Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

vận dụng những chuẩn mực đạo đức trung với nước, hiếu với dân,cần kiệm liêm chính, chí công vô tư của hồ chí minh vào xây dựng đạo đức, lối sống cho sinh viên trường ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.65 KB, 24 trang )

MỤC LỤC

A.LỜI MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một anh vị anh hùng dân tộc, là một danh nhân văn hóa
thế giới, là niềm tự hào và là biểu tượng cao đẹp nhất, là hình mẫu trong sáng nhất của
con người Việt Nam. Người là kết tinh của những phẩm chất và giá trị tinh thần cao nhất
của giai cấp công nhân và của cả dân tộc, là hiện thân của đạo đức cách mạng Việt Nam,
là ánh sáng soi đường trong cách mạng giải phóng dân tộc, đồng thời là tấm gương soi rọi
con đường đi tới tương lai tươi sáng của dân tộc ta.
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, việc thực hiện nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, sự giao kưu hội nhập với các nước trên thế giới đã đem lại những
thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội. Bên cạnh đó, những mặt trái của nền kinh tế
thị trường cũng đem lại nhiều vấn đề có ảnh hưởng không nhỏ tới nhân cách đạo đức
con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Hiện nay, các lực lượng thù địch
bên trong và bên ngoài không ngừng chống phá cách mạng Việt Nam bằng những âm
mưu diễn biến hoà bình, chiến tranh lạnh...Mặc dù đất nước ta có sự phát triển về kinh tế,
chính trị, xã hội, nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đòi hỏi phải có những con người có tài, có đức, có trí, vì vậy việc vận dụng tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh trong việc giáo dục nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa ở
Vịêt Nam hiện nay những con người sống có lý tưởng, lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần
tự lực tự cường, có lối sống cao đẹp vì mọi người là vấn đề đang đặt ra rất cấp bách.
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có ý nghĩa vô
cùng to lớn trong đời sống xã hội. Bởi vì, tư tưởng đạo đức của Người luôn là nền tảng
tinh thần xã hội, là động lực, nguồn sức mạnh vô cùng to lớn để nhân dân ta phát huy nội
lực, vượt qua thách thức khó khăn để tiến lên. Là thế hệ trẻ được sống trong thời kỳ hòa
1


bình nhờ sự hy sinh của các thế hệ cha ông đi trước nhận thức được sự cần thiết phải xây
dựng đạo đức lối sông lành mạnh. Nhóm chúng em được giao nhiệm thảo luận đề tài:
“vận dụng những chuẩn mực “trung với nước, hiếu với dân”, “cần kiệm liêm chính, chí


công vô tư” của Hồ Chí Minh vào xây dựng đạo đức lối sống cho sinh viên trường ta hiện
nay”. đây là một đề tài rất hay giúp chúng em củng cố phần lý thuyết trên lớp, đông thời
có cái nhìn nhận thực tế về đạo đức lối sống của các bạn sinh viên hiện nay cũng như bản
thân mình, từ đó có thể sửa đổi hoàn thiện mình hơn. Qua đây, chúng em xin chân thành
cảm ơn thầy Bùi Hồng Vạn đã cung cấp những kiến thức bổ ích cho chúng em trong bộ
môn tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong quá trình làm bài thảo luận chúng em còn nhiều thiếu
sót mong thầy bỏ qua cho chúng em!
B. NỘI DUNG

Phần I:Tư Tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
1.Khái niêm tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
a.Khái niệm về đạo đức, đạo đức cách mạng
Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con
người tự giác điều chỉnh hành vi và cách ứng xử trong quan hệ với nhau và quan hệ với
xã hội nhằm bảo đảm quan hệ lợi ích của cá nhân và cộng đồng xã hội. Đạo đức là một
hình thái ý thức xã hội. Đạo đức này sinh do nhu cầu xã hội, phản ánh tồn tại xã hội và
hình thức biểu hiện là nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội mà những nguyên tắc, quy
tắc, chuẩn mực này định hướng, đánh giá điều chỉnh hành vi của con người cho pjuf hợp
với yếu cầu của xã hội nhất định, góp phần bảo vệ kỷ cương xã hội. Bất cứ một chế độ xã
hội cũng đặt ra việc điều chỉnh hành vi con người cho phù hợp với yêu cầu của xã hội,
đạo đức được xem là tiến bộ khi nó phản ánh xu hướng tiến bộ của xã hội.
Quan điểm “Đức là gốc” của con người đã xuất hiện từ xa xưa trong học thuyết
“đức trị” của Nho giáo. Rõ ràng, quan điểm “đức là gốc” của Nho giáo chứa đựng những
yếu tố hợp lý nhất định. “Đức là gốc” trong tư tưởng Hồ Chí Minh là đạo đức mới, đạo
2


đức cách mạng mang bản chất giai cấp công nhân, kết hợp truyền thống đạo đức tốt đẹp
của dân tộc và những tinh hoa của đạo đức nhân loại.


b. Khái niệm về đạo đức cách mạng.
Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức cách mạng là đạo đức của người cách mạng xuất
hiện trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng là trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu
hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành,
khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng; là cần, kiệm, liêm, chính, chí
công vô tư; luôn yêu thương, quý trọng con người, sống có tình, có nghĩa và tinh thần
quốc tế trong sáng… Và đạo đức cách mạng là cái gốc của nhân cách, là nền tảng của
người cách mạng. là đạo đức phục vụ cho cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng
XHCN.
1.Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức
a.Đạo đức là cái gốc của người cách mạng.
Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng , một lãnh tụ cách mạng thế giới đã
bàn nhiều về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức. Tư tưởng Hồ Chí Minh rất sâu sắc,
phong phú, cả về lý luận và thực tiễn, đã trở thành một bộ phận vô giá của văn hóa dân
tộc và nhân loại, một sức mạnh to lớn làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Khi đánh giá vai trò của đạo đức trong cuộc sống, từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã
khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây, ngọn
nguồn của sông suối. Người nói:” Cũng như sông thì phải có nguồn mới có nước, không
có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải
có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. 1
Người nói rằng, làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập,t.5, tr.252-253.

3


vẻ vang, nhưng cũng là nhiệm vụ rất nặng nề, “Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi
được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành
được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang2”

Người nói, cán bộ, đảng viên muốn cho dân tin, dân ohucj thì không phải cư “vết
lên trán chữ công sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những ngy=ười
có tư cách, đạo đức”3. “Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một
công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu
xa thì còn làm nổi việc gì?”4
Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải “là đạo đức, là văn minh”. Trong di chúc Người
căn dặn:” Mỗi Đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần “đạo đức cách mạng” thật sự
cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đẳng ta thật trong sạch; phải xứng đáng
là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực tế
làm thước đo. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh luôn đặt đạo đức bên cạnh tài năng, gắn đức
với tài, lời nói đi đôi với hành động và hiệu quả trên thực tế. Người nói: ‘phải lấy kết quả
thiết thực đã góp sức bao nhiêu cho sản xuất và lãnh đạo sản xuất mà do ý chí cách mạng
của mình. Hãy kiên quyết chống bệnh nói suông, thói phô trương hình thức, lối làm việc
không nhằm mục đích nâng cao sản xuất”
Như vậy trong tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh, đức và tài, hồng và chuyên,
phẩm chất và năng lực thống nhất làm một. Trong đó: đức là gốc của tài; hồng là gốc của
chuyên; phẩm chất là gốc của năng lực.

