Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Lạm phát ở Việt Nam từ 1988 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (814.65 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

TIỂU LUẬN

LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
Bộ môn: Kinh tế vĩ mô
Giảng viên hướng dẫn: Thầy Trần Bá Thọ

Sinh viên thực hiện:
Phạm Hoài Nam
Trịnh Nguyễn Mai Khanh
Bùi Khánh Ngọc


MỤC LỤC
A.

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. 1

B.

NỘI DUNG ..................................................................................................... 2
I.

VÀI NÉT VỀ LẠM PHÁT .......................................................................... 2
1. Lạm phát là gì? ......................................................................................... 2
2. Đo lường lạm phát .................................................................................... 2
3. Phân loại lạm phát .................................................................................... 2
4. Những nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát ........................................... 3
5. Kiểm soát lạm phát ................................................................................... 3


II. LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TỪ 1988 ĐẾN NAY ...................................... 3
1. Tình hình lạm phát ở Việt Nam từ 1988 đến nay ..................................... 3
2. Các nguyên nhân dẫn đến lạm phát của Việt Nam qua các thời kì .......... 7
3. Các chính sách khắc phục lạm phát ở Việt Nam .................................... 12
III.
C.

KẾT LUẬN ............................................................................................ 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 17


A. LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế, không một công việc nào thành công bằng sự hoạt động độc lập. Để
hoàn thành tốt công việc, luôn cần có những sự hỗ trợ, giúp sức, hướng dẫn dù ít hay
nhiều, trực tiếp hay gián tiếp từ những người xung quanh. Trong suốt quá trình học tập
môn Kinh tế vĩ mô tại trường đại học đến nay, chúng em luôn nhận được sự giúp đỡ rất
nhiều từ quý thầy cô và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Trần Bá Thọ,
giáo viên bộ môn Kinh tế vĩ mô đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em.
Bài tiểu luận được thực hiện trong 4 tuần về vấn đề Lạm phát ở Việt Nam từ năm
1988 đến nay. Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực sáng tạo trong nghiên cứu
khoa học, kiến thức của chúng em còn hạn chế và nhiều bỡ ngỡ, do vậy, không tránh
khỏi những thiếu sót và hạn chế. Chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
quý báu từ thầy và các bạn cùng lớp để hoàn thiện hơn kiến thức của chúng em trong
môn học Kinh tế vĩ mô này.
Xin chân thành cảm ơn!

1



B. NỘI DUNG
I.

VÀI NÉT VỀ LẠM PHÁT
1. Lạm phát là gì?
Trong kinh tế học vĩ mô, lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch
vụ theo thời gian 1 và sự mất giá trị của một loại tiền tệ. Nói một cách đơn giản, một năm
trước, bạn mua một ổ bánh mì với giá 10.000 đồng thì năm nay bạn mua một ổ bánh mì
với giá 12.000 đồng. Sự tăng mức giá của bánh mì này có thể được gọi là lạm phát. Sự
gia tăng trong mức giá chung hàm ý giảm sức mua của đồng tiền. Có nghĩa là, khi mức
chung của giá cả tăng lên, mỗi đơn vị tiền tệ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn.
2. Đo lường lạm phát
Để đo lường mức độ lạm phát của nền kinh tế, người ta đề cập đến tỉ lệ lạm phát,
là phần trăm thay đổi của chỉ số giá so với kì trước. Thông thường để tính tỉ lệ lạm phát,
người ta dựa vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hoặc chỉ số giảm phát GDP. Tỷ lệ lạm phát
có thể được tính cho một tháng, một quý, nửa năm hay một năm.
3. Phân loại lạm phát
Có nhiều cách phân loại lạm phát, nhưng người ta thường phân lạm phát thành 3
loại:
-

Lạm phát vừa phải (lạm phát với một con số, từ 0 đến dưới 10%): nhìn chung

không ảnh hưởng nhiều đến đời sống người dân cũng như toàn bộ nền kinh tế.
-

Lạm phát phi mã (tỉ lệ lạm phát với hai hoặc ba con số): ảnh hưởng lớn và tác

động tiêu cực đến đời sống người dân và nền toàn bộ nền kinh tế.

-

Siêu lạm phát (tỉ lệ lạm phát rất lớn với nhiều con số): nền kinh tế gặp khốn

đốn, khó khắc phục.

1

N. Gregory Mankiw, Macroeconomics (Ấn bản thứ 7), Worth Publishers, chương 6 trang 155)

2


4. Những nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát, trong đó có ba “thủ phạm”
chính là lạm phát do cầu kéo (khi cầu tăng dẫn đến giá cả tăng), lạm phát do chi phí đẩy
(khi chi phí sản xuất tăng, doanh nghiệp tăng giá thành sản phẩm theo để bảo đảm lợi
nhuận), và lạm phát vốn có (do công nhân cố giữ tiền lương cao hơn giá cả, buộc doanh
nghiệp phải chuyển chi phí lao động cao hơn này vào giá bán, tạo thành một “vòng lẩn
quẩn”).
5. Kiểm soát lạm phát
Có nhiều phương pháp và chính sách đã và đang được sử dụng để kiểm soát lạm
phát như kích thích tăng trưởng kinh tế phù hợp với sự tăng trưởng của cung tiền, chinh
sách tiền tệ từ ngân hàng trung ương, áp dụng tỉ giá hối đoái cố định, kiểm soát tiền
lương và thu nhập, trợ cấp chi phí sinh hoạt...
II.

LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TỪ 1988 ĐẾN NAY
1. Tình hình lạm phát ở Việt Nam từ 1988 đến nay
Tình hình lạm phát trước năm 1988

Từ năm 1976 đến tháng 5 năm 1988 là giai đoạn không có lạm phát theo quan

niệm chính thống của các nước xã hội chủ nghĩa nói chung và Việt Nam nói riêng. Phần
lớn khoảng thời gian này (1976 - 1986) lạm phát vẫn âm ỉ, như chờ cơ hội để bùng phát
vào thời kỳ sau (1986 - 1988).
Xuyên suốt thời kỳ này, lạm phát phi mã diễn ra với mức tăng bình quân của giá
cả là 52%/ năm. Sức mua của đồng Việt Nam giảm; chi phí sản xuất và lưu thông liên
tục tăng cao do quản lý kém và điều kiện sản xuất đã thay đổi; cung cầu mất cân đối
nghiêm trọng và trong xã hội xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hoá, dịch vụ. Đó là những
biểu hiện của lạm phát không thể phủ nhận trong nền kinh tế.
Thời kỳ 1986 – 1988 là khoảng thời gian mà lạm phát đã tăng vọt đến mức ba con
số nhưng vẫn chưa được thừa nhận thực sự và Chính phủ chưa đưa ra biện pháp gì để

3


“kìm chân con ngựa bất kham”. Những cải cách liên quan đến giá, lương, tiền không
nhằm mục tiêu điều trị “căn bệnh" lạm phát nên nó ngày càng nguy hiểm đối với nền
kinh tế lúc đó. Kinh tế rơi vào suy thoái với tốc độ tăng trưởng năm 1986 chỉ là 0,3% và
lạm phát lên đến 453.5% 2. Một số nguồn tin còn cho rằng, lạm phát thời kì này có lúc
lên đến hơn 700% 3.
Giai đoạn lạm phát được thừa nhận (1988 – 1991)

TỈ LỆ LẠM PHÁT (1980 - 1988)
500

453.5

450


TỈ LỆ LẠM PHÁT (%)

400

360.4

374.4

1987

1988

350
300
250
200
150
100
50
0
1979

69.6

95.4
49.5

25.2
1980


1981

1982

1983

64.9

1984

91.6

1985

1986

1989

NĂM

Hình 1. Tỉ lệ lạm phát từ 1980 đến 1988
Sự ra đời Nghị quyết số 11 của Uỷ ban Trung Ương Đảng cộng sản Việt Nam về
đấu tranh với lạm phát chứng tỏ đến đây lạm phát đã được chính thức thừa nhận ở nước
ta. Từ đó, Nhà nước mới có các biện pháp để đối phó với thực tế lạm phát dai dẳng và
đầy tai hại cho đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Nhờ đó, chúng ta bước
đầu được chứng kiến những thành quả trong sự nghiệp đấu tranh chống lạm phát. Nếu
như tỉ lệ lạm phát ở mức đỉnh điểm 453% vào năm 1986 thì đến năm 1989 đã giảm
xuống còn 95,8% và 36% vào năm 1990. Tuy con số đó còn cao nhưng đây được coi là
một thành công đáng kể của Đảng và Nhà nước ta khi nền kinh tế còn vô vàn khó khăn
2


Nguồn: Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF

4


và trong tương quan so sánh với giai đoạn trước. Đến năm 1991, lạm phát lại nhảy vọt
lên 81,8% 4.
Giai đoạn chống lạm phát được đưa lên thành vấn đề hàng đầu (1991 –
1998)
Chúng ta hãy xem xét tình hình lạm phát từ năm 1991 đến năm 1998 qua biểu đồ
sau:

TỈ LỆ LẠM PHÁT (1988 - 1998)
400

374.4

350

TỈ LỆ LẠM PHÁT (%)

300
250
200
150

95.8

81.8


100

36

50
0
1986

37.7
8.4

1988

1990

1992

9.5
1994

16.9

5.6
1996

3.1

8.1
1998


2000

NĂM

Hình 2. Tỉ lệ lạm phát từ 1988 đến 1998
Sau khi áp dụng những biện pháp đồng bộ, siêu lạm phát ở nước ta đã bị đẩy lùi
nhưng chưa thực sự ổn định. Vào năm 1991 và 1992, lạm phát phi mã diễn ra với các tỉ
lệ lần lượt là 81,8% và 37,7%. Sau đó, lạm phát về ở mức vừa phải vào năm 1993 (8,4%)
và tăng dần đến mức phi mã vào năm 1995 với tỉ lệ 16,9%. Từ 1996 – 1998, lạm phát đã
giảm nhưng vẫn còn thay đổi không ổn định.

