Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Ô nhiễm môi trường không khí và quy định của pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (612.28 KB, 26 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt tại các đô thị
không là vấn đề riêng lẻ của một quốc gia hay một khu vực mà nó đã trở thành vấn
đề toàn cầu. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới
trong thời gian qua đã có những tác động lớn đến môi trường, và đã làm cho môi
trường sống của con người bị thay đổi và ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Những năm
gần đây nhân loại đã phải quan tâm nhiều đến vấn đề ô nhiễm môi trường không
khí đó là: sự biến đổi của khí hậu – nóng lên toàn cầu, sự suy giảm tầng ôzôn và
mưa axít, băng tan.
Ở Việt Nam ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối
với môi trường đô thị, công nghiệp và các làng nghề. Ô nhiễm môi trường không
khí không chỉ tác động xấu đối với sức khỏe con người (đặc biệt là gây ra các bệnh
đường hô hấp) mà còn ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu như:
hiệu ứng nhà kính, mưa axít và suy giảm tầng ôzôn,… Hoạt động công nghiệp hóa
càng mạnh, đô thị hóa càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm môi trường
không khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng không khí theo chiều hướng
xấu càng lớn. Ở Việt Nam, tại các khu công nghiệp, các trục đường giao thông lớn
đều bị ô nhiễm với các cấp độ khác nhau, nồng độ các chất ô nhiễm đều vượt quá
tiêu chuẩn cho phép. Và sự gia tăng dân số, gia tăng đột biến của các phương tiện
giao trong khi cơ sở hạ tầng còn thấp làm cho tình hình ô nhiễm trở nên trầm trọng.
Xuất phát từ vấn đề trên, nhóm chúng em lựa chọn đề tài “Đánh giá mức độ
ảnh hưởng của hoạt động phát triển công nghiệp đối với môi trường không khí” để
nghiên cứu và qua đó nhóm chúng em đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp
luật nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm không khí nói riêng và môi trường nói
chung.


I.

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC
TA HIỆN NAY


1. Tình hình phát triển công nghiệp ở nước ta hiện nay
Công nghiệp nước ta hiện nay đang trong quá trình công nghiệp hoá - hiện

đại hoá đất nước. Trong những năm đổi mới vừa qua, đi đôi với tăng trưởng và ổn
định, nền kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ. Xu hướng của
quá trình này là công nghiệp tăng nhanh và nền kinh tế được hiện đại hóa. Nếu
năm 1997, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) cả nước là 8,15% thì năm 2012 ước
đạt 8,44%, trong đó, ứng với thời gian trên, khu vực nông - lâm - thủy sản là 4,3%
và 3,0%, khu vực công nghiệp - xây dựng là 12,6% và 10,4%; khu vực dịch vụ là
7,14% và 8,5%.
Chuyển dịch cơ cấu của khu vực công nghiệp được thực hiện gắn liền với sự
phát triển các ngành theo hướng đa dạng hóa, từng bước hình thành một số ngành
trọng điểm và mũi nhọn, có tốc độ phát triển cao, thuận lợi về thị trường, có khả
năng xuất khẩu. Từng bước phát triển các ngành khai thác các nguồn lực của nền
kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài để sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất
khẩu và một số hàng công nghiệp nặng cần thiết. Các sản phẩm công nghiệp quan
trọng đều tăng khá như: điện, thép, phân bón, dầu thô, xi măng, than… Chuyển
dịch của khu vực công nghiệp theo hướng hình thành, phát triển một số ngành và
sản phẩm mới thay thế nhập khẩu, ở khía cạnh hiệu quả kinh tế, một số lọai sản
phẩm được sản xuất ra với khối lượng ngày càng lớn như: lắp ráp ôtô, xe máy, đồ
điện tử, đường, xi măng… đã cung cấp cho thị trường nội địa.
Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính hết năm 2014, cả
nước đã có 295 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên gần

84 nghìn


ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt
khoảng


56

nghìn ha, chiếm

66% tổng diện tích đất tự nhiên. 212 KCN đã đi vào hoạt động với

tổng diện tích đất tự nhiên 60 nghìn ha và

83 KCN đang trong giai đoạn đền bù

giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 24 nghìn
ha. Trong năm 2014, các KCN đã cho các nhà đầu tư thuê mới 2 nghìn ha, nâng
tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê của các KCN đạt 26 nghìn ha, tỷ lệ lấp
đầy các KCN đạt 48%, riêng các KCN đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt trên
65%.
Đến cuối năm 2014, trong số
KCN trên cả nước, có

295 dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

212 dự án đã hoàn thành xây dựng cơ bản và đi vào hoạt

động, các dự án còn lại đang trong giai đoạn triển khai đền bù, giải phóng mặt
bằng và xây dựng cơ bản. Các KCN đang xây dựng cơ bản chủ yếu là các KCN
được thành lập từ năm 2009 trở lại đây.
Tổng vốn đăng ký của các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ
tầng KCN tăng thêm trong năm 2014 là 6.000 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư thực hiện
tăng thêm trong năm 2014 là 4.300 tỷ đồng. Lũy kế đến cuối năm 2014, tổng vốn
đầu tư đăng ký đạt 3.525 triệu USD và 184.370 tỷ đồng. Trong đó vốn đầu tư đã
thực hiện của các dự án đạt 2.022 triệu USD và 79.217 tỷ đồng, tương ứng 57% và

43% tổng vốn đầu tư đã đăng ký. Các KCN trải rộng trên cả nước. Các tỉnh có
KCN phát triển là các tỉnh và thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương,
Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc…
Hiện nay ở nước ta đã hình thành được khoảng hơn
nghiệp khác nhau. Trong đó có
TPHCM,

9

2

30 trung tâm công

trung tâm công nghiệp lớn là Hà Nội và

trung tâm công nghiệp cỡ trung bình như : Đà Nẵng, Vinh, Huế...và

nhiều trung tâm công nghiệp cỡ nhỏ .


II.

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ĐẾN MÔI TRƯỜNG
1. Tình hình vi phạm pháp luật về môi trường tại các KCN
1.1. Tình hình vi phạm:
Qua số liệu bảng sơ liệu dưới đây cho thấy, số vụ vi phạm pháp luật về bảo
vệ môi trường (BVMT) nói chung qua các năm tăng giảm không đồng đều, tuy
nhiên từ 2011 đến nay có xu hướng tăng. Tổng số các vụ vi phạm pháp luật về
BVMT đã bị lực lượng Cảnh sát môi trường phát hiện trong giai đoạn 2007-2014

là 56.491 vụ.
Số vụ vi phạm pháp luật về BVMT tại các KCN đã bị lực lượng Cảnh sát
môi trường phát hiện trong giai đoạn 2007-2014 là

8.021 vụ. Số lượng các vụ vi

phạm pháp luật về BVMT bị lực lượng Cảnh sát môi trường phát hiện, xử lý đều
tăng qua các năm, lớn nhất trong năm 2014 với

2.110 vụ. Tỷ lệ các vụ vi phạm


pháp luật về môi trường tại các KCN trên tổng số các vụ vi phạm pháp luật về môi
trường trung bình các năm từ 2007-2014 là 14,20%, trong đó cao nhất là năm 2008
với tỷ lệ 21,9% và thấp nhất là năm 2011 với tỷ lệ 11,8%.

