Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Đánh Giá Tỉnh Hình Thực Hiện Tiêu Chí 17 Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Xã Vũ Thắng, Huyện Kiến Xương, Tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 83 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
------------------------&---------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TIÊU CHÍ 17
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ VŨ THẮNG,
HUYỆN KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH

Người thực hiện

: HOÀNG NGỌC THUẬN

Lớp

: MTB

Khóa

: K57

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn

: TS. NGUYỄN THẾ BÌNH



Hà Nội - 2016

ii


LỜI CAM ĐOAN
Trong thời gian thực tập tại xã Vũ Thắng, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái
Bình, tôi đã chấp hành đầy đủ, nghiêm chỉnh mọi nội quy, quy định của cơ quan.
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài : “ Đánh giá
tình hình thực hiện tiêu chí 17 trong xây dựng nông thôn mới tại xã Vũ Thắng,
huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình” đều được thu thập, kiểm tra, khảo sát thực tế
một cách trung thực, đánh giá đúng thực trạng của địa phương nơi nghiên cứu.

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và nghiên cứu tại xã Vũ Thắng, huyện Kiến
Xương, tỉnh Thái Bình, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Để có
được kết quả như này, ngoài sự nỗ lực bản thân, tôi luôn được sự giúp đỡ chu
đáo, tận tình của nhà trường, các cơ quan, thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi xin
bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu học viện Nông nghiệp Việt Nam, ban quản lý đào tạo đại học
cùng toàn thể các thầy cô đã tận tình dạy dỗ tôi trong suốt thời gian học tập.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn Thế
Bình đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành
khóa luận này.
Cảm ơn lãnh đạo xã Vũ Thắng, nhân dân trong xã đã tạo điều kiện, giúp đỡ
tôi về tư liệu, kinh nghiệm thực tế trong suốt thời gian thực tập.
Trong quá trình nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan và khách quan cũng

như là hạn chế về mặt thời gian cho nên không tránh khởi sai sót, tôi rất mong
nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo để đè tài này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
Nhóm 1: Quy hoạch & Phát triển.............................................................................................65
Nhóm 2. Hạ tầng kinh tế - Xã hội ............................................................................................65
Điện......................................................................................................................................................65
Trường học...........................................................................................................................................66
Cơ sở vật chất văn hoá.........................................................................................................................66
Chợ NT..................................................................................................................................................66
Bưu điện...............................................................................................................................................66
Nhóm ba: Kinh tế và tổ chức sản xuất......................................................................................66
Hộ nghèo..............................................................................................................................................66
Giáo dục...............................................................................................................................................67
Môi trường ..........................................................................................................................................67

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

BTBDHMT

:

Bắc trung bộ và Duyên hải miền trung


CN

:

Công nghiệp

CSHT

:

Cơ sở hạ tầng

CNH-HĐH

:

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

DV

:

Dịch vụ

ĐBSCL

:

Đồng bằng sông Cửu Long


ĐBSH

:

Đồng bằng sông Hồng

ĐNB

:

Đông nam bộ

HTX

:

Hợp tác xã

KT-XH

:

Kinh tế - xã hội

LLLĐ

:

Lực lượng lao động


NLTS

:

Nông, lâm, thủy sản

NT

:

Nông thôn

NN

:

Nông nghiệp

NTM

:

Nông thôn mới

PTNT

:

Phát triển nông thôn


SXKD

:

Sản xuất kinh doanh

TDMNPB

:

Trung du miền núi phía Bắc

TN

:

Tây nguyên

TM

:

Thương mại

TTCN

:

Tiểu thủ công nghiệp


VSMT

:

Vệ sinh môi trường

XD

:

Xây dựng

XH

:

Xã hội

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Tình hình cơ sở vật chất hạ tầng của xã Vũ Thắng 2015..............Error:
Reference source not found
Bảng 4.2: Các nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân trong xã........Error:
Reference source not found
Bảng 4.3: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng các loại cống thải....Error: Reference source
not found
Bảng 4.4: Tỷ lệ sử dụng các kiểu công trình vệ sinh. .Error: Reference source not

found
Bảng 4.5: Nhận thức của người dân về vấn đề môi trường..........Error: Reference
source not found
Bảng 4.6: Đánh giá tiêu chí môi trường...........Error: Reference source not found

