Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Chủ Nghĩa Dân Tộc Trung Quốc Và Ảnh Hưởng Của Nó Tới Quan Hệ Chính Trị Quốc Tế Hiện Nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.96 MB, 131 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIÉT TẮT
MỞ ĐẰU............................................................................................................ 1
Chương 1: LÝ LUẬN VÈ CHỦ NGHĨA DÂN T ộc VÀ CHỦ NGHĨA.. 11
DÂN TỘC TRUNG QUỐC.......................................................................... l l
1.1. Một số khái niệm cơ b ản .......................................................................... l l
1.2. Vấn đề chủ nghĩa dân tộc trên thế giới....................................................... 26
1.3. Chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc trước cải cách mở cửa.............................. 37
ĩ

r

r

9

1.4. Các nhân tô ảnh hưởng den sự phát triên của chủ nghĩa dân tộc Trung Quôc. 52
Chương 2: s ự PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA DÂN T ộ c TRUNG
QUỐC TỪ NĂM 1978 ĐẾN NAY VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI QUAN
HỆ CHÍNH TRỊ QUỐC T É .......................................................................... 58
r

9

r

2.1. Sự phát triên của chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quôc từ năm 1978 đên nay ...58
2.2. Tác động của chủ nghĩa chủ nghĩa dân tộc đến tiến trình cải cách - mở cửa,
và đặc điểm của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc................................................ 87
2.3. Tác động của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc đối với quan hệ chính trị


quốc tế............................................................................................................. 98
N

9

/

f

2.4. Dự báo vê sự phát triên của chủ nghĩa dân tộc Trung Quôc và kiên nghị cho
Việt Nam...........................

117

KET LUẬN......................

122

TÀI LIỆU THAM KHẢO

124


DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TẮT
STT

Tên đầy đủ

Chữ viết tắt


1

ACFTA

Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quôc

2

APEC

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Duong

3

ARE

Diễn đàn khu vực ASEAN

4

ASEAN

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

5

ASEAN+1

Hiệp hội các nước Đông Nam Á + Trung Quốc


6

ASEAN+3

Hiệp hội các nước Đông Nam Á + Nhật + Trung
Quốc + Hàn Quốc.

7

ASEM

Diễn đàn họp tác liên khu vực Á - Âu

8

CAFTA

Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN

9

EU

Liên minh châu Âu

10

GATT

Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dich


ll

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

12

GMS

Tiểu vùng sông Mê Kong mở rộng
r

N

r

13

IMF

Quy tien tệ quôc te

14

NATO

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương


15

NDT

Nhân dân tệ

16

Nxb

Nhà xuất bản

17

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

18

PLA

Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc

19

USD

Đô - 1a Mỹ


20

FDI

Đầu tu trực tiếp nước ngoài

21

FTÁ

Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN

22

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

J





J

/ \

/ v


_

i

/ \


1

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài
Ket thúc thời kỳ cộng sản nguyên thủy, con người bắt đầu bước vào các
chế độ xã hội với sự phân hóa tầng lóp giai cấp ngày càng cao. Cũng kể từ
đây, loài người phải chứng kiến và trả giá cho hàng loạt các cuộc chiến tranh
đau thương giữa các lực lượng, tập đoàn do tranh giành các lợi ích và quyền
lực khác nhau. Khái quát thực tiễn phát triển của loài người, chủ nghĩa Mác Lenin đã đưa ra hai vấn đề co bản, mang tính quyết định đến toàn bộ tiến
trình phát triển của các xã hội nói riêng, thế giới nói chung là vấn đề dân tộc
và giai cấp. Mặc dù bi che lấp bởi hàng loạt các vấn đề mới nảy sinh hay do
các mưu đồ chính trị nhưng lịch sử đã chứng minh rằng dân tộc và giai cấp
đã, đang và sẽ mãi là vấn đề chi phối sự phát triển của nhân loại nếu không có
hướng giải quyết đúng đắn. Theo đó, nghiên cứu về chủ nghĩa dân tộc - một
hình thái tồn tại của vấn đề dân tộc là góp phần đưa ra một cái nhìn mới, đồng
thời làm phong phú thêm lý luận về vấn đề dân tộc.
Cùng với xu thế thoái trào của chủ nghĩa xã hội ở cuối thế kỷ

xx, dân

tộc dường như cũng trở thành vấn đề bi né tránh vi tính nhạy cảm của nó.
Nhưng tận sâu trong mỗi con người cá nhân, mỗi quốc gia tình cảm dân tộc,

tính chất dân tộc vẫn luôn tồn tại. Đó là một chất keo vô hình để tăng cường
đoàn kết, thúc đẩy phát triển nhưng nó cũng dễ dàng chuyển thành sức mạnh
tàn phá hoặc hủy diệt, di ngược lại lợi ích của loài người khi nó bi kích động,
lợi dụng hoặc gặp phải vấn đề không thể giải quyết. Trong bối cảnh hiện nay,
khi mà kinh tế toàn cầu suy thoái, quan hệ quốc tế phức tạp, tiềm ẩn đầy rủi ro
mâu thuẫn, hàng loạt các họp tác quốc tế và khu vực nhằm giải quyết các vấn
đề chung đều di đến thất bại như: khủng hoảng và nợ công ở châu Âu, Hội
nghị Thượng đỉnh ASEAN 21, Hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu


2

COP 18... chúng ta bắt đầu chứng kiến sự trở lại của vấn đề dân tộc nhưng
dưới một hình thái mới đầy nguy hiểm đó là sự trở lại nắm quyền của một loạt
các Đảng Dân tộc ở châu Âu, sự tranh chấp chủ quyền lãnh thổ biển đảo ở
châu Á, sự kết họp chặt chẽ giữa chủ nghĩa dân tộc với tôn giáo ở Trung
Đông... Điều đó cho thấy chủ nghĩa dân tộc nói riêng, vấn đề dân tộc nói
chung đã trở lại, đang phát triển, sẽ ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh và phát
triển của thế giới. Nghiên cứu về chủ nghĩa dân tộc hiện nay là một vấn đề
cấp thiết.
Dan đầu trong xu thế phát triển chủ nghĩa dân tộc hiện nay có lẽ là Trung
Quốc khi nước này mạnh dạn đưa ra quan điểm “không có kẻ thù vĩnh viễn
chỉ có lợi ích dân tộc là duy nhất” cùng hàng loạt các hoạt động khiến chưa
bao giờ thế giới lại quan ngại và đề phòng sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc
ở Trung Quốc như lúc này.
Sau hơn 35 năm cải cách mở cửa, từ một nước nghèo khó phát triển, Trung
Quốc đã trở thành con rồng của châu Á và hiện nay là cường quốc kinh tế thứ
hai sau siêu cường Mỹ. Neu như trước đây, kinh tế của Trung Quốc chậm phát
triển, cơ cấu kinh tể mất cân đối thì nay kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh,
năng động nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng dẫn đầu thế giới, nhiều năm liền

trên 10%, bình quân trong 35 năm là 9,6%. Hiện nay, dù kinh tế thế giới đang
chìm sâu trong khủng hoảng, hầu hết các nền kinh tế lớn đều tăng trưởng âm thì
kinh tế Trung Quốc vẫn có mức tăng trưởng 7,7% (năm 2013). Mặt khác, dù cả
thế giới phải “thắt lưng buộc bụng” thì sức mua của người dân Trung Quốc vẫn
tăng, điều đó cho thấy di cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống của người dân
đã được cải thiện và nâng cao đáng kể. Thu nhập bình quân theo đầu người của
Trung Quốc hiện đạt mức hơn 6000 USD (2013).
Neu như kim ngạch xuất khẩu năm 1979 chỉ đạt 20,6 tỷ USD, đứng vi trí
thứ 32 trên thế giới thì năm 2013 kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đạt