2 Hồ Chí Minh: Toàn tập,t.9, tr.283.
3 Hồ Chí Minh: Toàn tập,t.5, tr.552,253
4 Hồ Chí Minh: Toàn tập,t.5, tr.552,253

4


b. Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội
Sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội trước hết thể hiện ở những giá trị đạo đức cao
đẹp, ở phẩm chất của những người cộng sản ưu tú, bằng tấm gương sống và hành động
của mình, chiến đấu cho lý tưởng đó trở thành hiện thực.

Theo Hồ CHí Minh, sức hấp dẫn của chủ nghĩ xã hội chưa phải ở lý tưởng cao xa,
ở mức sống vật chất dồi dào, ở tư tưởng được tự do giải phóng, mà trước hết là ở những
giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những người cộng sản ưu tú, bằng tấm gương
sống và hành động của mình, chiến đấu cho lý tưởng đó trở thành hiện thực. Củng cố hay
làm suy giảm niềm tin của quần chúng vào tương lai của chủ nghĩa xã hội không phải ở
những sai lầm và thất bại tạm thời, mà chủ yếu là ở sự sa sút thoái hóa của những người
được mệnh danh là “những chiến sĩ tiên phong” của cách mạng.
Hồ Chí Minh cho rằng, phong trào cộng sản công nhân quốc tế trở thành lực lượng
quyết định vận mệnh của loài người không chỉ do chiến lược và sách lược thiên tài của
cách mạng vô sản, mà còn do những phẩm chất đạo đức cao quý làm cho chủ nghĩa cộng
sản trở thành một sức mạnh vô địch.
Bác nói: “Đối với phương Đông một tấm gương sống còn có giá trị hơn 100 bài
diễn văn tuyên truyền”. Và cuộc đời của Người chính là một tấm gương đạo đức sáng
ngời, chẳng những có sức hấp dẫn lớn lao, mạnh mẽ với nhân dân Việt Nam mà còn cả
với nhân dân thế giới. Tấm gương của Người trở thành nguồn cổ vũ, động viên tinh thần
quan trọng đối với nhân dân ta và nhân loại tiến bộ đoàn kết đấu tranh vì hoà bình, độc
lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trở
thành lực lượng quyết định vận mệnh của loài người không chỉ do chiến lược và sách
lược thiên tài của cách mạng vô sản, mà còn do những phẩm chất đạo đức cao quý làm
cho chủ nghĩa cộng sản trở thành sức mạnh vô địch.

2. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
a. Trung với nước, hiếu với dân
5


Theo quan điểm Bác Hồ, “trung với nước, hiếu với dân” có mối quan hệ gắn bó
chặt chẽ với nhau. Vì “dân là dân của nước, nước là nước của dân”. Nghĩa là nhân dân là
chủ của đất nước. Còn theo quan điểm của đạo đức phong kiến, coi nước là của vua, vua
là người quyết định tất cả, còn dân chỉ có nhiệm vụ làm tôi trung theo quan điểm “Quân

xử thần tử thần bất tử bất trung” (Vua xử tôi phải chết thì tôi phải chết, không tuântheo
lệnh vua là tôi không trung thành). Rõ ràng, quan điểm của Bác hoàn toàn khác hẳn với
quan niệm của đạo đức phong kiến. Bác Hồ chỉ rõ: “Trung là trung với tổ quốc, hiếu là
hiếu với nhân dân”. Và cũng chính Người là biểu tượng cao đẹp thể hiện phẩm chất này.
Suốt cuộc đời vì dân, vì nước. Đến khi chuẩn bị vĩnh biệt thế giới này Bác cũng tính toán
sao cho khỏi tốn kém thì giờ và tiền bạc của nhân dân đối với việc riêng của mình. Bác
khẳng định: “Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích là làm cho
ích nước, lợi dân”.
Còn “hiếu với dân” được Bác cụ thể hóa bằng chủ trương “Đảng và Chính phủ là
đày tớ của nhân dân”, “chính quyền phải có trách nhiệm lo cho dân: Làm cho dân có ăn,
làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành”. Bác còn chỉ rõ:
“Chính sách của Đảng và Chính phủ phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân.
Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân
dốt, Đảng và chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng ta và Chính phủ có lỗi. Vì vậy, cán bộ
Đảng và chính quyền từ trên xuống dưới, đều phải hết sức quan tâm đến đời sống của
nhân dân”. Bác dạy rằng cán bộ các cấp đều là “công bộc của dân, nghĩa là gánh vác việc
chung cho dân”. Và, “việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân
phải hết sức tránh”. Hiếu với dân là sự quan tâm giúp đỡ cộng đồng, yêu thương đồng
bào. Phẩm chất trung với nước, hiếu với dân được coi là hạt nhân cơ bản của tư tưởng Hồ
Chí Minh.
b. Cần, kiêm, liêm, chính, chí công vô tư
Tháng 3 năm 1947, do nhu cầu “kháng chiến, kiến quốc”, Bác kêu gọi thi đua
xây dựng “đời sống mới là cần, kiệm, liêm, chính” và giải thích rất rõ, dễ hiểu. Tháng 6
năm 1949, để tiếp tục răn dạy cán bộ về đạo đức, Bác viết tác phẩm: “Cần, kiệm, liêm,
6


chính”. Bác coi bốn đức tính “cần, kiệm, liêm, chính” là những đức tính của người cán bộ
cách mạng, như trời có bốn mùa, đất có bốn phương.
Trên Báo Cứu quốc giải thích rõ nội dung bốn đức tính này.

