Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

luận văn thạc sĩ - ĐẢNG bộ TỈNH hải DƯƠNG LÃNH đạo PHÁT TRIỂN THÀNH PHẦN KINH tế tư NHÂN từ năm 2001 đền năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 93 trang )

“Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo phát triển thành phần kinh tế tư
nhân từ năm 2001 đến năm 2010”
Theo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh sự tồn
tại và phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất
yếu khách quan. “Cho đến nay trong lịch sử loài người, về lý luận cũng như
trong thực tiễn các quốc gia, không thể thay thế sở hữu tư nhân bằng một động
lực khác có hiệu quả hơn trong phát triển kinh tế” [66, tr.27].
Ở Việt Nam, cùng với quá trình ra đời, phát triển và khẳng định vị thế
trong nền kinh tế nhiều thành phần, thành phần kinh tế tư nhân đã được toàn xã
hội ghi nhận và ngày càng có vai trò to lớn. Từ chỗ là lực lượng “nhỏ yếu”, bị
coi là “đối tượng” cần “cải biến” trong quá trình “cải tạo xã hội chủ nghĩa”,
thành phần kinh tế tư nhân có bước phát triển vượt bậc trong tiến trình đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, được thừa nhận là bộ phận cấu thành
của nền kinh tế quốc dân.
Vì vậy phát triển thành phần kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN là xu hướng tất yếu, một chủ trương đúng đắn và nhất quán của
Đảng ta. Với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì sự tồn tại của thành phần
kinh tế tư nhân ở nước ta vẫn là yêu cầu khách quan. Hơn nữa, thành phần kinh tế
tư nhân đã và đang tiếp tục chứng tỏ vai trò động lực của nó đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, thành phần kinh tế tư nhân chỉ phát triển đúng hướng khi
Đảng và Nhà nước có chính sách và biện pháp quản lý phù hợp, không làm
mất động lực phát triển của nó, nhưng cũng không để nó vận động một cách
tự phát. Thực hiện chủ trương của Đảng, Đảng bộ và nhân dân các tỉnh, thành
phố trong cả nước đã phát huy tối đa nội lực, tập trung lãnh đạo thành phần
kinh tế tư nhân phát triển theo định hướng XHCN, đạt được nhiều thành tựu
to lớn. Góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ở các địa phương nói riêng, cả nước nói chung.


Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía


Bắc, trong những năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, thành
phần kinh tế tư nhân đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng,
có nhiều đóng góp quan trọng cho kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên,
quá trình lãnh đạo phát triển thành phần kinh tế tư nhân vẫn còn nhiều bất
cập, cơ chế, chính sách chưa theo kịp sự biến đổi nhanh chóng của thực tiễn,
môi trường kinh doanh còn bất lợi, tình trạng phát triển tự phát vẫn chưa được
khắc phục triệt để, vị trí, vai trò của thành phần kinh tế tư nhân trong nền kinh
tế chưa rõ ràng.v.v... Đã gây nhiều trở ngại cho sự phát triển của thành phần
kinh tế tư nhân.
Thực trạng trên đặt ra yêu cầu khách quan là cần tiếp tục làm tốt công
tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn quá trình lãnh đạo phát triển thành
phần kinh tế tư nhân của Đảng bộ tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 2001 - 2010,
rút ra những kinh nghiệm góp thêm những luận cứ quan trọng để Đảng bộ tỉnh
tiếp tục hoàn thiện sự lãnh đạo phát triển thành phần kinh tế tư nhân trong
những năm tiếp theo.
Chương 1
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƯƠNG
VỀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHẦN KINH TẾ TƯ NHÂN
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005

1.1. Yêu cầu khách quan và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hải Dương
về phát triển thành phần kinh tế tư nhân
1.1.1. Yêu cầu khách quan phát triển thành phần kinh tế tư nhân ở
tỉnh Hải Dương
* Vị trí, vai trò của thành phần kinh tế tư nhân đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội ở Hải Dương
- Quan niệm về thành phần kinh tế tư nhân
Thành phần kinh tế tư nhân vốn là một lực lượng kinh tế đã có từ lâu ở
nước ta, nhưng trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung, thành phần kinh
tế này bị xem nhẹ, không những vậy, còn bị dư luận xã hội có nhiều “ác cảm”

2


thậm chí muốn xoá bỏ hẳn thành phần kinh tế này.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, thành phần kinh tế tư nhân đã
được khẳng định về mặt chính trị và pháp lý. Về mặt chính trị, các Nghị quyết
của Đảng đã coi thành phần kinh tế tư nhân là một hướng phát triển chiến
lược, là một bộ phận hợp thành của nền kinh tế nhiều thành phần vận hành
theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế nhà nước
giữ vai trò chủ đạo. Về mặt pháp lý, các chủ trương, chính sách của Nhà nước
ta đối với thành phần kinh tế tư nhân được khẳng định trong Hiến pháp và các
Luật có liên quan, các nghị định của Chính phủ, các quyết định của Thủ tướng
Chính phủ. Môi trường chính trị và pháp lý đã hướng dư luận xã hội thay đổi
thái độ đối với thành phần kinh tế tư nhân.
Xã hội đã nhìn nhận thành phần kinh tế này là một động lực mới để
thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa, để xây dựng đất nước giàu
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Căn cứ vào quan niệm của Đảng về thành phần kinh tế tư nhân từ Đại hội
lần thứ VI đến nay, tác giả đưa ra khái niệm về thành phần kinh tế tư nhân là:
Thành phần kinh tế tư nhân được hình thành và phát triển trên cơ sở chế độ sở
hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản
tư nhân, hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh và các loại hình doanh nghiệp
của tư nhân (chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ). Trong đó, các chủ thể tiến
hành sản xuất kinh doanh một cách tự chủ vì lợi ích của bản thân, hoạt động theo
Hiến pháp và Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Vị trí, vai trò của thành phần kinh tế tư nhân đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội ở Hải Dương
Trải qua hơn 25 năm đổi mới, thành phần kinh tế tư nhân đã và đang chứng
tỏ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Cụ thể:
Một là, thành phần kinh tế tư nhân góp phần quan trọng giải phóng

năng lực sản xuất, huy động nguồn lực xã hội vào đầu tư, tăng nguồn thu cho
ngân sách đồng thời góp phần khắc phục tình trạng thiếu vốn trong quá trình

