Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Đánh Giá Hiện Trạng Quản Lý Chất Thải Tại Bệnh Viện Đa Khoa Đông Anh, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 88 trang )

MỤC LỤC

MỤC LỤC............................................................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................................................iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ.........................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................................................vi
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................................1
2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài......................................................................................................2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................................................3
1.1.1. Thực trạng phát sinh chất thải y tế..........................................................................................3
1.1.2. Phân loại chất thải y tế............................................................................................................4
1.1.3. Quản lý chất thải y tế...............................................................................................................5
1.2. Thực trạng quản lý chất thải y tế tại Việt Nam............................................................................8
1.2.1. Thực trạng phát sinh chất thải y tế..........................................................................................9
1.2.2. Thành phần và phân loại chất thải y tế..................................................................................12
1.2.3. Quản lý chất thải y tế tại Việt Nam........................................................................................13
1.2.4. Các biện pháp xử lý chất thải rắn y tế và nước thải bệnh viện hiện nay................................18
1.3. Ảnh hưởng của chất thải y tế tới môi trường và con người......................................................21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................25
2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................................25
2.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................................25
2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................................................25
2.3.1. Giới thiệu về bệnh viện Đa khoa Đông Anh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.................25
2.3.2. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế và nước thải tại Bệnh viện........................................25
2.3.3. Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế và nước thải tại Bệnh viện............................25
2.3.4. Đánh giá nhận thức và mức độ quan tâm của cán bộ nhân viên trong bệnh viện, bệnh nhân
và người nhà bệnh nhân về công tác quản lý chất thải rắn y tế và nước thải bệnh viện.................25

i



2.3.5. Đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn y tế và nước thải bệnh viện để nâng cao hiệu quả
công tác quản lý...............................................................................................................................25
2.4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................25
2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp..............................................................................25
2.4.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp................................................................................26
2.4.3. Phương pháp tổng hợp phân tích và xử lý số liệu..................................................................26
Chương 3: KẾT QUẢ KHÓA LUẬN.....................................................................................................27
3.1 Giới thiệu về bệnh viện Đa khoa Đông Anh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.....................27
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.............................................................................................27
3.1.2 Quy mô, cơ cấu tổ chức, tình hình khám chữa bệnh của bệnh viện.......................................29
3.2 Hiện trạng phát sinh chất thải tại bệnh viện..............................................................................31
3.2.1 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế tại bệnh viện..............................................................31
3.2.2 Hiện trạng phát sinh nước thải tại bệnh viện.........................................................................36
3.3. Thực trạng công tác quản lý chất thải tại bệnh viện.................................................................37
3.3.1 Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện..................................................37
3.3.2 Thực trạng công tác quản lý nước thải tại bệnh viện..............................................................44
3.4. Đánh giá của cán bộ nhân viên môi trường, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về công tác
quản lý chất chất thải rắn y tế và nước thải bệnh viện....................................................................50
3.4.1 Đánh giá của cán bộ nhân viên môi trường............................................................................50
3.4.2 Đánh giá của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.................................................................51
3.5. Đánh giá công tác quản lý chất thải y tế của bệnh viện dựa trên Quy chế quản lý chất thải y tế
........................................................................................................................................................52
3.5.1. Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế của bệnh viện...................................................52
3.5.2. Đánh giá công tác quản lý nước thải tại bệnh viện Đa khoa Đông Anh..................................60
3.6. Đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn y tế và nước thải để nâng cao hiệu quả công tác quản
lý......................................................................................................................................................61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................................................63
1.Kết luận........................................................................................................................................63
2.Kiến nghị.......................................................................................................................................65

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................66
PHỤ LỤC..........................................................................................................................................68

ii


iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Lượng chất thải thay đổi theo mức thu nhập của từng nước............................................3
Bảng 1.2: Chất thải y tế theo giường bệnh trên Thế giới...................................................................4
Bảng 1.3: Nguồn phát sinh các loại chất thải rắn đặc thù từ hoạt động y tế...................................10
Bảng 1.4: Lượng chất thải phát sinh tại các khoa trong bệnh viện..................................................11
Bảng 1.5: Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện ở Việt Nam............................................................20
Bảng 3.1: Tình hình công tác khám chữa bệnh năm 2015 và so sánh với năm 2014.......................30
Bảng 3.2: Thành phần các loại chất thải rắn y tế của bệnh viện trong năm 2015............................32
Bảng 3.3: Khối lượng các loại chất thải rắn y tế phát sinh theo các tháng năm 2015......................35
Bảng 3.4: Thống kê lượng nước ước tính sử dụng hàng ngày của bệnh viện..................................45
Bảng 3.5: Chất lượng nước thải đầu vào.........................................................................................48
(Quan trắc vào tháng 6 năm 2014)..................................................................................................48
Bảng 3.6: Chất lượng nước thải đầu ra............................................................................................49
(Quan trắc vào tháng 6 năm 2014)..................................................................................................49
Bảng 3.7: Đánh giá công tác thu gom, phân loại chất thải rắn y tế..................................................53
Bảng 3.8: Đánh giá công tác vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn của bệnh viện................................56
Bảng 3.9: Kết quả khảo sát các biện pháp xử lý và tiêu hủy CTRYT tại bệnh viện............................59

iv



DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải của bệnh viện đa khoa Đông Anh...............................31
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ phân loại chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa Đông Anh...............................38
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ thu gom và tập trung chất thải rắn trong bệnh viện.............................................41
Sơ đồ 3.4: Sơ đồ hệ thống quản lý CTR y tế của bệnh viện.............................................................43
Sơ đồ 3.5: Sơ đồ thu gom nước thải và nước mưa tại bệnh viện....................................................47