1.2. Các hành vi vi phạm chủ yếu:
Kết quả đấu tranh phòng, chống vi phạm và tội phạm về môi trường cho
thấy có 05 hành vi vi phạm chủ yếu tại các KCN giai đoạn 2007-2014 được xếp
thứ tự phổ biến nhất cho đến ít phổ biến nhất như sau thể hiện ở bảng sau đây:

Qua bảng số liệu trên cho thấy, hành vi xả khí thải gây ô nhiễm môi trường
ở các KCN thuộc nhóm các hành vi vi phạm phổ biến nhất. Chính vì vậy, ảnh
hưởng của sự phát triển hoạt động công nghiệp đến môi trường nói chung và môi
trường không khí nói riêng là rất lớn.


1.3. Kết quả xử lý:
Kết quả xử lý vi phạm pháp
luật về BVMT tại các KCN, KCX

thể hiện ở bảng trên cho thấy, trong
giai đoạn từ 2007-2014, chưa có vụ
vi phạm pháp luật nào bị khởi tố.
Có 7.725 vụ bị xử phạt vi phạm
hành chính với tổng số tiền là
265,29 tỷ đồng.Trong đó năm xử
phạt vi phạm hành chính cao nhất
là 2014 với 1.920 vụ, số tiền là

82,85 tỷ đồng.
Nếu tính trung bình thì mỗi
hành vi vi phạm chỉ bị xử phạt
hành chính hơn 3 tỷ đồng. Con số
này là rất nhỏ so với doanh thu mà
hoạt đạt được khi vi phạm và so
với hậu quả mà môi trường hứng
chịu do các hành vi này gây ra. Và
điều đáng bàn là không có một
hành vi vi phạm hình sự nào bị xử
lý.
1.4. Phương thức, thủ đoạn chủ yếu:
Việc xả khí thải không giống như việc xả các chất thải khác từ hoạt động
công nghiệp sản sinh ra, như đóng gói, chôn cất, vận chuyển hay xả vào nguồn
nước mà chỉ có thể xả thẳng vào không khí. Chính vì vậy, đối với vi phạm về xử lý
khí thải, các doanh nghiệp thường có thủ đoạn xả khí thải, bụi vào hôm thời tiết
xấu khó quan sát, xả khí bụi vào ban đêm (01h – 03h sáng).
Một số vụ vi phạm điển hình như:
1. Kể từ khi bắt đầu chạy thử một phần công suất (6/2012) và chính thức đưa vào
hoạt động hết công suất 500 ngàn tấn/năm vào tháng 3/2015 cho đến nay, Nhà máy



Xi măng Đại Việt - Dung Quất thuộc Công ty Cổ phần Xi măng miền Trung được
đầu tư xây dựng tại xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, Khu kinh tế Dung Quất (tỉnh
Quảng Ngãi) đã liên tục gây tiếng ồn, xả bụi xi măng dày đặc, gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng, làm ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của người dân,
khiến hàng trăm hộ dân sống xung quanh nhà máy rất bức xúc.
2. Khói bụi nghi ngút, tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước khiến cá chết hàng loạt… là
những gì mà người dân xã Song Mai, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang phải gánh
chịu lâu nay. Nguyên nhân được cho là do quá trình sản xuất Công ty CP Phân
đạm và Hoá chất Hà Bắc (Cty Hà Bắc) gây ra.
3. Ngày 21/8, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình vừa có quyết định xử
phạt Nhà máy Xi măng Vạn Ninh (thuộc Công ty CP Vicem Hải Vân, đóng tại xã
Vạn Ninh, H.Quảng Ninh) do gây ô nhiễm môi trường. Theo Quyết định xử phạt,
Nhà máy Xi măng Vạn Ninh phải nộp tổng số tiền là 120 triệu đồng. Kết quả thanh
tra, kiểm tra nhà máy cho thấy: điểm đo tại nhà dân gần nhất vượt quá quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn 15dBA. Ngoài ra, nhà máy còn vi phạm vì chưa lập
kế hoạch để thực hiện bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư và giám sát bảo vệ
môi trường.
2. Các tác động đến môi trường nói chung và không khí nói riêng
Hoạt động của các KCN với các tác nhân gây ô nhiễm môi trường từ nước
thải công nghiệp, khí thải công nghiệp và chất thải rắn, chất thải nguy hại đang gây
ra những tác động xấu tới môi trường, tới các hệ sinh thái tự nhiên cũng như ảnh
hưởng đến sức khỏe của cộng đồng dân cư sinh sống gần KCN. Đặc biệt trong thời
gian gần đây trên cả nước xuất hiện nhiều làng ung thư như: Thạch Sơn (Phú Thọ),
Minh Đức (Hải Phòng), Khánh Sơn (Đà Nẵng), đây là hồi chuông báo động về tình
hình ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đang xảy ra tại vùng lân cận các KCN.
Về vấn đề ô nhiễm môi trường không khí. Theo nghiên cứu của Ngân hàng
Thế giới, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai thành phố nằm trong