Cần: Tức là lao động cần cù, siêng năng, thậm chí cố gắng, dẻo dai; lao động với tinh
thần tự lực cánh sinh, không lười biếng. Cần còn là làm việc một cách thông minh, sáng
tạo, có kế hoạch, khoa học. Theo Bác, con người có đức cần thì việc gì, dù khó khăn đến
mấy, cũng làm được. Đúng như câu tục ngữ kiến tha lâu cũng đầy tổ, nước chảy mãi đá
cũng mòn. Bác lưu ý, kẻ địch của chữ cần là lười biếng. Bác cho rằng nếu có một người,
một địa phương hoặc một ngành mà lười biếng thì khác nào toàn chuyến xe đang chạy,
mà có một bánh trật ra ngoài đường ray. Họ sẽ làm chậm trễ cả một chuyến xe. Vì vậy,
người lười biếng có tội với đồng bào, với Tổ quốc.
Kiệm: Là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền của dân, của nước, của
bản thân; phải tiết kiệm từ cái lớn đến cái nhỏ, không phô trương hình thức, không xa xỉ,
hoang phí. Cần và kiệm phải đi đôi với nhau như hai chân của con người. Cần mà không
kiệm thì như gió vào nhà trống. Như nước đổ vào cái thùng không đáy, làm chừng nào
xào chừng ấy, rốt cuộc không lại hoàn không. Kiệm mà không cần thì không tăng thêm và
không phát triển được. Bác giải thích, tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi không đáng
tiêu xài thì một hạt gạo, một đồng xu cũng không nên tiêu, nhưng khi có việc cần làm lợi
cho dân, cho nước thì hao bao nhiêu của, tốn bao nhiêu công cũng vui lòng, như thế mới
là kiệm.
Liêm: Là trong sạch, là luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công, của dân, không tham địa
vị, không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Chỉ
có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ. Vì vậy mà quang minh chính đại,
không bao giờ hủ đóa. Bác đã nhắc lại một số ý kiến của các bậc hiền triết ngày trước:
Khổng Tử nói: “Người mà không liêm thì không bằng súc vật”; Mạnh Tử cho rằng: “Ai
cũng tham lợi thì nước sẽ nguy”. Do vậy, Bác yêu cầu mỗi người, nhất là cán bộ lãnh đạo
phải thực hiện tốt chữ liêm, Chữ liêm và chữ kiệm phải đi đôi với nhau như chữ kiệm
phải đi đôi với chữ cần. Có kiệm thì mới có liêm được, bởi xa xỉ ắt sinh tham lam, không
giữ được liêm. Bác cũng chỉ rõ ngược lại với chữ liêm là tham ô, là ăn cắp của công làm
của tư, đục khoét nhân dân, tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của nhà nước làm
7



quỹ riêng cho địa phương mình. Tham ô là trộm cướp, là kẻ thù của nhân dân. Muốn liêm
thật sự thì phải chống tham ô.
Chính: Là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Điều gì là không đứng đắn, thẳng
thắn, tức là tà. Nói về chính, Bác viết: “Một người phải cần, kiệm, liêm nhưng còn phải
chính mới là người hoàn hảo. Trên quả đất có hàng muôn triệu người sống, số người ấy có
thể chia thành hai hạng: Người thiện và người ác. Trong xã hội, tuy có trăm công, nghìn
việc, song, những công việc ấy có thể chia làm hai thứ: Việc chính và việc tà. Làm việc
chính là người thiện. Làm việc tà là người tà.
II. Thực trạng đạo đức, lối sống học sinh, sinh viên hiện nay
1. Mặt tiêu cực
Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, việc giữ
gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống cũng như việc xây dựng hệ giá trị đạo
đức mới ở nước ta đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải được giải quyết. Thực tế cho
thấy, trong đời sống xã hội đã có những biểu hiện xem nhẹ những giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc, chạy theo thị hiếu không lành mạnh. Cuộc đấu tranh giữa cái tiến bộ và
cái lạc hậu, giữa lối sống lành mạnh trung thực, có lý tưởng…với lối sống ích kỉ, thực
dụng, vô cảm đang diễn ra hàng ngày. Bên cạnh những hệ giá trị mới được hình thành
trong quá trình hội nhập, những cái tiêu cực cũng đang xâm nhập vào đạo đức, lối sống
của nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đội ngũ học sinh, sinh viên.
Với cái nhìn từ góc độ của một sinh viên vào thực tế hiện nay chúng em xin được
đề cập đến một số khía cạnh không tốt trong vấn đề lớn đạo đức lối sống của học sinh,
sinh viên Việt Nam trong thời đại ngày nay. Khi nhắc đến hai chữ “Sinh viên’’ mọi người
đều biết đó là tầng lớp tri thức cao của mỗi quốc gia – là tương lai của đất nước là những
người quyết định sự phồn thịnh của dân tộc vì chính họ là những “ mùa xuân của xã
hội” .
Để chuẩn bị cho hành trang vào đời, các bạn không chỉ không ngừng học tập trau
dồi thêm vốn kiến thức mà còn phải rèn luyện để có đạo đức tốt, xứng đáng cương vị là
một sinh viên, một thế hệ tương lai của đất nước, hay nói đúng hơn “trước khi thành tài
thì phải thành nhân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng nói: “có tài mà không có
8



đức thì là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm gì cũng khó” qua đó cũng đủ
hiểu Người coi trọng như thế nào về đạo đức lối sống .Yếu tố đó không những quyết định
kết quả học tập mà quyết định đến tương lai và cuộc đời của mỗi bạn. “Giới trẻ là tương
lai của giáo hội và nhân loại”. Nhưng thực tế, hiện tại các bạn sinh viên có thực sự quan
tâm và làm được điều đó không là một chuyện khác?
Hiện nay, một bộ phận giới trẻ có lối sống thực dụng chỉ chạy theo những giá trị
vật chất mà bỏ quên những giá trị tinh thần. Tình trạng giới trẻ sống buông thả, lãng phí
không coi trọng giá trị đạo đức đã và đang diễn ra ở nhiều nơi. Tình yêu lối sống buông
thả, chạy đua theo xu hướng sống thử và quan hệ tình dục trước hôn nhân của một bộn
phận giới trẻ ngày càng tăng cao. Theo tiến sĩ Tâm lí Huỳnh Văn Sơn, Đại học Sư phạm
TP HCM, việc các bạn trẻ quan hệ trước hôn nhân không chỉ ảnh hưởng của văn hóa
phương tây mà còn do lối sống quá dễ dãi, đánh mất truyền thống tốt đẹp của người Á
Đông, đó là: tôn trọng lễ nghĩa gia phong, công dung ngôn hạnh, hiếu tiết lễ nghĩa,...
Đồng thời tình trạng nạo phá thai cũng đang ở mức báo động, ngày càng tăng cao theo
từng năm. Hơn nữa, một số đông bạn trẻ đang chạy theo vòng xoáy của “văn hóa tốc độ”.
Từ những sách báo không lành mạnh, đến những băng đĩa phim sex được trao cho nhau
cách dễ dàng, từ những quán Karaoke buổi tối đến những vũ trường, quán bar, quán game
thâu đêm chạy theo những thứ vui xa hoa, phù phiếm.
Ngoài ra, hiện nay ngày càng đông sinh viên Việt Nam sống không có mục đích và
chưa có thái độ nhận thức đúng đắn đối với việc học tập. Theo một cuộc khảo sát của Phó
GS-Tiến sĩ Phạm Công Khanh-Trường Sư phạm Hà Nội: “64% sinh viên chưa tìm được
phương pháp học tập phù hợp với đặc điểm nhận thức cá nhân. 36,1% sinh viên bộc lộ
phong cách thụ động, ngại nêu lên thắc mắc và ý kiến của mình để đóng góp vào việc học
tập trên lớp mà chỉ thích giảng viên cho nghe. Mặc dù trong các cuộc chơi nhậu nhẹt số
đông trong họ là người tiên phong, sôi nổi, chơi hết mình. 50% sinh viên không thực sự tự
tin vào năng lực, trình độ của mình. 40% sinh viên cho rằng mình không có khả năng tự
học. 70% sinh viên cho rằng mình không có khả năng nghiên cứu. 55% sinh viên không
thực sự hứng thú với việc học tập” (theo tuổi - trẻ online). Những con số đó thật bất ngờ.