4

Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế IMF

5


Giai đoạn lạm phát được giữ ở mức thấp (1999 – 2007)
Giai đoạn 1999 – 2007, tỉ lệ lạm phát được giữ ở mức vừa phải, thậm chí là lạm
phát âm (giảm phát) trong hai năm 2000 và 2011. Có thể thấy rõ hai giai đoạn trong thời
kì này. Từ năm 1999 đến 2003, tỉ lệ lạm phát của nước ta rất thấp. Nhưng từ năm 2004
đến 2007, tỉ lệ lạm phát tăng mạnh hơn so với giai đoạn trước đó và đều đạt trên 7,5%
dù chỉ dừng lại ở một con số. Tuy vậy, trước tình hình đó, nước ta đã không có những
giải pháp thỏa đáng, dẫn đến tỉ lệ lạm phát khó được kiểm soát và dẫn điến tỉ lệ lạm phát
tăng vọt trong năm 2008.

TỈ LỆ LẠM PHÁT (1999 - 2007)
10


7.9

8.4
7.5

TỈ LỆ LẠM PHÁT (%)

8
6

4.1

4.1

4

8.3

3.3

2
0
1998
-2

-0.3
1999

2000


2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

-1.8

-4

NĂM

Hình 3. Tỉ lệ lạm phát từ 1999 đến 2007
“Giọt nước tràn li” và sự ổn định dần làm phát (2008 – nay)
Bất ngờ ở nửa đầu năm 2008 khi giá lương thực và giá xăng tăng không phanh
khiến chỉ số giá tiêu dùng cũng không ngừng leo thang và việc Chính phủ bơm tiền quá
nhiều sau khi Việt Nam gia nhập WTO từ năm 2007 cũng góp phần làm cho tỉ lệ lạm
phát cuối năm 2008 lên đến 23,1%. Đến năm 2009, nhờ các chính sách của Chính phủ
mà lạm phát giảm xuống còn 6,7%. Nhưng hai năm sau, tỉ lệ lạm phát lại trở đà tăng lên

và đạt đến 18,7% vào năm 2011. Từ năm 2012 đến nay, tỉ lệ lạm phát dần được ổn định

6


và giảm xuống thấp. Trong 6 tháng đầu năm 2016, chỉ số giá tiêu dùng CPI đã tăng
1,72%.

TỈ LỆ LẠM PHÁT (2008 - NAY)
23.1

25

18.7

TỈ LỆ LẠM PHÁT (%)

20

15

9.2

10

9.1

6.7

6.6

4.1

5

0.63
0
2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

NĂM

Hình 4. Tỉ lệ lạm phát từ năm 2008 đến nay
2. Các nguyên nhân dẫn đến lạm phát của Việt Nam qua các thời kì

Thời kì cuối thập niên 80 của thế kỉ XX
Lạm phát bắt nguồn từ một nền kinh tế thấp kém, lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào
bên ngoài, trong điều kiện Nhà nước thống trị mọi lĩnh vực thông qua cơ chế quan liêu,
bao cấp, mệnh lệnh hành chính nặng nề. Cụ thể, lạm phát xảy ra do 4 nguyên nhân chủ
yếu sau đây:
Thứ nhất, chế độ độc quyền nhà nước, cơ chế quản lý kinh tế quan liêu bao cấp
là nguyên nhân cơ bản nhất gây ra lạm phát. Nhà nước đã hợp nhất các xí nghiệp trong
mỗi ngành thành liên hiệp hay tổ chức độc quyền làm cho giá cả tăng cao. Việc tiến hành
bao cấp hàng hoá, không tính đến nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng dẫn tới sự khan
hiếm hàng hoá, dịch vụ.
Thứ hai, nền kinh tế dựa chủ yếu vào khu vực quốc doanh làm ăn thua lỗ, kém
hiệu quả. Kinh tế nhà nước chiếm gần 90% vốn cố định, 95% lượng lao động lành nghề
7


nhưng chỉ tạo ra gần 40% tổng sản phẩm xã hội. Tình trạng móc nối tham nhũng dẫn
đến làm ăn thua lỗ rất phổ biến trong các doanh nghiệp quốc doanh. Vốn ngân sách cấp
ra thì nhiều, thu về thì ít nên Nhà nước luôn phải bù lỗ. Để tài trợ cho bội chi ngân sách,
Nhà nước buộc phải phát hành tiền và lạm phát cao xảy ra.
Thứ ba, nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào bên ngoài, cơ cấu đầu tư bất cập góp
phần làm cho lạm phát tăng cao. Chính sách đóng cửa về kinh tế cùng với sự bao vây
cấm vận của Mỹ đã ngăn cản các nước phương Tây đầu tư, buôn bán với Việt Nam khiến
nước ta bị thiếu vốn sản xuất và do đó, càng khan hiếm hàng hoá. Nhà nước ưu tiên phát
triển công nghiệp nặng mà việc thu hồi vốn của các dự án đầu tư như vậy rất chậm chạp,
hoặc Nhà nước rót vốn vào nông nghiệp - ngành cho hiệu quả không cao. Kết quả là,
ngân sách thâm hụt ngày càng trầm trọng và biện pháp phát hành tiền dường như là lựa
chọn duy nhất. Đồng tiền mất giá nhiều; nền kinh tế rơi vào lạm phát phi mã.
Thứ tư, các chính sách kinh tế sai lầm làm cho lạm phát ngày càng trầm trọng.
Nghị quyết 26 (23/6/1980) về giải quyết vấn đề phân phối lưu thông (trọng tâm là điều
chỉnh giá cả) chỉ điều chỉnh những giá bán lẻ đã quá bất hợp lý chứ không thay đổi cả