3


công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh Hải Dương. Quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, đất nước nói chung, Hải Dương nói riêng luôn đòi hỏi vốn
đầu tư lớn. Tuy nhiên, trong điều kiện vốn đầu tư Trung ương và địa phương
khó khăn, tích luỹ từ nội bộ hạn chế thì tranh thủ vốn của kinh tế tư nhân là
hết sức cần thiết. Cùng với các nguồn thu từ xuất khẩu, thành phần kinh tế tư
nhân còn tạo ra các nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ, góp phần tăng thu
ngân sách của Tỉnh.
Hai là, thành phần kinh tế tư nhân góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh. Thành phần kinh tế tư nhân hoạt
động tạo nên sự kết hợp tối ưu giữa các yếu tố sản xuất và sử dụng triệt để các
nguồn lực nhàn rỗi trong Tỉnh tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn. Để tổ chức
hoạt động các doanh nghiệp phải thuê lao động, mua nguyên liệu, hàng hoá, dịch
vụ cần thiết và các yếu tố đầu vào tại chỗ những hoạt động này sẽ kích thích các
ngành, các thành phần kinh tế toàn xã hội phát triển. Thành phần kinh tế tư nhân
trên địa bàn Tỉnh chủ yếu tập trung trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thiểu
thủ công nghiệp và dịch vụ theo đó cơ cấu các ngành, cơ cấu vùng, cơ cấu lao
động của Tỉnh chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp
và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Ba là, thành phần kinh tế tư nhân tạo ra một khối lượng lớn việc làm và
nâng cao chất lượng lao động của Tỉnh. Thành phần kinh tế tư nhân phát triển
sẽ thu hút một lượng lớn lao động tại địa phương. Hoạt động của các doanh
nghiệp cũng gián tiếp tạo ra khối lượng việc làm lớn cho người lao động tại
địa phương thông qua các ngành gia công, phụ trợ, dịch vụ phục vụ cho hoạt
động của kinh tế. Đặc biệt, do đòi hỏi cao ở người lao động về trình độ, năng

lực, tác phong làm việc của các doanh nghiệp tư nhân nên chất lượng nguồn
lao động của Tỉnh từng bước được nâng cao.
Bốn là, thành phần kinh tế tư nhân góp phần nâng cao trình độ khoa
học và công nghệ của địa phương. Thông qua phát triển thành phần kinh tế tư
nhân, Hải Dương có điều kiện và cơ hội nâng cao trình độ khoa học - công
4


nghệ. Thực tế cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp có kỹ thuật và công nghệ
khá hiện đại, có đội ngũ chuyên gia quản lý tốt, có kinh nghiệm. Do đó, quá
trình phát triển thành phần kinh tế tư nhân cũng đồng thời là quá trình tiếp
thu, sử dụng những công nghệ hiện đại, tiên tiến của thế giới. Các doanh
nghiệp áp dụng mô hình quản lý tiên tiến, phương thức kinh doanh hiện đại,
điều đó thúc đẩy quá trình đổi mới kỹ thuật và công nghệ trên địa bàn Tỉnh
ngày càng phát triển.
Năm là, thành phần kinh tế tư nhân góp phần mở rộng thị trường, nâng
cao kim ngạch xuất khẩu và tăng thêm nguồn thu ngoại tệ, đồng thời thúc đẩy
quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của Tỉnh. Thông qua phát
triển kinh tế tư nhân, Hải Dương có điều kiện thuận lợi để gắn kết quá trình
sản xuất của Tỉnh với hệ thống sản xuất, phân phối, trao đổi quốc tế. Đối tác
đầu tư thường là những công ty, tập đoàn xuyên quốc gia với mạng lưới chi
nhánh toàn cầu. Do vậy, thông qua hoạt động kinh tế tư nhân, Hải Dương có
thể tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao kim ngạch xuất khẩu
và tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho địa phương.
* Thực trạng hoạt động của thành phần kinh tế tư nhân ở Hải Dương
trước năm 2001.
- Những tiềm năng, lợi thế phát triển thành phần kinh tế tư nhân ở
Hải Dương
Điều kiện tự nhiên, Hải Dương là tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc
Bộ có diện tích tự nhiên là 1.660,9 km2, tái lập ngày 01/01/1997 trên cơ sở tách

ra của tỉnh Hải Hưng cũ (bao gồm Hải Dương và Hưng Yên ngày nay). Là một
tỉnh nằm trong khu vực tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Hải
Dương nằm giữa cảng Hải Phòng và Thủ đô Hà Nội, tiếp giáp với 6 tỉnh: Bắc
Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Phòng.
Địa hình Hải Dương khá đa dạng, phần lớn là đồng bằng; vùng bán sơn
địa và rừng núi thuộc phía bắc Tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên, vùng đồng

5


bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên, đất đai màu mỡ. Địa hình bằng
phẳng đã tạo cho Hải Dương điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông, yếu
tố quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội.
Sông ngòi của Tỉnh khá dày đặc, chiếm 6,6% diện tích tự nhiên tạo điều
kiện tốt cho sản xuất cũng như vận tải đường sông là yếu tố thuận lợi để giao
lưu, vận chuyển hàng hóa giữa Hải Dương và các tỉnh khác trong khu vực.
Khoáng sản, mặc dù không có nhiều nhưng Hải Dương có một số
khoáng sản với giá trị kinh tế cao như đá vôi, xi măng, cao lanh, đất sét
chịu lửa... Đây là nguồn nguyên liệu quý giá, không chỉ là cơ sở để phát
triển công nghiệp mà còn là lợi thế so sánh của tỉnh Hải Dương trong thu
hút các đối tác đầu tư.
Các yếu tố tự nhiên của tỉnh Hải Dương tạo điều kiện thuận lợi cho
phát triển kinh tế với một cơ cấu đa ngành, đa nghề, trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung và phát triển kinh tế tư nhân nói riêng.
Điều kiện kinh tế - xã hội, điểm nổi bật về kinh tế - xã hội của Hải Dương,
mà ít địa phương khác có được để phát triển thành phần kinh tế tư nhân đó là
về giao thông và cơ sở hạ tầng. Tỉnh Hải Dương có hệ thống giao thông và cơ
sở hạ tầng khá hoàn chỉnh. Hệ thống giao thông gồm đường bộ, đường thuỷ
và đường sắt, phân bố hợp lý, giao lưu rất thuận lợi tới các tỉnh khác trong
khu vực. Hệ thống Quốc lộ qua địa phận tỉnh Hải Dương có 7 tuyến: Đường

số 5, 183,18, 37, 38, 10, đây đều là những tuyến đường cấp I, cho 4 làn xe đi
lại thuận tiện. Hệ thống giao thông đường thuỷ của Hải Dương khá thuận lợi
với 400km đường sông cho tàu thuyền 500 tấn qua lại dễ dàng; cảng Cống
Câu với công suất 300.000 tấn/năm, cùng hệ thống bến bãi và cảng nội địa đã
đảp ứng tốt nhu cầu tập kết và vận tải hàng hoá một cách thuận lợi. Đường sắt
chạy qua địa bàn tỉnh Hải Dương dài 68,17km với 7 ga, gồm 3 tuyến: Hà Nội
- Hải Phòng, Kép - Hạ Long và Chí Linh - Cổ Thành. Với hệ thống giao
thông đa dạng, khá hoàn chỉnh và hiện đại, Hải Dương có nhiều thuận lợi
6


trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế tư nhân nói riêng.
Về dân số năm 2005, dân số của Hải Dương là 1.711.364 người, trong
đó người trong độ tuổi lao động chiếm 49%. Với quy mô dân số trên, Hải
Dương có mật độ dân số đông (1.038 người/km 2), đứng thứ 11/63 tỉnh, thành
trong cả nước và thứ 5/11 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng. Với quy mô dân
số và tỷ lệ lao động như trên, Hải Dương có nhiều tiềm năng phục vụ sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
Hải Dương tổ chức hành chính gồm thành phố Hải Dương, thị xã Chí
Linh và 10 huyện: Thanh Hà, Nam Sách, Thanh Miện, Kinh Môn, Kim Thành,
Cẩm Giàng, Bình Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Ninh Giang, là quê hương của nhiều
làng nghề danh tiếng như rượu nếp Phú Lộc, chạm khắc gỗ Đông Giao, gốm
Chu Đậu, thủ công mỹ nghệ vàng bạc ở Bình Giang, chạm khắc đá ở Kinh Môn,
bánh đậu xanh, bánh gai Ninh Giang, vải thiều Thanh Hà.... Hơn nữa, Hải
Dương nằm trong vùng du lịch Bắc Bộ, sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch
văn hóa và du lịch tham quan, nghiên cứu. Hải Dương có những địa danh du lịch
nổi tiếng như quần thể di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, Phượng Hoàng (Chí Linh),
núi An Phụ, động Kính Chủ, đảo Cò (Thanh Miện)... Đây là điều kiện thuận lợi
tạo lợi thế so sánh của Hải Dương trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và
kinh tế tư nhân nói riêng.

