Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động tại các doanh nghiệp Việt Nam trong tình hình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.23 KB, 18 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam đang theo đuổi nền kinh tế thị trường, đó là nền kinh tế làm
ra để đổi, là thị trường trao đổi hàng hóa. Trong đó có một loại hàng hóa đặc
biệt đang dần được tăng cường mở rộng và chuyên môn hóa cùng cực cho sự
hưng thịnh của kinh tế nước nhà đó là sức lao động.
Từ xưa đến nay, lao động luôn là hoạt động quan trọng nhất của con
người, nó tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần khác. Lao động có năng
suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất
nước, xã hội, gia đình và bản thân mỗi người lao động. Bất cứ một xã hội nào,
từ thuở hồng hoang cho đến xã hội văn minh hay dưới bất cứ một chế độ nào,
từ chế độ chiếm hữu nô lệ cho đến chủ nghĩa xã hội, lao động của con người
cũng đều là một trong những yếu tố quyết định nhất, năng động nhất trong sản
xuất và sinh hoạt.
Cùng với tốc độ phát triển chóng mặt của nền kinh tế, lại đối mặt trước
những thách thức, khó khăn trong công cuộc hội nhập kinh tế thế giới, con
người cũng cần phải đổi mới cấu trúc để tăng hiệu quả lao động kịp thích nghi
với thị trường sản xuất. Vì vậy thay vì chủ yếu lao động bằng chân tay và
những công cụ thô sơ nay dần được thay thế bằng máy móc. Con người là đối
tượng trực tiếp làm việc, điều khiển vận hành máy móc lao động sản xuất. Tuy
nhiên máy móc thiết bị còn lạc hậu, cũ kỹ, điều kiện lao động tiềm ẩn nhiều
nguy cơ mất an toàn cho người lao động, đặc biệt trong các doanh nghiệp vừa
và nhỏ trên cả nước hiện nay. Cùng với sự đa dạng về số lượng và loại hình
sản xuất kinh doanh, sự gia nhập của các loại máy móc thiết bị đã vô hình
chung tăng nguy cơ tiềm ẩn gây mất an toàn cho người lao động. Mặc dù hiện
nay vấn đề an toàn lao động đã được quan tâm nhiều hơn thời kỳ trước nhưng
tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp vẫn đã, đang và sẽ tiếp tục xảy ra. Cho
nên công tác thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN)
cho người lao động tại các doanh nghiệp hiện nay rất cần phải được chú trọng
nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng như đảm bảo sức
khỏe người lao động, duy trì nòi giống là việc làm cấp thiết.
Để góp phần vào việc hạn chế tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp và


khái quát lại toàn bộ bức tranh hiện thực về công tác bảo hộ lao động tại các
doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, sau đây em xin trình bày bài tiểu luận của
mình về đề tài “Thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho
người lao động tại các doanh nghiệp Việt Nam trong tình hình hiện nay”.
Trong phạm vi bài tiểu luận em xin trình bày những phần sau:


Chương 1: Tổng quan về chế độ trang bị PTBVCN .
Chương 2: Thực trạng công tác trang bị PTBVCN trong tình hình hiện nay.
Chương 3: Đề xuất và kiến nghị.
Em xin chân thành cảm ơn cô Lưu Thu Hườngđã hướng dẫn em hoàn thành
bài tiểu luận này.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHẾ ĐỘ TRANG BỊ PTBVCN
1.1.Một

số khái niệm cơ bản
1.1.1.Phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN)
Phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) là các dụng cụ, trang bị mà
người lao động phải sử dụng để bảo vệ cơ thể khỏi tác hại xấu của các yếu tố
nguy hiểm và độc hại phát sinh trong quá trình lao động do điều kiện thiết bị,
công nghệ, tổ chức và các giải pháp kỹ thuật vệ sinh, an toàn… chưa khắc
phục hết các yếu tố nguy hiểm và độc hại.
1.1.2. An toàn-vệ sinh lao động (AT-VSLĐ)
-An toàn lao động (ATLĐ) là trạng thái nơi làm việc đảm bảo cho
người lao động được làm việc trong điều kiện không nguy hiểm đến tính mạng,
không bị tác động xấu đến sức khỏe.
-Vệ sinh lao động (VSLĐ) là lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các tác