9


Đáng buồn thay cho một thế hệ tương lai đang ngày càng xuống dốc. Có nhiều sinh viên
bị ám ảnh bởi quan niệm “trẻ không chơi - già hối hận”. nhưng không phải họ đang tận
dụng tuổi trẻ mà đang liều lĩnh phí phạm tuổi xuân thì đúng hơn. Rồi một ngày khi tất cả
đã quá muộn các bạn phải đau đớn khi rơi vào hoàn cảnh: “ Ngước nhìn tương lai mồ hôi
toát, quay đầu quá khứ nước mắt rơi”.
Không những vậy, có những sinh viên còn có những biểu hiện tiêu cực trong học
tập cũng như thi cư như tình trang thi hô, học hộ, gian lận thi cử,.... Sinh viên ngày nay
tiếp cận quá nhiều phương tiện truyền thông hiện đại như điện thoại di động, truyền hình
cáp, internet... nên dễ bị tiêm nhiễm những tư tưởng xấu. Các bạn nam thì vùi mình trong
nhậu nhẹt, cờ bạc. Số khác lại lao vào các trò vô bổ trong thế giới ảo (như Võ lâm truyền
kì, Đột kích, Audition).
Một bộ phận khác thì thích thể hiện mình, chạy theo xu hướng, chạy theo những
thứ phù phiếm như cờ bạc, lô đề,.. lối sống ảnh hưởng quá nhiều của những bộ phim lãng
mạn Hàn Quốc. Từ cách ăn mặc đến đầu tóc hay phong cách thời trang các bạn đều thể
hiện sao cho giống thần tượng của mình.. Đau lòng hơn nữa số đông trong những bạn đó
gia đình đâu có khá giả gì. Để có tiền gửi lên thành phố cho con ăn học cha mẹ các bạn ở
quê đã phải bòn từng gánh rau, đấu thóc, đã làm việc hết mình mông một ngày được nhìn
thấy con thành đạt.

2. Mặt tích cực
Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều bạn sinh viên đã nỗ lực hết mình cho việc học tập.
Nhiều bạn đã đem hết tài năng và trí tuệ của mình để mang vinh quang về cho Tổ Quốc
trong các cuộc thi mang tầm cỡ quốc tế như: rôbôcon châu Á Thái Bình Dương, cuộc thi
Ôlympic toán và vật lí quốc tế.

10



Đáng xúc động hơn có những bạn sinh viên xuất thân trong những gia đình nghèo
khó nhưng biết vượt lên hoàn cảnh để vươn tới tầm cao của tri thức. Ngoài việc học tập,
các bạn đã làm tất cả những công việc để có tiền phụ giúp cha mẹ. Các bạn mãi là những
bông hoa đẹp trong vườn hoa của dân tộc Việt Nam - Một tương lai tươi sáng đang chờ
các bạn ở phía trước. Các bạn cũng chính là những người tiếp thu và thực hành tốt tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh vì trong trái tim các bạn luôn tâm niệm rằng “đừng hỏi tổ
quốc đã làm gì cho ta mà hãy tự hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm nay”.
Đã có rất nhiều bài viết chỉ ra các nguyên nhân dẩn đến việc xuống cấp đạo đức
của học sinh, sinh viên. Có ý kiến cho rằng do gia đình thiếu sự quan tâm, chưa kết hợp
với nhà trường trong giáo dục đạo đức của các em. Nhưng trong thực tế, không phải
trường hợp học sinh vi phạm đạo đức nào cũng ở trong hoàn cảnh gia đình không quan
tâm.
- Do sự phát triển của nền kinh tế? Một nguyên nhân được đặt ra là kinh tế xã hội
phát triển ngày càng cao và sự bùng nổ thông tin, dẫn đến việc một bộ phận gia đình khá
giả chiều chuộng con mình, tạo nên sự đua đòi trong các em. Điện thoại di động, Internet,
phim ảnh của các Website đen đã tác động không nhỏ đến nhận thức, lối sống và cách
hành xử của học sinh, làm hư hỏng học sinh bởi bản tính tò mò, hiếu động của tuổi mới
lớn. Tuy nhiên việc vi phạm đạo đức của học sinh không chỉ diễn ra ở địa bàn thành phố,
đô thị hay chỉ rơi vào trường hợp các em gia đình có điều kiện kinh tế. Các trường vùng
sâu, xa, học sinh nghèo chưa có điều kiện tiếp cận nhiều với Internet vẫn đang phải đối
mặt với vấn nạn vi phạm đạo đức của học sinh.
- Do luật pháp chưa nghiêm? Nhân cách là một thứ giá trị được xây dựng và hình
thành trong toàn bộ thời gian con người tồn tại trong xã hội, nó đặc trưng cho mỗi con
người, thể hiện những phẩm chất bên trong con người nhưng lại mang tính xã hội sâu sắc.
Hình thành nhân cách, đạo đức một con người đâu chỉ giáo dục trong nhà trường phổ
thông là đủ. Nhân cách của mỗi cá nhân trong xã hộ ít nhiều đều bị chi phối bởi cách mà
xã hội đó đang hành xử với nhau. Nếu được sống trong một môi trường nghiêm minh về
pháp luật, chuẩn mực về đạo đức, mọi người hành xử với nhau một cách có tình có lý,
11



