 5 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT (Phụ lục 1) chia CTNH
thành 7 nhóm như sau:
6



Bảng 1.1. Phân loại chất thải theo đặc tính
Tính
chất Ký
nguy hiệu
hại

Dễ nổ

N

C

Mã H
Mã H
(Theo
(Theo
Phụ lục
quy
III Công
định của
ước
EC)
Basel)

Mô tả

Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản
thân chúng có thể nổ do kết quả của
phản ứng hóa học (khi tiếp xúc với ngọn

lửa, bị va đập hoặc ma sát) hoặc tạo ra
các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ
gây thiệt hại cho môi trường xung quanh
Chất thải lỏng dễ cháy: Các chất thải ở
thể lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc chất
lỏng chứa chất rắn hòa tan hoặc lơ lửng,
có nhiệt độ chớp cháy thấp theo
QCKTMT về ngưỡng CTNH
Chất thải rắn dễ cháy: Các chất thải rắn
có khả năng tự bốc cháy hoặc phát lửa
do bị ma sát trong các điều kiện vận
chuyển.
Chất thải có khả năng tự bốc cháy: Các
chất thải rắn hoặc lỏng có thể tự nóng
lên trong điều kiện vận chuyển bình
thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với
không khí và có khả năng bốc cháy.
Chất thải tạo ra khí dễ cháy: Các chất
thải khi tiếp xúc với nước có khả năng tự
cháy hoặc tạo ra khí dễ cháy.

7

H1

H1

H3B

H3


H3A

H4.1

H3A

H4.2

H3A

H4.3


Oxy
hóa

Ăn
mòn


độc
tính

Các chất thải có khả năng nhanh chóng
thực hiện phản ứng oxy hóa tỏa nhiệt
OH mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có
thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các
chất đó.
Các chất thải thong qua phản ứng hóa

học faay tôn thương nghiem trọng các
mô sống hoặc phá hủy các loại vật liệu,
hang hóa và phương tiện vận chuyển.
AM
Thông thường đó là các chất hoặc hỗn
hợp các chất có tính axit mạnh hoặc
kiềm mạnh theo QCKTMT về ngưỡng
CTNH.
Gây kích ứng: Các chất thải không ăn
mòn có các thành phần nguy hại gây
Đ
sưng hoặc viêm khi tiếp xúc với da hoặc
màng nhầy.
Gây hại: Các chất thải có các thành phần
nguy hại gây các rủi ro sức khỏe ở mức
độ thấp thong qua đường ăn uống, hô
hấp hoặc qua da.
Gây độc cấp tính: Các chất thải có các
thành phần nguy hại gây tử vong, tổn
thương nghiêm trọng hoặc tức thời cho
sức khỏe thông qua đường ăn uống, hô
hấp hoặc qua da.
Gây độc từ từ hoặc mãn tính: Các chất
thải có thành phần nguy hại gây ảnh
hưởng xấu cho sức khỏe một cách từ từ
hoặc mãn tính thông qua đường ăn uống,
hô hấp hoặc qua da.
Gây ung thư: Các chất thải có các thành
phần nguy hại có khả năng gây tổn
thương hoặc suy giảm khả năng sinh sản

của con người thong qua đường ăn uống,
8

H2

H5.1

H8

H8

H4

H11

H5

H11

H6

H6.1

H6

H11

H7

H11



hô hấp hoặc qua da.
Gây độc cho sinh sản: Các chất thải có
các thành phần nguy hại có khả năng gây
tổn thương hoặc suy giảm khả năng sinh
sản của con người thông qua đường ăn
uống, hô hấp hoặc qua da.
Gây đột biến gien: Các chất thải có các
thành phần nguy hại gây ra hoặc tang tỷ
lệ tổn thương gien di truyền thông qua
đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
Sinh khí độc: Các chất thải có các thành
phần mà khi tiếp xúc với không khí hoặc
với nước sẽ giải phóng ra khí độc, gây
nguy hiểm đối với người và sinh vật.