hịa nghề nghiệp phát sinh trong quá trình sản xuất, có thể do quy trình công
nghệ hay tử nguyên liệu. Các chất độc hại có thể gây ô nhiễm môi trường lao
động, tác động tới cơ thể người lao động gây ra các biến đổi sinh lý, sinh hóa,
tâm lý,...
Từ hai khái niệm trên cho thấy AT-VSLĐ là một hoạt động đồng bộ
trên các mặt như luật pháp, kinh tế xã hội, tổ chức hành chính và khoa học kỹ
thuật nhằm cải thiện điều kiện lao dộng, đảm bảo an ninh, bảo vệ sức khỏe
người lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động (TNLL), bệnh nghề nghiệp (BNN).
1.1.3. Tai nạn lao động (TNLĐ)
Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình gắn liền với công
việc nhiệm vụ lao động trong thời gian làm việc, chuẩn bị, thu dọn, hoàn thành
công việc. Là hậu quả của sự tác động đột ngột từ các yếu tố nguy hiểm độc
hại trong lao động gay tổn thương cho bất kỳ một hoạt động hoặc chức năng
hoạt động bình thường của một bộ phận cơ thể hoặc gây tử vong.
1.1.4. Bệnh nghề nghiệp (BNN)
Bệnh nghề nghiệp là một hiện trạng bệnh lý phát sinh do tác động
thường xuyên và kéo dài đối với sức khỏe người lao động, nó mang tính chất
đặc trưng cho một loại nghề nghiệp, công việc. Ví dụ: bệnh bụi phổi Silic,
Anthracose xuất hiện ở ngành khai thác đá, khai thác mỏ,…
-Việt Nam hiện nay có 30 BNN được Bảo Hiểm và được chia thành 5
nhóm/25 nhóm do tổ chức ILO công nhận.
1.1.5. Phân loại, yêu cầu và nguyên tắc trang bị PTBVCN
-Phân loại: Một số cách phân loại PTBVCN như:


+ Theo tính năng bảo vệ
+ Theo vùng cơ thể người lao động được bảo vệ. Theo cách phân loại này,
PTBVCN được chia thành các nhóm:
 Phương tiện bảo vệ đầu: mũ, lưới bao tóc, …
 Phương tiện bảo vệ mặt, mắt: kính, tấm chắn, …

 Phương tiện bảo vệ cơ quan thính giác: nút tai, bịt tai,…
 Phương tiện bảo vệ thân thể: quần áo, yếm, tạp dề, …
 Phương tiện bảo vệ tay: găng tay, bao ngón tay,…
 Phương tiện bảo vệ chân: các loại giày, ủng, tất,…
-Yêu cầu: PTBVCN cần đảm bảo 5 yêu cầu sau:
+ Yêu cầu về tính chất bảo vệ (cản hoặc làm giảm được đến mức cho phép tác
động xấu của các yếu tố nguy hiểm và độc hại).
+ Yêu cầu về tính chất vệ sinh (không độc, không gây khó chịu,…).
+ Yêu cầu về tính chất sử dụng (nhẹ nhàng, thuận lợi, ít gây cản trở đến khả
năng lao động của người dùng, bền lâu và dễ bảo quản).
+ Yêu cầu tính thẩm mỹ: phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
+ Yêu cầu về kinh tế: giá thành hợp lý, được người tiêu dùng chấp nhận.
-Nguyên tắc trang bị PTBVCN cho người lao động
1. Các đơn vị trong Ngành trực tiếp thuê mướn, sử dụng và trả công
cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại, ngoài
thanh toán chế độ phụ cấp độc hại cho người lao động theo quy định, phải có
trách nhiệm trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động đó (theo
Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Công văn này).
2. Các đơn vị trong Ngành thuê lại lao động làm nghề, công việc có
yếu tố nguy hiểm, độc hại từ cơ quan, doanh nghiệp được cấp phép hoạt động
cho thuê lại lao động thì không có trách nhiệm trang bị phương tiện bảo vệ cá
nhân cho người lao động đó (cơ quan, doanh nghiệp được cấp phép hoạt động
cho thuê lại lao động thực hiện trách nhiệm này).
3. Lập sổ cấp phát, theo dõi việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
và phải có chữ ký của người lao động nhận phương tiện bảo vệ cá nhân (theo
mẫu tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Công văn này).
4. Thủ trưởng đơn vị căn cứ vào mức độ yêu cầu của từng công việc,
tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở để quyết định thời hạn sử dụng
phương tiện bảo vệ cá nhân. Đồng thời căn cứ yêu cầu của người lao động,
tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở để quyết định việc trang bị bổ

sung mới hoặc thay đổi loại phương tiện bảo vệ cá nhân theo danh mục quy
định.


