Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Đánh Giá Hiện Trạng Sử Dụng Phân Bón Và Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Trên Cây Vải Thiều Tại Xã Trù Hựu, Huyện Lục Ngạn, Tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.89 MB, 88 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
---------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG PHÂN BÓN
VÀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN CÂY VẢI
THIỀU TẠI XÃ TRÙ HỰU, HUYỆN LỤC NGẠN,
TỈNH BẮC GIANG

Người thực hiện

: VŨ THỊ BÍCH NGỌC

Lớp

: MTD

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn

: ThS. NGUYỄN TÚ ĐIỆP




Hà Nội - 2016

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự
hướng dẫn tận tình từ giảng viên hướng dẫn là ThS. Nguyễn Tú Điệp. Các nội
dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất cứ công trình nào trước đây. Những số liệu trong các bảng
biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá do chính tôi thu thập từ
các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra đề tài còn
sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của một số tác giả, cơ
quan, tổ chức khác và cũng được thể hiện trong tài liệu tham khảo.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Sinh viên
Vũ Thị Bích Ngọc

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực

của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của
các thầy, cô giáo trong khoa Môi trường, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam và
sự giúp đỡ của cán bộ, nhân dân địa phương. Tôi xin ghi nhận và bày tỏ lòng
biết ơn tới những tập thể và cá nhân đã dành cho tôi sự giúp đỡ quý báu đó.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Tú Điệp đã tận tình
hướng dẫn tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt
nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo
trong khoa Môi trường, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, nhân viên tại UBND xã Trù
Hựu và toàn bộ người dân trong xã đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi
trong thời gian thực tập tại địa phương và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Sinh viên

Vũ Thị Bích Ngọc

ii


MỤC LỤC
3.Yêu cầu...........................................................................................................................................2

Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng của phân chuồng........................................8
Bảng 1.2: Sử dụng phân bón và năng suất cây trồng ở Việt Nam..................12
Bảng 1.3: Bón N, P, K cân đối làm tăng năng suất và chất lượng đậu tương. 12
Bảng 1.4: Các loại phân bón phổ biến tại Việt Nam.......................................18
Hình 1.1: Diễn biến dư lượng thuốc BVTV nhóm Pyrethoid trong môi trường đất nông thôn
tỉnh Bắc Giang năm 2013 và 2014...........................................................................................25


Bảng 1.7: Phân loại độ bền của thuốc BVTV theo Briggs (1976)..................25
Bảng 1.8: Tính tan của thuốc BVTV trong môi trường nước.........................26
Bảng 3.2: Diện tích gieo trồng và sản lượng các loại cây trồng năm 2015.....36
Bảng 3.3: Số lượng một số loại gia súc gia cầm trên địa bàn xã năm 2015....36
Bảng 3.4: Diện tích, năng suất, sản lượng của cây vải thiều năm 2012 – 2015
.........................................................................................................................38
Bảng 3.5: Giá bán và doanh thu vải thiều năm 2012 – 2015..........................40
Hình 3.2: Tỷ lệ sử dụng phân bón vô cơ và hữu cơ của các hộ trồng vải.......43
Hình 3.3: Tỷ lệ cách lựa chọn phân bón của các hộ trồng vải........................44
Bảng 3.6: Cách thức sử dụng phân hữu cơ của các hộ trồng vải....................44
Bảng 3.7: Lượng phân hóa học được sử dụng tại địa bàn xã..........................47
Bảng 3.8: Một số phân bón lá thường được sử dụng trên cây vải...................50
Hình 3.4: Tỷ lệ số lần bón phân của các hộ gia đình trồng vải.................................................51

Bảng 3.9: Thời điểm bón phân cho vải thiều của các hộ gia đình..................51
Bảng 3.10: Nhận thức của người dân về tác hại của phân bón.......................53
Bảng 3.11: Loại thuốc BVTV phổ biến được sử dụng trên cây vải thiều tại xã
Trù Hựu...........................................................................................................53
Hình 3.5: Tỷ lệ cách lựa chọn thuốc BVTV của các hộ..............................................................55

Bảng 3.12: Cách chọn thời điểm phun thuốc của các hộ gia đình trồng vải...56
Bảng 3.13: Số lượng thuốc BVTV sử dụng trong một lần của các hộ gia đình
.........................................................................................................................56

iii


Bảng 3.14: Số lần phun thuốc trên cây vải của các hộ gia đình......................57
Bảng 3.15: Cách lựa chọn nồng độ và liều lượng phun của các hộ ...............57

Hình 3.6: Tỷ lệ sử dụng các đồ bảo hộ lao động khi phun thuốc.............................................59
Hình 3.7: Tỷ lệ các triệu chứng thường gặp sau khi phun thuốc..............................................60

Bảng 3.16: Nhận thức về tác hại của phân bón của các hộ thông thường và
VietGAP..........................................................................................................61
Bảng 3.17: Tình hình sử dụng phân bón của các hộ thông thường và VietGAP
.........................................................................................................................62
3.6.2. So sánh về tình hình sử dụng thuốc BVTV.............................................................................63

Bảng 3.18: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của các hộ thông thường và
VietGAP..........................................................................................................63
Hình 3.8: Tỷ lệ sử dụng đồ bảo hộ khi phun thuốc của các hộ thông thường và VietGAP.......65
Hình 3.9: Tỷ lệ các triệu chứng thường gặp sau khi phun thuốc ở các hộ thông thường và
VietGAP...................................................................................................................................66
2. Kiến nghị......................................................................................................................................71

