Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Thiểu ối tử cung Đề cương sản tổng hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.5 KB, 4 trang )

Câu 42: Thiểu ối: triệu chứng, chẩn đoán, nguyên nhân, hướng xử
trí.
I.









Đại cương.
Thiểu ối là thể tích dịch ối giảm hơn so với tuổi thai ct xảy ra ở bất kì tuổi thai nào. Khi
thai đủ tháng, thể tích nước ối <300ml. Gọi là thiểu ối khi chỉ số ối dưới 60mm, hoặc chỉ
số ối giảm 25% mỗi tuần khi tuổi thai trên 41 tuần.
Thiểu ối chiếm tỷ lệ 0,4 – 3,9%.
Thiểu ối có thể xảy ra ở bất kỳ tuổi thai nào.
Thiểu ối chia làm 2 loại:
- Thiểu ối cấp: thường do vỡ ối gây ra.
- Thiểu ối mãn: thường do bệnh lý của thai gây ra, khó điều trị, tỷ lệ tử vong chu
sản cao.
Biểu hiện lâm sàng ko rầm rộ như đa ối.
Chẩn đoán xác định bằng cách đo bằng siêu âm chỉ số ối <60mm.

II.
Nguyên nhân:
II.1. Nguyên nhân do mẹ:
• Bệnh lý của mẹ có ảnh hưởng đến tính thấm màng ối và chức năng rau thai gây thai kém



phát triển và chức năng tái tạo nước ối.
Như: bệnh cao HA, thiếu máu, tiền sản giật, bệnh lý về gan, thận,…

II.2. Nguyên nhân về phía thai:
• Ối vỡ non, ối vỡ sớm: thường gặp nhất.






Ra nước âm đạo: test quì trong âm đạo: chuyển từ acid  base.
Thai bất thường:
- Bệnh lý hệ tiết niệu của thai: không có thận, teo niệu quản bẩm sinh, thận ko phát
triển, tắc niệu quản.
- Tử chứng Fallot, dị dạng hệ TKTW: thai vô sọ, thoát vị màng não.
- Bệnh lý về NST: ba NST 18, hội chứng Turner.
- Thoát vị cơ hoành,….
Thai thiếu oxy máu mãn:
Thai chậm phát triển trong tử cung:
- Thai chậm phát triển so vs bình thường ≥2 tuần, thường xuất hiện từ tuần 22.
- Trong trường hợp: mẹ cao HA, thiếu máu, thai quá ngày sinh, dây rốn của thai bị
chèn ép, bệnh lý dây rốn làm cản trở tuần hoàn thai nhi.
Hội chứng truyền máu: đa thai, thường là song thai cùng trứng (1 bánh rau), 2 buồng ối.
Hai em bé khác nhau nhiều về trọng lượng: 1 bé tử vòng vì chậm phát triển (thiểu ối), 1
bé tử vòng vì phù thai (đa ối)  phát hiện sớm: đình chỉ thai nghén.

III.
Triệu chứng
III.1.

Lâm sàng: chỉ có giá trị gợi ý.
• Cơ năng:


Bụng to chậm hơn so với tuổi thai.
Cảm giác thai máy ít.
Ra nước âm đạo.
Thực thể:
- Các chỉ số: chiều cao tử cung, vòng bụng đều nhỏ hơn so với tuổi thai, số đo
thường thấp và có chiều hướng đi xuống so với đường chuẩn.
- Khi thực hiện 4 thủ thuật của Leopol có cảm giác các phần thai nằm sát dưới bàn
tay mà ko thấy có nước ối, khó làm động tác di động đầu thai.
- Lúc vỡ ối ko thấy nước ối.
- Hồi cứu LS sau khi đẻ hoặc mổ đẻ mở tử cung lấy thai ko thấy nước ối trong
buồng tử cung mới xác định đc chẩn đoán là thiểu ối.
-



III.2.
Siêu âm:
• Giúp chẩn đoán xác định thiểu ối.
• Đo chỉ số ối: đo 4 vùng của tử cung, với đầu dò đặt vuông góc với mặt phẳng nằm ngang,




đo đường kính dọc lớn nhất ở mỗi phần tư và cộng lại.
Đánh giá:
- Khi thai đủ tháng, chỉ số ối trung bình là 124 ± 46 mm.

- Thiểu ối khi chỉ số ối < 60mm:
o 40 – 60 mm: giảm ối.
o < 28 mm: hết ối.
- Khi thai trên 41 tuần mà mỗi tuần chỉ số ối giảm 25% đc coi là thiểu ối.
Ngoài ra: siêu âm còn phát hiện các bất thường thai nhi.