5. Nghiêm cấm các đơn vị cấp phát tiền thay cho việc cấp phát phương
tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động hoặc giao tiền cho người lao động tự đi
mua.
1.2. Cơ sở pháp lý
* Bộ luật Lao động 2012 được Quốc hội sửa đổi và có hiệu lực từ
01/5/2013. Chương IX của bộ luật quy định “An toàn lao động, vệ sinh lao
động”. Một số điều khoản có liên quan trực tiếp là:
Điểm 1, điều 134, mục 1, chương IX quy định về chính sách của nhà
nước về AT-VSLĐ:
1. Nhà nước đầu tư nghiên cứu khoa học, hỗ trợ phát triển các cơ sở sản xuất

dụng cụ, thiết bị an toàn lao động, vệ sinh lao động, phương tiện bảo vệ cá
nhân.
 Điều 149. Phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động
1. Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại được người sử
dụng lao động trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và phải sử dụng
trong quá trình làm việc theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội.
2. Phương tiện bảo vệ cá nhân phải đạt tiêu chuẩn về chất lượng.

*Luật An toàn, vệ sinh lao động được Quốc hội ban hành ngày
25/6/2015 có quy định một số diều khoản trực tiếp liên quan đến vấn đề trang
bị PTBVCN như sau:
 Tại Điểm b, khoản 2, điều 7, chương 1 quy định quyền và nghĩa vụ
về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động:
b) Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp

bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao
động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe,
khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;


 Khoản 3, điều 16, mục 2, chương 2 của Luật quy định trách nhiệm
của người sử dụng lao động trong việc đảm bảo an toàn,vệ sinh lao động tại
nơi làm việc:
1.Trang cấp đầy đủ cho người lao động các phương tiện bảo vệ cá nhân khi
thực hiện công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; trang bị các thiết bị an
toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
 Điều 23. Phương tiện bảo vệ cá nhân trong trong lao động
1. Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được
người sử dụng lao động trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và phải
sử dụng trong quá trình làm việc.
2. Người sử dụng lao động thực hiện các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật,
thiết bị để loại trừ hoặc hạn chế tối đa yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và cải
thiện điều kiện lao động.
3. Người sử dụng lao động khi thực hiện trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân
phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Đúng chủng loại, đúng đối tượng, đủ số lượng, bảo đảm chất lượng theo
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
b) Không phát tiền thay cho việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân; không
buộc người lao động tự mua hoặc thu tiền của người lao động để mua phương
tiện bảo vệ cá nhân;
c) Hướng dẫn, giám sát người lao động sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân;
d) Tổ chức thực hiện biện pháp khử độc, khử trùng, tẩy xạ bảo đảm vệ sinh
đối với phương tiện bảo vệ cá nhân đã qua sử dụng ở những nơi dễ gây nhiễm
độc, nhiễm trùng, nhiễm xạ.

4. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về chế độ trang
cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động.
*Luật Công Đoàn quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức công đoàn.
Tại điều 6 của Luật quy định quyền và nghĩa vụ của công đoàn trong việc
đảm bảo an toàn cho NLĐ bằng phương tiện bảo vệ cá nhân.


*Nghị định 06/CP ban hành ngày 20/1/1995, quy định chi tiết một số
điều Luật về AT-VSLĐ.
*Thông tư liên tịch số 10/1998/TT-BLĐTBXH ban hành ngày
28/5/1998 quy định rõ về việc hướng dẫn về việc thực hiện trang bị PTBVCN.
Đây là thông tư hướng dẫn thi hành cho Luật lao động và Nghị Định 06/CP
*Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ
trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, được ban hành và có hiệu lực ngày
15/4/2014.
*Thông Tư CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
SỐ 02-LĐTBXH-TT NGÀY 19 THÁNG 1 NĂM 1990 VỀ CHẾ ĐỘ TRANG
BỊ PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN TRONG LAO ĐỘNG
*Quyết định 68/2008/QĐ-BLĐTBXH ban hành danh mục trang bị
phương tiện cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc
hại, được ban hành và có hiệu lực ngày 15/2/2009. Quyết định số
999/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 16/8/1999. Quyết định số 1320/1999/QĐBLĐTBXH ngày 06/10/1999. Quyết định số 722/2000/QĐ-BLĐTBXH này
02/8/2000. Quyết định số 205/2002 QĐBLĐTBXH
*Chỉ thị 10/2008/CT-TTg ban hành ngày 10/3/2008 của Thủ Tướng
Chính Phủ về việc tăng cường công tác bảo bộ lao động, an toàn lao động
1.3. Mục đích, tầm quan trọng đối với người sử dụng lao động
(NSDLĐ)/người lao động (NLĐ) và xã hội.
Mục đích ngăn ngừa và phòng tránh TNLĐ, ngăn ngừa BNN,
góp phần bảo vệ sức khỏe, tài chính và các giá trị tinh thần khác cho bản thân
NLĐ, gia đình và xã hội. Từ đó đẩy mạnh lao động sản xuất, tạo ra nhiều của

cải xã hội.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRANG BỊ PTBVCN
TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY


2.1. Tình hình TNLĐ, BNN
2.1.1. Tình hình chung
* Tai nạn lao động
- Nhìn chung tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp vẫn đang
có xu hướng gia tăng và gia tăng với tần suất rất nhanh. Theo số liệu thống kê
của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): Trung bình mỗi ngày, trên thế giới có
khoảng năm nghìn người chết vì tai nạn lao động (TNLĐ) hoặc tai nạn nghề
nghiệp. Hằng năm, tổng số người chết lên tới 2 đến 2,5 triệu người, trong đó
có khoảng 350 nghìn người chết do TNLĐ; khoảng từ 1,7 đến hai triệu người
chết do bệnh tật liên quan đến công việc… Thiệt hại ước tính tương đương
khoảng 4% GDP của toàn thế giới.
* Số vụ tai nạn lao động
Trong 06 tháng đầu năm 2015 trên toàn quốc đã xảy ra 3.416 vụ tai nạn lao
động (TNLĐ) làm 3.499 người bị nạn, cụ thể:
- Số vụ TNLĐ chết người: 257 vụ
- Số vụ TNLĐ có từ hai người bị nạn trở lên: 34 vụ
- Số người chết: 277 người
- Số người bị thương nặng: 680 người
- Nạn nhân là lao động nữ: 1.074 người
* Tình hình tai nạn tại các địa phương
Bảng 1. Những địa phương xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người trong 6 tháng
đầu năm 2016.
( Nguồn: Cục an toàn lao động – Bộ lao động thương binh xã hội )

TT

Địa phương

Số
vụ

Số
người
bị nạn

Số vụ
chết
người

Số
người
chết

Số người bị
thương
nặng


1

Bình Dương

291


299

17

18

15

2

Hải Dương

66

66

17

17

49

3

Quảng Ninh

214

216


15

16

114

4

Đồng Nai

951

956

13

13

67

5

TP Hồ Chí Minh

580

583

13


15

65

6

Tp Hà Nội

77

77

11

11

0

7

Quảng Bình

33

35

9

9


26

8

Long An

89

89

9

9

5

9

Bình Định

12

12

8

9

1


10

Hà Nam

16

16

7

7

2

*Nhận xét :
Những mặt đạt được :
- Về phía nhà nước:
+ Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến công tác trang bị PTBVCN nhằm cải
thiện đời sống lao động, đảm bảo an toàn tính mạng người NLĐ, bảo vệ tài
sản nhà nước và cơ sở lao động, giảm thiểu đến mức thấp nhất các vụ TNLĐ
và BNN;
+ Ban hành ra hệ thống pháp luật hướng dẫn việc đảm bảo thực hiện trang bị
PTBVCN, xây dựng và đưa ra các tiêu chí đầy đủ, cụ thể phù hợp với đối từng
ngành sản xuất kinh doanh của nước ta.
- Về phía doanh nghiêp:
+ Nhiều DN đã đưa chế độ trang bị PTBVCN vào kế hoạch hoạt động của
mình và chi nhiều chi phí hơn cho công tác;
+ DN lấy chuẩn trang bị PTBVCN là thước đo cho thương hiệu của mình. Từ
đó doanh nghiệp sẽ quan tâm cải thiện môi trường lao động trong các khâu



