Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Chửa ngoài tử cung thể giả sảy Đề cương sản tổng hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.83 KB, 3 trang )

Câu 88: GEU thể giả sảy: triệu chứng, chẩn đoán và xử trí
I.


Định nghĩa.
GEU là trường hợp trứng được thụ tinh, nhưng làm tổ và phát triển ngoài buồng tử cung.

II.
Triệu chứng.
II.1. Cơ năng.
• Rối loạn kinh nguyệt: tắt kinh, hoặc chậm kinh vài ngày (thường gặp) hoặc có RL kinh







nguyệt (hành kinh sớm hoặc đúng kỳ nhưng ít và kéo dài).
Triệu chứng nghén: buồn nôn, nôn, lợm giọng, vú căng,…
Ra máu AD :
- Triệu chứng phổ biến nhất, thường ra máu sau chậm kinh ít ngày.
- Ít một, màu nâu đen, chocola, dai dẳng.
- Có khi lẫn màng, số lượng va màu sắc không giống máu của hành kinh.
Đau bụng hạ vị: âm ỉ, tăng dần, đau nhiều bên vòi trứng có khối chửa. Có khi đau thành
cơn, mỗi cơn đau lại ra ít huyết.
Sẩy ra 1 mảnh tổ chức giống rau thai.
Ngất: ít gặp nhưng có giá trị chẩn đoán, do quá đau.

II.2. Toàn thân.
• Thường ko thay đổi, có thể bị choáng do đau hoặc mất máu.


II.3. Thực thể:
• Khám bụng: bình thường hoặc đau 1 bên hố chậu.
• Đặt mỏ vịt:
+ CTC hé mở, có thể có khối tổ chức giống rau thập thò ở CTC.
+ Âm đạo có ít máu đen chảy ra từ CTC.
• Thăm âm đạo + nắn bụng:
+ Âm đạo có máu đen.
+ TC to hơn bình thường nhưng ko tương xứng tuổi thai.
+ Cạnh tử cung có khối nề, ranh giới ko rõ, ấn đau.
+ Cùng đồ: lúc đầu còn mềm mại, ko đau, nhưng phồng, đau nếu có rỉ máu vào.
II.4. Cận lâm sàng:
− hCG:
+ Test nhanh Quickstick (+) nếu thai còn sống.
+ Định lượng βhCG trong máu: thấp hơn chửa thường.

Theo dõi trong 48h: tăng lên ít hoặc ko tăng.
− Siêu âm (> 6 t):
+ Buồng TC rỗng.
+ Cạnh TC có thể thấy khối âm vang ko đồng nhất, ranh giới rõ, kích thước thường
nhỏ 2 – 4cm, có thể thấy âm vang thai và hoạt động tim thai ngoài buồng TC.
+ Một số TH có hình ảnh túi ối giả do máu và màng rụng đọng lại trong buồng TC
giống hình ảnh túi ối hay thai lưu.
+ Nếu rỉ máu có thể thấy dịch ở cùng đồ Douglas.




GPB tổ chức sảy: ngoại sản mạc tử cung hoặc hình ảnh Arias – Stella (có màng rụng, ko
có gai rau).
− Soi OB:

+ Chẩn đoán xác định trong TH khó: LS, XN ko rõ.
+ Thấy 1 bên VT căng phồng tím đen, đó là khối chửa.
III.
Chẩn đoán.
III.1.
Chẩn đoán xác định: LS, CLS (soi ổ bụng nếu nghi ngờ).
III.2.
Chẩn đoán phân biệt:
• Sảy thai.
• VRT.
• Viêm phần phụ.
• Viêm, sỏi tiết niệu.
• Khối u buồng trứng.
• Vỡ nang Degraff:
- Ko có dấu hiệu có thai: chậm kinh, nghén.
- CTC, TC bình thường.
- hCG (-), SA, nội soi cho CĐXĐ.
• Chửa trứng:
- TC to hơn tuổi thai.
- hCG tăng cao.
- SA: h/a tuyết rơi.
• Thai lưu: hCG(-), SA: có âm vang thai trong BTC.
• UXTC + có thai.
IV.
Xử trí:
IV.1.
Nguyên tắc: mổ cấp cứu khi có CĐXĐ, tránh tai biến vỡ trong ổ bụng
IV.2.
Cụ thể:
• Hồi sức chống sốc.

• Phẫu thuật: mổ nội soi hoặc mổ mở:
+ Bảo tồn vòi trứng nếu BN còn trẻ, có nhu cầu sinh con, vòi TC ko bị tổn thương





nặng.
Cắt vòi tử cung nếu khối chửa to (> 6cm), hoặc đã vỡ, ko còn nhu cầu sinh đẻ.
Mổ bụng:
+ Cắt vòi trứng kèm khối chửa.
+ Bảo tồn:
- Rạch dọc vòi trứng lấy khối chửa, cầm máu bằng dao điện hoặc khâu cầm
máu, ko lại chỗ mở.
- Hoặc cắt phần vòi trứng có khối chửa rồi nối tận – tận nếu vòi TC đủ dài
(> 4cm).
PT nội soi:
+ Cắt vòi TC có khối chửa sau khi đã cầm máu mạc treo bằng dao điện hoặc kẹp,
lấy vòi trứng qua trocar hay cùng đồ âm đạo.
+ Bảo tồn: hút khối chửa, cầm máu bằng dao điện, rửa sạch vòi trứng, ổ bụng bằng
huyết thanh ấm, vòi tử cung sẽ tự liền.
+


+

Giảm hiện tượng dính sau mổ, hậu phẫu đơn giản, thời gian nằm viện ngắn.




×