chắc chắc đó sẽ là một môi trường giáo dục lý tưởng trong việc hình thành nhân cách đạo
đức của học sinh. Những bài học mà các thầy cô giáo đang cố sức rao giảng để giáo dục
đạo đức của học trò mình trên lớp dường như ngược lại với các hoạt động đang diễn ra
trong cuộc sống xã hội. Trong khi các giáo viên dạy nhạc cố gân cổ lên để rao giảng về
thẩm mỹ âm nhạc, chắt chiu từng giờ dạy dân ca để các em biết yêu quý những giá trị tinh
thần mà ông cha ta đã dày công vun đắp. Thì hàng ngày, mấy chục nhà đài liên tục phát
những bài hát được gọi là nhạc trẻ với một thứ thẩm mỹ vay mượn, hổ lốn. Báo chí thì thi
nhau săm soi kỹ lưỡng đời sống của các "Sao" như một sự tôn vinh. Chúng ta có nhói tim
không khi nghe một học sinh lớp 6 hát nghêu ngao: "Vì em đam mê thú vui thân xác, nên
em đánh mất mối tình của tôi.." ("Đ ừng để tôi biết em dối gian" - Lâm Hùng). Luật giao
thông được đưa vào nhà trường để dạy cho các em, những công dân tương lai, sống và
làm việc đúng luật pháp. Thế nhưng khi ra đường các em luôn phải chứng kiến những
hành vi vi phạm an toàn giao thông của người lớn mà đôi khi còn có cả cảnh sát giao
thôn.
- Do những tiêu cực mà các em hàng ngày phải chứng kiến. Nhà trường thường
xuyên giáo dục các em về tính trung thực, phải biết vươn lên bằng chính đôi chân của
mình. Nhưng trong thực tế các em lại chứng kiến có quá nhiều người lớn không trung
thực nhưng vẫn "thành đạt". Tệ nạn sử dụng bằng giả hay mua bằng, gian dối trong báo
cáo thành tích, sự thiếu nghiêm minh của pháp luật tác động lên các em hàng ngày trách
sao các em không thiếu niềm tin với những điều học được trong nhà trường. Những thứ
mà các em đang học trong nhà trường dường như là một mớ lý thuyết không áp dụng
được cho cuộc sống. Trong một cuộc họp chuyên môn đầu năm học 2011-2012 ở một
phòng GD-ĐT cấp huyện của tỉnh An Giang, một giáo viên dạy toán lâu năm đã đề nghị
nên chấp nhận với thực tế, học thật, đánh giá thật, có thể trong một vài năm huyện sẽ thua
các đơn vị huyện thị khác, nhưng bù lại chúng ta biết chính xác thực trạng của học sinh
mà có hướng nâng chất lượng thật sự. Vị trưởng phòng GD-ĐT huyện trầm ngâm phát
biểu "Thế thì chúng ta sẽ thua các huyện thị nhiều lắm". Vậy ra thành tích học tập của các
em được xem như là một thứ đảm bảo cho vị trí chiếc ghế của người lớn sao? Ngay cả

12


trong nhà trường các em cũng đã chứng kiến bao nhiêu là điều thiếu trung thực. Chỉ với
các chỉ tiêu về chất lượng bộ môn, chống lưu ban bỏ học, phổ cập giáo dục... cũng đã làm
cho những thầy cô của chúng phải chấp nhận với việc ai cũng làm như vậy.
- Do chính nội dung giảng dạy trong nhà trường. Một nguyên nhân không kém
phần quan trọng đó chính là chương trình giảng dạy đạo đức ở các cấp học phổ thông.
Chương trình đạo đức được thực hiện xuyên suốt, từ bậc Mầm non là giáo dục lễ giáo,
bậc Tiểu học là môn Đạo đức, bậc Trung học là môn Giáo dục công dân. Thế nhưng các
giáo viên dạy tiểu học cho rằng chương trình nặng tính lý thuyết, thiếu kỷ năng sống, lại
không tạo được dấu ấn để tác động hình thành nhân cách học sinh. Những bài học ý
nghĩa, gần gũi với đời sống không được chú tr ọng mà thay bằng những bài học quá trừu
tượng. Còn chương trình giáo dục bậc THPT, chỉ có 11 tiết dạy các vấn đề về đạo đức trên
tổng số 105 tiết. Dạy đạo đức cho học sinh đâu chỉ có môn học Đạo Đức mà nó phải được
tích hợp ở những bộ môn xã hội như Lịch sử, Văn học... Chúng tôi rất thích những bài tập
làm văn, những bài học thuộc lòng được học lúc nhỏ trong sách giáo khoa với nội dung
chứa đựng tình cảm yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc và giữ gìn cốt cách
người Việt Nam. Còn nội dung những bài học trong sách Đạo Đức thì rất gần gũi với cuộc
sống đời thường. Phương pháp giáo dục đạo đức theo kiểu giáo điều không còn phù hợp
nữa, cần phải đưa học sinh vào các xử lý tình huống thực tế. Giáo dục đạo đức trong nhà
trường cần giảm thiểu những vấn đề cao xa, lớn lao, thay vào đó cần kiên trì bồi đắp lòng
nhân ái, tính trung thực, lòng tự trọng, nếp nghĩ và lối sống lành mạnh, trọng đạo lý, sống
có kỷ luật. Chương trình sách giáo khoa giáo dục công dân bậc phổ thông cần phải có
những thay đổi từ nội dung đến phương pháp truyền đạt. Những giá trị đạo đức, ứng xử
trong đạo lý của người Việt Nam cần phải được chuyển tải trong những tình huống cụ thể,
gần gũi để học sinh, sinh viên dễ tiếp cận, dễ nhớ. Cần dạy cho học sinh những giá trị đạo
đức cơ bản của con người thay cho quá nhiều kiến thức triết học, hàn lâm, thiếu vắng việc
hình thành những thói quen đạo đức và kỹ năng sống phù hợp với những chuẩn mực xã
hội.


13


III. Vận dụng những chuẩn mực “ trung với nước, hiếu với dân”, “cần kiệm liêm
chính, chí công vô tư” của Hồ Chí Minh vào xây dựng đạo đức, lối sống cho sinh
viên trường ta hiện nay.
1.Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau
Gần 40 năm qua, kể từ khi chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản “di chúc” căn dặn toàn
Đảng, toàn dân và thế hệ trẻ những điều hệ trọng, những việc cần phải làm vì sự nghiệp
cách mạng. Những lời dặn của Người trong đó có tư tưởng bồi dưỡng thế hệ cách mạng
cho đời sau vẫn giữ nguyên giá trị to lớn, có ý nghĩa sâu sắc. Trong suốt cuộc đời và sự
nghiệp của mình Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chăm lo xây dựng lực lượng cách mạng. Đó
không chỉ là lực lượng trực tiếp gánh vác và giải quyết nhiệm vụ hiện tại, mà còn là đội
ngũ kế cân, nguồn bổ sung có đủ năng lực cho thế hệ đi trước. Trong “Di chúc”, Nhười
nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân phải luôn ghi nhớ rằng, “ Bồi dưỡng thế hệ cách mạng đời
sau là mọt việc rất quan trọng và cần thiết “. Luận điểm đó chứa đựng thế giới quan khoa
học của một lãnh tụ cách mạng, phản ánh tầm nhìn xa trông rộng của một nhà hiền triết,
một nhà văn hóa lớn; nó đã trở thành một chân lý của cách mạng
-