sản xuất kinh doanh, quan tâm giáo dục, huấn luyện NLĐ thực hiện tốt các
tiêu chuẩn về trang bị PTBVCN;
+ Tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe định kỳ cho NLĐ đã được các DN
quan tâm và thực hiện một cách nghiêm túc. Việc làm này đúng đắn giúp cho
NLĐ có tình thần hăng say làm việc và tin tưởng gắn bó với DN;
+ Tuyên truyền , giáo dục cho NLĐ nâng cao ý thức trong việc thực hiện các
quy định AT-VSLĐ đã được các DN thực hiện đầy đủ.
- Về phía NLĐ:
+ Ý thức chấp hành nội quy, quy định AT-VSLĐ trong các DN Việt Nam
ngày nay được nâng cao do họ nhận thức được tầm quan trọng về AT-VSLĐ
trong lao động và sản xuất;
+ Việc thực hiện tốt giúp NLĐ đảm bảo sức khỏe và khả năng của mình, giúp
họ tránh xa được các nguy hiểm TNLĐ và BNN gây ra.
Những mặt hạn chế:
- Hệ thống trang bị PTBVCN còn chồng chéo, phân tán, việc ban
hành các văn bản hướng dẫn thi hành còn chậm gây khó khăn trong việc
thực hiên công tác trang bị
- Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước nói chung còn rất thiếu
và yếu về công tác huấn luyện, bất cập giữa chức năng, nhiệm vụ tổ chức bộ
máy, biên chế, trình độ cán bộ;
- Việc tuân thủ theo pháp luật trang bị PTBVCN phần lớn các DN
hiện nay là chưa nghiêm, nhiều DN quy định mang tính chống đối sự kiềm tra
của cơ quan quản lý nhà nước.
* Một số ví dụ TNLĐ nghiêm trọng 6 tháng đầu năm 2015


- Vụ tai nạn do sập giàn giáo xảy ra vào 19g50 ngày 25/3/2015 làm 13
người chết, 29 người bị thương tại công trường thi công sản xuất và lắp đặt
thùng chìm trọng lực cảng Sơn Dương của công ty Sam sung tại Dự án

Formusa Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh;
- Vụ tai nạn do tụt đổ lò xảy ra vào 20g20 ngày 20/5/2015 làm 02
người chết tại Xí nghiệp khai thác và kinh doanh than Đông Triều, phường
Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
- Vụ tai nạn do nổ lò sinh khí xảy ra vào 02g50 ngày 08/3/2015 làm
02 người chết tại Công ty cổ phần gốm màu Hoàng Hà, xã Kim Sơn, huyện
Đông Triêu, tỉnh Quảng Ninh.
Theo báo cáo chưa đầy đủ của 63 Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội, 06 tháng đầu năm 2015 toàn quốc đã xảy ra 257 vụ tai nạn lao
động chết người, tính đến ngày 05 tháng 8 năm 2014, Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội đã nhận được 92 biên bản điều tra (106 người chết). Phân tích
các biên bản điều tra tai nạn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
có một số đánh giá như sau:
* Tình hình tai nạn lao động chết người theo loại hình cơ sở sản xuất
- Loại hình Công ty cổ phần chiếm 37% số vụ tai nạn chết người và 34 % số
người chết;
- Loại hình Công ty TNHH chiếm 33,7% số vụ tai nạn chết người và 40,6%
số người chết;
- Loại hình Doanh nghiệp nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp chiếm
17,4% số vụ tai nạn và 15,1% số người chết;
- Loại hình Doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể chiếm 8,7% số vụ tai
nạn và 7,6% số người chết;
- Loại hình Công ty liên doanh có vốn đầu tư của nước ngoài chiếm 1,1% số
vụ tai nạn và 1,0% số người chết.
* Những lĩnh vực sản xuất kinh doanh xảy ra nhiều tai nạn lao động
chết người
- Lĩnh vực xây dựng chiếm 30,4% tổng số vụ tai nạn và 37,8% tổng số người
chết;



- Lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 8,7% tổng số vụ tai nạn và 7,6%
tổng số người chết;
- Lĩnh vực cơ khí chế tạo chiếm 8,7 % tổng số vụ và 7,6% tổng số người chết;
- Lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện chiếm 7,6% tổng số vụ và 6,6% tổng số
người chết.
- Lĩnh vực khai thác khoáng sản chiếm 6,5% tổng số vụ và 6,6% tổng số
người chết;
* Các yếu tố chấn thương chủ yếu làm chết người nhiều nhất
- Ngã, rơi từ trên cao chiếm 26,1% tổng số vụ và 22,6% tổng số người chết;
- Tai nạn giao thông chiếm 20,64% tổng số vụ và 18% tổng số người chết;
- Vật rơi, đổ sập, vùi dập chiếm 18,5% tổng số vụ và 29,2 % tổng số người
chết;
- Điện giật chiếm 13% tổng số vụ và 11,3% tổng số người chết;
- Máy, thiết bị cán, kẹp, cuốn chiếm 6,5% tổng số vụ và 5,7% tổng số người
chết. Làm 13 người chết, 29 người bị thương tại hạng mục đúc thùng chìm,
Công trường thi công sản xuất và lắp đặt thùng chìm trọng lực tại Dự án
Formusa của Công ty TNHH Giang thép Hưng Nghiệp Formusa Hà Tĩnh,
Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh do Công ty Samsung C&T Corporation
là đơn vị thi công, cơ quan cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án,
khởi tố bị can.
*Bệnh nghề nghiệp
Tổng số cộng dồn trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp đến cuối năm
2014 là 28.274 trường hợp. Các bệnh mà người lao động hay mắc phải nhất
vẫn là bệnh bụi phổi, điếc, viêm gan virut nghề nghiệp…
Theo số liệu của Cục quản lý Môi trường y tế (Bộ Y tế) cho biết:
Tổng số khám bệnh nghề nghiệp năm 2014 đã đạt 107.100 trường hợp, tăng
5,3% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, đã phát hiện được 6.793 trường hợp nghi mắc bệnh nghề
nghiệp tập trung vào các bệnh bụi phổi silic (876 trường hợp), viêm phế
quản nghề nghiệp (106 trường hợp), bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất của

