Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

TIỂU LUẬN KINH TÊ HAY NHẤT NĂM 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.42 KB, 18 trang )

2.5.2. Đánh giá tình hình công nợ và khả năng thanh toán công nợ của công ty
a) Phân tích khả năng thanh toán của công ty


Hệ số thanh toán tổng quát
CHÊNH LỆCH
2009/2008
2010/2009
Tuyệt
Tương
Tuyệt

Năm

Tổng tài sản
Tổng Nợ phải trả
Hệ số thanh toán tổng
quát (H1)

2008
1,114,989
397,903

2009
1,445,891
658,666

2.80

2.20


2010
đối
đối
đối
Tương đối
1,839,751 330,902
29.68% 393,860
27.24%
1,009,832 260,763
65.53% 351,166
53.31%
1.82

-0.61

-21.66%

-0.37

-17.01%

Nhận xét: Nhìn chung thì khả năng toán của công ty có xu hướng giảm nhưng công ty
đang dần kiểm soát lại được mọi thứ, hệ số thanh toán tổng quát của công ty trong cả ba
năm đều lớn hơn 1 , đây là dấu hiệu tốt. Mặc dù hệ số thanh toán tổng quát (H1) giảm
qua các năm từ 2.8 năm 2008 giảm còn 2.2 năm 2009 và chỉ 1.82 năm 2010, nhưng tốc
độ giảm chậm dần qua các năm (từ -21.66% của 2009/2008 còn -17.01% của 2010/2009).
Như vậy có thể là công ty đang dần kiểm soát được chỉ số H1 này. Dựa vào cột chênh
lệch của bảng số liệu, ta có thể thấy, nguyên nhân của sự sụt giảm của hệ số thanh toán
tổng quát là do tốc độ tăng của tổng nợ phải trả qua các năm ( 65.53% năm 2009/2008 và
53.31% năm 2010/2009) nhanh hơn khoảng 2 lần tốc độ tăng của tổng tài sản (29.68%

năm 2009/2008 và 27.24% năm 2010/2009).. Ngoài ra, mặc dù tốc độ tăng của tổng nợ
phải trả tăng gấp 2 lần tốc độ tăng tổng tài sản, nhưng xét về mặt giá trị tuyệt đối thì tổng
tài sản vẫn tăng nhiều hơn tổng nợ phải trả. Thêm vào đó, tốc độ tăng của nợ cũng có xu
hướng giảm qua các năm (65.53% của 2009/2008 còn 53.31% của 2010/2009).
• Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả
Năm

Các khoản phải thu

2008
107,706

2009
120,16

CHÊNH LỆCH
2009/2008
2010/2009
Tuyệt
Tương
Tuyệt
Tương
2010
đối
đối
đối
đối
210,092
12,456
11.56%

89,930
74.84%


2
658,66

1,009,83

Các khoản phải trả
Tỷ lệ các khoản phải thu

397,903

6

2

260,763

65.53%

351,166

53.31%

so với các khoản phải trả

0.27


0.18

0.21

-0.09

-32.60%

0.03

14.04%

Nhận xét: Nhìn chung, ta thấy, tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả trong
cả năm đều thấp. Năm 2009, tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả của công
ty giảm đáng kể so với năm 2008 (từ 0.27 giảm còn 0.18). Năm 2010, mặc dù tỷ lệ này
gia tăng so với năm 2009 nhưng cũng chỉ đạt 0.21. các khoản phải thu của công ty có xu
hướng tăng dần về cả giá trị và tốc độ. Đặc biệt, năm 2010 các khoản phải thu đã tăng đột
biến đến 74.84% so với năm 2009. Trong khi năm 2009 so với năm 2008 thì con số này
chỉ ở mức khiêm tốn là 11.56%. Ngược lại, tốc độ tăng của các khoản phải trả lại có xu
hướng giảm (từ 65.53% của 2009/2008 còn 53.31% của 2010/2009) nhưng xét về giá trị
thì vẫn là những con số tăng khá lớn (260,763 của 2009/2008 và 351,166 của
2010/2009). Từ đó, ta có thể hiểu được tỉ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả
năm 2009 giảm còn 0.18 (giảm 0.09 ứng với 32.60%) là do trong năm này, các khoản
phải thu tăng quá ít (chỉ 12,456 ứng với 11.56%) so với các khoản phải trả (260,763 ứng
với 65.53%). Nhưng đến 2010, tỷ lệ này lại tăng lên con số 0.21 (tăng 0.03 ứng với
14.04%) đó là nhờ năm này, các khoản phải thu tăng rất mạnh (89,930 ứng với 74.84%)
và các khoản phải trả giảm về tốc độ tăng (351,166 ứng với 53.31%).
• Hệ số khả năng thanh toán (H)
Năm