Vì sao phải chăm lo xây dựng bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau?
Sự nghiệp đấu tranh cách mạng nhằm biến đổi xã hội cũ xấu xa, bất công và phi

nhân tính thành một xã hội mới, tốt đẹp và công bằng cho tất cả mọi người là một quá
trình đày cam go, thử thách. Trong “Nhà nước và cách mạng” khi đề cập đến tính chất
phức tạp của những nhiệm vụ cách mạng như vấn đề chính quyền, V.I.Lênin từng nói rằng
: đấu tranh giành chính quyền đã khó, nhưng giữ được chính quyền cách mạng còn khó
hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định, có độc lập , tự do mà nhân dân vẫn chết
đói, chết rét thì độc lập tự do cũng chẳng có ý nghĩa gì ; nhân dân chỉ hiểu rõ giá trị của

độc lập, tự do khi họ được ăn no mặc ấm… Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đem lại cho nhân
dân tất thảy những quyền con người hết sức tự nhiên và chân chính ấy. Nhưng, Chủ nghĩa
xã hội không phải muốn tức khắc mà có ngay, mà chỉ có thể là kết quả của cuộc đấu tranh
rất bền bỉ của con người.
14


Nhắc lại điều đó để thấy, sự nghiệp cách mạng là một quá trình lâu dài, bao gồm
nhiều nhiệm vụ ,nhiều giai đoạn và do vậy, đòi hỏi sự hy sinh, cống hiến quên mình của
nhiều thế hệ cách mạng. Thực vây, trong tiến trình ấy, lớp người hiện đại đã trực tiếp giải
quyết thành công nhiều nhiệm vụ, nhưng cũng có không ít công việc còn dang dở; hơn
nữa, thực tiễn cuộc sống luôn đặt ra những vấn đề mới đòi hỏi phải tiếp tục giải quyết.
Theo đó, nếu thiếu lực lượng kề cận xứng đáng thì chẳng những sự nghiệp cách mạng sẽ
gặp khó khăn, mà ngay cả những gì đã có cũng khó được gìn giữ, bảo tồn.
Tư tưởng về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau thể hiện sự vĩ đại, ssau sắc
trong tầm nhìn của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Với tư tưởng này, Người không chỉ thấy hiện
tại mà còn thấy cả tương lai; không chỉ dành tâm huyết trước mắt cho sự nghiệp cách
mạng mà còn chăm lo vun trồng cái gốc của sự nghiệp đó để nó trở nên bền vững. Ở đay,
quan điểm biện chứng duy vật về sự phát triển Người tiếp thu được từ Chủ Nghĩa MácLênin được vận dụng một cách sáng tạo: tương lai đang ở ngay trong hiện tại.
Đánh giá rât cao vai trò của thế hệ trẻ, Hồ Chí Minh viết: “Một năm khởi đầu từ
mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Đầy nhiệt
huyết, có sức sống tràn trề và năng lực sáng tạo… đó là thế mạnh, là vốn quý của tuổi trẻ.
Với tư cách là đội ngũ dự bị, lực lượng kế cận hùng hậu của cách mạng là những người
chủ tương lai của nước nhà, các thế hệ trẻ - trước hết là thanh niên, có trách nhiệm kế tục
sự nghiệp cách mạng, thực hiện sứ mệnh lịch sử vẻ vang mà lớp người đi trước đã truyền
vào tay mình. Coi vận mệnh nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớp là do
thanh niên, Hồ Chí Minh
Mình khẳng định, thanh niên phải trở thành lực lượng to lớn vững chắc trong cuộc
kháng chiến và kiến quốc phải là “người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già”...
là người xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế và văn hóa, trong sự nghiệp xây

dựng chủ nghĩa xã hội”.
Sinh ra và lớn lên trong lòng dân tộc, gắn bó máu thịt với nhân dân. Chủ tịch Hồ
Chí Minh có lòng tin mãnh liệt vào sức mạnh vô địch cũng như năng lực sáng tạo phi
15


thường của quần chúng nhân dân, trong đó có thế hệ trẻ. Thế hệ trẻ nói chung và trẻ em
nói riêng luôn ở trong trái tim và tâm trí của Người. Lúc nào người cũng dành muôn vàn
tình thương yêu cho thế hệ trẻ.
Hơn thế nữa, Người còn gửi gắm niềm tin khi đặt trọn tương lai của cách mạng của
dân tộc vào họ. Nhân ngày khai trường của năm học đầu tiên dưới chế độ mới. Người đã
gửi thư khích lệ động viên học sinh cả nước: “ ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại
cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên
hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất
nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới
đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ
một phần lớn ở công học tập của các em”.
Từ những phân tích trên, có thể khẳng định, như môt lô- gíc tất yếu, việc “bồi dưỡng thế
hệ cách mạng cho đời sau” là nhiệm vụ quan trọng và rất cần thiết.
- Bồi dưỡng cách mạng cho thế hệ đời sau như thế nào?
Bằng kinh nghiệm thực tiễn và phong phú của mình, kết hợp với lý luận cách
mạng, từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức rõ rằng, một dân tộc dốt là một dân
tộc yếu.
Do vậy, ngay từ những ngày đầu mới thành lập chính quyền cách mạng. Người đã
coi việc xóa mù chữ, tiêu diệt giặc dốt và nâng cao dân trí là nhiệm vụ thứ hai trong số
sáu nhiệm vụ cấp bách của đất nước lúc bấy giờ. Đặc biệt, Người đã đưa ra một quan
điểm vừa mang tính chiến lược, vừa mang tính giá trị nhân văn sâu sắc mà đến nay, đã trở
thành phương vhaam hành động của toàn xã hội nói chung, của ngành giáo dục Việt Nam
nói riêng : Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng
người: . Bởi vậy, dù bận trăm công nghìn việc Người vẫn thường xuyên quan tâm và

chăm lo sự nghiệp giáo dục của nước nhà, coi giáo dục xã hội chủ nghĩa là phương thức
quan trọng nhất của sự nghiệp “trồng người” là một mắt xích không thể thiếu trong chiến
lược bồi dưỡng thế hệ trẻ. Nói cách khác, trọng trách to lớn của ngành giáo dục là đào tạo
những người kế tục sự nghiệp cách mạng. Vì vậy, theo Người, dù khó khăn đến đâu cũng
16


