Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Giao lưu văn hóa việt – hoa – khmer tại phường vĩnh phước, thị xã vĩnh châu, tỉnh sóc trăng (tóm tắt - trích đoạn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.79 KB, 25 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
____________________________

ISO 9001:2008

TRƯƠNG TÚ NHÂN

GIAO LƯU VĂN HÓA VIỆT - HOA - KHMER
TẠI PHƯỜNG VĨNH PHƯỚC,
THỊ XÃ VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG
Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC
Mã số: 60310640

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. MAI MỸ DUYÊN

TRÀ VINH, NĂM 2015


-1PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sóc Trăng – một tỉnh thuộc Tây Nam Bộ, là vùng
đất tụ họp dân tứ xứ, nhưng do hoàn cảnh lịch sử, kinh tế
và điều kiện tự nhiên mà ba tộc người chính: Việt, Hoa,
Khmer sinh sống ở đây tự điều chỉnh, biến đổi phù hợp với
sinh hoạt, cách nghĩ của mình. Người Khmer, người Hoa
tại Sóc Trăng khá đông. Khmer 399.463 người, Hoa
65.311 người. Chính bởi do nhiều thế kỷ cộng cư với nhau
trên một địa bàn nên quá trình đồng văn cũng là một quá
trình phát triển xã hội vận động theo quy luật chung của


các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Sự giao lưu và tiếp
biến văn hóa đó thể hiện rất rõ trong nhiều thành tố văn
hóa dân gian của ba dân tộc Kinh- Khmer- Hoa ở Sóc
Trăng, đặc biệt ở phường Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu,
tỉnh Sóc Trăng.
Trong quá trình cộng cư này các tộc người ở Vĩnh
Phước đã tạo thành một sức mạnh tổng hợp và vô cùng to
lớn trong việc khắc phục và chế ngự những thiên tai địch
họa, xây dựng xóm làng, làm cho vùng đất này trước kia
chỉ là rừng rậm hoang vu, nhiễm phèn, đầm lầy nê địa đã
trở thành một vùng đất trù phú, đem lại một nguồn lợi to
lớn từ thiên nhiên, đất hoang dần dần thu hẹp, xóm làng
mọc lên, và đời sống kinh tế ngày càng được nâng cao.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, giao
lưu văn hoá các dân tộc là vấn đề có tính lịch sử không chỉ
riêng gì ở Việt Nam mà còn diễn ra phổ biến ở các quốc


-2gia, các dân tộc khác, khi nhân loại ngày càng đang tìm
cách xích lại gần nhau hơn, cùng học hỏi lẫn nhau trong xu
thế toàn cầu hoá, quốc tế hoá cũng như là sự phát triển một
cách vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Đây là
vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, đòi hỏi không riêng
gì ở các nhà quản lý xã hội mà còn là trách nhiệm đặt trên
đôi vai của những nhà nghiên cứu khoa học xã hội và nhân
văn. Mặt khác, vấn đề dân tộc và mối quan hệ giữa các tộc
người có tín ngưỡng – tôn giáo khác nhau là những vấn đề
thường xuyên bị chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch,
phản động trong và ngoài nước lợi dụng, kích động tâm lý
dân tộc, phân biệt tôn giáo, để chia rẽ, gây hiềm khích

giữa các tộc người, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân,
can thiệp một cách thô bạo vào chủ quyền của một quốc
gia độc lập.
Trong xu thế hội nhập văn hóa giữa các tộc người
sinh sống trên đất nước Việt Nam và hội nhập theo hướng
toàn cần hóa (globalization) giữa Việt Nam và quốc tế giới
khoa học rất cần những công trình nghiên cứu trường hợp
(case study) nhằm phân tích sâu từng đặc điểm cũng các
bình diện của giao lưu văn hóa tộc người trên từng địa vực
cụ thể, nhất là ở Sóc Trăng – một tỉnh có quá trình giao
lưu văn hóa mạnh mẽ giữa 3 tộc người diễn ra mấy thế kỷ
qua. Đó cũng chính là lý do tác giả quyết định chọn đề tài
“Giao lưu văn hóa Việt – Hoa – Khmer tại phường Vĩnh
Phước, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng” làm chuyên đề
cho luận văn cao học văn hóa học.