CHÊNH LỆCH
2009/2008
2010/2009
Tương
Tương

2008

2009

2010

Khả năng thanh toán

285,903

410,225

Nhu cầu thanh toán
H

397,903 658,666 1,009,832 260,763
0.72
0.62
0.70
-0.10

710,019

Tuyệt đối

124,322

đối

Tuyệt đối

đối

43.48% 299,794

73.08%

65.53% 351,166
-13.32%

53.31%
12.89%


0.08

Nhận xét: Nhìn chung thì tuy khả năng thanh toán của công ty có gia tăng qua các năm,
nhưng mức gia tăng rất thấp so với nhu cầu thanh toán. Đây chính là nguyên nhân dẫn
đến hệ số thanh toán thấp. khả năng thanh toán của công ty đang dần cải thiện qua các
năm: năm 2009 tăng 124,322 ứng với 43.48%, năm 2010 tăng mạnh với 299,794 ứng với
73.08%. Cùng với đó, nhu cầu thanh toán cũng tăng cao qua các năm (260,763 ứng với
65.53% của 2009/2008, và 351,166 ứng với 53.31% của 2010/2009). Năm 2009, nhu cầu
thanh toán tăng nhiều hơn khả năng thanh toán một khoảng cách lớn và làm chỉ số H
giảm 0.10 ứng với 13.32% so với năm 2008. Đến năm 2010, khoảng cách này được rút
ngắn, điều này làm tăng H trở lại mức 0.70 (tăng 0.08 ứng 12.89%). Như vậy có thể thấy

khả năng thanh toán của công ty mặc dù có xu hướng xấu đi nhưng đang dần ổn định lại.
b) Phân tích tình hình công nợ của công ty.

Năm
2008
Tổng nợ
Tổng vốn lưu
động
K nợ

2009

397,903 658,666
674,79
775,681
7
0.59
0.85

2010

CHÊNH LỆCH
2009/2008
2010/2009
Tuyệt
Tương
Tuyệt
Tương

đối

đối
đối
đối
1,009,832 260,763 65.53% 351,166
53.31%
100,88
820,842
14.95% 45,161
5.82%
4
1.23
0.26 44.01%
0.38
44.88%

Nhận xét: Nhìn chung, tổng vốn lưu động và tổng nợ đều tăng qua các năm. Trong khi
tổng nợ tăng nhanh về cả giá trị và tốc độ qua các năm (tăng 260,763 ứng 65.53% trong
2009 và 351,166 ứng 53.31% trong 2010) thì mức tăng tổng vốn lưu động đang có xu
hướng chững lại ( tăng 100,884 ứng 14.95% năm 2009 và chỉ tăng 45,161 ứng 5.82%
năm 2010). Chính vì sự chênh lệch này đã khiến hệ số nợ tăng dần qua các năm (tăng
0.26 ứng 44.01% năm 2009/2008 và tăng 0.38 ứng 44.88% năm 2010/2009). Như vậy,
tình hình nợ của công ty đang dần xấu đi.


Tổng kết :
Qua toàn bộ phần đánh giá về khả năng thanh toán và tình hình công nợ của công ty XYZ
rất chi tiết ở trên, ta có thể thấy một số điểm chính như sau:
♦ Nhìn vào tình hình tài sản ngắn hạn của công ty ta có thể thấy công ty vẩn còn
khả năng thanh toán những khoản nợ.
♦ Các khỏan phải thu có gia tăng nhưng so với nợ phải trả thì không đáng kể.

♦ Tình hình hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng rất lớn dẫn đến công ty đang
gặp khó khăn thanh toán các khoản nợ đến hạn, nếu tốc độ lưu chuyển hàng tồn
kho chậm đi ( do kinh doanh khó khăn hoạc hàng kém chất lượng) sẽ ảnh hưởng
đến khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ngay lập tức.
♦ Nợ phải trả ( nhất là phải trả cho người bán chiếm 95% nợ phải trả) cao với tỷ lệ
không an toàn so với các khoản phải thu => điều này có khả năng làm công ty
mất uy tín đối với nhà cung cấp nếu không trả bớt nợ ngắn hạn.
 Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất dần khả năng thanh toán của công
ty là do nợ phải trả của công ty tăng nhanh và hang tồn kho chiếm tỷ trọng lớn.
Do đó, để tăng khả năng thanh toán cho công ty, công ty cần phải giảm mức nợ
phải trả cho người bán và giảm mức dự trữ hang tồn kho xuống mức thích hợp.

3. Kết luận
3.1 Điểm mạnh và điểm yếu
3.1.1. Điểm mạnh.
 Lợi nhuận của công ty tăng qua các năm.
 Tuy nhiên, Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH và Tổng tài sản khá cao so với một số
công ty cùng ngành (so sánh với Thuận An), chứng tỏ công ty này sử dụng hiệu
quả nguồn vốn CSH và tài sản của mình.


 Tổng nợ phải trả cao hơn tổng các khoản phải thu. Trong khi công ty không sử
dụng vốn vay Ngân hàng ngắn và dài hạn. Từ điều này, ta rút ra kết luận: Công ty
đã sử dụng chủ yếu Vốn CSH và vốn chiếm dụng bên ngoài để đầu tư tài sản ngắn
hạn (chủ yếu trong đó là hàng tồn kho).
 Về mặt giá trị thì tổng tài sản vẫn tăng nhiều hơn nợ phải trả, hơn nữa tốc độ tăng
của nợ đang giảm dần nên có thể thấy tình hình tài chính của công ty đang tốt dần
lên.
 Các khoản phải thu và các khoản phải trả biến động với biên độ mạnh, đặc biệt
năm 2010 sự biến động này theo chiều hướng khoản phải thu tăng mạnh và tốc độ