3

1.938 tỷ USD. Trung Quôc là siêu cường vê suât khâu, hàng hóa của Trung
Quốc tràn ngập trên thị trường thế giới, chiếm lĩnh cả những thị trường khó
tính nhất như Mỹ và EU. Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đang dần trở
thành một đồng tiền giao dich quốc tế. Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc tính
hết năm 2012 là 3.290 tỷ USD (đứng đầu thế giới), dự trữ vàng là 1.054 tấn
vàng (đứng thứ 5 thế giới), Trung Quốc hiện là chủ nợ của một loạt các nước
trong đó có cả Mỹ. Với một nền kinh tế lớn, dự trữ vàng và ngoại tệ khổng lồ,
tăng trưởng kinh tế cao, Trung Quốc được dự báo đến năm 2025 sẽ vượt qua
Mỹ trở thành nền kinh tế số 1 thế giới.
Cùng với sự phát triển kinh te, Trung Quốc hiện có mức đô thị hóa tăng
đến chóng mặt, hàng loạt các thành phố, đặc khu ra đời. Trung Quốc đã xuất
hiện các siêu thành phố, thành phố quốc tế như: Thượng Hải, Hồng Công,
Bắc Kinh, Thâm Quyến... Tính đến ngày 17 tháng 1 năm 2012, dân thành thị
Trung Quốc đã chiếm 51,27% trong tổng số 1,347 tỷ dân. Văn hóa giáo dục
phát triển giúp Trung Quốc thu hẹp khoảng cách về khoa học kỹ thuật với
phương Tây. Mặt khác, Trung Quốc cũng tăng cường sức mạnh khác như về
quân sự, Trung Quốc chi phí cho quốc phòng năm 2012 là 106 tỷ USD, đứng

thứ 2 sau Mỹ. Trung Quốc có hàng loạt các vũ khí hiện đại bậc nhất thế giới
như: Chiến đấu cơ tàng hình, tên lửa chống hạn DF-21, tàu khu trục mang đầu
đạn hạt nhân... Bên cạnh đó là kho vũ khí thông thường lớn nhất thế giới,
cùng 2,3 triệu quân nhân thường trực,

về ngoại giao, Trung Quốc đang mở

rộng các hoạt động ngoại giao của mình trên khắp các châu lục, các mặt trận
đối ngoại. Vi trí, vai trò của Trung Quốc trong các tổ chức quốc tế, định chế
kinh tế, tài chính, quân sự ngày càng tăng.
Trước những thành tựu đã đạt được của Trung Quốc, cả thế giới bất ngờ
và thán phục. Tuy nhiên, ở những khia cạnh nhất định, cộng đồng thế giới
cũng hết sức quan ngại bởi sức mạnh quá lớn hiện nay của Trung Quốc. Một


4

trong những động lực sâu xa góp phần làm nên sự phát triển ấy chính là tinh
thần dân tộc và chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc. Nhưng chủ nghĩa dân tộc
luôn có mặt trái của nó, những hoạt động mở rộng tầm ảnh hưởng và thái độ
cứng rắn của Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền biển đảo với các nước
Đông Á và Đông Nam Á hay cách tiếp nhận, xâm nhập của Trung Quốc đối
với châu Phi, Mỹ Latinh là những minh chứng nổi bật ở một khia cạnh quan
trọng của chủ nghĩa dân tộc về vấn đề lãnh thổ hay lợi ích dân tộc đã làm nhạt
phai hình ảnh của Trung Quốc trên trường quốc tế.
Chính phủ Trung Quốc luôn nhấn mạnh quan điểm “trỗi dậy hòa bình ”
và nguyên tắc “xử lý các vấn đề đổi ngoại đảm bảo lập trường có đạo lý của
Trung Quốc” nên chỉ khẳng định những góc độ nào đó việc phát triển chủ
nghĩa dân tộc. Nhưng trước những hành động quốc tế chưa thực sự thỏa đáng,
đề cao quá mức lợi ích dân tộc mà hy sinh lợi ích quốc tế, hoặc lợi ích của các

đối tác, quốc gia, dân tộc khác, Trung Quốc đã tạo ra hố ngăn cách nhất định
đối với phần còn lại của thế giới. Là một cường quốc về kinh tế, Trung Quốc
hiện đang có đầy đủ tiềm năng thế mạnh và co hội phát triển thành siêu cường
số 1 thế giới. Với vi thế và tiềm lực to lớn, là thành viên thường trực Hội
đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Trung Quốc hiện đang được thế giới mong đợi
là sẽ đóng góp nhiều hơn cho hòa bình, an ninh và phát triển của nhân loại.
Vấn đề với Trung Quốc là phát huy các khia cạnh tốt của chủ nghĩa dân tộc để
phát triển, và không làm ảnh hưởng đến lợi ích nước khác. Đó là một thách
thức to lớn đối với Trung Quốc hiện nay.
Việt Nam là nước láng giềng của Trung Quốc, hai nước có mối quan hệ
mật thiết, gắn bó “núi liền núi, sông lien sông, lịch sử tương thông, văn hóa
tương đồng”. Truyền thống quan hệ hai nước là hữu nghị và họp tác. Việt
Nam luôn dõi theo, chứng kiến và đánh giá cao những bước phát triển của
Trung Quốc trong thời gian qua. Chúng ta luôn mong muốn thúc đẩy hợp tác


5

chiến lược toàn diện, vi lơi ích của nhân dân hai nước, hòa bình và ổn định ở
#



7



y




khu vực. Đồng thời, Việt Nam cũng luôn mong muốn sự trỗi dậy hòa bình của
Trung Quốc sẽ mang lại nhung lợi ích chung cho khu vực và quốc tế. Việc
tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu để hiểu biết Trung Quốc một cách sâu sắc hơn là
việc làm hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Từ những ý nghĩa lý luận và thực tiền đã nêu trên, chúng tôi mạnh dạn
lựa chọn vấn đề: “Chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc và ảnh hưởng của nó tói
quan hệ chính trị quốc tế hiện nay” làm chủ đề đế viết luận văn thạc sỹ
chính tri học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trung Quốc là một cường quốc mới nổi, nhưng chủ nghĩa dân tộc Trung
Quốc có từ lâu. Lịch sử chủ nghĩa dân tộc phát triển lâu đời ở Trung Quốc,
nên mọi sự biến chuyển của chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc, nhất là trong
thời kỳ cải cách mở cửa thu hút sự quan tâm theo dõi, phân tích bình luận
đánh giá của giới chuyên gia nghiên cứu, các nhà hoạch định chiến lược, các
chính trị gia trên khắp thế giới, trong đó có cả các học giả, chính trị gia.
Thành quả nghiên cứu về nội dung này rất lớn.
Vấn đề này đã được đề cập qua nhiều bài viết, nghiên cứu trên các tạp
chí trong nước và nước ngoài. Qua nghiên cứu bước đầu, chúng tôi nhận thấy
có thể sử dụng làm những tài liệu tham khảo phục vụ cho viec hoàn thành
luận văn. Trong số đó, các bài viết đã được phổ biến trên các tạp chí: Nghiên
cứu Quốc tế, Nghiên cứu Đông Nam Á, Nghiên cứu Trung Quốc, Lý luận
Chính trị, các ấn phẩm của Thông tấn xã Việt Nam và các trang wed chính
thức trên mạng Intemet như là những tài liệu cơ bản.
Từ hệ thống các tài liệu thu thập được, chúng tôi nhận thấy vấn đề luận
văn lựa chọn nghiên cứu đã được đề cập ở các ấn phẩm quốc tế như: Cuốn
“One vear o f the Currency reform




của Albert T. Lu, Kuo-Sheng Hsia,


6

Namking, 1937. “Solutio n in Asia” của o . Lattimore, Nxb Little, Brown and
company, Boston, 1945; “Bàn về chủ nghĩa quốc tế và chủ nghĩa quốc gia”
của Lưu Thiếu Kỳ, do Nguyễn Khắc Đạm, Trần Doãn Hoài dịch, Nxb Xây
dựng, 1955; “Chủ nghĩa Mác và vấn đề dân tộc” của Stalin, Nxb Sự thật,
1955. “20th century China” của

o.