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ khối lượng chất thải rắn y tế của bệnh viện theo các tháng của năm 2015....35

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BV

Bệnh viện

BV TW

Bệnh viện Trung ương

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

BTY

Bộ Y tế


BOD5

Nhu cầu oxy sinh học

BN

Bệnh nhân

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

CTRYT

Chất thải rắn y tế

CTRYTNH

Chất thải rắn y tế nguy hại

COD

Nhu cầu oxy hóa học

QCVN


Quy chuẩn Việt Nam

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, sự phát triển hơn nữa các loại hình công nghiệp, dịch vụ, gia
tăng nhu cầu tiêu dùng, hưởng thụ vật chất...đã làm gia tăng lượng chất thải
nguy hại được thải ra môi trường, đặc biệt là chất thải y tế. Nhằm đáp ứng kịp
thời nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của nhân dân, hệ thống
cơ sở y tế không ngừng được tăng cường, mở rộng và hoàn thiện. Tuy nhiên
trong quá trình hoạt động, hệ thống y tế đặc biệt là các bệnh viện đã thải ra
môi trường một lượng lớn các chất thải bỏ, bao gồm các chất thải bỏ nguy
hại.
Theo thống kê của Cục khám chữa bệnh (Bộ Y tế) về báo cáo công tác
khám chữa bệnh năm 2014 thì tổng số bệnh viện hiện nay là 1358 bệnh viện,
trong đó bệnh viện tuyến huyện là 629 bệnh viện. Theo thống kê của Tổng
Cục Môi trường Việt Nam năm 2014, ước tính đến năm 2020 là 800 tấn/ngày,
cùng với đó là lượng nước thải khổng lồ với mức độ 30000 m 3 – 100000 m3 ở
tuyến trung ương, địa phương. Chất thải y tế gia tăng nếu không được thu

gom, quản lý, xử lý tốt sẽ trở thành gánh nặng đối với sức khỏe con người và
môi trường.
Tuy nhiên công tác quản lý và xử lý chất thải rắn y tế và nước thải của
bệnh viện hiện nay còn kém hiệu quả. Hầu hết các bệnh viện chưa có biện
pháp quản lý chất thải y tế hữu hiệu và an toàn. Thực tế, gần như 100% bệnh
viện thực hiện phân loại chất thải từ nguồn, nhưng khó có thể đảm bảo thực
hiện tốt hoàn toàn do điều kiện nhân lực của từng bệnh viện rất khác nhau.
Bệnh viện Đa khoa Đông Anh thuộc Thị trấn Đông Anh, huyện Đông
Anh, thành phố Hà Nội, là bệnh viện hạng II trực thuộc Sở Y tế Hà Nội. Bệnh
viện được thành lập vào ngày 15-10-1964 và hiện đang tiến hành xây dựng
khối nhà khám, điều trị Nội – Ngoại trú. Trong tương lai tới bệnh viện Đa

1


khoa Đông Anh sẽ có 500 giường bệnh và có khả năng tiếp nhận gần 1000
bệnh nhân đến khám và điều trị mỗi ngày. Cũng chính vì vậy vấn đề về quản
lý chất thải bệnh viện cần được quan tâm nhiều hơn. Xuất phát từ thực trạng
trên em xin tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng quản lý chất
thải tại bệnh viện Đa khoa Đông Anh, thành phố Hà Nội”.
2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải tại bệnh viện Đa khoa Đông
Anh, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất biện pháp quản lý chất thải có tính khả thi phù hợp với điều
kiện của bệnh viện.

2


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Thực trạng quản lý chất thải y tế trên Thế giới
1.1.1. Thực trạng phát sinh chất thải y tế
1.1.1.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn y tế trên Thế giới
Khối lượng chất thải y tế phát sinh thay đổi theo khu vực địa lý, theo
mùa và phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như cơ cấu bệnh tật, dịch bệnh,
loại, quy mô bệnh viện, phương pháp và thói quen của nhân viên y tế trong
việc khám, chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhân, việc thải rác của bệnh nhân ở
các khoa phòng.
Khối lượng chất thải rắn y tế được ước lượng trên cơ sở số giường bệnh
và hệ số phát thải phụ thuộc vào sự thay đổi theo mức thu nhập của từng
nước:
Bảng 1.1: Lượng chất thải thay đổi theo mức thu nhập của từng nước
Đơn vị: kg/giường bệnh/ngày đêm
Các nước

Chất thải bệnh viện

Chất thải y tế

nói chung
nguy hại
Nước thu nhập cao
1,2 - 12
0,4 – 5,5
Nước thu nhập trung bình
0,8 – 6
0,3 – 0,6
Nước thu nhập thấp
0,5 - 6
0,3 – 0,4

(Nguồn: Môi trường bệnh viện dưới góc độ quản lý an toàn chất thải, 2004)
Qua bảng trên ta thấy các nước có thu nhập càng cao thì yêu cầu chất
lượng dịch vụ y tế cũng như chăm sóc sức khỏe bệnh nhân càng cao, vì vậy
lượng chất thải y tế trung bình trên giường bệnh của các nước này cũng cao
hơn các nước có thu nhập trung bình và thu nhập thấp. Mặt khác, khi có vấn
đề về sức khỏe người dân lập tức đến các cơ sở y tế để kiểm tra chăm sóc sức
khỏe toàn diện, nhưng ở các nước có mức thu nhập trung bình và thu nhập
thấp thì tỷ lệ bệnh nhân điều trị ngoại trú là khá cao, do cơ sở vật chất của các
bệnh viện của những nước này chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.

