Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Chuyên đề 8 đảm bảo chất lượng giáo dục đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.04 KB, 34 trang )

ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
PGS. TS. Đặng Xuân Hải

I.CÁC QUAN ĐIỂM VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QL CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI
MỘT CƠ SỞ GDĐH
I.1. Một số khái niệm liên quan
1.1. Chất lượng GD: Khái niệm chất lượng nói chung và chất lượng GD nói
riêng là một khái niệm đa chiều và có tính tương đối. Nhiều tác giả định nghĩa
về chất lượng không hoàn toàn giống nhau (và ở các trường của chúng ta đang
dùng tỉ lệ số học sinh đạt được điểm cao làm thước đo chất lượng!). Một quan
niệm về chất lượng thường được trích dẫn nhiều : Chất lượng là sự phù hợp với
mục đích (Quanlity-fitnees for purpose) và mục đích có thể không giống nhau
đối với người sử dụng “sản phẩm” nên khái niệm chất lượng như vậy mang
tính tương đối. Đối với GDĐH có một định nghĩa thể hiện rõ nhất nội hàm của
khái niệm chất lượng đó là quan điểm của tổ chức đảm bảo chất lượng GD đại
học quốc tế (INQAAHE - International Network of Quality Assurance
Agencies in Higher Education) :
Chất lượng trong giáo dục có thể hiểu thông quan 2 khía cạnh :
(1) Tuân theo các chuẩn quy định đối với GDĐH.
(2) Đạt được các mục tiêu đề ra cho quá trình GDĐH.
Theo quan niệm thứ nhất, muốn có chất lượng cần phải xây dựng các chuẩn
mực, cần có Bộ tiêu chuẩn, tiêu chí (hay đôi khi gọi là các chỉ số của chuẩn mực)
để đánh giá chất lượng giáo dục GD ĐH về tất cả các hoạt động liên quan đến việc
tạo ra sản phẩm và với một cơ sở GDĐH là tất cả các lĩnh vực hoạt động của cơ sở
1


GDĐH đó và việc kiểm định chất lượng một trường ĐH sẽ dựa vào các chuẩn mực
đã thống nhất hay Bộ tiêu chuẩn, tiêu chí đã ban hành. Theo quan điểm này muốn
quản lí chất lượng nhà trường phải xây dựng hệ thống chất lượng cho nhà trường
ĐH


Theo quan niệm thứ 2, khi không hoặc chưa có bộ tiêu chuẩn, tiêu chí việc
quản lí và kiểm định chất lượng đào tạo sẽ dựa trên mục tiêu của từng hoạt động
tạo ra sản phẩm và các lĩnh vực hoạt động của nhà trường để đánh giá. Những mục
tiêu này sẽ được xác lập trên cơ sở trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
và những điều kiện đặc thù của ngành học, trường học cụ thể.
Từ khái niệm chất lượng GDĐH, chúng ta cũng có thể hình thành khái niệm
chất lượng dạy học ĐH. Theo quan niệm thứ nhất, muốn có chất lượng DH cần
phải xây dựng các chuẩn mực cho hoạt động dạy và hoạt động học. Chuẩn mực
hoạt động dạy gắn liền với chuẩn mực các yếu tố cấu thành họat động DH như MT
DH- ND DH- Phương thức dạy học và chuẩn mực trong kiểm tra đánh giá kết quả
dạy học. Theo quan niệm thứ 2, khi không hoặc chưa có bộ tiêu chuẩn, tiêu chí cho
việc nhận diện chất lượng hoạt động DH, việc quản lí DH sẽ dựa trên mục tiêu của
từng hoạt động tạo ra kết quả DH và đó chính là ”giá trị gia tăng” về kiến thức, kỹ
năng thái độ ở người học trong quá trình dạy học và các giá trị gia tăng đó góp
phần phát triển năng lực, phẩm chất cho người học khi học một môn học, bài học
cụ thể.
Từ khái niệm chất lượng GDĐH cũng hình thành khái niệm chất lượng một
nhà trường ĐH. Để đánh giá chất lượng GD của một trường ĐH cần dùng Bộ tiêu
chí được ban hành; hoặc dùng các chuẩn đã quy định; hoặc đánh giá mức độ thực
hiện các mục tiêu đã định sẵn của TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO của trường đó, gắn với
sứ mạng nhà trường cụ thể. Điều này có nghĩa là khi nói đến chất lượng GDDH
phải gắn với tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể hoá mục tiêu đặt ra cho quá trình GDĐH ở
một nhà trường ĐH.
2


Từ các quan điểm trên muốn có chất lượng NTĐH phải xác định MT cụ thể cho
từng hoạt động trong nhà trường và xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí nhận diện
kết quả đạt được thông qua các minh chứng cụ thể và đó là các yếu tố chủ yếu của
hệ thống chất lượng của một nhà trường. CHUẨN ĐẦU RA là một tiếu chí nhận

diện chất lượng của một trình độ đào tạo, chất lượng một trường ĐH.
Đối với Việt nam, chất lượng GDĐH là sự đáp ứng của NTĐH đổi với các yêu cầu
về mục tiêu GDĐH được quy định trong luật GDĐH và các quy định về tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng nhà trường ĐH do Bộ GD&ĐT ban hành và thực tế được đánh
giá qua chất lượng hoạt động GD đạt chuẩn đầu ra và mức độ đạt được phẩm chất,
năng lực của người học.
Đối với GDĐH nói chung và một nhà trường ĐH nói riêng theo quan điểm của
chương trình hành động Dakar (2000) của UNESCO đề cập qua 10 yếu tố sau:
1/ Người học khỏe mạnh, được khuyến khích để có động cơ học tập chủ động
2/ GV thành thạo nghề nghiệp và được động viên đúng mức.
3/ PP&KTDH tích cực
4/ Chương trình GD thích hợp với người dạy và người học và với yêu cầu xã hội
5/Trang thiết bị, phương tiện và đồ dùng dạy học và công nghệ GD thích hợp, dễ
tiếp cận
6/ Môi trường học tập bảo đảm vệ sinh, an toàn, lành mạnh
7/ Hệ thống đánh giá thích hợp với môi trường và quá trình GD và kết quả GD
8/ Hệ thống QLGD có tính tham gia và dân chủ
9/ Tôn trọng và thu hút được sự tham gia của SV trong hoạt động GD
10/Các thiết chế, chương trình GD có nguồn lực thích hợp, thỏa đáng và bình đẳng

3


Trên cơ sở 10 ”dấu hiệu” nhận diện chất lượng một nhà trường có thể gom lại 4
dấu hiệu chính để nhận diện chất lượng một nhà trường đó là ”con
người”(CBQL;GV;HS) có chất lượng; Chương trình GD có chất lượng; Môi
trường GD có chất lượng và quan hệ NT -XH được phát huy tác dụng.!!
Theo quan điểm của GS Nguyễn Đức Chính [1] thì hệ thống chất lượng là tập hợp
các yếu tố sau:
• 1. Danh mục các lĩnh vực (hoạt động) cần quản lí với các chuẩn mực nhất

