Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

BÀI GIẢNG TRIẾT học các cặp PHẠM TRÙ cơ bản của CHỦ NGHĨA DUY vật BIỆN CHỨNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.06 KB, 16 trang )

CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1. Mục đích yều cầu:
- Làm rõ nội dung khái niệm của các phạm trù.
- Phân tích làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa các cặp phạm trù; đồng
thời phê phán những quan điểm sai trái xung quanh những vấn đề này.
- Rút ra ý nghĩa PPL và ý nghĩa vận dụng đối với hoạt động nhận thức và
thực tiễn, nhất là thực tiễn quân sự hiện nay.
2. Nội dung bố cục
I. Cặp phạm trù cái chung và cái riêng (40' - 45')
II. Cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả (30' - 35')
III. Cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên (30' - 35')
IV. Cặp phạm trù nội dung và hình thức (40')
V. Cặp phạm trù bản chất và hiện tượng (30' - 40')
VI. Cặp phạm trù khả năng và thiện thực + Kết luận (30' - 35')
3. Thời gian: 5 tiết (200' - 225')
4. Phương pháp:
- Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp giảng giải, gợi mở nêu vấn
đề.
5. Tài liệu tham khảo:
1.Triết học Mác - Lê nin (Phần 2), Nxb.QĐND, H, 1995, tr.55 - 78.
2. Giáo trình Triết học Mác - Lê nin, Nxb.CTQG, H,1999, tr.21 - 23.
3. Tập bài giảng triết học Mác - Lê nin , Tập 1, CNDVBC,
Nxb.CTQG,H,1999.
4. Lê nin toàn tập, Tập 18, Tập 29, Nxb.TB, M, 1980
5. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb.CTQG,H,2001
6. C.Mác và Ăng ghen toàn tập, Tập 20, Nxb.CTQG, H, 1994


MỞ ĐẦU
Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật được coi là những
quy luật không cơ bản, phản ánh tính phong phú, đa dạng, của sự liên hệ, của


sự vận động và phát triển của thế giới khách quan. Các cặp phạm trù góp phần
hình thành TGQ, PPL khoa học chỉ đạo nhận thức và hoạt động thực tiễn; làm
cơ sở khoa học để phê phán những nhận thức giáo điều, duy tâm, siêu hình…
I. CẶP PHẠM TRÙ CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG:
Phạm vi nghiên cứu: Phản ánh những mối quan hệ giữa các sự vật hiện
tượng cụ thể, qua đó tìm ra cái chung giữa chúng.
1. Khái niệm cái chung và cái riêng:
- Cái chung: là phạm trù được dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính
giống nhau được lặp lại trong nhiều SVHT hay nhiều quá trình riêng.
- Cái riêng: Là phạm trù được dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng,
một quá trình cụ thể, hay một hệ thống các sự vật mang tính độc lập tương đối
so với các hệ thống khác.
- Phân biệt "cái riêng " với "cái đơn nhất"; "cái chung " với "cái đặc thù"
và cái "phổ biến".
+ "Cái đơn nhất", là phạm trù dùng để chỉ những nét, những mặt, những
thuộc tính,… chỉ có ở một sự vật, một hiện tượng, một kết cấu vật chất mà
không lặp lại ở bất cứ sự vật, hiện tượng, kết cấu vật chất khác. Chẳng hạn, “ý
thức”, “lao động”, “ngôn ngữ" là những cái đơn nhất ( những thuộc tính đơn
nhất) chỉ có ở loài người.
+ "Cái đặc thù", là phạm trù dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính…
có ở một số sự vật, hiện tượng, quá trình hay một số kết cấu vật chất nhất định. Ví
dụ: “dẫn nhiệt”, “dẫn điện” là các thuộc tính đặc thù của kim loại.
+ “Cái phổ biến” là phạm trù dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính,
những mối liên hệ và quan hệ giống nhau của nhiều nhóm, loại sự vật, hiện tượng,


quá trình hay nhiều kết cấu vật chất khác nhau. Sự phân biệt giữa cái đặc thù và
cái phổ biến chỉ có ý nghĩa tương đối, tuỳ thuộc vào quan hệ khi xem xét. Chẳng
hạn, “đấu tranh giai cấp” là quy luật phổ biến của mọi xã hội có giai cấp, song
cũng có thể coi đây là quy luật đặc thù của những xã hội có sự phân chia thành

giai cấp.