độc
tính
sinh
thái
Lây
nhiễm

ĐS

LN

Các chất thải có các thành phần nguy hại
gây tác hại nhanh chóng hoặc từ từ đối

với môi trường và các hệ sinh vật thông
qua tích lũy sinh học.

H10

H11

H11

H11

H12

H10

H14

H12

Các chất thải có vi sinh vật hoặc độc tố
dinh học gây nhiễm trùng hoặc bệnh tật
H9
H6.2
cho người và động vật.
(Nguồn: Thông tư 36/2015/TT-BTNMT, 30/6/2015)

b, Hệ thống phân loại kỹ thuật
Phân loại theo hệ thống này đơn giản nhưng có hiệu quả đối với các mụ
đích kĩ thuật. Bảng 2 trình bày các loại chất thải cơ bản của hệ thống.Hệ
thống này thường được sử dụng trong nhiều trường hợp nghiên cứu để xác

định các phương tiện xử lý, tiêu hủy phù hợp.
Hệ thống này có thể mở rộng.

9


Bảng 1.2.Hệ thống phân loại kỹ thuật
Các loại
Đặc tính
chính
Nước thải
Thành phần chính là nước
chứa chất vô nhưng có chứa kiềm/axit và các

chất vô cơ độc hại.

Nước thải
chứa chất
hữu cơ
Chất hữu cơ
lỏng

Dầu
Bùn, chất
thải vô cơ

Chất rắn /
bùn hữu cơ

Nước thải chứa dung dịch các

chất hữu cơ nguy hại.

Ví dụ
Axit sunphuric thải từ mạ kim
loại.
Dung dịch amoniac trong sản xuất
linh kiện điện tử.
Nước bể mạ kim loại.
Nước rửa từ các chai, lọ thuốc trừ
sâu.

Chất thải dạng lỏng chứa dung
dịch hoặc hỗn hợp các chất hữu
cơ nguy hại.

Dung môi halogen thải ra từ khâu
tẩy nhờn và làm sạch.
Cặn của tháp chưng cất trong sản
xuất hóa chất.
Chất thải chứa thành phần là
Cặn dầu từ quá trình xúc rửa tàu
dầu.
dầu hoặc bồn chứa dầu.
Bùn, bụi, chất rắn chứa chất vô Bùn xử lý nước thải có chứa kim
cơ nguy hại.
loại nặng.
Bụi từ quá trình xử lí khí thải của
nhà máy sản xuất sắt thép và nấu
chảy kim loại.
Bùn thải từ lò nung vôi.

Bụi từ bộ phận đốt trong công
nghệ chế tạo kim loại.
Bùn thải từ lò nung vôi.
Bụi từ bộ phận đốt trong công
nghệ chế tạo kim loại.
Bùn, chất rắn và các chất hữu cơ Bùn từ khâu sơn.
không ở dạng lỏng.
Hắc ín từ sản xuất thuốc nhuộm.
Hắc ín trong tháp hấp thụ phenol.
Chất rắn trong quá trình hút chất
thải nguy hại đổ tràn.
Chất rắn chứa nhũ tương dạng
dầu.

( Nguồn: Đặng Thị Bích Hồng, 2013 )
c, Theo đặc điểm chất thải nguy hại
- Phân loại dựa vào dạng hoặc pha phân bố (rắn, lỏng, khí).
10


- Chất hữu cơ hay chất vô cơ.
- Nhóm hoặc loại chất (dung môi hay kim loại nặng).
d, Theo mức độ gây hại
Cách phân loại này dựa vào thành phần, nồng độ, độ linh động, khả
năng tồn lưu, lan truyền, con đường tiếp xúc và liều lượng thải.
1.1.4. Tác động ảnh hưởng của CTNH tới con người và môi trường
Do các đặc tính của CTNH (dễ cháy, dễ nổ, ăn mòn, phản ứng, độc
hại…) có thể tác động xấu đến sức khỏe con người, các sinh vật, nền kinh tế xã hội, môi trường tự nhiên. Các tác động đó có thể chia làm hai loại chính:
tác động tức thời và tác động lâu dài.
Bảng 1.3. Mối nguy hại của CTNH lên con người và môi trường

Nguy hại đối với người
tiếp xúc
Hỏa hoạn, gây bỏng

Nhóm

Tên nhóm

1

Chất thải dễ bắt lửa,
dễ cháy

2

Chất ăn mòn

Ăn mòn, gây phỏng, hủy
hoại cơ thể khi tiếp xúc.