Edmund Clubb, Nxb Columbia

University Press, London, 1966; “The Polỉtỉcs o f[ormosan Nationalỉsm” của
Douglas Mendel, Nxb University of Califomia Press, Los Angeles, 1970.
“Lectures in China, 1919-1920” của John Dewey, Nxb The University press
of Hawaii, Honolulu, 1973; “Unceertain years: Chinese - American velations
1947-1950” của Dorothy Borg, Waldo Heinrichs, Nxb Columbia University
Press, New York, 1 9 8 0 Contemporary political ideoỉogỉes” của Roger
Eatwell, Nxb Pinter publishers, London, 1992; “The New security agenda in
the Asia - Pacific region” của Denny Roy, Nxb St. Martini press, 1997;.
“Cuộc tấn công của con rồng: Cuộc chiến tranh nghìn năm ” của Humplrey
Hawksley, Simon Holherton, Nxb Thông tấn xã Việt Nam, 2000; “Khu vực
hoá và toàn cầu hoá - Hai mặt của tiến trình hội nhập quốc tế” của Dani
Rodeik, Frédérique Sachwald, Francois Nicholas, Nxb Viện Thông tin Khoa
học xã hội, 2000; “Introduction to Asia: History, Culture, and Civilization ”
của Angelina c. Irapta, Cecilio D. Duka, Nxb Rex Book Store, Manila,
2005; “The idea o f nationalism: a study in its origỉns and background” của

Hans Kohn, Nxb New Brunswick, London, 2005. “Chinese natỉonalỉsm in the
global era” của Christopher R. Hughes, Nxb Routledge, New York,
2006;"International politỉcs on the world stage” của John T. Rourke, Mark
A. Boyer, Nxb McGraw-Hill, Boston, 2006. Các tài liệu trên đã it nhiều đề
cập ở các góc cạnh nào đó về chủ nghĩa dân tộc ở góc độ toàn cầu và chủ
nghĩa dân tộc ở Trnng Quốc trong lịch sử và hiện tại, là những tham khảo có
giá trị cho luận văn.


7

Thong tin và những nghiên cứu cơ bản về sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân
tộc ở Trung Quốc cũng được đề cập trong các bài viết, bài dịch được in trên
các ấn phẩm của Việt Nam. Trong đó, tiêu biểu là: “Chủ nghĩa dân tộc và
quan hệ Trung — Nhật”, Thông tấn xã Việt Nam, 12/5/2008. “Vai trò của
Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng kỉnh tế toàn cầu ”, Thông tấn xã Việt
Nam, 6/1/2009. “Vai trò của Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng toàn cầu ”,
Thông tấn xã Việt Nam, 13/1/2009. “Luận điểm của giới học giả Trung Quốc
về vấn đề Biền Đông”, Thông tấn xã Việt Nam, 20/3/2009. “Te ỷ đồ của
Trung Quốc ở Biển Đông”, Thông tấn xã Việt Nam, 31/3/2009 “Thời điểm để
Bắc Kinh phô trương sức manh ”, Thông tấn xã Việt Nam, 1/4/2009. “Chỉnh
sách của Bắc Kinh trong vẩn đề Tây Tạng”, Thông tấn xã Việt Nam,
8/4/2009. “Nhin lại phat biêu của Trì Hạo Điền về chiến lược tương lai của
Trung Quốc”, Thông tấn xã Việt Nam, 6/5/2009. “Trung Quốc: Sự trở lại
của chủ nghĩa Mao - it”, Thông tấn xã Việt Nam, 19/5/2009. “Trung Quốc
liệu có bi chia cắt trong tương lai”, Thông tấn xã Việt Nam, 22/8/2009. “Vai
trò tiềm lực của Trung Quốc trong các vấn đề thế giới: Điều bi ẩn ”, Thông
tấn xã Việt Nam, 23/8/2009. “Ồn định và phat triển: Trí thức Trung Quốc
đang nghĩ g i”, Thông tấn xã Việt Nam, 10/8/2009. “Chủ nghĩa dân tộc online
khay đảo Đông Nam Á ”, Thông tấn xã Việt Nam, 11/9/2009. “Hieu thế nào

về phát triển hòa bình của Trung Quốc”, Thông tấn xã Việt Nam,
16/11/2009. “Trung Quốc không thể phớt lờ thải độ của người dân với các
giá trị phương Tây”, Thông tấn xã Việt Nam, 23/12/2009.
“Thuyết mới về chiến lược tiếp cận biển ở Trung Quốc hiện nay”, Thông
tấn xã Việt Nam, 10/1/2010. “Trung Quốc với vấn đề quyền lợi trên biển”,
Thông tấn xã Việt Nam, 14/1/2010. “Liệu Trung Quốc đã sẵn sàng lãnh đạo
thế giói?”, Thông tấn xã Việt Nam, 18/3/2010. “Vẩn đề Biển Đông: Vi sao
Trung Quốc chỉ thích đàm phản song phương”, Thông tấn xã Việt Nam,


8

20/3/2010. “Trung Quốc tăng cường di dân sang Lào”, Thông tấn xã Việt
Nam, 23/3/2010. “Trung Quốc và vẩn đề năng lượng”, Thông tấn xã Việt
Nam, 5/4/2010. “Khi Trung Quốc thống tri thế giới”, Thông tấn xã Việt
Nam, 21/4/2010. “Tharn vọng của Trung Quốc ở Biển Đông”, Thông tấn xã
Việt Nam, 12/5/2010. “Tranh chấp Biển Đông và tỉnh toán của các bên”,
Thông tấn xã Việt Nam, 18/5/201 o. “Sự đồng thuận Bắc Kinh là giữ in lặng”,
Thông tấn xã Việt Nam, 19/5/2010. “Châu Âu lo ngại một Trung Quốc khổng
lồ đã tỉnh giấc”, Thông tấn xã Việt Nam, 23/6/2010. “Trung Quốc bỏ mặt nạ
trỗi dậy hòa bình”, Thông tan xã Việt Nam, 25/6/2010. “Xung quanh chỉnh
sách điều chỉnh tỉ giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc”, Thông tấn xã Việt
Nam, 26/6/2010.
“Lợi ích quốc gia của Trung Quốc trong thế kỷ 21 ”, Thông tấn xã Việt
Nam, 25/6/2011. “Trung Quốc đề phòng bốn khuynh hướng trong cuộc khủng
hoảng lãnh thổ”, Thông tấn xã Việt Nam, 18/10/2011. “Phương thức giải
quyết tranh chấp của Trung Quốc với các nước xung quanh then cận đại”,
Thông tấn xã Việt Nam, 7/7/2012.
Nhìn chung, các bài viết, các công trình nghiên cứu kể trên đã phần nào
chỉ ra được những biểu hiện, tính chất và nguồn gốc của chủ nghĩa dân tộc