khoản phải trả giảm so với 2009. Nếu như các khoản phải thu đó không thuộc diện
nợ khó đòi mà là các khoản đầu tư tốt thì đây là cơ sở cho niềm tin và triển vọng
của công ty trong tương lai.
 Khả năng thanh toán của công ty đang cải thiện dần đặc biệt trong năm 2010, như
vậy có thể thấy tình hình tài chính và kinh doanh của công ty cũng đang tốt lên.
 Và cuối cùng, các chỉ số thanh toán tổng quát (H1), tỉ lệ các khoản phải thu so với
các khoản phải trả, khả năng thanh toán của công ty đang dần tốt lên. Điều này
cho thấy năng lực của ban điều hành công ty rất tốt, các biện pháp của họ đang
dần có hiệu quả.
 Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty tăng mạnh và ngày càng có xu hướng
tăng, chủ yếu đó là do TSCĐ giảm mạnh.
 Mức sinh lời của vốn cố định của công ty ngày càng tăng.
 Số vòng quay vốn lưu động được cải thiện, mặc dù vẫn còn rất nhỏ chỉ từ 3 đến 4
vòng/năm.
3.1.2. Điểm yếu.


 Hiệu quả sử dụng chi phí của công ty là chưa cao, thể hiện qua:
• Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu không ổn định, tăng nhẹ trong năm 2009 và giảm
mạnh trong năm 2010, xuống đến mức thấp hơn cả năm 2008. (ROS năm 2008 là
2.46% và năm 2010 là 2.08%). Điều này thể hiện, doanh thu tăng cao nhưng lợi
nhuận tăng không đáng kể. Nhân tố tác động xấu đến lợi nhuận là chi phí kinh
doanh.
• Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí kinh doanh tương tự. Trong các loại chi phí
kinh doanh, chi phí tài chính và chi phí bán hàng tăng với tốc độ rất cao, cao hơn






tốc độ tăng doanh thu hoạt động tài chính và doanh thu thuần.
Hiệu suất sử dụng chi phí H không ổn định và có xu hướng giảm.
Tuy doanh thu bán hang của công ty tăng nhưng tốc độ tăng lại giảm dần.
Hoạt động tài chính, hiện tại không tạo ra lợi nhuận cho Công ty.
Công ty, mới chỉ sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu của mình (thực chất là lợi nhuận
chưa phân phối qua các năm) để đầu tư vào tài sản ngắn hạn, phục vụ cho hoạt
động kinh doanh. Trong khi các hoạt động đầu tư tài chính ngắn và dài hạn, vẫn

chưa thực hiện.
 Vòng quay hàng tồn kho khá cao (nhưng thấp hơn so với Công ty Thuận An) cùng
với Khoản mục Dự phòng giảm giá hàng tồn kho tăng mạnh trong 2 năm 2009 và
2010, thể hiện vốn hàng hoá có nguy cơ ứ đọng vì kém chất lượng, dẫn tới hiệu
quả sử dụng vốn lưu động thấp trong tương lai.
 Vì tỷ lệ Khoản phải trả/Khoản phải thu lớn hơn 1, nên từ năm 2010 Công ty sẽ gặp
khó khăn trong việc vay vốn Ngân hàng. Hạn chế này sẽ khiến Công ty khó huy
động vốn từ bên ngoài (Vì dưới hình thức không phải Công ty cổ phần, hai nguồn
vốn kinh doanh chính là Vốn CSH và Vốn vay), do đó nếu trong năm tới, công ty
có dự án đầu tư hay mở rộng kinh doanh thì gặp khó khăn. → cần phải giảm mức
nợ phải trả cho người bán.
 Mức sinh lợi của vốn lưu động của công ty còn thấp và không ổn định.
3.2. Cơ hội và thách thức.
3.2.1. Cơ hội.


 Nhu cầu thị trường trong nước đang tăng nhanh cùng tốc độ đô thị hóa, không đòi
hỏi chất lượng quá cao, không đòi hỏi FSC, không có rào cản thương mại như khi
xuất khẩu.
 VN đã gia nhập WTO nên thị trường tiêu thụ được mở rộng; thị trường nội địa
tăng trưởng do GDP của VN đã vượt ngưỡng nước nghèo và tiếp tục được cải
thiện; xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng trong dài hạn;

 Hiện tượng hàng Trung Quốc bị người tiêu dùng Việt Nam quay lưng lại thời gian
gần đây cũng chính là cơ hội lớn cho ngành gỗ nội địa.
 Miền Bắc, miền Trung còn nhiều cơ hội xây dựng DNCBG mới do kết cấu hạ tầng
(điện, bến cảng, đường xá, kho bãi) sẽ được cải thiện. Diện tích xây dựng DN
nhiều, giá thuê đất tương đối rẻ hơn miền Nam;
 Tập đoàn gỗ Tiến Timber (100% vốn trong nước) khai trương kho ngoại quan
chuyên ngành gỗ đã giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian mua, vận chuyển từ
nước ngoài về với thời gian sớm nhất là 60 ngày. Nhờ vậy, doanh nghiệp chỉ việc
đến kho chọn lựa, mua và mang về sản xuất. Không dừng lại ở đó, Tiến Timber
còn đầu tư hệ thống lò sấy chân không công nghệ mới, công suất 40m3/mẻ, thời
gian sấy chỉ 1 - 2 ngày tùy chủng loại gỗ. Việc đầu tư trọn gói như Tiến Timber đã
không chỉ giải tỏa băn khoăn lớn nhất của các nhà sản xuất mà còn giúp họ chủ
động hơn, tăng nhanh vòng quay của đồng vốn, lợi nhuận mang về cũng cao hơn...
 Tỉ giá USD tăng lại là một yếu tố vô cùng thuận lợi đối với các DN sản xuất trong
nước. Bởi khi tỉ giá tăng lên, giá các sản phẩm nhập khẩu sẽ tăng, trong khi sản
phẩm sản xuất trong nước gần như giá không thay đổi. Khi đó, người tiêu dùng sẽ
lựa chọn những sản phẩm có giá tốt hơn để mua.
 Ấn Độ, Nga, các nước Trung Á là những thị trường tiềm năng của các doanh
nghiệp gỗ xuất khẩu Việt Nam. Ở Ấn Độ, nhiều ngành công nghiệp như công
nghệ phần mềm xuất khẩu, thực phẩm chế biến, may mặc, giày da và nhiều lĩnh
vực xuất khác rất phát triển. Tuy nhiên, ngành công nghiệp chế biến gỗ tại Ấn Độ