v


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Cơ cấu đất đai xã Vũ Thắng qua 6 năm 2009 – 2015. .Error: Reference
source not found
Hình 4.2: Tổng giá trị sản xuất của xã Vũ Thắng năm 2014 và 2015...........Error:
Reference source not found
Hình 4.3 : Đường làng, ngõ xóm xã Vũ Thắng Error: Reference source not found
Hình 4.4 : Một số ngôi mộ nằm rải rác ở các cánh đồng. .Error: Reference source
not found
Hình 4.5. Các nguồn phát sinh rác thải sinh.....Error: Reference source not found

vi


vii


PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo kết quả thống kê năm 2014 sản xuất nông nghiệp nước ta chỉ chiếm
18% GDP (2014), trong khi dân số sống tại khu vực nông thôn hiện chiếm gần
66,9% (Tổng cục thống kê, 2014), nhưng nông nghiệp-nông thôn vẫn đóng vai

trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh lương thực,
giữ vững an ninh quốc phòng và ổn định chính trị đất nước. Hiện nay, đất nước
ta đang trong quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa, điều đó đem lại những
thành tựu kinh tế- xã hội to lớn, góp phần quan trọng trong phát triển lực lượng
sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân. Bên cạnh đó, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa cũng có
những tác động tiêu cực như diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, phân hóa giàu
nghèo trong xã hội ngày càng sâu sắc, tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng
nghiêm trọng.... Chính vì vậy, để phát triển một cách bền vững thì chúng ta cần
phải có những chính sách và hành động thực tế trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là
trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng nông thôn là mối quan tâm
đặc biệt của Đảng và Nhà nước, tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X của Đảng về vấn đề xây dựng nông thôn mới, Đảng ta đã xác định:“Xây
dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ
cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
phát triển ngày càng hiện đại”.
Kiến Xương là một huyện nằm ở chính phía nam tỉnh Thái Bình, cách trung
tâm thành phố 8 km. Thực hiện nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Nghị quyết số
02/NQ-TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng nông thôn mới, Ban
Chấp hành Đảng bộ huyện Kiến Xương đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-HU
1


ngày 13-12-2010 về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2015, định
hướng đến năm 2020 với mục tiêu: kinh tế phát triển,đời sống vật chất và tinh
thần của nông dân được nâng cao; nông thôn được phát triển theo quy hoạch, có
kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ; dân trí
được nâng cao, bảo tồn những nét văn hóa tốt đẹp của làng,xã; an ninh chính trị
được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; dân chủ được mở rộng, hệ

thống chính trị được củng cố vững mạnh. Trên địa bàn huyện Kiến Xương có 14
xã đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới, trong đó Vũ Thắng là 1 xã của huyện
đang trong quá trình xây dựng nông thôn mới, tuy nhiên xã vẫn chưa hoàn thành
đủ 19/19 tiêu chí của của chương trình xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh các
mục tiêu về giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng… tiêu chí môi trường là một tiêu chí
quan trọng trong bộ tiêu chí của chương trình mà xã chưa đạt được. Tiêu chí này
không chỉ phản ánh được môi trường khái quát của một địa phương mà qua đó
còn đánh giá được hiện trạng phát triển kinh tế, xã hội của địa phương đó. Xuất
phát từ thực tế, nhằm đánh giá tình hình mức độ hoàn thành tiêu chí môi trường
của xã Vũ Thắng so với quy định của bộ tiêu chí về nông thôn mới, từ đó nghiên
cứu đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện quá trình thực hiện tiêu chí 17
trong nông thôn mới tại xã Vũ Thắng, dưới sự giúp đỡ của thầy Nguyễn Thế
Bình, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí
17 trong xây dựng nông thôn mới tại xã Vũ Thắng, huyện Kiến Xương, tỉnh
Thái Bình”
1.2. Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu tình hình thực hiện tiêu chí 17 trong quá trình xây dựng nông
thôn mới tại xã Vũ Thắng.
- Xác định những tồn tại, khó khăn trong quá trình thực hiện tiêu chí 17
trong xây dựng nông thôn mới.

2


- Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện quá trình thực hiện tiêu chí
môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Vũ Thắng.
1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu
- Đánh giá được việc thực hiện tiêu chí 17 trong xây dựng nông thôn mới
tại xã Vũ Thắng.

- Các đề xuất để góp phần thực hiện tiêu chí 17 có tính thực tiễn với địa
bàn nghiên cứu.