chì, nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp (87 trường hợp), bệnh
nhiễm độc nicotin (44 trường hợp), bệnh điếc nghề nghiệp (4.597 trường
hợp), bệnh sạm da nghề nghiệp (273 trường hợp), bệnh viêm da móng (230


trường hợp), bệnh viêm gan vi rút nghề nghiệp (486 trường hợp), bệnh lao
nghề nghiệp)…. Tuy nhiên, ở một số địa phương còn chưa có hệ thống y tế
khám và phát hiện BNN nên theo ước tính của Viện Giám định y khoa
Trung ương thì con số thực tế về người bị mắc BNN ở Việt Nam còn gấp 8
lần con số được thống kê.
Có thể nói hậu quả từ bệnh nghề nghiệp rất nặng nề, bởi nó không đơn
thuần lấy đi sức khỏe và tính mạng, gây thiệt hại về kinh tế cho người lao
động và người thân, mà đằng sau nó còn để lại những hệ lụy lâu dài ảnh
hưởng đến cả cộng đồng
2.1.2. Hậu quả
Theo số liệu báo cáo chưa đầy đủ của các địa phương, thiệt hại về vật
chất do tai nạn lao động xảy ra trong 06 tháng đầu năm 2015 (chi phí tiền
thuốc men, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình người chết và những
người bị thương,...) là 38,85 tỷ đồng, thiệt hại về tài sản là 2,4 tỷ đồng. Tổng
số ngày nghỉ do tai nạn lao động lên đến 43.953 ngày. (nguồn: Cục an toàn
lao động- BLĐTBXH).

Đó là những thiệt hại nhìn từ góc độ xã hội, còn từ phía NLĐ thì
sao?. Có một thực tế là khi TNLĐ xảy ra, NLĐ không những bị tổn hại về
tính mạng hoặc sức khỏe, mất khả năng làm việc, mà gia đình của họ cũng
gặp khốn đốn, thu nhập bị giảm sút và có thể rơi vào tình trạng đói nghèo.
Trong khi đó, chủ sử dụng lao động cũng phải tốn kém chi phí y tế,
giám định thương tật, bồi thường, trợ cấp cho người bị TNLĐ...; đó là chưa
kể uy tín của doanh nghiệp (DN) bị ảnh hưởng, hoạt động sản xuất bị gián
đoạn do phải ngừng việc để khắc phục hậu quả, phục vụ điều tra nguyên

nhân gây tai nạn.
BNN mặc dù không làm thiệt mạng ngay như TNLĐ nhưng nó để lại
di chứng, di tật và những căn bệnh nan y khó chữa, làm sa sút kinh tế, tốn thời
gian nghỉ ngơi, chạy chữa, lâu dần làm suy giảm sức khỏe cũng như khả năng
lao động của NLĐ, thậm chí là tử vong.

