Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Đánh Giá Hiện Trạng Quản Lý Và Xử Lý Nguồn Nước Thải Tại Bệnh Viện Đa Khoa Hưng Hà, Tỉnh Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (985.79 KB, 67 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG
----------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NGUỒN NƯỚC THẢI TẠI BỆNH
VIỆN

ĐA KHOA HƯNG HÀ, THÀNH PHỐ HƯNG YÊN, TỈNH HƯNG YÊN

Người thực hiện

: ĐÀO THỊ HUYỀN

Lớp

: MTD

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn


: ThS. NGÔ THỊ DUNG

Địa điểm thực tập

: UBND XÃ CỰ KHÊ, THANH OAI,
HÀ NỘI

Hà Nội – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu
của riêng tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo
sát tình hình thực tiễn dưới sự hướng dẫn của Thạc Sĩ Ngô Thị Dung.
Các số liệu thu thập được là các tài liệu được sự cho phép công bố của
các đơn vị cung cấp số liệu. Những số liệu trong bảng biểu phục vụ cho việc
phân tích, nhận xét, đánh giá được thu thập từ các nguồn khác khau đều được
ghi rõ nguồn gốc, trích dẫn rõ ràng. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số nhận
xét, đánh giá cũng như số liệu của tác giả, cơ quan tổ chức khác và cũng được
thể hiện trong phần tài liệu tham khảo.
Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy định viết khóa luận, hay gian
trá, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng
Sinh viên

ii

năm 2016



LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập tại Khoa Môi trường, Học viện Nông Nghiệp Việt
Nam, được sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô tôi đã hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý nguồn nước
thải tại Bệnh viện Đa khoa Hưng Hà, Thành phố Hưng Yên, Tỉnh Hưng
Yên “.
Để có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin gửi lời tri ân
sâu sắc nhất tới cô Thạc Sĩ Ngô Thị Dung đã dành nhiều thời gian hướng dẫn
tôi tận tình về phương pháp nghiên cứu và cách thức thực hiện các nội dung
của đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu Học viện Nông
Nghiệp Việt Nam, Khoa Môi trường, Khoa Quản lý đất đai, cảm ơn các thầy
giáo, cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và những kinh nghiệm
quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu trên giảng đường đại học
vừa qua.
Tôi xin cảm ơn Giám đốc và các cán bộ nhân viên Bệnh viện đa khoa
Hưng Hà đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thực tập, cung cấp thông tin,
số liệu cần thiết phục vụ cho quá trình thực hiện và hoàn thiện đề tài này,
Mặc dù đã cố gắng trong học tập và công việc nhưng bản thân vẫn còn
nhiều thiếu xót. Bên cạnh đó, do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên đề tài
không tránh khỏi những thiếu xót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của
quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 13 tháng 04 năm 2016
Sinh viên
Đào Thị Huyền

iii


MỤC LỤC

1.1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài.........................................................................................................2
1.1.Tổng quan về nước thải y tế........................................................................................................3
1.1.1.Khái niệm nước thải, nước thải y tế.........................................................................................3
1.1.2. Nguồn gốc, thành phần, tính chất của nước thải y tế..............................................................3
1.1.3.Ảnh hưởng của nước thải y tế..................................................................................................8
1.1.4. Các phương pháp xử lý nước thải y tế...................................................................................10
1.1.5. Hiện trạng xử lý nước thải bệnh viện trên thế giới................................................................14
2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................................25
2.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................................25
2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................................................25
2.3.1. Hiện trạng hoạt động của bệnh viện.....................................................................................25
2.3.2. Hiện trạng quản lý và xử lý nước thải của bệnh viện Hưng Hà..............................................25
2.3.3. Đánh giá công tác quản lý và xử lý nước thải tại bệnh viện Hưng Hà....................................25
2.3.4. Đề xuất một số biện pháp quản lý và phương pháp xử lý nhằm nâng cao hiệu quả..............25
2.4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................25
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp..................................................................................25
2.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp....................................................................................25
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................................................26
2.4.4. Phương pháp so sánh............................................................................................................26
3.1. Hiện trạng hoạt động của bệnh viện........................................................................................27
3.2. Hiện trạng quản lý, xử lý nước thải tại bệnh viện đa khoa Hưng Hà.........................................29
3.2.1. Nguồn phát sinh nước thải....................................................................................................29
3.2.2. Lượng nước thải phát sinh....................................................................................................30
3.2.3. Thực trạng thu gom và xử lý nước thải bệnh viện.................................................................33
3.2.4. Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện đa khoa Hưng Hà........................................................35
3.3.5. Hiệu quả xử lý nước thải bệnh viện.......................................................................................39
3.4. Đánh giá công tác quản lý và xử lý nước thải bệnh viện đa khoa Hưng Hà..............................44
3.4.1. Đánh giá của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân................................................................44
3.4.2. Đánh giá của cán bộ công nhân viên bệnh viện.....................................................................46

3.5. Đề xuất giải pháp, công nghệ xử lý nước thải bệnh viện nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nước
thải bệnh viện..................................................................................................................................49
3.5.1. Đánh giá chung về công tác quản lý và xử lý nước thải tại bệnh viện....................................49
3.5.2. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý..................................................................51
iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

2

BYT

Bộ y tế

3

QCVN


Quy chuẩn Việt Nam

4



Quyết định

5

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

6

TT

Thông tư

7

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

8

QCKTQG


Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia

9

BV

Bệnh viện

10

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài.........................................................................................................2
1.1.Tổng quan về nước thải y tế........................................................................................................3
1.1.1.Khái niệm nước thải, nước thải y tế.........................................................................................3
1.1.2. Nguồn gốc, thành phần, tính chất của nước thải y tế..............................................................3
Bảng 1.1. Lượng nước thải các bệnh viện..........................................................................5
Bảng 1.2: Quy định giá trị nồng độ của các chất thông số ô nhiễm trong QCVN
28:2010/BTNMT................................................................................................................7
1.1.3.Ảnh hưởng của nước thải y tế..................................................................................................8
1.1.4. Các phương pháp xử lý nước thải y tế...................................................................................10
1.1.5. Hiện trạng xử lý nước thải bệnh viện trên thế giới................................................................14