3


PHẦN 2
TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Nông thôn Việt Nam
2.1.1. Các khái niệm
- Nông nghiệp là quá trình sản xuất ra lương thực, thực phẩm cung cấp
cho con người và tạo ra của cải cho xã hội.
- “ Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản
xuất nông nghiệp, sống chủ yếu bằng ruộng vườn sau đó đến ngành nghề khác
và tư liệu chính là đất đai”. ( Benedict J.tria kerrkvliet, Jamesscott Nguyễn Ngọc
và Đỗ Đức Thịnh, 2000).
- “ Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành
phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã”.
(Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn).
- “Phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn là phạm trù rộng được nhận thức với rất nhiều quan
điểm khác nhau.
Theo Ngân hàng Thế Giới (1975) đã đưa ra định nghĩa: “ Phát triển nông
thôn là một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện sống kinh tế và xã hội của
một nhóm người cụ thể - người nghèo ở vùng nông thôn. Nó giúp những người
nghèo nhất trong những người dân sống ở các vùng nông thôn được hưởng lợi
ích từ sự phát triển”
Quan điểm khác lại cho rằng, phát triển nông thôn nhằm nâng cao về vị
thế kinh tế và xã hội cho người dân nông thôn qua việc sử dụng có hiệu quả cao

các nguồn lực địa phương bao gồm nhân lực, vật lực và tài lực. (Mai Thanh
Cúc, Quyền Đình Hà, 2005).

4


Phát triển nông thôn có tác động theo nhiều khía cạnh khác nhau. Phát
triển nông thôn là quá trình thực hiện hiện đại hóa nền văn hóa nông thôn,
nhưng vẫn bảo tồn được những giá trị truyền thống thông qua việc ứng dụng
khoa học và công nghệ. Đồng thời đây là quá trình thu hút mọi người dân tham
gia vào các chương trình phát triển, nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc
sống của các dân cư nông thôn.
Khái niệm phát triển nông thôn mang tính toàn diện, đảm bảo tính bền
vững về môi trường. Vì vậy trong điều kiện của Việt Nam, được tổng kết từ các
chiến lược kinh tế xã hội của Chính phủ, thuật ngữ này được hiểu:
“Phát triển nông thôn là một quá trình cải thiện có chủ ý một cách bền
vững về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc
sống của người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ
chức khác” (Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà, 2005).
-Mô hình nông thôn mới
Xây dựng mô hình nông thôn mới là một chính sách về một mô hình phát
triển cả về nông nghiệp và nông thôn, mô hình nông thôn mới là những kiểu
mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những thành tựu Khoa học kĩ thuật
hiện đại mà vẫn giữ được nét đặc trưng, tinh hoa văn hóa người Việt Nam. Nhìn
chung: mô hình làng nông thôn theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, hợp
tác hóa, dân chủ hóa và văn minh hóa. (Phan Xuân Sơn, Nguyễn Cảnh, 2008).
Mô hình nông thôn mới được quy định bởi các tính chất: đáp ứng yêu cầu
phát triển ( đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường), đạt hiệu quả
cao nhất trên tất cả các mặt ( kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội), tiến bộ hơn so
với mô hình cũ, chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng

trên các nước.
Có thể khái niệm: “ Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm,
cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu
cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được
5


xây dựng so với mô hình nông thôn cũ ( truyền thống, đã có ) ở tính tiên tiến về
mọi mặt” (Phan Xuân Sơn, Nguyễn Cảnh, 2008).
2.1.2. Hiện trạng nông thôn Việt Nam
- Đặc điểm chung của nông thôn:
+ Thứ nhất, ở vùng nông thôn, các cư dân chủ yếu là nông dân và làm
nghề nông, đây là địa bàn hoạt động chủ yếu của các ngành sản xuất vật chất
nông, lâm, ngư nghiệp và các ngành nghề kinh doanh, dịch vụ phi nông nghiệp.
+ Thứ hai, nông thôn thể hiện tính chất đa dạng về điều kiện tự nhiên, môi
trường sinh thái.
+ Thứ ba, cư dân nông thôn có mối quan hệ họ tộc và gia đình khá chặt
chẽ với những quy định cụ thể của từng họ tộc và gia đình.
+ Thứ tư, nông dân lưu giữ và bảo tồn nhiều di sản văn hoá của quốc gia
như các phong tục tập quán cổ truyền về đời sống, lễ hội, sản xuất nông nghiệp
và ngành nghề truyền thống, các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh...
(Nguyễn Thị Phương Hoa, 2012).
- Theo báo cáo đánh giá tổng quan về thực trạng nông thôn, nông nghiệp
từ kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011, tính đến
01/7/2011, cả nước có 9.071 xã, hầu như không có sự thay đổi về số lượng đơn
vị hành chính cấp xã trong 5 năm qua. Cả nước có 80.904 thôn, ấp, bản, tăng
0.35% so với số 80.620 thôn của năm 2006. Nông thôn nước ta có 15,3 triệu hộ
với xấp xỉ 32 triệu người trong độ tuổi lao động, tăng 11,4% về số hộ và 4,5%
về lao động so với kỳ tổng điều tra năm 2006. (Tổng cục thống kê, 2011).
- Việt Nam là nước có nền kinh tế đang chuyển đổi từ nông nghiệp sang