không đủ lớn để đáp ứng nhu cầu người dân trong nước. Các nước cộng hòa Trung
Á như Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan với những dự án đầu tư cơ sở hạ tầng,
xây dựng phát triển nên nhu cầu về các sản phẩm đồ gỗ là rất lớn. Thuận lợi cho
các doanh nghiệp xuất khẩu là những thị trường này không quá khắt khe, yêu cầu
về mẫu mã, chuẩn mực hàng hóa không ở mức cao như những thị trường khó tính
khác.
 Ngày nay sản phẩm gỗ của Việt Nam đã được cải tiến nhiều, tương đối đa dạng,

bao gồm 5 chủng loại sản phẩm: đồ gỗ nội thất; bàn ghế ngoài trời; đồ gỗ mỹ
nghệ; đồ gỗ kết hợp với vật liệu khác (gỗ với song mây, sắt thép, đệm mút...) và
các loại ván nhân tạo (ván dăm, ván sợi...). Những sản phẩm này đã có mặt trên
120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, tập trung vào 3 thị trường trọng
điểm là Mỹ, EU và Nhật Bản.
 Với dân số trên 80 triệu dân, Việt Nam là một là một nền kinh tế đang phát triển
mạnh mẽ, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, sức mua ngày càng tăng,
Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng về tiêu thụ sản phẩm gỗ chế biến. Hiện
tại so với các nước khác trên thế giới sức tiêu thụ sản phẩm gỗ chế biến của nước
ta còn chiếm một tỷ lệ thấp so với các nước trong khu vực và thế giới, điều này
cho thấy thị trường đồ gỗ Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng mà trong thời gian tới
Công ty sẽ tập trung khai thác mạnh mẽ.
 Nguồn cung gỗ thế giới ổn định, và dồi dào (đặc biệt trong ngắn hạn do khủng
hoảng tài chính thế giới). Nguồn cung gỗ rừng tự nhiên trong nước sớm được cải
thiện do đã có chủ trương cho phép khai thác bền vững rừng sản xuất là rừng tự
nhiên, góp phần giảm chi phí nguyên liệu. Chính sách quản lý rừng bền vững và
đầu tư phát triển trồng rừng sản xuất (trong đó có gỗ lớn) phát huy hiệu quả;
 Chính sách nhà nước ngày càng thông thoáng hơn cho các hoạt động của doanh
nghiệp.


 Thị trường công nghệ và chuyển giao công nghệ CBG của thế giới phát triển,
nguồn cung dồi dào (nếu tận dụng được thời cơ thu hẹp sản xuất ở những nước
công nghiệp phát triển);
 Nguồn nhân lực trong nước dồi dào, giá nhân công chưa cao; công tác đào tạo
nguồn nhân lực trong nước cho ngành chế biến gỗ sớm được cải thiện;
 Quan hệ quốc tế của VN tiếp tục được mở rộng và tăng cường (các hiệp định
thương mại song phương và đa phương).
3.2.2.Thách thức.



Theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (Viforest), hiện DN chế biến gỗ xuất khẩu

của VN đang phải nhập nhẩu từ 70-80% nguyên liệu từ nước ngoài. Hiện các doanh
nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ nguyên liệu của Việt Nam đang phải “cắn răng” nhập
gỗ với giá “cắt cổ”, thì doanh nghiệp trồng rừng lại phải bán gỗ nguyên liệu với giá rẻ
mạt. Nhiều loại gỗ nguyên liệu của các DN trong nước hiện được bán với giá rẻ bằng
một nửa so với gỗ nhập khẩu. Ví dụ, gỗ keo nguyên liệu trong nước có giá từ 0,8- 1,1
triệu đồng/m3. Trong khi đó, gỗ nhập khẩu cho cùng một loại lại chỉ có giá khoảng 3
triệu đồng/ m3.


VN phải chịu giá bán rẻ và mua đắt như hiện nay là do chưa có sự kết nối giữa DN

chế biến xuất khẩu và người trồng rừng. Hầu hết các cơ sở trồng rừng và chế biến xuất
khẩu gỗ hoạt động độc lập, không có liên kết thông tin với nhau.