###

2. Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng.
a. Quan niệm của triết học trước Mác:
* Quan niệm của phái Duy danh:
- Chỉ cái riêng là tồn tại thực sự, có trước cái chung, còn cái chung ( khái
niệm chung) là những tên gọi trống rỗng do con người nghĩ ra, không liên quan
với sự vật riêng (cái riêng).
- Mặt tích cực: Có khuynh hướng duy vật, chống chủ nghĩa duy tâm, tôn
giáo khi thừa nhận sự vật có trước, khái niệm có sau.
- Mặt hạn chế: Phủ nhận nội dung khách quan của các khái niệm; không
thấy mối liên hệ giữa cái riêng (sự vật) với cái chung (khái niệm).
* Quan niệm của phái Duy thực:
- Chỉ cái chung (khái niệm chung) là tồn tại thực sự, vĩnh viễn, độc lập
với ý thức của con người và sinh ra cái riêng: cái riêng ( sự vật) chỉ tồn tại trong
một thời gian rồi biến đi (Platon).
- Hạn chế: Có khuynh hướng duy tâm khi cho rằng khái niệm có trước sự
vật; tách rời cái riêng và cái chung.
Tóm lại: Quan niệm của cả hai trường phái trên đều sai lầm ở chỗ tách cái
riêng khỏi cái chung, tuyệt đối hóa cái riêng, phủ nhận cái chung, hoặc ngược lại
không thấy sự tồn tại khách quan và mối liên hệ giữa chúng.
b. Quan niệm của triết học Mác- Lê nin:
PBCDV cho rằng, cái riêng và cái chung đều tồn tại khách quan, giữa
chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Cụ thể:
- Thứ nhất, "cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng".


Nghĩa là, không có cái chung thuần tuý, trừu tượng tồn tại tách rời cái

riêng. Chẳng hạn, các thuộc tính: "tồn tại khách quan", "phản ánh", "vận động"
là những thuộc tính chung của thế giới vật chất, song những thuộc tính chung
này không tồn tại trừu tượng, chúng biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua các
sự vật, hiện tượng cụ thể của thế giới vật chất. Như vậy, những cái chung này tồn tại
thực sự, nhưng chỉ tồn tại thông qua những dạng vật chất cụ thể, chứ không tồn tại
ngoài những dạng vật chất cụ thể.
- Thứ hai, "cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung".
Nghĩa là, không có cái riêng nào tồn tại tuyệt đối độc lập, không có liên hệ với cái
chung. Bởi vì, một mặt, bất cứ cái riêng (sự vật, hiện tượng) nào cũng tồn tại
trong một môi trường, hoàn cảnh nhất định, có liên hệ với các sự vật, hiện tượng
xung quanh. Các mối liên hệ cứ trải rộng dần và trong số chúng sẽ có những mối
liên hệ đưa đến một cái cái chung nào đấy. Mặt khác, bất cứ cái riêng nào trong
quá trình tồn tại và phát triển của nó cũng chịu sự chi phối của cái chung, quy
luật chung. Ví dụ: Mọi cuộc chiến tranh đều chịu sự quy định của quy luật phổ
biến của nó là “mạnh được, yếu thua”.
- Thứ ba, cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung; cái chung là
cái bộ phận nhưng sâu sắc hơn, bản chất hơn cái riêng.
Nghĩa là, cái riêng là cái chỉnh thể, nó không gia nhập hết vào cái chung;
còn cái chung chỉ là một mặt, một khía cạnh hay một bản chất của cái riêng. Cái
riêng phong phú hơn cái chung: vì ngoài những thuộc tính gia nhập cái chung, cái riêng
còn có những “cái đơn nhất”, riêng có, không lặp lại ở bất cứ sự vật, hiện tượng nào.
Ví dụ: ngoài những cái chung của giai cấp tư sản quốc tế, giai cấp tư sản Việt
Nam trước năm 1945 còn có đặc điểm là ra đời sau giai cấp vô sản Việt Nam.
Chính điều này đã tạo nên sự đa dạng, phong phú của cái riêng. Cái chung sâu sắc
hơn cái riêng: vì nó phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ ổn định, tất nhiên lặp
lại ở nhiều cái riêng cùng loại. Do vậy, nó gắn liền với cái bản chất, quy định phương
hướng tồn tại và phát triển của cái riêng. Chẳng hạn, quy luật bóc lột giá trị thặng