công nghiệp hóa, nông dân là lực lượng lao động xã hội chính chiếm hơn 70%
dân số và trên 50% lực lượng lao động xã hội. Do đó nông nghiệp được coi là
yếu tố quan trọng trong việc xóa đói nghèo, tăng thu nhập cho nông dân và mở
đường cho các chính sách đổi mới phát triển nông nghiệp nông thôn. Thực hiện
công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, bằng tinh thần lao động cần cù,
6


sáng tạo, giai cấp nông dân cùng với nhân dân cả nước tạo nên những thành tựu
khá toàn diện và to lớn trên mặt trận sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông
thôn mới, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, xoá
đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân, làm thay đổi bộ mặt của nông
thôn ngày nay được thể hiện ở những mặt sau:
+ Kết cấu hạ tầng nông thôn tiếp tục được xây dựng mới và nâng cấp cả
về chiều rộng và chiều sâu, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển; bộ mặt nông
thôn có nhiều đổi mới. (Tổng cục thống kê, 2011).
• Phát triển nhanh mạng lưới điện ở nông thôn đã tạo điều kiện thuận lợi
để điện khí hoá NT, NN, phục vụ sản xuất và đời sống. Đây là một trong những
nội dung quan trọng hàng đầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá NN, NT. Dưới
sự triển khai của các cấp, các nghành và Chính phủ mang lại kết quả tốt, có
bước phát triển mới.
• Giao thông nông thôn đã phát triển cả về số lượng và chất lượng ở
đường xã, đường liên thôn và đường nội đồng góp phần tích cực tạo điều kiện
thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư về khu vực NT, tạo công ăn, việc làm, xoá
đói, giảm nghèo và là yếu tố cơ bản giải quyết được nhiều vấn đề KT-XH khác.
Tuy nhiên hệ thống đường giao thông NT ở vùng sâu, vùng núi cao, hải đảo vẫn
nhiều khó khăn.
• Hệ thống thuỷ lợi được chú trọng xây dựng mới và nâng cấp song chưa
đồng đều. Cụ thể như số trạm bơm nước phục vụ sản xuất NLTS trên địa bàn xã
vùng nhiều nhất là ĐBSH (3,7 trạm/xã), ĐBSCL (2,5 trạm/xã), Bắc trung bộ

duyên hải miền trung (1,4 trạm/xã); thấp nhất là vùng TN, ĐNB chỉ đạt mức 0,2
trạm/xã.
• Hệ thống trường học các cấp ở khu vực NT được xây dựng mới, nâng
cấp và cơ bản xoá xong tình trạng trường tạm, lớp tạm.

7


• Hệ thống cơ sở y tế nông thôn tiếp tục được tăng cường khá toàn diện, thực
sự trở thành tuyến chăm sóc sức khoẻ ban đầu, quan trọng của dân cư nông thôn.
• Mạng lưới thông tin, văn hóa phát triển nhanh, góp phần cải thiện đời
sống tinh thần của nhân dân.
• Chợ nông thôn đã được kiên cố hoá hơn trước.
• Hệ thống tín dụng nhân dân nông thôn tiếp tục tăng, tạo điều kiện thuận lợi
cho dân cư tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống.
• Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã có bước cải thiện song
vẫn là một vấn đề bức xúc ở nhiều vùng thôn quê, đặc biệt là các vùng sâu, vùng
xa. Theo số liệu Tổng cục thống kê năm 2011 cho biết cả nước có 4.216 xã
(chiếm 46,5% so với tổng số xã) có hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung, tăng
10% so với năm 2006, góp phần quan trọng trong nâng cao chất lượng cuộc
sống và bảo vệ sức khỏe của dân cư NT. Trong 6 vùng KT-XH, vùng ĐBSCL
có đến 81,1% xã có hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung; tiếp theo là Trung du
miền núi phía bắc đạt 59,1%. Các vùng còn lại dưới mức bình quân cả nước là
TN (45%); Bắc trung bộ duyên hải miền trung (33,8%) và thấp nhất là ĐBSH
chỉ đạt 24,5%. Tính đến 01/7/2011 cả nước có 1.674 xã và 6.891 thôn đã xây
dựng hệ thống thoát nước thải chung, chiếm tỷ lệ 18,5% số xã và 8,5% số thôn
(năm 2006 các tỷ lệ tương ứng là 12,2% và 5,6%). ĐBSH là vùng đạt tỷ lệ cao
nhất với 37,6% số xã và 26,6% số thôn đã xây hệ thống thoát nước thải chung,
trong khi TN đạt tỷ lệ thấp nhất (các tỷ lệ tương ứng là 3,9% và 1,3%). Tuy tỷ lệ
xã đã xây dựng được hệ thống thoát nước thải chung còn thấp ở hầu hết các