DANH MỤC BẢNG BIỂU
iv


Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng của phân chuồng. .Error: Reference source
not found
Bảng 1.2: Sử dụng phân bón và năng suất cây trồng ở Việt Nam...........Error:
Reference source not found
Bảng 1.3: Bón N, P, K cân đối làm tăng năng suất và chất lượng đậu tương
....................................................Error: Reference source not found
Bảng 1.4: Các loại phân bón phổ biến tại Việt Nam...Error: Reference source
not found
Bảng 1.5: Phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại Error: Reference source not
found

Bảng 1.6: Phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại tại Việt Nam.............Error:
Reference source not found
Bảng 1.7: Phân loại độ bền của thuốc BVTV theo Briggs (1976)...........Error:
Reference source not found
Bảng 1.8: Tính tan của thuốc BVTV trong môi trường nước. Error: Reference
source not found
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất tự nhiên xã Trù Hựu năm 2015..........Error:
Reference source not found
Bảng 3.2: Diện tích gieo trồng và sản lượng các loại cây trồng năm 2015
....................................................Error: Reference source not found
Bảng 3.3: Số lượng một số loại gia súc gia cầm trên địa bàn xã năm 2015
....................................................Error: Reference source not found
Bảng 3.4: Diện tích, năng suất, sản lượng của cây vải thiều năm 2012 – 2015 Error:
Reference source not found
Bảng 3.5: Giá bán và doanh thu vải thiều năm 2012 – 2015. .Error: Reference
source not found
Bảng 3.6: Cách thức sử dụng phân hữu cơ của các hộ trồng vải.............Error:
Reference source not found

v


Bảng 3.7: Lượng phân hóa học được sử dụng tại địa bàn xã..Error: Reference
source not found
Bảng 3.8: Thời điểm bón phân cho vải thiều của các hộ gia đình............Error:
Reference source not found
Bảng 3.10: Nhận thức của người dân về tác hại của phân bón Error: Reference
source not found
Bảng 3.11: Loại thuốc BVTV phổ biến được sử dụng trên cây vải thiều tại xã
Trù Hựu......................................Error: Reference source not found

Bảng 3.12: Cách chọn thời điểm phun thuốc của các hộ gia đình trồng vải
....................................................Error: Reference source not found
Bảng 3.13: Số lượng thuốc BVTV sử dụng trong một lần của các hộ gia đình Error:
Reference source not found
Bảng 3.14: Số lần phun thuốc trên cây vải của các hộ gia đình................Error:
Reference source not found
Bảng 3.15: Cách lựa chọn nồng độ và liều lượng phun của các hộ...........Error:
Reference source not found
Bảng 3.16: Nhận thức về tác hại của phân bón của các hộ thông thường và
VietGAP.....................................Error: Reference source not found
Bảng 3.17: Tình hình sử dụng phân bón của các hộ thông thường và VietGAP
.......................................................Error: Reference source not found
Bảng 3.18: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của các hộ thông thường và
VietGAP.....................................Error: Reference source not found
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1:

Diễn biến dư lượng thuốc BVTV nhóm Pyrethoid trong môi
trường đất nông thôn tỉnh Bắc Giang năm 2013 và 2014........Error:
Reference source not found

Hình 3.1: Cơ cấu ngành của xã Trù Hựu....Error: Reference source not found

vi


Hình 3.2: Tỷ lệ sử dụng phân bón vô cơ và hữu cơ của các hộ trồng vảiError:
Reference source not found
Hình 3.3: Tỷ lệ cách lựa chọn phân bón của các hộ trồng vảiError: Reference
source not found

Hình 3.4: Tỷ lệ số lần bón phân của các hộ gia đình trồng vải................Error:
Reference source not found
Hình 3.5: Tỷ lệ cách lựa chọn thuốc BVTV của các hộ.........Error: Reference
source not found
Hình 3.6: Tỷ lệ sử dụng các đồ bảo hộ lao động khi phun thuốc............Error:
Reference source not found
Hình 3.7: Tỷ lệ các triệu chứng thường gặp sau khi phun thuốc.............Error:
Reference source not found
Hình 3.8: Tỷ lệ sử dụng đồ bảo hộ khi phun thuốc của các hộ thông thường
và VietGAP.................................Error: Reference source not found
Hình 3.9: Tỷ lệ các triệu chứng thường gặp sau khi phun thuốc ở các hộ
thông thường và VietGAP..........Error: Reference source not found