10 thành phố ô


nhiễm không khí cao nhất thế giới và khu vực Châu Á, chỉ có khoảng

15% các


cơ sở sản xuất công nghiệp có phát thải chất gây ô nhiễm môi trường không khí có
lắp đặt hệ thống xử lý. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, hoạt động sản xuất
công nghiệp là một trong các nguồn chính gây ô nhiễm môi trường không khí ở
Việt Nam. Ô nhiễm môi trường không khí mang tính cục bộ, tập trung ở các KCN
cũ, chủ yếu do hai nguồn: quá trình đốt nhiên liệu tạo năng lượng cho hoạt động
sản xuất (nguồn điểm) và sự rò rỉ chất ô nhiễm từ quá trình sản xuất (nguồn điện).
Hiện nay các cơ sở sản xuất chủ yếu mới chỉ khống chế được các khí thải từ nguồn
điểm. Ô nhiễm không khí do nguồn điện và các tác động gián tiếp từ khí thải, hầu
như vẫn không được kiểm soát, lan truyền ra ngoài khu vực sản xuất, gây tác động
đến sức khoẻ nhân dân xung quanh. Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi
trường thì mỗi ngày hàng triệu m3 khí thải từ các KCN trên toàn quốc thải ra môi
trường không khí, mà hầu hết trong số đó là không được kiểm soát.
Mối quan hệ giữa hoạt động công nghiệp và môi trường là mối quan hệ biện
chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Hoạt động công nghiệp có những tác động tích
cực và tiêu cực tới vấn đề môi trường và ngược lại môi trường cũng góp phần tạo
nên những thuận lợi hay khó khăn trong việc sản xuất. Đồng thời, chúng ta cũng
phải khẳng định mọi hoạt động công nghiệp đều ảnh hưởng đến môi trường. Nếu
đòi hỏi hoạt động công nghiệp hoàn toàn không ảnh hưởng đến môi trường thì
chắc chắn sẽ không có bất kỳ một hoạt động kinh tế nào xảy ra. Vấn đề cần quan
tâm ở đây là mức độ tác động như thế nào (nguy cơ gây hủy hoại, tàn phá môi
trường; khả năng hồi phục của môi trường; sự ảnh hưởng bất lợi so với hiệu quả
đem lại…).
 Tác động tích cực
Một là, trong chừng mực nhất định, hoạt động của công nghiệp cũng có tác

động tốt đến môi trường, chẳng hạn như hoạt động du lịch có thể việc xây dựng
các công viên vui chơi giải trí, công viên cây xanh, hồ nước nhân tạo, các làng văn
hóa du lịch... có thể tạo nên môi trường mới hay góp phần cải thiện môi trường.


Hai là, hoạt động của công nghiệp tạo điều kiện cơ sở - vật chất cho việc
thực hiện các hoạt động động bảo vệ môi trường. Hoạt động công nghiệp sẽ tạo ra
nguồn đóng góp cho ngân sách nhà nước, là một nguồn tài chính quan trọng cho
hoạt động bảo vệ môi trường. Một số lĩnh vực công nghiệp, như hoạt động nhập
khẩu và sản xuất thiết bị phục vụ công tác bảo vệ môi trường, có tác động tích cực
cho việc giải quyết các vấn đề môi trường. Ví dụ như sự phát triển của công nghệ
sinh học và gia tăng thương mại các sảm phẩm của nó sẽ góp phần tích cực giúp
làm giảm áp lực lên khai thác và sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên.
Ba là, việc phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải góp phần cải thiện
chất lượng môi trường và giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải.
 Tác động tiêu cực
Các hoạt động của doanh nghiệp có những tác động tiêu cực đến môi trường
như:
Đối với môi trường nói chung:
Một là, hoạt động công nghiệp phát triển làm tăng nhu cầu khai thác các
nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên là nguyên, nhiên,
vật liệu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc khai thác quá mức tài nguyên
thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động sản xuất, kinh doanh
có thể tạo ra những ảnh hưởng bất lợi cho môi trường. Bên cạnh đó, với các hệ
thống dây chuyền công nghệ cũ thì việc sử dụng kém hiệu quả các nguồn tài
nguyên thiên nhiên là một hệ quả tất yếu.
Hai là, hoạt động công nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế có thể làm phát
sinh những vấn đề môi trường thông qua hoạt động nhập khẩu những sản phẩm
hàng hóa không thân thiện với môi trường vào Việt Nam, trong đó có thể là những
chất thải độc hại.

Ba là, Hoạt động công nghiệp phát triển cũng làm phát sinh nhiều yếu tố ảnh
hưởng tới môi trường, nhất là vấn đề chất thải. Lượng chất thải công nghiệp này dễ
gây suy thoái, ô nhiễm môi trường xung quanh như môi trường đất, môi trường
nước, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của con người.


Đối với môi trường không khí nói riêng:
Một là, Cùng với sự phát triển ngày một không ngừng của các khu công
nghiệp cùng với đó là khói bụi của các phương tiện giao thông và các nhà máy sản
xuất đã sản sinh ra một lượng khói bụi độc hại vô cùng lớn. Đó là lý do của việc
trái đất ngày càng nóng lên tầng ozon đang bị phá hủy nghiêm trọng. Đây là nguồn
gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt các
nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu
cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây chuyền công
nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi.
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là
hai thành phố nằm trong 10 thành phố ô nhiễm không khí cao nhất thế giới và khu
vực Châu Á, chỉ có khoảng 15% các cơ sở sản xuất công nghiệp có phát thải chất
gây ô nhiễm môi trường không khí có lắp đặt hệ thống xử lý. Theo Bộ Tài nguyên
và Môi trường, hoạt động sản xuất công nghiệp là một trong các nguồn chính gây ô
nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam. Ô nhiễm môi trường không khí mang
tính cục bộ, tập trung ở các KCN cũ, chủ yếu do hai nguồn: quá trình đốt nhiên liệu
tạo năng lượng cho hoạt động sản xuất (nguồn điểm) và sự rò rỉ chất ô nhiễm từ
quá trình sản xuất (nguồn điện). Hiện nay các cơ sở sản xuất chủ yếu mới chỉ
khống chế được các khí thải từ nguồn điểm. Ô nhiễm không khí do nguồn điện và
các tác động gián tiếp từ khí thải, hầu như vẫn không được kiểm soát, lan truyền ra
ngoài khu vực sản xuất, gây tác động đến sức khoẻ nhân dân xung quanh. Theo
đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì mỗi ngày hàng triệu m3 khí thải từ
các KCN trên toàn quốc thải ra môi trường không khí, mà hầu hết trong số đó là
không được kiểm soát.

Hai là, Hoạt động công nghiệp làm biến đổi thành phần cũng như chất
lượng không khí theo chiều hướng xấu. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức


khỏe, tính mạng của con người, của tất cả các loài sinh vật mà còn ảnh hưởng đến
mọi hoạt động khác cảu xã hội.
Ô nhiễm bụi:
Ở hầu hết các đô thị nước ta đều bị ô nhiễm bụi, nhiều nơi bị ô nhiễm bụi
trầm trọng, tới mức báo động. Các khu dân cư ở cạnh đường giao thông lớn và ở
gần các nhà máy, xí nghiệp cũng bị ô nhiễm bụi rất lớn. Nồng độ bụi trong các khu
dân cư ở xa đường giao thông, xa các cơ sở sản xuất hay trong các khu công viên
cũng đạt tới xấp xỉ trị số tiêu chuẩn cho phép. Nồng độ bụi trong không khí ở các
thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng trung
bình lớn hơn trị số tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 3 lần, ở các nút giao thông thuộc
các đô thị này nồng độ bụi lớn hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 5 lần, ở các khu
đô thị mới đang diễn ra quá trình thi công xây dựng nhà cửa, đường sá và hạ tầng
kỹ thuật thì nồng độ bụi thường vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 - 20 lần. Ở các
thành phố, thị xã thuộc Đồng bằng Nam Bộ có mức ô nhiễm bụi trung bình cao
hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 đến 1,5 lần, như ở thành phố Cần Thơ, thị xã Rạch
Giá, thị xã Hà Tiên, thị xã Bến Tre. Nói chung, ô nhiễm bụi ở các tỉnh, thành miền
Nam trong mùa khô thường lớn hơn trong mùa mưa.Nồng độ bụi trong không khí
ở các thị xã, thành phố miền Trung và Tây Nguyên (như là thị xã Tam Kỳ, Hội An,
Nha Trang, Cam Ranh, Vinh, Đồng Hới, Buôn Ma Thuột, Kon Tum,...) cao hơn ở
các thành phố, thị xã Nam Bộ.Nồng độ bụi ở các đô thị thuộc các tỉnh miền núi,
vùng cao, nói chung còn thấp hơn trị số tiêu chuẩn cho phép (tức là không khí còn
trong sạch), như là Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Đà Lạt,... Ngược lại, ở các đô thị
phát triển đường giao thông và xây dựng nhà cửa mạnh, thì môi trường không khí
bị ô nhiễm bụi tương đối nặng, như thị xã Vĩnh Yên (nồng độ bụi: 0,70 1,23mg/m3), thị xã Phúc Yên (0,99 - 1,33mg/m3), thị trấn Hoà Mạc, Hà Nam
(1,31mg/m3), thị xã Hà Đông (0,9 - 1,5mg/m3),...



Trên Hình V.5 giới thiệu diễn biến nồng độ bụi trong không khí từ năm 1995
đến hết năm 2002 ở các khu dân cư bên cạnh các khu công nghiệp.
Xét Hình V.5 ta thấy, tuy công nghiệp và đô thị trong thời gian qua phát
triển nhanh, nhưng ô nhiễm bụi trong không khí ở các khu dân cư gần một số khu
công nghiệp cũ trong các năm gần đây (từ năm 1995 đến nay) có chiều hướng
giảm dần, có thể đây là kết quả của việc kiểm soát các nguồn thải công nghiệp
ngày càng tốt hơn. Riêng ở gần Cụm Công nghiệp Tân Bình (thành phố Hồ Chí
Minh) và Khu Công nghiệp Biên Hoà I thì có chiều hướng tăng lên. Ngược lại ô
nhiễm bụi ở khu dân cư thông thường trong đô thị ngày càng tăng hơn, có thể là do
hoạt động giao thông và xây dựng trong đô thị ngày càng gia tăng.
Ô nhiễm khí SO2:
Nói chung, nồng độ khí SO2 trung bình ở các đô thị và khu công nghiệp
nước ta còn thấp hơn trị số tiêu chuẩn cho phép. Trong các thành phố, thị xã đã
quan trắc thì ở các thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Biên Hoà, Thủ Dầu Một,
Vũng Tàu, Long An có nồng độ khí SO2 lớn nhất, nhưng vẫn thấp hơn trị số tiêu
chuẩn cho phép tới 2 lần, ở các thành phố khác còn lại, như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ
Long, Thanh Hoá, Vinh, Huế, Cần Thơ, Cà Mau, Mỹ Tho,... nồng độ khí SO2


trung bình ngày đều dưới 0,1 mg/m3, tức là thấp hơn trị số tiêu chuẩn cho phép tới
3 lần.

Hình V.6 thể hiện sự diễn biến nồng độ khí SO2 ở gần các khu công nghiệp
cũ của một số thành phố lớn từ năm 1995 đến nay. Xem Hình V.6 có thể thấy nồng
độ khí SO2 trong không khí ở Khu công nghiệp Biên Hoà I, năm 1995, rất lớn
(SO2 = 1,02mg/m3), gấp gần 3,7 lần trị số tiêu chuẩn cho phép, các năm gần đây
giảm đi rất nhiều, ở các thành phố, khu công nghiệp khác, nồng độ khí SO2 từ
1995 đến nay thay đổi không đáng kể, hoặc có xu hướng giảm đi đôi chút, tuy rằng
hoạt động công nghiệp ngày càng tăng, điều này có thể là kết quả tích cực của công

tác quản lý và bảo vệ môi trường đô thị và công nghiệp trong thời gian qua ở nước
ta. Tại Khu Công nghiệp Tân Bình (thành phố Hồ Chí Minh), nồng độ khí SO2
năm 2002 lớn hơn năm 2001 nhưng nhỏ hơn năm 2000. Ngược lại, nồng độ các
chất khí ô nhiễm ở các khu dân cư thông thường trong nội thành (như phố Lý Quốc
Sư, Hà Nội, Hình V.5, Hình V.6) cũng như ở ngoại thành có chiều hướng gia tăng.
Đặc biệt, riêng số liệu đo lường nồng độ khí SO2 năm 2000 ở phố Lý Quốc Sư (Hà
Nội) tăng vọt lên rất lớn, nguyên nhân là do trong năm 2000 số hộ gia đình tập thể
ở cạnh phố tăng lên, nhà cửa mở rộng cơi nới thêm, khu phố không thông thoáng


như năm 1999 về trước, mặt khác ở gần điểm đo có một số nhà mở thêm hàng phở,
đun nấu bằng than và nhiều gia đình trong khu tập thể này cũng đun bếp bằng than
tổ ong.
Ô nhiễm các khí CO, NO2:
Ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải
Phòng, nồng độ khí CO trung bình ngày dao động từ 2 - 5 mg/m3, nồng độ khí
NO2 trung bình ngày dao động từ 0,04 - 0,09mg/m3, chúng đều nhỏ hơn trị số tiêu
chuẩn cho phép, tức là ở các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, nói chung chưa
có hiện tượng ô nhiễm khí CO và khí NO2. Tuy vậy, ở một số nút giao thông lớn
trong đô thị nồng độ khí CO và khí NO2 đã vượt trị số tiêu chuẩn cho phép, như ở
ngã tư Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên Phủ (thành phố Hồ Chí Minh) trị số trung
bình ngày của năm 2001: 0,19, gấp 1,9 lần trị số tiêu chuẩn cho phép, nồng độ CO
năm 2001: 15,48 gấp 3,1 lần trị số tiêu chuẩn cho phép; tương tự, năm 2002 nồng
độ khí NO2 = 0,191mg/m3 và khí CO = 12,67mg/m3.
Chất lượng không khí thường thay đổi nhanh theo thời gian. Để theo dõi
thường xuyên và kịp thời phát hiện rủi ro ô nhiễm môi trường không khí ở các
thành phố lớn, Nhà nước đã đầu tư 4 trạm quan trắc không khí tự động cố định tại
Hà Nội, 1 trạm tự động cố định tại Hải phòng và 2 trạm quan trắc không khí tự
động di động (1 ở Hà Nội và 1 ở thành phố Hồ Chí Minh). Năm 2002 và đầu năm
2003, ngành khí tượng thủy văn đã lắp đặt và đưa vào vận hành 6 trạm quan trắc

