Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá đục sillago sihama (forsskal, 1775) ở huyện trần đề sóc trăn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 110 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
CỦA CÁ ĐỤC Sillago sihama (Forsskal, 1775)
Ở HUYỆN TRẦN ĐỀ - SÓC TRĂNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN
KHẤU BÍCH NHƯ
MSSV: 1153040051
LỚP: ĐH NTTS K6


Cần Thơ, 2015

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC


CỦA CÁ ĐỤC Sillago sihama (Forsskal, 1775)
Ở HUYỆN TRẦN ĐỀ - SÓC TRĂNG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

Th.S. PHẠM THỊ MỸ XUÂN

KHẤU BÍCH NHƯ
MSSV: 1153040051
LỚP: ĐH NTTS K6


Cần Thơ, 2015

ii


XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Khóa luận: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá đục Sillago sihama
(Forsskal, 1775) ở huyện Trần Đề - Sóc Trăng.
Sinh viên thực hiện: Khấu Bích Như
MSSV 1153040051
Lớp: Nuôi trồng thủy sản K6
Khóa luận được thực hiện theo đúng yêu cầu của cán bộ hướng dẫn.

Cần Thơ, ngày tháng năm 2015
Cán bộ hướng dẫn


Sinh viên thực hiện

ThS. PHẠM THỊ MỸ XUÂN

KHẤU BÍCH NHƯ


LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết khóa luận này đã được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ khóa luận cùng
cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày ….. tháng …..năm 2015
Sinh viên thực hiện

KHẤU BÍCH NHƯ

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu “Một số đặc điểm sinh học của cá đục Sillago
sihama (Forsskal, 1775) ở huyện Trần Đề - Sóc Trăng” này, em đã được nhận sự
giúp đỡ của nhiều người. Em xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám hiệu nhà trường Đại học Tây Đô. Đặc biệt là quý Thầy Cô thuộc khoa
Sinh học ứng dụng đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho chúng em những kiến
thức trong suốt quá trình học tập tại trường.
Cô Phạm Thị Mỹ Xuân, cán bộ hưỡng dẫn khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn sự
hướng dẫn nhiệt tình và những lời khuyên quý báu của Cô trong thời gian thực hiện
đề tài.

Em cũng rất cảm ơn các người bạn lớp Nuôi Trồng Thủy Sản khóa 6 đã giúp đỡ em
trong quá trình thực hiện đề tài.
Em xin cảm ơn những người thân luôn bên em khi em gặp khó khăn, động viên và
khích lệ, giúp đỡ em trong cuộc sống cũng như trong suốt quá trình em học tập.
Em xin chân thành cảm ơn!

Khấu Bích Như

ii


TÓM TẮT
Cá đục Sillago sihama (Forsskal, 1775) thuộc họ Sillaginidae, bộ fercifomes, loài cá
có giá trị sống đáy ở vùng ven biển. Mẫu cá đục dùng cho nghiên cứu được thu định
kỳ mỗi tháng / lần từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 6 năm 2015 ở huyện Trần Đề Sóc Trăng. Sau đó bảo quản lạnh và chuyển về phân tích ở phòng thí nghiệm Khoa
Sinh học ứng dụng - Trường Đại học Tây Đô.
Kết quả phân tích 551 mẫu cá đục có chiều dài từ 9,5cm – 25cm tương ứng với
trọng lượng 5,71g – 149g cho thấy cá có thân hình hơi dẹp bên, miệng nhỏ nhọn,
mất khá to, có 2 vi lưng: vi lưng thứ nhất có 9 – 11 tia vi mềm, vi lưng thứ hai có 1
gai cứng và 19 – 21 tia vi mềm. Trên cung mang thứ nhất cá đục có 8 – 14 lược
mang.
Miệng cá đục có dạng cận dưới có thể co duỗi được, răng nhỏ mịn, thực quản ngắn,
dạ dày hình túi, ruột ngắn gấp khúc có nhiều nếp gấp ở mặt trong (chỉ số tương
quan RLG = 0,46 ± 0,09). Cấu tạo cơ quan tiêu hóa phù hợp với cá ăn tạp thiên về
động vật.
Thành phần thức ăn chủ yếu của cá đục gồm giáp xác, cá, giun. Trong đó giáp xác
chiếm tỷ lệ cao nhất 27,45%, giun 23,31%, cá 21,26%.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đực cái của cá đục 1: 1,04, sức sinh sản tuyệt đối
trung bình là 19.659 ± 7887 trứng/cá và sức sinh sản tương đối đạt trung bình là 324
± 113 trứng/g cá cái.

Dựa vào kết quả cho thấy nghiên cứu về độ béo và cũng như kết quả nghiên cứu về
hệ số thành thục sinh dục của cá đục ở cả hai giới tính, ta có thể dự đoán được mùa
vụ sinh sản chính của cá đục là vào tháng 4, 5, 6 (đầu mùa mưa hàng năm).
Từ khóa: Cá đục, dinh dưỡng, Sillago sihama, Sinh sản, Sóc Trăng, Trần Đề.