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Kí hiệu viết tắt

Giải thích từ viết tắt

BVTV

Bảo vệ thực vật

Bộ NN & PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


FAO

Tổ chức lương thực thế giới

IFA

Hiệp hội Phân bón thế giới

NXB

Nhà xuất bản

UBND

Ủy ban nhân dân

VSV

Vi sinh vật

WHO

Tổ chức y tế thế giới

THCS

Trung học cơ sở

viii



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam với điều kiện lãnh thổ nằm trọn vẹn trong vùng nội chí tuyến
của Bắc bán cầu, khí hậu nhiệt đới gió mùa quanh năm nóng ẩm mưa nhiều đã
tạo nên một nền nông nghiêp rất đa dạng về cơ cấu cây trồng. Tuy nhiên, đó
cũng là một trong những nguyên nhân khiến sâu bệnh, cỏ dại xuất hiện quanh
năm. Do đó việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và phân bón là một
biện pháp chủ yếu mà người dân sử dụng để phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ và
nâng cao năng suất cây trồng đồng thời giữ vững an ninh lương thực trong và
ngoài nước.
Sử dụng các loại thuốc BVTV và phân bón là một biện pháp quan trọng
trong hệ thống các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp.Việc sử dụng đúng
mục đích và đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả tốt trong quản lý dịch hại cây
trồng. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, người dân đã lạm dụng các loại
phân bón và thuốc BVTV một cách quá mức gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến môi trường, sinh vật và con người. Việc sử dụng không đúng đã làm suy
giảm cả về số lượng và chất lượng các loại sinh vật có ích sống trong đất, ảnh
hưởng xấu đến cây trồng đồng thời gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không
khí và đặc biệt là tác động tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng. Để giải quyết
vấn đề đó cần phải có một hướng quản lý chặt chẽ và thực sự có hiệu quả.
Xã Trù Hựu, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang là một xã canh tác khá
nhiều các loại cây trồng ăn quả tuy nhiên cây vải thiều vẫn giữ vị trí kinh tế
quan trọng nhất. Vải thiều là sản phẩm chủ lực, có liên quan đến đời sống của
hầu hết hộ dân và được coi là cây trồng xóa đói giảm nghèo của xã. Hiện nay
trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, các mặt hàng nông sản của Việt Nam
nói chung, vải thiều Lục Ngạn nói riêng có cơ hội mở rộng thị trường giúp cải
thiện đời sống một cách đáng kể, tuy nhiên nó cũng gây ra không ít các vấn
đề môi trường. Rất nhiều loại thuốc BVTV và phân bón đã được người dân sử
1



dụng nhằm mục đích tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng
được thị yếu của người tiêu dùng. Tuy nhiên do sự thiếu hiểu biết của người
dân mà các loại hóa chất này đang được sử dụng tràn lan, không đúng liều
lượng, kỹ thuật trên phạm vi toàn xã. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ
thực vật trên cây vải thiều tại xã Trù Hựu, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc
Giang”
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đối với
cây vải thiều tại xã Trù Hựu, huyện lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
- Đề xuất một số biện pháp nhằm sử dụng hợp lý các loại phân bón và
thuốc bảo vệ thực vật trên cây vải thiều góp phần bảo vệ môi trường và sức
khỏe người dân tại xã Trù Hựu.
3. Yêu cầu
- Các nội dung nghiên cứu đáp ứng được mục tiêu của đề tài nghiên cứu
- Đảm bảo tính trung thực, chính xác, khách quan của số liệu thu thập
được và kết quả nghiên cứu.
- Các giải pháp đưa phải phù hợp với điều kiện của địa phương.

2


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về cây vải
1.1.1. Nguồn gốc
Cây vải có tên khoa học là Litchi chinensis sonn (Nephelium litchi
Cambess) thuộc họ bồ hòn có nguồn gốc từ phía nam Trung Quốc. Hiện nay ở
Trung Quốc có những cánh rừng vải dại xanh tốt ở núi Kim Cổ Lĩnh, tỉnh

Phúc Kiến có cây vải đã 1200 tuổi và vẫn cho quả (Trần Thế Tục, 2004).
Theo FAO (1989) tài liệu đầu tiên viết về cây vải đã ghi lại vào 100 năm
trước công nguyên, hoàng đế Hán Vũ đã đem cây vải vào miền nam Trung
Quốc và miền bắc Indonexia. Cuối thế kỷ XVII, cây vải từ Trung Quốc đầu
tiên được đưa sang Mianma, cuối thế kỷ XVIII được đưa sang Ấn Độ, năm
1775 đưa sang quần đảo Tây Ấn, năm 1854 đưa sang Australia (Trần Thị
Dậu, 2013). Cây vải được đưa sang trồng ở Hawai năm 1873 bởi một thương
gia người Trung Quốc, Floria năm 1883 và đến Isaren năm 1914. Vào khoảng
những năm 1875 – 1876 cây vải được đưa sang các nước châu Phi là
Madagatca và Morihiuyt (Kongsinh Ratsamy, 2009).
Tại Việt Nam theo các tài liệu cũ, cây vải được trồng cách đây 2000
năm, sử ghi chép cách đây 10 thế kỷ, lệ chi (quả vải) là một trong những cống
phẩm của Việt Nam phải nộp cho Trung Quốc. Theo Vũ Công Hậu (1999) khi
điều tra cây ăn quả tại một số tỉnh miền bắc và miền trung có gặp một số cây
vải dại, vải rừng. Ở khu vực chân núi Tam Đảo có nhiều cây vải dại giống vải
nhà nhưng hương vị kém hơn. Do vậy, một số tài liệu nước ngoài cho rằng
cây vải có thể có nguồn gốc ở Việt nam (Kongsinh Ratsamy, 2009).
1.1.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của vải
 Đặc điểm sinh trưởng của cây theo độ tuổi
Theo Trần Thế Tục (2004) thì cây vải nhân giống bằng phương pháp
chiết hay ghép từ khi trồng đến 3 năm tuổi chủ yếu là sinh trưởng sinh dưỡng.
Thời kỳ này, bộ khung tán phát triển mạnh, một năm có thể ra 4 – 5 đợt lộc.
3