-32. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Để hoàn thành luận văn này người viết tham khảo
các tài liệu như sau:
Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ (1987) do
Huỳnh Lứa (chủ biên); Công trình nghiên cứu “Vấn đề
dân tộc và tôn giáo ở Sóc Trăng” (2000) do Trần Hồng
Liên (chủ biên); Đại Nam thực lục (tiền biên và chính
biên) và Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều
Nguyễn (2006) của Viện sử học;Phủ biên tạp lục (2007)
cuốn sách của nhà bác học Lê Quý Đôn viết về lịch sử, địa
lý, hành chính xứ Đàng Trong dưới thời chúa Nguyễn
(1558-1775); Sách Ăn cơm mới, nói chuyện cũ: Hậu
Giang - Ba Thắc chứng tích, nhân vật, đất đai thủy thổ của

miền Nam cũ (2012) của Vương Hồng Sển; Nam bộ đất và
người (tập 9) (2013) do Võ Văn Sen (chủ biên)
Ngoài ra, một số tác phẩm cũng đề cập đến Sóc
Trăng nhưng chủ yếu là trong bối cảnh lịch sử Nam Bộ như :
Lịch sử khẩn hoang Miền Nam (1973) của Sơn Nam, Đồng
bằng sông Cửu Long nét sinh hoạt xưa (1985) của Sơn Nam,
Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ các thế kỷ XVII, XVIII,
XIX (2000) của Huỳnh Lứa, Lược sử vùng đất Nam Bộ - Việt
Nam (2008) do Vũ Minh Giang (chủ biên)…
Các tác phẩm đề cập đến mối giao lưu văn hóa qua
đời sống cộng cư của các tộc người ở Nam Bộ như: Hội
nhập và giao lưu văn hóa của người Hoa ở Việt Nam (trên
lĩnh vực tín ngưỡng – tôn giáo) (2012) của Trần Hồng Liên,
Một số biểu hiện của sự giao lưu và tiếp xúc văn hóa của
cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long trong lịch sử


-4(2013) của Trần Minh Thuận, Văn hóa người Việt vùng Tây
Nam Bộ (2014) do Trần Ngọc Thêm chủ biên…
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn chỉ ra được sự giao lưu, tiếp
biến văn hóa của các tộc người Việt, Hoa và Khmer ở
Vĩnh Phước trong suốt tiến trình lịch sử đi mở đất trong
lịch sử cũng như hiện tại, cùng với sự ảnh hưởng của văn
hóa Phương Tây đến các tộc người nơi đây.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong phạm vi tài liệu mà người viết tiếp cận được,
nội dung của luận văn sẽ được tập trung để làm sáng tỏ các
vấn đề sau:

- Quá trình hình thành đời sống cộng cư của ba tộc
người Việt, Hoa, Khmer ở Vĩnh Phước.
- Những sắc thái văn hóa chung và riêng biệt của ba
tộc người trong quá sinh sống cộng cư.
- Giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa ba tộc người
Việt – Hoa – Khmer trên các lĩnh vực văn hóa vật chất và
tinh thần.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: địa bàn phường Vĩnh Phước, thị xã
Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên để làm rõ thêm vấn
đề giao lưu văn hóa của ba tộc người Việt - Hoa – Khmer,
luận văn sẽ nghiên cứu thêm mối giao lưu của các tộc
người này ở những vùng lân cận trong tỉnh Sóc Trăng.
Thời gian: từ trước năm 1945 đến nay.


-55. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn này, người viết sẽ sử dựng
những các phương pháp nghiên cứu như sau:
Phương pháp nghiên cứu trường hợp (Case
study method): nhằm khu biệt, khoanh vùng một khu vực
đặc biệt nhất để khảo sát, phân tích, đánh giá vấn đề giao
lưu tiếp biến văn hóa giữa ba tộc người.
Phương pháp hệ thống cấu trúc (Structural
Method): nhằm thiết lập một hệ thống cấu trúc cho
chuyên đề dựa trên nguồn dữ liệu liên quan với những đặc
điểm văn hóa tộc người, văn hóa thương mại và giao lưu
tiếp biến văn hóa tại phường Vĩnh Phước.
Phương pháp nghiên cứu so sánh (Comparative
Research Method): so sánh những nét tương đồng và

khác biệt giữa văn hóa các tộc người tại Vĩnh Phước và
toàn tỉnh Sóc Trăng với các vùng khác ảnh hưởng đến giao
lưu tiếp biến văn hóa.
Phương pháp phân tích tư liệu (Data Analyzed
Method): phân tích nhiều nguồn tư liệu khác nhau để tìm
hiểu về lịch sử nghiên cứu vấn đề và tìm ra những hướng
mới trong nghiên cứu giao lưu tiếp biến văn hóa.
Phương pháp điền dã dân tộc học (Ethnological
Field Studies Method): quan sát thực địa, ghi chép sưu
tầm tư liệu tại phường Vĩnh Phước và các vùng phụ cận
Phương pháp nghiên cứu liên ngành
(Interdisciplinary Method): nhằm nghiên cứu các yếu tố
địa văn hóa, môi trường tự nhiên, tộc người, tín ngưỡng