- Thành tựu đạt được của thành phần kinh tế tư nhân trước năm 2001
Hơn 10 năm, thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà
nước, được sự đồng tình hưởng ứng tích cực của nhân dân, thành phần kinh tế
tư nhân hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh
nghiệp của tư nhân đã phát triển rộng khắp trong Tỉnh, nhất là từ khi thực hiện
Luật doanh nghiệp. Đến 30/12/2001:
Đã có 425 doanh nghiệp đăng ký với tổng số vốn là 383,3 tỷ đồng
(trong đó có: 166 doanh nghiệp tư nhân với vốn đăng ký là 56,4 tỷ
đồng; 241 công ty trách nhiệm hữu hạn, vốn 283,5 tỷ đồng; 18 công ty

7


cổ phần, vốn 43,4 tỷ đồng) và hơn 22.000 hộ cá thể với tổng số vốn
khoảng 286 tỷ đồng, tạo thêm việc làm cho 49.225 lao động (doanh
nghiệp của tư nhân: 19.225 người; hộ cá thể: 30.000 người) [80, tr.28].
Cơ cấu doanh nghiệp và vốn hoạt động trong các ngành có sự chuyển biến
tích cực: “Công nghiệp - xây dựng chiếm 45,9% tổng số doanh nghiệp, vốn chiếm
61% tổng số vốn đăng ký; thương mại - dịch vụ chiếm 42%, vốn chiếm 37%;
nông nghiệp - ngư nghiệp chiếm 12,1%, vốn chiếm 2%” [80, tr.29].
Thành phần kinh tế tư nhân ngày càng góp phần quan trọng vào sự phát
triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất, kinh doanh, duy trì
tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tỉnh, cải thiện đời sống Nhân dân, tăng thu cho
ngân sách Nhà nước, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn Tỉnh.
Cùng với các thành phần kinh tế khác, kinh tế tư nhân đã góp phần giải
phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, thu hút ngày
càng nhiều lao động từ khu vực nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao nội lực trong hội nhập kinh tế quốc tế.
- Những khó khăn, hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình phát triển thành phần kinh tế
tư nhân ở Hải Dương trước năm 2001 vẫn còn những hạn chế, bất cập:
Thành phần kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng chưa nhiều trong GDP của
Tỉnh: “Gần 25% tổng giá trị sản xuất và khoảng 12% tổng GDP của Tỉnh), phần
lớn có quy mô nhỏ (vốn bình quân chỉ có 900 triệu đồng / doanh nghiệp: 77,2%
số doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng; 20,2% số doanh nghiệp từ 1 tỷ đến 5 tỷ
đồng; 2,6% số doanh nghiệp có vốn trên 5 tỷ đồng” [80, tr.34].
Hiệu quả và sức cạnh tranh yếu, đầu tư vào sản xuất chưa nhiều
(41,2% tổng số doanh nghiệp), cơ cấu ngành nghề, vùng chưa hợp lý, ít đầu
tư vào lĩnh vực nông- ngư nghiệp, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh
tế - xã hội khó khăn, vùng kinh tế thuần nông (chỉ có 6,8% tổng số doanh
8


nghiệp, với 5,2% tổng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp ở các huyện Tứ
Kỳ, Thanh Miện, Ninh Giang, Cẩm Giàng). Chưa giúp đỡ được nông dân về
ứng dụng khoa học kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm. Quan hệ làm ăn với nước
ngoài chưa nhiều.
Một bộ phận đơn vị kinh tế tư nhân chưa thực hiện tốt Luật lao động,
pháp lệnh kế toán - thống kê, chưa chú trọng đến các biện pháp bảo vệ môi
trường, một số đơn vị, cá nhân vi phạm luật thuế, gian lận thương mại, kinh
doanh trái phép…
Thực trạng trên đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hải Dương
tiếp tục quán triệt đường lối của Đảng, phát huy tối đa thế mạnh của địa
phương phát triển thành phần kinh tế tư nhân mạnh mẽ hơn theo hướng
nhanh, hiệu quả và bền vững.
* Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển thành phần kinh
tế tư nhân giai đoạn (2001-2010)
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) với đường lối đổi mới toàn
diện đất nước theo định hướng XHCN, trước hết là đổi mới tư duy, với tinh

thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, Đảng ta đã
thừa nhận sai lầm trong bố trí cơ cấu kinh tế, “các thành phần kinh tế phi xã
hội chủ nghĩa chưa được sử dụng và cải tạo tốt, trong nhận thức cũng như
trong hành động, chúng ta chưa thực sự thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành
phần ở nước ta còn tồn tại trong một thời gian tương đối dài” [49, tr.43].
Trải qua các kỳ Đại hội, cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX(2001) của Đảng, thành phần kinh tế tư nhân đã được Đảng ta xác định là
thành phần kinh tế có vai trò quan trọng trong nền kinh tế: Khuyến khích tư
bản tư nhân đầu tư vào sản xuất, yên tâm làm ăn lâu dài, bảo hộ quyền sở hữu
và lợi ích hợp pháp.
Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành Trung ương khóa IX (từ ngày
18/2 đến ngày 2/3/2002), đã thông qua Nghị quyết Về tiếp tục đổi mới cơ chế,
chính sách, khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết

9


Hội nghị chỉ rõ: Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh
tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát
triển nền kinh tế nhiều thành phần đinh hướng XHCN, góp phần quan trọng
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế. Đó
là quan điểm chỉ đạo nhất quán của Đảng ta về phát triển kinh tế tư nhân
trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay.
Như vậy, từ công cuộc đổi mới cho đến nay, đặc biệt là Nghị quyết Đại
hội lần thứ IX, Nghị quyết Trung ương lần thứ Năm (khóa IX), nhận thức của
Đảng ta về vị trí và vai trò của thành phần kinh tế tư nhân trong nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần đã có bước phát triển mới. Thành phần kinh tế tư
nhân được thừa nhận là bộ phận cấu thành hữu cơ quan trọng của nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát triển thành phần kinh tế tư nhân

là vấn đề có tầm chiến lược lâu dài trong quá trình xây dựng và phát triển nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hải Dương về phát triển thành
phần kinh tế tư nhân
Thực hiện nhất quán chính sách phát triển thành phần kinh tế tư nhân.
Phát huy được nguồn lực của kinh tế tư nhân. Khuyến khích kinh tế tư nhân phát
triển vào các ngành, lĩnh vực và địa bàn có ưu thế của địa phương.
* Quan điểm phát triển thành phần kinh tế tư nhân
Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIII (2001) nêu rõ:
Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần.
Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu
thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh,…kinh tế cá thể,
tiểu chủ được tạo điều kiện và giúp đỡ phát triển, kinh tế tư bản tư nhân
được khuyến khích rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất, kinh
10


doanh mà luật pháp không cấm [80, tr.36].
Chương trình hành động số 22 - CTr/TU ngày 08/5/2002 của Tỉnh ủy
khẳng định:
Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý để kinh
tế tư nhân phát triển trên những định hướng ưu tiên của Nhà nước, kể cả
đầu tư ra nước ngoài; khuyến khích chuyển thành doanh nghiệp cổ phần,
bán cổ phần cho người lao động, liên doanh, liên kết với nhau, với kinh tế
tập thể và kinh tế Nhà nước, mang lại lợi ích thiết thực cho các bên đầu tư
kinh doanh. Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của
Tỉnh đến năm 2010, các quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm để khai
thác tiềm năng và lợi thế của Tỉnh. Phát huy được nguồn lực của kinh tế
tư nhân, khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển vào các ngành, lĩnh vực

và địa bàn có ưu thế của địa phương [72, tr.14].
Mặc dù trên thực tế, kinh tế tư nhân đã được tự do thực hiện các hoạt
động sản xuất kinh doanh và đầu tư vào nhiều lĩnh vực như: Thương mại, dịch
vụ, chế biến nông, lâm, thủy sản. Nhưng nhiều cá nhân, tổ chức còn có biểu hiện
tâm lý e ngại, chưa mạnh dạn đầu tư vào các lĩnh vực đòi hỏi vốn lớn, rủi ro cao.
Hải Dương có nhiều ưu thế về phát triển kinh tế, tuy nhiên vẫn chưa được khai
thác hết tiềm năng, sự phát triển mất cân đối giữa thành thị, nông thôn, miền núi;
trong khi các thành phần kinh tế khác hoặc chỉ tập trung ở vùng đô thị và các
khu công nghiệp mà ở đó chủ yếu là lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ,
hoặc là không thể đầu tư vào toàn bộ lĩnh vực kinh tế nông nghiệp do bị chế ước
bởi quy mô tổ chức, vốn, lực lượng lao động. Chính vì vậy, việc xác định nhất
quán quan điểm trên là phù hợp với tình hình mới và điều kiện, tiềm năng của
thành phần kinh tế tư nhân ở địa phương.
* Phương hướng phát triển thành phần kinh tế tư nhân
Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2001 2005) xác định:

11


Tập trung bám sát chủ trương chỉ đạo của Đảng, tiếp tục bổ sung, tạo
dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, có biện pháp cụ thể hỗ trợ doanh
nghiệp phát triển đồng đều ở các địa phương nhằm giải phóng sản xuất,
tăng thu nhập cho người lao động. Đồng thời ưu tiên các doanh nghiệp
trong lĩnh vực nông nghiệp, biến các doanh nghiệp này trở thành động
lực kích thích các địa phương xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo
hướng sản xuất hàng hóa. Phát triển kinh tế theo diện rộng phải kết hợp
phát triển theo chiều sâu, tập trung ứng dụng khoa học - công nghệ vào
sản xuất, bảo vệ môi trường [80, tr.26].
Tạo điều kiện phát huy tiềm năng và vai trò tích cực của doanh nhân
trong phát triển sản xuất kinh doanh; mở rộng đầu tư trong nước và ở nước

ngoài; nâng cao chất lượng sản phẩm; tạo dựng và giữ gìn thương hiệu hàng
hoá Việt Nam.
Tiếp đó, Chương trình hành động số 22 - CTr/TU của Tỉnh ủy khẳng định:
“Liên kết rộng rãi các hộ sản xuất, kinh doanh với các doanh nghiệp
nhỏ và vừa, không giới hạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn; khuyến khích các
hình thức tổ chức hợp tác tự nguyện, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp hoặc
phát triển lớn hơn” [72, tr.13]. Khuyến khích kinh tế hộ nông thôn làm vệ tinh
cho các doanh nghiệp hoặc phát triển thành kinh tế trang trại.“Tập trung đầu tư
mạnh vào các loại cây trồng dài ngày, chăn nuôi gia súc, gia cầm với quy mô vừa
và lớn (hộ và trang trại) ở các vùng có điều kiện như huyện Tứ Kỳ, Kinh Môn, Chí
Linh, Nam Sách, Gia Lộc..” [72, tr.16].
Đến năm 2005, phấn đấu thành phần kinh tế tư nhân ngày càng đóng vai
trò quan trọng đối với phát triển kinh tế địa phương, là thành phần kinh tế năng
động, sử dụng vốn có hiệu quả, đạt tốc độ phát triển trên 15% %/năm, tiếp tục
chứng tỏ vai trò động lực của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương, phấn đấu toàn Tỉnh có khoảng 1.500 doanh nghiệp hoạt
động theo Luật Doanh nghiệp và 15.000 hộ cá thể, số vốn đăng ký trên 15.000
tỷ đồng, tạo việc làm cho trên 15 vạn lao động. Mỗi năm đăng ký mới trên 500

12


doanh nghiệp và 2.000 hộ kinh doanh cá thể, giải quyết việc làm cho trên 5.000
lao động. Trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh của địa
phương, tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để xây dựng một số thương hiệu
mạnh, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh đòi hỏi công nghệ cao và một số mặt
hàng chủ yếu của địa phương, đẩy mạnh xuất khẩu.
* Nhiệm vụ và giải pháp phát triển thành phần kinh tế tư nhân
Tiếp tục cải cách hành chính tạo môi trường thông thoáng phát triển
thành phần kinh tế tư nhân.

Khẩn trương ban hành các quy định để cải cách về thủ tục hành chính
trong các lĩnh vực thay thế cho các quy định không còn phù hợp; công khai
hoá các thủ tục về chấp thuận đầu tư, cho thuê đất, đền bù, giải phóng mặt
bằng, cấp giấy phép xây dựng, tín dụng, thuế, đăng ký kinh doanh, thanh tra,
kiểm tra. Đây là những vấn đề đang còn nhiều vướng mắc trong hoạt động
đầu tư, sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và nhân dân.
Thực hiện cơ chế “ một cửa” với thời gian không quá 10 ngày đối với việc
cấp đăng ký kinh doanh. Thực hiện quy định tạm thời về chấp thuận dự án đầu tư
trong nước theo Quyết định số 487/2002/QĐ-UB ngày 03/3/2002 của UBND
tỉnh. Tạo môi trường đầu tư thuận lợi, xây dựng dự án mẫu, tiếp tục cải tiến thủ
tục chấp thuận đầu tư, cho thuê đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, đảm bảo trong
thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ tại Sở Kế hoạch - Đầu tư, nhà
đầu tư có thể nhận được mặt bằng.
Thực hiện đúng Luật Doanh nghiệp. Tiến tới cấp đăng ký kinh doanh
qua mạng công nghệ thông tin để nhà đầu tư chỉ đến Sở Kế hoạch - Đầu tư
một lần khi nhận kết quả.
Tăng cường quản lý của Nhà nước đối với thành phần kinh tế tư nhân.
Các ngành, các địa phương cần phối hợp chặt chẽ trong quản lý nhằm
tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp. Nắm bắt, giải
quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến phát triển sản xuất,
13


kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác phát hiện và xử lý kịp thời những vi
phạm của doanh nghiệp theo quy định của Pháp luật.
Định kỳ tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm về quản lý Nhà nước đối
với thành phần kinh tế tư nhân, tuyên truyền, động viên khen thưởng kịp thời
các điển hình tiên tiến trong sản xuất kinh doanh. Gắn việc xây dựng và phát
triển các doanh nghiệp với việc tổ chức, triển khai các đề án, dự án, chương
trình kinh tế xã hội có liên quan.