MỤC LỤC
iii


TRANG
LỜI CAM KẾT.........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii
TÓM TẮT...............................................................................................................iii
MỤC LỤC............................................................................................................... iii
TRANG...................................................................................................................iv
DANH SÁCH BẢNG...........................................................................................viii
DANH SÁCH HÌNH...............................................................................................ix
Hình 4.13: Thể hiện giai đoạn thành thục sinh dục cá đực của cá đục Sillago
sihama......................................................................................................................ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................x
CHƯƠNG 1.............................................................................................................. 1
GIỚI THIỆU............................................................................................................1
1.1 Giới thiệu............................................................................................................1
1.2Mục tiêu...............................................................................................................2
1.3Nội dung nghiên cứu............................................................................................2
CHƯƠNG 2..............................................................................................................3
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.......................................................................................3
2.1 Phân loại và đặc điểm hình thái của cá đục Sillago sihama..............................3
2.1.1 Vị trí phân loại..................................................................................................................3
2.1.2Hình thái cá đục Sillago sihama.........................................................................................4


2.2 Phân bố................................................................................................................4
2.3 Đặc điểm sinh học cá đục...................................................................................5
2.3.1 Đặc điểm sinh trưởng......................................................................................................5
2.3.2 Đặc điểm dinh dưỡng.......................................................................................................5
2.3.3 Đặc điểmsinh sản..............................................................................................................6

2.4 Tổng quan về Sóc Trăng ....................................................................................8
2.4.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của tỉnh Sóc Trăng........................................................8

2.5Nguồn lợi thủy sản của tỉnh Sóc Trăng.............................................................10
2.6 Tổng quan về đối tượng nghiên cứu.................................................................10
iv


CHƯƠNG 3............................................................................................................12
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................12
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu....................................................................12
3.2. Vật liệu nghiên cứu..........................................................................................12
3.2.1 Mẫu vật...........................................................................................................................12
3.2.2 Dụng cụ và hóa chất.......................................................................................................12

3.3 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................13
3.3.1 Phương pháp thu và cố định mẫu...................................................................................13
3.3.2 Phương pháp phân tích mẫu..........................................................................................13

3.4 Phương pháp xử lý số liệu................................................................................18
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................................................19
4.1 Đặc điểm hình thái cá đục Sillago sihama.......................................................19
4.1.1 Hình dạng cơ thể cá đục Sillago sihama.........................................................................19

4.1.2 Tương quan chiều dài và khối lượng ..............................................................................20

4.2 Phân tích đặc điểm dinh dưỡng của cá đục Sillago sihama.............................22
4.2.1 Hình thái giải phẫu ống tiêu hóa của cá đục Sillago sihama............................................22
4.2.2 Tương quan giữa RLG và chiều dài cơ thể cá..................................................................25
4.2.3 Chỉ số tương quan chiều dài ruột và chiều dài thân.......................................................26
4.2.4 Phổ thức ăn của cá đục Sillago sihama...........................................................................27

4.3 Phân tích đặc điểm thành thục sinh dục cá đục Sillago sihama.......................29
4.3.1 Đặc điểm tuyến sinh dục cá đục Sillago sihama..............................................................29
4.3.2 Giai đoạn thành thục sinh dục của cá đục Sillago sihama...............................................31
4.3.3 Sự biến động tỷ lệ đực cái..............................................................................................33
4.3.4 Xác định độ béo của cá đục Sillago sihama.....................................................................34
4.3.5 Hệ số thành thục sinh dục..............................................................................................34
4.3.6 Sức sinh sản tương đối và sức sinh sản tuyệt đối..........................................................36

Tương quan sức sinh sản tuyệt đối và chiều dài của 45 mẫu cá đục được phân tích
thể hiện ở bảng 4.7..................................................................................................37
Bảng: 4.7 Tương quan chiều dài và sức sinh sản tuyệt đối....................................37
KẾT LUẬN............................................................................................................39
v


5.1 Kết luận.............................................................................................................39
5.2 Đề xuất..............................................................................................................39
PHỤ LỤC................................................................................................................A

vi



vii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Bậc thang thành thục sinh dục theo Nikolsky (1963).................................9
Bảng 4.1: Các chỉ tiêu hình thái cá đục Sillago sihama (n = 551)......................…..20
Bảng 4.2: Chỉ số RLG của cá đục Sillago sihama (n = 187).....................................26
Bảng 4.3: Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cá đục Sillago sihama.......... ở
huyện
Trần Đề - Sóc Trăng theo phương pháp thể tích……………………………...........28
Bảng 4.4: Phổ thức ăn của cá đục Sillago sihama phân bố ở huyện Trần Đề - Sóc
Trăng.......................................................................................................................…28
Bảng 4.5: Thể hiện tỷ lệ giới tính của cá đục Sillago sihama...................................33
Bảng 4.6: Sức sinh sản của cá đục Sillago sihama....................................................36
Bảng 4.7: Tương quan chiều dài và sức sinh sản tuyệt đối của cá đục Sillago sihama
.....................................................................................................................................37