3


Một số nước trên Thế giới có hệ thống y tế giống Việt Nam: có bệnh
viện tuyến Trung ương, tuyến tỉnh và tuyến huyện thì có hệ số phát thải chất
thải rắn y tế dao động khá lớn về tổng lượng chất thải cũng như tỷ lệ chất thải
nguy hại, cụ thể:
Bảng 1.2: Chất thải y tế theo giường bệnh trên Thế giới
Tuyến bệnh viện

Tổng lượng CTYT

CTYT nguy hại

(kg/GB/ngày)
(kg/GB/ngày)
Bệnh viện trung ương
4,1 – 8,7
0,4 – 1,6
Bệnh viện tỉnh

2,1 – 4,2
0,2 – 1,1
Bệnh viện huyện
0,5 – 1,8
0,1 – 0,4
Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (2007)
1.1.1.2. Tình hình phát sinh nước thải y tế trên Thế giới
Nước thải bệnh viện là nguồn nước phát thải trong các hoạt động
chuyên môn, sinh hoạt và các hoạt động khác trong bệnh viện. Nguồn gốc
phát sinh nước thải bệnh viện gần như nước thải sinh hoạt. Nhưng về khía
cạnh dịch tễ, nước thải bệnh viện chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh có nguồn
gốc từ người bệnh và các chất độc hại khác hình thành trong quá trình điều trị.
Nước thải bệnh viện gây ô nhiễm không khí do quá trình phát tán, các
chất độc hại bay vào không khí có mùi hôi thối từ các bể chứa nước thải, từ
đường ống dẫn nước thải, từ các nơi phát sinh đến nơi tập trung.
Nhu cầu cấp nước cho bệnh viện hiện nay thường từ 150 - 250
lít/giường bệnh/ngày đối với những bệnh viện quy mô giường bệnh ít, và
khoảng 700-800 lít/giường bệnh/ngày đối với những bệnh viện có quy mô
giường bệnh lớn (>300 giường) (Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường,
2012).
1.1.2. Phân loại chất thải y tế
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới ở các nước đang phát triển
có thể phân loại CTYT thành các loại sau: Chất thải không độc hại (chất thải

4


sinh hoạt gồm chất thải không bị nhiễm các yếu tố nguy hại); Chất thải sắc
nhọn (truyền nhiễm hay không truyền nhiễm); Chất thải nhiễm khuẩn (khác
với các vật sắc nhọn nhiễm khuẩn); Chất thải hóa học và dược phẩm (không

kể các loại thuốc độc đối với tế bào); Chất thải nguy hiểm khác (chất thải
phóng xạ, các thuốc độc tế bào, các bình chứa khí có áp suất cao) (Bộ Y tế,
2006).
Dù có đôi chút sai khác để phù hợp với điều kiện từng quốc gia, nhưng
nhìn chung cách phân loại chất thải ở bệnh viện là tương đối nhất quán theo
quy định của WHO:
Ở Mỹ, chất thải ở bệnh viện được phân loại thành 8 loại sau (Theo
Turnberg, W.L, 1996):
- Chất thải cách ly: hay còn gọi là chất thải truyền nhiễm mạnh bao
gồm chất thải bản chất sinh học, các phế liệu bị nhiễm máu, các chất bài tiết,
dịch rỉ, các chất thải bệnh viện bị cách ly;
- Chất thải động vật, xác động vật, các phần cơ thể của động vật kiểm
nghiệm;
- Các vật sắc nhọn thải bỏ: kim tiêm, lưỡi dao, dụng cụ mổ, dụng cụ
chăm sóc bệnh nhân điều trị và nghiên cứu khoa học, đồ thủy tinh vỡ có tiếp
xúc với các tác nhân gây nhiễm trùng;
- Chất thải có chứa máu: máu lỏng, các đồ thấm máu, các dụng cụ chứa
máu;
- Các vật sắc nhọn không sử dụng: kim tiêm, bơm tiêm, lưỡi dao bị thải
bỏ;
- Những nuôi cấy và dự trữ các tác nhân truyền nhiễm và chế phẩm
sinh học liên quan;
- Các chất thải gây độc tế bào
- Chất thải phóng xạ;
1.1.3. Quản lý chất thải y tế