môi trường không khí tự động tại Láng (Hà Nội), Phù Liễn (Hải Phòng), Cúc
Phương (Ninh Bình), Đà Nẵng, Pleiku (Gia Lai), Nhà Bè (thành phố Hồ Chí
Minh). Tại thành phố Hồ Chí Minh, với sự giúp đỡ của Đan Mạch, cũng đã lắp đặt
4 trạm quan trắc không khí tự động cố định.
Chưa tổng kết được kết quả quan trắc của tất cả các trạm tự động này, nhưng
theo số liệu quan trắc của trạm không khí tự động đặt tại Đại học Xây dựng Hà Nội
thì chất lượng không khí như sau: trị số trung bình năm của nồng độ (mg/m3) trong
2001 của các chất ô nhiễm là khí SO2 = 0,0083 - 0,016; năm 2002 từ 0,038 -


0,063mg/m3 (tiêu chuẩn quốc tế là 0,05); bụi hô hấp PM10 năm 2001 là 0,122 0,126; năm 2002 là 0,090 - 0,173mg/m3 (tiêu chuẩn quốc tế là 0,05). Như vậy,
nồng độ khí SO2 năm 2002 đã xấp xỉ trị số của tiêu chuẩn quốc tế, nồng độ bụi
PM10 trung bình năm cao hơn tiêu chuẩn quốc tế từ 2,5 đến 3,5 lần. Ô nhiễm khí
SO2 và bụi PM10 năm 2002 cao hơn năm 2001.
Ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã bắt đầu (2003) nối mạng thông tin
các trạm quan trắc tự động môi trường không khí và thiết lập một số bảng thông tin
điện tử trên đường phố để thông tin tình trạng chất lượng môi trường không khí
thành phố cho cộng đồng dân cư biết hàng ngày.
Ô nhiễm chì (Pb) trong không khí đô thị:
Thực hiện chỉ thị 24/2000/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ở nước ta đã
sử dụng xăng không pha chì từ ngày 1-7-2001. Số liệu quan trắc ô nhiễm giao
thông cho thấy nồng độ chì trong không khí Hà Nội trung bình năm 2002 giảm đi
khoảng 40 - 45% so với cùng thời kỳ năm trước; tương tự, ở thành phố Hồ Chí
Minh nồng độ chì giảm đi khoảng 50%.
Mưa axít (lắng đọng axít):
Ô nhiễm khí SO2 và NO2 trong không khí là nguyên nhân chính gây ra mưa
axít. Như phần trên đã trình bày, môi trường không khí ở nước ta, về tổng thể,
chưa bị ô nhiễm khí SO2, NO2, sự ô nhiễm khí SO2, NO2 mới có tính cục bộ, do
đó có thể suy ra rằng bản thân các nguồn ô nhiễm khí SO2 và NO2 của nước ta
chưa thể gây ra hiện tượng mưa axít. Nhưng ô nhiễm không khí có thể xuyên qua

biên giới giữa các nước, ô nhiễm SO2, NO2 của nước này có thể gây ra mưa axít ở
nước khác.
Trong hệ thống quan trắc môi trường của nước ta, nếu chưa kể các trạm đo
hoá nước mưa của ngành khí tượng thủy văn, đã có 3 trạm quan trắc mưa axít,
nhưng chỉ có Trạm đo lắng đọng axít phía Bắc, đặt tại thị xã Lào Cai, là đã tiến
hành quan trắc tính axít của nước mưa từ năm 1995 đến nay, Trạm đo lắng đọng
axít phía Nam, đặt tại Trung tâm Chất lượng nước và môi trường, 253A đường An
Dương Vương, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh và Trạm miền Trung, đặt tại Khu


Công nghiệp Dung Quất, Quảng Ngãi, mới bắt đầu quan trắc mưa axít từ năm 1999
đến nay. Nhìn chung, ở nước ta đã xuất hiện các dấu hiệu của mưa axít, tỷ lệ số
trận mưa có pH < 5,5 ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ lớn hơn các vùng khác, tuy
rằng nguồn gốc chưa được xác định rõ (Bảng V.3). Vì vậy cần phải tiếp tục quan
trắc và phân tích mưa axít một cách cẩn thận.
Ô nhiễm tiếng ồn đô thị:
Cùng với sự phát triển đô thị là sự tăng trưởng giao thông vận tải trong đô
thị. Giao thông vận tải là nguồn chính gây ô nhiễm tiếng ồn đô thị.
Kết quả quan trắc từ năm 1995 đến năm 2002 về mức ồn tương đương trung
bình ở bên cạnh đường giao thông trong giờ ban ngày (từ 6 giờ sáng đến 18 giờ
chiều) của các đường phố chính ở 13 thành phố, thị xã cho thấy phần lớn mức ồn ở
cạnh các đường giao thông là từ 70 đến 80dBA, về ban đêm mức ồn giao thông
nhỏ hơn 70dBA.
Mức ồn ở cạnh các đường phố năm 2002 so với năm 2001 thay đổi không
đáng kể, mức ồn giao thông cao nhất là 82 - 85 dBA và xảy ra ở ngã tư Điện Biên
Phủ - Đinh Tiên Hoàng (thành phố Hồ Chí Minh). Các đường phố có mức ồn
khoảng 80dBA là Quốc lộ 5 tại Sài Đồng (Hà Nội), đường Nguyễn Trãi (Vinh),
cạnh Nhà máy Ôxy Đồng Nai (Biên Hoà II), ngã tư Phú Lợi thị xã Thủ Dầu Một,
cổng Bệnh viện Quân đoàn 4 (Bình Dương). Đa số các đường phố còn lại có mức
ồn từ 65 đến 75dBA.