Bảng 1.3 .Chất lượng nước thải một số bệnh viện khu vực phía Bắc...............................19
Bảng 1.4: Kết quả điều tra hệ thống xử lý nước thải bệnh viện.......................................22
Bảng 1.5. Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện ở Việt Nam............................................22
Bảng 1.6. Số lượng bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải và các nhóm công nghệ đã áp
dụng tại một số tỉnh,........................................................................................................24
thành phố........................................................................................................................24
2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................................25
2.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................................25
2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................................................25
2.3.1. Hiện trạng hoạt động của bệnh viện.....................................................................................25
2.3.2. Hiện trạng quản lý và xử lý nước thải của bệnh viện Hưng Hà..............................................25
2.3.3. Đánh giá công tác quản lý và xử lý nước thải tại bệnh viện Hưng Hà....................................25
2.3.4. Đề xuất một số biện pháp quản lý và phương pháp xử lý nhằm nâng cao hiệu quả..............25
2.4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................25
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp..................................................................................25
2.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp....................................................................................25
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................................................26
2.4.4. Phương pháp so sánh............................................................................................................26
3.1. Hiện trạng hoạt động của bệnh viện........................................................................................27
3.2. Hiện trạng quản lý, xử lý nước thải tại bệnh viện đa khoa Hưng Hà.........................................29
3.2.1. Nguồn phát sinh nước thải....................................................................................................29
3.2.2. Lượng nước thải phát sinh....................................................................................................30
Bảng 3.1. Thống kê lượng nước ước tính sử dụng hàng ngày..........................................31
của bệnh viện...................................................................................................................31
3.2.3. Thực trạng thu gom và xử lý nước thải bệnh viện.................................................................33
3.2.4. Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện đa khoa Hưng Hà........................................................35
vi


3.3.5. Hiệu quả xử lý nước thải bệnh viện.......................................................................................39

Bảng 3.2. Nồng độ các chất trong nước thải đầu vào tại bệnh viện đa khoa Hưng Hà....39
Bảng 3.3: Nồng độ các chất trong nước thải đầu ra tại bệnh viện đa khoa Hưng Hà.......41
3.4. Đánh giá công tác quản lý và xử lý nước thải bệnh viện đa khoa Hưng Hà..............................44
3.4.1. Đánh giá của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân................................................................44
Bảng 3.4. Kết quả điều tra đánh giá của bệnh nhân và người nhà...................................44
3.4.2. Đánh giá của cán bộ công nhân viên bệnh viện.....................................................................46
Bảng 3.5. Kết quả điều tra đánh giá của cán bộ công nhân viên bệnh viện.....................47
3.5. Đề xuất giải pháp, công nghệ xử lý nước thải bệnh viện nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nước
thải bệnh viện..................................................................................................................................49
3.5.1. Đánh giá chung về công tác quản lý và xử lý nước thải tại bệnh viện....................................49
3.5.2. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý..................................................................51

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ SƠ ĐỒ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài.........................................................................................................2
1.1.Tổng quan về nước thải y tế........................................................................................................3
1.1.1.Khái niệm nước thải, nước thải y tế.........................................................................................3
1.1.2. Nguồn gốc, thành phần, tính chất của nước thải y tế..............................................................3
Sơ đồ 1.1: Nguồn gốc phát sinh nước thải bệnh viện....................................................3
1.1.3.Ảnh hưởng của nước thải y tế..................................................................................................8
1.1.4. Các phương pháp xử lý nước thải y tế...................................................................................10
1.1.5. Hiện trạng xử lý nước thải bệnh viện trên thế giới................................................................14
2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................................25
2.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................................25
2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................................................25
2.3.1. Hiện trạng hoạt động của bệnh viện.....................................................................................25
2.3.2. Hiện trạng quản lý và xử lý nước thải của bệnh viện Hưng Hà..............................................25

2.3.3. Đánh giá công tác quản lý và xử lý nước thải tại bệnh viện Hưng Hà....................................25
2.3.4. Đề xuất một số biện pháp quản lý và phương pháp xử lý nhằm nâng cao hiệu quả..............25
2.4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................25
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp..................................................................................25
2.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp....................................................................................25
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................................................26
2.4.4. Phương pháp so sánh............................................................................................................26
3.1. Hiện trạng hoạt động của bệnh viện........................................................................................27
3.2. Hiện trạng quản lý, xử lý nước thải tại bệnh viện đa khoa Hưng Hà.........................................29
3.2.1. Nguồn phát sinh nước thải....................................................................................................29
3.2.2. Lượng nước thải phát sinh....................................................................................................30
3.2.3. Thực trạng thu gom và xử lý nước thải bệnh viện.................................................................33
Sơ đồ 3.1: Hệ thống thu gom nước thải bệnh viện đa khoa Hưng Hà..........................34
3.2.4. Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện đa khoa Hưng Hà........................................................35
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa Hưng Hà......................36
3.3.5. Hiệu quả xử lý nước thải bệnh viện.......................................................................................39
Biểu đồ 3.1: So Sánh hiệu quả xử lý chỉ tiêu Coliform trước và sau khi xử lý với QCVN
28-2010........................................................................................................................42
Biểu đồ 3.2: So sánh hiệu quả xử lý chỉ tiêu TSS trước và sau khi xử lý với QCVN 282010.............................................................................................................................43
Biểu đồ 3.3: So sánh hiệu quả xử lý chỉ tiêu NH4+(N) trước và sau khi xử lý với
QCVN28-2010..............................................................................................................43
viii


3.4. Đánh giá công tác quản lý và xử lý nước thải bệnh viện đa khoa Hưng Hà..............................44
3.4.1. Đánh giá của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân................................................................44
Biểu đồ 3.4: Đánh giá của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về công tác xử lý nước
thải tại bệnh viện.........................................................................................................45
3.4.2. Đánh giá của cán bộ công nhân viên bệnh viện.....................................................................46
Biểu đồ 3.5: Đánh giá của cán bộ công nhân viên bệnh viện đối với công tác quản lý và

xử lý nước thải.............................................................................................................48
3.5. Đề xuất giải pháp, công nghệ xử lý nước thải bệnh viện nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nước
thải bệnh viện..................................................................................................................................49
3.5.1. Đánh giá chung về công tác quản lý và xử lý nước thải tại bệnh viện....................................49
3.5.2. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý..................................................................51