định
• 2. Quy trình thực hiện nội dung nêu trên
• 3. Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành (đạt được) 2 nội dung nêu trên
Bộ chuẩn cho các hoạt động chủ yếu của NT là điểm tựa của hệ thống chất lượng
của một NT
1.2. Quản lí chất lượng và các cấp độ quản lí chất lượng
1.2.1. Quản lí chất lượng ở một nhà trường chính là toàn bộ hoạt động có kế
hoạch và hệ thống được tiến hành để bảo đảm chất lượng GD của nhà trường (chất
lượng đầu vào-quá trình và đầu ra) và được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo
sự tin tưởng thoả đáng rằng sản phẩm GD của nhà trường sẽ thoả mãn đầy đủ các
yêu cầu chất lượng (tuân thủ các tiêu chuẩn và thủ tục, quy trình).
Từ quan điểm trên QL chất lượng của NT gắn với việc xây dựng kế hoạch cụ thể
cho từng hoạt động trong nhà trường và xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí nhận
diện kết quả đạt được thông qua các minh chứng cụ thể để chứng minh rằng nhà
trường luôn lấy mục tiêu chất lượng làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động và được
giám sát, đánh giá theo các tiêu chí cụ thể. QL chất lượng một nhà trường chính là
tổ chức vận hành hệ thống chất lượng của nhà trường để đạt được mục tiêu chất
lượng.
4


Cùng với sự phát triển của văn hóa chất lượng; QL chất lượng cũng có các cấp
của nó
1.2.2. Các cấp độ quản lí chất lượng
Theo Sallis, 1993; Có 3 cấp độ của quản lí chất lượng đó là Kiểm soát chất lượng;
Bảo đảm chất lượng và Quản lí chất lượng tổng thể theo tiến trình của QL chất
lượng theo các cấp độ kế thừa từ thấp lên cao hơn; cấp độ sau chứa những yếu tố
của cấp độ trước nó.

QUẢN LÍ CL TOÀN DIỆN

Total Quality Management

TQM
BẢO ĐẢM CHẤT
LƯỢNG

KIỂM SOÁT
CHẤT LƯỢNG

(Quality
assurance:
QA)

Quality Control

Phòng ngừa, tuân thủ hệ
thống chất lượng

TQM: QA và cải
tiến liên
tục

Phát hiện và
loại bỏ

-Kiểm soát chất lượng (KSCL) là quá trình quản lí chất lượng bao gồm việc kiểm
tra và loại bỏ phế phẩm ở công đoạn cuối của quá trình tạo ra sản phẩm nếu không
thoả mãn các tiêu chuẩn đã đề ra cho sản phẩm (ở việt nam thường gọi là KCSkiểm tra chất lượng sản phẩm!). Với GD&ĐT với quan niệm chất lượng sản phẩm
gắn với quá trình GD&ĐT nên KSCL theo quan điểm như vậy khó phù hợp vì khái
niệm “loại bỏ” không sử dụng đối với sản phẩm GD! Và nếu vận dụng mức độ này

các chuẩn mực và quy trình được xây dựng và ban hành bởi cơ quan quản lí cấp
5


trên (ví dụ đối với GD là Bộ quy định về tuyển sinh và thi cử khi kết thúc quá trình
GD) sau đó cấp dưới (các trường trực thuộc) thực hiện.
KSCL coi trọng kiểm tra, kiểm soát từ ngoài để phát hiện vi phạm hay loại bỏ.
Trong bối cảnh quản lí hành chính, bao cấp đây là cấp độ quản lí chất lượng là
thông dụng.
-Bảo đảm chất lượng (BĐCL); Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5814 “Bảo đảm
chất lượng là toàn bộ hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiến hành trong hệ
chất lượng và được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo sự tin tưởng thoả đáng
rằng thực thể (đối tượng) sẽ thoả mãn đầy đủ các yêu cầu chất lượng”. BĐCL là
quá trình quản lí chất lượng trong đó coi trọng phòng ngừa trước và trong quá
trình tạo ra sản phẩm,ở đây các chuẩn mực và quy trình thực hiện chất lượng được
xây dựng và thực hiện chủ yếu bởi cơ sở GD&ĐT nơi trực tiếp tạo ra sản phẩm
GD&ĐT;cơ quan bên ngoài đóng vai trò hỗ trợ, giám sát và tổ chức kiểm định. Vai
trò của cấp trên hoặc bên ngoài chỉ có tính chất định hướng và hỗ trợ. Với các cơ sở
GD&ĐT có quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cao mức độ quản lí chất lượng này
sẽ phát huy tác dụng ở mức độ bảo đảm chất lượng (Quality Assurance) với xu
hướng phi tập trung hoá, tăng cường phân cấp quản lý giáo dục, đề cao tính tự chủ
và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở GD/đào tạo nói chung và trong đảm bảo chất
lượng GD/đào tạo nói riêng. Hình thành dần văn hoá chất lượng và hệ thống chất
lượng của các cơ sở đào tạo thông qua quá trình đánh giá bên trong (tự đánh giá và
cải tiến chất lượng). Vai trò quản lý nhà nước được thể hiện cụ thể ở việc hoạch
định chính sách chất lượng, hệ thống các chuẩn mực bảo đảm chất lượng, xây dựng
và ban hành quy trình, cơ chế thực hiện đánh giá bên ngoài (External Assessment)
để đánh giá công nhận hoặc kiểm định chất lượng GD/đào tạo, giảm dần vai trò can
thiệp trực tiếp vào các khâu tạo nên chất lượng của nhà trường. Việc chuyển sang
mức độ bảo đảm chất lượng là một bước tiến lớn về quản lý chất lượng đào tạo cả ở

cấp độ vi mô (nhà trường) và cấp vĩ mô ( quản lý nhà nước ). Đối với mức bảo đảm
6


chất lượng đánh giá bên ngoài là để tăng cường cơ chế bảo đảm chất lượng nội bộ
(tự chịu trách nhiệm về chất lượng của nhà trường đối với xã hội).
-Quản lí chất lượng tổng thể (QLCLTT) là bước phát triển tiếp theo của bảo đảm
chất lượng và cũng là cấp độ cao nhất của tiến trình QL chất lượng; điều này cũng
có nghĩa trong QLCLTT chứa BĐCL nhưng có bổ sung yêu cầu cải tiến liên tục
và văn hoá chất lượng cao của mọi thành viên tham gia tạo ra sản phẩm. Ở đây,
trách nhiệm về chất lượng của những người trực tiếp tham gia quá trình GD&ĐT
trong nhà trường được phát huy tối đa, làm thoả mãn nhất “khách hàng” của sản
phẩm GD&ĐT.
I.2.3. Mô hình quản lí chất lượng: Mô hình BS/ISO 9000
Dưới cách tiếp cận khác có Mô hình BS/ISO 9000 và mô hình này thực chất là hệ
thống chất lượng, là các văn bản quy định tiêu chuẩn và quy trình chi tiết ở mỗi
công đoạn của quá trình sản xuất để bảo đảm sản phẩm hay dịch vụ có chất lượng
hay phải “phù hợp với mục đích”
Mô hình ISO là mô hình được hiệp hội chất lượng quốc tế thống nhất (hiệp hội ra
đời từ 1947 đóng trụ sở tại Gênevơ; lần đầu tiên ban hành bộ tiêu chuẩn ISO 1987
(ISO -9001-9002-9003) sau đó là 1994 và 2000 (tích hợp chỉ còn ISO-9001/2000;
đến 2008 đưa ra các yêu cầu mới và thành bộ tiêu chuẩn ISO 9000-2008) với quan
điểm chất lượng sản phẩm là do hệ thống quản lí chất lượng quyết định và phải làm
đúng ngay từ đầu không phân biệt cơ sở sản xuất hay dịch vụ. Những năm gần đây
ISO được đưa nhiều vào lĩnh vực dịch vụ và các cơ quan dịch vụ bắt đầu vận dụng
ISO để xây dựng hệ thống quản lí chất lượng của mình. Đối với GD&ĐT, một khi
GD&ĐT được coi là lĩnh vực “dịch vụ xã hội” ISO được nghiên cứu vận dụng vào
quản lí nhà trường. Những người ủng hộ xu hướng này thì nêu quan điểm với triết
lí là đúng ngay từ đầu thông qua “viết những gì cần làm” và “làm đúng những gì đã
viết” và coi trọng việc lưu hồ sơ kiểm tra công việc thì việc đưa ISO vào quản lí