Bảng V.3. Kết quả quan trắc mưa axít năm 2000, 2001 và 2002


Nguồn: Cục Bảo vệ Môi trường, Báo cáo Kết quả đo lường của các
trạm quan trắc mưa axít năm 2000, năm 2001 và năm 2002
3. Nguyên nhân của tình trạng trên
Một là, Chưa có quy hoạch tổng thể và đồng bộ các KCN một cách lâu dài,
hoàn thiện theo hướng phát triển các KCN gắn liền với quá trình đổi mới mô hình
tăng trưởng, gắn liền với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, của
vùng và của địa phương theo yêu cầu về phát triển bền vững.
Hai là, Một số cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng
của công tác BVMT và phát triển bền vững. Việc phát triển các KCN thời gian qua
mới chỉ tập trung theo đuổi mục tiêu số lượng và giá trị thu hút đầu tư vào các
KCN mà chưa chú trọng tới chất lượng vốn đầu tư, đặc biệt là các dự án đảm bảo
chất lượng môi trường.
Ba là, Hệ thống pháp luật về BVMT còn bộc lộ một số vấn đề bất cập,
chồng chéo, mâu thuẫn, nhiều quy định còn chưa rõ ràng gây khó khăn hoặc không
thể áp dụng trong thực tiễn, đặc biệt là các quy định pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính và hình sự. Quy định của Bộ luật Hình sự về các tội phạm môi trường
thiếu tính khả thi, cấu thành tội phạm đòi hỏi quá nhiều điều kiện, lại thiếu hướng
dẫn thi hành nên không xử lý được vì vậy chưa đảm bảo tính răn đe, trừng trị. Hầu


hết vi phạm bị phát hiện được xử lý hành chính, số vụ việc xử lý hình sự rất ít vì
vậy chưa đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
Bốn là, Chế tài xử lý vi phạm pháp luật về môi trường còn quá nhẹ, thiếu
tính răn đe dẫn đến nhiều doanh nghiệp cố tình vi phạm và chấp nhận xử phạt vì
nộp phạt vẫn có lợi hơn là đầu tư xử lý môi trường, tiết kiệm được chi phí sản xuất.
Năm là, Lực lượng quản lý nhà nước về BVMT và lực lượng Cảnh sát môi
trường còn mỏng, năng lực còn hạn chế, trang thiết bị, phương tiện còn thiếu, trong

khi đó địa bàn hoạt động rộng, số lượng các KCN và doanh nghiệp trong các KCN
nhiều. Ý thức thực thi trách nhiệm công vụ về của nhiều cán bộ trong điều hành,
chỉ đạo và thực hiện công việc còn chưa tốt; dẫn tới tình trạng bỏ qua hoặc không
tuân thủ đầy đủ các qui định pháp luật về BVMT. Sự phối hợp giữa hai lực lượng
này còn chồng chéo, chưa chặt chẽ.
Sáu là, Công tác xã hội hóa hoạt động BVMT và quản lý tài nguyên chưa
thực sự hiệu quả; chưa huy động sức mạnh toàn dân. Công tác tuyên truyền, giáo
dục, phổ biến pháp luật về BVMT tới cộng đồng dân cư còn hạn chế; việc thực thi
chính sách, pháp luật về BVMT còn chưa nghiêm, hiệu quả chưa cao.

III. KIẾN NGỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
Quyền được sống trong môi trường trong lành đã được ghi nhận từ lâu trong
nhiều văn kiện, công ước, điều ước quốc tế. Ở Việt Nam, quyền môi trường lần
đầu tiên được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013. Để đảm bảo tốt việc thực hiện
pháp luật về môi trường cũng như bảo vệ quyền con người một cách toàn diện, từ
những phân tích và đánh giá ảnh hưởng của hoạt động công nghiệp đến môi
trường, nhóm đưa ra một số kiến nghị về hoàn thiện pháp luật như sau:
Một là, Mặc dù Luật Bảo vệ môi trường 2014 đã có một mục riêng về bảo
vệ môi trường không khí, với các quy định về môi trường không khí xung quanh


và trách nhiệm kiểm kê, kiểm soát ô nhiễm không khí, nhưng các quy định về quản
lý chất lượng không khí vẫn chưa đầy đủ. Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có luật
riêng về quản lý chất lượng không khí, hay một kế hoạch,chương trình cấp quốc
gia nào về kiểm soát ô nhiễm không khí. Cần xây dựng Luật Không khí sạch ở
Việt Nam quy định về trách nhiệm kiểm soát ô nhiễm MTKK của Nhà nước, của
các chủ sở hữu nguồn thải, về quy chuẩn kỹ thuật MTKK; về hoạt động đánh giá
tác động MTKK, về quan trắc và đánh giá hiện trạng, thông tin tình hình MTKK,
quản lý khí thải, về phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, khuyến khích
đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho bảo vệ MTKK, áp dụng công cụ kinh tế trong

bảo vệ MTKK, về phí BVMT đối với khí thải, về trách nhiệm pháp lý đối với chủ
sở hữu nguồn thải và cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong kiểm soát ô nhiễm
MTKK, khởi kiện tập thể về ô nhiễm MTKK, phát huy vai trò của cộng đồng trong
kiểm soát ô nhiễm MTKK, hợp tác liên kết khu vực và quốc tế trong kiểm soát ô
nhiễm MTKK,…
Ở nhiều quốc gia trên thế giới đã có hệ thống pháp luật riêng về bảo vệ chất
lượng không khí thể hiện ở luật hoặc bộ luật. Chẳng hạn, ở Trung Quốc, Luật về
Phòng chống và kiểm soát ô nhiễm khí quyển năm 2000 quy định doanh nghiệp vi
phạm pháp luật, gây ô nhiễm không khí thì có thể bị phạt tiền đến 500 nghìn nhân
dân tệ. Trung Quốc cũng đã xây dựng nhiều chính sách, chương trình để cải thiện
chất lượng không khí tại nước này, như: tăng thẩm quyền xử phạt của cơ quan bảo
vệ môi trường, loại bỏ xe dán nhãn màu vàng (loại xe không đáp ứng tiêu chuẩn về
khí thải) trên phạm vi toàn quốc, từng bước thay thế xăng và dầu diesel bằng các
loại nhiên liệu sạch như xăng sinh học, giảm thiểu nồng độ PM2.5 và PM10 là yêu
cầu bắt buộc trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đối với các địa phương và là
một tiêu chí đánh giá năng lực quản lý của lãnh đạo địa phương, miễn thuế cho
người mua các phương tiện sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo… Tại
Nhật Bản, có rất nhiều luật riêng quy định quản lý chất lượng không khí như: Luật


cơ bản về biện pháp đối phó ô nhiễm, Luật hạn chế phát thải khói, Luật biện pháp
đặc biệt giảm tổng khối lượng nitơ ôxit do ô tô phát thải ở những khu vực quy
định.
Hai là, Đối với các quy định về quy chuẩn kỹ thuật MTKK, đặc biệt là quy
chuẩn kỹ thuật về khí thải, Luật cần phân loại rõ đâu là nguồn thải cố định, đâu là
nguồn thải di động để có thể xây dựng được hệ thống quy chuẩn kỹ thuật về khí
thải toàn diện. Hơn nữa, cần nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện quy chuẩn kỹ thuật
MTKK đối với lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ và thành phần MTKK sử dụng vào
mục đích cụ thể. Về lâu dài, cần xây dựng quy chuẩn MTKK theo hướng ngày
càng phù hợp với quy chuẩn môi trường của các nước trong khu vực và quốc tế,