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến và trợ giúp phát triển doanh nghiệp, các sở,
ngành, chính quyền địa phương các cấp chủ động nắm bắt, giải quyết kịp thời các
khó khăn, vướng mắc cản trở đến đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong phạm vi thuộc thẩm quyền.
Đài phát thanh truyền hình Tỉnh, Báo Hải Dương đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên
quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, khuyến khích
đầu tư, để các nhà đầu tư thực hiện nhằm chấp hành đúng các chủ trương
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tạo môi trường đầu tư
kinh doanh lành mạnh.
Nhiệm vụ và giải pháp về các chính sách liên quan đến phát triển
thành phần kinh tế tư nhân
Chương trình hành động số 22-CTr/TU ngày 08/5/2002 cuả Tỉnh ủy chủ
trương ban hành các chính sách phát triển kinh tế tư nhân:
Chính sách về lao động, tiền lương: Lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường giám
sát các doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động trong việc thực hiện chế độ, chính
sách đối với người lao động đã được quy định tại Bộ luật Lao động và Luật
Bảo hiểm như: Các chính sách về tiền lương, tiền thưởng, chính sách bảo
hiểm xã hội đối với người lao động..., tạo sự gắn bó giữa người lao động và
người sử dụng lao động.
Chính sách đất đai: Giải quyết nhanh chóng thủ tục cấp đất cho các doanh
14


nghiệp có nhu cầu đất để xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng và cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân nói chung. Tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp được chấp thuận thuê đất trong các khu, cụm công nghiệp, các
làng nghề nhanh chóng xây dựng cơ sở, sớm đi vào sản xuất.
Chính sách tài chính tín dụng: Thực hiện đúng các chế độ ưu đãi của nhà
nước đối với doanh nghiệp như: Miễn giảm thuế, hỗ trợ lãi xuất vay vốn..., tạo

hành lang pháp lý thông thoáng, tạo mọi nguồn vốn cho phát triển... Thành lập
Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Tỉnh để giải quyết
nhu cầu về tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Chính sách thương mại và thị trường: Đẩy mạnh công tác xúc tiến
thương mại cho các doanh nghiệp, thường xuyên cung cấp thông tin giá cả thị
trường, khoa học - công nghệ, các mô hình sản xuất tiên tiến; giới thiệu định
hướng chỉ đạo phát triển của ngành, địa phương, giới thiệu các đối tác có nhu
cầu liên kết liên doanh để doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.
Chính sách khoa học - công nghệ: Hỗ trợ kinh phí theo các chương
trình nghiên cứu khoa học - công nghệ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
nghiên cứu và áp dụng những tiến bộ khoa học - công nghệ mới vào phát triển
sản xuất kinh doanh. Hình thành mạng lưới các tổ chức tư vấn, dịch vụ công
nghệ thuộc các thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham
gia các Hội chợ công nghệ, các Hội thảo, trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu
thành tựu công nghệ trong và ngoài nước.
Như vậy, những nhiệm vụ, giải pháp trên đã đáp ứng kịp thời nhu cầu của
kinh tế tư nhân, phù hợp với thực tiễn của địa phương. Đó là cơ sở, nền tảng để
giải phóng mọi năng lực sản xuất của thành phần kinh tế này, kích thích kinh tế
tư nhân phát triển với tính chất và quy mô ngày càng cao.
1.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương về phát triển thành
phần kinh tế tư nhân (2001- 2005)
1.2.1. Chỉ đạo đổi mới các chính sách cho thành phần kinh tế tư
15


nhân phát triển
* Chỉ đạo về chính sách khoa học - công nghệ
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2001 2005). Ngày 18/5/2002, UBND tỉnh ban hành Quyết định 745/QĐ-CT-UBT
“Về chính sách ưu tiên phát triển, ứng dụng khoa học - công nghệ”. Theo đó:
Ngân sách nhà nước đầu tư cho hoạt động khoa học - công nghệ của

Tỉnh trong 5 năm (2001 - 2005) là 141 tỷ đồng. Trong đó kinh phí quản lý
là 21 tỷ đồng, bằng 14,2%, kinh phí sự nghiệp khoa học - công nghệ là 11
tỷ đồng bằng 80,1%; kinh phí từ nguồn sự nghiệp môi trường là 6.9 tỷ
đồng, bằng 4,7%. Kinh phí trung bình hằng năm là 28.2 tỷ đồng, đạt
khoảng 0,45% tổng chi ngân sách của Tỉnh, tăng 0,11% so với năm 2000,
trong đó kinh phí đầu tư tăng cường tiềm lực khoa học - công nghệ và đầu
tư phát triển cho các tổ chức khoa học - công nghệ của Tỉnh đạt trên 20 tỷ
đồng. Trong 5 năm (2001 - 2005) có 151 nhiệm vụ khoa học - công nghệ,
trong đó 147 nhiệm vụ phát huy tác dụng ở mức độ khác nhau, chiếm
97,3% [88. tr.22].
Dự án: “Xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể Nếp cái hoa vàng
Kinh Môn” đã khôi phục lại vùng sản xuất nếp cái hoa vàng đặc sản tập trung
với diện tích trên 500 ha với hình thức chủ yếu là các trang trại.
Dự án: “Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về Sở hữu trí tuệ trên Đài
Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hải Dương” đã góp phần nâng cao nhận thức
của cán bộ, nhân dân và các doanh nghiệp về ý nghĩa to lớn của việc xây
dựng, bảo hộ, quảng bá thương hiệu.
Dự án: “Ứng dụng công nghệ SAIBON xử lý ô nhiễm môi trường sau
chăn nuôi lợn quy mô trang trại” đã được triển khai thực hiện với sự hỗ trợ
của Nhật Bản và nguồn đối ứng của Tỉnh.