ix


MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
nhiều khu công nghiệp được mở ra, nhiều tuyến đường giao thông được đầu
tư xây dựng tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa thúc đẩy nền
kinh tế phát triển. Tuy nhiên, khói bụi, các chất ô nhiễm từ các nhà máy thải
ra môi trường gây ô nhiễm môi trường và làm phát sinh nhiều bệnh tật nguy
hiểm. Đặc biệt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm không được đảm bảo,
thực phẩm bẩn, thực phẩm giả tràn lan khắp thị trường dẫn đến tình trạng
nhiều bệnh viện bị quá tải. Để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người
dân, hiện nay Nhà nước đã đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp nhiều bệnh viện,
trạm y tế trên toàn quốc. Bên cạnh đó cũng có nhiều bệnh viện cỡ vừa và nhỏ
do các tổ chức cá nhân xây dựng lên.
Nhiều bệnh viện hoạt động kéo theo lượng rác thải và nước thải càng lớn,
hơn nữa chúng chứa một nguồn lớn các vi sinh vật gây bệnh nguy hại đến đời
sống và sức khỏe con người. Thuốc kháng sinh, thuốc sát trùng trong nước
thải bệnh viện khi thải ra ngoài sẽ tiêu diệt các vi sinh vật có lợi gây ra sự phá
vỡ hệ cân bằng sinh thái trong hệ các vi sinh vật tự nhiên của nước thải làm
mất khả năng xử lý nước thải của các vi sinh vật nói chung. Điểm khác biệt
của nước thải bệnh viện là có khả năng lây lan các bệnh truyền nhiễm do chứa
các vi trùng gây bệnh. Chúng có thể tồn tại trong một thời gian nhất định

ngoài môi trường, khi có cơ hội nó có thể phát triển trên một vật chủ khác.
Hiện nay, chỉ có khoảng 44% các bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải y tế
(76,5% các bệnh viện tuyến Trung ương; 53% các bệnh viện tuyến tỉnh và
37% các bệnh viện tuyến huyện) (Nguyễn Huy Nga, 2014). Do đó, việc tìm
hiểu và phát triển công tác quản lý cũng như nghiên cứu công nghệ xử lí nước
thải bệnh viện là rất cần thiết
Bệnh viện Đa khoa Hưng Hà là cơ sở Y tế ngoài công lập đã được Bộ y
tế thẩm định, cấp giấy phép hoạt động vào tháng 10 năm 2009 và công nhận
có chức năng nhiệm vụ Khám chữa bệnh theo phân tuyến kỹ thuật tương
1


đương hạng II. Hàng ngày khoa Khám bệnh bệnh viện tiếp nhận hàng trăm
lượt bệnh nhân đến khám và điều trị. Ngoài việc quan tâm đến chất lượng
khám, chữa bệnh, bệnh viện cũng đặc biệt chú ý đến vấn đề bảo vệ môi
trường, đảm bảo tuân theo đúng các quy định của Nhà nước. Bệnh viện đã
cho xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất 100m3/ngày để xử lý
nước thải trước khi thải ra ngoài môi trường. Nhưng số lượng bệnh nhân ngày
càng tăng cao, công tác quản lý và xử lý cũng không tránh khỏi một số các bất
cập, khó khăn. Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài ‘‘Đánh giá hiện trạng
quản lý và xử lý nước thải tại Bệnh viện Đa khoa Hưng Hà, Thành phố
Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên‘‘
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
 Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý nguồn nước thải tại Bệnh viện
Đa khoa Hưng Hà, Thành phố Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên
 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và xử lý

2



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Tổng quan về nước thải y tế
1.1.1.Khái niệm nước thải, nước thải y tế
1.1.1.1.Khái niệm nước thải
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam 5980-1995 và ISO 6170/1-1980: Nước thải
là nước đã được thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá
trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó.
1.1.1.2.Khái niệm nước thải y tế
Theo QCVN 28:2010/BTNMT- QCKTQG về nước thải y tế thì: Nước
thải y tế là dung dịch thải từ các cơ sở khám, chữa bệnh. Nguồn tiếp nhận
nước thải là các nguồn: nước mặt, vùng nước biển ven bờ, hệ thống thoát
nước, nơi mà nước thải y tế thải vào.
1.1.2. Nguồn gốc, thành phần, tính chất của nước thải y tế
1.1.2.1.Nguồn gốc nước thải y tế
Nước thải bệnh viện chủ yếu có nguồn gốc hữu cơ, có chứa nhiều vi trùng
gây bệnh và có thể lây lan thành dịch bệnh. Do đó, nước thải bệnh viện luôn là
một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý môi trường và xã
hội. Nguồn gốc của nước thải bệnh viện được thể hiện qua sơ đồ 1.1
Nguồn gốc nước thải
bệnh viện

Nước thải là nước mưa

Nước thải từ quá
trình khám và điều
trị bệnh

Nước thải sinh hoạt

Nước thải từ các

công trình phụ trợ
khác

Sơ đồ 1.1: Nguồn gốc phát sinh nước thải bệnh viện
a. Nước thải là nước mưa
Nước mưa chảy tràn trên toàn bộ diện tích bệnh viện được thu vào hố
ga rồi chảy thẳng vào hệ thống thoát nước chung của khu vực. Chất lượng của
3


nước thải này phụ thuộc vào độ sạch của khí quyển và mặt bằng rửa trôi của
khu vực bệnh viện. Nếu đường xá, bến bãi được bê tông hóa và được dọn dẹp
sạch sẽ, không có rác tích tụ thì lượng nước mưa chảy tràn trên khu vực này
sẽ có mức độ ô nhiễm thấp. Ngược lại nếu là sân đất, không được vệ sinh
thường xuyên thì nước thải qua lớp bề mặt bị nhiễm bẩn cao, đặc biệt là lượng
nước mưa rơi xuống đầu tiên.
b. Nước thải từ khâu khám và điều trị bệnh
Khám và điều trị bệnh là những hoạt động diễn ra hàng ngày tại bệnh
viện. Nước thải phát sinh từ hoạt động này thường chứa các chất hữu cơ hòa
tan, các cặn lơ lửng, các vi trùng gây bệnh… một số bệnh viện còn có cả chất
phóng xạ. Quá trình súc rửa các dụng cụ y khoa thải ra các phế phẩm thuốc,
các chất sát trùng, dung môi hóa học. Máu mủ, các mầm bệnh được thải ra
trong quá trình phẫu thuật là nguồn lây lan các dịch bệnh. Nước thải phát sinh
từ các khoa trong bệnh viện:
- Khoa giải phẫu

:

nước thải chứa các mô, tạng tế bào.


- Điều trị khối u

:

nước thải chứa hóa chất và chất phóng xạ.

- Khoa phụ sản

:

nước thải chứa máu và các tạp chất khác.