trong khi vẫn lưu ý đến điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam.
Ba là, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về MTKK. Pháp luật hiện hành
chưa quy định về vấn đề này do cho rằng, việc xác định thiệt hại đối với MTKK là
không dễ dàng do đặc tính của không khí là tính khuếch tán, lan truyền,… Tuy
nhiên, việc không quy định đã làm cho MTKK ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng,
trong khi các cá nhân, tổ chức gây ô nhiễm vẫn không phải bồi thường những thiệt
hại do mình gây ra, đồng thời không có cơ sở để cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về
sức khỏe, tài sản, tính mạng được yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô
nhiễm MTKK gây ra. Do vậy, chúng tôi cho rằng, pháp luật cần nhanh chóng có
quy định vấn đề này và có thể xác định thiệt hại MTKK dựa trên tính tổng công
suất hoạt động của nhà máy, từ đó đưa ra được lượng thải chưa được xử lý ra
MTKK và mức bồi thường là chi phi để xử lý lượng thải đó đạt quy chuẩn khí thải.
Khi xác định được ô nhiễm MTKK, đó sẽ là cơ sở cho tổ chức, cá nhân được yêu
cầu bồi thường thiệt về sức khỏe, tính mạng, tài sản do ô nhiễm không khí gây ra.
Bốn là, cần có sự cam kết từ Chính phủ trong việc bảo vệ quyền con người
về môi trường, cam kết mạnh mẽ từ trung ương đến địa phương với việc thực hiện
quyền con người về môi trường theo cách tiếp cận hệ thống và tổng hợp; quốc gia
hóa các mục tiêu BVMT và lồng ghép vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các


chương trình phát triển của quốc gia. Chính phủ cần đưa ra các giải pháp tổng hợp,
đó là tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về quyền môi trường; tăng cường
năng lực quản lý và thực hiện các chính sách BVMT; tăng cường sự tham gia của
cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức phi chính phủ và cộng đồng dân cư trong việc BVMT. Ngoài ra,
cần huy động sự tham gia của các nhóm xã hội trong việc BVMT, đây là một trong
những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công đối với việc BVMT. Việt Nam
có hệ thống các tổ chức xã hội dân sự đa dạng bao gồm các nhóm xã hội chính,
phần lớn có quy mô toàn quốc và có hệ thống tổ chức ở cấp cơ sở. Các tổ chức xã
hội dân sự đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tính bền vững trong phát

triển kinh tế, xã hội và BVMT; Nhà nước cần tạo mọi điều kiện cho người dân có
quyền được tham gia một cách tích cực, tự do và có ý nghĩa trong lập kế hoạch,
ban hành quyết định, có tác động đến môi trường và phát triển.
Quy định rõ hơn nữa trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trách
nhiệm của hộ gia đình khi có hành vi vi phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm
MTKK.Áp dụng biện pháp xử phạt tiền. Đây là biện pháp đánh trực tiếp đến lợi
ích của người vi phạm vì vậy có hiệu quả rất cao. Số tiền phạt nên ở mức cao so
với mức sống trung bình, như vậy mới có tính răn đe cao. Nên phân loại phạt tiền
lần đầu với phạt tiền lần tái phạm, trong đó phạt tiền lần tái phạm sẽ phải cao hơn
lần đầu. Số tiền phạt do hành vi phạm nên cao hơn số tiền mà chủ thể vi phạm phải
bỏ ra để thực hiện việc cải tạo ô nhiễm MTKK và lắp đặt hệ thống xử lý khí thải.
Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, chủ thể có thẩm quyền trong kiểm
soát ô nhiễm MTKK.Vấn đề quản lý nhà nước về môi trường nói chung, MTKK
nói riêng hiện nay còn lỏng lẻo, khi cán bộ, công chức thực thi pháp luật môi
trường vi phạm thì việc xử lý trách nhiệm pháp lý vẫn chưa được triệt để, chưa
đảm bảo tính răn đe. Đây là vấn đề rất lớn cần được quy định chặt chẽ, rõ ràng,


minh bạch và thực hiện xử lý công khai nhanh chóng trên thực tiễn nhằm kiểm soát
ô nhiễm MTKK được hiệu quả
Sáu là, cần sửa đổi một số quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2003, Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009. Theo đó, quy định rõ
thời gian tiến hành tố tụng đối với các tội về môi trường, quy định nghiêm khắc
hơn về các hình phạt đối với các chủ thể gây ÔNMT, đưa ra các điều khoản và chế
tài đủ mạnh để răn đe đối với những hành vi gây ÔNMT, áp dụng trách nhiệm hình
sự với pháp nhân vi phạm pháp luật môi trường nói chung, MTKK nói riêng, bởi
thực tiễn nước ta những năm gần đây cho thấy, ô nhiễm MTKK từ chất thải của
các doanh nghiệp ngày càng nhiều gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe
người dân . Hiện nay, hình phạt đối với các hành vi gây thiệt hại đối với môi
trường được quy định trong Bộ luật Hình sự mới chỉ áp dụng các biện pháp giáo

dục, răn đe và chỉ xử lý bằng biện pháp hình sự đối với những trường hợp, hành vi
có tính nguy hiểm cao đối với xã hội hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Việc
quy định mức phạt quá cụ thể cũng dễ lạc hậu và nhiều khi không tương xứng với
hành vi vi phạm.
Hiện nay, việc tính toán thiệt hại đối với các hành vi gây ô nhiễm là rất khó
khăn, chúng ta chưa có quy định cụ thể về việc kiểm tra, đánh giá thực trạng
ÔNMT. Mặc dù đã có Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và
Môi trường ban hành ngày 16/11/2009 quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
môi trường, nhưng trong thực tế, khi những hành vi gây ÔNMT được phát hiện thì
việc phối hợp xử lý giữa các cơ quan chức năng cũng rất lúng túng và chậm chạp,
việc xử lý không triệt để. Một số vụ điển hình gần đây nhất có thể kể đến là: Vụ
chôn gần một ngàn tấn chất thải độc hại trái quy định của Công ty cổ phần Nicotex
Thanh Thái, tại huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa; vụ thải chất độc hại ra sông Thị Vải,
Đồng Nai của Công ty Vedan… Các vụ việc này, khi bị phát hiện rồi thì việc kiểm
tra, đánh giá thực trạng ÔNMT còn chậm chạp, không hiệu quả, ảnh hưởng đến