5


1.1.3.1. Tình hình công tác quản lý chất thải rắn y tế trên Thế giới

a) Tình hình công tác phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn y tế trên
Thế giới
Tại các nước phát triển, có 2 mô hình thu gom và vận chuyển chất thải
y tế (WHO, 2011):
+ Hệ thống hút chân không tự động;
+ Thu gom và vận chuyển bằng các thiết bị chuyên dụng với các
phương tiện và dụng cụ thích hợp;
Theo quy định của Tổ chức y tế Thế giới WHO thì việc thu gom chất
thải Y tế theo từng loại riêng biệt vào các túi nilon có màu sắc khác nhau
được quy định cụ thể ở từng quốc gia. (WHO, 2011)
Ví dụ ở Malaysia, túi màu vàng đựng chất thải y tế phải đốt. Ngoài các
túi có vạch định mức 2/3 và dòng chữ “không đụng tay qua vạch này”. Dung
tích tối thiểu là 0,1 m 3. Túi màu đen đựng chất thải sinh hoạt và túi màu xanh
đựng chất thải cần khử khuẩn trước khi tiêu hủy. Thùng giấy/nhựa vàng có kí
hiệu nguy hại đựng vật sắc nhọn, có khả năng chịu va đập, có vạch định mức
2/3, thùng có bọc dạng chất polime để tránh sự đâm thủng.
Theo quy định của Tổ chức y tế thế giới, việc vận chuyển chất thải rắn
y tế phải tuân thủ theo những nguyên tắc nghiêm ngặt.
Tại Malaysia, các túi chất thải phải buộc kín và dán nhãn có tên, nơi
phát sinh trước khi đưa ra khỏi phòng. Chất thải là bệnh phẩm nếu chưa xử lý
ngay phải được bảo quản trong phòng lạnh. Đường vận chuyển các chất thải
tránh đi qua khu vực đông người. Khi chất thải bị đổ nhân viên cần cọ rửa nền
xe ngay. Xe dùng vận chuyển phải là xe chuyên dụng, dễ cho chất thải vào, dễ
làm vệ sinh...Nhân viên được trang bị đồ bảo hộ đầy đủ, được học nội quy
phòng cháy chữa cháy, quy định thu gom rác. Không để chung chất thải lây
nhiễm với chất thải sinh hoạt. Phải có hóa đơn ghi chép về lượng, ngày
chuyên chở chất thải, ghi chép được lưu trữ trong vòng một năm.

6



b) Tình hình xử lý chất thải rắn y tế trên Thế giới
Ngày nay trên Thế giới, thiêu đốt và khử khuẩn là hai phương pháp
được áp dụng phổ biến nhất. Tùy thuộc vào các điều kiện cụ thể (kinh phí,
công nghệ, quỹ đất, quan điểm và các quy định về môi trường), mỗi quốc gia
có thể lựa chọn cho mình biện pháp xử lý phù hợp riêng. (WHO, 2006)
- Ở Malaysia, phương pháp thiêu đốt trong các nhà máy xử lý chất thải
tập trung được lựa chọn và là mô hình chủ yếu. Tất cả các chất thải y tế nguy
hại được thu gom và xử lý ở 3 nhà máy thiêu đốt rác tập trung (L.F.Diaz and
G.M.Savege, 2003).
- Ở Pháp, sau khi ban hành hướng dẫn về phát thải không khí của cộng
đồng chung Châu Âu (1992), một số lò đốt chất thải y tế của bệnh viện đã bị
đóng cửa (WHO, 1998). Ngày nay, CTRYTNH tại Pháp được xử lý theo 3
mô hình: phối hợp giữa thiêu đốt tại chỗ và thiêu đốt bên ngoài bệnh viện, đốt
chung với chất thải sinh hoạt và khử khuẩn. Mỗi mô hình được áp dụng phù
hợp với điều kiện của từng địa phương (WHO, 2005).
- Tại Hồng Kông, chất thải lây nhiễm được xử lý bằng phương pháp
thiêu đốt, chất thải còn lại không lây nhiễm được chôn lấp. Chỉ có 4 bệnh viện
công có cơ sở thiêu đốt chất thải lây nhiễm.
1.1.3.2. Tình hình công tác quản lý nước thải y tế trên Thế giới
Tổ chức y tế Thế giới (WHO) đã hướng dẫn cho nhiều bệnh viện trên
Thế giới xử lý nước thải bệnh viện với hiệu suất cao hơn khả năng xử lý của
các nhà máy xử lý nước thải của thành phố. WHO đã kêu gọi các bệnh viện
thiết lập một cơ sở xử lý nước thải riêng biệt từ khâu phát sinh, xử lý và giám
sát toàn bộ hệ thống. Nước thải bệnh viện sau khi phát sinh được thu gom xử
lý về mặt hóa chất và các yêu cầu an toàn sinh học.
Tại Đức, công nghệ xử lý nước thải được xem là hiệu quả nhất là xử lý
nước thải bệnh viện bằng công nghệ MBR (phản ứng màng sinh học). Công
nghệ MBR có thể xử lý 95% các thành phần ô nhiễm trong nước thải.


7


Tại Trung Quốc, theo cuộc điều tra của cơ quan quản lý môi trường
Trung Quốc năm 2010, Trung Quốc có hơn 8515 cơ sở y tế gây ô nhiễm môi
trường do nước thải bệnh viện. Lượng nước thải ra ước tính khoảng 823400
m3/ngày.
Ở Nhật Bản, các bệnh viện, phòng khám đều có hệ thống xử lý nước
thải. Có 2 phương án thiết kế sử dụng bể Aerotank và ASBC (dạng aerotank
cải tiến). Nhưng hiện Nhật Bản đang áp dụng phương án sử dụng bùn hoạt
tính và màng lọc MBR.
Việc xử lý riêng nước thải tại các bệnh viện được WHO đưa ra các yêu
cầu cụ thể, với quy trình bao gồm: xử lý chính, xử lý sinh học, khử trùng và
xử lý công nghệ cao. Bùn thải sau khi xử lý chứa nhiều vi khuẩn và trứng ký
sinh trùng nên được xử lý kị khí hay sấy khô rồi đốt với chất thải rắn y tế.
Tại Sri Lanka, mỗi bệnh viện có lượng nước thải y tế trong ngày
khoảng 175000-250000 lít/ngày. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng độc
trong nước gây ra các bệnh như ung thư, nội tiết. Nước thải bệnh viện chứa
một lượng đáng kể về dược phẩm độc hại, khoảng 1 mg/l của kháng sinh và
0,01 - 0,1 mg/l của các loại thuốc gây độc tế bào.
Đối với nước thải ở Chile và Peru đã có nghi ngờ về việc thải nước thải
bệnh viện ra cống một cách tùy tiện đã làm lan truyền dịch tả (Hoàng Thị
Liên, 2009).
1.2. Thực trạng quản lý chất thải y tế tại Việt Nam
Theo Quy chế quản lý chất thải y tế của Bộ Y tế ban hành tại Quyết
định số 43/QĐ - BYT ngày 30/11/2007, quy định:
Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở
y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường.
Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức
khoẻ con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ


8


cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải
này không được tiêu hủy.
Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban
đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu
hủy chất thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
1.2.1. Thực trạng phát sinh chất thải y tế
1.2.1.1. Thực trạng phát sinh chất thải rắn y tế tại Việt Nam
Theo nghiên cứu điều tra mới nhất của Cục khám chữa bệnh - Bộ Y tế
và Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn - Bộ Xây dựng, năm
2009-2010, tổng lượng chất thải rắn y tế trong toàn quốc khoảng 100 - 140
tấn/ngày, trong đó có 16 - 30 tấn/ngày là chất thải rắn y tế nguy hại. Lượng
chất thải rắn trung bình là 0,86 kg/giường/ngày, trong đó chất thải rắn y tế
nguy hại tính trung bình là 0,14 - 0,2 kg/giường/ngày. (Nguồn: Báo cáo môi
trường Quốc gia 2011).
Chất thải rắn y tế phát sinh ngày càng gia tăng ở hầu hết các địa
phương xuất phát từ một số nguyên nhân như: gia tăng số lượng cơ sở y tế và
tăng số giường bệnh; tăng cường sử dụng các sản phẩm dùng một lần trong y
tế; dân số gia tăng, người dân ngày càng được tiếp cận nhiều hơn với dịch vụ
y tế.

9


Bảng 1.3: Nguồn phát sinh các loại chất thải rắn đặc thù từ hoạt động y tế
Loại CTR
Chất thải sinh hoạt


Nguồn tạo thành
Các chất thải ra từ nhà bếp, các khu nhà hành

Chất thải chứa các vi

chính, các loại bao gói…
Các chất thải từ phẫu thuật, các cơ quan nội tạng

trùng gây bệnh

của người sau khi mổ xẻ và của các động vật sau
quá trình xét nghiệm, các bông gạc lẫn máu mủ của

Chất thải bị nhiễm bẩn

bệnh nhân…
Các thành phần thải ra sau khi dùng cho bệnh

Chất thải đặc biệt

nhân, các chất thải từ quá trình lau dọn sàn nhà…
Các loại chất thải độc hại hơn các loại trên, các
chất phóng xạ, hóa chất dược… từ các khoa khám,

chữa bệnh, hoạt động thực nghiệm, khoa dược…
(Nguồn: Báo cáo môi trường Quốc gia 2011)
Lượng CTNH y tế phát sinh khác nhau giữa các loại cơ sở y tế khác
nhau. Các nghiên cứu cho thấy các bệnh viện tuyến trung ương và tại các
thành phố lớn có tỷ lệ phát sinh CTNH y tế cao nhất. Tính trong 36 bệnh viện

thuộc Bộ Y tế, tổng lượng CTNH y tế cần được xử lý trong một ngày là 5.122
kg, chiếm 16,2% tổng lượng chất thải rắn y tế. Trong đó, lượng CTNH y tế
tính trung bình theo giường bệnh là 0,25 kg/giường/ngày. Chỉ có 4 bệnh viện
có chất thải phóng xạ là bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Đa khoa trung ương
Huế, bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên và bệnh viện K. Các
phương pháp xử lý đặc biệt đối với CTNH y tế đắt hơn rất nhiều so với chất
thải rắn sinh hoạt, do vậy đòi hỏi việc phân loại chất thải phải đạt hiệu quả và
chính xác. (Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2011).
Lượng chất thải rắn y tế phát sinh trong ngày khác nhau giữa các bệnh
viện tùy thuộc số giường bệnh, bệnh viện chuyên khoa hay đa khoa, các thủ
thuật chuyên môn được thực hiện tại bệnh viện, số lượng vật tư tiêu hao được
sử dụng.