Trên thực tế VN chưa có công nghệ đạt chuẩn trong kỹ thuật xẻ gỗ, khiến chất

lượng gỗ bị ảnh hưởng. Các DN chế biến, xuất khẩu đồ gỗ chê gỗ nội còn bởi lý do, gỗ
nội không có chứng chỉ quản lý rừng do Hội đồng quản trị rừng quốc tế cấp. Mặt khác,
nếu gỗ nước ngoài được trồng trong thời gian 18 năm thì gỗ VN thường chỉ được trồng
6-7 năm. Vì vậy, khi chế biến rất dễ xảy ra tình trạng gỗ bị co ngót, sản phẩm không
đẹp. Bên cạnh đó, chi phí thuê nhân công, giá nguyên vật liệu trong nước liên tục tăng,


lãi suất vốn vay ngân hàng cao cùng nhiều tác động khác làm lợi nhuận xuất khẩu các
sản phẩm gỗ trong nước đạt tối đa khoảng 5% so với giá trị xuất khẩu.



Số lượng các doanh nghiệp chế biến và kinh doanh gỗ của Việt Nam là rất lớn,

nhưng chủ yếu là quy mô nhỏ. Trong khi thị trường xuất khẩu bị thu hẹp (do khủng
hoảng kinh tế toàn cầu), các doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt. Hiện nay cả nước có
2.600 doanh nghiệp chế biến gỗ kinh doanh gỗ, trong đó trên 300 doanh nghiệp đã có
hàng xuất khẩu (gồm doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp liên
doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân).


Không chỉ cạnh tranh thị phần ở nước ngoài, các công ty còn phải đối mặt với sự

cạnh tranh tại chính thị trường nội địa. Kết quả một cuộc điều tra khảo sát thị trường cho
biết chỉ có khoảng 20% doanh số tiêu thụ đồ gỗ trong nước thuộc về các sản phẩm của
doanh nghiệp Việt Nam, còn lại 80% với giá trị hàng trăm triệu USD mỗi năm thuộc về
các sản phẩm của các nhà sản xuất Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Công, Thái
Lan...


Các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu đồ gỗ chê gỗ nội còn bởi lý do, gỗ nội

không có chứng chỉ quản lý rừng do Hội đồng quản trị rừng quốc tế cấp. Mặt khác, nếu
gỗ nước ngoài được trồng trong thời gian 18 năm thì gỗ VN thường chỉ được trồng 6-7
năm. Vì vậy, khi chế biến rất dễ xảy ra tình trạng gỗ bị co ngót, sản phẩm không đẹp.
Bên cạnh đó, chi phí thuê nhân công, giá nguyên vật liệu trong nước liên tục tăng, lãi
suất vốn vay ngân hàng cao cùng nhiều tác động khác làm lợi nhuận xuất khẩu các sản
phẩm gỗ trong nước đạt tối đa khoảng 5% so với giá trị xuất khẩu.


Tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm giảm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm


gỗ. Theo ước tính thì nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm gỗ của người Mỹ và các nước EU
năm 2010 giảm đến 30%, do đó kéo theo sự giảm sút về sản xuất kinh doanh của các DN
chế biến gỗ Việt Nam.


Xuất hiện ngày càng nhiều các hành vi bảo hộ thương mại tinh vi tại các thị trường

lớn, cụ thể: các sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Hoa Kỳ và EU có sự kiểm soát chất lượng,


nguồn gốc gỗ với các luật lệ mới được ban hành như: đạo luật LACEY của Mỹ, căn cứ
vào đạo luật này, hành động lấy gỗ khai thác, sử dụng, vận chuyển, bán hoặc xuất khẩu
không tuân thủ quy định của luật pháp bất kỳ quốc gia nào được xem là vi phạm luật tại
Hoa Kỳ. Hay ở EU sẽ thực hiện Hiệp định “Tăng cường thực thi luật Lâm nghiệp, quản
trị rừng và buôn bán gỗ” (FLEGT). Theo hiệp định này tất cả các chuyến hàng xuất khẩu
vào thị trường này sẽ được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép sau khi kiểm tra tính
hợp pháp của các lô hàng thông qua các bằng chứng gốc.


Nguồn nguyên liệu rừng trong nước sản lượng chưa cao, thông qua 3 nguồn chính:

Rừng trồng do Nhà nước đầu tư chưa chú trọng đến hiệu quả kinh tế, chủ yểu theo kiểu
phong trào “mười cây chết chin, một cây gật gù”; với rừng do dân tự trồng còn manh
mún; với rừng do DN tự trồng còn gặp nhiều khó khăn về nguồn nguyên liệu, vốn đầu tư
cũng như nghiên cứu giống cây trồng phù hợp.


Tại các thị trường lớn ngày càng xuất hiện nhiều hành vi bảo hộ thương mại tinh


vi như đạo luật Lacey của Hoa Kỳ, hiệp định “tăng cường thực thi luật Lâm nghiệp,
quản trị rừng và buôn bán gỗ” (FLEGT) của EU. Ngoài ra, hai thị trường này cũng đòi
hỏi các nhà xuất khẩu gỗ phải có chứng nhận FSC. Tháng 6/2010, Quốc hội Mỹ cũng đã
thông qua Đạo luật Farm Bill quy định chặt chẽ về nguồn gốc xuất xứ các sản phẩm gỗ
nhập khẩu của Mỹ.


Ngành công nghiệp gỗ Việt Nam còn phải đối mặt với những thách thức mới khi

các nước trong khu vực ASEAN liên kết lại để tăng sức cạnh tranh. Malaysia, Indonesia
và Thái Lan đã hợp tác trong việc phát triển sản phẩm, đặc biệt các sản phẩm trang trí
nội thất và đồ gỗ, với mục đích định vị sản phẩm trên thị trường thế giới.