vùng, nhưng đó là một tiến bộ bước đầu trong chuyển biến nhận thức và hành
động của các cấp, các ngành cũng như các hộ gia đình NT về bảo vệ môi trường
qua xử lý nước thải, nhất là các vùng có các làng nghề, khu công nghiệp, cụm
công nghiệp tập trung, trang trại chăn nuôi. Các hoạt động thu gom rác thải sinh
hoạt trên địa bàn NT những năm gần đây cũng được nhiều địa phương quan tâm.

8


Đến năm 2011, cả nước có 3.996 xã có tổ chức (hoặc thuê) thu gom rác thải,
chiếm tỷ lệ 44% (năm 2006 có 28,4%) và 25,8% số thôn có tổ chức (hoặc thuê)
thu gom rác thải. Tuy kết quả đạt được còn thấp và chưa đều giữa các vùng, các
địa phương nhưng xu hướng chung là tăng dần so với các năm trước. Đạt cao
nhất về 2 chỉ tiêu trên là vùng ĐBSH (81,6% và 66,2%), thấp nhất là TDMNPB
(chỉ 12,7% và 4,4%). Tỷ lệ hộ NT có hố xí tăng từ 88,8% năm 2006 lên 91,4%
năm 2011, trong đó hố xí tự hoại/bán tự hoại tăng nhanh từ 16,9% lên 44,1%.
Xử lý rác sinh hoạt khu vực NT tuy có nhiều khó khăn nhưng tỷ lệ hộ có người
đến thu gom rác đạt gần 25% vào năm 2011. Dù có những bước tiến bộ so với 5
năm trước đây song môi trường ở NT vẫn là một trong ít những lĩnh vực có
nhiều hạn chế, yếu kém nhất trong bức tranh toàn cảnh có nhiều khởi sắc về KTXH ở NT nước ta. Những con số dưới 1/5 số xã và dưới 1/10 số thôn có hệ
thống thoát nước thải chung; dưới 45% số xã và dưới 1/3 số thôn có tổ chức
(hoặc thuê) thu gom rác thải và gần 1/4 hộ có người đến thu gom rác từ kết quả
TĐT năm 2011 đã thể hiện điều đó. Sự kém 26 phát triển về hạ tầng hệ thống
nước thải và dịch vụ thu gom rác thải đặc biệt xảy ra ở các vùng TDMNPB và
TN (Tổng cục Thống Kê, 2011)
• Làng nghề nông thôn được khôi phục và phát triển, tạo nhiều việc làm,
góp phần thúc đẩy sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Cùng với
sự ra đời của các khu CN, cụm CN, nhiều làng nghề được khôi phục và phát
triển đã thu hút được nhiều nguồn vốn trong dân cư, tạo được việc làm tại chỗ
cho hàng chục vạn lao động và đào tạo, bồi dưỡng những lao động phổ thông

thành lao động có kỹ thuật. Đến năm 2011, khu vực NT có 961 xã có làng nghề,
chiếm 11% tổng số xã (tỷ lệ tương ứng của các năm 2001 và 2006 lần lượt là
6% và 8%). Số lượng làng nghề cũng tăng: Năm 2011 có 1.322 làng nghề so với
1077 làng nghề của năm 2006 và 710 làng nghề của năm 2001. Tuy nhiên, mặt
trái của các làng nghề NT cũng còn nhiều, nhất là tình trạng gây ô nhiễm môi
trường NT: nước thải, chất thải do các làng nghề tạo ra tại các vùng quê gây ô
9