nhà trường là chuyện “bình thường”. Những người không ủng hộ xu hướng này thì
7


cho rằng quy trình tạo ra sản phẩm GD&ĐT có những nét đặc thù và “tính nhất
quán của chất lượng sản phẩm” mà ISO coi trọng sẽ rất khó có được đối với sản
phẩm GD&ĐT....Gần đây có nhiều bài viết về vấn đề này đăng trên tạp chí GD hay
tạp chí KHGD (người đọc có thể xem mục lục 2 tạp chí này giai đoạn 2005-2010)
và một số nhà trường cũng đã công bố là đã “đạt chứng chỉ ISO”. (Bạn đọc có thể
tìm hiểu sâu về ISO ở các tài liệu hoặc tham khảo từ mạng được trích dưới đây)
ISO (International Organization for Standardization) là Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế.
Được thành lập vào năm 1947, hiện nay có trên 150 quốc gia thành viên. Việt Nam gia nhập
vào ISO năm 1977, là thành viên thứ 77 của tổ chức này.
Nhiệm vụ của ISO: Thúc đẩy sự phát triển về vấn đề tiêu chuẩn hoá nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ quốc tế. Với ích lợi và tính hiệu quả của
việc áp dụng ISO, ngày nay người ta mở rộng phạm vi áp dụng vào cả lĩnh vực quản lý hành
chính, sự nghiệp.
Có 8 nguyên tắc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, đó là:
1. Hướng về khách hàng
Tổ chức phụ thuộc vào khách hàng, do đó tổ chức phải thấu hiểu nhu cầu hiện tại và tương
lai của khách hàng, phải đáp ứng yêu cầu của khách hàng và nổ lực đáp ứng vượt mong đợi của
khách hàng.
2. Tính lãnh đạo
Người lãnh đạo thiết lập sự thống nhất về mục đích và hướng đi của tổ chức. Họ tạo ra và
duy trì môi trường nội bộ, trong đó mọi người đều có thể huy động đầy đủ để đạt được mục tiêu
của tổ chức.
3. Sự tham gia của mọi thành viên.
Con người là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quá trình hình thành chất lượng. Do đó
cần:
Tạo ra môi trường làm việc thuận lợi.

Xây dựng chính sách động viên, khen thưởng kịp thời.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Phát hiện, phát hy tính sáng tạo của mọi thành viên.
4. Tiếp cận theo quá trình
Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả khi các nguồn lực và các hoạt động liên
quan được quản lý như một quá trình.

8


5. Tiếp cận theo hệ thống để quản lý
Việc xác định, nhận thức và quản lý các quá trình có quan hệ với nhau như một hệ thống,
đóng góp vào hiệu quả, hiệu lực của tổ chức để đạt được các mục tiêu.
6. Cải tiến liên tục
Cải tiến liên tục là mục tiêu của tất cả các tổ chức.
Để thực hiện cải tiến liên tục, cần thực hiện các bước sau:
+ Xác định các quá trình cải tiến.
+ Phân tích, hoạch định giải pháp.
+ Tổ chức thực hiện giải pháp.
+ Đo lường kết quả thực hiện.
+ Đánh giá kết quả.
7. Quyết định dựa trên sự kiện
Thông tin, dữ liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời và có khả năng lượng hoá được sẽ phản ánh
bản chất sự việc.
Trong ISO, sau khi thực hiện xong công việc, việc thiết lập hồ sơ và lưu trữ hồ sơ là công việc
quan trọng và cần thiết, bởi vì đó là bằng chứng chứng minh công việc đã được thực hiện.
Phân tích thông tin, dữ liệu khoa học giúp lãnh đạo đưa ra các quyết định đúng.
Hồ sơ là các loại giấy tờ liên quan đến một người, giải quyết một vụ việc, một vấn đề nào đó …,
qua đó nói lên các kết quả đạt được hay cung cấp bằng chứng về các hoạt động được thực hiện,
được tập hợp lại một cách có hệ thống: hồ sơ cán bộ, hồ sơ mời giảng, hồ sơ mua sắm hàng hoá,


8. Quan hệ hợp tác cùng có lợi với nhà cung cấp
Tổ chức và nhà cung cấp phụ thuộc lẫn nhau và mối quan hệ cùng có lợi sẽ nâng cao năng
lực của cả hai bên để tạo ra giá trị.

I.2.4. Các thành tố tạo nên chất lượng GD theo quan điểm CIPO
Theo quan điểm của UNESCO chất lượng và quản lí chất lượng có theo mô hình
C(Context)-I(Input)-P(Process)-O(Outcome): CIPO
1. Hoàn cảnh nhà trường (Context): Môi trường KT-XH, chính sách, điều
kiện văn hóa…
2. Đầu vào (Input) : 5M , Man (con người); Material (CSVC); Money (tài
chính); Method (PP&KT dạy học); Management (quản lí)

9


3. Quá trình (Process): PDCA , Plan – xây dựng kế hoạch chất lượng; Do –
Thực hiện kế hoạch; Check – Giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch (cá
nhận, tổ, trường); Act – Tác động cải tiến chất lượng
4. Đầu ra (Outcome) : Kết quả GD của NT gồm năng lực, phẩm chất của
người học; tỉ lệ lên lớp, tốt nghiệp…đáp ứng yêu cầu XH
Chất lượng đầu ra ở một nhà trường cũng thường được nhận diện thông qua các
yếu tố sau:
- Khối lượng, nội dung và trình độ kiến thức người học chiếm lĩnh được
- Kỹ năng kỹ xảo thực hành trang bị cho người học ;
- Năng lực nhận thức và năng lực tư duy của học sinh ;
- Phẩm chất nhân văn của học sinh .
Trên cơ sở các thành tố trên, người ta thường dựa vào các yếu tố sau để đánh giá
về chất lượng giáo dục :
a) Chất lượng đầu vào: trình độ đầu vào thỏa mãn các tiêu chí, mục tiêu đề

ra .
b) Chất lượng quá trình GD: mức độ đáp ứng yêu cầu của quá trình dạy và
học và các quá trình GD khác.
c) Chất lượng đầu ra: mức độ đạt được của đầu ra (chất lượng HS ở cuối
quá trình GD; HS chuyển cấp hay ra trường..) so với chuẩn kiến thức, kỹ năng cần
đạt được quy định cho từng môn học.
d) Chất lượng sản phẩm: mức độ đạt các yêu cầu của học sinh tốt nghiệp
qua đánh giá của chính bản thân học sinh, của cha mẹ, của địa phương và của xã
hội.
1.2.5. “Văn hoá chất lượng”
Muốn có chất lượng và phát triển bền vững phải có văn hóa chất lượng
Văn hóa chất lượng là toàn bộ ý thức, hành vi và giá trị liên quan đến chất lượng
của một cơ sở GD&ĐT được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển
của tổ chức nói chung và nhà trường nói riêng, trở thành các giá trị, các quan niệm,
tập quán và thói quen, trở thành truyền thống ăn sâu vào hoạt động của tổ chức/nhà
trường, chi phối tình cảm, nếp nghĩ và hành vi của mọi thành viên của nhà trường
trong việc theo đuổi thực hiện sứ mệnh và các mục tiêu chất lượng của cơ sở
10