viii


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Hìnhthái cá đục Sillago sihama.................................................................5
.........................................................................................................................................
Hình 3.1: Bản đồ thu mẫu...........................................................................................13
.........................................................................................................................................
Hình 4.1: Hình thái cá đục Sillago sihama (Forsskal, 1775).....................................19
Hình 4.2: Tương quan chiều dài và khối lượng của cá đục Sillago sihama..............21
Hình 4.3: Hình dạng miệng của cá đục Sillago sihama.............................................22
Hình 4.4: Hình dạng lược mang của cá đục Sillago sihama......................................23
Hình 4.5: Hình dạng ruột của cá đục Sillago sihama................................................24

Hình 4.6: Hình dạng gan cá đục Sillago sihama........................................................25
Hình 4.7: Tương quan chiều dài tổng và RLG của cá đục Sillago sihama...............25
Hình 4.8: Tần số xuất hiện các loại thức ăn của cá đục Sillago sihama...................27
Hình 4.9: Phổ thức ăn của cá đục Sillago sihama ở huyện Trần Đề - Sóc Trăng.....29
Hình 4.10: Tinh sào giai đoạn II của cá đục Sillago sihama.....................................29
Hình 4.11: Noãn soàn giai đoạn III của cá đục Sillago sihama.................................30
Hình 4.12: Giai đoạn thành thục sinh dục cá cái của cá đục Sillago sihama qua các
tháng............................................................................................................................31
Hình 4.13: Thể hiện giai đoạn thành thục sinh dục cá đực của cá đục Sillago sihama
Qua các tháng.............................................................................................................32
.........................................................................................................................................
Hình 4.14: Biến động độ béo của cá theo thời gian...................................................34
Hình 4.15: Sự biến động hệ số thành thục của cá đục Sillago sihama theo sự phát
triển của tuyến sinh dục..............................................................................................35
Hình 4.16: Sự biến động hệ số thành thục của cá đục Sillago sihama theo thời gian
.....................................................................................................................................36
Hình 4.17: Tương quan khối lượng và sức sinh sản tuyệt đối của cá đục Sillago
sihama.........................................................................................................................37

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL:

Đồng Bằng Sông Cửu Long

Hcđ:

Chiều cao đuôi


LC:

Chiều dài chuẩn

Lcuốn đuôi:

Chiều dài cuốn đuôi

Lđầu:

Chiều dài đầu

Lmõm:

Chiều dài mõm

LTC:

Chiều dài tổng cộng

O:

Đường kính mắt

OO:

Khoảng cách 2 mắt

PP:


Phương pháp

SSS:

Sức sinh sản

TSXH:

Tần số xuất hiện

W:

Khối lượng có nội quan

WO:

Khối lượng không nội quan

x


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nằm ở hạ lưu sông Mê Kôngcó tổng diện tích
khoảng 39.734 km2. Với mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, đã tạo nên một
lượng thức ăn tự nhiên và tôm cá. Theo Ủy hội sông Mekong (MRC), lưu vực này
có đến 1.700 loài cá đã được xác định (MRC, 2001).Đây chính là một trong những
lợi thế quan trọng giúp nghề nuôi trồng và khai thác thủy hải sản phát triển mạnh

mẽ. Vì vậy mà nghề nuôi thủy sản ở ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung là một
trong hai ngành quan trọng của nước ta.
Hiện nay thủy sản là thế mạnh thứ hai sau nông nghiệp của tỉnh Sóc Trăng, trong đó
kinh tế biển gắn liền với cơ cấu kinh tế mũi nhọn từ nguồn lợi thủy sản nuôi trồng,
đánh bắt hải sản, công nghiệp chế biến, thương mại - dịch vụ thủy hải sản, dịch vụ
hậu cần nghề cá vùng biển Sóc Trăng là nơi cư trú của nhiều loại thủy hải sản có giá
trị kinh tế như cá, tôm, mực.Trần Đề là huyện ven biển của tỉnh Sóc Trăng, nằm ở
cuối dòng sông Hậu, có hệ thống rừng phòng hộ ven biển, có hai con sông lớn là
sông Hậu và sông Mỹ Thanh đổ ra biển qua cửa Trần Đề và Mỹ Thanh. Đây cũng là
cửa ngõ quan trọng thông ra Biển Đông với thế mạnh là khai thác, đánh bắt, nuôi
trồng và chế biến thủy sản xuất khẩu.
Hiện nay nhiều đối tượng thủy sản đang được nuôi phổ biến như: cá tra, cá lóc, tôm
sú, tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, vẫn còn một số loài có giá trị kinh tế cao như cá
đục, cá bống tượng, cá bống cát, cá chình chưa được quan tâm đúng mức, nguồn lợi
thủy sản trong tự nhiên bị con người khai thác quá mức, sự cạnh tranh gây gắt của
thị trường thế giới làm cho đầu ra của sản phẩm cá tra, cá basa, tôm thẻ chân trắng
bấp bênh gây khó khăn cho ngành thủy sản. Do vậy việc phát triển đối tượng nuôi
mới có triển vọng kinh tế, trong đó có cá đục là việc làm cần thiết. Mặc dù là loài có
giá trị kinh tế cao nhưng nghiên cứu về loài cá này ở nước ta chưa nhiều và nghiên
cứu chưa sâu. Từ nhận định đó, việc nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài
cá này, đặc biệt là nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, dinh dưỡng và đặc điểm sinh
sản sẽ góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho hoạt động quy hoạch, khai thác bảo
vệ nguồn lợi. Đồng thời làm cơ sở cho việc ương nuôi đối tượng này trong tương
lai. Với ý nghĩa đó đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá đục
Sillago sihama (Forsskal, 1775) ở huyện Trần Đề - Sóc Trăng” được thực hiện.