-6bản địa, tôn giáo. Do đó, việc kết hợp các phương pháp
khoa học liên ngành là vô cùng cần thiết.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về ý nghĩa khoa học, nghiên cứu giao lưu tiếp biến
văn hóa Việt, Hoa, Khmer góp phần nhận diện sâu hơn
những nét giao thoa văn hóa qua quá trình cộng cư tại
vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long.
Về ý nghĩa thực tiển, kết quả nghiên cứu của luận
văn nhằm củng cố và tăng cường sự hòa hợp, đoàn kết gắn
bó giữa người Việt, người Hoa, người Khmer sở tại, nhằm
đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và giữ gìn
an ninh chính trị và quốc phòng tại địa phương.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu
tham khảo, nội dung luận văn kết cấu thành 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Văn hóa phi vật thể của người Việt, Hoa
và Khmer trong quá trình giao lưu
Chương 3: Văn hóa vật thể của người Việt, Hoa và
Khmer trong quá trình giao lưu
Chương 4: Biến đổi văn hóa trong quá trình giao
lưu của người Việt, Hoa và Khmer.


-7Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Khái niệm về văn hóa
“Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình
hoạt động thực tiển trong sự tương tác giữa con người với
môi trường tự nhiên và xã hội của mình”
Trong bối cảnh đổi mới toàn diện đất nước và hội
nhập kinh tế quốc tế, Đảng ta xác định: “Văn hóa là nền
tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” . Vì vậy, chúng ta
cần tập trung mọi nguồn lực để “xây dựng và phát triển
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng
con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình
cảm, lối sống, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh
làm cho sự phát triển xã hội”
1.1.2. Khái niệm về giao lưu - tiếp biến văn hóa
1.1.2.1 Giao lưu văn hóa
Giao lưu văn hóa là dạng cộng sinh giữa các nền văn
hóa. Chẳng hạn, những lễ hội, những phiên chợ quê ở đồng

bằng hay miền núi Việt Nam là những dạng giao lưu văn
hóa giữa các cộng đồng dân cư, qua đó mỗi cộng đồng giới
thiệu những hoạt động văn hóa và trao đổi những sản phẩm
văn hóa của mình với các cộng đồng khác, giúp thỏa mãn
rất nhiều nhu cầu của nhau và thúc đẩy lan tỏa văn minh từ
vùng này sang vùng khác.


-81.1.2.2. Tiếp biến văn hóa
Tiếp biến văn hóa là sự biến đổi để thích nghi của
các loại hình văn hóa tộc người trong quá trình tiếp xúc
lâu dài dưới nhiều hình thức giữa các nền văn hóa với
nhau. Trần Quốc Vượng định nghĩa: “giao lưu và tiếp biến
văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa nước ngòai bởi dân tộc
chủ thể. Quá trình này luôn luôn đặt mỗi tộc người phải
xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố nội sinh và
yếu tố ngọai sinh…”
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Tổng quan về thị xã Vĩnh Châu
Thị xã Vĩnh Châu Vĩnh Châu là thị xã ven biển nằm
ở phía nam tỉnh Sóc Trăng, là một trong 9 huyện, thị của
tỉnh Sóc Trăng. Phía Đông và Nam giáp biển Đông, phía
Tây giáp huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, phía Bắc giáp
huyện Mỹ Xuyên, phía Đông Bắc giáp huyện Long Phú.
diện tích tự nhiên 47.339,48 ha; dân số 163.800 người,
trong đó dân tộc Kinh chiếm 29,38%; dân tộc Khmer chiếm
52,84%; dân tộc Hoa chiếm 17,77%. Thị xã bao gồm có 4
phường và 6 xã: phường 1 (thị trấn Vĩnh Châu trước đây),
phường 2 (xã Vĩnh Châu), phường Khánh Hòa, phường
Vĩnh Phước, xã Hòa Đông, xã Vĩnh Hiệp, xã Vĩnh Hải, xã

Lạc Hòa, xã Vĩnh Tân và xã Lai Hòa.
Khái quát về kinh tế, văn hóa xã hội
Từ trước đến nay Vĩnh Châu có diện tích chuyên
canh, luân canh rau màu lớn. Sản vật nơi đây nổi tiếng
khắp vùng là hành tím, xá pấu, tỏi, nhãn. Là vùng đất hội
tụ và cộng cư lâu đời của 03 dân tộc Việt, Hoa, Khmer.