10


Bảng 1.4: Lượng chất thải phát sinh tại các khoa trong bệnh viện
Khoa

Tổng lượng chất thải phát

Tổng lượng CTYT nguy hại

sinh (kg/giường/ngày)
BV
BV
BV Trung

(kg/giường/ngày)
BV

BV
BV
Trung

Bệnh viện
Khoa hồi

TW
0,97
1,08

Tỉnh Huyện
0,88
0,73
1,27
1,00

TW
0,16
0,30

Tỉnh
0,14
0,31

Huyện
0,11
0,18

sức cấp cứu

Khoa nội
Khoa nhi
Khoa ngoại
Khoa sản
Khoa

0,64
0,50
1,01
0,82
0,66

0,47
0,41
0,87
0,95
0,68

0,45
0,45
0,73
0,74
0,34

0,04
0,04
0,26
0,21
0,12


0,03
0,05
0,21
0,22
0,10

0,02
0,02
0,17
0,17
0,08

mắt/TMH
Khoa cận

0,11

0,10

0,08

0,03

0,03

0,03

bình
0,86


bình
0,14

lâm sàng
Trung bình 0,72 0,70
0,56
0,14 0,13
0,09
(Nguồn: Quy hoạch quản lý chất thải y tế, Bộ Y tế, 2009)
1.2.1.2. Thực trạng phát sinh nước thải y tế tại Việt Nam
Theo báo cáo của Cục Quản lý môi trường Y tế - Bộ Y tế, tính đến
tháng 6 năm 2011, lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình hiện có 758 cơ sở y
tế tuyến Trung ương, tỉnh và huyện. Lượng nước thải y tế phát sinh trung bình
tại các cơ sở y tế tuyến trung ương là 5500 m 3/ngày đêm, tuyến tỉnh là 17.000
m3/ngày đêm, và tuyến huyện là 13.000 m3/ngày đêm.
Nhiều tài tài liệu nghiên cứu thống kê về nước thải bệnh viện tại các
nước đang phát triển có điều kiện gần giống Việt Nam cho thấy lưu lượng
nước thải của bệnh viện đa khoa N giường ước tính khoảng (400 - 690)*N
lít/ngày đêm. Như vậy đối với các bệnh viện trung tâm y tế của Việt Nam có
quy mô phổ biến là 200-500 giường thì lưu lượng nước thải phát sinh hàng
ngày khoảng 100-400 m3/ngày đêm.

11


Số liệu khảo sát thực tế, phân tích chất lượng nước tại nhiều bệnh viện
Đa khoa trên phạm vi cả nước cho thấy tác nhân gây ô nhiễm chính của nước
thải bệnh viện là các chất hữu cơ (BOD5 = 120-250 mg/l), các chất lơ lửng
(TSS = 150-200 mg/l) và các vi trùng gây bệnh (Coliform = 10 5-108
MNP/100ml). Hàm lượng các chất ô nhiễm này trong nước thải bệnh viện có

thể dao động vượt quá các giá trị trên đối với một số bệnh viện lớn tập trung
đông bệnh nhân với tỷ lệ sử dụng giường bệnh cao, các công trình vệ sinh và
bể phốt của bệnh viện thường xuyên trong tình trạng quá tải. (Lưu Xuân An,
2012)
1.2.2. Thành phần và phân loại chất thải y tế
Căn cứ vào các đặc điểm lý học, hóa học, sinh học và tính chất nguy
hại, chất thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5 nhóm (Quyết định số
43/2007/QĐ - BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 về việc ban hành Quy chế
quản lý chất thải y tế):
*Chất thải lây nhiễm:
- Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc
chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của
dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và
các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các loại hoạt động y tế.
- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm
máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh
cách ly.
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh
trong các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh
phẩm.
- Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ
thể người, rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm.
*Chất thải hóa học nguy hại:

12


- Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng.
- Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế
- Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ

dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng
hóa trị liệu.
- Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy
ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì
(từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu trong chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các
khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị).
*Chất thải phóng xạ: Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng, và khí phát
sinh từ các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất.
*Bình chứa áp suất: Bao gồm bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí
dung. Các bình này dễ gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt
*Chất thải thông thường: là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm,
hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:
- Chất thải sinh hoạt: phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh
cách ly).
- Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ
thủy tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gẫy xương
kín. Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học
nguy hại.
- Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu
đóng gói, thùng cattong, túi nilon, túi đựng phim.
- Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.
1.2.3. Quản lý chất thải y tế tại Việt Nam
1.2.3.1. Quản lý chất thải rắn y tế
a) Tình hình công tác phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải rắn y tế tại
Việt Nam

13


Công tác thu gom, lưu trữ chất thải rắn y tế nói chung đã được quan

tâm bởi các cấp trung ương đến địa phương, thể hiện ở các bệnh viện khá cao.
Chất thải y tế phát sinh từ các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sự quản lý
của Bộ Y tế, phần lớn được thu gom và vận chuyển đến các khu vực lưu giữ
sau đó được xử lý tại các lò thiêu đốt nằm ngay trong cơ sở hoặc kí hợp đồng
vận chuyển và xử lý đối với các cơ sở xử lý chất thải đã được cấp phép tại địa
bàn cơ sở khám chữa bệnh đó. Đối với các cơ sở khám chữa bệnh ở địa
phương do các Sở Y tế quản lý, công tác thu gom, lưu giữ và vận chuyển chất
thải rắn chưa được chú trọng, đặc biệt là công tác phân loại và lưu giữ chất
thải tại nguồn. Trong vận chuyển chất thải rắn y tế, chỉ có 53% số bệnh viện
sử dụng xe có nắp đậy để vận chuyển chất thải y tế nguy hại, 53,4% bệnh viện
có mái che để lưu giữ chất thải rắn...đây là những yếu tố để đảm bảo an toàn
cho người bệnh và môi trường (Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2011).
Có 95,6% bệnh viện đã thực hiện phân loại chất thải trong đó 91,1% đã
sử dụng dụng cụ tách riêng vật sắc nhọn. Theo báo cáo kiểm tra của các tỉnh
và nhận xét của đoàn kiểm tra liên bộ, còn có hiện tượng phân loại nhầm chất
thải, một số loại chất thải thông thường được đưa vào chất thải y tế nguy hại
gây tốn kém trong việc xử lý. Có 63,6% sử dụng túi nhựa làm bằng nhực PE,
PP. Chỉ có 29,3% sử dụng túi có thành dày theo đúng quy chế. Chất thải y tế
đã được chứa trong các thùng đựng chất thải. Tuy nhiên, các bệnh viện có các
mức độ đáp ứng yêu cầu khác nhau, chỉ có một số ít bệnh viện có thùng đựng
chất thải theo đúng Quy chế (bệnh viện Trung ương, bệnh viện tỉnh). Hầu hết
ở các bệnh viện (90,9%) chất thải rắn được thu gom hàng ngày, một số bệnh
viện có diện tích chật hẹp nên gặp khó khăn cho việc thiết kế lối đi riêng để
vận chuyển chất thải. Chỉ có 53% số bệnh viện chất thải được vận chuyển
trong xe có nắp đậy. Có 53,4% bệnh viện có nơi lưu giữ chất thải có mái che,
trong đó có 45,3% đạt yêu cầu theo quy chế quản lý chất thải y tế (Báo cáo
môi trường quốc gia năm 2011).