Trung Quốc và những ảnh hưởng ban đầu của nó với thế giới. Tuy nhiên, các
công trình nghiên cứu trên chưa đi sâu vào phân tích những điều kiện phát
triển, những yếu tổ tác động làm phát triển nhanh chóng chủ nghĩa dân tộc
Trung Quốc trong thời gian gần đây và chưa khái quát lên được thành những
đặc điểm mang tính bản chất của chủ nghĩa dân tộc này. Đặc biệt là chưa làm
rõ được thái độ, vi trí, vai trò của các tầng lóp, các nhóm, các giới với chủ
nghĩa dân tộc trong xã hội Trung Quốc và it có sự so sánh đối chiếu giữa chủ
nghĩa dân tộc Trung Quốc và các chủ nghĩa dân tộc khác trên thế giới hiện
nay. Không gian khoa học cho luận văn thực hiện vẫn còn đầy đủ.


9

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đê tài
- Mục đích:
Phân tích sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc từ sau cải
cách mở cửa đến 2013 và ảnh hưởng của nó tới hòa bình, an ninh và phát triển
của thế giới.
- Nhiệm vu:
+ Khái lược về sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc trên thế giới hiện nay.
+ Trình bày điều kiện kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội, lịch sử, tư
tưởng cho việc hình thành và phát triển của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc.
+ Làm rõ nhưng đặc điểm mang tính bản chất của chủ nghĩa dân tộc
Trung Quốc.
+ Phân tích ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc với khu vực
và thế giới.
+ Dự báo sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc trong tương lai.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đế tài
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc và ảnh

hưởng của nó đối với quan hệ chính trị quốc tế trong giai đoạn hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài co bản được xác định từ bắt đầu cải cách
mở cửa của Trung Quốc cho đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Cơ sở lý luận của đề tài:
Cơ sở nghiên cứu của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử, quan điểm chính trị xã - hội của chủ nghĩa Mác - Lenin, tu tưởng
Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu


10

Trên quan điểm duy vật biện chứng Mác xít, để hoàn thành đề tài, chúng
tôi sử dụng phuong pháp lịch sử và logic, phuong pháp phân tích tổng họp,
đối chiếu so sánh và biên niên su kiện. Bên cạnh đó còn có su tham khảo, so
sánh với các quan điểm, tu tuởng khác. Trong quá trình viết luận văn sau này,
mồi phuong pháp, chúng tôi sẽ su dụng vào nghiên cứu những nội dung cụ
thể và phù hợp.
6. Những đóng góp về khoa học của đề tài
- Trình bày một cách khoa học có hệ thống quá trình phát triển của chủ
nghĩa dân tộc Trung Quốc, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.
- Phân tích nhung đặc điểm mang tính bản chất của chủ nghĩa dân tộc
Trung Quốc.
- Chỉ ra những yếu tố ảnh huởng đến chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc.
- Làm rõ ảnh huởng của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc và du báo xu
huóng phát triển của nó.
- Bổ xung thêm nguồn tu liệu nghiên cứu về chính trị Trung Quốc ở
Việt Nam.

Ket quả nghiên cứu của đề tài đua ra một cái nhìn toàn cảnh về sự phát
triển chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc và ảnh huỏng của nó với thế giới. Qua đó
góp phần bổ xung kiến thức bộ môn chính trị học, mảng chính trị quốc tế.
Luận văn còn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu giảng dạy về
chính trị Trung Quốc nói riêng và khoa học chính trị nói chung.
7. Ket cấu của đề tài
Ngoài phần mo đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn chia thành
2 chuong, 8 tiết.


ll

Chươngl
LÝ LUẬN VÈ CHỦ NGHĨA DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA
DÂN TỘC TRUNG QUỐC
1.1. Mot số khái niêm cơ bản




1.1.1. Dân toc

Trong những năm gần đây, với những biến động to lớn trong đời sống
chính trị xã hội trên thể giới, vấn đề dân tộc mà trọng tâm là các quan hệ dân
tộc cũng diễn biến rất da dạng phức tạp. Hàng loạt các vấn đề dân tộc đang
đặt ra cần phải giải quyết trên thế giới, khu vực, và các quốc gia. Chính vi vậy
di tìm lời đáp cho câu hỏi dân tộc là gi sẽ giúp chúng ta phần nào làm sáng tỏ
vấn đề này.
Ở buổi bình minh của lịch sử, sau khi thoát thai khỏi cuộc sống loài vật,
con người bước những bước đầu tiên trong tiến trình xây dựng xã hội loài

người. Tổ chức xã hội đầu tiên của loài người là thị tộc, trong đó quan hệ
huyết thống đóng vai trò chi phối tuyệt đối, là tiêu chí đầu tiên để xác định cá
nhân này thuộc về nhóm nào. Lúc này, mọi người cùng ăn cùng ở, cùng chia
sẻ những thành quả mà con người săn bắn hái lượm được. Sau đó, do nhu cầu
minh
khác
nhau thực hiện liên minh thành bộ lạc. Neu như thi tộc xuất hiện ở đầu xã hội
nguyên thủy thị bộ lạc xuất hiện vào cuối xã hội nguyên thủy.
Sự liên minh đã làm cho số lượng các thành viên tăng lên, bộ lạc đã xuất
hiện là thiết chế chính trị xã hội so khai, tuy nhiên nó chỉ mang tính phân
công, các cá nhân đứng đầu chủ yếu dựa vào tuổi tác, kinh nghiệm, sự kính
trọng của các thành viên còn lại. Mọi người sống khá gần gũi và giống nhau.
Sau đó, sự phát triển của công cụ sản xuất làm tăng năng xuất lao động, bắt


12

đầu từ đây xã hội xuất hiện tu hữu và cộng đồng bộ tộc xuất hiện trên cơ sở
liên minh, đồng hóa, thống trị của các bộ lạc với nhau.
Sự phát triển của công cụ sản xuất làm xuất hiện chế độ tu hữu, sản sinh
giàu nghèo, bất công xã hội, giai cấp được ra đời từ đây. Mâu thuẫn lợi ích
dần đến mâu thuẫn giai cấp, mẫu thuần phát triển đến đối kháng không thể
điều hòa được thì hình thành nhà nước quốc gia. Từ đây sự cố kết bộ tộc là
nhân tố quan trọng trong sự hình thành và củng cố quốc gia. Ngược lại sự
hình thành và củng cố quốc gia là điều kiện có ý nghĩa quyết định sự cố kết và
phát triển của cộng đồng dân tộc, là sự chuẩn bi quan trọng nhất để cộng động
bộ tộc chuyển lên một hình thức cao hơn, đó là dân tộc.
Như vậy, cũng như các hình thức cộng đồng khác, dân tộc là sản phẩm
của một quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người. Trước khi dân tộc
xuất hiện, loài người đã trải qua các hình thức cộng đồng từ thấp tới cao như:

thị tộc, bộ lac, bộ tộc. Song hành cùng quá trình ấy, thì các yếu tố cấu kết, đặc
trưng của dân tộc cũng được hình thành. Loài người đã và đang trải qua năm
hình thái kinh tế là: Cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư
Bản và chủ nghĩa xã hội. Mỗi hình thái kinh tế gắn liền với một phương thức,
một
• trình độ• sản xuất và lực
• lượng
• sản xuất. Dân tộc
• ra đời trên co sở một

trinh độ phát triển nhất định của xã hội mà sự phát triển của thế giới lại không
đồng đều nên thế giới tồn tại da dạng, mỗi dân tộc lại có những đặc trưng
riêng, trình độ phát triển khác nhau và đặc biệt là thời điểm hình thành và ra
đời của các dân tộc là khác nhau.
Ở phương Tây, dân tộc phát triển khi phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa được xác lập thay thế vai trò của phương thức sản xuất phong kiến, tức
thế kỷ XVI - XVII. Chủ nghĩa tư bản ra đời trên co sở sự phát triển sản xuất
và trao đổi hàng hóa đã làm cho bộ tộc gắn bó với nhau, nền kinh tế tự cấp tự
túc bi xóa bỏ, thi trường có tính chất địa phương nhỏ hẹp khép kín được mở