-91.2.2. Đôi nét về phường Vĩnh Phước
Vĩnh Phước là một phường đồng bằng ven biển,
nằm theo hướng tây, cách trung tâm thị xã Vĩnh Châu 6
km dọc theo quốc lộ Nam Sông Hậu. Phía Đông giáp thị
xã Vĩnh Châu; phía Tây giáp phường Vĩnh Tân; phía Bắc
giáp phường Vĩnh Hiệp và một phần giáp sông Mỹ Thanh,
là ranh giới giữa thị xã Vĩnh Châu và huyện Mỹ Xuyên;
phía Nam giáp Biển Đông, với chiều dài bờ biển 7 km.
Cơ cấu hình thành gồm 10 khóm: Tân Quy, Vĩnh Thành,
Đai Trị, Wath Pích, Biển Trên A, Biển Trên, Biển Dưới,
Sở Tại A, Sở Tại B, Xẻo Me, với tổng diện tích 5.115 ha
đất tự nhiên, trong đó diện tích đất sản xuất 4.722 ha, về
cơ cấu kinh tế của Vĩnh Phước theo hướng nông, lâm, ngư
nghiệp, đánh bắt nuôi trồng thủy sản.
Địa bàn phường Vĩnh Phước rộng, số dân toàn
phường có 23.421 khẩu với 5.255 hộ, gồm ba dân tộc sống
đan xen với nhau. Trong đó dân tộc Khmer chiếm 65,24%,
Hoa chiếm 14,4%, Việt chiếm 21,36%. Đặc biệt có 5 ấp,
khóm dân tộc Khmer có trên 30% gồm: Wách Pích, Sở Tại
A, Xẻo Me, Biển Trên A, Sở Tại B.
Về kinh tế, văn hóa, xã hội
Trên địa bàn phường Vĩnh Phước hiện có 10 cơ sở

thờ tự trong đó phật giáo Nam tông Khmer là 04 ngôi
chùa; Bắc tông 01; và 05 miếu người Hoa.
Cư dân sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, một bộ
phận nhỏ sống bằng nghề đánh bắt thuỷ hải sản. ...


-101.2.3. Sơ lược quá trình cộng cư của các dân tộc ở
phường Vĩnh Phước
Chủ nhân văn hóa chính của thời kỳ khai hoang,
mở đất ở Vĩnh Phước là người Việt, người Khmer và
người Hoa. Vì đặc thù sông nước chi phối toàn bộ cuộc
sống cộng đồng trong vùng nên chúng ta có thể dùng cụm
từ văn hóa sông nước để chỉ về những nét văn hóa đặc sắc
của Vĩnh Phước.
Qua khảo sát tại phường Vĩnh Phước người viết nhận
thấy, trong quá trình cộng cư của ba dân tộc đã diễn ra quá
trình giao lưu, tiếp biến văn hóa mạnh mẽ. Có những biểu
hiện văn hóa đã trở thành cái chung của cả ba dân tộc, nhưng
cũng có những biểu hiện mang tính biến đổi từ việc tiếp xúc
lẫn nhau giữa các nền văn hóa, hoặc có những biểu hiện
mang tính hội tụ trong sinh hoạt cộng đồng.


-11Chương 2
VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CỦA NGƯỜI VIỆT, HOA
VÀ KHMER TRONG QUÁ TRÌNH GIAO LƯU
2.1. TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN
2.1.1. Tín ngưỡng cộng đồng
Tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (cá voi)
Các ngư dân người Việt, người Hoa, người Khmer

và cả thương nhân hàng hải xưa và cho đến nay luôn tin
rằng họ được mùa là nhờ các đấng siêu nhiên, thần linh
trong đó có “Ông” luôn giúp đỡ họ, Ông hiện diện ở mọi
nơi, mọi lúc nhất là trong hoạn nạn, giông bão ông luôn
che chở, cứu người… Chính vì thế mà trong tâm thức của
các tộc người nơi đây luôn thể hiện lòng thành kính của
mình đối với Ông
Tín ngưỡng thờ Rắn và thờ Cọp (Hổ)
Cho đến nay người Khmer ở Vĩnh Phước cũng như
ở các nơi khác, họ vẫn còn giữ lại tinh thần tín ngưỡng vật
tổ. Rắn thần Naga trong truyền thuyết là "tổ tiên" của
người Khmer.
Về tín ngưỡng thờ Hổ ở miền Tây Nam bộ nói
chung và Vĩnh Phước nói riêng gắn với buổi ban đầu đi
mở đất, mở cõi do tâm lý sợ cọp đã đưa đến lập miếu thờ
sơn quân chi thần, thờ Chúa xứ sơn lâm, thờ Thần Hổ và
bầu cọp làm Hương Cả của thôn làng.
Tín ngưỡng thờ Neak Tà (Ông Tà)
Đối với đồng bào Khmer ở Đồng bằng sông Cửu
Long nói chung và ở Vĩnh Phước nói riêng, NeakTà là vị
thần có vị trí rất quan trọng trong đời sống tâm linh của