- Khoa X- Quang :

nước rửa phim.

- Khoa xét nghiệm :

xét nghiệm huyết học, sinh hóa chứa chất

dịch sinh học (nước tiểu, dịch sinh học, hóa chất), xét nghiệm vi sinh (vi
khuẩn, virus, ký sinh trùng, hóa chất, nấm, chất dịch học).
- Khoa răng- hàm-mặt :

nước thải có khả năng phát tán thủy ngân

c. Nước thải từ sinh hoạt.
Nước thải sinh hoạt chiếm gần 80% lượng nước được cấp cho sinh
hoạt. Nước thải sinh hoạt trong bệnh viện sinh ra từ 3 nguồn khác nhau: thứ
nhất là nước thải sinh hoạt của cán bộ, nhân viên, bệnh nhân và người nhà

bệnh nhân; thứ hai là nước thải từ giặt giũ quần áo, chăn ga, màn… cho bệnh
nhân; thứ ba là nước thải từ nhà bếp, khu căng-tin bệnh viện. Đặc điểm của nước
thải sinh hoạt là chứa nhiều các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, các thành phần
vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Nước từ quá trình giặt giũ,
4


lau chùi, vệ sinh chứa nhiều các chất tẩy rửa, các hợp chất chứa clo có nguồn gốc
từ chất khử trùng được sử dụng. Ngoài ra cũng chứa một lượng lớn vi trùng gây
bệnh trong quần áo của bệnh nhân. Nước thải từ nhà bếp, căng-tin chứa nhiều dầu
mỡ, các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học từ thực phẩm. Lượng nước thải phụ
thuộc vào số cán bộ công nhân viên trong bệnh viện cũng như số lượng bệnh
nhân và người nhà tới chăm sóc bệnh nhân.
Bảng 1.1. Lượng nước thải các bệnh viện
STT
1
2
3
4
5
6

Quy mô bệnh viện
(giường bệnh)
<100
200 – 300
300 – 500
500 – 700
> 700
Bệnh viện kết hợp với


Lượng nước dùng
(lit/người/ngày)
700
700
600
600
600
1000

Lượng nước thải
(m3/ngày)
70
100 – 200
200 – 300
300 – 450
> 500
_

nghiên cứu & đào tạo
nguồn: Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện – PGS. TSKH Nguyễn Xuân
Nguyên, TS. Phạm Hồng Hải,NXB Khoa học và kỹ thuật
Đặc biệt nguy hiểm khi nước thải bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể
dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước, qua các loại rau
được tưới bằng nước thải.
d. Nước thải từ các công trình phụ trợ khác
Là nước thải từ các công trình phụ trợ như từ khu rửa xe, máy phát điện
dự phòng, ga ra ôtô...Những nguồn nước thải bệnh viện này là một trong
những nhân tố cơ bản có khả năng lan truyền vào nước thải những tác nhân
truyền nhiễm qua đường tiêu hóa và làm ô nhiễm môi trường.

1.1.2.2.Thành phần, tính chất nước thải bệnh viện
Nước thải bệnh viện có thành phần và tính chất phức tạp do chúng phát
sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Thành phần nước thải bệnh viện không ổn
định do chế độ làm việc của bệnh viện không đều phụ thuộc vào lượng bệnh
nhân và các nhu cầu khám, chữa bệnh khác nhau. Các thành phần chính gây ô
nhiễm môi trường do nước thải bệnh viện gây ra là :
5


- Các chất hữu cơ
- Các chất dinh dưỡng của ni-tơ (N), phốt-pho (P)
- Các chất rắn lơ lửng
- Các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh: Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus
đường tiêu hóa, bại liệt, các loại kí sinh trùng, amip, nấm…
- Các mầm bệnh sinh học khác trong máu, mủ, dịch, đờm, phân của
người bệnh
- Các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả
chất phóng xạ.
Theo phân loại của Tổ chức Môi trường thế giới, nước thải bệnh viện
gây ô nhiễm mạnh có chỉ số nồng độ chất rắn tổng cộng 1.200mg/l, trong đó
chất rắn lơ lửng là 350mg/l, tổng lượng các-bon hữu cơ 290mg/l, tổng phốtpho (tính theo P) là 15mg/l và tổng ni-tơ 85mg/l, lượng vi khuẩn coliform từ
108 đến 109. Các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh có trong nước thải y tế đặc biệt
là từ các bệnh viện chuyên khoa truyền nhiễm, lao, khoa lây hay các phòng
xét nghiệm khi thải ra ngoài môi trường có thể gây nên một số bệnh truyền
nhiễm cho con người và sinh vật như tả, lỵ, thương hàn… Các chất hữu cơ có
trong nước thải làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước, ảnh hưởng đến đời
sống của động, thực vật thủy sinh. Các chất dinh dưỡng của N, P gây ra hiện
tượng phú dưỡng nguồn tiếp nhận dòng thải.
Bên cạnh đó, các chất hoạt động được sử dụng trong quá trình giặt giũ
của bệnh viện có khả năng tạo huyền phù trong bể lắng và là nơi trú ngụ của

đa số các vi khuẩn. Các chất rắn lơ lửng gây ra độ đục của nước, tạo sự lắng
đọng cặn làm tắc nghẽn cống và đường ống, máng dẫn. Trong quá trình in
tráng phim, chụp X - Quang hình thành nên các chất độc hại dạng lỏng với
thành phần là AOX và các hợp chất bạc. Nước thải từ khoa răng - hàm - mặt
có khả năng phát tán thủy ngân vào nước thải khi hỗn hống thủy ngân được
sử dụng trong hàn răng không được tách loại bằng thiết bị tách đặt phía dưới
bồn cầu có thể gây chết cá hàng loạt và các động vật thủy sinh khác. Các chất
phóng xạ bị rò rỉ trong quá trình xạ trị và nghiên cứu, các chất kháng sinh dư
có thể gây biến đổi gen đối với các sinh vật tiếp xúc phải.
6