cơ chế giá. Cuộc tổng điều chỉnh giá lần thứ hai được tiến hành với sự ra đời Nghị quyết
8 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (năm 1985) về cải cách giá - lương - tiền. Song,
sai lầm lớn nhất của cả hai cuộc tổng điều chỉnh giá là Nhà nước đã không có chính sách
chống lạm phát thông qua khống chế bội chi ngân sách và kiểm soát hệ thống tiền tệ tín
dụng. Chính cải cách giá đã đẩy lạm phát tăng vọt trong thời kì 1986 - 1988.
Các cuộc cải cách giá cả năm 1981 - 1982, năm 1985 nhằm mục tiêu xóa bỏ bao
cấp nhưng ngay từ tư duy về cách tiến hành đã phạm sai lầm: xoá bỏ bao cấp được tiến
hành bằng các biện pháp hành chính, quan liêu. Tháng 9/1985, Nhà nước nâng giá trị
danh nghĩa của tiền lên 10 lần bằng cách thu hồi tiền cũ, phát hành tiền mới. Trong vòng
ba năm (từ tháng 1/1986 đến tháng 12/1988), lượng tiền giấy tăng lên 96,07 lần, chỉ số
giá tiêu dùng tăng hơn 100 lần, giá cả tăng liên tục. Sự leo thang của giá cả làm cho tình
trạng đầu cơ tích trữ hàng hóa càng phổ biến, hàng hóa rất khan hiếm trên thị trường,
cung càng thiếu hụt vì tiền thu được từ việc bán các sản phẩm đầu ra không đủ để mua
8


đầu vào tiếp theo do giá tăng quá nhanh. Vào tháng 6/1987, Nhà nước công bố giá kinh
doanh thương nghiệp ổn định trong từng khoảng thời gian và là mức giá giới hạn cho
các mặt hàng quan trọng lưu thông trong cả nước. Đây là giá cả “phi thị trường” gây kìm
hãm sản xuất. Hơn nữa, việc nâng giá đầu vào lên 8,3 lần vào năm 1987 và 4,6 lần vào
năm 1988 được thực hiện với mức độ lớn, trong thời gian ngắn từ 2 đến 3 tháng càng
đẩy giá đầu ra trên thị trường lên cao, khiến lạm phát trầm trọng hơn.
Giai đoạn lạm phát được thừa nhận (1988 – 1991)
Nghị quyết số 11 của Uỷ ban Trung Ương Đảng cộng sản Việt Nam về đấu tranh
với lạm phát đã mở đầu cho những thành tựu cơ bản trong việc kìm chế lạm phát. Đạt
được kết quả như vậy là do công cuộc đổi mới gần như toàn bộ cơ chế kinh tế, chuyển
mạnh và khá đồng bộ sang cơ chế thị trường, chính sách tài chính quốc gia tiến bộ hơn,
nhấn mạnh sản xuất nhập khẩu nhằm làm tăng cung hàng hóa cho xã hội và một loạt
các biện pháp bước đầu mang tính đồng bộ và tuân theo quy luật thị trường. Nếu như
trước đây người ta không quan tâm đến lạm phát khi tiến hành cải cách giá thì nay chống

lạm phát cao và kiềm chế lạm phát trở thành mục tiêu của cải cách giá. Hơn thế nữa, các
chính sách để đưa lạm phát vào tầm kiểm soát là phương tiện để cải cách giá đạt được
thành công.
Lạm phát do nhu cầu tăng mạnh (1991 – 1998)
Trong gia đoạn này đầu tư tăng trưởng rất mạnh mẽ, đặc biệt là từ năm 1993 đến
1996 với tỉ lệ gần bằng 30% GDP. Cầu về các loại hàng hoá, dịch vụ này tăng vọt, gây
nên những cơn sốt trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX như sốt xi măng, sắt thép, đất đai. Sự
tăng trưởng của đầu tư tạo ra thu nhập lớn hơn cho các tầng lớp trong xã hội khiến cho
cầu các mặt hàng tiêu dùng như đường, mía, đồ điện, điện tử tăng mạnh. Hệ quả tiếp
theo là các ngành sản xuất ra các sản phẩm này cũng phát triển mạnh. Yêu cầu mở rộng
đầu tư đã thúc đẩy cung tín dụng tăng nhanh, buộc nhà nước phải phát hành thêm tiền
để bù đắp thâm hụt ngân sách.