1


1.2Mục tiêu

Đề tài được thực hiện nhằm bổ sung những thông tin về đặc điểm sinh học của cá
đục Sillago sihama (Forsskal, 1775) góp phần hoàn thiện những dẫn liệu về sinh
học của cá đục và cung cấp cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về sản xuất giống
và ương nuôi đối tượng này.
1.3Nội dung nghiên cứu
Mô tả một số đặc điểm về hình thái của cá đục Sillago sihama ở huyện Trần Đề Sóc Trăng.
Xác định mối tương quan chiều dài và khối lượng của cá đục Silago sihama.
Xác định một số đặc điểm dinh dưỡng của cá đục Sillago sihama.
Xác định một số đặc điểm thành thục sinh dục của cá đục Sillago sihama.

2


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Phân loại và đặc điểm hình thái của cá đục Sillago sihama
2.1.1 Vị trí phân loại
Theo nghiên cứu của Dương Vĩ Khang (1958), hệ thống phân loại của cá đục được
xác định như sau:
Tên khoa học: Sillago sihama (Forsskal, 1775)
Tên Việt Nam: Cá Đục biển
Tên địa phương: Cá Đục, cá Đục bạc, cá Đục trắng
Tên tiếng Anh: White sillago
Ngành: Chordata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Perciformes
Họ: Sillaginidae
Giống: Silago sihama
Loài: Sillago sihama(Forsskal, 1775).


Hình 2.1: Hìnhthái cá đục Sillago sihama(Forsskal, 1775)
(Nguồn: Võ Văn Thiệp, 2011)

Họ cá đục Sillaginidae có 3 giống 31 loài trong đó giống Sillago 29 loài chiếm tỉ lệ
cao nhất, giống Sillaginodes có 1 loài làS.virens (Cuvier, 1829), giống Sillaginopsis
có 1 loàilà S.panijus (Hamiton,1822).
3


Ở Trung Quốc, Vương Dĩ Khang (1958) xác định có 3 loài cá đục thuộc giống
Sillago:
Cá đục biển (Sillago sihama):phân bố rộng số lượng rất nhiều có giá trị kinh tế. Vẩy
giữa đường bên và bộ phận gai vi lưng là 5- 6 hàng.
Cá đục (Sillago japonica) vây ở giữa đường bên và bộ phận gai vi lưng chỉ có 3
hàng.
Cá đục chấm (Sillago maculata):mình có đám sọc hoặc chấm sọc.
Theo Nguyễn Hữu Phụng và ctv (1995), ở Việt Nam ghi nhận được 4 loài cá đục là
Sillago sihama, Sillago boutani, Sillago japonica, Sillago maculate.
2.1.2Hình thái cá đục Sillago sihama
Sillago sihama có thân dàidẹp bên. Đầu tương đối dài, hơi lõm xuống,mõm nhọn.
Xương nắp mang sau có một gai cứng nhỏ, nhọn. Miệng nhỏ, thẳng. Răng nhung
mọc thành đám ở trên cả 2 hàm và xương khẩu cái. Xương lá mía không có răng.
Mắt lớn, đường kính mắt lớn hơn 2,0 lần chiều dài mõm. Lược mang có 7- 9 chiếc.
Thân phủ vẩy nhỏ. Đường bên hoàn toàn, vảy đường bên hơi nhô lên, có 69-73 vảy.
Má có 2 - 3 (thường là 2 hàng) hàng vảy. Vây cứng và 20 -23 tia mềm. Vây hậu
môn đồng dạng với vây lưng thứ hai, có 2 tia gai cứng và 22 -24 tia mềm. Vây đuôi
chia thành hai thùy. Lưng màu nâu sang, sờn và bụngmàu trắng bạc. (Theo Bách
khoa thủy sản, 2007).
Theo Nguyễn Phong Hải và Cabori (2007), cá đục Sillago sihama thân dài hơi dẹp
có hai vây lưng: D1: X1; D2; I (20 - 30); vây hậu môn A; II (21 - 23); đường bên;