-12họ. Nó thể hiện niềm tin của đồng bào Khmer vào tổ tiên
dòng họ, vào những vị thần bảo hộ xóm làng, để xin được
cứu giúp mỗi khi bị thiên tai, dịch bệnh, mất mùa, ...
2.1.2. Tín ngưỡng tại gia
Tín ngưỡng thờ tổ tiên
Cũng như bao gia đình ở miền Tây Nam Bộ này,
trong nhà của người dân Việt, Hoa, Vĩnh Phước bàn thờ

gia tiên được đặt ở nơi thiêng liêng, tôn kính nhất. Bàn thờ
tổ tiên của người Khmer ở Vĩnh Phước thì khác với người
Việt, Hoa, bàn thờ được đặc ở một góc nhà, chính diện giữa
gian nhà là thờ Phật.
Tín ngưỡng thờ thần hộ mệnh (độ mạng)
Bàn thờ được lập bằng hình thức trang thờ. Trang đặt
trên nóc tủ, có lư hương, có quần áo bằng giấy cho Bà, Ông,
hàng ngày thì đốt nhang lúc chạng vạng tối, vào ngày rằm,
ba mươi hàng tháng có cúng chè, nước trà, hương, hoa, …
Tín ngưỡng thờ Táo Quân (Thần Bếp)
Ông Táo này được thờ ngay trên cửa lò. Có khi chỉ
cần cắm nhang vào mỗi chiều tối, không cần bài vị thờ tự
trang trọng.
Tín ngưỡng thờ Thần Tài, Thổ Địa
Đây là dạng thức tín ngưỡng thờ ở các miễu (cộng
đồng) và tại gia. Từ ngoài nhìn vào, bên trái là ông Thần
tài, bên phải là Ông Địa. Ở giữa hai ông là một hũ gạo,
một hũ muối và một hũ nước đầy.
Tín ngưỡng thờ Thông Thiên
Trước sân, nhà nào cũng có một cây cột nhỏ bề cao
hơn thước, trên đóng một miếng ván vuông nhỏ sắp một lư
hương, hủ gạo, hủ muối, cái ve chai để cắm bông: đó là
bàn thờ Ông Thiên


-132.2. PHONG TỤC TẬP QUÁN
2.2.1. Phong tục, tập quán trong hôn lễ
Tại Vĩnh Châu, do cùng cộng cư với nhau lâu đời
và có quan hệ hôn nhân với nhau nên giữa người Việt và
người Hoa đã có những sắc thái ảnh hưởng nhau trong

phong tục hôn lễ.
Ngày nay trong lễ cưới của người Khmer Vĩnh
Phước ngày một đơn giản hơn trước do quá trình giao lưu
tiếp biến văn hóa ngày càng sâu rộng với người Việt và
người Hoa, quá trình này đã làm thay đổi không chỉ những
quan niệm của người Khmer về các giá trị, điều kiện và
chuẩn mực trong hôn nhân mà còn thay đổi nhiều các lễ
thức trong hôn nhân.
Trong các đám cưới hỗn hợp Khmer – Việt hay
Khmer – Hoa thì diễn ra cả hai kiểu theo kiểu “hồn ai nấy
giữ”. Nếu nhà trai là người Việt hay người Hoa thì làm
theo ghi thức Việt hay Hoa ở nhà trai, sau đó đến nhà gái
làm theo nghi thức của người Khmer và ngược lại củng
như vậy.
2.2.2. Phong tục, tập quán trong nghi thức tang lễ
Phong tục, tập quán trong tang lễ của người Việt và
người Hoa tương đối giống nhau. Tôn giáo và giáo lý cũng
góp phần tạo ra phong tục trong tang lễ của mỗi dân tộc.
Người Việt, người Hoa ảnh hưởng Nho giáo, tôn giáo này
có những chi phối đáng kể trong phong tục, tập quá tang lễ.
Trong phong tục mai táng, nhiều người Việt, Hoa ở
Vĩnh Phước cũng hỏa táng và gởi tro trong tháp của các
chùa người Khmer. Và những gia đình người Khmer lai
Hoa cũng theo phương thức thổ táng.


-14Về tang phục, cả người Hoa, người Việt ở Vĩnh
Phước đều sử dụng tang phục của người Triều Châu.
2.2.3. Phong tục, tập quán trong lễ tết
Tết Nguyên đán

Mỗi năm, cứ vào dịp gió bấc thổi, trong ba tuần lễ
đầu tháng Chạp là người Việt, người Hoa bắt đầu ăn Tết
Nguyên đán.
Đặc biệt, trong ngày tết của người Hoa phải có ổ
bánh tổ. Hiện nay bánh tổ cũng được nhiều gia đình người
Việt trong dịp tết cũng mua bánh này về cúng nhất là những
gia đình có hai dòng máu Việt – Hoa.
Tết của người Khmer cũng có ý nghĩa giống như tết
cổ truyền của người Việt, người Hoa, nhưng cách tổ chức
và tập tục khác nhau, vì đa số người Khmer đều là tín đồ
của Đức Phật. Ngày tết, mọi nhà đều làm bánh ngọt, bánh
tét, hoa quả hương đèn dâng lên chùa Lễ Phật
Tết Thanh minh
Thanh Minh tuy không phải là cái tết lớn, nhưng lại
gắn liền với đạo đức. Trong tết Thanh minh các dân tộc
Việt, Hoa, Khmer ở Vĩnh Châu có tục “lợp nhà mới” cho
mộ vào tiết Thanh minh. Đặc biệt là người Khmer, tuy đặt
cốt trong “chet đây” cũng ảnh hưởng của người Hoa tục
“lợp nhà mới” cho tháp, dán những mảnh giấy nhỏ ngũ sắc
khắp “chet đây” và cũng bày cơm, thức ăn, trái cây ngay
trước tháp để cúng rồi cùng nhau ăn bửa cơm cộng cảm
với người quá vãng như người Việt và người Hoa.
2.3. NGÔN NGỮ VÀ VĂN HỌC
2.3.1 . Ngôn ngữ
Ở Vĩnh Phước trên lĩnh vực ngôn ngữ, trong quá
trình giao lưu, tiếng Việt đã dần dần trở thành tiếng nói