Giá dầu tăng dẫn đến giá vận chuyển nguyên liệu tăng rất cao, từ Nam Phi về Việt

Nam giá vận tải chiếm 27% giá gỗ, từ Nam Mỹ là 37% và từ Nam Thái Bình Dương là
45%… - Sức cạnh tranh mua nguyên liệu của Việt Nam yếu hơn Trung Quốc, Malaysia,
Indonexia. Do tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giảm đã kéo kết quả sản xuất kinh doanh
giảm theo.




Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ sẽ bị thu hẹp. Đồ gỗ nội thất và bàn ghế ngoài

trời vào Mỹ và EU sẽ giảm từ 30 – 35% và có những hợp đồng đã ký sẽ bị hoãn hoặc
dừng hẳn.



Các doanh nghiệp nước ngoài nhập khẩu đồ gỗ Việt Nam sẽ không có tiền trả cho

doanh nghiệp Việt Nam sau khi nhận được hàng như trước đây vì Ngân hàng ở nước
ngoài thắt chặt tín dụng khiến cho các nhà nhập khẩu không vay được tiền.


Xuất hiện ngày càng nhiều các hành vi bảo hộ thương mại tinh vi tại các thị trường

lớn như Đạo luật Lacey của Hoa kỳ, Hiệp định “Tăng cường thực thi Luật Lâm nghiệp,
quản trị rừng và buôn bán gỗ” (FLEGT), của EU


Việc tiếp cận nguồn vốn vay bằng VNĐ cho sản xuất kinh doanh vẫn còn bất cập.

Lãi xuất cho vay tuy đã giảm nhưng vẫn ở mức cao. Điều này làm chi phí tăng cao ảnh
hưởng tới khả năng cạnh tranh của sản phẩm gỗ xuất khẩu.

4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thương mại và sử dụng
vốn của doanh nghiệp.
4.1. Giải pháp nâng cao tỷ suất lợi nhuận
 Giải pháp tăng doanh thu.
 Tạo thị trường gỗ nhập khẩu ổn định ở những nước có sự hợp tác song phương,
liên kết khai thác với các hợp đồng dài hạn, chắc chắn và có nguồn gốc xuất xứ rõ
ràng, hợp pháp để đảm bảo điều kiện xuất khẩu của các quốc gia nhập khẩu sản
phẩm gỗ yêu cầu.
 Tiếp tục phát triển các thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, EU, Nhật,…
 Tiếp thị và mở rộng sang các thị trường khác như: Nga, Đông Âu, Châu Phi...
 Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên cơ sở tăng cường đầu tư
trang thiết bị công nghệ hiện đại, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản



phẩm, đẩy ạnh xuất khẩu sản phẩm tinh chế, sản phẩm gỗ nội thất có chất lượng
cao để tăng giá trị của sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu.
 Duy trì và không ngừng gia tăng kim ngạch xuất khẩu:
• Thực hiện tốt các hợp đồng thương mại đã ký để duy trì bạn hàng, qua đó
có những hợp đồng dài hạn.
• Tìm kiếm thêm khách hàng, thị trường mới bằng cách đẩy mạnh công tác
Marketing, nghiên cứu các thị trường tiềm năng, đẩy mạnh xúc tiến, quảng
bá sản phẩm.
• Xây dựng quan hệ tốt đẹp với Nhân viên cảng tàu, Công ty giao nhận, …
để đảm bảo lịch trình xuất khẩu, bốc dỡ hàng thuận tiện.
• Linh động trong phương thức thanh toán, để tạo điều kiện thuận lợi cho
khách hàng, đặc biệt trong điều kiện khó khăn kinh tế hiện nay.
• Tăng cường tỷ trọng mặt hàng sản phẩm tinh chế trong kinh doanh, với giá
trị gia tăng cao.
• Đi kèm với bán hàng cần có các chính sách hậu mãi, tăng tính hấp dẫn của
sản phẩm, thu hút được lượng khách hàng, tăng số lượng sản xuất, tăng
doanh thu.
 Mở rộng khai thác thị trường nội địa vì nhu cầu về đồ gỗ gia dụng ở thị trường này
vẫn rất cao.
 Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm, tiến tới xuất khẩu
trực tiếp sản phẩm gỗ.
 Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm thông qua đa dạng hoá mặt hàng, tăng cường
năng lực thiết kế, tạo dáng, mẫu mã sản phẩm, để đủ sức cạnh tranh với hàng các
nước nhất là hàng của Trung Quốc.
 Hướng mạnh vào việc khai thác thị trường đầy tiềm năng trong nước. Đây là thị
trường mà các doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức. Cần tạo ra những sản
phẩm gỗ cao cấp, có chất lượng cao, kiểu dáng đẹp và phong phú có đủ khả năng
cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu của các nước.