2.2. Nguyên nhân


Thực tế cho thấy, nhận thức của NSDLĐ và NLĐ về trang bị
PTBVCN cho NLĐ và phòng chống BNN còn hạn chế. Có nhiều nguyên
nhân dẫn đến tình trạng mất an toàn lao động như:
* Nguyên nhân thứ nhất là do người sử dụng lao động :
- Người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an
toàn.
- Người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động cho người lao
động.
- Thiết bị không đảm bảo an toàn lao động; do tổ chức lao động.
Về phía NSDLĐ, do khó khăn chung của nền kinh tế, nhiều doanh
nghiệp chưa tổ chức huấn luyện cho người lao động về an toàn, vệ sinh lao
động hoặc làm đối phó, cắt xén thời gian, nội dung; không trang bị hoặc trang
bị không đầy đủ phương tiện bảo hộ; không dành kinh phí thoả đáng để cải
thiện điều kiện và môi trường làm việc cho người lao động. Bên cạnh đó,
hằng năm mới chỉ có 15% doanh nghiệp tổ chức thực hiện khám sức khoẻ
định kỳ và đo kiểm môi trường lao động.
* Nguyên nhân thứ hai là do người lao động:
- Người lao động vi phạm quy trình, nội quy an toàn lao động.
- Người lao động không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân.
Nguyên nhân thứ hai thuộc về phía NLĐ là nhận thức của NLĐ về
công tác an toàn chưa cao. Qua thanh kiểm tra, ngành chức năng ghi nhận tình

trạng NLĐ dù biết mức độ nguy hiểm song vẫn cố tình không tuân thủ các
tiêu chuẩn, quy định an toàn; dù được trang bị nhưng không sử dụng các
phương tiện bảo hộ. Trong lao động sản xuất nông - lâm nghiệp, người lao
động đa phần thiếu hiểu biết, chủ yếu làm việc dựa vào tập quán, kinh
nghiệm, thói quen nên nguy cơ mất an toàn lao động còn cao.
* Nguyên nhân thứ ba thuộc về phía cơ quan quản lý.
-Công tác chỉ đạo của Thanh tra Nhà nước về lao động chưa thường
xuyên, thiếu nhạy bén dẫn đến việc thực hiện công tác bảo hộ lao động ở
doanh nghiệp chưa tốt;


-Số cuộc thanh tra, kiểm tra về thực hiện pháp luật lao động tại các
doanh nghiệp còn ít, hiệu quả chưa cao. Số lượng, chất lượng thanh tra viên
chưa tương xứng với tốc độ phát triển của các doanh nghiệp cả về số lượng
lẫn quy mô sản xuất, kinh doanh. Nhiều địa phương do thiếu thanh tra viên lao
động nên hầu hết chỉ tham gia các cuộc kiểm tra liên ngành còn tiến hành
thanh tra lao động được rất ít, do đó không kịp thời phát hiện những vi phạm
pháp luật lao động, dẫn đến nhiều vụ TNLĐ nghiêm trọng đã xảy ra;
-Một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chưa được các cơ quan quản lý
Nhà nước thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn thường xuyên, kịp thời nên tình trạng
vi phạm các quy định của pháp luật, các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật an
toàn còn phổ biến như: các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, lao động làm việc
trong nông, lâm, ngư nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể, các làng nghề;
-Việc xử lý các vụ TNLĐ chết người đặc biệt nghiêm trọng chưa
nghiêm; việc xử lý hành chính theo thẩm quyền đối với những người vi phạm
để xảy ra TNLĐ nghiêm trọng cũng chưa nghiêm, chưa kịp thời; một số vụ
xác định nguyên nhân gây tai nạn chưa chính xác nên chưa đưa ra đúng và
đầy đủ các biện pháp phòng ngừa TNLĐ tái diễn.
Thiết nghĩ rằng xảy ra TNLĐ và BNN trách nhiệm không phải thuộc
riêng ai, muốn giảm bớt được tình hình này chúng ta cần có sự kết hợp từ

nhiều phía: đó là ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân từ NLĐ đến người
SDLĐ, cải thiện môi trường lao động và chỉ đạo có hiệu quả các công tác
lao động sản xuất.
*Ngoài ra còn một số nguyên nhân khách quan khác xảy ra trong quá
trình lao động sản xuất.
2.3. Ví dụ minh họa về chế độ trang bị PTBVCN tại một số đơn vị
sản xuất
Những năm gần đây, tình hình TNLĐ ở khu vực Hưng Yên vẫn diễn
biến hết sức phức tạp, năm 2015 trên địa bàn tỉnh xảy ra 9 vụ TNLĐ làm 4 người
chết và 7 người bị thương nặng. Nguyên nhân chính chủ yếu là do NSDLĐ chưa
thật sự quan tâm đến công tác trang bị PTBVCN và NLĐ chưa có ý thức thực hiện
nghiêm các quy định về PTBVCN.