Đối với cây từ 4 – 7 năm tuổi, cành chính vẫn hình thành và phát triển mạnh
đồng thời những cây trong độ tuổi này rất khó hình thành mầm hoa, tỷ lệ hoa
cái thấp do tiêu hao nhiều chất dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng. Đối với
cây 7 – 20 năm tuổi, bộ khung tán cơ bản ổn định, lượng hoa và quả nhiều,
sinh trưởng vẫn khỏe nhưng không quá mạnh. Tiếp đó, sinh trưởng bắt đầu

chậm dần như cành phát sinh ít và yếu, bộ rễ suy yếu, rễ mới ít và suy yếu
xuất hiện ở những cây trên 20 năm tuổi. Đây là giai đoạn cây cần có sự chăm
sóc nên phải có các biện pháp cải tạo thích hợp.
 Đặc điểm sinh trưởng thân cành vải
Cây đã cho quả một năm có 2 – 3 đợt lộc vào tháng 2, sau thu hoạch
tháng 6 – 7 và tháng 9 –10. Và khi cây già thì một năm chỉ có hai đợt lộc vào
tháng 3 và tháng 9 (Trần Thế Tục, Ngô Hồng Bình, 1997). Đối với cây vải
chưa cho thu hoạch quả có thể ra 5 – 6 đợt lộc; những cây trưởng thành khỏe
mạnh cho 2 đợt lộc, ít khi 3 đợt.
Số đợt lộc/cành, kích thước của mỗi đợt lộc phụ thuộc vào tuổi cây,
tình trạng sinh trưởng của cây, nước, phân bón, nhiệt độ chi phối. Nếu chế độ
chăm sóc đầy đủ và điều kiện nhiệt độ thích hợp thì cây sẽ ra được nhiều đợt
lộc và lộc có kích thước lớn.
 Đặc điểm ra hoa, đậu quả của cây vải (phát triển)
Cây vải ra hoa vào cuối tháng 1 đầu tháng 2, nở hoa vào cuối tháng 3
đầu tháng 4. Số lượng hóa có liên quan đến đặc tính giống, tình hình dinh
dưỡng của cành mẹ, và điều kiện khí hậu.
Tỷ lệ đậu quả phụ thuộc rất nhiều vào: đặc tính ra hoa, môi giới truyền
phấn, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa hay hàm lượng các chất dinh dưỡng. Theo
các tác giả Trung Quốc, quả vải phát triển qua ba giai đoạn và cùng xuất hiện
ba lần rụng quả (Trần Thế Tục, 1997).
+ Lần 1: Tế bào tăng trưởng mạnh để phát triển phôi, vở hạt, vỏ quả.
Sau hoa cái nở mười ngày, quả bằng hạt đậu thì rụng quả sinh lý lần một.

4


+ Lần 2: Khi thịt quả bao kín 1/3 – 2/3 hạt, do dinh dưỡng không đầy
đủ hoặc nguyên tố kích thích bên trong giảm nên xuất hiện rụng quả lần hai.
+ Lần 3: Cùi phát triển nhanh và quả chín. Hiện tượng rụng quả lần ba

thường trước thu hoạch một tuần.
1.1.3. Một số sâu bệnh hại trên cây vải
 Sâu hại cây vải
Trong môi trường khí hậu nóng ẩm nhiệt đới như ở nước ta, các loại
sâu hại có điều kiện phát triển mạnh mẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng
suất cây vải. Theo Trần thế Tục (2004) thì số liệu điều tra của Viện cây ăn
quả, cây công nghiệp và cây làm thuốc (1970) thống kê được 26 loại sâu hại
vải. Trong đó bọ xít vải, sâu đục quả và nhện lông nhung là các loài sâu hại
thường gặp. Ngoài ra còn có sâu kèn, bọ trĩ, sâu đo, sâu cuốn lá nâu chấm
đen, câu cấu, sâu đục cành, sâu cuốn lá, ....
+ Bọ xít nâu (Tessaratoma papillosa Drury): Phát sinh phổ biến trong
những năm qua. Bọ xít dùng vòi trích vào nụ, hoa, quả non hút dịch cây gây
rụng nụ, hoa, quả non dẫn đến làm giảm năng suất, chất lượng quả.
+ Nhện lông nhung (Eriophyes): Phát sinh quanh năm, gây hại chủ
yếu trên các đợt lộc, nặng nhất vào vụ xuân. Sâu non nở ra chích hút biểu bì
mô mặt dưới lá hút nhựa, kích thích mô lá làm cho lá dị dạng có mầu nâu đỏ
như nhung, mặt trên lá xoăn, phồng rộp phát triển không bình thường, làm
cho lá quang hợp kém, dễ rụng.
+ Sâu đục quả đầu quả (Conopomopha sinensis Bradley): Trưởng
thành đẻ trứng trên lộc non và cuống quả khi quả đang phát triển, sâu non nở
ra đục qua lớp biểu bì ăn sâu vào hạt tập trung gần cuống quả làm rụng quả,
tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập gây thối quả.
+ Sâu đục thân cành (Apriona germani Hope): Con trưởng thành đẻ
trứng vào các kẽ nứt trên gốc cây, thân và cành chính. Sâu non nở ra đục vào
phần gỗ tạo ra các lỗ đục, trên vết đục xuất hiện lớp phân mùn cưa đùn ra.
 Bệnh hại cây vải