quyền lợi của người dân, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền sống trong môi trường
trong lành của không những thế hệ hiện tại mà còn cả thế hệ tương lai. Do vậy,
chúng ta cần nghiên cứu ban hành những văn bản pháp luật quy định cụ thể về
cách tính thiệt hại, tiêu chí lượng giá thiệt hại và đặc biệt là quy trình đòi bồi
thường thiệt hại do ÔNMT
Luật cần cụ thể hóa các quy định về khuyến khích cho tổ chức, cá nhân thực
hiện các hoạt động thân thiện MTKK cũng như ứng phó với biến đổi khí hậu, thậm
chí không chỉ khuyến khích mà Luật còn quy định cụ thể về Nhà nước tạo điều
kiện hỗ trợ, giúp đỡ đối với quá trình này. Ví dụ như ban hành các chính sách về
miễn giảm thuế, về hỗ trợ tài chính, hỗ trợ mở rộng thị trường, … cho tổ chức, cá
nhân nhằm lan tỏa ngày càng nhiều các hoạt động có lợi cho MTKK, giúp giảm ô
nhiễm MTKK, thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
Bảy là, BVMT và quyền được sống trong môi trường trong lành là vấn đề

toàn cầu, một quốc gia không tự mình có thể giải quyết được, do vậy cần phải có
sự kết hợp phát huy nội lực với hợp tác quốc tế. Cần chủ động và tích cực tham gia
các hoạt động hợp tác quốc tế về BVMT và thực hiện đầy đủ các công ước quốc tế
đã ký kết; tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ, đặc biệt là chuyển giao các công nghệ sản xuất sạch và thân thiện với
môi trường; tìm kiếm sự giúp đỡ quốc tế nhằm BVMT toàn cầu; cần tích cực tham
gia các diễn đàn, hoạt động BVMT và phát triển bền vững toàn cầu, mở rộng liên
kết với cộng đồng quốc tế, đặc biệt là trong việc kiểm soát khí thải gây hiệu ứng
nhà kính, hạn chế sự ô nhiễm do hoá chất và chất thải nguy hại, kiểm soát sự vận
chuyển chúng xuyên biên giới, BVMT biển và đa dạng sinh học để cùng ứng phó
với biến đổi khí hậu, giữ gìn, bảo tồn Trái đất - ngôi nhà chung của nhân loại.
Cần nội luật hóa các quy định của công ước quốc tế nói chung và công ước
quốc tế liên quan đến lĩnh vực BVMT, đặc biệt là các công ước quốc tế về bồi
thường thiệt hại. Việc chuyển hóa các quy định của công ước quốc tế mà Việt Nam


là một bên ký kết được quy định cụ thể trong Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện
điều ước quốc tế năm 2005.
Tám là, bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về BVMT, thì vấn đề
con người là yếu quyết định trong việc thực thi các chính sách pháp luật. Hiện nay
đội ngũ lãnh đạo và cán bộ trong lĩnh vực BVMT chưa có nhiều kinh nghiệm trong
việc giải quyết khi có sự cố xảy ra. Do vậy cần có sự quan tâm từ phía Nhà nước
trong việc đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực này.
Các trường đại học ở Việt Nam hiện nay có rất ít trường mở mã ngành đào
tạo chuyên sâu về môi trường, một số trường có mã ngành đào tạo, nhưng sinh
viên lại không được trang bị nhiều kiến thức pháp luật về BVMT, quyền con người
về môi trường, đặc biệt là những kiến thức chuyên sâu về luật quốc tế. Chính vì
thế, khi có sự cố xảy ra thì những người được giao giải quyết công việc tỏ ra lúng
túng, không giải quyết kịp thời, hiệu quả công việc chưa cao. Do vậy, cần đào tạo
đội ngũ nhân lực trong lĩnh vực BVMT nói chung, bảo vệ quyền môi trường để
thực hiện quyền con người trong lĩnh vực môi trường như sau:

- Trước mắt cần lồng ghép việc giảng dạy quyền con người nói chung,
quyền về môi trường nói riêng vào chương trình giảng dạy trong các trường đại
học trong cả nước; đào tạo đội ngũ thẩm phán và đội ngũ cán bộ quản lý có kiến
thức chuyên sâu luật trong nước và luật quốc tế, luật môi trường và các vấn đề về
quyền con người, quyền môi trường, để trang bị thêm những kiến thức, kinh
nghiệm trong việc giám sát và kiểm soát việc thực thi pháp luật về môi trường. Cụ
thể, cần có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ của cơ quan Toà án, nâng cao trình độ,
chuyên môn nghiệp vụ cho các thẩm phán xét xử các vụ án tranh chấp khi có
ÔNMT, đặc biệt là cần đào tạo đội ngũ thẩm phán chuyên xét xử các vụ án vi
phạm pháp luật về ÔNMT.
- Đào tạo các cán bộ trong các cơ quan quản lý nhà nước khác bằng việc mở
các lớp đào tạo trong nước có sự hướng dẫn của các chuyên gia nước ngoài giảng
dạy về luật quốc tế cũng như kinh nghiệm quốc tế trong việc giải quyết bồi thường


thiệt hại do ÔNMT, nghiên cứu các án lệ, bản án điển hình đã xét xử và có hiệu lực
của toà án các nước có kinh nghiệm xử lý khi có ÔNMT như Hàn Quốc, Nhật Bản,
Hoa Kỳ v.v.

KẾT LUẬN
Môn học luật môi trường đã cung cấp cho chúng em những kiến thức cơ bản
về những quy định của pháp luật về môi trường, giúp chúng em hoàn thiện bài thảo
luận, cũng như cho chúng em biết được tầm quan trọng của môi trường sống đối
với con người. Qua bài thảo luận này, chúng ta đa có cái nhìn sơ lược về tình hình
phát triển công nghiệp ở nước ta hiện nay cũng như sự ảnh hưởng của nó đến môi
trường nói chung và không khí nói riêng. Vì kiến thức còn hạn chế và việc tìm
hiểu,nghiên cứu đề tài còn chưa được sâu sắc nên sẽ vẫn có một vài thiếu sót.
Chính vì vậy, hy vọng Thầy có thể đưa ra những nhận xét, góp ý, đánh giá về kêt
quả thực hiện đề tài để từ đó giúp chúng em cũng cố và bố sung thêm kiến thưc
hơn.

Xin chân thành cảm ơn Thầy!

Danh sách nhóm 2 – K38G môn luật môi trường:

1.
2.
3.
4.

Phạm Thị Thu Hà
Nguyền Thị Thu Hà
Trần Thị Hồng Hà
Nguyễn Thị Hai


×