13

rộng thành thị trường dân tộc. Cùng với đó, sự phát triên đên mức chín muôi
của các nhân tố ý thức, văn hóa, ngôn ngữ, sự ổn định của lãnh thố nói chung
đã làm cho dân tộc phát triển ổn định. Chỉ đến lúc đó, lãnh địa của nước
phương Tây mới thực sự họp nhất lại, tức là chấm dứt tình trạng cát cứ phong
kiến và dân tộc theo nghĩa quốc gia được hình thành. Chính vi vậy, dân tộc ở
phương Tây mới được ra đời hơn 400 năm. Mặt khác, do quá trình hình thành
các quốc gia châu Âu, cùng xuất phát từ một chủng tộc ban đầu, lại thường

xuyên tiến hành các cuộc liên hôn (hôn nhân chính trị) mà nói chung dân tộc
ở phương Tây không đậm màu cấu kết, dân tộc không có ảnh hưởng bằng
chủng tộc. Điều này có lẽ còn được ảnh hưởng bởi tâm lý hướng ngoại của
người phương Tây, trái với người phương Đông luôn có tâm lý hướng nội.
Ở phương Đông, do tác động của hoàn cảnh đặc thù là nền văn minh lúa
nước, đặc biệt là do sự thúc đẩy của quá trình đấu tranh dựng nước và giữ
nước, họp tác đoàn kết làm nông nghiệp mà dân tộc đã hình thành trước khi
chủ nghĩa tư bản được xác lập. Loại hình tiền tư bản đó xuất hiện trên một cơ
sở văn hóa, một tâm lý dân tộc đã phát triển đến độ tương đối chín muồi,
nhưng lại dựa trên một cộng đồng kinh tế kém phát triển và còn ở tình trạng
phân tán. Do có lịch sử phát triển hàng nghìn năm nên dân tộc ở phương
Đông có tính cố kết mạnh mẽ, gắn bó mật thiết và cũng tồn tại đầy rẫy những
mâu thuẫn.
Cho đến nay, khái niệm dân tộc được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau,
nhưng có hai nghĩa được dùng nhiều nhất là:
Một là, dân tộc chỉ một cộng đồng người có mối liên hệ chặt chè và bền
vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ riêng và có những nét văn hóa
đặc thù, xuất hiện sau bộ lạc bộ tộc và thể hiện ý thức tự giác tộc người của
cư dân cộng đồng đó.


14

Hai là, dân tộc là một cộng đồng người on định họp thành nhân dân một
nước có lãnh thổ quốc gia, nền kinh tế thống nhất, ngôn ngữ chung và có ý
thức về sự thống nhất quốc gia của mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích kinh tế
chính trị, truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh chung trong suốt
một quá trình lich sử lâu dài dựng nước và giữ nước.
Với nghĩa thứ nhất, dân tộc là một bộ phận của quốc gia, trong mồi quốc
gia có thể có nhiều dân tộc. Vi dụ như Việt Nam có 54 dân tộc anh em. Đây là

cách hiểu của các nhà nghiên cứu về văn hóa và lịch sử. Với nghĩa thứ hai,
dân tộc là toàn bộ nhân dân của quốc gia đó hay chính là quốc gia dân tộc.
Đây là cách nhìn nhận, cách hiểu của đại da số chúng ta hiện nay, nhất là
trong các quan hệ chính tri quốc tế. Bởi quan hệ chính tri quốc tế đòi hỏi
những chủ thể lớn, mang tính đại điện quốc gia chứ không phải là nhung tộc
người, nhóm người thiểu số. Dân tộc trong quan hệ quốc tế chỉ được hiểu theo
nghĩa thứ nhất khi mà đó là vấn đề chính trị xã hội nội tại của một quốc gia,
chủ yếu mang tính đối nội của quốc gia đó.
Trong giới khuôn khổ luận văn này thì dân tộc mà tác giả đề cập đến là
dân tộc theo nghĩa thứ hai, dân tộc là toàn bộ nhân dân của quốc gia đó, hay
chính là quốc gia dân tộc trong quan hệ chính trị quốc tế. De phân biệt giữa
dân tộc này với dân tộc khác, chúng ta cần căn cứ vào những đặc trưng riêng
của chúng. Đã là một dân tộc, chắc chắn nó phải có sự khác biệt với dân tộc
khác. Dân tộc thường được nhận biết thông qua những đặc trưng chủ yếu sau:
+ Có phương thức sản xuất kinh te. Đây là đặc trưng quan trọng nhất của
dân tộc. Các mối quan hệ kinh tế là cơ sở liên kết các bộ phận, các thành viên
của dân tộc, tạo nền tảng vững chắc của cộng đồng dân tộc. Kinh tế quyết
định chính trị, kinh tế là lợi ích, mà lợi ích lại là chất keo gắn kết mạnh mẽ
nhất giữa các thành viên của dân tộc. Phương thức sản xuất lại mang tính lịch
sử, tại thời điểm này dân tộc này có phương thức sản xuất này nhưng ở thời
điểm khác nó sẽ có phương thức sản xuất khác.


15

+ CÓ nơi cư trú, cơ câu lãnh thô với những đường biên giới quôc gia. Đã
là dân tộc quốc gia thì phải có lãnh thổ, đó là nơi cư tm, sinh hoạt kinh tế văn
hóa, chính trị của người dân, nơi chung sống của nhiều tộc người. Vận mệnh
dân tộc một phần quan trọng gắn với việc xác lập và bảo vệ lãnh thổ đất nước.
Đây cũng là nguyên nhân gây mâu thuẫn chính giữa các dân tộc. Dân tộc nào