5



Trên cây vải có rất nhiều các loại bệnh hại và hiện nay chưa có một số
liệu thống kê đầy đủ về chúng. Một số loại bệnh hại điển hình trên cây vải
phải kể đến:
+ Bệnh thán thư (Colletotrichum gloeosporioides Penz): Bệnh do nấm
gây ra tạo thành các vết khô ở đầu và mép lá và các đốm trên mặt lá, ranh giới
giữa mô khoẻ và mô bệnh phân biệt rõ rệt; vết bệnh thối đen trên nụ, hoa và
quả gây hiện tượng rụng nụ, rụng hoa, rụng quả.
+ Bệnh sương mai: Bệnh gây hại trên lá, chùm hoa và quả. Trên cành
và cuống hoa, mô bệnh có màu nâu thâm đen và lan rộng ra xung quanh, làm
cành và cuống hoa tóp lại, khô dần rồi gãy. Trên quả vải nhiễm bệnh xuất hiện các
đốm mầu thâm đen và một lớp sợi nấm màu trắng phủ từng phần hay cả quả.
+ Bệnh mốc sương (Pseudoreronospora sp): Bệnh gây hại trên chùm
hoa, lá đặc biệt là quả sắp chín và chín làm chùm hoa biến màu đen, quả thối
và rụng.
1.1.4. Sử dụng phân bón trên cây vải
Trong nhiều năm tiến hành phân tích đất và nghiên cứu khả năng sinh
trưởng và phát triển của cây vải, Menzel (2002) cho thấy: lượng phân bón cho
vải được xác định phụ thuộc vào tuổi cây, tình trạng sinh trưởng, khả năng
cho quả và hàm lượng dinh dưỡng trong đất của từng năm (Kongsinh
Ratsamy, 2009).
Theo Nghê Diệu Nguyên và Ngô Tố Phần (1991) nên chia làm ba loại
sinh trưởng của cây để bón:
- Cây sinh trưởng khỏe, ít quả: bón ít phân hoặc giảm số lần bón
- Cây sinh trưởng trung bình: bón lượng phân cân đối
- Cây sinh trưởng yếu: tăng số lần bón, lượng bón ít cho mỗi lần.
Với cây vải thời kỳ chưa ra quả, bón phân chủ yếu tập trung nuôi cây
và thúc đẩy sự sinh trưởng của thân cành. Nguyên tắc bón là bón làm nhiều
lần, lượng bón ít cho mỗi lần. Năm thứ nhất nên bón từ 20 – 25g Ure, 15 –
20g KCL và 50 – 70g Lân supe. Từ những năm sau, lượng bón tăng lên 40 –


6


60% so với năm thứ nhất tùy thuộc vào trạng thái sinh trưởng của cây, giống
cây và tính chất đất (Kongsinh Ratsamy, 2009).
Thời kỳ cây vải cho quả, việc bón phân nhằm mục đích: giúp cành thu
khỏe mạnh vì cành thu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới năng suất của cây ở
vụ sau đồng thời thúc đẩy trình phân hóa mầm hoa, thúc cho quả lớn. Việc
bón phân cần tiến hành vào ba thời kỳ sau:
+ Bón thúc hoa: Mục đích nâng cao mức dinh dưỡng trong cây, làm
cho lá thuần thục, thúc đẩy ra hoa, nâng cao tỷ lệ đậu quả, tăng sức chống
chịu thời tiết xấu. Bón phối hợp đầy đủ NPK với N và K khoảng 25% lượng
bón cả năm, P là 1/3 lượng bón cả năm.
+ Bón thúc quả: Mục đích là bổ sung kịp thời dinh dưỡng bị tiêu hao khi
ra hoa, bảo đảm cho quả sinh trưởng phát triển tốt, giảm đợt rụng sinh lý lần hai,
tạo cho cây có khả năng tiếp tục ra hoa trong năm sau. Lượng K dùng cho đợt
bón này là 50% tổng số K cả năm, lượng N và P giống với đợt bón trước.
+ Đợt bón trước hoặc sau thu hoạch quả: Nhằm phục hồi sinh trưởng và
phát triển của rễ, lá nên chủ yếu dùng các loại phân giàu đạm, lượng P và K
giống với đợt bón trước lúc ra hoa.
1.2. Tổng quan về phân bón
1.2.1. Khái niệm phân bón
Theo Trần Thị Thu Hà (2009): “Phân bón là những chất hoặc hợp chất
hữu cơ hoặc vô cơ có chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu được
đưa vào sử dụng trong sản xuất nông nghiệp với mục đích chính là cung cấp
chất dinh dưỡng cho cây trồng nhằm giúp chúng sinh trưởng, phát triển tốt và
cho năng suất cao”.
1.2.2. Phân loại phân bón :
1.2.2.1. Phân hữu cơ
Phân hữu cơ là phân chứa những chất dinh dưỡng ở dạng những hợp

chất hữu cơ như: phân chuồng, phân xanh, phân than bùn, phụ phế phẩm nông
nghiệp, phân rác… được vùi trực tiếp vào đất hay ủ thành phân và các chỉ

7


tiêu chất lượng khác đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định. Theo Cục
trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, phân hữu cơ có thể
chia ra làm năm loại:
+ Phân chuồng: là những loại phân có nguồn gốc động, thực vật như
phân trâu, bò, lợn, gà, gia cầm. Phân chuồng có ưu điểm là luôn luôn chứa
đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng: đạm, lân, kali, canxi, magie, natri, silic, các
nguyên tố vi lượng như: đồng, kẽm, Mangan, coban, bor, molipden,... tuy
hàm lượng không cao. Phân chuồng được đánh giá tốt thường có thành phần
dinh dưỡng như bảng sau:
Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng của phân chuồng
Đơn vị: %
Loại phân
Lợn
Trâu bò
Ngựa

Vịt

H2O
82,0
83,1
75,7
56,0
56,0


N
0,80
0,29
0,44
1,63
1,00

P2O5
K2 O
CaO
MgO
0,41
0,26
0,09
0,10
0,17
1,00
0,35
0,13
0,35
0,35
0,15
0,12
1,54
0,85
2,40
0,74
1,40
0,62