dư của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là cái chung, sâu sắc vì nó vạch

trần quan hệ bóc lột của tư bản với lao động, của tư sản với vô sản.
- Thứ tư, trong cái riêng, cái chung và cái đơn nhất có thể chuỷên hóa
được cho nhau trong những điều kiện nhất định.
Nghĩa là, trong quá trình phát triển khách quan của sự vật (cái riêng),
trong những điều kiện nhất định, cái đơn nhất có thể biến thành cái chung, và
ngược lại. Đây là sự chuyển hoá của hai mặt đối lập: giữa cái vốn có chỉ của một
cái riêng, không lặp lại ở nhiều cái riêng cùng loại. Sự chuyển hoá ở đây là sự
chuyển hoá của những thuộc tính: những thuộc tính chung biến thành những
thuộc tính đơn nhất, và ngược lại. Ví dụ: năm 1981, “khoán sản phẩm tới người
lao động” là cái đơn nhất chỉ có ở ngành sản xuất nông nghiệp của Hải Phòng.
Sau khoán 10 và khoán 100, nó được nhân rộng và trở thành cái chung của cả
nước và của mọi ngành kinh tế.
Sự chuyển hóa ở đây là sự chuyền hóa của những thuộc tính; những thuộc
tính chung biến thành những thuộc tính đơn nhất và ngược lại.
3. Ý nghĩa phương pháp luận và ý nghĩa vận dụng:
* Ý nghĩa PPL:
- Trong nhận thức và cải tạo thực tiễn phải phát hiện cái chung trong cái
riêng, xuất phát từ cái riêng, tránh xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người.
- Trong nhận thức phải nhằm tìm ra cái chung; còn trong hoạt động thực
tiễn phải đưa vào cái chung để cải tại cái riêng và khi áp dụng cái chung vào mỗi
cái riêng cần đưa cá biệt hóa, làm cho nó trở thành cái riêng. Nếu tuyệt đối hóa
cái chung sẽ rơi vào giáo điều; nếu tuyệt đối hóa cái riêng sẽ rơi vào xét lại.
- Trong hoạt động thực tiễn cần tạo điều kiện để biến cái đơn nhất thành
cái chung hoặc ngược lại, tùy theo nhu cầu, lợi ích, mục đích của chủ thể.
* Ý nghĩa vận dụng:
- Vận dụng mối liên hệ giữa cái chung và cái riêng vào giải quyết mối
quan hệ kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại theo tinh thần Nghị
quyết Đại hội IX, X của Đảng.



- Vận dụng mối quan hệ giữa cái chung vào cái riêng vào giải quyết hài
hòa mối quan hệ lợi ích chung và lợi ích riêng trong thực tiễn công tác.

II. CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ:
Phạm vi nghiên cứu: Là một quá trình vận động, phát triển của SVHT
xem nó biến đổi như thế nào, do những nguyên nhân gì và diễn biến kết quả như
thế nào.
1. Khái niệm nguyên nhân và kết quả
a. Định nghĩa:
- Nguyên nhân: Là phạm trù để chỉ sự tương tác giữa các mặt trong một
sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra những biến đổi nhất định.
- Kết quả: Là phạm trù dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác
động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau.
- Phân biệt nguyên nhân với điều kiện và nguyên cớ
+ Nguyên cớ là nguyên nhân giả tạo, nhiều khi do con người tạo ra để
che đậy cho âm mưu, hành động của mình.
Ví dụ: Mỹ tạo nguyên cớ về "Sự kiện “Vịnh Bắc Bộ”" (tháng 8 - 1964),
để leo thang ném bom bắn phá miền Bắc Việt Nam. Nguyên nhân thực sự là do
bản chất xâm lược của đế quốc Mỹ, nguyên nhân trực tiếp là do Mỹ – Nguỵ bị
thất bại nặng nề ở chiến trường miền Nam.
+ Điều kiện là tổng hợp những hiện tượng không phụ thuộc vào nguyên
nhân, nhưng có tác dụng đối với việc nảy sinh kết quả.
Ví dụ: nhiệt độ, áp suất, chất xúc tác là những điều kiện không thể thiếu
cho một số phản ứng hoá học. Nước, nhiệt độ, ánh sáng là những điều kiện cần và đủ
để một hạt giống nảy mầm.
b. Tính chất của mối liên hệ nhân quả.