Đặc biệt, nếu các loại thuốc điều trị bệnh ung thư hoặc các sản phẩm
chuyển hóa của chúng… không được xử lý đúng mà đã xả thải ra bên ngoài
sẽ có khả năng gây quái thai, ung thư cho những người tiếp xúc với chúng.
Lượng chất ô nhiễm tính trên một giường bệnh lớn hơn 2 - 3 lần lượng
chất bẩn gây ô nhiễm tính trên một đầu người. Ở cùng một tiêu chuẩn sử dụng
nước thì nước thải bệnh viện đặc hơn, tức là nồng độ chất bẩn cao hơn nhiều. Do
đó, nước thải bệnh viện cần được xử lý triệt để trước khi thải ra ngoài môi trường.
Thành phần và tính chất nước thải bệnh viện được thể hiện qua bảng 1.2.
Bảng 1.2: Quy định giá trị nồng độ của các chất thông số ô nhiễm trong
QCVN 28:2010/BTNMT
TT

Thông số

Giá trị C
A
B


Đơn vị

1

Ph

-

6,5 – 8,5

6,5 – 8,5

2

BOD5 (20oC)

mg/l

30

50

3

COD

mg/l

50


100

4

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

mg/l

50

100

5
6
7
8

Sunfua (tính theo H2S)
Amoni (tính theo N)
Nitrat (tính theo N)
Phosphat (tính theo P)

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

1,0
5
30

6

4,0
10
50
10

9

Dầu mỡ động thực vật

mg/l

10

20

10
11
12
13
14
15

Tổng hoạt độ phóng xạ α
Bq/l
0,1
0,1
Tổng hoạt độ phóng xạ β
Bq/l

1,0
1,0
Tổng coliforms
MPN/100ml
3000
5000
Salmonella
Vi khuẩn/100 ml KPH
KPH
Shigella
Vi khuẩn/100ml
KPH
KPH
Vibrio cholera
Vi khuẩn/100ml
KPH
KPH
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,QCVN 28:2010/BTNMT

7


1.1.3.Ảnh hưởng của nước thải y tế
1.1.3.1. Đối với con người và sinh vật
Đời sống được nâng cao và người ta ngày càng quan tâm đến vấn đề
sức khỏe. Nhưng con người lại đang sống trong một môi trường ngày càng ô
nhiễm với nhiều khói bụi, các chất độc hại và nước thì nhiễm bẩn. Nước
chính là môi trường dễ lây lan dịch bệnh nhất, đặc biết đối với nước thải bệnh
viện. Đặc thù của nước thải bệnh viện là chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh
truyền nhiễm như tụ cầu vàng (82,5%), trực khuẩn mủ xanh (14,62%) E.coli

(51,61%), Enterobacter (19,36%)...Các vinh sinh vật này nếu không được xử
lý triệt để trước khi thải ra môi trường sẽ lan thành dịch bệnh rất nhanh. Con
đường xâm nhập của các vi sinh vật chủ yếu thông qua chuỗi thức ăn. Đó là
nguồn nước sinh hoạt được sử dụng hàng ngày, hay rau được tưới bằng nước
thải. Hơn nữa, nước thải bệnh viện không qua xử lý khi chảy trực tiếp ra môi
trường không chỉ mang theo mầm bệnh hòa vào dòng chảy mương, máng,
sông ngòi qua các khu dân cư mà còn thẩm thấu ảnh hưởng đến cả mạch nước
ngầm..
Theo ông Jordan Ryan, nguyên Trưởng đại diện thường trú Quỹ Môi
trường Toàn cầu (UNDP) tại Việt Nam, có 80% trường hợp mắc bệnh do
nguồn nước bị ô nhiễm, trong đó có một phần là từ nước thải các bệnh viện.
Đặc biệt nguy hiểm khi nước thải bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn
đến dịch bệnh ( bệnh về hô hấp, đường tiêu hóa...). Ngoài ra, trong thành phần
nước thải bệnh viện có chứa các chất hóa học (chất da cam trong quá trình xạ
trị) có thể khiến những người ở khu vực tiếp xúc mắc các bệnh ung thư hay
biến dạng, dị tật ở trẻ em mới sinh.
Nước thải bệnh viện còn bốc mùi hôi thối khó chịu, làm giảm chất lượng
cuộc sống của người dân sống xung quanh.
Các chất hữu cơ có trong nước thải làm giảm lượng Oxy hòa tan trong
nước, ảnh hưởng tới đời sống của động – thực vật thủy sinh. Song các chất
hữu cơ trong nước thải dễ bị phân hủy sinh học, hàm lượng chất hữu cơ phân
hủy được xác định gián tiếp thông qua nhu cầu Oxy sinh hóa (BOD) của nước
8


thải. Thông thường, để đánh giá độ nhiễm bẩn chất hữu cơ có trong nước thải,
người ta thường lấy trị số BOD. Các chất dinh dưỡng của N, P gây ra hiện
tượng phú dưỡng nguồn tiếp nhận dòng thải, ảnh hưởng tới sinh vật sống
trong môi trường thủy sinh. Đối với động vật thủy sản sống trong nguồn nước
nhiễm nước thải bệnh viện sẽ gây ra tình trạng nhiễm độc các chất hóa học,

gây chết hàng loạt. Giám đốc kế hoạch môi trường Ulf Nielsen của công ty tư
vấn môi trường nước DHI Đan Mạch chỉ ra rằng nước thải bệnh viện có thể
nguy hiểm đến sức khỏe con người, đặc biệt là người lao động tại các nhà
máy xử lý nước thải. Ông cũng cho rằng các chất trong nước thải bệnh viện
mặc dù ở nồng độ rất thấp có thể ảnh hưởng đến đời sống của động vật, ví dụ:
Estrogen có thể gây cá lưỡng tính, trong khi một số thuốc giảm đau là độc hại
cho cá hồi và dược phẩm nhất định có thể ảnh hưởng đến cá và hành vi của
con chim. Tại Hoa Kỳ, các nhà khoa học đã ghi nhận trường hợp lưỡng tính ở
cá - như cá đực hiển thị các đặc tính cá cái, trong đó có mang trứng - trong
các dòng suối ở hạ lưu của nhà máy xử lý nước thải. Nếu con người ăn phải
các sinh vật nhiễm bệnh sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Các sinh vật có
lợi có khả năng tự làm sạch nước cũng bị chết làm cho nguồn nước không còn
khả năng tự phục hồi. Với động vật chăn nuôi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm
này dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa có thể dẫn tới tử vong nếu sử dụng
thường xuyên.
Bên cạnh đó khi nhiễm các chất độc hại của nước thải bệnh viện sẽ gây
ra tình trạng hoang mạc đất, cây cối ở khu vực này sẽ không sống được.
1.1.3.2. Ảnh hưởng đến môi trường nước
Môi trường nước là nơi nguy hiểm nhất, là nơi phát sinh các bệnh tật
nếu nước thải bệnh viện được xả thẳng ra nguồn nước tiếp nhận. Nước thải từ
các bệnh viện chưa qua xử lý xả ra môi trường đang là một vấn đề gây bức
xúc trong nhân dân các khu vực lân cận vì nó gây ô nhiễm nghiêm trọng
nguồn nước mặt. Thậm chí, nhiều nơi ứ đọng, thẩm thấu còn ảnh hưởng đến
cả mạch nước ngầm. Nước thải của một số bệnh viện ô nhiễm nặng vượt quá
nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Chúng có hàm lượng vi sinh cao gấp 1.000 lần
9