16


Một số tổ chức khoa học - công nghệ và doanh nghiệp của Tỉnh đã và
đang thực hiện có hiệu quả Chương trình quốc gia ứng dụng khoa học - công
nghệ xây dựng các làng nghề ở Chí Linh, Kinh Môn, Nam Sách...
Những năm qua, tỉnh Hải Dương đã phối hợp có hiệu quả với các
trường Đại học, Viện nghiên cứu, tổ chức khoa học - công nghệ trong nghiên
cứu, triển khai ứng dụng khoa học - công nghệ, trong đó tiêu biểu là sự phối

hợp với Viện Cây lương thực trong nghiên cứu chọn tạo nhiều giống cây
trồng, biện pháp kỹ thuật được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp thí điểm ở
các huyện Thanh Hà, Kinh Môn, Nam Sách...
Các doanh nghiệp công nghiệp như: Công ty Cổ phần chế tạo bơm Hải
Dương, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại, Công ty Xi măng Vicem Hoàng
Thạch và các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh đã tích cực đầu tư nghiên cứu
đổi mới công nghệ, nghiên cứu tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường và các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, tạo
sức cạnh tranh trên thị trường.
* Chỉ đạo thực hiện quy hoạch đất đai và mặt bằng kinh doanh
Ngày 12/6/2002, UBND tỉnh ban hành Công văn số 3149-QĐ/UB, Phê
duyệt quy hoạch chi tiết các khu, cụm công nghiệp, khẳng định: Đến năm
2006 phải đầu tư cơ sở hạ tầng cho một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp
thuộc địa bàn khuyến khích đầu tư ở các huyện miền núi, các cụm công
nghiệp phát triển ngành nghề, làng nghề truyền thống như: Gốm, gạch ngói...
với phương thức thích hợp và giá cả ưu đãi cho các doanh nghiệp, trong đó có
kinh tế tư nhân thuê để sản xuất kinh doanh. Đối với đất ở của tư nhân đã
được cấp quyền sử dụng đất, đất đang làm trụ sở, mặt bằng sản xuất kinh
doanh của tư nhân do được chuyển nhượng lại một cách hợp pháp quyền sử
dụng hoặc được Nhà nước giao đã nộp tiền sử dụng đất theo quy định của
pháp luật, thì được tiếp tục sử dụng mà không phải nộp thêm tiền thuê đất cho
Nhà nước khi dùng đất này vào sản xuất kinh doanh.
17


Chương trình hành động số 22-CTr/TU của BCH Đảng bộ tỉnh (khóa
XIII) khẳng định:
“Khuyến khích các công ty kinh doanh hạ tầng xây dựng nhà xưởng
trong các khu quy hoạch cho nhà đầu tư thuê sản xuất kinh doanh nhằm rút
ngắn thời gian xây dựng và giảm được chi phí đầu tư ban đầu cho kinh tế tư

nhân” [72, tr.13].
Từ năm 2002, Tỉnh đã xúc tiến quy hoạch các khu, cụm công nghiệp.
Đến nay đã quy hoạch xong 7 khu, trong đó có 6 khu được Chính phủ đưa
vào danh mục các khu công nghiệp tập trung trong cả nước với tổng diện tích
642,75 ha, trong đó 3 khu công nghiệp đã được đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng tương đối tốt như: Nam Sách, Đại An và Việt Hoà, thu hút 24 nhà đầu tư
thuê 130 ha đất, chiếm khoảng 30% tổng diện tích. Các khu công nghiệp tập
trung khác đang trong tiến trình triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng và có 20 dự
án bỏ vốn vào đầu tư.
Ngoài ra, đã có 9 cụm công nghiệp, với diện tích 504,97 ha được Tỉnh
phê duyệt, hiện đã thu hút 102 dự án với tổng diện tích cho thuê là 141,74 ha
và số vốn đăng ký là 1797 tỷ đồng, sử dụng được 22.896 lao động: Cấm
Thượng, Việt Hoà, phía tây Ngô Quyền (Thành phố Hải Dương), Hưng Thịnh
(Bình Giang), Cộng Hoà (Chí Linh), An Đồng (Nam Sách), Lai Cách (Cẩm
Giàng) và cụm Tầu Thuỷ (Kim Thành).
Như vậy, vấn đề chỉ đạo thực hiện chính sách đất đai được thể hiện rõ
trong hai văn bản nêu trên. Nếu như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh tập
trung vào xây dựng, quy hoạch mặt bằng sản xuất đối với kinh tế cá thể, tiểu
chủ trong lĩnh vực nông nghiệp thì Chương trình hành động số 22-CTr/TU lại
chủ yếu chỉ đạo quy hoạch mặt bằng sản xuất đối với kinh tế tư bản tư nhân ở
các khu công nghiệp, điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân
có thêm cơ sở để phát triển, mở rộng sản xuất - kinh doanh.
* Chỉ đạo thực hiện chính sách lao động, việc làm và bảo hiểm xã hội.
18


Để bảo vệ quyền lợi của người lao động, và giải quyết việc làm cho người
lao động. Ngày 08/5/2002, Chương trình hành động số 22-CTr/TU của Tỉnh ủy
khẳng định: “Bằng mọi biện pháp và hình thức giải quyết việc làm cho phần lớn
lao động xã hội, bảo đảm việc làm có đủ thu nhập để người lao động nuôi sống

được bản thân và gia đình họ; đồng thời, đóng góp một phần cho xã hội. Có chế
tài và quy định cụ thể trong sử dụng lao động cho chủ doanh nghiệp” [72, tr.23]
Vì vậy, trong những năm 2001-2005 Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, các cấp,
các ngành đã có những hoạt động thiết thực trong công tác giải quyết việc
làm.Trong 4 năm từ 2001- 2004, thành phần kinh tế tư nhân đã giải quyết
việc làm mới cho 94.023 lao động (đạt 95,05% so với kế hoạch 5 năm 20012005), số lao động được thu hút vào các lĩnh vực kinh tế như: Công nghiệp xây dựng: 37.889 lao động, nông - lâm- ngư nghiệp: 21.814 lao động (kể cả
cho vay vốn hỗ trợ giải quyết việc làm), dịch vụ và các hoạt động khác:
17.092 lao động. Ước thực hiện giai đoạn 2001-2005, toàn Tỉnh giải quyết
việc làm cho 123.823 lao động (đạt 125,18% kế hoạch 5 năm)
Về thực hiện Luật lao động của doanh nghiệp, đến cuối năm 2003, mới
có 1.055 doanh nghiệp tham gia mua bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho
người lao động với số lao động tham gia là 25.862 người, chiếm khoảng
34,2% % doanh nghiệp và 23,5 % tổng số lao động làm trong các doanh
nghiệp dân doanh đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Thời gian qua đã
xảy ra 6 cuộc đình công, lãn công ở 4 đơn vị là: Chi nhánh Công ty Sao Sáng
(03 cuộc); Chi nhánh Công ty Cường Ngoan (01), Chi nhánh Công ty Sao
Vàng (01 cuộc) và Chi nhánh Công ty may và quảng cáo Việt (01 cuộc).
Để khắc phục những hạn chế còn tồn đọng trên, Kết luận số 02- KL/TU
ngày 05/5/2005, Về kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa
IX), về tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát
triển kinh tế tư nhân, khẳng định: “Phải bổ sung chế tài xử lý vi phạm của các
doanh nghiệp trong thực hiện Luật lao động, nhất là những quy định về tiền
19


lương, tiền công, tiền thưởng và phụ cấp đối với người lao động” [76, tr.26].
1.2.2. Chỉ đạo đổi mới cơ chế quản lý cho thành phần kinh tế tư
nhân phát triển
Quyết định số 487 - QĐ/UB, ngày 03 tháng 03 năm 2002, Về cải cách thủ
tục hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp của