-15chung bên cạnh hiện tượng song ngữ hay đa ngữ vẫn được
coi là bình thường, còn hiện diện rải rác ở một số vùng

cộng cư Việt - Khmer, Việt - Hoa...
Trong giao lưu, mua bán, người Việt đã tiếp nhận
vào vốn từ ngữ của mình hàng trăm từ gốc Quảng Đông,
Triều Châu. Người Hoa và văn hóa Hoa, trong sự giao hòa
với người Việt và văn hóa Việt, là một mảng màu khá nổi
trên vùng đất Nam bộ này
2.3.2. Văn học dân gian
Vĩnh Phước có ba dân tộc Việt, Hoa, Khmer cùng
cư ngụ quây quần bên nhau. Sự giao thoa của các tác phẩm
văn học dân gian từ dân tộc này sang dân tộc kia diễn ra
như một quy luật tất yếu. Nhiều câu tục ngữ cả người Việt,
người Khmer và người Hoa đều dùng chung, ví dụ như:
Còn nước còn tát, khách đến nhà không gà thì vịt, …
Giữa truyện ngụ ngôn và truyện cổ tích cũng có sự
đan xen. Trong truyện cổ tích về loài vật có nhân vật chính
là con vật rất gần với truyện ngụ ngôn, còn lớp truyện cổ
tích giải thích nguồn gốc loài vật nhân vật chính thường là
con người do phạm tội, hoặc lọc lừa, gian tham, … cuối
cùng bị trừng phạt biến thành con vật.
2.4. NGHI LỄ VÀ LỄ HỘI
2.4. 1. Lễ Kỳ yên
2.2.4. Lễ Vu Lan
2.4. 3. Lễ hội của người Khmer


-16Chương 3
VĂN HÓA VẬT THỂ CỦA NGƯỜI VIỆT, HOA
VÀ KHMER TRONG QUÁ TRÌNH GIAO LƯU
3.1. KIẾN TRÚC
3.1.1. Kiến trúc nhà ở

Về kết cấu kỹ thuật: Nhà ở của cả ba dân tộc Việt,
Hoa Khmer chủ yếu là loại nhà cột giữa mà kỹ thuật dân gian
ở đây gọi là “đầu đội vai mamg”, tức là cột cái được khoang
lỗ, đưa con sẽ (con sỏ) qua rồi vô kèo, gác đòn dông…
Vật liệu xây dựng: các nhà của người bình dân chủ
yếu sử dụng vật liệu tre, gỗ, lợp lá và dựng vánh bằng lá
dừa nước.
Yếu tố tâm linh tác động đến kiến trúc nhà ở: Các
dân tộc Việt, Hoa, Khmer tại Vĩnh Phước nói riêng và
Vĩnh Châu nói riêng đều có sự kiêng kỵ, cúng kiến, cầu
mong cuộc sống của các thành viên trong gia đình được
bình yên.
3.1.2. Kiến trúc và trang trí nội thất các cơ sở thờ tự
Hiện nay, các cổng chính của các miếu người Hoa
được xây lại theo kiểu tam quan thể hiện ảnh hưởng của
các tam quan trong kiến trúc chùa Việt. Trang trí đầu mái
đao cong hình hồi long và các đề tài rồng, lân, mây, hoa,
cua, cá, tôm... cũng thể hiện sự ảnh hưởng văn hóa Việt do
các hình thức trang trí này phổ biến trong trang trí mái đao
đình chùa Việt.
Tại chùa Vĩnh Đức ở Vĩnh Phước nằm trên tuyến đường
Nam Sông Hậu, lối kiến trúc và trang trí mang một sác thái
thể hiện được mối giao lưu giữa các tộc người nơi đây.