- Tính khách quan, nó là cái vốn có của bản thân sự vật, không phụ thuộc
vào ý thức của con người.

- Tính phổ biến, mọi SVHT của tự nhiên, xã hội và tư duy đều có nguyên
nhân nhất định gây ra. Có thể nguyên nhân ấy đã được con người biết hoặc chưa
biết đến.
- Tính tất yếu: Nghĩa là nguyên nhân tác động trong những điều kiện và
hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả do chúng gây nên càng giống
nhau bấy nhiêu.
2. Mối liên hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
a. Quan niệm của triết học trước Mác:
* Mục đích luận:
Mọi SVHT của thế giới đều do mực đích có sẵn quy định trước sự tồn tại,
phát triển của nó (thực chất mục đích này do thượng đế sinh ra)
* Chủ nghĩa DTKQ:
Nguyên nhân sự vận động là do lực lượng siêu tự nhiên, không phải là
nguyên nhân vật chất vật tự nó là do "bàn tay dẫn dắt của chúa" ( chủ nghĩa Tô
mát mới), hoặc do "cú hích" của "thượng đế" (Newton).
b. Quan niệm của chủ nghĩa DVBC:
CNDVBC khẳng định, mối liên hệ nhân - quả mang tính khách quan, phổ
biến và tất yếu, biểu hiện:
* Nguyên nhân sinh ra kết quả:
- Nguyên nhân sinh ra KQ nên nguyên nhân luôn có trước KQ; còn KQ
bao giờ cũng có sau khi nguyên nhân đã xuất hiện. Trong đó, nguyên nhân sinh
ra kết quả. Tuy nhiên, không phải mọi sự nối tiếp về mặt thời gian của các hiện
tượng cũng là biểu hiện mối liên hệ nhân - quả. Chỉ những mối liên hệ nối tiếp
về mặt thời gian và có quan hệ sản sinh, trong đó nguyên nhân sinh ra kết quả mới
là mối liên hệ nhân - quả.
- Nguyên nhân sinh ra KQ rất phức tạp phải do phụ thuộc vào nhiều điều
kiện và hoàn cảnh khác nhau. Cho nên một KQ có thể do nhiều nguyên nhân


sinh ra; và một nguyên nhân trong những điều kiện khác nhau cũng có thể sinh

ra những KQ khác nhau.
* Sự tác động trở lại của KQ đối với nguyên nhân:
- Nguyên nhân sinh ra KQ, song KQ có thể tác động trở lại nguyên nhân
đã sinh ra nó nếu nguyên nhân đó chưa mất đi.
Sự ảnh hưởng của KQ đối với nguyên nhân diễn ra theo hai hướng: Thúc
đẩy hay cản trở sự hoạt động của nguyên nhân. Kết quả do nguyên nhân sinh ra,
nhưng sau khi xuất hiện kết quả có thể tác động trở lại nguyên nhân đã sinh ra
nó nếu nguyên nhân đó chưa mất đi. Sự ảnh hưởng của kết quả đối với nguyên
nhân diễn ra theo hai hướng: thúc đẩy hay cản trở sự hoạt động của nguyên
nhân. Chẳng hạn, kết quả của người học sẽ tác động trở lại mối quan hệ giữa
người dạy và người học.
* Nguyên nhân và KQ có thể thay đổi vị trí cho nhau:
Nghĩa là, cái ở trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì ở trong mối
quan hệ khác lại là KQ, và ngược lại.
- Cần thấy, nguyên nhân sinh ra KQ, song không phải KQ lại trở thành
nguyên nhân đã sinh ra nó, mà nó là nguyên nhân của cái khác, cái khác lại là
nguyên nhân của cái khác nưã… Cứ như vậy tọa thành chuỗi nhân quả trong sụ
vận động và phát triển vô cùng, vô tận của thế giới vật chất.
3.Ý nghĩa PPL và vận dung:
* Ý nghĩa PPL:
- Muốn hiểu đúng SVHT phải tìm hiểu nguyên nhân đã sinh ra nó; muốn
xóa bỏ một hiện tượng tiêu cực, không có lợi cần phải xóa bỏ nguyên nhân sinh
ra nó.
- Khi phân tích các nguyên nhân cần phân loại nguyên nhân, đồng thời
phải nắm được chiều hướng tác động cảu các nguyên nhân để có biện pháp thích
hợp thúc đẩy các nguyên nhân dẫn đến KQ có lợi, hạn chế hoặc triệt tiêu các
nguyên nhân gây bất lợi.