3

Chất thải dễ nổ

Gây tổn thương đến sức
khỏe do sức ép, gây
bỏng, dẫn tới tử vong.

4


Chất thải dễ oxy hóa

Gây cháy nổ khi xảy ra
phản ứng hóa học.
Ảnh hưởng đến da, sức
khỏe.
Ảnh hưởng mãn tính và
cấp tính đến sức khỏe
Lan truyền bệnh

5, 6
7

Chất độc
Chất lây nhiễm

Nguy hại đối với môi
trường
Gây ô nhiễm không khí.
Các loại này ở thể rắn
khi chát có thể sinh ra
các sản phẩm cháy độc
hại.
Ô nhiễm không khí và
nước gây hư hại vật
liệu.
Phá hủy công trình.
Sinh ra các chất ô nhiễm
môi trường đất, nước ,
không khí.

Gây ô nhiễm nước, đất

Gây ô nhiễm nước, đất
Một vài hậu quả về môi
trường

(Nguồn: Đặng Thị Bích Hồng, 2013)
Sự phát thải các thành phần chất thải nguy hại ra môi trường bên ngoài
có thể thông qua các quá trình bay hơi, lan truyền theo dòng nước, thấm.
Nước mặt bị ô nhiễm kéo theo sự ô nhiễm của đất, không khí. CTNH được
11


chôn lấp ở những bãi rác không hợp vệ sinh rò rỉ gây ô nhiễm môi trường.
CTNH cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra những sự cố
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như:
-

Bệnh minamata ở Nhật Bản.
Sự cố nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.
Thảm họa dầu mỏ tại Kuwait năm 1991.
Sự cố Bhopal.

CTNH đi vào trong không khí thông qua sự hóa hơi từ môi trường đất,
nước, từ sự chất thải rắn hay được thải ra từ ống khói các nhà máy. Sau đó
chất thải có sự biến đổi trong môi trường không khí, sự biến đổi đó có thể là
sự kết hợp với bụi, hơi nước, các thành phần khác có trong khí quyển.Thời
gian tồn tại cũng như điều kiện nhiệt độ, độ ẩm sẽ quyết định sự biến đổi của
chất ô nhiễm. Chất ô nhiễm có thể mất đi do sự biến đổi, sa lắng vào môi
trường đất, nước hoặc sự hấp thụ của con người và động vật. Chất nguy hại đi

vào cơ thể con người thông qua việc con người sử dụng trực tiếp các thực
phẩm bị nhiễm độc hoặc tiếp xúc bằng cách hít thở. Mức độ gây độc của chất
thải nguy hại tùy vào bản chất của chất ô nhiễm và mức độ đào thải chất độc
của cơ thể con người.
Chất nguy hại có trong môi trường đất có thể do sự sa lawgs từ không
khia hoặc sự thải bỏ trực tiếp từ chất thải rắn hay chất lỏng nguy hại. Chất
nguy hại đi vào cơ thể người thông qua thực phẩm nhiễm độc hay do sự tiếp
xúc trong quá trình hoạt động.
Chất nguy hại trong môi trường nước tồn tại do sự sa lắng từ không khí
hoặc do sự thải bỏ thẳng vào dòng nước. Chất nguy hại khi vào môi trường có
sự biến đổi mà nó có thể gia tăng hay suy giảm mức độ độc.
1.2. Tình hình phát sinh và quản lý chất thải công nghiệp nguy hại trên
thế giới
Theo trung tâm Thông tin KH & CN Quốc gia (2009) cho thấy qua số
liệu thống kê về tình hình xử lý chất thải rắn của một số nước trên thế giới,
Nhật Bản là nước sử dụng phương pháp thu hồi chất thải rắn với hiệu quả cao
nhất 38%, sau đó đến Thụy Sỹ (33%), trong lúc đó Singapore chỉ sử dụng
12