66 - 72 vẩy; có 34 đốt sống.
Bong bóng có 2 phần phụ phía trước, rẽ ra và kết thúc trên mỗi bên của xương chẩm
trên mang thính giác, hai đường bên phụ khởi đầu ở phía trước, mỗi cái xương
chẩm có một ống nhỏ mở ở 2 bên phía trên và kéo dài dọc theo thành bụng bên dưới
thành bụng bao quanh cho đến sau cái u có hình ống, 2 phần bụng nhỏ dần phía sau
của bong bóng hơi hướng vào phần đuôi, 2 bên phần bụng này có một phần dài và
một phần ngắn. Những phần phụ hai bên thường có dạng xoắn và có ống nhỏ mọc
lên dọcnhững đường bên này.
Thân cá đục có màu nâu nhạt, vàng nhạt hoặc nâu cát, phía dưới nâu nhạt đến trắng
bạc, thường có một dãy dọc giữa đường bên, vẩy lưng sẫm ở cuối, các vây khác
trong suốt, vây hậu môn rìa thường trắng đục.

2.2 Phân bố
4


Trên thế giới, ở phía Bắc là nơi phân bố rộng rãi nhất của cá đục: phân bố ở Ấn độ
-Tây Thái Bình Dương, phía Đông thì dọc theobờ biển phía Tây của châu Phi vào
biển Đỏ và Vịnh Ba Tư. Cá đục phân bố khắp quần đảo Indonesia, Philippines và
kéo dài đến tận phía Nam miền Bắc Australia. Hiện diện ở Trung Quốc, Nhật Bản.
ỞViệt Nam, cá đục cũng phân bố hầu như dọc theo bờ biển, tập trung nhiều ở vùng
biển miền trung,nhất là ở Bình Thuận (Lê Minh Thư,2011).
Cá đục thường sống thành bầy, thích vùng nước sạch, gần bờ có cát, có thể chôn
mình trong cát khi gặp kẻ thù.Một số loài sống ở rạn san hô. Nhưng đa số thường
phát hiện ở vùng nước nông ven biển và cửa sông, thường xuyên vào nước ngọt. Cá
đục sống ở độ sâu từ 0 - 60m, thường 0 – 20m. Nhiệt độ thích hợp 26 0C - 290C. (Lê
Minh Thư, 2011).
2.3 Đặc điểm sinh học cá đục
2.3.1 Đặc điểm sinh trưởng
Mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng:

Theo Nikolski (1963) được trích dẫn bởi Nguyễn Thị Hồng Vân (2011), sinh trưởng
của cá là quá trình gia tăng về kích thước và khối lượng cơ thể. Tốc độ sinh trưởng
của cá phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện sống, đặc tính di truyền của loài.
Quá trình này đặc trưng cho mỗi loài cá, thể hiện qua tương quan chiều dài và khối
lượng của cá.
Một nghiên cứu về cá đục Sillago sihamađược thực hiện tại New Caledonia phía
Tây nước Úc đã thiết lập được phương trình tương quan chiều dài - trọng lượng của
273 mẫu cá đục có chiều dài từ 3,5 – 2,9cm là W = 0,0056L 3.130 với hệ số tương
quan rất chặt chẽ R2 = 0,984. Một kết quả khác được nghiên cứu trên cá đục tại Thổ
Nhĩ Kỳ với số mẫu là 23, cá có chiều dài từ 8,7 – 20,5 cm, phương trình tương quan
W = 0,0053L3.064 với R2 = 0,962, phương trình tương quan của 15 mẫu cá đục ở
Nam Phi là W = 0.0115L3.029 với hệ số R2 = 0,995, cá đạt chiều dài dao động từ 3,0 –
13,1cm. (Fishbase,2014).
Cá đục tăng trưởng khá nhanh chóng, đạt được chiều dài từ 13 đến 14 cm vào
khoảng 1 năm, 16 đến 20 cm sau 2 năm, 20 đến 24 cm sau 3 năm và 24 đến 28 cm
sau 4 năm. (Lê Minh Thư, 2011).
Cá đục có kích thước tối đa khoảng 31 cm, nhưng thường thấy nhiều cá đục ở kích
thước 10- 15 cm. Tuổi thọ cá có thể đến 7 năm. (Lê Minh Thư, 2011).
2.3.2 Đặc điểm dinh dưỡng