GD&ĐT. Với cách hiểu trên văn hóa có 3 cấp độ: cấp độ “hình thức” (bề nổi, nhìn
thấy được như nhà trường có khang trang, sạch đẹp không), cấp độ “hành vi” (thể
hiện qua ứng xử giữa CB-GV với nhau trong trường và với đối tác của NT) và cấp
độ “giá trị” (thương hiệu của nhà trường). Chỉ khi văn hóa trở thành thói quen,
mang tầm giá trị thì nó trở thành tài sản vô hình của một tổ chức, một nhà trường.
Văn hóa chất lượng của một cơ sở GD&ĐT cũng thể hiện qua phong cách lãnh đạo
của những người quản lí tổ chức đó và tác phong làm việc của đội ngũ giáo
viên/nhân viên và ý thức, phong cách học tập của học sinh được rèn luyện bởi nhà
trường đó. Hạt nhân văn hóa chất lượng của một cơ sở GD&ĐT là triết lí vận hành
tổ chức /NT, hệ giá trị mà tổ chức /NT đó theo đuổi, gắn liền với chất lượng của sản

phẩm mà cơ sở GD&ĐT đó cung cấp cho XH, tạo nên thương hiệu của nhà trường
đó; là niềm tin và chuẩn mực làm việc, ứng xử với công việc và đối tác. Một nhà
trường có văn hóa chất lượng thường được nhận diện qua các yếu tố sau:
a)Chính sách chất lượng là điểm tựa cho mọi hoạt động; mọi sáng kiến nâng cao
chất lượng công việc được đánh giá cao; b) chức vụ chỉ là thứ yếu so với sự đóng
góp hay sự hoàn thành công việc có chất lượng, hiệu quả; c) lãnh đạo là chức năng
hành động cho chất lượng chứ không phải của cương vị; cam kết chất lượng của
lãnh đạo là tiền đề cho văn hoá chất lượng d) phân quyền để đạt tới những mục
tiêu thách thức được hỗ trợ bởi sự phát triển liên tục, tạo bầu không khí trách
nhiệm chất lượng công việc, cho việc phát huy nội lực của từng thành viên cho
mục tiêu chất lượng. Nó cũng bao hàm ý nghĩa là mọi người trong cơ sở đào tạo,
dù ở cương vị, chức vụ nào, làm nhiệm vụ gì cũng đều là người quản lý nhiệm vụ
của bản thân mình trong một quá trình cải tiến liên tục để phấn đấu chất lượng
công việc do mình đảm nhiệm ngày càng tốt hơn. Mỗi cán bộ, thành viên của một
cơ sơ giáo dục phải hiểu, sống và làm việc theo quan niệm mới về chất lượng, luôn
lấy mục tiêu chất lượng là tiêu chí hành động, đây là biểu hiện quan trọng của văn
hoá chất lượng . Tuy nhiên, thay đổi văn hoá tổ chức không chỉ thuần tuý yêu cầu
thay đổi hành vi của đội ngũ mà đòi hỏi thay đổi cả cách thức quản lý và điều hành
11


của cơ sở đào tạo. Người quản lý phải nhận thức được rằng đội ngũ dưới quyền là
những người tạo ra chất lượng, tuy nhiên việc lãnh đạo tạo ra cơ chế tự giám sát và
được đánh giá là rất quan trọng. Những thành quả lao động phải được thừa nhận
gắn với mức độ đạt được mục tiêu chất lượng. Người lãnh đạo phải biết đánh giá
đúng những thành quả lao động của đội ngũ dưới quyền và biết nhân những thành
quả lên tầm cao mới. Động cơ làm việc của đội ngũ xuất phát từ phong cách lãnh
đạo của nhà quản lý và môi trường làm việc của họ.
* Để đội ngũ làm việc tự giác, tích cực có hiệu quả và sản phẩm có chất
lượng, các nhà quản lý phải đóng vai trò là người trợ giúp và tạo các điều kiện,

giúp đỡ giáo viên trong giảng dạy và học sinh học tập thay vì kiểm soát họ trong
quá trình dạy và học bằng các biện pháp hành chính.
Để xây dựng được văn hoá chất lượng phục vụ cần :
1. Có cam kết mà trước hết là cam kết của lãnh đạo đối với mục tiêu chất
lượng, đảm bảo sự tham gia tích cực của mọi thành viên trong trường: sinh viên,
giảng viên, cán bộ phục vụ, các tổ chức và cá nhân có quan hệ với trường.
2. Tạo dựng cơ chế để các đối tác có thể biểu đạt sự quan tâm đến kết quả
công việc mà họ là người được phục vụ.
3. Cùng nhau xác định tầm nhìn cho tương lai, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn
của trường và biến thành kế hoạch hành động của từng bộ phận, từng cá nhân, trên
cơ sở đó phải xây dựng được các quy trình, thủ tục thực hiện các công việc theo
mục tiêu chất lượng.
4. Xây dựng các chỉ số chất lượng và bộ chuẩn (tối thiểu) cho từng công việc
lớn nhỏ trong trường (viết ra những điều cần làm!).
5. Xác định các thông số chất lượng và yêu cầu bắt buộc về chất lượng cho
mọi hoạt động trong trường.(làm đúng những điều đã viết với ý thức thoả mãn đối
tác, “khách hàng”!)
12


6. Định kì rà soát lại mục tiêu chất lượng và nội dung công việc cũng như
các quy trình, thủ tục để cải tiến liên tục.
7. Xây dựng cơ sở dữ liệu (bằng chứng) cho mỗi hoạt động trong trường,
mọi công việc của từng cá nhân.
8. Xây dựng cơ chế đối thoại gữa các bộ phận trong nhà trường, phá bỏ mọi
rào cản, khi xuất hiện “mâu thuẫn” cần sự bàn bạc, giải quyết.
9. Có kế hoạch phát triển cho từng thành viên và thực thi một cách nghiêm
túc những cam kết .
10. Đổi mới, khuyến khích đổi mới, ghi chép và thảo luận về các kết quả đầu
ra của công việc liên quan đến nhiều người.

11. Lưu trữ dữ liệu về những thay đổi hoặc bất cập về điều kiện bảo đảm
chất lượng.
12. Xây dựng một chu trình cải tiến hàng năm cho toàn bộ các quá trình có
trong tổ chức, đối với nhà trường:
-

Lãnh đạo cam kết với mục tiêu chất lượng và quản lí sự hợp tác,

công nhận và ủng hộ cải tiến vì mục tiêu chất lượng
-

Triển khai chức năng nhiệm vụ một cách chuyên nghiệp về chất

lượng: Các hội đồng chất lượng, nhóm chất lượng, các vấn đề chuyên
môn về chất lượng và chi phí cho chất lượng.

II. XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GD ĐH
VIỆT NAM
Khi QL theo chức năng chúng ta thường đề cập đến các chức năng QL; QL chất
lượng vẫn có thể sử dụng các chức năng quản lí nhưng các nội dung của chức năng

13


gắn với các tiêu chuẩn, tiêu chí để xác định mức độ thực hiện. Hệ thống đảm bảo
chất lượng là tập hợp các yếu tố sau:
• 1. Danh mục các lĩnh vực (hoạt động) cần quản lí với các chuẩn mực nhất
định
• 2. Quy trình thực hiện nội dung nêu trên
• 3. Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành (đạt được) 2 nội dung nêu

trên
Thông thường QL chất lượng theo tiếp cận quá trình hay còn gọi là tiếp cận
C(context-bối cảnh)-I (Input-đầu vào)-P(Proccess-quá trinh)-O(output-đầu ra):
CIPO (đầu vào-quá trình-đầu ra trong một bối cảnh cụ thể) và chúng tôi trình bày
vấn đề theo tiếp cận này.
2.1. Xác lập các chuẩn mực và các chỉ số đối các yếu tố liên quan đến chất
lượng GDĐH của cơ sở GDĐH theo tiếp cận CIPO.
Để cho một cơ sở GDĐH hoạt động có chất lượng theo quan điểm của tiếp cận hệ
thống cần bảo đảm chất lượng đầu vào-quá trình và đầu ra. Tham khảo quan điểm
của Hoy W.K. and Miskel C.G., (2001)[2] các yếu tố đó có thể mô tả như sau:
Đầu vào
-Chính sách,
tầm nhìn
-Nguồn
lực
(nhân lực, vật
lực,tài lực)
-Thiết bị và
công nghệ
-Công
tác
tuyển sinh
-Năng lực giáo
viên
-Trợ giúp của
cộng đồng

Quá trình
-Tổ chức lớp
học

-Tổ chức hoạt
động D&H
- Cách thức
kt/đg thành tích
học tập
- Triển khai các
hoạt động tạo ra
sản phẩm của
nhà trường
- Các quyết

Đầu ra
-Thành tích học
tập
-Hài lòng của
giáo viên
-Tỉ lệ lên lớp
-Tỉ lệ tốt nghiệp
với việc làm và
thăng tiến
- mức độ đáp
ứng yêu cầu của
cộng đồng, xã
hội và của các
đối tác
14


định quản lí


Đảm bảo mối quan hệ biện chứng của 3 công đoạn

2.1.Các chuẩn mực đầu vào :
1.1.Sứ mạng của nhà trường chỉ ra những nhiệm vụ và các mục tiêu trường cần đạt
được; đối tượng phục vụ và mục đích GD&ĐT của nhà trường. Mục tiêu và nhiệm
vụ đặt ra phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường. Chính sách chất
lượng được tuyên bố rõ ràng và được cụ thể hoá thành kế hoạch chất lượng.
1.2.Công tác lập kế hoạch và phân bổ nguồn lực phải dựa trên sứ mạng và nhiệm
vụ của nhà trường và sự phân tích ưu tiên những hoạt động của nhà trường cho
công tác bảo đảm chất lượng. Công tác thông tin, truyền thông phải là một nội dung
của kế hoạch
1.3. Chương trình GD của trường phải được xây dựng trên cơ sở sứ mạng và nhiệm
vụ GD được xác định. Chương trình phải được xây dựng dựa trên cơ sở pháp lí và
vận dụng tiếp cận phát triển chương trình (xác định nhu cầu- xây dựng chuẩn đầu
ra- lựa chọn nội dung và phương thức phù hợp với yêu cầu của chuẩn đầu ra....) vào
quá trình xây dựng và hoàn thiện chương trình theo yêu cầu đổi mới GD
1.4. Công tác tuyển sinh được coi trọng cả khâu quảng bá và quy trình thực hiện
tuyển sinh để nắm chắt được đối tượng đầu vào; tạo điều kiện cho việc xây dựng kế
hoạch GD của nhà trường theo mục tiêu đầu ra đã xác định.
1.5. Nhà trường có đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên,nhân viên tương ứng với
nhiệm vụ và mục tiêu GD đã xác định, tương ứng với số lượng sinh viên /GV đã
được quy định. Chức trách của các đối tượng được quy định rõ ràng và cụ thể để
tiện cho việc giám sát và đánh giá mức độ thực hiện
15


1.6. Nhà trường đáp ứng đầy đủ về cơ sở vật chất để triển khai các hoạt động cho
bảo đảm chất lượng đối với sản phẩm hoạt động của nhà trường. Hạ tầng cơ sở
(phòng học, phòng thí nghiệm, thông tin thư viên, khuôn viên nhà trường...) đáp
ứng đầy đủ (theo quy định tối thiểu) để thực hiện được sứ mạng và nhiệm vụ đã đặt

ra cho hoạt động GD&ĐT nói riêng và các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ cũng
như các hoạt động theo nhiệm vụ được phân công; đặc biệt hỗ trợ tốt cho hoạt động
dạy học có kết quả.
1.7. Nguồn lực tài chính phải được huy động và sử dụng có hiệu quả, hướng vào
mục tiêu chất lượng và được quản lí theo đúng quy định của nhà nước về tự chủ và
chịu trách nhiệm.
1.8. Có chính sách mở rông quan hệ (với địa phương và công đồng xã hội; với quốc
tế) và khai tốt mối quan hệ cho việc thực hiện sứ mạng và mục tiêu phát triển nhà
trường và hỗ trợ hoạt động chuyên môn.
1.9. Hình thành tổ chức đảm bảo chất lượng với cơ cấu phù hợp với mục tiêu đảm
bảo chất lượng các yếu tố của hệ thống quản lí chất lượng của nhà trường
2.2.Các chuẩn mực liên quan đến quá trình :
2.1.. Tổ chức thực hiện các chính sách và các quyết định liên quan đến bảo đảm
chất lượng một cách quyết liệt và triệt để, thường xuyên liên tục
2.2. Việc triển khai các kế hoạch, sử dụng các nguồn lực và tiến hành đánh giá các
kết quả đạt được phải tạo động lực để có biến đổi tích cực nâng cao chất lượng nhà
trường. Định kỳ đánh giá việc huy động và hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính
2.3. Tổ chức lớp học phù hợp với đặc điểm của bậc học (đặc điểm nhà trường) và
phù hợp với yêu cầu của phương thức tổ chức dạy học môn học; quan tâm đến môi
trường học tập của người học. Triển khai các hoạt động theo các chuẩn mực, thủ
tục, quy trình đã xác định và công khai hoá. Công tác hỗ trợ người học được thực
hiện đáp ứng nhu cầu chính đáng của người học
16