-173.1.3. Hiện tượng phối thờ trong các cơ sở tín ngưỡng
Các ngôi chùa, ngôi miếu của người Hoa tại Vĩnh
Phước có đối tượng thờ cúng khá phong phú, đa đạng, thể
hiện mối quan hệ giao lưu văn hoá Việt-Hoa khá rõ nét gồm
nhiều thể loại như: nhân thần (Quan Công, Thiên Hậu,

Huyền Thiên Thượng), thần bảo sanh (Ba bà Chúa sanh
thai cùng 12 Bà mụ, Quan Âm…); thần kiết tường (Phúc,
Lộc, Thọ; Thần tài…), thần động vật (Hổ, Ngựa…) và
những đối tượng thờ cúng khác. Trong đó, có các đối tượng
được thờ chính là nhân thần như: Huyền Thiêng Thượng
Đế, Thiên Hậu, Quan Thánh, Phúc Đức Chính Thần.
3.2. LOẠI HÌNH CƯ TRÚ
3.2.1. Các loại hình cư trú cơ bản
Loại hình cư trú của người Việt
Cũng như toàn vùng Đồng bằng sông Cửu long,
người Việt ở Sóc Trăng cũng lập nên làng, xã trên vùng
đất mới nầy hoàn toàn khác biệt với mô hình làng, xã
truyền thống ở Bắc và Trung Bộ.
Làng, xóm được bố trí ở dọc theo các sông, rạch,
trên vùng đất cao và thuận lợi cho giao thông với diện tích
làng, xóm rất rộng, không có cổng làng, không có sự ràng
buộc nào về huyết thống, thân tộc, nhà ở. Có thể cất nhà
bất cứ nơi nào trên mảnh đất khai khẩn riêng của mình,
không ràng buộc về ngành nghề.
Loại hình cư trú của người Hoa
Các khu dân cư của người Hoa được hình thành và
hội quán của họ được thiết lập, trong thời gian đầu lập
nghiệp người Hoa cư trú theo hình thái đan xen theo phum
sóc của người Khmer và xóm làng của người Việt tại
những điểm cư dân tập trung đông


-18Trong bài viết Người Hoa ở Sóc Trăng lịch sử và
hiện tại Phan An cũng cho rằng: Về mặt cư trú, người
Hoa ở Sóc Trăng sinh sống rải rác trong khắp toàn tỉnh.

Họ sống xen kẻ với người Việt, người Khmer trong các
làng, xóm, phum, sóc. Tuy nhiên, một số lượng khá lớn
người Hoa tập trung sinh sống ở thị xã, thị trấn, các điểm
giao thông và thương mại.
Loại hình cư trú của người Khmer
Các đặc điểm cư trú của người Khmer, ngoài việc
phân bố ven biển và quen cửa sông Hậu, còn trãi dài theo
các trục lộ chính. Trên những giồng cát, phum sóc của
người Khmer được hình thành chung quanh các ngôi chùa
cổ kính. Nhìn chung, cũng như người Khmer ở các vùng
khác, vùng cư trú của người Khmer thường là những vùng
nhiễm mặn, chịu ảnh hưởng của thủy triều, đất đai tương
đối khô cằn. Hàng năm vào mùa khô thường bị thiếu nước
ngọt trong sản xuất nghiêm trọng.
3.2.2. Điều kiện tự nhiên, xã hội và kinh tế tác động
đến tập quán cư trú
Nhìn chung, đa số cư dân ở Sóc Trăng và Vĩnh
Phước nói riêng cho đến hiện nay vẫn là cư dân nông
nghiệp và họ cư trú tập trung chủ yếu ở khu vực nông
thôn. Người Việt, người Hoa và người Khmer đã cộng cư
với nhau ở nhiều ấp, khóm.
3.3. ẤM THỰC
3.3.1. Đôi nét về ẩm thực người Việt ở Vĩnh Phước
Nhìn chung, về phương diện ăn uống, từ lương thực,
thực phẩm đến cách sử dụng nó của người Việt ở ba miền
Bắc, Trung, Nam không có nhiều dị biệt, mà trên tổng thể
khá thuần nhất. Tuy vậy, trải qua hàng trăm năm, người Việt