- Trong hoạt động thực tiễn cần khai thác, tận dụng các KQ đã đạt được

tạo điều kiện nguyên nhân phát huy tác dụng nhằm đạt mục đích.
*Ý nghĩa vận dụng:
Vận dụng mối liên hệ nhân quả vào phân tích nguyên nhân của những
thành tựu và những yếu kém, khuyết điểm của Đảnh ta theo tinh thần Nghị
quyết Đại hội IX của Đảng…
III. CẶP PHẠM TRÙ TẤT NHIÊN VÀ NGẪU NHIÊN
Phạm vi nghiên cứu: Là quá trình vận động của SVHT, xem tính chất
vận động của quá trình đó như thế nào và tìm ra xu hướng phát triển tất yếu cảu
sự vật.
1. Khái niệm tất nhiên và ngẫu nhiên
- Tất nhiên : Là cái do những nguyên nhân cơ bản, bên trong kết cấu vật
chất quyết định và trong những điều kiện nhất định phải xẩy ra như thế chứ
không thể khác được.
- Ngẫu nhiên: Là cái không do mối liên hệ bản chất, bản chất bên trong
của kết cấu, bên trong sự vật quyết định mà do nguyên nhân bên ngoài, do sự
ngẫu hợp của nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định ; do đó nó có thể xuất hiện,
có thể không xuất hiện, có thể xuất hiện như thế này, hoặc xuất hiện như thế
khác.
Ví dụ: trong xã hội tư bản, nhà tư bản bóc lột công nhân là tất nhiên, do bản
chất quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa quy định. Song nhà tư bản sản xuất mặt
hàng gì lại là ngẫu nhiên, vì nó do những nguyên nhân riêng biệt, do những điều
kiện cá nhân không thuộc bản chất của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Phân biệt phạm trù "tất nhiên" với các phạm trù "cái chung", "nguyên
nhân", "tính quy luật".
+ Cái tất nhiên là cái chung, nhưng chỉ cái chung nào được quyết dịnh bởi
bản chất của sự vật, khi đó cái chung gắn liền với cái tất nhiên, là hình thức biểu
hiện của cái tất nhiên, còn những cái chung không được quyết định bởi bản chất


mà chỉ là sự lặp lại một số thuộc tính nào đấy của sự vật, khi đó cái chung là

hình thức biểu hiện của cái ngẫu nhiên.
+ Không phải chỉ có cái tất nhiên mới có nguyên nhân mà cả tất nhiên và
ngẫu nhiên đều có nguyên nhân: cái tất nhiên gắn với nguyên nhân cơ bản, nội
tại của sự vật, còn cái ngẫu nhiên là kết quả tác động của một số nguyên nhân
bên ngoài.
+ Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tuân theo quy luật: tất nhiên tuân thẻo quy
luật động lực, còn ngẫu nhiên tuân theo quy luật thống kế.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên:
a. Quan đỉêm của triết học trước Mác:
* CNDT: Trong tự nhiên chỉ có cái ngẫu nhiên tồn tại, không có tính tất
nhiên; tất nhiên chỉ là thuộc tính của ý thức con người (Canto, Piếc xơn).
* CNDV trước Mác: Trong thế giới khách quan chỉ có cái tất nhiên tồn
tại, còn ngẫu nhiên là kết quả của sự hiểu biết không đầy đủ của con người về
nguyên nhân của nó (Đê mô crit,Xpinôza).
b. Quan niệm của chủ nghĩa DVBC
- Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, ở bên ngoài và độc lập
với ý thức của con người và đều có vị trí nhất định đối với sự phát triển của sự
vật.
- Tất nhiên và ngẫu nhiên luôn luôn tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với
nhau, tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình xuyên qua vô số cái ngẫu
nhiên; còn ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của ngẫu nhiên, bổ sung cho tất
nhiên.
Cần phê phán thái độ tuyệt đối hóa cái tất nhiên sẽ rới vào thuyết định
mệnh; tuyệt đối hóa cái ngẫu nhiên sẽ bi quan, trông chờ may rủi, bất lực trước
cuộc sống.
- Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau trong những điều
kiện nhất định.