9


Trong năm 1990, 1991, tỉ trọng bù đắp từ nguồn phát hành so với thâm hụt Ngân
sách chiếm tới 39,6% và 17,8 %. Đây là nguyên nhân trực tiếp khiến tỉ lệ lạm phát khá
cao vào hai năm đó. Điều tất yếu xảy ra là lãi suất tăng cao. Nhìn chung, từ năm 1991
đến 1998, lạm phát cao ở nước ta là do nền kinh tế có biểu hiện tăng trưởng nóng ở một
số ngành như xây dựng, kinh doanh bất động sản, đường, phân bón, thuốc trừ sâu v.v...
Lạm phát giảm do giá hàng tiêu dùng giảm (1999 – 2007)
Vào năm 1999 và hai năm đầu thế kỷ XXI, tỉ lệ lạm phát của nước ta rất thấp. Thực
tế, năm 1999, 2000, 2001, tốc độ tăng CPI chỉ ở mức rất thấp chỉ dừng lại ở mức một
con số. Thậm chí năm 2000 còn giảm phát khi tỉ lệ lạm phát -0,6%. Nguyên nhân chủ
yếu là do giá lương thực, thực phẩm và nhiều nông sản khác giảm mạnh trên thị trường
thế giới như thóc, gạo, cà phê, cao su,…trong khi chính sách tiền tệ lại liên tục được nới
lỏng. Hai năm 2002 và 2003, lạm phát tăng trở lại nhưng không quá cao. Năm 2002, với
tỉ lệ lạm phát là 4%, năm 2003 là 3%. Song thời điểm 2003, 2004 đã đánh dấu sự quay
trở lại của lạm phát tăng cao.

Từ năm 2004 đến 2007, lạm phát ở Việt Nam luôn duy trì ở mức cao trên 7,5%.
Tuy vậy, trước tình hình đó, nước ta đã không có những giải pháp thỏa đáng. Vì lẽ đó
mà năm 2008, lạm phát của nước ta đã tăng cao và rơi vào tình trạng khó kiểm soát, chỉ
số giá tiêu dùng (CPI) tăng vọt lên mức hai con số. Nguyên nhân là do cùng với đà suy
thoái kinh tế thế giới, đồng USD mất giá, lạm phát do chi phí đẩy do giá dầu thô tăng
cao, giá cả lương thực và nguyên nhiên vật liệu tăng đột biến cộng với tác động của thiên
tai, dịch bệnh đã làm cho nền kinh tế Việt Nam bộc lộ những nhược điểm cố hữu của
một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi.
Lạm phát do “giọt nước tràn li” và khủng hoảng tài chính toàn cầu năm
2008 và sự ổn định dần lạm đến nay
Như đã trình bày, những tích tụ từ lạm phát năm trước đó nhưng không có chính
sách thích hợp khiến năm 2008 là cột mốc đánh dấu việc “giọt nước tràn li” của lạm
phát. Nền kinh tế toàn cầu cũng suy giảm mạnh trước đó với mức tăng trưởng âm 4,9%

10


năm 2007 cộng với việc khủng hoảng giá nhiên liệu, lương thực, sắp thép… trên thế giới
vừa được hạ nhiệt thì cuộc khủng hoảng địa ốc cho vay dưới chuẩn mực ở Mĩ bùng phát,
lan nhanh sang các lĩnh vực tài chính tiền tệ, lao động việc làm... và các nước khác.
Những biến động và ảnh hưởng bất ngờ của kinh tế thế giới khi lâm vào khủng hoảng
tài chính cứ thế đưa đà lạm phát ở Việt Nam tăng cao vào năm 2008.
Chính sách tài khóa không hiệu quả, đầu tư dàn trải gây lãng phí lớn, thâm hụt
ngân sách nặng nề. Trong thời điểm nhạy cảm đó, Chính phủ lại cho tăng lương cơ bản
lên 20% vào đầu năm 2008.
Sau khủng hoảng, lạm phát năm 2009 và 2010 giảm xuống dưới mức một con số.
Nhưng đến năm 2011, lạm phát lại nhảy vọt lên 18,7%. Nguyên nhân của tình trạng lạm
phát cao trong năm 2011 tốc độ tăng cung tiền M2 của Việt Nam khá cao. Riêng năm
2010, tốc độ tăng cung tiền của Việt Nam thậm chí lên tới 33,3% 5. Tín dụng tăng nhanh
đã giúp giới đầu cơ đẩy giá bất động sản tăng cao trong một thời gian dài, đặt nền kinh