1,70
0,35
Nguồn: Cục trồng trọt, Bộ NN & PTNT

+ Phân rác: Còn được gọi là phân compost. Đó là loại phân hữu cơ
được chế biến từ rác, cỏ dại, thân lá cây xanh, bèo tây, rơm rạ, chất thải rắn
thành phố v.v.. được ủ với một số phân men như phân chuồng, nước giải, lân,
vôi… cho đến khi hoai mục.
+ Phân xanh: là loại phân hữu cơ, sử dụng các loại bộ phận trên mặt đất
của cây. Phân xanh thường được sử dụng tươi, không qua quá trình ủ. Vì vậy,
phân xanh chỉ phát huy hiệu quả sau khi được phân huỷ. Cây phân xanh
thường được dùng là cây họ đậu, cây muồng, bèo hoa dâu….
+ Phân vi sinh vật: Đó là những chế phẩm trong đó có chứa các loài
VSV có ích. Có nhiều nhóm VSV có ích bao gồm vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn
được sử dụng để làm phân bón. Trong số đó quan trọng là các nhóm VSV cố
định đạm, hoà tan lân, phân giải chất hữu cơ, kích thích sinh trưởng cây

8


trồng,... Trong những năm gần đây, phân VSV đang được khuyến khích sử
dụng do nhiều lợi ích mà nó đem lại.
+ Các loại phân hữu cơ khác: có rất nhiều các loại chất hữu cơ có thể sử
dụng làm phân bón cho cây trồng điển hình như than bùn, tro, phân dơi...
1.2.2.2. Phân vô cơ
Phân vô cơ còn gọi là phân khoáng, phân hoá học trong thành phần có
chứa một hoặc nhiều yếu tố dinh dưỡng vô cơ cần thiết cho cây trồng. Thông
thường để sinh trưởng và phát triển cây cần có 13 chất dinh dưỡng khoáng
thiết yếu trong đó có 3 nguyên tố đa lượng là: N, P, K; 3 nguyên tố trung
lượng là: Ca, Mg, S và 7 nguyên tố vi lượng: Fe, Mn, Zn, Cu, Mo, B, Cl.

Ngoài ra, còn một số nguyên tố khác cần thiết cho từng loại cây như: Na, Si,
Co, Al…Theo Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, phân
vô cơ có thể chia ra thành các loại sau:
+ Phân vô cơ đa lượng
- Phân đạm: đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết và rất quan trọng đối
với cây tham gia vào thành phần chính của clorophin, prôtit, các axit amin,
các enzym và nhiều loại vitamin trong cây. Một số loại phân đạm phổ biến
như phân urê CO(NH)2, nitrat amon NH4NO3, sunphat amoni (NH4)SO4,
clorua amoni NH4Cl.
- Phân lân: có vai trò quan trọng trong đời sống của cây trồng. Lân kích
thích sự phát triển của rễ cây, quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra
hoa kết quả sớm và nhiều đồng thời làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối
với các yếu tố không thuận lợi. Các loại phân lân bao gồm phân lân nung
chảy, supephosphat đơn, supephosphat kép, supe phosphat giàu, canxi
phosphat.
- Phân kali: kali làm tăng khả năng chống chịu của cây với các điều
kiện không thuận lợi, tăng phẩm chất nông sản và góp phần làm tăng năng
suất cây trồng. Các loại phân kali bao gồm phân kali clorua, kali sulphat, kali
clorat.

9


+ Phân tổng hợp và phân phức hợp
- Phân tổng hợp là các loại phân đã được sản xuất thông qua các phản
ứng hoá học để tạo thành một thể phân bón gồm nhiều nguyên tố dinh dưỡng.
Phân này còn được gọi là phân phức hợp.
- Phân hỗn hợp là các loại phân tạo được do quá trình trộn lẫn 2 hoặc
nhiều loại phân đơn với nhau một cách cơ giới và đều đặn.
+ Phân trung lượng

Trong thành phần chính chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng trung
lượng gồm có Can xi (được tính bằng Ca hoặc CaO), Magiê (được tính bằng
Mg hoặc MgO), Lưu huỳnh (được tính bằng S) và Silic (được tính bằng Si
hoặc SiO2 hoà tan) dạng dễ tiêu cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được. Các
loại phân trung lượng phổ biến phải kể đến: vôi bón ruộng, vôi nghiền, vôi
nung, thạch cao…
+ Phân vi lượng
Trong thành phần chính chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng vi lượng
gồm có Bo (được tính bằng B), Co ban (được tính bằng Co), Đồng (được tính
bằng Cu hoặc CuO), Sắt (được tính bằng Fe), Mangan (được tính bằng Mn
hoặc MnO), Molipđen (được tính bằng Mo) và Kẽm (được tính bằng Zn hoặc
ZnO) dạng dễ tiêu cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được.
1.2.2.3. Phân bón lá
Theo Cẩm Hà (2013), phân bón lá là những hợp chất dinh dưỡng, có
thể là các nguyên tố đa lượng, trung lượng hoặc vi lượng, được hòa tan trong
nước và phun lên cây để cây hấp thụ.
Phân bón lá có thể là các loại phân đơn như N, P, K, Cu, Zn,… Tuy
nhiên phần lớn các loại phân bón qua lá là những hỗn hợp các chất dinh
dưỡng đa lượng và vi lượng ở dạng hòa tan trong nước.
1.2.3. Ảnh hưởng của phân bón đến môi trường và con người
1.2.3.1. Ảnh hưởng tích cực
10