5


Tính ăn của cá thay đổi theo giai đoạn phát triển của cơ thể. Điểm chung nhất của
các loài cá là khi mới nở từ trứng đều dinh dưỡng bằng noãn hoàng. Đây là quá
trình dinh dưỡng bên trong. Hết noãn hoàng cá chuyển sang tìm kiếm thức ăn trong
môi trường nước. Thức ăn thích hợp cho giai đoạn này (ấu trùng) là động vật phù
du có kích thước phù hợp với khả năng bắt mồi của cá. Sau giai đoạn này, cá
chuyển sang ăn thức ăn của loài (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009).
Theo Mai Đình Yên và ctv (1979) cho rằng cá ăn thịt thường có miệng lớn, cá ăn

thực vật thường có miệng nhỏ, còn theo tác giả Nguyễn Bạch Loan (2003), cá ăn
động vật kích thước lớn có răng to, bén và răng chó.
Theo Smith (1991), thực quản của hầu hết loài cá thường ngắn tuy nhiên các loài cá
có tính ăn khác nhau thì độ đàn hồi của thực quản cũng khác nhau. Dạ dày thường
có quan hệ với thức ăn và kích thước con mồi. Nhưng những loài có dạ dày lớn có
thể ăn được những con mồi có kích thước lớn và ngược lại. Chiều dài ruột của cá
phụ thuộc vào tuổi và loại thức ăn tự nhiên mà chúng tiêu thụ, chiều dài ruột gia
tăng theo sự gia tăng tỉ lệ các loại thức ăn thực vật trong khẩu phần ăn của cá.
(Nguyễn Minh Kha, 2011).
Theo Nikolsky (1963) trích dẫn bởi Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định (2004),
căn cứ trên tầm quan trọng của loại thức ăn đó trong khẩu phần ăn của cá phân chia
thức ăncá ra thành 4 loại.
Thức ăn cơ bản: Là loại thức ăn được cá thường xuyên sử dụng và chiếm tỉ trọng
lớn nhất trong khối lượng thức ăn mà cá ăn vào.
Thức ăn thứ cấp: là loại thức ăn thường phát hiện trọng ống tiêu hóacá, nhưng với
số lượng ít.
Thức ăn ngẫu nhiên: thức ăn chiếm số lượng rất ít trong ống tiêu hóa.
Thức ăn bắt buộc là loại thức ăn được cá sử dụng khi thiếu thức ăn cơ bản.
Cá đục là loại cá ăn thiên về động vật. Phổ thức ăn khá rộng có thể ăn được các loài
giáp xác, giun nhiều tơ, cá, tôm có kích thước nhỏ. Có sự khác biệt về thành phần
thức ăn trong ống tiêu hóa của cá đục ở các giai đoạn khác nhau nếu cá nhỏ thức ăn
chủ yếu là giáp xác, copepoda thì cá lớn lại là giun nhiều tơ và các loại cá, tôm
nhỏ(Lê Minh Thư, 2011).

2.3.3 Đặc điểmsinh sản

6


Tuổi thành thục của cá khác nhau theo loài và phụ thuộc vào điều kiện sống, trong

đó nổi bật nhất là nhiệt độ và thức ăn.
Cá là động vật biến nhiệt nên đặc tính sinh sản theo mùa thể hiện rất rõ. Cá sinh
sống ở vùng nhiệt đới thì có thời gian sinh sản kéo dài hầu như quanh năm. Tuy
nhiên vẫn có những thời kỳ cá sinh sản nhiều (mùa vụ sinh sản chính).Sức sinh sản
của cá thay đổi theo kích thước trứng (những cá có trứng nhỏ thì sức sinh sản cao),
khả năng bảo vệ con cái (những loài có đặc tính bảo vệ con thì sức sinh sản thấp).
Nghiên cứu đặc tính sinh sản của cá ở ĐBSCL đã khẳng định mùa vụ sinh sản của
đa số các loài cá ở ĐBSCL tập trung vào đầu mùa mưa (Lê Như Xuân và ctv, 1994).
Chu kì sinh sản của cá thường được xác định bằng cách khảo sát về hình thái và tổ
chức của tuyến sinh dục. Phương pháp thông thường để đánh giá giai đoạn thành
thục của cá là dựa theo bậc thang thành thục (bậc thang chín muồi sinh dục). Có rất
nhiều tác giả đưa ra bậc thang thành thục theo đối tượng nghiên cứu của mình. Tuy
khác nhau giữa các tác giả nhưng cũng có nhiều điểm chung.
Bảng 2.1: Bậc thang thành thục sinh dục theo Nikolsky (1963)
Giai đoạn

Mô tả

I

Cá thể non, chưa thành thục sinh dục.

II

Tuyến sinh dục có kích thước rất nhỏ, mắt thường không nhìn thấy
hạt trứng.

III

Giai đoạn thành thục. Bằng mắt thường nhìn thấy những hạt trứng,

khối lượng tuyến sinh dục tăng lên rất nhanh, tinh sào có màu trắng
trong, chuyển sang màu hồng nhạt.

IV

Giai đoạn chín muồi. Tuyến sinh dục có kích thước lớn nhất, nhưng
ấn nhẹ các sản phẩm sinh dục chưa chảy ra.

V

Giai đoạn đẻ trứng. Các sản phẩm sinh dục chảy ra khi ấn nhẹ vào
bụng cá. Khối lượng tuyến sinh dục từ đầu đến cuối giai đoạn đẻ
trứng giảm đi rất nhanh.