tế trong trạng thái “bong bóng” bất động sản. Bong bóng bất động sản khuyến khích
người dân tiết kiệm ít đi và tiêu dùng nhiều hơn, tạo áp lực cho giá cả. Bên cạnh đó, tính
thiếu tính nhất quán của chính sách tiền tệ đã phần nào tác động tiêu cực đến tâm lý của
người dân về lạm phát.
Sự ổn định của lạm phát năm 2012 là kết quả và chịu sự chi phối rất lớn của sự
tăng chậm lại rõ rệt của tổng cầu, cả tổng cầu tiêu dùng và tổng cầu đầu tư, cả tổng cầu
trong nước và xuất khẩu. Kiềm chế lạm phát năm 2012 còn được sự hỗ trợ của ổn định
tỉ giá hối đoái với tỉ giá hối đoái liên ngân hàng cố định ở mốc 20.828 VND/USD. Song
song với chính sách ổn định tỉ giá hối đoái, chính sách tiền tệ và tín dụng ngân hàng thận
trọng đã góp phần tích cực vào kiềm chế lạm phát năm 2012.
Các năm sau đó, tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam ổn định dần và đều giữ ở mức thấp,
đặc biệt là năm 2015 khi tỉ lệ lạm phát chỉ 0,63. Nguyên nhân là do nguồn cung về lương
thực, thực phẩm trong nước dồi dào; giá nhiên liệu trên thị trường thế giới gần đây giảm

5

Nguồn: IMF và Tổng cục thống kê

11


mạnh, giá dầu Brent xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua; mức độ điều chỉnh giá
của các nhóm hàng do Nhà nước quản lí như dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế thấp hơn so
với năm trước…
3. Các chính sách khắc phục lạm phát ở Việt Nam
Các chính sách nhằm khắc phục lạm phát ở Việt Nam
- Giai đoạn trước năm 1988: là khoảng thời gian mà lạm phát đã tăng vọt đến
mức ba con số nhưng vẫn chưa được thừa nhận thực sự và Chính phủ chưa đưa ra biện
pháp gì để “kìm chân con ngựa bất kham”. Những cải cách liên quan đến giá, lương,
tiền không nhằm mục tiêu điều trị “căn bệnh” lạm phát nên nó ngày càng nguy hiểm

đối với nền kinh tế lúc đó.
- Giai đoạn lạm phát chính thức được thừa nhận ở Việt Nam (từ tháng 5/1988
đến 1991). Sự ra đời Nghị quyết số 11 của Uỷ ban Trung Ương Đảng cộng sản Việt
Nam về đấu tranh với lạm phát chứng tỏ đến đây lạm phát đã được chính thức thừa nhận
ở nước ta. Một loạt các biện pháp nhằm đổi mới gần như toàn bộ nền kinh tế: chính sách
tài chính quốc gia tiến bộ hơn hẳn so với giai đoạn trước để điều tiết cầu với liều lượng
mạnh, làm giảm hẳn lạm phát; lãi suất tiết kiệm được nâng lên cao (hay lãi suất thực
dương) nhằm tăng lượng tiền gửi vào ngân hàng, hạn chế được việc phát hành thêm tiền
giấy mà vẫn có thể khắc phục tình trạng bội chi ngân sách; giao quyền sử dụng vốn và
gắn trách nhiệm bảo toàn, phát triển vốn cho các doanh nghiệp quốc doanh, thế độc
quyền của khu vực kinh tế nhà nước từng bước bị phá vỡ, tạo môi trường kinh doanh
bình đẳng hơn; nhấn
mạnh sản xuất nhập khẩu nhằm làm tăng cung hàng hóa cho xã
hội; khuyến khích sự phát triển của kinh tế tư nhân, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu,
nhất là nhập khẩu các hàng tiêu dùng, máy móc, vật tư khan hiếm phục vụ cho sản xuất.
- Giai đoạn vấn đề chống lạm phát được đưa lên hàng đầu (từ 1991 - 1998).
Những thành tựu lớn trong kiềm chế lạm phát giai đoạn này là do tiếp tục cải cách
giá và lương. Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI 6, Đảng đã chủ trương

6

Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1987, trang 221

12


“từng bước lập lại cân đối giữa khối lượng hàng và khối lượng tiền tệ lưu thông để giải
quyết khâu then chốt là giảm dần, đi tới chấm dứt lạm phát. Đó là cơ sở để giảm nhịp độ
tăng giá, tiến tới ổn định giá cả và sức mua của đồng tiền...”. Nhờ đó, cùng với những
kinh nghiệm rút ra qua cả chục năm tiến hành cải cách giá, Đảng, Nhà nước và nhân dân
ta kiên trì đổi mới, chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường,