nhiễm nguồn nước, không khí, đất đai ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi và sức
khỏe người dân còn rất phổ biến. Theo kết quả TĐT năm 2011, tỷ lệ làng nghề
sử dụng thiết bị xử lý nước, chất thải độc hại chỉ đạt 4,1% và thực trạng này
đang cho thấy rõ nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất cao của các làng nghề ở
NT nước ta (Tổng cục Thống Kê, 2011)
+ Cơ cấu ngành nghề của hộ nông thôn đã có sự chuyển dịch theo hướng
tích cực, song vẫn chưa khắc phục được sự chênh lệch lớn giữa các vùng kinh
tế- xã hội thể hiện ở các điểm sau :
• Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề hộ NT có nhiều tiến bộ, giảm nhanh tỉ
lệ lao động trong ngành nông lâm thủy sản và tăng ở ngành công nghiệp xây
dựng và dịch vụ.
• Trình độ chuyên môn của lao động NT đã được nâng lên. Trong những
năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và Chương trình đào tạo nghề
cho nông dân. Với sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc đào tạo nghề miễn phí,
trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động NT đã nâng lên. Số người trong độ
tuổi lao động có khả năng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp
trở lên năm 2011 chiếm tỷ lệ 11,2% (năm 2006 đạt 8,2% và năm 2001 đạt
6,2%), trong đó: trình độ trung cấp lần lượt ở các năm 2011, 2006 và 2001 là
4,3%, 3% và 2,5 %; trình độ đại học là 2,2%, 1,1% và 0,7% trong 3 năm tương
ứng (Tổng Cục Thống Kê, 2011).
• Kinh tế NT tiếp tục phát triển, thu nhập và tích luỹ của hộ NT tăng Với

mức tăng trưởng bình quân trong 5 năm qua đạt 7%, GDP bình quân đầu người
năm 2010 đạt 1.168 USD (Tổng Cục Thống kê, 2011).
- Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nông thôn hiện nay còn một số tồn
tại khi một số chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn chưa thực sự có
hiệu quả và chưa mang lại lợi ích cho nông dân như mong muốn. Nông dân
chưa được hưởng lợi tương xứng với những thành quả lao động cũng như những
chính sách mà Đảng và Nhà nước đề ra; còn gặp nhiều khó khăn trong đời sống
10


và sản xuất. Tại cuộc hội thảo "Công nghiệp hóa nông thôn và phát triển nông
thôn Việt Nam - Đài Loan", do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Viện
Nghiên cứu Trung ương Đài Loan tổ chức ngày 17/12/2007, và cuộc hội thảo
“Nông dân Việt Nam trong quá trình hội nhập” do Viện Chính sách và Chiến
lược phát triển Nông nghiệp nông thôn tổ chức ngày 18/12/2007, các chuyên gia
đã liệt kê ra những vấn đề xã hội bức xúc, nan giải trong 20 năm qua. Đó là vấn
đề khoảng cách giàu - nghèo và bất bình đẳng xã hội; tình trạng thiếu việc làm,
di dân tự phát; xung đột xã hội gia tăng; dân trí và quan trí thấp; dịch vụ y tế,
chăm sóc sức khỏe yếu kém; đời sống văn hóa có nhiều biểu hiện tiêu cực,
xuống cấp; năng lực quản lý xã hội, kết cấu hạ tầng thấp kém; môi trường bị ô
nhiễm và suy thoái ở mức báo động.
2.2. Giới thiệu chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới
2.2.1. Khái niệm nông thôn mới
oKhái niệm nông thôn mới
+ Tiêu chuẩn “ Hộ nông thôn mới ”
Gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà Nước và quy định của địa phương; tích cực tham gia các phong
trào thi đua của địa phương:
-Thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ công dân; không vi phạm pháp luật nhà
nước, quy định của địa phương và quy ước, hương ước cộng đồng.

-Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; vệ sinh môi trường; nếp
sống văn hóa nơi công cộng; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan của địa
phương; tích cực tham gia các hoạt động đời sống văn hóa ở khu dân cư.
-Không vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc
cưới, việc tang và lễ hội; không sử dụng và lưu hành văn hóa phẩm độc hại;
không mắc các tệ nạn xã hội; tham gia tích cực bài trừ tệ nạn xã hội và phòng
chống các loại tội phạm.