IV

Giai đoạn sau khi đẻ trứng. Các sản phẩm sinh dục được phóng thích
hết, lỗ sinh dục phồng lên, tuyến sinh dục trong dạng túi mềm nhão.
Ở con cái thường có những trứng nhỏ còn sót lại, ở con đực còn sót
lại một ít tinh trùng.
(Nguồn: Nikolsky, 1963)

Cá đục đạt kích cỡ thành thục tối thiểu 106 mm ở cá đực và 117 mm ở cá cái,mặc
dù cá trưởng thành khi chúng đạt đến 130 mm chiều dài.

7


Cá sinh sản quanh năm,nhưng đỉnh điểm sẽ vào một lần trong năm ở các thời điểm
khác nhau tùy theo loài:

Ở Thái Lan đỉnh điểm sinh sản từ tháng 8 – tháng 10.
Ở Việt Namtừ tháng 11 - tháng 4.
Ở Ấn Độ từ tháng 11- tháng3.
Cá đẻ trứng nổi có hình cầu, không màu. Kích thước từ 0,5- 0,6 mm, không có giọt
dầu lớn (Lê Minh Thư, 2011).
Theo Shamsann và Ansari (2009), trứng cá đục Sillago sihama có kích thước ở giai
đoạn phát triển sau:
Giai đoạn I: 0,02 - 0,05 mm.
Giai đoạn II: 0,14 -0,22 mm, cuối giai đoạn II :0,22 -0,35 mm.
Giai đoạn III:0,32 -0,44 mm.
Giai đoạn IV: 0,44 - 0,5 mm. Một số trường hợp lên đến 0,64 mm.
2.4 Tổng quan về Sóc Trăng
Tỉnh Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu, với diện tích 3.311 km 2, dân
số1.315.509 người. Sóc Trăng có nguồn đất đai màu mỡ, hệ thống kênh rạch chằng
chịt cùng với lợi thế nằm trên tuyến quốc lộ 1A thông suốt và nối liền các tỉnh,
thành hai phía Bắc - Nam và các tuyến quốc lộ như Quốc lộ 60, tuyến Nam Sông
Hậu và quản lộ Phụng Hiệp,...với hệ thống giao thông thủy bộ thông suốt và nối dài
tạo nên cho Sóc Trăng một đặc trưng riêng của vùng đồng bằng Nam bộ, tạo nên
những tiềm năng và cơ hội rất lớn nhằm thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, còn góp phần
tạo nên những điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển du lịch trong tỉnh, thu hút các
nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ngoài ra, lợi thế 72km bờ biển nối liền giáp với
biển Đông là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nguồn kinh tế biển của tỉnh.
(Nguyễn Thanh Hải, 2011).
2.4.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của tỉnh Sóc Trăng
2.4.1.1 Vị trí địa lý của tỉnh Sóc Trăng
Sóc Trăng là 1 trong 13 tỉnh thuộc vùng ĐBSCL được tái thành lập năm 1992. Hiện
Sóc Trăng có tất cả 11 đơn vị hành chánh, gồm 10 huyện và 01 thành phố, với
109xã, phường, thị trấn trực thuộc; dân số cuối năm 2009 là 1.292.800 người, mật
độ dân số 390người/ km2.


8


Phía Bắc, Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía Nam giáp biển Đông, phía Đông Bắc
giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu. Là tỉnh đồng bằng cùng với
lợi thế địa lý có bờ biển dài và 3 cửa sông lớn là Trần Đề, Định An, Mỹ Thanh, Sóc
Trăng có lợi thế phát triển kinh tế biển tổng hợp, bao gồm nuôi trồng thủy hải sản,
nông - lâm nghiệp biển, cảng cá, xuất nhập khẩu, du lịch và vận tải biển. (TS
Nguyễn Anh Tuấn, 2013).
2.4.1.2 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Sóc Trăng
Về khí hậu:Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng gió mùa,
hàng năm có mùa khô và mùa mưa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa
khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,80C.
Về đất đai, thổ nhưỡng: Đất đai của Sóc Trăng có độ màu mỡ cao, thích hợp cho
việc phát triển cây lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày như mía, đậu nành, bắp,
các loại rau màu như hành, tỏi và các loại cây ăn trái như bưởi, xoài, sầu riêng...
Hiện đất nông nghiệp là 276.677 ha, chiếm 82,89%; trong đó, đất sản xuất nông
nghiệp là 205.748 ha (chiếm 62,13%), đất lâm nghiệp có rừng 11.356 ha (chiếm
3,43%), đất nuôi trồng thuỷ sản 54.373 ha (chiếm 16,42%), đất làm muối và đất
nông nghiệp khác chiếm 0,97%. Trong tổng số 278.154 ha đất nông nghiệp có
144.156 ha sử dụng cho canh tác lúa, 21.401 ha cây hàng năm khác và 40.191 ha
dùng trồng cây lâu năm và cây ăn trái. Riêng đất phi nông nghiệp là 53.963 ha và
2.536 ha đất chưa sử dụng.
Về sông ngòi: Sóc Trăng có hệ thống kênh rạch chịu ảnh hường của chế độ thủy
triều ngày lên xuống 2 lần, mực triều dao động trung bình từ 0,4 m đến 1 m. Thủy
triều vùng biển không những gắn liền với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của dân
địa phương, mà còn mang lại nhiều điều kỳ thú cho du khách khi đến tham quan, du
lịch và tìm hiểu hệ sinh thái rừng tự nhiên.Nhờ vào địa thế đặc biệt, nơi dòng sông
Hậu đổ ra biển Đông, vùng có nhiều trữ lượng tôm cá, Sóc Trăng có đủ điều kiện
thuận lợi để phát triển kinh tế biển tổng hợp.