 Các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ cần có liên kết, hợp tác với nhau, phân
công trong các khâu sản xuất để tận dụng trang thiết bị công nghệ, giảm chi phí
đầu vào và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và tạo sức mạnh
tập thể trên thương trường
 Gia tăng doanh thu từ hoạt động tài chính:
• Trong dài hạn, công ty có thể xem xét việc đầu tư vào thị trường chứng
khoán. Công ty có thể sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn mua các loại cổ
phiếu, trái phiếu trên thị trường tạo tính thanh khoản. Vòng luân chuyển
tiền sẽ đạt hiệu quả cao, để đầu tư tài chính đạt hiệu quả công ty cần có đội
ngũ nhân viên theo dõi sự chuyển biến liên tục tình hình tăng giảm các loại
chứng khoán.
• Rà soát lại hiệu quả của hoạt động góp vốn, liên doanh.
• Hoạt động gửi ngân hàng lấy lãi không thu được lợi nhuận nhiều. Do đó,
cần xem xét đầu tư vào hoạt động khác hiệu quả hơn.

 Giải pháp kiểm soát chi phí.
 Tăng cường đào tạo thợ có tay nghề, trình độ cao cho ngành chế biến gỗ. Tổ chức
đào tạo lại công nhân của các doanh nghiệp để cạnh tranh với nguồn lao động
nhập khẩu có tay nghề cao mà hiện nay các doanh nghiệp FDI đang có xu hướng
tuyển dụng ngày càng nhiều hơn.
 Đào tạo, tập huấn, phổ biến kiến thức marketing, các rào cản kỹ thuật trong
thương mại và kiến thức luật pháp quốc tế (như luật LACEY của Hoa Kỳ, tiêu
chuẩn REACH của EU,...), trang bị các thông tin cơ bản để các doanh nghiệp đối
phó với nguy cơ kiện chống bán phá giá, xây dựng các biện pháp tự vệ chống bán
phá giá tại Việt Nam.
 Về vốn đầu tư tín dụng ưu đãi phải đảm bảo đủ nguồn vốn vay ngoại tệ với lãi suất
thấp, với tỷ giá phù hợp từng giai đoạn để các doanh nghiệp gỗ có vốn lưu động
mua gỗ nguyên liệu nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh.



 Giảm chi phí giá vốn hàng hoá
• Tổ chức gọi thầu cung cấp hàng hóa qua lựa chọn các nhà thầu cung cấp
hàng hóa tốt, đúng yêu cầu với giá cả phải chăng nhất.
• Tổ chức tốt khâu thu mua hàng hóa. Thực hiện giảm tối thiểu giá cả mua
hàng hóa bằng cách mua tận gốc, so sánh giá cả bán hàng của các nhà cung
cấp hàng rẻ nhưng đồng thời cũng phải xem xét chất lượng hàng mua.
• Xây dựng mối quan hệ kinh tế mang tính công sinh ổn định với nhà cung
cấp hàng hóa.
 Củng cố và nâng cao năng lực của Hiệp hội ngành nghề. Vai trò của Hiệp hội gỗ
và lâm sản Việt Nam phải thật sự trở thành cầu nối chặt chẽ giữa Chỉnh phủ và từng
doanh nghiệp. Do vậy, Nhà nước cần quan tâm hỗ trợ Hiệp hội phát triển, đặc biệt là
hỗ trợ những Chương trình hoạt động của Hiệp hội, quy tụ hội viên nhằm làm cho
Hiệp hội và các hội viên trở thành đối tác của Chính phủ trong việc hoạch định chính
sách và chỉ đạo phát triển Ngành chế biến gỗ đúng hướng.
 Duy trì và tăng cường mối quan hệ giữa Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam với các
Bộ, Ngành, địa phương và các doanh nghiệp thành viên để nhận được các thông tin 2
chiều à kịp thời nắm bắt các khó khăn và nguyện vọng của các doanh nghiệp, Hiệp
hội sẽ cùng với các Bộ, Ngành địa phương cùng trình Chính phủ giải quyết.
 Giảm chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
• Cần đánh giá và kiểm soát chi phí cho các hoạt động bán hàng và tiếp thị.
• Khai thác nguồn thông tin thị trường miễn phí. Hiện tại Hiệp hội gỗ và Lâm
sản Việt Nam đã thiết lập website www.vietfores.org nhằm cung cấp thông
tin về lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh gỗ; thông tin về thị trường,
giá cả nguyên liệu, …
• Ký kết hợp đồng qua điện thoại, mail, chi phí tiếp khách giảm và các công
tác hỗ trợ quản lý khác.
• Tăng chi phí tốt, giảm chi phí xấu: công ty cần phân tích qui trình tạo nên
giá trị gia tăng để biết đâu là chi phí tốt, đâu là chi phí xấu (có thể trực tiếp
hay gián tiếp). Theo đó, chi phí tốt là loại chi phí mang lại giá trị gia tăng



cho doanh nghiệp, đáp ứng được nguyện vọng của khách hàng - chi phí góp
phần quan trọng tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Những chi phí như chi
phí đầu tư cho hoạt động nghiên cứu thị trường, Marketing,… là những chi
phí tốt. Ngược lại, chi phí xấu là chi phí có thể loại bỏ mà không làm giảm
lợi thế cạnh tranh. Ví dụ: những chi phí phát sinh do những lỗi lầm trong hệ
thống quản lý gây ra, hay những quyết định sai lầm trong quản lý là những
chi phí xấu. Sau khi nhận dạng ra các loại chi phí, công ty cần có biện pháp
cắt giảm chi phí xấu và giữ hoặc tăng chi phí tốt.