11


-Tham gia đầy đủ các phong trào thi đua; các sinh hoạt, hội họp ở cộng đồng.
Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người
trong cộng đồng:
-Vợ chồng bình đẳng, thương yêu, giúp đỡ nhau tiến bộ. Không có bạo
lực gia đình dưới mọi hình thức; thực hiện bình đẳng giới; sinh con đúng quy
định, cùng có trách nhiệm nuôi con khỏe, dạy con ngoan.
-Gia đình nề nếp; ông bà, cha mẹ gương mẫu, con cháu thảo hiền; giữ gìn
các giá trị văn hóa gia đình truyền thống, đặc biệt tiếng nói, chữ viết, trang phục
và phong tục tập quán tốt của dân tộc mình, tiếp thu chon lọc các giá trị văn hóa
mới về gia đình.
-Giữ gìn vệ sinh phòng bệnh,có trên 50% số người trong hộ có bảo hiểm
y tế.
-Nhà ở ngăn nắp, khuôn viên xanh-sạch-đẹp; sử dụng nước sạch, nhà
tắm, nhà vệ sinh và chuồng nuôi gia súc hợp vệ sinh, được chỉnh trang xây
dựng theo quy hoạch; các thành viên có nếp sống lành mạnh, thường xuyên
luyện tập thể dục, thể thao.
Tích cự tham gia chương trình xóa đói, giảm nghèo; đoàn kết tương trợ
xóm giềng, giúp đỡ đồng bào hoạn nạn; hưởng ứng phong trào đền ơn đáp
nghĩa, cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” và các hoạt động nhân đạo khác ở

cộng đồng.
Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất,
chất lượng, hiệu quả:
-Trẻ em trong độ tuổi đi học đều đựơc đến trường, chăm ngoan, hiếu học;
người lớn trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn
định,hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trên 50% lao động trong hộ được đào
tạo nghề.
-Có kế hoạch phát triển kinh tế gia đình, chủ động xóa đói giảm nghèo,
làm giàu chính đáng.
12


-Kinh tế gia đình ổn định, thực hiện tiết kiệm, đời sống vật chất,tinh thần
của các thành viên trong gia đình ngày càng cao. (Diễn Phước quê mình, nhiều
tác giả, 2013)
+ Tiêu chuẩn “ Xóm nông thôn mới ”
Có tối thiểu 70% số hộ đạt chuẩn “Hộ nông thôn mới”.
(1) Thực hiện đúng quy định của xã về hạ tầng, sản xuất, dân cư.
(2) Các công trình hạ tầng, kinh tế đạt chuẩn( giao thông : trên 50% số
đường trục thôn được cứng hóa đạt chuẩn

; thủy lợi: hệ thống thủy lợi trên

địa bàn đáp ứng cơ bản yêu cầu về sản xuất và dân sinh; điện: trên 70% số hộ
sử dụng điện an toàn, thường xuyên; cơ sở vật chất trường học trên địa bàn đạt
chuẩn; có nhà văn hóa, khu thể thao theo quy định của Bộ văn hóa- thể thao và
du lịch; 60% nhà ở đạt chuẩn Bộ xây dựng, không còn nhà tạm.
(3) Về thu nhập: 90% số hộ có đời sống ổn định; Tỷ lệ hộ nghèo <5%.
(4) Đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh, phong phú:
-Có hương ước cộng đồng và thực hiện đầy đủ; các công trình lịch sử, văn hóa,

cảnh quan được tôn tạo, bảo vệ; thực hiên nếp sống văn minh trong tiệc cưới, việc
tang…không có người mắc tệ nạn xã hội (nghiện hút cờ bạc, mại dâm, vận chuyển,
tàng rữ, mua bán ma túy và các văn hóa phẩm thuộc diện cấm lưu hành). Có phong
trào giúp nhau giảm nghèo, cải thiện nâng cấp nơi ăn, ở phù hợ yêu cầu.
-60% số hộ được sử dụng nước sạch, nhà tắm, nhà tiêu, chuông nuôi gia
súc hợp vệ sinh; không có hoạt động suy giảm môi trường; nghĩa trang được
quản lý theo kế hoạch; rác thải, chất thải được thu gom xử lý thích hợp; đường
làng, ngõ xóm phong quang, sạch sẽ.
(5) Trong năm chi bộ và các tổ chức đoàn thể xếp loại khá trở lên, không
có điểm nóng về an ninh, trật tự xã hội; không có khiếu kiện đông người vượt
cấp kéo dài. (Diễn Phước quê mình, nhiều tác giả, 2013).
+ Tiêu chí “ Xã nông thôn mới”
Gồm 19 tiêu chí trên 5 lĩnh vực được quy định tại Quyết định số
13