Trước thực trạng đó, Sở LĐTBXH tỉnh đã tăng cường chỉ đạo các DN trên địa
bàn thực hiện chế độ trang bị PTBVCN. Trong năm 2015, đã tổ chức 2 lớp huấn
luyện bảo hộ lao động, PTBVCN cho 155 cán bộ quản lý nhà nước cấp huyện, cấp
xã tại 2 huyện Ân Thi và Tiên Lữ. Đồng thời, tổ chức 2 lớp huấn luyện cho 130
NSDLĐ, cán bộ làm công tác trang bị PTBVCN của 22 DN trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, số các DN thực sự chú trọng đến công tác trang bị PTBVCN trên địa
bàn tỉnh vẫn còn rất khiêm tốn. Mới đây, Sở LĐTBXH Hưng Yên đã tiến hành
kiểm tra công tác trang bị PTBVCN tại một số DN trên địa bàn. Kết quả cho thấy
trên 11% DN chưa có hội đồng BHLĐ và trên 70% đơn vị đã có nhưng chỉ mang
tính hình thức, chiếu lệ. Hầu hết các đơn vị khi được kiểm tra đều chưa thực hiện
đầy đủ các quy định của pháp luật về trang bị PTBVCN và công tác tuyên truyền,
huấn luyện cũng chưa được chú trọng cho NLĐ.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Đối với quản lý nhà nước.
-Các Bộ, ngành chủ động kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động

đối với các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý; Phối hợp với Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp thuộc phạm vi
quản lý có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng; đặc
biệt là các công trình xây dựng trọng điểm, tiếp giáp với khu dân cư, đông
người qua lại.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các
cơ quan chức năng tại địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp
hành quy định an toàn, vệ sinh lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn,
đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có nhiều nguy cơ tai
nạn lao động; chú ý đến hoạt động xây dựng nội quy, quy trình biện pháp
làm việc an toàn, công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động tại doanh
nghiệp; tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật an toàn, vệ sinh lao động,


đặc biệt Luật An toàn vệ sinh lao động mới được Quốc hội thông qua ngày
25/6/2015 sẽ có hiệu lực vào ngày 1/7/2016.
- Tổ chức nhà nước cần kiến nghị với NSDLĐ thực hiện chế độ trang
bị và phòng ngừa TNLĐ và BNN theo quy định của pháp luật.
- Các cơ quan các cấp, ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền vận động
người sử dụng lao động quan tâm, chú ý việc xây dựng nội quy, quy trình,
biện pháp làm việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao
động tại nơi làm việc; tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật an toàn, vệ sinh
lao động cho các hội viên.
3.2 Đối với NSDLĐ
- Trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ cá nhân và thực hiện các chế độ
khác về trang bị PTBVCN đối với NLĐ;
- Mở các lớp huấn luyện, hướng dẫn theo tiêu chuẩn, quy định các
biện pháp trang bị và sử dụng phương tiện bảo hộ đối với người NLĐ;
-Các doanh nghiệp tăng cường triển khai công tác an toàn, vệ sinh lao
động, chú trọng đến các hoạt động tự kiểm tra tại doanh nghiệp, phòng ngừa

tai nạn lao động do ngã cao, vật rơi, đổ sập, điện giật; tổ chức huấn luyện an
toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động.
3.3 Đối với NLĐ
- Chấp hành nội quy, quy định về công tác trang bị PTBVCN có
liên quan đến công việc và nhiệm vụ được giao;
- Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang
bị, nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải báo cho NSDLĐ để có phương pháp
thay thế.
KẾT LUẬN
Công tác trang bị PTBVCN tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
thể hiện phần nào mục tiêu bảo vệ và phát triển nguồn lực con người cho đất


nước .Thực hiện nghiêm túc chế độ trang bị PTBVCN đã và đang dần dần trở
thành nhiệm vụ quan trọng của tất cả các doanh nghiệp , đặc biệt là trong bối
cảnh cạnh tranh gay gắt về nhân lực chất lượng cao và khách hàng cũng ngày
càng quan tâm đến sản phẩm được sản xuất trong môi trường an toàn như thế
nào .Ở nước ta công tác trang bị PTBVCN đã có nhiều chuyển biến trong
những năm gần đây ,tuy nhiên trong thực tế công tác này vẫn bộc lộ nhiều
điểm yếu kém ,hạn chế .Có rất nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng đã sảy
ra gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản.
Vì vậy, việc phối hợp và thực hiện công tác trang bị PTBVCN giữa
các cấp quản lý, NLĐ và NSDLĐ trong các doanh nghiệp tại Việt Nam là điều
quan trọng và cấp thiết hiện nay nhằm giảm thiểu những thiệt hại không đáng
có ,bao gồm những vấn đề về TNLĐ và BNN, góp phần thúc đẩy sự phát triển
của đất nước, bảo vệ sự an toàn cho NLĐ.




×