Về tài nguyên rừng và biển: Sóc Trăng còn có nguồn tài nguyên rừng với diện tích
11356 ha với các loại cây chính: Tràm, bần, giá, vẹt, đước, dừa nước phân bố ở 4
huyện Vĩnh Châu, Long Phú, Mỹ Tú và Cù Lao Dung. Rừng của Sóc Trăng thuộc
hệ rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ở khu vực đất nhiễm phèn.
Sóc Trăng có 02 cửa sông lớn là sông Hậu (đổ theo 02 con sông lớn Trần Đề, Định
An) và sông Mỹ Thanh. Sóc Trăng có nhiều thuận lợi trong phát triển thuỷ hải
sản,nông - lâm nghiệp biển, công nghiệp hướng biển, thương cảng, cảng cá, dịch vụ
cảng biển, xuất nhập khẩu, du lịch và vận tải biển.

9


(TS Nguyễn Anh Tuấn, 2013).
2.5Nguồn lợi thủy sản của tỉnh Sóc Trăng
Sóc Trăng là tỉnh có lợi thế về nguồn lợi thuỷ sản và ngư trường rộng lớn với chiều
dài bờ biển dài và 3 cửa sông chính đổ ra biển. Những năm qua, địa phương này đã
phát huy tiềm năng to lớn trên để đứng vào hàng thứ 4 trong khu vực duyên hải
Đồng bằng sông Cửu Long về khai thác biển.
Hiện thủy sản là thế mạnh thứ hai sau nông nghiệp của tỉnh Sóc Trăng, trong đó
kinh tế biển gắn liền với cơ cấu kinh tế mũi nhọn từ nguồn lợi thủy sản nuôi trồng,
đánh bắt hải sản, công nghiệp chế biến, thương mại – dịch vụ thủy hải sản, dịch vụ
hậu cần nghề cá…
Nguồn lợi thủy sản, vùng biển của Sóc Trăng là nơi trú ngụ của nhiều loại thủy, hải
sản nước lợ và nước mặn có giá trị kinh tế. Qua điều tra xác định có 661 loài cá, 35
loài tôm trong đó có cả các loài tôm hùm, tôm rồng, 23 loài mực gồm các họ mực
nang, mực ống và mực sim. Ngoài ra còn có nhiều loài cua, ghẹ và nhuyễn thể khác.
Khả năng khai thác hải sản gần bờ có thể được trên 20 nghìn tấn/năm, ngoài ra tỉnh
Sóc Trăng còn có điều kiện vươn ra khai thác xa bờ để tăng sản lượng và hiệu quả
khai thác cao hơn nữa.
Do diện tích bãi triều rộng lớn cộng với hệ thống sông ngòi, kênh rạch ven biển có

thể xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền hàng chục km ở Sóc Trăng, điều này đã
tạo điều kiện để Sóc Trăng có thể phát triển nuôi trồng thủy sản mặn, lợ với qui mô
diện tích từ 70 nghìn ha đến 80 nghìn ha, hình thành các vùng nuôi trồng thủy sản
tập trung công nghiệp và bán công nghiệp có giá trị hàng hoá lớn. Đặc biệt, do nằm
ở khu vực cửa sông Hậu có cửa Định An và cửa Trần Đề, Sóc Trăng có lợi thế phát
triển cảng biển và dịch vụ vận chuyển - kho bãi đường sông, đường biển. Nếu xây
dựng cảng tổng hợp ở Đại Ngãi và Trần Đề cùng với cải tạo luồng lạch ra vào thì có
thể tiếp nhận tàu trọng tải đến 10.000 DWT, hình thành khu cảng biển kết hợp với
phát triển khu công nghiệp và đô thị quan trọng của tỉnh.
(Trung Hiếu, 2014).
2.6 Tổng quan về đối tượng nghiên cứu.
Bộ cá vược (Perciforrmes) gồm 40% các loại cá xương và làbộ lớn nhất trong số
các bộ của động vật có xương sống, có kích thước, hình dạng đa dạng và hầu như
được tìm thấy trong mọi loại hình thủy vực. Trong bộ này có nhiều loài có giá trị
kinh tế cao và một số đã trở thành đối tượng nuôi quan trọng như: Channa striatus,
Anabas testudineus, Trichogater pectoralis… Do vậy, có khá nhiều loài có giá trị
kinh tế nhưng những nghiên cứu chỉ dừng lại ở miêu tả sơ lược về đặc điểm hình
10


×