phải tiếp tục thi đua dạy tốt học tốt, các ngành, các cấp Đảng và chính quyền địa phương
phải quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, nhằm
đẩy sự nghiệp giáo dục của nước ta lên những bước phát triển mới. Có thể nói “trồng
người” là một tư tưởng có ý nghĩa to lớn, bởi đó là kế lâu bền để pát triển đất nước. Ngày
nay, khi con người được coi là nguồn lực nội sinh quan trọng nhất đối với sự phát triển
kinh tế- xã hội của đất nước, chúng ta càng cảm nhận thấy chiều sâu trong tư tưởng đó
của Người.
Đối với sinh viên và học sinh, để xứng đáng là thế hệ cách mạng của đời sau, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi họ phải ra sức học tập, trong gia đình và ngoài xã hội, học tập
qua sách vở và chính thực tiễn cuộc sống. Học không phải để “làm quan” như trong xã
hội cũ, mà là “ Để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu , nước mạnh,
tức là để làm trọn nhiệm vụ của người chủ của nước nhà”
Một trong những triết lí sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là học phải đi đôi với
hành, lý luận phải gắn với thực tiễn. Vì vậy, bên cạnh quan điểm xác định giáo dục học
tập nhưu một phương thức chủ yếu để bồi dưỡng thế hệ trẻ. Người còn đòi hỏi thế hệ trẻ
phải tự rèn luyện tu dưỡng xây dựng, phát triển phẩm chất, năng lực cần thiết để sau này
có thể cống hiến nhiều nhất cho quê hương, Tổ quốc.
Theo người việc tư rèn luyện cần tuân theo quy tắc nhất quán, điều gì phải thì cố
làm cho kỳ được, điều gì trái thì hết sức tránh, dù nó là nhỏ.
Cách dây 60 năm ( năm 1947) trong “Thư gửi thanh niên” Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng
định : Thanh niên là người chủ tương lai nước nhà...
Thanh niên muốn làm chủ tương lai một cách xứng đáng ngay từ bây giờ phải tự
giác rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải tích cực làm việc chuẩn bị cho tương

lai. Việc giáo dục thanh niên không thể tách rời mà phải liên hệ chặt chẽ với những cuộc
đấu tranh của xã hội, nhằm giúp họ tránh những cái độc hại, tiêu cực và tiếp thu, học hỏi
những cái hay, tiến bộ trong cuộc sống. Thanh niên phải có tinh thần sẵn sàng “ đâu Đảng
cần thì thanh niên có, việc gì khó thì thanh niên làm” phải đoàn kết chặt chẽ, kiên trì phấn
17


đấu, vượt mọi khó khăn, thi đua học trị quan hết sức sâu sắc đối với việc xác lập nhân
cách, lý tưởng cũng như chuẩn mực lối sống cho thế hệ trẻ. Đạo đức cách mạng là đạo
đức mới, là phẩm chất không thể thiếu và là cái gốc của con người xã hội chủ nghĩa. Bởi "
cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc,
không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo tập và lao
động sản xuất, góp sức vào sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam hoà bình,thống
nhất,độc lập,dân chủ và giàu mạnh.
-Để thanh niên học sinh,sinh viên xứng đáng là thế hệ cách mạng của đời sau, họ
cần được bồi dưỡng những gì
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định,muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội,
trước hết phải có những con người xã hội chủ nghĩa. Muốn làm tròn trọng trách người chủ
tương lai của đất nước,thế hệ trẻ phải được giáo dục, bồi dưỡng một cách thường xuyên
và toàn diện. Có như vậy, họ mới hội đủ các phẩm chất, năng lực cần thiết,cả về trí tuệ lẫn
bản lĩnh chính trị,cả về nhân cách, đạo đức lẫn sức khoẻ, để đáp ứng những yêu cầu của
công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Theo đó, việc bồi dưỡng thế hệ
trẻ phải tập chung vào những nội dung cơ bản sau:
- Một là, bồi dưỡng đạo đức cách mạng. Theo Chủ Tịch Hồ Chí Minh trong việc
bồi dưỡng thế hệ trẻ, nội dung quan trọng hàng đầu là xây dựng đạo đức cách mạng, giáo
dục tư tưởng xã hội chủ nghĩa và gột rửa chủ nghĩa cá nhân. Không phải ngẫu nhiên mà
Người đặt tư cách đạo đức của người cách mạng là nội dung đầu tiên của:"Đường lối cách
mệnh". Tư tưởng của người về đạo đức cách mạng chứa đựng nhân sinh quan và giá đức
thì người ấy có tài mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân"
-Hai là, bồi dưỡng tri thức lý luận và văn hoá , khoa học-kĩ thuật: theo Chủ tịch

Hồ Chí Minh, thanh niên phải vừa có đức, vừa có tài. Bởi vì, người có đức mà không có
tài thì làm việc gì cũng khó; người có tài mà không có đức sẽ trở lên vô dụng. Hơn nữa,
chính sự dốt nát là một trong những nguyên nhân cơ bản kìm hãm sự phát triển:" dốt thì
dại, dại thì hèn". Vì vậy, để trở thành người có trí tuệ, có tri thức, tức là có tài, bên cạnh
18


việc trao đổi đạo đức cách mạng, thanh niên phải hăng hái học tập, trong đó có học tập lý
luận của chủ nghĩa Mác-Lênin. Nghiên cứu, học tập lý luận nhằm trang bị và nâng cao
trình độ lý luận cách mạng-đèn pha soi sáng cho hoạt động thực tiễn.
Cùng với học tập lý luận cách mạng, các thế hệ trẻ còn phải tích cực học tập văn
hoá, khoa học-kỹ thuật... Sử dụng những tri thức đó để xây dựng xã hội mới. Chủ tịch Hồ
Chí Minh cho rằng, nhiệm vụ này quan trọng hơn bao giờ hết, bởi chúng ta đi lên chủ
nghĩa xã hội từ nước nông nghiệp lạc hậu. Cụ thể hoá mục tiêu, nội dung giáo dục phù
hợp với từng cấp học. Như vậy thế hệ trẻ mới có thể tích luỹ được những tri thức cần
thiết, tạo tiền đề phát huy năng lực sáng tạo, góp phần quan trọng và sự nghiệp bảo về và
xây dựng chủ nghĩa xã hội của dân tộc.
-Ba là, bồi dưỡng thể chất: các nhà sáng lập chủ nghĩa mác lê nin chỉ ra rằng,
tương lai loài người hoàn toàn phụ thuộc váo việc giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến sự phát triển toàn diện của thanh thiếu niên
nhi đồng Việt Nam, trong đó có sự phát triển về thể chất. Theo Người, việc giữ gìn dân
chủ, xây dựng nước nhà, thực hiện đời sống mới, tất cả đều cần sức khoẻ mới thành công.
Bởi vì:" mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ,
tức là một nước mạnh khoẻ". Với tinh thần đó, Người đã tự mình nêu gương sáng để rèn
luyện thể dục, thể thao; đồng thời, kêu gọi tất cả mọi người, dù là gái hay trai, già hay trẻ,
đều phải thường xuyên rèn luyện thân thể, coi" luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ" vừa là
nhiệm vụ, vừa là bổn phận của mỗi người dân yêu nước. Đặc biệt đối với thanh niên,
Người mong muốn họ phải có sức sống dẻo dai, thể chất cường tráng tinh thần mạnh mẽ
và nghị lực lớn. Để có được như vậy, không có cách nào khác ngoài việc hăng hái, tích
cực rèn luyện thể dục, thể thao. Thấm nhuần và thực hiện tư tưởng đúng đắn sâu sắc nói