cho phép với nhiều loại vi khuẩn nấm, ký sinh trùng, virut bại liệt… mà khi
hòa vào nước thải sinh hoạt, sẽ bị phát tán, có khả năng xâm nhập các loại

thủy sản, vật nuôi, nhất là rau thủy canh và trở lại với con người. Việc tiếp
xúc gần với nguồn ô nhiễm còn làm nảy sinh nguy cơ ung thư và các bệnh
hiểm nghèo khác cho con người.
Các chất rắn lơ lửng trong nước thải bệnh viên gây ra độ đục của nước,
tạo sự lắng đọng cặn làm tắc nghẽn cống và đường ống, máng dẫn.
Theo nghiên cứu của Đào Ngọc Phong và cộng sự cho thấy: nước thải
bệnh viện làm ô nhiễm các nguồn nước bề mặt như nước sông, nước ao, đầm,
hồ giếng khơi (84,5-86,3%), gây ô nhiễm đất (88,4%).
1.1.3.3. Tác động đến môi trường không khí
Những chất thải như máu, dịch, nước tiểu có hàm lượng chất hữu cơ
cao, phân hủy nhanh nếu không được xử lý đúng mức, không chỉ gây bệnh
mà còn mùi hôi thối, làm ô nhiễm không khí xung quanh. Một số bệnh viện
hệ thống mương dẫn đã lâu, hư hại nên nước thải bị rò rỉ ra môi trường xung
quanh. Các chất bẩn trong hệ thống mương dẫn nước thải bị phân hủy dưới
tác động của vi sinh vật sinh ra các khí độc như : H 2S, CH4, NH3,... gây mùi
hôi thối. Đồng thời các vi sinh vật phát triển bám vào các hạt bụi trong không
khí phát tán khắp nơi cũng có thể gây dịch bệnh.
Hầu hết các bệnh viện tọa lạc tại các khu dân cư, nên vấn đề ô nhiễm không
khí sẽ gây tác động đến đời sống của người dân trong vùng.
1.1.4. Các phương pháp xử lý nước thải y tế
1.1.4.1. Xử lý cơ học
Phương pháp xử lý cơ học được sử dụng để tách các tạp chất không hòa
tan và một phần các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải; thường được áp dụng
ở giai đoạn đầu của quy trình xử lý. Mục đích của phương pháp:
- Tách các chất không hòa tan, những vật chất có kích thước lớn như
nhánh cây, gỗ, nhựa, lá cây, giẻ rách, dầu mỡ... ra khỏi nước thải.
- Loại bỏ cặn nặng như sỏi, thủy tinh, cát...
- Điều hòa lưu lường và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải.
10



- Nâng cao chất lượng và hiệu quả của các bước xử lý tiếp theo.
Phương pháp này có thể loại bỏ được đến 60% các tạp chất không hòa
tan có trong nước thải và giảm BOD đến 30%. Để tăng hiệu suất của các công
trình xử lý cơ học có thể dùng biện pháp làm thoáng sơ bộ... Hiệu quả xử lý
có thể lên tới 75% chất lơ lửng và 40% - 50% BOD. Các công trình xử lý cơ
học bao gồm: Song chắn rác, bể điều hoà, bể lắng, bể lọc.
a. Song chắn rác
Song chắn rác thường được làm bằng kim loại, nằm ở vị trí đầu tiên
trong hệ thống xử lý nước thải. Tùy theo kích thước khe hở, song chắn rác
được phân thành ba loại: song chắn thô có khoảng cách giữa các thanh từ 6 –
150mm, song chắn tinh có khoảng cách giữa các thanh nhỏ hơn 6mm, lưới
chắn có khoảng cách giữa các thanh nhỏ hơn 0.5Mm. Rác có thể lấy bằng
phương pháp thủ công hoặc thiết bị cào rác cơ giới.
b. Bể điều hòa
Bể điều hòa có nhiệm vụ khắc phục các vấn đề sinh ra do sự biến động
về lưu lượng và nồng độ của dòng thải vào, đảm bảo hiệu quả của các công
trình xử lý phía sau.
Bể điều hòa được chia làm hai loại:
- Bể điều hòa lưu lượng: nên đặt gần nơi thải nước
- Bể điều hòa lưu lượng và nồng độ chất thải (pH, CHC): Đặt sau bể
lắng cát nếu nước thải chứa lượng lớn các chất vô cơ không tan, đặt sau song
chắn rác và trước bể lắng sơ cấp nếu nước thải chứa nhiều chất hữu cơ không
tan (không cần bể lắng cát), hoặc đặt trước bể trộn hóa chất
Bể điều hòa có thể nằm trên dòng thải hoặc ngoài dòng thải xử lý. Tuy
nhiên, tùy vào từng hệ thống xử lý và đặc tính dòng thải để bố trí bể điều hòa
cho phù hợp
c. Bể lắng
- Bể lắng cát
Bể lắng cát đặt sau song chắn rác, trước bể điều hòa và bể lắng đợt một.