phương pháp đốt, Pháp lại sử dụng phương pháp vi sinh nhiều nhất (30%)…
Các nước sử dụng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh nhiều nhất trong việc
quản lý chất thải rắn là Phần Lan (84%), Thái Lan (Băng Cốc – 84%), Anh
(83%), Liên Bang Nga (80%), tây Ban Nha (80%). Sau đây là tổng quan về
tình hình phát sinh và quản lý CTNH tại một số quốc gia trên thế giới.
1.2.1. Hiện trạng phát sinh CTCNNH trên thế giới
Trên thế giới hiện nay cùng với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật
cũng như nhu cầu về chất lượng cuộc sống ngày càng cao, nên quy mô cũng
như số lượng các ngành công nghiệp ngày càng phát triển kéo theo đó là
lượng chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất cũng tăng theo đặc biệt là

CTNH gây ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe con người. Theo Trung tâm
Thông tin KH & CN Quốc gia năm 2009, tình hình phát sinh CTNH tại một
số quốc gia trên thế giới như sau:
1.2.1.1. Phát sinh CTCNNH tại Philippines
Theo thống kê năm 2000, lượng CTNH phát sinh tại Philippines
khoảng 232.306 – 355.519 tấn/năm và dự báo đến năm 2005 là 509.990 tấn và
năm 2010 là 659.012 tấn. Theo dự đoán, tổng lượng chất độc và chất thải
công nghiệp nguy hại tăng 184% qua 15 năm. Theo nghiên cứu của JICA thấy
rằng 1/3 chất thải phát sinh ở tập trung ở miền Nam Tagalog, gần 28% lượng
chất thải tập trung chủ yếu ở khu vực Manila. Theo ước lượng từ những
nguồn phát sinh có đăng kí thì hàng năm các chất độc và các chất thải nguy
hại phát sinh khoảng 280.000 tấn, với 50% được tái sinh hay xử lý tại chỗ,
13% được quản lý tại các cơ sở vận chuyển/ xử lý và 37% được lưu trữ hoặc
đốt bất hợp pháp bên ngoài nguồn phát sinh (Trung tâm Thông tin KH & CN
Quốc gia, 2009).
1.2.1.2. Phát sinh CTCNNH tại Thụy Điển
Hiện không có các số liệu thống kê chính xác về số lượng các hệ thống
thu nhận và lưu trữ trung gian CTNH nhưng nhiều nhà máy hoạt động theo cả
sự quản lý tư nhân và cả sự quản lý của chính quyền địa phương. Theo sắc
13


lệnh về đổ thải chính quyền địa phương có nhiệm vụ tổ chức việc thu nhận và
đổ CTNH. Họ thường lập ra một trung tâm thu nhận ở các bãi rác của địa
phương. Ngoài ra, họ còn có nhiệm vụ thỏa thuận với những nhà xây dựng ở
địa phương, người bán lẻ sơn và các trạm xăng… để đảm bảo rằng những
người này sẽ chấp nhận giữ lại phế thải. Những thỏa thuận này nhằm tập hợp
một lượng chất thải lớn để tiết kiệm chi phí vận chuyển. Những công việc này
do hệ thống thu gom chất thải của địa phương đảm nhiệm. Quy mô của các
trạm thu nhận chất thải rất đa dạng, từ những kho lớn với những bể lớn với