cũng có lãnh thổ trừ khi dân tộc đó bi xâm lược, đô hộ, chiếm đóng. Trên thế
giới hiện nay có duy nhất một dân tộc không có lãnh thố là người Do Thái.
Xuất phát điểm của họ là ở Trung Đông mà cụ thể là ở vùng Palestin, sau đó
họ di cu di khắp nơi của thế giới. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, họ là
mục tiêu sát hại hàng đầu của thế lực phát xít. Hàng triệu người Do Thái đã bi
tàn sát dã man. Sau chiến tranh, được sự giúp đỡ của Mỹ và Liên Hợp Quốc,
nhung người Do Thái đã trở về quê hương của mình (nơi mà từ lâu đã trở
thành nơi cu trú của người dân Palestine) và thành lập nhà nước Do Thái
Israel. Cũng từ đây, Trnng Đông chưa một ngày ngưng khói lửa, nguyên nhân
chính là do tranh chấp lãnh thổ giữa hai dân tộc Do Thái và Palestin.
+ Ngôn ngữ và chữ viết riêng để làm công cụ giao tiếp trên mọi lĩnh vực:
kinh tế, văn hóa, chính trị, tình cảm... Ngôn ngữ và chữ viết được hình thành
trong quá trình lao động, nhờ lao động mà nó dần được hoàn thiện, nó là nơi
lưu giữ những kinh nghiệm, văn hóa lịch sử của một dân tộc, nó mã hóa
những đặc trưng rất riêng biệt của dân tộc đó, đồng thời nó tăng cường sự
đoàn kết gắn bó giữa các thành viên. Ngày nay khi mà toàn cầu hóa, hợp tác
hóa đang là một xu thế, khoảng cách giữa các quốc gia dân tộc bi xóa nhòa,
nhu cầu hợp tác làm cho ngôn ngữ và chữ viết riêng của các dân tộc bi suy
yếu bởi họp tác cần một ngôn ngữ chung nên dân tộc nào mạnh hơn thì ngôn
ngữ và chữ biết của dân tộc đó cũng mang tính phổ biến hơn, da số các dân
tộc có xu hướng đề cao tiếng mẹ đẻ tức ngôn ngữ bản địa.
+ Có tâm lý riêng (nét tâm lý dân tộc) biểu hiện kết tinh của nền văn hóa
dân tộc và tạo lên bản sắc riêng cho dân tộc đó. Văn hóa là gi? văn hóa dân


16

tộc là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà dân tộc đó đã gây dựng
lên, nó thể hiện một tâm lý dân tộc, một hệ tư tưởng các quan điểm, thang giá
trị riêng của dân tộc đó. Do vậy, các dân tộc khác nhau có văn hóa khác nhau,

quan niệm giá trị khác nhau và tâm lý dân tộc cũng khác nhau.
Ngày nay, đặc điểm chung về văn hóa hay bản sắc văn hóa dân tộc là
tiêu chí quan trọng để xem xét, phân tích tìm hiểu về một dân tộc. Nhung biểu
hiện cu thể của văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần ở mồi dân tộc phản ánh








X

truyền thống, lối sống, phong tục, tập quán, tín ngưỡng tôn giáo của dân tộc
đó. Văn hóa là nơi lưu giữ tinh hoa dân tộc, trở thành nhân tố chống đồng hóa
dù dân tộc đó có bi thống trị hàng nghìn năm. Ngày nay trước xu thế hội nhập
và toàn cầu hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là xu hướng
chung của nhân loại.
Dân tộc là một vấn đề nhạy cảm, dân tộc quốc gia lại càng nhạy cảm hơn
khi nó được đặt trong bối cảnh quốc tế đầy biến động, nhiều tranh chấp xung
đột đã và đang xảy ra khi yếu tố dân tộc bi kích động. Giải quyết vấn đề dân
tộc trở thành nan giải khi chúng ta luôn đứng trên các lập trường khác nhau và
khó gặp nhau ở một điểm chung.
1.1.2. Chủ nghĩa dân tộc
Muốn hiểu chủ nghĩa dân tộc chúng ta cần tìm hiểu nghĩa của từ chủ
nghĩa. Vậy chủ nghĩa là gi mà tại sao ngày nay trên tất cả các phương tiện
thông tin đại chúng, ở đâu chúng ta cũng bắt gặp những cụm từ như: chủ
nghĩa xã hội, chủ nghĩa tu bản, chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa đơn phương,
chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa vô chính phủ...?

Theo lý thuyết, chủ nghĩa được hiểu là hệ thống những quan điểm ý
thức, tu tưởng làm thành cơ sở lý thuyết chi phối, hướng dẫn hoạt động của
con người theo định hướng nào đó. Đây là một cách hiểu, cách nhìn nhận sai
hay it nhất là chưa chính xác. Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tu bản đúng là có


17

hệ thống quan điểm, ý thức tư tưởng làm thành có sở lý thuyết chi phối, dẫn
dắt hoạt động của con người tiến tới xã hội chủ nghĩa hoặc xã hội tư bản.
Nhưng chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa thực dụng thì
hệ thống lý thuyết của nó ở đâu? chúng không hề có lý thuyết, chúng chỉ có
quan điểm của các cá nhân. Nhưng các chủ nghĩa này ra đời từ chân không
hay sao? Không, chúng không thể là một thứ lý thuyết mà con người nghĩ ra,
chúng phải là một xu thế phát triển của thực tiễn được con người khái quát cô
đọng lại thì mới ra chủ nghĩa. Vậy chủ thế của chủ nghĩa là con người, chỉ có
con người với bộ óc siêu việt, có trình độ tư duy khái quát mới có thể khái
quát ra các quy luật, xu hướng phát triển của thực tiễn, vi dụ như: xu hướng
coi trọng đồng tiền, coi trọng lợi ích (chủ nghĩa thực dụng), xu hướng tấn
công, de dọa (chủ nghĩa khủng bố), xu hướng đề cao tư hữu (chủ nghĩa tư
bản), xu hướng đề cao sở hữu tập thể, xã hội công bằng, đại đồng (chủ nghĩa
xã hội).
Không có gi ra đời tự nhiên, chủ nghĩa là một xu hướng phát triển của xã
hội loài người trong đó có một hoặc nhiều giá tri nào đó được đề cao, mà đã là
một xu hướng thì nó có quá trình hình thành, phát triển và cả suy vong, tức
chủ nghĩa cũng là một sản phẩm của lịch sử, những nhân tố của nó được hình
thành một cách tự phát, ngẫu nhiên trong một chuồi thời gian dài, chỉ khi
những nhân tố này chín muồi, con người đạt đến một trình độ nhất định thì
mới khái quát lên được thành một loại chủ nghĩa.
Khẳng định yếu tố khách quan của chủ nghĩa tức là nhấn mạnh sự ra đời

phát triển từ thế giới thực tại nhưng chúng ta không thể phủ định tính chủ
quan của nó, bởi xu thế phát triển thực tiễn đó được khái quát nhìn nhận qua
một lăng kính chủ quan của con người, một cá nhân, đôi khi cũng có thể là
một tầng lớp, giai cấp nên nó it nhiều đã bi lớp màng chủ quan làm cho biến
dạng và đặc biệt là khi chủ nghĩa được bổ sung phát triển lý luận, tư tưởng


18

của chủ thê thì những lý thuyêt mà họ khái quát lên từ chủ nghĩa đó có thê
ảnh hưởng thúc đẩy hoặc kéo lùi sự phát triển của loại chủ nghĩa đó tùy theo
nhân tố chủ quan là tích cực hay tiêu cực.
Theo đó, chủ nghĩa dân tộc là một xu hướng phát thực tiễn của các dân
tộc quốc gia trong đó có sự đề cao các giá trị lợi ích, văn hóa, năng lực phẩm
chất, phẩm giá, vi thế của quốc gia dân tộc đó trong đời sống chính trị quốc
nội và quốc tế, hay đó là xu hướng đề cao ý thức dân tộc. Trong lịch sử, các
quốc gia dân tộc hình thành và phát triển không đồng đều về thời gian, quy
mô, sức sống lẫn cả trình độ phát triển. Xu hướng phát triển của dân tộc là tự
phát liên kết, hòa nhập vào nhau hay đồng hóa thôn tính lẫn nhau. Xu thế phát
triển lịch sử của dân tộc là cần có nhà nước để bảo vệ lãnh thổ của mình.