Bể lắng cát nhiệm vụ lắng các hạt có khả năng lắng theo trọng lực như: loại
11


bỏ cát, cuội, xỉ lò hoặc các tạp chất vô cơ khác có kích thước từ 0.2 – 2mm ra
khỏi nước thải nhằm đảm bảo an toàn cho bơm không bị cát, sỏi bào mòn,
tránh tắc đường ống dẫn và tránh ảnh hưởng đến công trình sinh học phía sau.
- Bể lắng sơ cấp
Bể lắng sơ cấp nằm ngay sau bể điều hòa, có nhiệm vụ loại bỏ các hạt
rắn lơ lửng trong nước thải. Theo chiều dòng chảy, bể lắng sơ cấp được chia
thành hai loại: bể lắng sơ cấp kiểu ngang và bể lắng sơ cấp kiểu đứng.
d.Bể lọc
Dùng để tách các phần tử lơ lửng, phân tán trong nước thải với kích
thước tương đối nhỏ sau bể lắng, bằng cách cho nước thải đi qua các vật liệu
lọc như cát, thạch anh, than cốc, than bùn...
Quá trình lọc chỉ áp dụng cho các công nghệ xử lý nước tái sử dụng và
cần thu hồi một số thành phần quý hiếm có trong nước thải. Các loại bể lọc
được phân loại như sau: Lọc qua vách lọc, bể lọc với lớp vật liệu lọc dạng
hạt, thiết bị lọc chậm, thiết bị lọc nhanh.
1.1.4.2. Phương pháp xử lý hóa lý
Bản chất của quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý là áp
dụng các quá trình vật lý và hóa học để loại bớt các chất ô nhiễm mà không
thể dùng quá trình lắng ra khỏi nước thải. Các phương pháp hóa lý thường
được sử dụng là oxy hóa và trung hòa. Đi đôi với các phương pháp này còn
kèm theo các quá trình kết tủa và nhiều hiện tượng khác.
a. Trung hòa
Nước thải chứa axit hoặc kiềm cần được trung hòa đưa về pH trung
tính (6,5-8,5) trước khi sử dụng cho các công trình kế tiếp. Trung hòa nước có
thể thực hiện bằng nhiều cách:
- Bổ sung các tác nhân hóa học.

- Lọc nước axit qua vật liệu có tác dụng trung hòa.
- Hấp thụ khí axit bằng nước kiềm hoặc hấp thụ ammoniac bằng nước axit.
Việc lựa chọn phương pháp trung hòa là tùy thuộc vào thể tích và nồng
độ của nước và chi phí hóa chất sử dụng.
b. Oxy hóa-khử
Là quá trình oxy hóa chuyển hóa các chất độc trong nước thải thành các
chất không độc hoặc ít độc hại hơn và tách ra khỏi nước. Các chất oxy hóa

12


thường dùng trong xử lý nước thải là: các hợp chất của clo như NaOCl,
Ca(Ocl)2... Các chất oxy hóa mạnh như: KMnO4, K2Cr2O7,...
c. Bể keo tụ, tạo bông
Quá trình keo tụ tạo bông được áp dụng để loại bỏ các chất rắn lơ lửng
và các hạt keo có kích thước rất nhỏ (10-7 - 10-8 cm). Các chất này có tồn tại ở
dạng khuếch tán và không thể loại bỏ bằng quá trình lắng vì tốn rất nhiều thời
gian. Để tăng hiệu quả lắng, giảm bớt thời gian lắng của chúng thì ta thêm
vào nước thải một số hóa chất như phèn nhôm, phèn sắt, polymer,... Các chất
này có tác dụng kết dính các chất khuếch tán trong dung dịch thành các hạt có
kích cỡ và tỷ trọng lớn hơn nên sẽ lắng nhanh hơn.
Các chất keo tụ thường dùng: Phèn nhôm như Al 2(SO4)3.18H2O,
NaAlO2, Al2(OH)3Cl, KAl(SO4)2.12H2O, NH4Al(SO4)2.12H2O; Phèn sắt như
Fe2(SO4)3.2H2O, FeSO4.7H2O, FeCl3; Các chất keo tụ không phân ly, dạng cao
phân tử có nguồn gốc thiên nhiên hay tổng hợp.
Các phương pháp keo tụ có thể là keo tụ bằng chất điện ly, keo tụ bằng
hệ keo ngược dấu. Thông thường, sau khi diễn ra quá trình keo tụ tạo bông,
nước thải sẽ được đưa qua bể lắng để tiến hành loại bỏ các bông cặn có kích
thước lớn được hình thành.
Phương pháp keo tụ có thể làm trong nước và khử màu nước thải vì sau

khi tạo bông cặn, các bông cặn lớn lắng xuống thì những bông cặn này có thể
kéo theo các chất phân tán không tan gây ra màu.
d. Tuyển nổi
Tuyển nổi là phương pháp được áp dụng tương đối rộng rãi nhằm loại
bỏ các tạp chất không tan, khó lắng. Trong nhiều trường hợp, tuyển nổi còn
được sử dụng để tách các chất tan như chất hoạt động bề mặt.
Các chất lơ lửng như dầu, mỡ sẽ nổi lên trên bề mặt của nước thải dưới
tác dụng của các bọt khí tạo thành lớp bọt có nồng độ tạp chất cao hơn trong
nước ban đầu. Hiệu quả phân riêng bằng tuyển nổi phụ thuộc kích thước và số
lượng bong bóng khí. Kích thước tối ưu của bong bóng khí là 15 - 30.10-3mm.
e. Phương pháp hấp phụ
Hấp phụ là phương pháp tách các chất hữu cơ và khí hòa tan ra khỏi
nước thải bằng cách tập trung các chất đó trên bề mặt chất rắn (chất hấp phụ)

13


hoặc bằng cách tương tác giữa các chất bẩn hòa tan với các chất rắn (hấp phụ
hóa học).
f. Trích ly
Trích ly là phương pháp tách các chất bẩn hòa tan ra khỏi nước thải
bằng dung môi nào đó nhưng với điều kiện dung môi đó không tan trong
nước và độ hòa tan chất bẩn trong dung môi cao hơn trong nước.
g. Khử trùng
Nước sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học còn có thể chứa
khoảng 105 - 106 vi khuẩn trong 1ml nước. Do vậy, cần phải có biện pháp
khử trùng nước thải trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Các phương pháp khử
trùng nước thải phổ biến hiện nay là:
- Dùng clo hơi qua thiết bị định lượng clo.
- Dùng hypoclorit canxi dạng bột (Ca(ClO)2) hòa tan trong thùng dung