UBND tỉnh Hải Dương đã sớm chỉ đạo thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo
cơ chế “một cửa, một đầu mối” trong giải quyết các thủ tục hành chính trên tất cả
các lĩnh vực đời sống, xã hội nhất là trong lĩnh vực liên quan đến đầu tư, hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đến năm 2005, 100% các Sở
ngành, Uỷ ban nhân các huyện, thành phố và UBND các xã phường, thị trấn của
Tỉnh đã thực hiện cơ chế “một cửa” tập trung vào những vấn đề: Thẩm định dự án
đầu tư; chấp thuận đầu tư cho thuê đất; cấp giấy phép xây dựng; cấp giấy chứng
nhận ưu đãi đầu tư; đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề, v.v... Đã tạo điều
kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng đi vào hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Về thủ tục đăng ký kinh doanh: Tỉnh ủy đã chỉ đạo sâu sát thực hiện cải
cách hành chính theo cơ chế một cửa ngay từ đầu 2002, các mẫu biểu đã được
đơn giản hoá, đã công khai, minh bạch về hồ sơ, phí, thời gian giải quyết, đã
giảm bớt phiền hà cho các nhà đầu tư, giải quyết cấp Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh, cấp dấu và mã số thuế đặt tại Sở Kế hoạch và Đầu tư đi vào
hoạt động từ tháng 3/2004, thời gian giải quyết các thủ tục trên đã rút ngắn rất
nhiều so với luật quy định, đến nay chỉ còn 5 ngày (so với luật định là 15
ngày), là Tỉnh đi đầu trong cả nước thực hiện cấp Đăng ký kinh doanh cho
doanh nghiệp sớm sử dụng mã số thuế làm mã số doanh nghiệp.
Ngày 18/3/2003 BCH Đảng bộ tỉnh “Báo cáo kiểm tra Sơ kết một
năm thực hiện Nghị quyết 14 - NQ/TW của BCH Trung ương Đảng (khóa IX)
số 64 - BC/TU và Chương trình hành động số 22 của Tỉnh ủy về phát triển
kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hải Dương”, trong đó nêu rõ:
Xây dựng, định hướng ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên đầu tư cũng như xác

20


định những địa bàn khuyến khích đầu tư. Cải cách hành chính và đơn giản
hóa thủ tục cấp phép đầu tư và thuế. Phát triển một số dịch vụ hỗ trợ doanh
nghiệp về: Tư vấn pháp lý, chuyển giao công nghệ, đào tạo, sở hữu công

nghiệp, tín dụng, xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư [74, tr.14].
Giao cho UBND tỉnh chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì và UBND
các huyện và thành phố Hải Dương củng cố, tăng cường bộ máy giúp việc để
tham mưu, hướng dẫn triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích thành
phần kinh tế tư nhân, đồng thời tăng cường công tác quản lý Nhà nước để hướng
thành phần kinh tế tư nhân phát triển theo đúng pháp luật và phù hợp với chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
Chỉ đạo ưu đãi đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp
Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2003), Quyết định số 920 - QĐ/UB,
ngày 24 tháng 2 năm 2003, Ban hành quy định về ưu đãi khuyến khích đầu tư
vào các cụm công nghiệp và làng nghề trên địa bàn Tỉnh.
Quyết định nêu rõ: ‘‘Miễn giảm thuế, miễn giảm tiền thuê đất, cho vay
vốn, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, áp dụng thẻ một giá, miễn thuế nhập khẩu máy
móc thiết bị tạo tài sản cố định, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt
bằng, đào tạo lao động, thông tin quảng cáo và vận động đầu tư” [93, tr.12].
Tính đến 31/12/2005, đã cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, xác nhận ưu đãi
đầu tư (ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư) cho 252 dự án với tổng số vốn
đăng ký là 6.404 tỷ 337 triệu đồng (trong đó, số dự án cấp giấy chứng nhận,
xác nhận ưu đãi đầu tư từ năm 2002 đến nay chiếm 88 %)
Tỉnh luôn tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận các thông tin về
thị trường, giá cả hàng hoá, mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm thông qua các
hình thức như tổ chức, hỗ trợ cho tham gia các hội chợ triển lãm, giới thiệu
doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin, đặc biệt là trên trang thông tin điện
tử của Tỉnh trên mạng Internet, tổ chức cho các doanh nghiệp cùng tham gia các
đoàn của Tỉnh ra nước ngoài để nghiên cứu tìm hiểu thị trường.
21


Như vậy, với việc chỉ đạo quyết liệt, sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh
về đổi mới cơ chế quản lý trong những năm 2001 - 2005, thì cơ chế quản lý

trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã có sự đổi mới căn bản theo hướng “nhanh,
gọn, minh bạch”. Cơ chế đó đã tạo động lực thúc đẩy thành phần kinh tế tư
nhân phát triển cả về quy mô tổ chức, ngành nghề kinh doanh.
1.2.3. Chỉ đạo xây dựng kết cấu hạ tầng thuận lợi thu hút đầu tư
Thực hiện mục tiêu xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi, để thu hút tối
đa các nguồn vốn, Tỉnh ủy, UBND đã chỉ đạo thực hiện nhiều biện pháp, giải
pháp xây dựng kết cấu hạ tầng thu hút đầu tư.
Ngày 26 tháng 9 năm 2002, Tỉnh ủy Hải Dương ra Chương trình số 13CTr/TU Về xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
giai đoạn 2001-2005. Với 4 đề án, Chương trình số 13 - CTr/TU của Tỉnh ủy
đã xác định: “Đường bộ là phương thức vận tải chủ đạo phục vụ các mục tiêu
thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế đột phá gồm phát triển công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ và du lịch” [73, tr.15]
Các Quốc lộ đạt tiêu chuẩn cấp I, II, III, các tuyến đường tỉnh chủ yếu
đạt cấp III, một số đoạn tuyến có lưu lượng vận tải lớn được quy hoạch cấp II,
cầu cống được thiết kế bảo đảm tải trọng khai thác H30- XB80 đồng bộ với cấp
đường. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống trục ngang gồm các tuyến đường cao
tốc Hà Nội - Hải Phòng, Nội Bài - Hạ Long, Quốc lộ 5, Quốc lộ 18 và một số
tuyến đường liên tỉnh đóng vai trò là các trục ngang, kết nối các huyện như
đường 392, 396… Hệ thống trục dọc bao gồm Quốc lộ 37, Quốc lộ 38, đường
vành đai 5 Hà Nội, trục Bắc – Nam, các đường tỉnh 390, 388….
Giao thông: Đảm bảo quỹ đất giành cho giao thông đô thị đạt 20-23%,
quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống giao thông thôn, xã, các bến xe khách, bãi
đỗ xe. Các tuyến đường đô thị được nâng cấp, cải tạo bảo đảm 100% mặt
đường bê tông nhựa, rải nhựa, bê tông xi măng. Xây dựng đường vành đai 1
và 2 của thành phố Hải Dương và đường vành đai của Tỉnh liên kết các huyện
22


Bình Giang, Thanh Miện, Ninh Giang, Tứ Kỳ, Thanh Hà. Cải tạo các nút giao
thông, chiếu sáng đô thị.