14



Phương tiện thu gom chất thải còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa
đạt tiêu chuẩn. Nguyên nhân do có rất ít nhà sản xuất quan tâm đến mặt hàng
này, do vậy mua sắm phương tiện thu gom chất thải rắn đúng quy chuẩn của
các bệnh viện gặp khó khăn. Theo báo cáo của JICA (2011), các cơ sở y tế
của 5 thành phố điển hình là Hải Phòng, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và thành phố
Hồ Chí Minh, hầu hết các bệnh viện sử dụng thùng nhựa có bánh xe, xe tay,
các dụng cụ vận chuyển bằng tay khác. Một số khu vực lưu giữ chất thải rắn
trước khi xử lý tại chỗ hoặc tại các khu vực xử lý bên ngoài được trang bị
điều hòa và hệ thống thông gió theo Quy định. Nhìn chung các phương tiện
vận chuyển chất thải y tế còn thiếu, đặc biệt là các xe chuyên dụng. Hoạt động
vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ bệnh viện, cơ sở y tế đến nơi xử lý, chôn
lấp hầu hết do công ty môi trường đô thị đảm nhiệm, không có các trang bị
đảm bảo cho quá trình vận chuyển được an toàn (Báo cáo môi trường Quốc
gia năm 2011).
b) Thực trạng công tác xử lý chất thải rắn tại Việt Nam
Đây là vấn đề còn gặp nhiều khó khăn, bất cập cả về quản lý và hành
chính. Các cơ sở xử lý chất thải hiện có (khoảng gần 500 lò đốt và một số
thiết bị xử lý khác) đã xử lý cho khoảng hơn 70% lượng chất thải rắn y tế
nguy hại. Với công suất hiện có, nếu xử lý tốt và có kế hoạch xử lý tập trung
và theo cụm bệnh viện, số cơ sở trên có thể xử lý được số lượng nhiều hơn
hiện tại. Để giải quyết được vấn đề này, các tỉnh cần xây dựng kế hoạch tổng
thể và có phương án, cơ chế cụ thể. (Bộ Y tế, 2014)
Trong số các bệnh viện ở nước ta hiện nay có tới 815 bệnh viện không
có hệ thống xử lý chất thải hoặc có nhưng không hoạt động, hoặc hoạt động
không thường xuyên, hoạt động quá tải. Trong hầu hết các bệnh viện, rác thải
đến nay vẫn chưa được xử lý, kể cả các vật phẩm, bệnh phẩm độc hại. Điều
này thực sự nguy hiểm cho sức khoẻ cộng đồng. Chất thải các bệnh viện chứa
rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm như virus HIV, viêm gan A, B, C; vi khuẩn


15


thương hàn, lỵ...Những mầm bệnh này có thể nhiễm vào đất, nước, không khí
và là nguyên nhân của nhiều dịch bệnh (Vũ Thị Hoa, 2014).
Chất thải rắn y tế không nguy hại ở hầu hết các tỉnh, thành phố đều do
công ty môi trường đô thị thu gom, vận chuyển và được xử lý tại các khu xử
lý chất thải rắn tập trung của địa phương. Năm 2010, đã phát hiện nhiều hiện
tượng đưa chất thải rắn y tế ra ngoài bán, tái chế trái phép thành các vật dụng
thường ngày. Việc tái sử dụng các găng tay cao su, các vật liệu nhựa đã và
đang tạo ra nhiều rủi ro cho những người trực tiếp tham gia như các nhân viên
thu gom, những người thu mua và những người tái chế phế liệu. (Báo cáo môi
trường Quốc gia năm 2011)
1.2.3.2. Quản lý nước thải bệnh viện
a) Cơ sở pháp lý
Một số văn bản chính đã được Chính phủ và Bộ Y tế ban hành liên
quan đến quản lý chất thải y tế:
+ Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt
Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020, trong đó có chương trình xử lý chất thải bệnh viện với mục tiêu đến
năm 2010 xử lý 100% chất thải bệnh.
+ Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23-06-2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày
01-01-2015. Trong đó, Điều 72 quy định bệnh viện và các cơ sở y tế phải thực
hiện yêu cầu bảo vệ môi trường.
+ Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26-12-2006 về “Hướng dẫn
điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề”, mã
số quản lý chất thải nguy hại của Bộ Tài nguyên Môi trường
+ Quy chế quản lý chất thải y tế ban hành kèm theo Quyết định số
43/2007/QĐ-BYT ngày 30-11-2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế.