#



Theo đó, ý thức về chủ quyền lãnh thổ phát triển thành ý thức quốc gia dân
tộc, sự thống nhất nhiều dân tộc trong lãnh thổ của mình.
Trước đây, các học giả phuong Tây chưa nghiên cứ nhiều về vấn đề dân
tộc nói riêng, các sách báo Mác xít cũng chủ yếu dựa vào tình hình châu Âu

mà cho rằng dân tộc trở thành dân tộc chủ nghĩa khi mà có sự xuất hiện của
chủ nghĩa tư bản, khi xuất hiện thị trường dân tộc thống nhất. Thực ra, trên
thế giới tính cố kết dân tộc có thể bắt nguồn từ nguyên nhân kinh tế chính trị
khác như nhu cầu có những công trình thủy lợi lớn để làm nông nghiệp trồng
lúa nước, nhu cầu chống giặc ngoại xâm, đô hộ, đồng hóa của ngoại tộc. Việt
Nam đã từng bi đô hộ hàng nghìn năm mà không bi đồng hóa, sở dĩ như vậy
là do con người Việt Nam ngay từ rất sớm đã có ý thức về bản sắc văn hóa
dân tộc mình và nổi dậy chống sự đồng hóa ấy.
Có dân tộc hình thành rồi, sau đó mới có ý thức dân tộc. Con người được
sinh ra trong cộng đồng, từ cộng đồng, chỉ có thông qua cộng đồng, cá nhân
mới được xã hội hóa trở thành con người. Đứa trẻ sinh ra mới chỉ là con
người “dự bi”, nó phải tập ăn, tập nói như con người, cảm xúc ứng xử và suy


19

nghĩ như con người. Nắm được ngôn ngữ dân tộc, vừa là phưcmg tiện giao
tiếp, vừa là phương tiện nhận thức, đứa trẻ nhanh chóng đi vào khuôn nếp của
xã hội, những tục lệ tín ngưỡng, đạo lý pháp luật có sẵn của một trình độ văn
hóa nhất định. Den tuổi thanh niên, nó mới được xã hội công nhận là một
thành viên đủ tư cách. Một cách tự nhiên, con người đều cảm thấy rõ trong cá
tâm hồn và thể xác mình là người một dân tộc nhất định. Đó chính là ý thức
dân tộc, tinh thần dân tộc, một trong những biểu hiện rõ nhất của chủ nghĩa
dân tộc.
Việc cải tiến công cụ chậm chạp nhưng đã thúc đẩy sản xuất, làm tăng
năng xuất lao động đến một mức độ nhất định, sản xuất xã hội đủ để tạo ra
sản phẩm thặng dư. Tiền đề này dẫn đến một tất yếu trong lịch sử là hình
thành giai cấp, kèm theo đó là sự phân công lao động xã hội thành tay chân và
trí óc. Một số người có điều kiện chiếm dụng những sản phẩm thặng dư và
sống trên lưng người khác, trở thành giai cấp ăn bám và thống trị. Đa số

người còn lại vẫn buộc phải trực tiếp lao động sản xuất, đổ mồ hôi kiếm ăn,
đó là giai cấp bi bóc lột và bi trị, là nhân dân lao động. Đồng thời, một bộ
phận không buộc phải lao động trực tiếp mới có thời gian để lao động trí óc,
phát triển năng khiếu tinh thần và trở thành trí thức. Trong xã hội có giai cấp,
tầng lớp trí thức phần nhiều xuất thân từ giai cấp thống trị hoặc phụ thuộc vào
họ. Tình hình này dẫn đến sự nhầm lẫn cho rằng kẻ lao tâm thống trị người và
được nuôi, còn kẻ lao lực thì phải nuôi người và bi người trừng trị (quan điểm
của Mạnh Tử).
Thực ra các thành viên của giai cấp thống trị trong lịch sử trước đây
không hẳn đều là trí thức hoặc bắt đầu từ chồ trí thức. Sở dĩ họ thống trị vi họ
nắm được quyền lực mà cơ sở vật chất của quyền lực là tham vọng mở rộng
thống trị của giai cấp mình ra bên ngoài. Trong tu tưởng của họ, ý thức về
quốc gia, chủ nghĩa quốc gia luôn lấn át chủ nghĩa dân tộc. Đó là nguyên nhân


20

của những cuộc chiên tranh xâm lược, chinh phục triên miên trong lịch sử của
chủ nghĩa Sô vanh, chủ nghĩa bá quyền, chủ nghĩa đế quốc.
Ngược lại, những tầng lóp lao động ở lóp dưới, họ không những duy trì
được tính người, một động vật biết tạo ra công cụ và lao động bằng công cụ
mà còn phát huy và hoàn thiện tính người với tư cách là một động vật xã hội,
nương tựa vào nhau mà sống, có tình thương đồng loại và đạo lý làm người
đó là chủ nghĩa nhân đạo. Dĩ nhiên, nhân dân lao động cũng có những biểu
hiện dân tộc hẹp hòi và vi kỷ và ở thân phận bi tri có thế it nhiều bi nhiễm tư







X

t

^









tưởng của giai cấp thống trị, nhưng cùng với sự tiến bộ về dân trí, họ dễ dàng
hiểu ra rằng lợi ích của mọi người lao động là thống nhất, suy ta ra người, vi
thương thân nên cũng thương người, vi trọng dân tộc mình lên cũng trọng dân
tộc khác. Chủ nghĩa dân tộc của họ không đối kháng với các dân tộc khác.
Giai cấp vô sản trong chế độ tư bản chủ nghĩa không vương chút nào về tư
tưởng tư hữu lại càng có điều kiện vật chất đế di den chủ nghĩa quốc tế thực
sự, hoàn toàn đối lập với mọi dạng chủ nghĩa quốc gia từng có trong lịch sử.
Như vậy, trong xã hội có giai cấp, chủ nghĩa dân tộc cũng có tính giai
cấp. Có chủ nghĩa dân tộc tiến bộ cách mạng, có chủ nghĩa dân tộc lồi thời
phản động. Chủ nghĩa dân tộc của lớp trên thay đổi tính chính tri của nó tùy
theo từng thời kỳ lịch sử, khi giai cấp đó còn vai trò tiến bộ hay đã lỗi thời.
Chỉ có chủ nghĩa dân tộc của nhân dân lao động là trước sau như một, đó là
chủ nghĩa dân tộc chân chính.
Ngày nay, đối với vấn đề chủ nghĩa dân tộc, trên thế giới còn nhiều tranh
cai, các tiêu chí đánh giá phân loại chủ nghĩa dân tộc cũng khác nhau bởi chủ

nghĩa dân tộc ở các quốc gia dân tộc có những biểu hiện khác nhau do bối
cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế chính trị, đời sống văn hóa xã hội, con người
của mỗi quốc gia là khác nhau. Song có thể khái quát những xu hướng phát
triển chính của chủ nghĩa dân tộc là xu hướng phát triển hòa bình và xu hướng