Đường thủy nội địa: Phát triển luồng, cảng, bến, kho bãi và phương tiện
để nâng cao năng suất vận tải, tiết kiệm thời gian, tăng khả năng cạnh tranh
của phương thức vận tải thủy so với các phương thức vận tải khác. Ưu tiên
tập trung đầu tư nâng cấp cảng Cống Câu, cảng Tiên Kiều, xây mới cảng
Phúc Thành (Kinh Môn).
UBND tỉnh giao cho các huyện quy hoạch mạng lưới chợ, trung tâm
thương mại, siêu thị trên địa bàn và ban hành chính sách ưu đãi nhằm khuyến
khích các tổ chức và cá nhân đầu tư xây dựng các chợ. Hỗ trợ nguồn vốn ngân
sách đầu tư xây dựng một số chợ đầu mối trong Tỉnh, tạo điều kiện cho việc giao
lưu buôn bán và tiêu thụ nhanh sản phẩm hàng hoá. Tổ chức các hoạt động xúc
tiến thương mại, kịp thời cung cấp những thông tin về thị trường, giới thiệu sản
phẩm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các hộ và các doanh nghiệp.
Thực hiện Chương trình số 13-CTr/TU của Tỉnh ủy, ngày 22 tháng 10
năm 2002, UBND tỉnh ra Quyết định số 324/QĐ-UB về việc đầu tư mở rộng
Chi cục hải quan Hải Dương và xây dựng cảng nội địa Hải Dương. Việc mở
rộng Chi cục hải quan và xây dựng cảng nội địa Hải Dương đã tạo ra diện
mạo mới cho hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế- k ỹ thuật của Tỉnh đồng thời
góp phần cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy quá trình thu hút vốn đầu tư
trong và ngoài Tỉnh.
Chương trình số 13-CTr/TU của Tỉnh ủy Hải Dương đã chỉ đạo tăng
cường đầu tư phát triển hệ thống điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nói
chung và phát triển các khu, cụm công nghiệp nói riêng. Theo đó, Tỉnh ủy
Hải Dương đã đề ra mục tiêu đầu tư 720 tỷ đồng để xây dựng, phát triển hệ
thống lưới điện bao gồm xây dựng hệ thống trạm biến áp công xuất lớn, nâng
cấp hệ thống dây dẫn, bảo đảm đáp ứng đủ và ổn định cho nhu cầu cho sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
23


1.2.4. Chỉ đạo tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng,

Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và Hiệp hội doanh nghiệp đối với
sự phát triển thành phần kinh tế tư nhân
* Chỉ đạo tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với việc phát
triển thành phần kinh tế tư nhân
Về quán triệt và tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng, ngày 18/4/2002
Tỉnh ủy đã ra Chỉ thị số 11- CT/TU Về việc nghiên cứu quán triệt và tổ chức
thực hiện các Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương.
Trong đó, Tỉnh ủy chỉ thị cho các Đảng uỷ các cấp, Thành uỷ, các Đảng uỷ khối
cơ quan, đảng đoàn, ban cán sự đảng các ngành, đoàn thể chính trị cần tổ chức
việc học tập cho đội ngũ cán bộ chủ chốt trong ngành, đoàn thể, địa phương
mình. Giao cho Ban Tư tưởng - Văn hoá tổ chức các lớp nghiên cứu, quán triệt
theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ. Giao cho hệ thống trường chính trị, các
trường đại học, cao đẳng đưa nội dung Nghị quyết số 14-NQ/TW vào chương
trình nghiên cứu, giảng dạy. Yêu cầu các cơ quan nghiên cứu xây dựng các
chương trình nghiên cứu phục vụ thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TW.
Ngày 09/05/2003 Tỉnh ủy ban hành Kết luận số 64 - KL/TU trong đó
đánh giá sâu sắc việc thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 18/3/2002 và
đưa ra nhiều giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến
khích và tạo điều kiện phát triển thành phần kinh tế tư nhân trong bối cảnh
mới. Tiếp đó, ngày 05/5/2005, Tỉnh ủy có Kết luận 02-KL/TU Sơ kết 3 năm
thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về “Tiếp tục đổi mới cơ chế,
chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển thành phần kinh tế tư
nhân”. Hội nghị đã đánh giá toàn diện thành tựu và những hạn chế, bất cập
sau 3 năm triển khai Nghị quyết, từ đó đưa ra nhiều nhiệm vụ giải pháp mới
nhằm tiếp tục khuyến khích phát triển thành phần kinh tế tư nhân.
Về công tác xây dựng đảng trong doanh nghiệp tư nhân, trên cơ sở Báo
cáo của Ban Tổ chức tỉnh, và tổng kết việc thực hiện Quy định số 16-QĐ/TW,
24



ngày 04/6/2004, Tỉnh ủy đã ra Quy định số 100-QĐ/TU Về chức năng, nhiệm
vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong doanh nghiệp tư nhân. Quy định trên đã
góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trong doanh
nghiệp tư nhân, phù hợp hơn với những quy định của Đảng và yêu cầu phát
triển kinh tế tư nhân trong điều kiện mới.
Tính đến 30/09/2005 toàn Tỉnh có 1.323 doanh nghiệp đăng ký kinh
doanh hoạt động. Đảng bộ khối Doanh nghiệp hiện có 25 tổ chức cơ sở Đảng
với 585 đảng viên. Cùng với việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của
đơn vị doanh nghiệp, công tác xây dựng Đảng được các cấp uỷ Đảng trong
doanh nghiệp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Công tác tạo nguồn, kết
nạp đảng viên được đẩy mạnh (kết nạp đảng viên mới đạt 206% so với Nghị
quyết nhiệm kỳ 1996-2000 đề ra, tham mưu Tỉnh ủy xây dựng Đề án thành lập
tổ chức Đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước; thành
lập 01 chi bộ cơ sở; kiện toàn 07 chi, đảng bộ trực thuộc. Tập trung nâng cao
chất lượng sinh hoạt chi bộ, đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt gắn với
nhiệm vụ và mục tiêu sản xuất, kinh doanh của đơn vị, doanh nghiệp. Hằng
năm tỷ lệ tổ chức Đảng đạt trong sạch vững mạnh trên 55%, không có tổ chức
đảng yếu kém, đảng viên đủ tư cánh hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt 95%.
* Chỉ đạo phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các Đoàn thể và Hiệp
hội doanh nghiệp trong phát triển kinh tế tư nhân.
Đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hải Dương, Tỉnh ủy đã ban
hành Chỉ thị số 21-CT/TU ngày 20/02/2003 yêu cầu các cấp uỷ đảng tập
trung chỉ đạo Đại hội Mặt trận các cấp và Đại hội VI, Đại hội VII Mặt trận Tổ
quốc tỉnh. Tỉnh ủy yêu cầu phương hướng, nhiệm vụ và chương trình hành
động trong nhiệm kỳ mới của Mặt trận cần quán triệt sâu sắc mọi đường lối,
chủ trương của Đảng bộ tỉnh, trong đó có chủ trương khuyến khích phát triển
thành phần kinh tế tư nhân.

25



×