ở đó giá cả được xác định trên cơ sở cung cầu, có sự điều tiết của Nhà nước. Ngày
24/7/1992, Quyết định 137/HĐBT về quản lý giá đã được ban hành, cho phép các doanh
nghiệp tự quyết định giá các hàng hoá, dịch vụ kinh doanh trên thị trường.
Giờ đây, các biện pháp hành chính không còn là công cụ để Nhà nước điều tiết
nền kinh tế; thay vào đó là các đòn bẩy kinh tế, với công tác điều tiết giá cả, bình ổn giá
các nhóm hàng chiếm tỉ trọng chủ yếu, đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất,
tiêu dùng như nhóm hàng lương thực, thực phẩm; giữ cho tỉ giá hối đoái không biến
động quá lớn, tích cực chống buôn lậu và cho phép nhập khẩu những mặt hàng trong
nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đáp ứng đủ nhu cầu có khả năng thanh toán
nhằm ổn định giá cả nhóm hàng này. Đối với nhóm dịch vụ, Nhà nước chỉ định giá trực
tiếp các hàng hoá, dịch vụ thiết yếu trong sự phát triển kinh tế (điện, xăng dầu, điện thoại
v.v ...) còn các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân được định giá dịch vụ nhưng phải đăng
ký mức giá để nhà nước có thể kiểm soát được. Phù hợp với yêu cầu của đất nước trước
nguy cơ lạm phát bùng nổ trở lại, tháng 4/1994, Nhà nước lập ra Quỹ bình ổn giá nhằm
giữ cho thị trường tránh khỏi những cú sốc giá cả. Quỹ này đã nhanh chóng làm dịu các
cơn sốt gạo, sắt thép, xi măng v.v... trong những năm 1990, góp phần giữ cho siêu lạm
phát không bùng phát trở lại. Về chính sách tiền lương cũng được đổi mới triệt để. Nếu
như năm 1989, Nhà nước chỉ thực hiện bù giá lương thực vào lương thì đến năm 1992,
lương đã bao gồm cả tiền điện, nước, trợ cấp đi lại, bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã
Chính sách tài khoá được thắt chặt. Thuế là phương tiện đóng góp chủ yếu (hơn
10%) cho ngân sách quốc gia. Để tăng thu, giảm chi, giải quyết tình trạng căng thẳng
trong ngân sách nhà nước, tăng thu cho ngân sách được thực hiện bằng cách tăng thuế
nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ, chưa thật sự cần thiết với đời sống kinh tế đất nước lúc

13


đó (như ô tô, xe máy). Không chỉ tăng thu, Chính phủ còn giành ưu đãi thuế cho khu vực
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, cho hoạt động nhập khẩu các trang thiết bị phục vụ
sản xuất trong nước với phương châm để nuôi dưỡng nguồn thu trong tương lai, tranh

thủ mọi điều kiện quốc tế thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế. Thuế giá trị gia tăng (VAT)
đã thay thế cho thuế doanh thu nên tránh được tình trạng thuế đánh chồng lên thuế; từ
18 mức thuế doanh thu giảm xuống 11 mức, đến khi có thuế VAT thì thuế suất chỉ còn
4 mức. Thuế lợi tức đã được thay bằng thuế thu nhập doanh nghiệp. Do vậy, tính phức
tạp, rườm rà của hệ thống thuế được giảm bớt. Nước ta đã kiên quyết không bù đắp thâm
hụt ngân sách bằng phát hành tiền kể từ năm 1992 mà đi vay trung và dài hạn ở trong
nước (phát hành trái phiếu, tín phiếu) và vay nước ngoài. Như thế, lãi suất vay không
quá cao, lại tránh được việc bơm tiền không cần thiết vào lưu thông.
Về chính sách tiền tệ, từ năm 1992, biện pháp lãi suất thực dương (lãi suất cho
vay > lãi suất tiền gửi > tốc độ lạm phát) đã được áp dụng triệt để nhằm làm giảm cầu
tín dụng, đặc biệt là việc các doanh nghiệp nhà nước đi vay tiền rồi cho vay lại để hưởng
chênh lệch lãi suất. Nhờ đó, ngân sách nhà nước không phải bù lỗ những khoản tín dụng
cấp cho các doanh nghiệp nhà nước, làm giảm áp lực phát hành tiền để bù đắp thâm hụt
ngân sách. Lãi suất trong khoảng thời gian này còn được điều chỉnh linh hoạt cho phù
hợp với thị trường và tình hình lạm phát. Từ tháng 8/1992 đến tháng 8/1994, Ngân hàng
Nhà nước đã điều chỉnh lãi suất tới 6 lần. Một điều đáng nói về chính sách tiền tệ trong
giai đoạn này nữa là hệ thống ngân hàng hai cấp đã được hình thành từ năm 1991: Ngân
hàng Nhà nước có chức năng quản lý nhà nước về các hoạt động tiền tệ - tín dụng, còn
kinh doanh là việc của hệ thống ngân hàng thương mại.
-

Giai đoạn từ 1999 đến 2007 và từ 2008 đến nay

Trong giai đoa ̣n này, Nhà nước sử du ̣ng chính sách tiề n tệ thắ t chặt để ha ̣n chế
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chiń h châu Á năm 1997; khủng hoảng tài chính
toàn cầu năm 2008 và ảnh hưởng của việc phá giá đồ ng tiề n, từ đó tác động và khắc phục
la ̣m phát. Nhà nước duy trì chính sách thâm hu ̣t ngân sách thấ p bằ ng cách điề u chỉnh
giảm chi ngân sách phù hơ ̣p với mức độ thay đổ i của các nguồ n thu ngân sách. Thực
14