2.4. Chương trình GD được triển khai theo đúng yêu cầu của “chuẩn kiến thức, kỹ
năng” và bám sát “chuẩn đầu ra” khi triển khai hoạt động đào tạo. Tổ chức hoạt
động dạy học theo đúng yêu cầu đặt ra theo hướng tăng cường hoạt động của người
học, “lấy người học làm trung tâm”. Phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng
và gắn với việc đạt được mục tiêu của môn học, góp phần đạt được chuẩn kiến

thức, kỹ năng của môn học nói riêng và “chuẩn đầu ra” của chương trình GD nói
chung. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập gắn với việc kiểm định mức độ đạt được
chuẩn kiến thức, kỹ năng và mục tiêu giáo dục; góp phần khảng định sản phẩm
GDĐH đạt được mục tiêu GDĐH đã đề ra cả năng lực và phẩm chất.
2.5. Tổ chức thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn và phục vụ cộng cồng, xã hội.
Coi trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ, đặc biệt hình thành và phát triển “văn hoá
chất lượng” cho mọi thành viên của nhà trường.
2.6. Triển khai các hoạt động bảo đảm chất lượng thông qua đầu mối là “tổ chức
đảm bảo chất lượng” của nhà trường hay một thiết chế trách nhiệm nào đó (tuỳ cơ
cấu của nhà trường)
2.3.Các chuẩn mực liên quan đến đầu ra :
Hiện nay nhiều người lấy điểm số để đo chất lượng đầu ra; điều này chỉ đúng một
phần vì điểm gắn với đo lường kết quả học tập nhưng điểm ở cấp độ nào của việc
đạt được MT mới là vấn đề liên quan đến chất lượng và đến lượt nó MT được xác
định như thế nào thì kết quả đo được mới phản ảnh chất lượng mà xã hội mong
muốn.
3.1.Mục tiêu đạt được của các môn học phải gắn với chuẩn kiến thức, kỹ năng của
môn học và góp phần đạt được chuẩn đầu ra của chương trình GD. Năng lực của
người tốt nghiệp được xác định bằng kết quả của quá trình học tập ở cơ sở GD, nhà
trường thông qua các mức độ đạt được các tiêu chí của “ chuẩn đầu ra” đã xác định

17


cho chương trình GD. Nhà trường công khai các chuẩn mực đánh giá kết quả học
tập để các bên liên quan có thể kiểm định.
3.2.Tỉ lệ người tốt nghiệp so với người nhập học (lưu ban, bỏ học...). Tỉ lệ học lên
và tỉ lệ có việc làm sau tốt nghiệp cũng như khả năng thăng tiến của sản phẩm GD
phải được theo dõi (theo số liệu điều tra và thống kê hàng năm).
3.3. Đánh giá sự hài lòng của đội ngũ và của các đối tác về hoạt động của nhà

trường và về các sản phẩm của nhà trường thông qua việc lấy ý kiến phản hồi hàng
năm
3.4. Số lượng các sáng kiến kinh nghiệm được đánh giá và phát huy tác dụng đối
với cộng đồng, xã hội, đem lại kết quả cụ thể; được “khách hàng” đánh giá cao.
-Để có thể lượng hoá các chuẩn mực nêu trên cần phải có các công cụ nhận diện
đó là các chỉ số gắn với dữ liệu định lượng và định tính mà trong quản lí chất lượng
gọi là các tiêu chí (các tiêu chí phải cụ thể hoá để có thể lượng hoá các tiêu chuẩn
liên quan đến đầu vào-quá trình-đầu ra như trình bày ở trên). Tiêu chí ở mỗi tiêu
chuẩn nêu trên không nhất thiết phải giống nhau cho các loại trường khác nhau (đối
với loại hình trường như trường ĐẠI HỌC với đinh hướng, phân tầng theo quy
định của luật GD ĐH sẽ có khác biệt so với trường không cùng “thang bậc” và một
số nội dung hoạt động sẽ được đặt trọng số cao hơn...). Ở các văn bản hướng dẫn
kiểm định chất lượng nhà trường và các cơ sở giáo dục đều có cụ thể hoá các tiêu
chí để đánh giá cho từng tiêu chuẩn vì vậy người đọc có thể tham khảo thêm các tài
liệu đó để nhận diện các tiêu chí cho các chuẩn mực đã trình bày ở trên trong quá
trình xây dựng các chuẩn mực quản lí chất lượng cho cơ sở GDĐH của mình.
Muốn quản lí chất lượng có kết quả và thực hiện đánh giá chất lượng các chỉ số cần
các minh chứng, minh chứng là bằng chứng hữu ích cho việc nhận diện cái được,
cái chưa được vì vậy việc xây dựng các chỉ số và các minh chứng cho các tiêu
chuẩn liên quan đến Đầu vào-Quá trình-Đầu ra nêu trên là rất quan trọng và bắt
buộc. Dựa vào các chuẩn mực và các chỉ số (tiêu chí) có thê đánh giá là tốt nếu tài
18


liệu lưu trữ kết quả và bằng chứng rõ ràng có triển khai thực hiện có hiệu quả từng
yêu cầu trong từng tiêu chí của đa số các chuẩn mực (tiêu chuẩn) nêu trên. Đánh
giá là không tốt nếu tài liệu lưu trữ kết quả và bằng chứng rõ ràng là chưa hoặc
không triển khai thực hiện từng yêu cầu trong từng tiêu chí của đa số các chuẩn
mực (tiêu chuẩn) nêu trên. Điều này quan trọng trong việc nâng cấp cấp độ quản lí
chất lượng của nhà trường từ mức kiểm soát chất lượng lên mức cao hơn.

Một trong những lời khuyên hữu ích cho những người tham gia quản lí chất lượng;
trích từ [2] là:
Thực hiện quy tắc 6 W và 1 H : Who: Ai làm ?; What : Làm việc gì ?; Where: Làm
việc đó ở đâu ?; When: Làm khi nào ? Why: Tại sao làm việc đó? Whom: Ai là đối
tác nhận kết quả? How: Làm việc đó như thế nào?
Mỗi mảng công việc được thực hiện bởi các bộ phận của nhà trường. Trong từng
bộ phận cần phải “mô tả công việc” theo chức năng nhiệm vụ của mình và gắn với
các chuẩn mực của công việc mà phần trên đã trình bày (bảng mô tả đó cần có các
mục : nội dung công việc; người chịu trách nhiệm chính; kết quả cần đạt với các
chuẩn mực cụ thể (đầu ra công việc);đối tác “hưởng thụ” và mức độ hài lòng của
họ...). Ví dụ đối với GV, giáo án và kế hoạch dạy học là một loại “mô tả công việc”
lên lớp; với nhân viên tài vụ chẳng hạn nội dung thanh toán một chứng từ là bản
mô tả công việc...v.v.
Bản mô tả công việc này phải được thực hiện ở tất cả các bộ phận và gắn với các
địa chỉ cụ thể và đây là một phần của “viết những điều cần làm” để thực hiện công
việc một cách có chất lượng.
Sau khi đã có các bản “mô tả công việc” cần thực hiện đúng quy trình vì vậy phải
xây dựng quy trình cho từng “bản mô tả công việc” nêu trên.Nguyên tắc của quy
trình triển khai công việc là căn cứ vào “quy mô công việc” và các “lực lượng phối
hợp” để vẽ “đường đi đến đích” của công việc theo một logic hợp lí nhất, phù hợp