491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
-5 nhóm là: Quy hoạch; Hạ tầng kinh tế, xã hội; Kinh tế và tổ chức sản
xuất; Văn hóa- xã hội- môi trường; hệ thống chính trị.
-19 tiêu chí là: 1. Quy hoạch; 2. Giao thông; 3. Thủy lợi; 4. Điện; 5.
Trường học; 6. Cơ sở vật chất văn hóa; 7. Chợ; 8. Bưu điện; 9. Nhà ở dân cư;
10. Thu nhập; 11. Tỷ lệ hộ nghèo; 12. Cơ cấu lao động; 13. Hình thức tổ chức
sản xuất; 14. Giáo dục; 15. Y tế; 16. Văn hóa; 17. Môi trường; 18. Hệ thống tổ
chức chính trị xã hội vững mạnh; 19. An ninh, trật tự xã hội. (Diễn Phước quê
mình, nhiều tác giả, 2013).
oXây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để
cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình
khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện ( nông nghiệp, công nghiệp,
dịch vụ); có nếp sống văn hóa, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo;

thu nhập, dời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
Xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của
cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội mà
còn cả vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp
Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực chăm
chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ,
văn minh. (Tài liệu đào tạo, hướng dẫn cán bộ xây dựng nông thô mới – trường
chính trị Trần phú, Hà tĩnh 2013)
2.2.2. Đặc trưng của nông thôn mới
Theo cuốn sổ tay “ Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới” ( Nhà
xuất bản lao động 2010), đặc trưng của NTM thời kỳ CNH – HĐH, giai đoạn
2010 – 2020, bao gồm:
- Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và gia đình của cư dân nông thôn
được nâng cao;
14


- Nông thôn phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội
hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ;
- Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy;
- An ninh tốt, quản lý dân chủ;
- Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao…
2.2.3. Mục tiêu và nhiệm vụ của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới
a. Mục tiêu
 Mục tiêu chung
o Mục tiêu chung của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới.
Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội từng bước hiện
đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát

triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy
hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi
trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và
tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. (Quyết định số 800/QĐ- TTg ngày 04 tháng 06 năm 2010 quyết định phê duyệt
chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020).
o Mục tiêu chung của chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Bình.
Xây dựng nông thôn mới theo hướng truyền thống, văn minh, hiện đại, có kết
cấu hạ tầng phù hợp với quy hoạch không gian làng, xã, quy hoạch kinh tế - xã
hội của ngành và địa phương; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; đảm
bảo môi trường sinh thái… Nhanh chóng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của người dân, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn,
giữa các vùng, miền, đặc biệt quan tâm vùng núi, vùng sâu, vùng tái định cư;
nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng giai cấp nông dân mới theo
ý thức tự vươn lên, có khả năng làm chủ nông thôn mới. Đảm bảo an ninh chính
15


trị và trật tự an toàn xã hội. ( Quyết định số 491/QĐ/TTg ngày 16/4/2009 thủ
tướng chính phủ)
 Mục tiêu cụ thể
oMục tiêu cụ thể của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Đến năm 2015: 20% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới (theo bộ tiêu chí
quốc gia về nông thôn mới).
Đến năm 2020: 50% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới (theo bộ tiêu chí
quốc gia về nông thôn mới).
oMục tiêu cụ thể của chương trình xây dựng nông thôn mới Thái Bình.
Đến năm 2020 Thái Bình trở thành tỉnh nông thôn mới có nền nông
nghiệp và công nghiệp theo hướng hiện đại.
b. Nhiệm vụ

- Tuyên truyền, vận động, lập quy hoạch, lập đề án, kế hoạch xây dựng
nông thôn mới thiết thực, hiệu quả;
- Chỉnh trang khu dân cư, nhà ở, khuân viên, vườn ao, tường rào… để có
cảnh quan đẹp, đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn;
- Huy động nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất
và đời sống;
- Phát triển sản xuất, có nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao, nâng
cao thu nhập trên diện tích đất canh tác;
- Từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa và đảm bảo an
ninh nông thôn. (Quyết định số 800/QĐ- TTg ngày 04 tháng 06 năm 2010 quyết định
phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 20102020).
2.2.4. Thời gian và phạm vi thực hiện
- Thời gian thực hiện: từ năm 2010 đến năm 2020.
- Phạm vi: Thực hiện trên địa bàn nông thôn của toàn quốc.

16


×