21

phat triển cực đoan. Trong hai xu hướng phát triển đó thì chủ nghĩa dân tộc lại
có những biểu biện khác nhau, vi dụ như chủ nghĩa dân tộc biểu hiện ở vấn đề
lợi ích, vấn đề kinh tế, vấn đề lãnh thổ, chủ nghĩa dân tộc biểu hiện ở thái độ
phẩm giá, đề cáo các giá trị văn hóa dân tộc, chủ nghĩa dân tộc biểu hiện sự
hiếu chiến coi thường các dân tộc khác, luôn muốn thống trị các dân tộc khác
nên con đường họ chọn là thôn tính, xâm lược.
Những biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc ở các quốc gia khác nhau thì
khác nhau. Trong mỗi quốc gia dân tộc, mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau những
biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc cũng khác nhau, không theo một quy luật nào
cả, tùy thuộc vào điều kiện lịch sử của quốc gia dân tộc đó. Tuy nhiên, nhìn
nhận tổng quan về lịch sử thế giới, chủ nghĩa dân tộc là một xu hướng phát
triển cũng mang tính giai đoạn, tùy từng thời kỳ, có thời kỳ phát triển mạnh
mẽ, có thời kỳ phát triển một cách mờ nhạt. Nó thể hiện thái độ và hành động
của quốc gia dân tộc này vói quốc gia dân tộc khác hay với một vấn đề nào đó
mà nó quan tâm.
Qua xem xét các cứ liệu ta thấy thế kỷ

XIX và thế kỷ xx, có sự phát

triển nở rộ của chủ nghĩa dân tộc với hai xu hướng chủ yếu là chủ nghĩa dân
tộc Sô vanh hay còn được gọi là chủ nghĩa dân tộc nước lớn, luôn di xâm lược
áp bức dân tộc khác, họ tự cho mình cái quyền di khai sáng văn minh thực

chất là vơ vét, bóc lột tài nguyên sức lao động của các nước thuộc địa, đây
cũng là nguyên nhân để gây ra chiến tranh thế giới lần thứ nhất khi Đức, Áo
muốn chia lại thế giới. Tuy nhiên, trước xu thế cực đoan đó và cũng là để
chống lại xu hướng cực đoan đó là sự phát triển chủ nghĩa dân tộc của các
nước bi xâm lược, nô lệ hay phụ thuộc. Đây là một tất yếu trong lịch sử loài
người, có áp bức thì có đấu tranh, có áp bức dân tộc thì có đấu tranh chống áp
bức dân tộc và do đó có phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Chủ nghĩa
dân tộc ở các nước này là chính nghĩa, đúng đắn, lẽ phải, chính vi vậy sức


22

mạnh dân tộc đã được tập họp, đã làm lên những điêu kỳ diệu (những năm 60
của thế kỷ XX, một loạt các nước châu Phi, châu Mỹ giành được độc lập cùng
với sức mạnh của giai cấp công nhân đã làm tan vỡ từng mảng lớn sự thống
tri của chủ nghĩa đế quốc nói chung, chủ nghĩa dân tộc nước lớn nói riêng).
Mặt khác, ta cũng thấy mỗi khi đất nước, dân tộc lâm vào tình trạng khó
khăn khủng hoảng, đặc biệt là về mặt kinh tế, sự bất ổn chính trị thì chủ nghĩa
dân tộc cũng là một con bài được giới lãnh đạo chính trị các nước gương lên
nhằm giữ sự đoàn kết thống nhất, bảo vệ lợi ích của chính mình. Ngay khi các
cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 sảy ra, các hàng rào thương mại được
dựng lên, đây là phản ứng của các quốc gia nhằm bảo vệ nền sản xuất của
chính mình, song trên lập trường chính trị đó là sự trỗi dậy phát triển của chủ
nghĩa dân tộc khi quốc gia dân tộc này gây ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế
thương mại của quốc gia dân tộc khác.
Thế kỷ XX nhân loại ngỡ ngàng thán phục trước sự phát triển thần kỳ
của Nhật Bản. Ket thúc chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật là để quốc chiến bại,
bi mất het thuộc địa, tổn thất chiến tranh nặng lề, hai quả bom nguyên tử đã
phá tan tành hai thành phố công nghiệp lớn của Nhật Bản là Hyrosima và
Nagasaki, hàng trăm nghìn người chết. Mùa thu năm 1945, khi lực lượng

chiếm đóng của quân Đồng Minh đổ bộ lên Nhật Bản, nước này đang đứng
trước bờ vực sụp đổ hoàn toàn cả về tinh thần lẫn kinh te, trên mười triệu
người thất nghiệp do lạm phát quá cao.
Nhưng chỉ ba thập kỷ sau đó, Nhật Bản đã trở thành nước sản xuất và
xuất khẩu hàng đầu các sản phẩm công nghiệp tinh vi nhất, Nhật bản là chủ
nợ và nước cung cấp viện trợ kinh tế lớn nhất thế giới. Hiện nay, Nhật Bản là
siêu cường kinh tế lớn thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Trung Quốc. Tổng ket
những bài học làm nên sự phát triển thầm kỳ đó, chính người Nhật Bản đã chỉ
ra rằng trong đó có sự đóng góp không nhỏ của yếu tố dân tộc. Người Nhật đã


23

Cố gắng tự lực tự cường, vươn lên để khẳng định chính mình, xóa bỏ đi những
ký ức đau buồn của dân tộc. Xu hướng hướng nội này là đặc điểm chính của
chủ nghĩa dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai. Dan chứng này cho thấy
chủ nghĩa dân tộc không phải lúc nào cũng xấu theo quan điểm của nhiều
người, hay là chạy theo lợi ích tối thượng, ngược lại ở góc độ quốc gia dân
tộc, chủ nghĩa dân tộc là một động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển, một
phần trong sức mạnh tổng họp của quốc gia. Neu được khơi gợi đúng chỗ,
đúng lúc, đúng cách, tinh thần sức mạnh dân tộc đó có thể tạo lên những kỳ
tích, làm chúng ta bất ngờ và thán phục, dù trước đó chúng ta đã từng nghĩ đó
là điều không thể.
Dân tộc, ý thức dân tộc ở quốc gia nào cũng có, cũng tồn tại bởi đó là
chất keo gắn kết cộng đồng, bảo vệ lãnh thổ, lợi ích, bản sắc văn hóa dân tộc.
Nhưng tại sao ở các quốc gia trên thế giới, có nước có chủ nghĩa dân tộc phát
triển mạnh mẽ, có nước lại phát triển một cách mờ nhạt, có nước lại gần như
không phát triển?. De lý giải điều này chúng ta phải tìm hiểu những yếu tố
góp phần hình thành, ảnh hưởng đến sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc như:
+ Thứ nhất, ỷ thức dân tộc. Đây là yếu tổ chủ quan vô cùng quan trọng

trong việc hình thành lên chủ nghĩa dân tộc. Ý thức dân tộc là ý thức về sự tự
giác, tự xác định của các cá nhân trong dân tộc của cả dân tộc, trước het là
lãnh thổ sau đó là lợi ích, sau nữa là ý thức về phẩm giá, văn hóa của chính
dân tộc ấy. Đây cũng chính là yếu tố đóng vai trò như chất keo gắn kết các
yếu tố khác để thúc đẩy việc hình thành chủ nghĩa dân tộc của các quốc gia
dân tộc. Là yếu tố tâm lý tinh thần nên ý thức dân tộc luôn là chiêu bài để các
cá nhân, tổ chức chính trị sử dụng nhằm một mặt tăng cường đoàn kết, thống
nhất quốc gia, sức mạnh tổng hợp của quốc gia, mặt khác nó cũng góp phần
nâng cao uy tín vi thế lãnh đạo của các chính thể chính trị này trong đời sống
chính trị quốc gia và quốc tế.


×