trên của chủ Tịch Hồ Chí Minh, nhiều thế hệ cách mạng đã nhanh chóng trưởng thành
đóng góp công lao to lớn vào sự phát triển của dân tộc. Họ đã chiến đấu và dành thắng lợi
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Thấm nhuần và thực hiện những tư tưởng đứng đắn, sâu sắc nói trên của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, nhiều thế hệ cách mạng đã nhanh chóng trưởng thành,đóng góp công lao to
19


lớn bào sự phát triển của dân tộc. Họ đã chiến đấu và chiến thắng trong cuộc kháng chiến
chống Đế quốc Mỹ cứu nước bảo vệ dân tộc, thống nhất đất nước và đi lên xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
Hiện nay trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, trước xu thế toàn cầu hóa và
hội nhập kinh tế quốc tế, thế hệ trẻ Việt Nam luôn kiên định lý tưởng xã hội chủ nghĩa mà
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công vun trồng. Họ đã và đang chứng tỏ bản lĩnh, sức
trẻ sự sáng tạo và tinh thần giám nghĩ giám làm của mình. Họ đang ra sức tu dưỡng học
tập, rèn luyện về mọi phương diện, tiến vào khoa học công nghệ, để cùng Đảng cùng toàn
dân thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, dân giàu nước
mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Đảng và nhà nước đã có nhiều thức ghi nhận
và tôn vinh những thanh niên, sinh viên và học sinh tiêu biểu xuất sắc trong sự nghiệp bảo
vệ tổ quốc, xây dựng phát triền kinh tế xã hội của đất nước.
2. vận dụng vào xây dựng đạo đức, lối sông của học sinh sinh viên hiện nay
Với cương vị là một thế hệ trẻ, thế hệ thanh niên, tương lai của đất nước, mỗi sinh
viên cần trang bị cho mình những bài học, kiến thức mà Bác để lại, thấm nhuần và phát
huy nó.
Trong văn kiện đại hội Đảng lần thứ XII đã chỉ rõ ; “ Việc học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên, lâu dài của cán bộ,
đảng viên, của các chi bộ, tổ chức đảng và các tầng lớp nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng viên
không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, thực sự là một tấm gương về phẩm
chất đạo đức, lối sống” mà thanh niên cụ thể là mỗi sinh viên cần thực hiện đầu tiên, vì
thanh niên, sinh viên là tương lai của đất nước.

sinh viên trường ta hiện nay cần không ngừng rèn luyện học tập để hoàn thiện bản
thân co một lối sống lành mạnh, tích cực, học tập theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí
Minh, cụ thể như:

20


Một là, sinh viên cần luôn ghi nhớ nhiệm vụ “trung với nước, hiếu với dân, suốt
đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con
người.” sinh viên cần phải tuyệt đối trung thành với Đảng, tin tưởng vào Đảng và nhà
nước ta. Không nghe, tin theo và tuyên truyền những hình ảnh không tốt, vu khống, hạ
thấp uy tín của Đảng và nhà nước ta. Không tham gia các tổ chức phản động nhằm phá
hoại Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời bình là nhờ sương máu, sự hy sinh của các
thế hệ ông cha ta. Chúng ta cần phải biết ơn đến những công lao to lớn của các thế hệ đi
trước. Chúng ta sống trong thời bình không có nghĩa là quên đi nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc
bởi có rất nhiều thế lực thù địch đang hướng đến nước ta nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ
nghĩa. Gần đây, là các vấn đề về biển Đông giữa ta và Trung Quốc gây hoang mang cho
dư luận, đồng thời gây kích động dân chúng; là sinh viên chúng ta cần nhận thức đúng
đắn về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước không nên có những biểu hiện quá
khích, tự phát, lôi kéo mọi người tham gia biểu tình,... gây khó khăn, cản trở trong quá
trình thực các biện pháp đối ngoại của Nhà nước ta.
Thực hiện đúng và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của công dân như quyền bầu cử,
thực hiện nghĩa vụ quân sự,... chấp hành đúng các quy định của pháp luật, tố giác những
hành vi vi phạm pháp luật. Không vi phạm các nội quy tại trường lớp, nơi cư trú; bài trừ
những tệ nạn xã hội, hủ tục lạc hậu, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới.
Chúng ta nên xây dựng nếp sống văn hóa, kính trên nhường dưới; hiếu thảo với
ông bà, cha mẹ; tôn sư trọng đạo; phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Luôn đặt
lợi ích tập thể lên lợi ích cá nhân; tích cực tham gia các hoạt động của trường, lớp của
Đoàn và xã hội. Hăng hái tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, tuyên truyền cho

mọi người về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.

Hai là, luôn học hỏi, phát huy đạo đức cách mạng, sống thật thà, khiêm tốn, dũng
cảm như lời Bác đã dặn “cần kiệm liêm chính” sống cần cù, tiết kiệm, thanh liêm. Luôn
21


luôn trung thực trong học tập, thi cử không nhờ người học hộ, thi hộ, không sử dụng tài
liệu khi thi cử,...tích cực học tập, xây dựng bài trên lớp, giúp đỡ bạn bè cùng nhau học
tập. Phải đặt ra mục đích, mục tiêu cho bản thân mình, có tinh thần tự giác học tập,
nghiên cứu khoa học, đi học và làm bài tập đầy đủ và đúng giờ. Luôn giữ lời hứa, nói phải
đi đôi với làm, luôn chủ động trong học tập, nghiên cứu.
Có kế hoạch chi tiêu hợp lý, không chi tiêu hoang phí không có mục đích rõ ràng.
Không ăn chơi đua đòi, chạy đua theo những trào lưu, xu hướng không phù hợp với lứa
tuổi, điều kiện và văn hóa. Thường xuyên tự kiểm điểm đánh giá bản thân mình để hoàn
thiện bản thân mình hơn.
Nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão lớn, xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa học, công
nghệ hiện đại. Hình thành lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành và
xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa.

c. Kết luận
Tóm lại, bài thảo luận đã làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng.
Qua đó,vận dụng vào thực tiễn cuộc sống của sinh viên hiện nay. sinh viên cần nâng cao ý
thức tích cực, chủ động đóng góp ý kiến trong quá trình học tập, rèn luyện đạo đức, lối
sống lành mạnh. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiến trình hội
nhập quốc tế sinh viên cần phải có sự tiếp thu chọn lọc và phát triển những tiến bộ và văn
22



hóa của thế giới qua các hành động thực tiễn của ngày hôm nay và không ngừng nỗ lực
cho tương lai.

Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối
không chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh)
2.
3. />4. />class_id=2&_page=1&mode=detail&document_id=152484

23



×