16


+ Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14-10-2008 về “Hướng dẫn tổ
chức thực hiện công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám chữa
bệnh” của Bộ Y tế
Các tiêu chuẩn Việt Nam liên quan tới quản lý chất thải y tế
+ TCVN 7382-2004: Chất lượng nước - Nước thải bệnh viện - Tiêu
chuẩn thải
+ QCVN 02:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò
đốt chất thải rắn y tế
+ QCVN 28:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
y tế
b) Tình hình xử lý nước thải y tế ở Việt Nam
Theo kết quả điều tra tại 6 bệnh viện đa khoa tỉnh (2003): cả 6 bệnh
viện đều có hệ thống cống thoát nước thải nhưng chất lượng cống khác nhau,
có bệnh viện hệ thống cống nổi nhưng không có nắp đậy, nước thải bệnh viện
không được xử lý (bệnh viện Yên Bái), hoặc xử lý một phần (bệnh viện
Quảng Nam, Cần Thơ), hoặc đã xử lý toàn bộ (bệnh viện Phú Thọ, Quảng
Ngãi, Đồng Tháp) nhưng tất cả đều đổ nước thải ra cống thoát nước chung
(Đinh Hữu Dung, Nguyễn Thị Thu, Đào Ngọc Phong, Vũ Thị Vựng và cộng
sự, 2003).
Theo báo cáo của Bộ Y tế (2009), năm 2006, tỷ lệ bệnh viện có hệ
thống xử lý nước thải tuyến Trung ương là 71%, tuyến tỉnh là 46%, tuyến
huyện là 30% và bệnh viện tư nhân là 85%. Tính chung tỷ lệ bệnh viện có hệ
thống xử lý nước thải là 37% và chỉ có khoảng 30% trong số này đạt tiêu
chuẩn cho phép (Bộ Y tế, 2009).
Số bệnh viện có hệ thống xử lý chất thải lỏng được đầu tư trong vài
năm qua đã tăng lên đáng kể. Bộ Y tế đang chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc

triển khai thực hiện Quy chế quản lý chất thải y tế, huy động nguồn vốn đầu

17


tư cho xử lý chất thải y tế và cơ chế tài chính cho quản lý và xử lý y tế (Bộ Y
tế, 2014).
Tại thành phố Hà Nội, hệ thống các bệnh viện đã được xây dựng hệ
thống xử lý nước thải tại các bệnh viện lớn nhưng do không có kinh phí vận
hành, kinh phí tu sửa, lượng quá tải cao dẫn đến công tác xử lý không đảm
bảo yêu cầu, vẫn còn tình trạng nước thải xả thẳng trực tiếp ra hệ thống xả
nước chung (Dương Trung Kiên, 2014).
Nước thải bệnh viện chứa những chất thải nguy hại bao gồm chất thải
nhiễm khuẩn từ các bệnh nhân, các sản phẩm của máu, các mẫu chẩn đoán bị
hủy, hóa chất phát sinh trong quá trình giải phẫu, lọc máu, bảo quản các mẫu
xét nghiệm, khử khuẩn, vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên không phải
bệnh viện nào ũng xử lý theo QCVN 28:2010/BTNMT hay tiêu chuẩn TCVN
7382:2014 trước đó. Các bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải nhưng không
hoạt động cho biết, nguyên nhân là do hệ thống xử lý nước thải chức năng
kém, không sửa chữa khắc phục được, xử lý không đạt tiêu chuẩn, quá công
suất xử lý, không đủ ngân sách hoạt động, thiếu cán bộ chuyên môn có đủ
kiến thức để vận hành và khắc phục sự cố (Dương Trung Kiên, 2014)
1.2.4. Các biện pháp xử lý chất thải rắn y tế và nước thải bệnh viện hiện nay
1.2.4.1. Biện pháp xử lý chất thải rắn y tế
Hình thức xử lý chất thải rắn trong bệnh viện ở nước ta rất đa dạng, phụ
thuộc vào quy mô, điều kiện của từng bệnh viện. Thực trạng việc áp dụng các
phương pháp xử lý chất thải rắn y tế ở nước ta:
- Thiêu đốt chất thải rắn y tế:
+ Thiêu đốt chất thải y tế bằng lò đốt rác hiện đại: Theo báo cáo của Bộ
Y tế (2014), cả nước đã có gần 500 lò đốt CTYT (chiếm 73,3%). Trong số các

bệnh viện có lò đốt, ở tuyến Trung ương có 5/5 hoạt động thường xuyên và có
bảo dưỡng định kỳ theo đúng quy định; tuyến tỉnh là 79/106 lò. Thiết kế cơ

18


bản của các lò đốt hiện có đều thiếu hệ thống xử lý khí thải, gây ô nhiễm môi
trường, công suất lò đốt sử dụng chưa hợp lý.
+ Thiêu đốt CTYT bằng lò thủ công hoặc đốt ngoài trời: Nghiên cứu 6
bệnh viện tuyến tỉnh năm 2003 cho thấy chỉ có 2/6 bệnh viện xử lý rác bằng
lò đốt chuyên dụng, còn 4/6 bệnh viện chôn lấp hoặc sử dụng lò đốt thủ công
và tuyến huyện là 97/201 lò đốt. Tuy nhiên chỉ có 197 lò đốt 2 buồng, còn lại
là lò thủ công.
+ Chôn lấp chất thải rắn y tế: Theo báo cáo của Bộ y tế (2009), đến
năm 2006, cả nước vẫn còn 26,7% bệnh viện đang thực hiện chôn lấp CTYT
hoặc đốt thủ công ngoài trời, chủ yếu tập trung ở câc bệnh viện tuyến huyện
và một số bệnh viện tuyến tỉnh.
1.2.4.2. Biện pháp xử lý nước thải bệnh viện
Công nghệ bùn hoạt tính, bể lọc sinh học, tiếp xúc sinh học, màng sinh
học (MBR), bể phản ứng theo mẻ (SBR) là công nghệ phổ biến cho xử lý
nước thải bệnh viện tại Việt Nam.
Các công nghệ xử lý nước thải bệnh viện tại Việt Nam được thể hiện
trong bảng 1.5:

19


×