Phân bón được đánh giá là một trong những biện pháp quan trọng trong
sản xuất nông nghiệp do những lợi ích to lớn mà nó đem lại.
 Vai trò của phân bón với năng suất cây trồng
Ông cha ta thường có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” thể
hiện vai trò quan trọng của phân bón với cây trồng. Phân bón cung cấp các
chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Cây trồng

có thể sinh trưởng và phát triển bình thường ngay cả khi không được bón
phân. Nhưng để đạt được năng suất cây trồng cao, ổn định thì sử dụng phân
bón được xem là giải pháp hữu hiệu nhất. Điều này đã được chứng minh ở
nhiều quốc gia trên thế giới như ở Pháp năm 1850, phân bón chưa sử dụng
nhiều thì năng suất chỉ đạt 1 tấn/ha, đến năm 1960, khi sử dụng 1,1 triệu tấn N
- P2O5 - K2O đã đưa năng suất lên đến 1,6 tấn/ha và năm 1973, tiêu thụ 5,8
triệu tấn N - P2O5 - K2O thì năng suất tăng lên đến 4,5 tấn/ha (IFA, 1998).
Viyas (1983, dẫn theo Heisey và Mwangi, 1996) cho rằng từ giữa những năm
1960 phân bón đóng góp vào việc gia tăng năng suất ở các nước đang phát
triển tại châu Á từ 50 – 75%. Theo FAO (1980), phân bón làm gia tăng năng
suất đến 55% ở những nước đang phát triển trong giai đoạn 1965 đến 1975 và
đầu tư 1 kg N - P2O5 - K2O sẽ thu được 10 kg hạt ngũ cốc (Lê Quốc Phong,
2011).
Ở Việt Nam, việc sử dụng phân bón cũng làm tăng một cách đáng kể
năng suất các loại cây trồng qua từng năm.

11


Bảng 1.2: Sử dụng phân bón và năng suất cây trồng ở Việt Nam
Đơn vị: 1000 tấn N+ P2O5+K2O
Năm

1990
1995
2000
2005
2010
2011
2012


Tiêu thụ phân bón
Toàn
Việt
cầu
137.829
129.681
135.198
161.358
163.500
172.600
176.600

Nam
560
1.224
2.267
1.985
2.582
2.935
2.774

Năng suất cây trồng (tấn/ha)
Lúa

Ngô

3,19
3,68
4,24

4,89
5,34
5,53
5,66

1,55
2,11
2,75
3,60
4,11
4,29
4,32

Cà phê

Chè

0,77
2,41
1,16
2,71
1,42
3,58
1,56
4,51
1,98
6,42
2,04
7,03
1,97

7,80
Nguồn: IFA, 2012

Ngoài ra, phân bón còn có ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống biện pháp
kỹ thuật trồng trọt: sử dụng phân bón có liên quan đến hiệu lực của các biện
pháp kỹ thuật khác như: sử dụng giống mới cần kết hợp với bón phân hợp lý
và đầy đủ. Ngược lại, các biện pháp kỹ thuật khác cũng ảnh hưởng đến hiệu
lực của phân bón như: chế độ nước không thích hợp hoặc kỹ thuật làm đất
kém có thể làm giảm 10 – 20% hiệu lực phân bón. Hệ thống kỹ thuật này
cũng là một yếu tố quyết định đến năng suất cây trồng tăng hay giảm.
 Vai trò của phân bón tới chất lượng nông sản
Phân bón không chỉ được đánh giá là một trong các yếu tố quyết định
tới năng suất cây trồng mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nông
sản. Bón phân cân đối và hợp lý sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng nông sản.
Chất lượng nông sản do nhiều loại hợp chất hữu cơ chi phối, và sự hình thành
các hợp chất hữu cơ đó là kết quả của những quá trinh sinh hóa do nhiều loại
men điều khiển. Phân bón (nhất là kali và phân vi lượng) có tác động mạnh
đến tính chất và hàm lượng của các loại men này.
Bảng 1.3: Bón N, P, K cân đối làm tăng năng suất và chất lượng đậu tương
N
30
30

Lượng bón
P2O5
45
45

K2 O
0

45
12

Năng suất

Năng suất

Năng suất

hạt
1,0
1,2

protein
416
495

dầu
217
248


30
30
30
30

45
90
90

90

90
1,3
557
264
0
1,4
575
296
45
1,6
632
322
90
1,7
680
345
Nguồn: Nguyễn Như Hà và Lê Thị Bích Đào, 2010

+ Phân kali: ảnh hưởng tới hàm lượng đường, bột và chất lượng sợi, từ
đó ảnh hưởng nhiều tới chất lượng nông sản
+ Phân vi lượng: vai trò là hình thành và kích thích hoạt động của các
hệ thống men trong cây cho nên nó xúc tiến và điều tiết toàn bộ các hoạt động
sống của cây.
+ Phân đạm: làm tăng hàm lượng protein và caroten trong sản phẩm và
làm hàm lượng xenlulo giảm xuống (Nguyễn Như Hà và Lê Thị Bích Đào,
2010).
 Vai trò của phân bón với thu nhập của con người
Khi sử dụng phân bón hợp lý năng suất và chất lượng sản phẩm sẽ tăng

lên đáng kể từ đó người nông dân có thể thu được lợi nhuận cao hơn giúp
cải thiện đời sống của mình. Mặt khác ngành công nghiệp phân bón ngày
càng được mở rộng và phát triển đã và đang đem lại những lợi nhuận cho
nhiều nước trên thế giới. Trong năm 2012, Việt Nam xuất khẩu phân bón
đến 40 quốc gia khác nhau trên toàn thế giới, với thị trường chính là
Campuchia (192 triệu đô la), Philippines (59 triệu đô la), và Malaysia (52
triệu đô la). Doanh thu đạt được là 33,8 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận thu
được sau thuế 3,83 nghìn tỷ (Đoàn Minh Tin, 2015).
 Vai trò tích cực của phân bón tới môi trường
Bón phân hợp lý sẽ tạo một môi trường dinh dưỡng cần thiết đầy đủ và
phù hợp để cây trồng sinh trưởng và phát triển đồng thời nó cũng đóng góp
đáng kể vào việc cải tạo và ổn định tính chất đất làm cho môi trường đất tốt
hơn. Phân hóa học và phân hữu cơ đều có những tác dụng nhất định đối với
đất. Phân hóa học với liều lượng hợp lý sẽ tăng cường khả năng khoáng hóa
các chất hữu cơ do làm tăng hoạt động của các vi sinh vật có ích trong đất.
13