dịch 3 - 5% rồi định lượng vào bể khử trùng.
- Dùng hypoclorit natri; nước javen (NaClO).
Trong các phương pháp trên thì phương pháp dùng Clo hơi và các hợp
chất của Clo là được sử dụng phổ biến vì chúng được ngành công nghiệp
dùng nhiều, có sẵn với giá thành chấp nhận được và hiệu quả khử trùng cao
nhưng cần phải có thêm các công trình đơn vị như trạm cloratơ (khi dùng clo
hơi), trạm clorua vôi (khi dùng clorua vôi), bể trộn, bể tiếp xúc.
1.1.4.3. Phương pháp sinh học
Phương pháp sinh học được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan
có trong nước thải cũng như một số chất vô cơ như: H2S, sulfide, ammonia,
…dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật. Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ
và một số khoáng chất làm thức ăn để sinh trưởng và phát triển. Một cách
tổng quát, phương pháp xử lý sinh học có thể phân thành hai loại:
- Phương pháp kỵ khí: sử dụng nhóm vi sinh vật kỵ khí, hoạt động
trong điều kiện không có ôxy.
- Phương pháp hiếu khí: sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động
trong điều kiện cung cấp ôxy liên tục.
1.1.5. Hiện trạng xử lý nước thải bệnh viện trên thế giới
Chúng ta biết rằng nước là rất quan trọng cho tất cả các khía cạnh của
cuộc sống nhưng chỉ có 1% của tất cả các nước ngọt trên trái đất có sẵn cho
người sử dụng. Vì vậy, bảo vệ môi trường và sử dụng nước tiết kiệm, hiệu
14


quả là vấn đề của toàn thế giới hiện nay. Các bệnh viện tại Philippines bị rằng
buộc theo đạo luật Nước sạch Philippines (2004) yêu cầu các cơ sở phải có
giấy phép xả nước thải. Một ví dụ tích cực là Trung tâm Tim mạch Philipines
đã thực hiện xử lý nước thải bệnh viện nghiêm ngặt. Nước thải sau xử lý được
tái chế để tưới cây cảnh trong bệnh viện, các khu vườn và cho xả nước nhà vệ
sinh. Nước thải bệnh viện chứa lượng lớn thuốc dư, các mầm bệnh mà hệ

thống xử lý nước thải thông thường không thể xử lý được. Một số nước Châu
Âu bao gồm cả Đan Mạch đang bắt đầu xem xét kĩ lưỡng các mối đe dọa của
nước thải bệnh viện. Từ đó, một nhà máy xử lý mới được thiết kế bởi
Grundfos BioBooster với việc thiết lập các nhà máy màng bioreactor (MBR)
tại bệnh viện Herlev của Đan Mạch được khánh thành vào tháng 5 năm 2014.
Tại trung tâm của hệ thống là một loạt màng gốm xoay lọc ra các tác nhân
gây bệnh và dư lượng dược phẩm trong nước thải mà không thể gỡ vỏ được
trong xử lý nước thải thông thường. Nước thải sau xử lý đủ sạch để uống hoặc
được thải ra suối. Bùn thải từ quá trình xử lý được gửi để thiêu đốt vì nó có
chứa các sản phẩm dược phẩm phụ. Một số công nghệ xử lý nước thải bệnh
viện tiên tiến, cho hiệu quả cao được áp dụng tại một số nước:
1.1.5.1. Đức
Hệ thống xử lý nước thải phân tán DEWATS (DEcentralized
WAsterwater Treament System) được tổ chức Bremen Overseas Reasearch
and Development Association (viết tắt là BORDA) - Hiệp hội Nghiên cứu và
phát triển Bremen là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận – Cộng hoà
Liên bang Đức sáng lập ra năm 1993.
DEWATS là một giải pháp mới cho xử lý nước thải hữu cơ với quy mô
dưới 1000m3/ngày đêm, được sử dựng rộng rãi cho xử lý nước thải phân tán
từ các cụm dân cư, bệnh viện, khách sạn, trang trại, các lò giết mổ gia súc, gia
cầm và cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các nước đang phát triển.
Không chỉ riêng tại Đức mà hiện nay đã có hơn 500 hệ thống DEWATS
đang hoạt động hiệu quả ở các nước như Indonesia, Ấn Độ, Philippin, Trung
Quốc, Việt Nam và các nước Nam Phi. Tại Việt Nam, hệ thống DEWATS đã
15


được áp dụng xử lý nước thải tại: Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, tỉnh Thanh
Hóa; Bệnh viện đa khoa Kim Bảng, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam; Xử lý
nước thải sinh hoạt tại thôn Kiêu Kị, xã Kiêu Kị, huyện Gia Lâm, Hà Nội;

Trung tâm cứu hộ gấu Tam Đảo; …
1.1.5.2. Nhật Bản
Là nước áp dụng những hệ thống và công nghệ xử lý nước thải tiên tiến
hàng đầu thế giới. Hiện nay, Nhật Bản đang áp dụng 2 mô hình xử lý nước
thải bệnh viện chính là công nghệ xử lý nước thải kết hợp màng MBR và
công nghệ xử lý nước thải theo công nghệ AAO. Ngoài ra, năm 2011, Nhật
Bản đã đưa ra công nghệ xử lý mới mang tên Jokasou.
+ AAO là viết tắt của các cụm từ Anaerobic (kỵ khí) – Anoxic (thiếu
khí) – Oxic (hiếu khí). Công nghệ AAO là quy trình xử lý sinh học liên tục
ứng dụng nhiều hệ vi sinh vật khác nhau như hệ vi sinh vật kỵ khí, thiếu khí,
hiếu khí để xử lý nước thải. Dưới tác dụng phân hủy chất ô nhiễm của hệ vi
sinh vật mà nước thải được xử lý trước khi xả thải ra môi trường.
+ Công nghệ xử lý nước thải sử dụng màng lọc MBR là công nghệ hiện
đại và được sử dụng khá phổ biến hiện nay vì những ưu điểm vượt trội. MBR
là kỹ thuật mới xử lý nước thải kết hợp quá trình dùng màng với hệ thống bể
sinh học thể động bằng quy trình vận hành SBR sục khí 3 ngăn và công nghệ
dòng chảy gián đoạn. MBR là sự cải tiến của quy trình xử lý bằng bùn hoạt
tính, trong đó việc tách cặn được thực hiện không cần đến bể lắng bậc 2.
+ Jokasou có ưu điểm là tiết kiệm không gian và thời gian xử lý nhanh.
Đáp ứng nhu cầu của các bệnh viện cỡ vừa và nhỏ.
Hiện nay, công nghệ AAO đã và đang đang áp dụng tại bệnh viện Chợ
Rẫy- Tp. HCM (Sở Công nghệ Tp. HCM).
1.1.5.3. Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là nước đứng đầu thế giới về kinh tế. Kinh tế phát triển kéo
theo lượng rác thải nước thải cũng gia tăng, đặc biệt là nước thải bệnh viện.
Chính phủ Hoa Kỳ luôn quan tâm đến vấn đề sức khỏe và bảo vệ môi trường.
BIOFASTTM là hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ Mỹ (Norweco –
16



×