hiện một số chính sách quản lý chặt ngoa ̣i tệ bên ca ̣nh việc mở rộng và khuyế n khích các
doanh nghiệp tìm kiế m các thi ̣trường xuấ t khẩu mới.
Nhà nước còn điề u hành chin
́ h sách tiề n tệ thận tro ̣ng, linh hoa ̣t nhằ m kiể m soát tin
́
du ̣ng, khuyế n khích các tổ chức tiń du ̣ng sử du ̣ng vố n có hiệu quả và góp phầ n ổ n đinh
̣
giá cả trong năm 2004. Thực hiện việc tăng thu, thắt chặt chi tiêu, nâng cao hiệu quả chi
ngân sách, cắt giảm, sắp xếp lại vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong kế hoạch năm 2008
từ nguồn ngân sách nhà nước (cắt giảm 25% kế hoạch vốn đầu tư từ trái phiếu Chính
phủ). Nghị quyết 11/NQ-CP về những giải pháp tập trung kiềm chế lạm phát được ban
hành để đối phó với tình hình lạm phát tăng cao năm 2011. Nhà nước đã có những chính
sách điề u chỉnh hơ ̣p lý thu chi ngân sách thông qua công cu ̣ thuế xuấ t nhập khẩu. Duy
trì mức bội chi ngân sách ở mức dưới 5%, nỗ lực thực hiện tiế t kiệm trong chi tiêu.
Bằng những biện pháp và sự tích cực, Nhà nước ta đã phần nào kiềm chế được sự
khủng hoảng của nền kinh tế trong giai đoạn tăng đột biến lạm phát năm 2007-2008 và
các năm sau đó cho đến nay.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” – cần phải có biện pháp để chống lạm phát
Kiềm chế lạm phát không phải là bài toán không có lời giải, vấn đề là cần chấp
nhận những thiệt hại nhất định cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, cho ngân sách nước
nhà. Vì vậy, cần có sự đồng thuận và chia sẻ của Chính phủ, doanh nghiệp và nhân dân.
Cần đặt nước ta trong nền kinh tế thế giới để có cái nhìn tổng hợp và bình tỉnh hơn. Các
Bộ, các ban ngành từ trung ương đến địa phường cần làm hết sức mình, bằng những kế
hoạch cụ thể để triển khai các chỉ đạo mà Thủ tướng Chính phủ đã ban hành. Những kết
quả tốt đẹp sẽ đến với kinh tế Việt Nam nếu chúng ta đoàn kết và có quyết tâm cao theo
một đường lối thống nhất của Đảng và Nhà nước ta. Chính phủ đề ra 7 giải pháp để
phòng chống lạm phát trong thời đại hiện nay. Đó là:
-


Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt

-

Cắt giảm đầu tư công và giảm tỉ lệ thâm hụt ngân sách

15


-

Tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, khắc phục nhanh hậu

quả của thời tiết và dịch bệnh để tăng sản lượng lương thực, thực phẩm.
-

Đảo đảm cân đối cung cầu về hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu.

-

Triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng.

-

Tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà

nước về giá.
III.

Mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội.


KẾT LUẬN
Lạm phát luôn tồn tại trong nền kinh tế, là vấn đề hàng đầu trong đời sống kinh
tế - xã hội của mọi quốc gia trên thế giới. Bản thân lạm phát có những tác động lớn đến
các hoạt động của chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức, các cá nhân một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp. Vì vậy, việc hạn chế lạm phát là một vấn đề ưu tiên hàng đầu, quan trong bậc
nhất trong quá trình xây dựng một nền kinh tế vững mạnh.
Từ năm 1988 đến nay, lạm phát ở Việt Nam đã trải qua gần 30 năm biến động,
thăng trầm với nhiều điều đáng nhớ đối với các nhà kinh tế cũng như người dân. Lạm
phát xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong từng mốc thời gian thì nguyên nhân và tình
hình khác nhau, vì thế Chính phủ áp dụng những chính sách cũng như có những giải
pháp phù hợp với từng trường hợp để kìm chế sự lạm phát tối đa. Những giải pháp này
đa phần hợp lí và có tác dụng, góp phần vào phát triển đời sống nhân dân nói riêng cũng
như xây dựng kinh tế đất nước nói chung.

16


C. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trading Economics, Vietnam Inflation Rate 1996 – 2016
/>2. IndexMundi, Vietnam Inflation rate (consumerprices)
/>3. Tổng cục Thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng
/>4. Bùi Thị Kim Ánh, Inflation in Vietnam over the period 1900 – 2007, The Hague,
The Netherlands, November, 2008
5. Zing News, Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
/>6. Tuổi Trẻ, Lạm phát năm 2007: Ly nước quá đầy ắt phải tràn
7. />8. Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Một vài nét về kinh tế-xã hội Việt Nam
/>ThongTinTongHop/kinhtexahoi
9. Wikipedia tiếng Việt, Kinh tế Việt Nam
/>10. Bộ Tài chính, Lịch sử tài chính Việt Nam

/>11. Tạp chí tài chính, Cung tiền, lạm phát và những tác động đến kinh tế vĩ mô
/>12. VnEconomy, Bảy giải pháp chống lạm phát của Chính phủ
/>
17



×