Phân hữu cơ tạo mùn cho đất dự trữ các chất dinh dưỡng cung cấp cho cây,
cải thiện và ổn định kết cấu đất làm cho đất tơi xốp thoáng khí tăng khả năng
giữ nước. Bón vôi giúp cải tạo tính chất lý hóa của đất, tạo môi trường pH
thích hợp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Trong sản xuất nông nghiệp
để đạt được hiệu quả cao nhất nên kết hợp bón phân hóa học và hữu cơ một
cách thích hợp và hợp lý.
1.2.3.2. Ảnh hưởng tiêu cực
Phân bón vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, giúp làm tăng độ
màu mỡ của đất, tăng năng suất cho cây trồng. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây
tác động xấu tới môi trường và sức khoẻ con người nếu không có biện pháp
sử dụng hợp lý.
 Đối với môi trường

• Môi trường đất
Thực tế khi bón phân vào đất cây trồng chỉ hấp thụ được một phần rất
nhỏ lượng phân bón, phần còn lại sẽ được tích tụ ở trong đất hoặc bị rửa trôi
lâu dần sẽ khiến môi trường đất bị ô nhiễm và thoái hóa. Bón phân quá liều và
không đúng kỹ thuật gây ảnh hưởng xấu đến tính chất vật lý và hóa học của
đất như làm mất cấu trúc của đất, làm đất chai cứng, giảm khả năng giữ nước
của đất, giảm tỷ lệ thông khí trong đất đồng thời làm mặn hóa do tích lũy các
muối như CaCO4, NaCl, … cũng có thể làm chua hóa do bón quá nhiều phân
chua sinh lý như KCl, NH4Cl, (NH2)2SO4.
Trong các loại phân vô cơ, đáng chú ý nhất là phân N, một loại phân
mang lại hiệu quả quan trọng nhất cho năng suất cây trồng, tuy nhiên nó cũng
rất dễ gây ô nhiễm cho môi trường đất do tồn dư của nó do sử dụng với liều
lượng cao. Phân super lân thường có 5% axít tự do (H 2SO4), làm cho môi
trường đất chua. Trong các loại phân lân cũng còn chứa một lượng các kim
loại nặng khác như As, Cd, Pb cũng là nguyên nhân làm tích luỹ các kim loại
này trong đất.

14


Phân hữu cơ chưa qua xử lý gây ô nhiễm đất nghiêm trọng do trong
phân có chưa một số lượng lớn các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn E.Coli
gây bệnh đường ruột, các ấu trùng sán lá, thương hàn, ký sinh trùng giun, sán,
… các kim loại nặng còn được lưu giữ trong đất nếu đất dược bón phân hữu
cơ có nguồn gốc từ các bùn cống, …
• Môi trường nước
Một lượng lớn phân bón bị rửa trôi từ đất vào nước làm nước bị ô
nhiễm gây ô nhiễm môi trường nước. Phân bón đi vào nguồn nước mặt gây
ảnh hưởng xấu như: Gây phì hóa nước và tăng nồng độ nitrat trong nước.
Hiện tượng tăng độ phì trong nước (còn gọi là phú dưỡng) làm cho tảo và

thực vật cấp thấp sống trong nước phát triển với tốc độ nhanh cản trở quá
trình quang hợp của phía dưới dẫn tới hiện tượng cạn kiệt ôxy hòa tan trong
nước, làm giảm số lượng các thể cá và các quần thể động vật khác.
• Môi trường không khí
Khi bón phân vào môi trường đất, chỉ một phần được cây trồng sử
dụng, phần còn lại chúng tích lũy trong môi trường nước, đất hoặc bay hơi
vào khí quyển. Phần bị bay hơi do tác động của nhiệt độ hay quá trình phản
nitrat hóa gây ô nhiễm bầu khí quyển. Theo Trần Văn Chiến và Phan Trung
Quý (2006) riêng khí Metan, hàng năm thế giới thải ra khoảng 250 triệu tấn,
trong đó các hoạt động nông lâm nghiệp chiếm khoảng 46 – 60 %, ngoài ra
trong quá trình sản xuất phân bón làm phát thải ra một lượng lớn các khí thải
(NH3, CH4, CO2,...), hệ quả của nó là tạo ra hiên tượng hiệu ứng nhà kính.
 Đối với sức khỏe con người
Dư thừa đạm trong đất hoặc trong cây đều gây nên những tác hại rất lớn
tới sức khoẻ con người. Đạm dư thừa bị chuyển thành dạng Nitrat (NO 3-)
hoặc Nitrit (NO2-) sẽ gây hại cho sức khoẻ con người thông qua việc sử dụng
các nguồn nước hoặc các sản phẩm trồng trọt, nhất là các loại rau quả ăn tươi
có hàm lượng dư thừa Nitrat. Theo các nghiên cứu gần đây, nếu trong nước
và thực phẩm hàm lượng nitơ và photpho, đặc biệt là nitơ dưới dạng muối
15


×