19


với các quy định tiến hành công việc của cơ quan và mong đợi của đối tác tiếp nhận
kết quả công việc đó.
Quy trình thực hiện công việc cụ thể thể coi nó là một “sơ đồ” có các véctơ nối
nhau mà điểm đầu và điểm cuối của mỗi véctơ là điểm xuất phát và đích của một
nội dung công việc cụ thể để tiến hành công việc một cách khoa học nhất (có thể
theo sơ đồ xương cá hay grráp). Một khi quy trình đã được thống nhất và phê duyệt

bới người có trách nhiệm (thường là trưởng bộ phận hay trưởng đơn vị) thì bắt
buộc phải thực hiện đúng và đây chính là việc thực hiện “đúng những gì đã viết”
theo tư tưởng quản lí chất lượng của ISO. Tuy nhiên quy trình đảm bảo chất lượng
một cơ sở GD&ĐT (một nhà trường) rất gần với quy trình kiểm định chất lượng
nhưng ở đây chủ yếu là “tự kiểm định”! nó cũng phải trải qua các công đoạn tự
đánh giá theo các tiêu chuẩn, tiêu chí đã xác định (do chính cơ sở mình tự xác định)
với các minh chứng thực hiện được lưu giữ, tiếp đến là đánh giá thẩm định bản tự
đánh giá của nhà trường (có thể phản biện chéo) để khảng định mức độ đạt được và
tính chính xác của tự đánh giá và tự đưa ra kết luận về mức độ đạt được chất lượng
của mình hoặc của các bộ phận của nhà trường .
3. Chức năng quản lí trong bảo đảm chất lượng
Quản lí tốt chất lượng đầu vào và quá trình GD là điều kiện cần để bảo đảm chất
lượng đầu ra; điều kiện đủ để bảo đảm chát lượng là luôn phân tích yêu cầu của
XH (mà trực tiếp là yêu cầu của các cấp QLGD) để cải tiến chất lượng nhắm đáp
ứng tốt nhất nhu cầu của XH.
3.1. Kiểm tra trong quản lí chất lượng.
Khi đã “viết ra những việc cần làm” với các chuẩn mục, thủ tục, quy trình.Việc
thực hiện “làm đúng những điều đã viết” cần sự chỉ đạo sát sao của người quản lí .
Công việc cụ thể của hoạt động này là quán triệt cho mọi người nhận thức và kỹ
năng thực hiện công việc với “văn hoá chất lượng” cao (Không hoàn thành có chất
lượng công việc tổ chức sẽ mất thương hiệu và không phát triển được và tổ chức
không phát triển thì bản thân cũng không có cơ hội phát triển!). Tiếp theo là có cơ
20


chế theo dõi giám sát việc thực hiện và sẵn sàng “can thiệp” (sửa lỗi lay bổ sung
điều kiện) để động viên, khuyến khích việc thực hiện hoặc cho “lời khuyên” kịp
thời và thưởng phạt công minh để tin rằng kế hoạch chất lượng được thực hiện tốt.
Khi kiểm tra để chỉ đạo tốt việc thực hiện những điều nêu trên cần chú ý 3 nội dung
kiểm tra:

a/ Kiểm tra đầu việc đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí đã ban hành
Giả sử chúng ta đã có các tiêu chuẩn và chuẩn mực cho các hoạt động của cơ sở
chúng ta và nếu cần thiết chúng ta sẽ xem xét lại định kỳ để xem tính phù hợp của
nó và lượng gía ( đưa ra các chỉ số định lượng) các thủ tục thực hiện. Trong giai
đoạn thực hiện các chuẩn mực đã được thống nhất và công bố thì việc tuân thủ và
thực hiện chúng là rất quan trọng. Khi kiểm tra công việc theo tiếp cận QL chất
lượng cần phải kiểm tra thông qua việc thực hiện các chuẩn mực đã quy định. Ví dụ
khi kiểm tra giáo án cần kiểm tra có tuân thủ cấu trúc một giáo án đã được nhà
trường thông qua (Xác định MTDH cho người học-> lựa chọn ND DH theoMT->
Mô tả các hoạt động chuyển tải ND DH thông qua các hoạt động tương tác GV<>HS để HS đạt được MT-> Kiểm tra được mức độ đạt được MT...) hay tỉ lệ hoạt
động của GV/HS trên lớp của một giờ chuyển tải nội dung dạy học (thường là GV
không “nói hoặc đọc chép” quá 1 tỷ lệ thời gian nào đó của tiết/buổi học (ví dụ 6070% thời lượng một buổi/tiết lên lớp LÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG “SEARCH-RE
SEARCH”, nếu giáo án theo tinh thần đổi mới PPDH!), nghĩa là các tiêu chuẩn
nhận diện “phát huy các yếu tố tích cực của các PPDH trong một giờ lên lớp phải
được “lượng hóa” ..v..v..Dạy học là công việc sáng tạo của GV tuy nhiên việc tuân
thủ các “chuẩn mực” sẽ góp phần tạo nên chất lượng như mong muốn của người
quản lí.
b/Kiểm tra việc thực hiện quy trình, thủ tục
ở đây chỉ khu trú đối với quy trình thủ tục thực hiện công việc cụ thể gắn với các
nhiệm vụ của các bộ phận hay cá nhân của tổ chức. Sau khi đã có “bộ tiêu chuẩn,
tiêu chí và thủ tục quy trình thực hiện công việc” đã được “viết ra” vấn đề bây giờ
21


là “làm đúng những điều đã viết” và được kiểm tra, giám sát mức độ thực hiện. Do
nhiều lí do như “văn hoá chất lượng” thấp mà chủ thể thực hiện các quy trình thủ
tục thường “quên” hay “rút gọn” làm cho công việc không đạt được kết quả mong
đợi. ở giai đoạn “văn hoá chất lượng” chưa hình thành hay ở giai đoạn đầu kiểm tra
từ ngoài là rất quan trọng. Khi văn hoá chất lượng đã được nâng cao thì việc tự
đánh giá và báo cáo trở thành công cụ kiểm tra phù hợp nhất. Thời gian “chuyển

giai đoạn” dài hay ngắn phụ thuộc vào văn hoá tổ chức và ý thức của nhân viên
cũng như sự chỉ đạo quyết liệt của cấp quản lí.
c/Kiểm tra kết quả
Kết quả là sản phẩm của quy trình hoạt động; khi kết quả đạt được không như
mong đợi một trong các nguyên nhân là không tuân thủ quy trình, thủ tục. Tuy
nhiên, cũng có thể có các nguyên nhân khác, chỉ thông qua việc “lưu trữ hồ sơ công
việc” mới biết được nguyên nhân “tốt” hoặc “chưa tốt”. Ngay cả khi đã tuân thủ
quy định trên nhưng khâu “lưu hồ sơ” không tốt cũng là một khiếm khuyết trong
quản lí chất lượng; vì vậy kiểm tra kết quả gắn với việc kiểm tra việc lưu hồ sơ
thực hiện công việc kèm theo kết quả đã đạt được. Điều này cần được quán triệt
cho cả người kiểm tra lẫn người được kiểm tra
3.2. Đánh giá chất lượng đã đạt được ở một nhà trường :
3.2.1. Các nội dung đánh giá
Hiện nay chúng ta thường có thói quen đánh giá chất lượng nhà trường qua tỉ
lệ HS khá giir hay có HS đạt giải cao ở các cuộc thi. Theo quan điểm của [1],
Trong giáo dục người ta thường dùng một bộ thước đo bao gồm các tiêu chí và các
chỉ số ứng với các lĩnh vực trong quá trình GD và dịch vụ cộng đồng của các
trường. Bộ thước đo này có thể dùng để đánh giá đo lường các điều kiện đảm bảo
chất lượng, có thể đánh giá đo lường bản thân chất lượng đào tạo của một trường.
Các chỉ số đó có thể là chỉ số định lượng, tức là đánh giá và đo được bằng điểm số.