4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
* Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
 Kiểm tra, xem xét những tài sản cố định không còn hiệu quả, cũ, lạc hậu, không
còn sử dụng được nữa. Sau đó tìm các đối tác để cho thuê hoặc thanh lý để thu lại
vốn ban đầu.
 Huy động vốn từ bên ngoài để trang bị mới các thiết bị, hoặc tìm nguồn tài trợ
nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định.
 Tăng khối lượng hàng hóa kinh doanh để khai thác hết TSCĐ và góp phần làm
giảm chi phí TSCĐ trên 1 đơn vị hàng hóa.
 Xây dựng kết cấu TSCĐ hợp lý. Công ty nên phân loại TSCĐ của mình và xem
xét để có sự tăng giảm thích hợp. Theo đó, tỷ trọng TSCĐ đang phục vụ cho quá
trình kinh doanh phải chiếm tỷ trọng lớn. Tài sản cố định chờ thanh lý, giá trị
TSCĐ ngoài kinh doanh phải chiếm tỷ trọng nhỏ.
 Việc trích khấu hao TSCĐ có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí sản xuất, giá thành
sản phẩm, lợi nhuận. Do đó, công ty cần căn cứ vào thực trạng TSCĐ của đơn vị
và đặc điểm mỗi phương pháp tính và trích khấu hao để áp dụng cho phù hợp và
có hiệu quả.
 Có phương án sử dụng hay thanh lý đối với những TSCĐ hoạt động với công suất
thấp, kém hiệu quả.



 Việc sử dụng hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào trình độ của các nhân viên.
Do đó, cần đào tạo nâng cao tay nghề nhân viên. Đào tạo và phát triển đội ngũ các
nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm gỗ chuyên nghiệp và chuyên gia quản trị doanh
nghiệp giỏi cho các doanh nghiệp. Mở rộng quy mô đào tạo, thực hiện việc liên
kết đào tạo (trưởng, cơ sở, các tổ chức quản lý, các viện...), đổi mới chương trình
đào tạo gắn với yêu cầu phát triển của sản xuất. Cần quan tâm đào tạo tiếng Anh
để công nhân có thể dễ dàng tiếp thu kiến thức khi làm việc trong các doanh
nghiệp FDI và tiếp thu được kỹ thuật và luật pháp nước ngoài. Tăng cường đào tạo
thợ có tay nghề, trình độ cao cho ngành chế biến gỗ. Tổ chức đào tạo lại công
nhân của các doanh nghiệp để cạnh tranh với nguồn lao động nhập khẩu có tay
nghề cao mà hiện nay các doanh nghiệp FDI đang có xu hướng tuyển dụng ngày
càng nhiều hơn.

* Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Công ty cần tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động bằng cách:
• Đối với khâu dự trữ:
 Công ty cần xây dựng chiến lược huy động vốn phù hợp với thực trạng thị trường
và môi trường kinh doanh của từng thời kỳ.
 Chọn điểm cung cấp hợp lý để rút ngắn số ngày hàng đi trên đường, số ngày cung
cấp cách nhau.
 Căn cứ nhu cầu VLĐ đã xác định và tình hình cung cấp hàng hóa, thực hiện việc
tổ chức hợp lý mua sắm, dự trữ hàng hóa phù hợp với yêu cầu, nhằm giảm hơn
nữa số lượng dự trữ, luân chuyển hàng ngày.
 Chứng minh được mục đích sử dụng vốn bằng cách đưa ra kết quả kinh doanh và
hiệu quả vòng quay vốn trong năm qua và triển vọng năm tới
 Tổ chức tốt quá trình thu mua, vận chuyển và bảo quản hàng hóa, kiểm tra chặt
chẽ nhằm tiết kiệm các chi phí phát sinh trong quá trình thu mua và dự trữ hàng



hóa. Ví dụ như cần chú ý đến tính khoa học trong sắp xếp kho; nâng cao chất
lượng và cơ sở vật chất kỹ thuật ở kho giúp giảm thiểu việc hư hỏng, mất mát
hàng hóa. Hoặc trong trường hợp đi thuê kho thì nên lựa chọn người cung cấp dịch
vụ tối ưu; tính toán kỹ loại kho thuê, diện tích thuê…
 Kịp thời phát hiện hàng hóa ứ đọng trong quá trình kinh doanh đồng thời đề ra
biện pháp nhanh để giải quyết ứ đọng vốn, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn.
• Đối với khâu lưu thông:
 Tạo niềm tin cho các nơi cung ứng vốn bằng cách nâng cao uy tín của công ty: ổn
định và hợp lý hóa các chỉ tiêu tài chính, thanh toán các khoản nợ đúng hạn…
 Coi trọng việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, làm tốt công tác tiếp thị để tăng
doanh thu tiêu thụ.
 Tiết kiệm chi phí vận chuyển bằng cách áp dụng bài toán xe không, xác định tuyến
đường chở hàng sao cho tổng chi phí tương ứng với quãng đường chạy xe không
là nhỏ nhất.
 Nếu thừa vốn, công ty phải có biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo phát huy
thế mạnh và khả năng sinh lời của vốn. Để có kế hoạch huy động và sử dụng vốn
sát với thực tế, nhất thiết phải dựa vào thực trạng sử dụng vốn trong kỳ và đánh
giá điều kiện cũng như xu hướng thay đổi cung cầu trên thị trường.
 Tổ chức tốt quá trình thanh toán tiền hàng, chú ý thu hồi vốn nhanh, tránh tình
trạng ứ đọng vốn trong kinh doanh.



×