IV.
IV.1.
IV.2.

Chẩn đoán:
Chẩn đoán xác định dựa vào kết quả siêu âm bằng cách đo chỉ số ối.
Chẩn đoán nguyên nhân.

V.

Hướng xử trí:

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây thiểu ối và tuổi thai có các hướng xử trí khác nhau:
a. Do vỡ ối, rỉ ối:
• Thai non tháng:
- Thai ≥ 34 tuần:
o Đình chỉ thai nghén phòng tránh nguy cơ nhiễm khuẩn cho cả mẹ và thai



nhi.
o Nếu siêu âm nước ối bình thường, ko có dấu hiệu NK: giữ thai. ???
- Thai < 34 tuần: tùy thuộc lượng nước ối còn lại.
o Xác định nguy cơ nhiễm khuẩn: nhiệt độ, CRP, số lượng bạch cầu,…

o Nếu ko nhiễm trùng: tiêm thuốc trợ phổi  siêu âm kiểm tra lại sau 24h.
Nếu do vỡ ối: tiêm 2 mũi thuốc trợ phổi cách nhau 12h (bình thường 24h).
o Nếu nhiễm khuẩn tăng: đình chỉ thai nghén.
Thai đủ tháng:
- Ối vỡ non (chưa chuyển dạ): gây chuyển dạ nếu có thể đẻ đường âm đạo.


-

Ối vỡ sớm (đã chuyển dạ): kết thúc chuyển dạ:
o Ối vỡ > 6h: đẻ chỉ huy (tránh NK): truyền Oxytocin.
o Ối vỡ < 6h: theo dõi chuyển dạ.

b. Thai bất thường.




c.







d.




VI.

Tùy loại bất thường và tuổi thai tại thời điểm phát hiện bất thường mà đình chỉ thai nghén
hay tiếp tục theo dõi duy trì thai nghén (TH phù gai rau: phá thai bất kỳ tuổi thai nào vì
nguy cơ cho cả mẹ và con).
Nếu tuổi thai < 28 tuần: ĐCTN.
Nếu tuổi thai > 28 tuần: ĐCTN (trẻ sinh ra chắc chắn tử vong, gây biến chứng nặng nề
cho mẹ)???
Thai chậm phát triển:
Có thể là hậu quả hoặc là nguyên nhân.
Có thể phối hợp với thai có hình thái bất thường.
ĐCTN khi có dấu hiệu suy thai.
Thai đủ tháng: dựa vào chỉ số ối để xử trí:
- 40 mm≤ AFI≤ 60 mm:
o Cần theo dõi monitoring, làm test ko đả kích: nếu xuất hiện dip biến đổi
hay nhịp chậm thì mổ lấy thai ngay, ko nên làm thêm test co tử cung.
o Nếu làm test co tử cung mà nhịp tim thai vẫn nằm trong giới hạn bình
thường: cần đánh giá chỉ số Bishop để kích thích chuyển dạ ngay, nếu ko
phải siêu âm đánh giá chỉ số ối sau 24h.
- 28mm< AFI < 40mm: test ???  mổ lấy thai.
- AFI< 28mm: mổ lấy thai ko cần test.
TH thai non tháng:???
- Theo dõi monitoring:
o Nếu bình thường: theo dõi 24 – 48h, dùng thuốc trợ phổi.
o Nếu bất thường:
Hội chứng truyền máu: Đình chỉ thai nghén bất kỳ tuổi thai. ???
Bất kỳ tuổi thai nào.
Mức độ chênh lệch giữa 2 thai.
Biểu hiện suy thai.
Phòng bệnh.


Hiện nay chưa có biện pháp phòng ngừa thiểu ổi thật hữu hiệu, cần ngăn ngừa các yếu tố dẫn
đến thiểu ối như:



Điều trị các bệnh mãn tính: THA, bệnh thận, đái đường, viêm nhiễm đường sinh dục
trước khi có thai.
Khi có thai, đặc biệt ở 3 tháng đầu cần thận trọng khi dùng bất kỳ thứ thuốc gì, cần phải
tham khảo ý kiến BS chuyên khoa khi dùng thuốc.





Khi có thai, nếu bị viêm nhiễm đường sinh dục, tiết niệu cần phải đc điều trị tốt tránh rỉ
ối, ối vỡ non dẫn đến thiểu ối.
Cần phải khám thai định kỳ để phát hiện sớm những bất thường về thai nghén đặc biệt
thai quá ngày sinh.



×