+ Sự chuyển hóa giữa tất nhiên và ngẫu nhiên thể hiện ở chỗ, cái là tất

nhiên trong mối quan hệ này thì lại là ngẫu nhiên trong mối quan hệ khác và
ngược lại.
Sự chuyển hóa diễn ra theo hai chiều: Tất nhiên biến thành ngẫu nhiên và
ngược lại. Do đó, không được máy móc, cứng nhắc khi xem xét sự vật.
3. Ý nghĩa PPL và ý nghĩa vận dụng:
* Ý nghĩa PPL:
- Xem xét sự vật phải xuất phát từ ngẫu nhiên để đạt đến tất nhiên và
trong khi dựa vào tất nhiên để hoạt động cần phải chú ý đến ngẫu nhiên.
- Cần tạo điều kiện chuyển hóa tất nhiên thành ngẫu nhiên và ngược lại,
hoặc cản trở sự chuyển hóa đó, tùy theo yêu cầu hoạt động của thực tiễn.
* Ý nghĩa vận dụng:
- Vận dụng mối quan hệ tất nhiên và ngẫu nhiên vào lĩnh vực quân sự;
nắm cái tất nhiên, hạn chế cái ngẫu nhiên, bất ngờ, bất lợi.
IV. CẶP PHẠM TRÙ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu một sự vật xem nó chứa đựng những
yếu tố gì và được xếp đặt như thế nào.
1. Khái niệm nội dung và hình thức:
- Nội dung: là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình
tạo lên sự vật.
- Hình thức: Là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống
mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó.
Phân biệt hình thức bên trong và hình thức bên ngoài.
2. Mối quan hệ biện chứng nội dung và hình thức:
Mọi sự vật đều có nội dung và hình thức, đây là hai mặt đối lập có mối
quan hệ biện chứng với nhau: trong đó nội dung quyết định hình thức, hình thức
có tính độc lập tương đối , tác động trở lại nội dung, thể hiện:
* Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức:


- Nội dung và hình thức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau trong một thể

thống nhất.
- Song đây là sự thống nhất biện chứng của hai mặt đối lập nên giữa
chúng không bao giờ có sự phù hợp hoàn toàn tuyệt đối.
* Nội dung quyết định hình thức: Quyết định sự ra đời, sự biến đổi của
hình thức, quyết định cách tổ chức và kết cấu của hình thức.
- Song hình thức có tính độc lập tương đối tác động trở lại nội dung:
+ Trong quá trình phát triển, hình thức có thể lại hậu so với nội dung.
+ Cùng một nội dung có thể chứa đựng một số hình thức và ngược lại.
+ Hình thức có thể tác động lại nội dung theo hai khả năng; hoặc phù hợp
với nội dung thì sẽ thúc đẩy nội dung phát triển, hoặc không phù hợp với nội
dung thì sẽ kìm hãm sự phát triển cảu nội dung, khi đó cấn vứt bỏ hình thức, cải
tạo nội dung.
* Nội dung và hình thức có thể chuyển hóa cho nhau trong quá trình vận
động và phát triển của sự vật.
Đây là sự chuyển hóa hai mặt đối lập, không phải là sự đổi chỗ cho nhau,
sự chuyển hóa ở đây là sự chuyển hóa trong quan hệ xem xét.
3. Ýnghĩa PPL và ý nghĩa vận dụng:
* Ýnghĩa PPL:
- Xem xét sự vật phải toàn diện cả nội dung và hình thức, nhưng để cải
tạo sự vật trước hết phải đi từ nội dung, phải tác động vào nội dung của nó.Đồng
thời phải sử dụng sáng tạo các loại hình thức (cả hình thức cũ còn phù hợp) để
phục vụ có hiệu quả theo yêu cầu hoạt động của thực tiễn.
Cần chống chủ nghĩa hình thức: phô trương hào nhoáng, không đi vào
thực chất nội dung, song cũng tránh xem nhẹ hình thức.
- Trong thực tiễn cần tác động tạo ra hình thức phù hợp hay không phù
hợp với một số nội dung đang biết đổi để thúc đẩy hay kìm hãm nó tùy theo nhu
cầu nhiệm vụ thực tiễn đặt ra.
* Ýnghĩa vận dụng:



- Vận dụng mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, phân tích quan điểm
của nghị quyết Đại hội IX của Đảng về "đẩy mạnh cải cách hành chính, xây
dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh".
- Vận dụng mối quan hệ giữa nội dung và hình thức vào thực hiện
CTĐ,CTCT trong QĐ.
V. PHẠM TRÙ BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG
Phạm vi nghiên cứu: Là một sự vật tìm hiểu mối quan hệ giữa cái ẩn dấu
bên trong , cái bộc lộ ra bên ngoài.
1. Khái niệm bản chất, hiện tượng
- Bản chất: Là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên,
tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động và sự phát triển của sự
vạt.
- Hiện tượng: Là biểu hiện của những mặt, những mối liên hệ bnar chất ra
bên ngoài
- Phân biệt bản chất với "cái chung" và "quy luật".
+ Bản chất là cái chung, nhưng đó là cái chung tất yếu quyết định sự tồn
tại, phát triển của sự vật. Còn những cái chung không tất yếu, không quyết định
sự tồn tại, phát triển của sự vật là cái chung không bản chất.
+ Bản chất và quy luật là những phạm trù cùng loại hay cùng một bậc (xét
về mức độ nhận thức cảu con người). Song bản chất không hoàn toàn đồng nhất
với quy luật. Mỗi quy luật thường biểu hiện một mặt, một khía cạnh nhất định
của bản chất. Bản chất là tổng hợp của nhiều quy luật. Vì vậy phạm trù bản chất
rộng hơn và phong phú hơn quy luật.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng.
Bản chất và hiện tượng tồn tại khách quan, là hai mặt vừa thống nhất vừa
đối lập với nhau trong sự vật.
a. Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng:


- Bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua các hiện tượng, còn hiện tượng bao

giờ cũng là biểu hiện của bản chất nhất nhất định.
- Bản chất và hiện tượng về căn bản là phù hợp với nhau:
+ Bất kỳ bản chất nào cũng được bộc lộ ra qua các hiện tượng tương ứng,
bất kỳ hiện tượng nào cũng là sự biểu hiện của bản chất.
+ Bản chất khác nhau thì bộc lộ qua các hiện tượng khác nhau.
+ Khi bản chất thay đổi thì hiện tượng sớm hay muộn cũng thay đổi theo;
khi bản chất mất đi thì hiện tượng biểu hiện nó cũng biến đi.
b. Đối lập giữa bản chất và hiện tượng.
- Bản chất là cai bên trong, sâu sắc hơn hiện tượng; hiện tượng là cái bên
ngoài phong phú hơn bản chất.
- Bản chất tương đối ổn định, biến đổi chậm, còn hiện tượng thường
xuyên biến đổi nhanh hơn so với bản chất;
c. Bản chất và hiện tượng có thể chuyển hóa lẫn nhau, tràn sang nhau.
- Bản chất hiện ra, tràn ra hiện tượng, xâm nhập vào hiện tượng; còn hiện
tượng không tách rời bản chất, có tính bản chất.
- Hiện tượng chuỷên hóa thành bản chất, đây là sự chuyển hóa trong quá
trình nhận thức.
3. Ý nghĩa PPL và ý nghĩa vận dụng:
* Ý nghĩa PPL:
- Muốn hiểu biết đúng đắn về sụ vật, nhận thức không được dừng ở hiện
tượng mà phải đi từ hiện tượng để tìm ra bản chất.
- Cần xem xét phân tích tất cả các hiện tượng, song cần ưu tiên cho hiện
tượng điển hình trong hoàn cảnh điển hình có kết luận chính xác bản chất sự vật.
- Trong hoạt động thực tiễn cần dựa chắc vào bản chất chứ không thể dựa
vào hiện tượng để cải tạo chúng.
* Ýnghĩa vận dụng:
- Vận dụng mối liên hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng vào phê
phán chủ nghĩa cơ hội, xét lại trong đấu tranh tư tưởng, lý luận hiện nay.



- Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng vào hoạt
động quân sự, công tác trinh sát nắm địch, công tác điệp báo, phản gián…
VI. CẶP PHÀM TRÙ KHẢ NĂNG VÀ HIỆN THỰC
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tình diễn ra trong quá trình phát triển
của sự vật để tìm hiểu xu hướng vận dụng và phát triển của nó
1. Khái niệm khả năng và hiện thực:
- Khả năng là cái hiện chưa có, chưa tới, nhưng sẽ có, sẽ tới khi chúng có
điều kiện tương ứng.
- Hiện thực là tất cả những gì hiện có, hiện đang tồn tại thực sự.
- Tiêu chí cán bản để phân biệt khả năng với hiện thực là ở chỗ, khả năng
là cái hiện thực chưa có, chưa hiện hữu, đang tiềm ẩn, còn hiện thực là cái hiện
đang có, hiện đang tồn tại.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực;
- Khả năng và hiện thực tồn tại trong mói quan hệ chặt chẽ với nhau,
không tách rời nhau, luôn chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự
vật.
- Cùng trong điều kiện nhất định, ở cùng một sụ vật có thể tiồn tại một số
khả năng:
+ Ngoài những khả năng vốn có, trong những điều kiện mới thì sự vật
xuất hiện thêm những khẳ năng mới.
+ Ngay bản thân mỗi khả năng cũng có sụ thay đổi tùy theo những biến
đổi cụ thể của sự vật trong những điều kiện cụ thể.
- Song để một khả năng nào đó biến thành hiện thực thường cần không
phải một điều kiện mà là tập hợp các điều kiện cần và đủ.
Trong tự nhiên, khả năng biến thành hiện thực chủ yếu là một quá trình
khách quan (tư nó). Trong xã hội, bên cạnh các điều kiện khách quan, khả năng
muốn biến thành hiện thực cần có các điều kiện chủ quan là hoạt động thực tiễn
của con người.



3. Ý nghĩa PPL và ý nghĩa vận dụng:
* Ý nghĩa PPL:
- Trong nhận thức và trong hành động thực tiễn, cần dựa vào hiện thực
chứ không dựa vào khả năng, song cần tính đến các khả năng để có thể đề ra chủ
trương, kế hoạch hành động sát, đúng.
- Khi xem xét khả năng, cần tìm khả năng phát triển của sự vật ở ngay
trong bản thân nó, chứ không thể ở ngoài nó.
- Sau khi xác định được khả năng phát triển của sự vật, cần kiên quyết
thực hiện khả năng đã chọn, tạo ra các điều kiện cần và đủ để thực hiện hóa nó.
* Ýnghĩa vận dụng:
- Vân dụng mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực vào phân tích khả
năng khắc phục bốn nguy cơ mà Hội nghị TW giữa nhiệm kỳ khóa VIII và Đại
hội IX của Đảng xác định.
- Vận dụng mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực vào phân tích xây
dựng quân đội ta từng bước hiện đại trong giai đoạn hiện nay.
KẾT LUẬN
Với tư cách là các quy luật không cơ bản của PBCDV, các cặp phạm trù
cơ bản của PBCDV có ý nghĩa quan trọng đối với sự nhận thức bản chất của
PBCDV.
- Về thế giới quan: Các phạm trù đều phản ánh thế giới quan, phát hiện ra
bản chất của nó.
- Về nhận thức luận: Các phạm trù là những bậc thang của quá trình nhận
thức, kết quả nhận thức được củng cố ở những nấc thang đó.
- Về lô gích: Các phạm trù là những hình thức của tư duy.
- PPL: Các cặp phạm trù là những công cụ(phương tiện) để tiếp tục nhận
thức và cải tạo thế giới.




×