dung tích hàng ngàn m3 đến những trạm lưu động nhỏ dưới hình thức các
container có khóa. Hình thức thứ 2 đã trở nên ngày càng phổ biến và thường
được sủ dụng cho các chiến dịch thu gom rác thải nguy hại từ hộ gia đình.
Các phương tiện lưu động chỉ lưu lại tại hiện trường vài ngày theo quy định
của pháp luật về bảo vệ môi trường (Trung tâm Thông tin KH & CN Quốc
gia, 2009).
1.2.1.3. Phát sinh CTCNNH tại Thổ Nhỹ Kỳ
Lượng phát sinh chất thải hàng năm của ngành công nghiệp sản xuất ở
Thổ Nhĩ kỳ là 11,9 triệu tấn và nó tăng lên 17,49 triệu tấn vào năm 2004.
Trong đó ngành công nghiệp luyện kim chiếm nhiều nhất 44%. Ngành Thực
phẩm, đồ uống, thuốc lá 25%. Ngành hóa chất, than đá, cao su và các sản
phẩm nhựa chiếm 12%. Còn lại là các ngành khác. Từ năm 2000 đến năm
2004 tại Thổ Nhĩ Kỳ có 3,6 triệu tấn chất thải nguy hại được tạo ra nhưng chỉ
có khoảng 400.000 tấn (chiếm 11%) được tái chế còn lại là xử lý bằng
phương pháp khác (lưu kho, thải bừa bãi, chôn lấp, ném xuống biển hoặc
sông…). Theo thông tin của Viện Khảo sát phát triển Công nghiệp Thổ Nhĩ
Kỳ thì tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh năm 2004 khoảng 1,2 triệu tấn
(370 cơ sở). Tuy nhiên đây chỉ là số liệu không hoàn toàn chính xác bởi vì nó
chỉ dựa trên khảo sát của 1 phần các tỉnh và các ngành công nghiệp tạo ra chất
thải. Thực tế lượng chất thải nguy hại có thể cao hơn rất nhiều (European
Union Council Directive, 2011).
14


1.2.2. Tình hình quản lý CTCNNH trên thế giới
Công tác quản lý chất thải rắn nói chung và CTNH nói riêng được tất
cả các nước trên thế giới quan tâm, tuy nhiên tùy theo mức độ quan tâm,khả
năng tài chính cùng với trình độ công nghệ mà hiệu quả đạt được ở những
mức khác nhau. Các nước Châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan …), Bắc
Mỹ và các nước phát triển khác, nhiều nước thu gom và xử lý được trên 90%

chất thải tạo thành. Ngược lại, hầu hết các nước đang phát triển đều gặp khó
khăn trong việc quản lý chất thải rắn nói chung bao gồm cả chất thải sinh hoạt
và chất thải công nghiệ. Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom để vận chuyển đến
địa điểm xử lý thường là rất thấp (<70%) do đó một lượng lớn chất thải rắn
không được kiểm soát, được thải bỏ bừa bãi gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng (Trung tâm Thông tin KH & CN Quốc gia, 2013).
1.2.2.1. Quản lý CTNH tại Ấn Độ
CTNH chủ yếu được thải vào đất và nước, hoặc đổ tại bãi rác công
cộng. Hiện nay đã đầu tư xây dựng thiết bị xử lý bằng phương pháp chôn lấp
với vốn đầu tư từ WB/IFC và đẩy mạnh kêu gọi đầu tư từ thành phần kinh tế
tư nhân. Xử lý CTNH bằng các cơ sở xử lý hóa phối hợp hữu cơ tập trung và
đốt chất thải hữu cơ trong lò xi măng; chất thải vô cơ lỏng nói chung được
thải vào nước. Một số ít CTNH được xử lý tại chỗ tại các cơ sở sản xuất
(Trung tâm Thông tin KH & CN Quốc gia, 2013).
1.2.2.2. Quản lý CTNH tại Srilanca
Hiện tại không có quy trình quản lý chất thải nguy hại chuyên
dụng.Thông thường CTNH được đổ vào bãi rác không chống thấm. Hiện nay
đang xây dựng hố chôn rác vệ sinh cho các chất thải đô thị. Một chiến lược
quản lý chất thải nguy hại đang được dự báo bởi ERM (do WB tài trợ). Nhìn
chung, chất thải nguy hại tại Srilanca cũng chưa được quan tâm đúng mức
(Trung tâm Thông tin KH & CN Quốc gia, 2013).
1.2.2.3. Quản lý CTNH tại Singapore
Để giải quyết chất thải nguy hại đã có giải pháp công nghệ trình độ
15


×