22


Cũng có thể có các chỉ số định tính, tức là đánh giá bằng nhận xét chủ quan của
người đánh giá.
Việc đánh giá, đo lường chất lượng có thể được tiến hành bởi chính đội ngũ
giảng viên, sinh viên của trường nhằm mục đích tự đánh giá các điều kiện đảm bảo
chất lượng đào tạo cũng như đánh giá bản thân chất lượng đào tạo của trường mình.
Ví dụ, một trường tự điều tra số lượng học sinh tốt nghiệp và “đường đi” của họ

trong thời gian 6 tháng sau khi tốt nghiệp để tìm hiểu mức độ đáp ứng yêu cầu của
các đối tác nói riêng và của xã hội nói chung của học sinh trường mình.
Việc đánh giá, đo lường chất lượng cũng có thể được tiến hành từ bên ngoài
do các cơ quan hữu quan thực hiện với các mục đích khác nhau (khen - chê, xếp
hạng, khuyến khích tài chính, kiểm định công nhận .v.v ..)
Dù đối tượng của việc đo lường, đánh giá chất lượng là gì và chủ thể của việc
đo lường, đánh giá là ai thì việc đầu tiên, quan trọng nhất vẫn là xác định mục đích
của việc đo lường, đánh giá. Từ đó mới xác định được việc sử dụng phương pháp
cũng như các công cụ đo lường tương ứng.
Trong giáo dục các loại đánh giá chính sau :
a/ Đánh giá kết quả học tập
b/ Đánh giá chương trình .
c/ Đánh giá giáo viên (theo chuẩn nghề nghiệp)
d/ Đánh giá nhà trường ( Xếp hạng hoặc kiểm định công nhận cơ sở đào tạo) .
Tuy nhiên điểm chung của đánh giá trong quản lí chất lượng là gắn với “hồ sơ công
việc”-minh chứng và các biểu mẫu. Nội dung này được làm rõ trong các hướng dẫn
tự đánh giá của công tác kiểm định các cơ sở GD mà Bộ GD&ĐT đã ban hành vì
vậy nội dung này sẽ không được trình bày chi tiết ở đây mà sẽ được đề cập ở mục
“đánh giá kiểm đinh” ở phần sau . Ở đây chúng tôi muốn trao đổi một nội dung
đánh giá liên quan đến chất lượng giáo dục của một nhà trường đó là đánh giá kết
quả học tập của người học.
23


3.2.2.Đánh giá kết quả học tập:
Đánh giá trong dạy học theo nghĩa rộng không chỉ bó hẹp vào việc đánh giá kết
quả học tập của ngươì học (cho dù đó là chỉ số quan trọng!!) mà nó còn liên quan
đến việc đánh giá mục tiêu, nội dung chương trình, PPDH, GV... , nhưng ở đây chỉ
xin nêu một số vấn đề về đánh giá kết quả học tập của người học. Theo quan niệm
của Jamin Bloom nhận thức của người học đi từ thấp đến cao theo 6 mức độ : 1/

Nhận biết và nhớ, ở đây người học có thể tái hiện được những điều đã được học; 2/
Hiểu, ở đây người học đã có thể diễn đạt lại những điều đã học theo ngôn ngữ của
mình và cũng có khả năng liên hệ chút ít ; 3/ Mức độ ứng dụng, ở đây người học đã
có khả năng vận dụng kiến thức của mình để giải quyết một số tình huống hay bài
tập; 4/ Mức độ phân tích, ở đây người học đã có khả năng tách các thành tố của
kiến thức được học để lĩnh hội và sắp xếp nó theo lôgic nhận thức của mình; 5/
Mức độ tổng hợp, ở đây trình độ khái quát hoá cao, người học có khả năng tích hợp
kiến thức và biến thành sở hữu của bản thân; 6/ Mức độ đánh giá, ở mức độ này
người học có khả năng phán xét, phân loại thông tin và có thể sử dụng chúng như
công cụ phương tiện không chỉ để tư duy mà còn để hành động trong cuộc sống.
Hiện nay, do nhiều lí do mà kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học ở nhà
trường của chúng ta chưa chú ý đến việc kiểm tra đánh giá ở mức nhận thức cao
của thang Bloom (nếu điểm 10 ở mức thấp của thang đánh giá không thể so sánh
với điểm 10 của thang đánh giá cao hơn!); Việc nâng cao mức độ đánh giá cần
được quán triệt khi chọn nội dung đánh giá cũng như hình thức đánh giá và đặc biệt
cần bảo đảm nguyên tắc :" Kiểm tra đánh giá của GV phải kích thích được sự tự
kiểm tra đánh giá của người học và kiểm định được chính xác, khách quan thành
quả học tập và mức độ đạt được mục tiêu dạy học".
Để đánh giá toàn diện, chính xác kết quả học tập cần sử dụng đồng bộ, có hiệu quả
các hình thức kiểm tra đánh giá như quan sát, vấn đáp, viết; trong hình thức viết có
thể sử dụng hình thức trắc nghiệm tự luận, có thể sử dụng hình thức trắc nghiệm
khách quan.
24


Một khuyến cáo đáng tham khảo là để tránh học vẹt , tạo điều kiện để người học
hình thành năng lực ứng dụng, đặc biệt đối với sinh viên đại học thì không nên ra
đề để kiểm tra, đánh giá người học ở mức thấp trong các mức độ nhận thức mà
Bloom đã nêu ra ở trên (có khuyến cáo đối với bậc đại học nên chú trọng các bài
kiểm tra khả năng vận dụng và “cho mở sách”) và nên kết hợp nhiều hình thức

KT,ĐG kết quả học tập của người học.
Muốn đánh giá kết quả của người học người ta thường tổ chức các cuộc kiểm
tra chất lượng hay thi các loại;
Đánh giá chất lượng một nhà trường gắn với kiểm định chất lượng
III. KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG MỘT TRƯỜNG ĐH.
1. Kiểm định chất lượng
1.1. Khái niệm: Kiểm định chất lượng là một quá trình đánh giá nhiều bên, gồm
một số bước, nhằm đưa ra một quyết định công nhận một cơ sở giáo dục đáp ứng
các chuẩn mực qui định.
1.2.Mục đích, mục tiêu của kiểm định
Mục đích của kiểm định chất lượng không chỉ là đảm bảo cơ sở giáo dục có
trách nhiệm đối với chất lượng GD mà còn mang lại động lực cải tiến và
nâng cao chất lượng chương trình GD cũng như chất lượng toàn diện của
cơ sở giáo dục.
1.3. Đặc trưng của Kiểm định chất lượng
- Kiểm định chất lượng có thể được tiến hành ở phạm vi cơ sở giáo dục hoặc
chương trình GD
- Kiểm định chất lượng là hoạt động hoàn toàn tự nguyện
- Kiểm định chất lượng không thể tách rời công tác tự đánh giá
- Tất cả các quy trình kiểm định luôn gắn liền với đánh giá đồng nghiệp
- Các chuẩn mực đánh giá rất mềm dẻo và được biến đổi cho phù hợp với sứ
mệnh của từng cơ sở giáo dục
25


×