-19ở Đồng bằng sông Cửu long – con cháu của những người

Việt đi khẩn hoang trước kia – đã tạo nên một sắc thái đặc
thù về ăn uống, vừa chứa đựng những yếu tố kế thừa của văn
hóa truyền thống lâu đời của tổ tiên xưa, vừa mang màu sắc
đậm đà phong vị của miền quê mới với những hoàn cảnh
lịch sử và điều kiện thiên nhiên đặc biệt.
3.3.2. Đôi nét về ẩm thực người Hoa ở Vĩnh Phước
Trong văn hóa ẩm thực người Hoa luôn thể hiện biểu
tượng và từ đồng âm, chính vì vậy mà người Hoa thường
cúng và ăn những món mà tên gọi của nó thể hiện yếu tố
tốt đẹp ví dụ như: Cá ná (cải rổ); Suông sại (cải phụng)
chỉ sự thăng tiến; Củ sại (hẹ) có ý nghĩa “làm có tiền”;
Sứng xại (củ tỏi) có ý nghĩa “làm ăn thành công”; Khìn xại
(rau cần): có ý nghĩa “siêng năng, chăm chỉ”.
3.3.3. Đôi nét về ẩm thực người Khmer ở Vĩnh Phước
Về ăn uống, người Khmer Vĩnh Phước còn giữ
được khá rõ nét yếu tố văn hóa tộc người. Người Khmer
khá nổi tiếng với nón prahok (mắm bồhốc). Ẩm thực đặc
trưng của người Khmer là món bún nước lèo (mun mà
chóc tứk sàm lo). Trong dịp lễ hội Óoc- Ombóc còn có
món cốm dẹp.
3.3.4. Giao lưu văn hóa trong ẩm thực Việt-Hoa-Khmer
Ở Vĩnh Châu ngoài những món chế biến từ mắm thì
lẩu mắm cũng là đặc sản được người dân trong ngoài địa
phương ưa thích. Trước đây, lẩu mắm còn được gọi với
một cái tên rất dân dã “mắm kho” với những loại rau đồng,
cá nội, ăn no để lo mở cõi. Và giờ đây, món mắm kho dân
dã ấy đã có một cái tên gọi mới ra dáng thành thị hơn, đó
là “Lẩu mắm”.



-203.4. Y PHỤC VÀ TRANG SỨC
3.4.1. Y phục và trang sức người Việt ở Vĩnh Phước
Người già ở Sóc Trăng còn nhớ rành rẽ trang phục
qua một vài thời kỳ, như trước năm 1945 phụ nữ Sóc
Trăng nói riêng, Nam Bộ nói chung đều mặc áo dài đi cấy,
đầu đội nón xếp quai mây hoặc đội khăn:
3.4.2. Y phục và trang sức người Hoa ở Vĩnh Phước
Trang phục người Hoa ở Vĩnh Phước và Sóc Trăng từ
xưa đến nay chỉ còn người già, chủ yếu là phụ nữ mặc loại
áo vạt hò nút thắt, cổ đứng, tay dài. Trong lễ cưới các cô dâu
người Hoa thường vẫn mặc áo sường xám màu đỏ khi bái
lạy trước bàn thờ tổ đường. Trang phục nam của người Hoa
cũng rất đơn giản, khi lao động họ mặc áo “xá xẩu” tay lỡ,
đầu đội nón đan bằng tre có vành rất rộng và đôi khi cột
khăn tắm quanh bụng để lau mồ hôi, đi chân không.
3.4.3. Y phục và trang sức người Khmer ở Vĩnh Phước
Trang phục truyền thống của người Khmer ở
Vĩnh Phước nhìn chung chỉ còn tồn tại rõ nét nhất ở
trang phục cưới của cô dâu, đó là chiếc xămpốt, cùng
chiếc mũ “sài an ”.
Nam giới người Khmer Vĩnh Phước khi lao động
hay ở nhà thường mặc “xà rông”.
3.4.4. Giao lưu văn hóa trong y phục, trang sức ViệtHoa-Khmer
Cư dân miền Tây Nam Bộ do điều kiện tiếp xúc với
nhiều luồng văn hoá khác nhau nên trang phục cũng chịu
ảnh hưởng đáng kể. Ngoài ra, với đặc tính thích cái mới,
người Tây Nam Bộ luôn tỏ ra nhanh nhạy theo các xu
hướng của thời trang.



-21Chương 4
BIẾN ĐỔI VĂN HÓA TRONG QUÁ TRÌNH
GIAO LƯU CỦA NGƯỜI VIỆT, HOA VÀ KHMER
4.1. NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG VĂN HÓA PHI
VẬT THỂ
4.1.1. Biến đổi trong tín ngưỡng – tôn giáo.
Trước đây, việc thờ cúng ông bà của người Khmer
chủ yếu tập trung tại các chùa, nhưng hiện nay như người
Việt và người Hoa, người Khmer cũng lập bàn thờ trong nhà.
Trên thực tế, người Việt, người Hoa cũng dung nạp
tục thờ cúng Neákta của người Khmer.
Hàng năm, các tộc người Việt – Hoa – Khmer tại
đây đều tự giác, tích cực tham gia vào các lễ hội của nhau.
4.1.2. Biến đổi trong phong tục - tập quán
+ Biến đổi trong các ngày lễ tết. Ở Vĩnh Phước cả
ba tộc người Việt – Hoa –Khmer đều ăn hai cái tết lớn là
Tết Nguyên Đán và Tết Chôl Chnăm Thmay.
+ Biến đổi phong tục tập quán trong hôn nhân.
+ Biến đổi trong tập tục mai táng
4.1.3. Những biến đổi trong văn hóa tổ chức cộng đồng
Cũng như các tộc người sống ở Tây Nam bộ, cộng
đồng các dân tộc ở Vĩnh Phước cùng chung sống, cùng
hoà hợp và giao lưu, tiếp biến các giá trị vật chất, văn hoá,
tinh thần, đó là nhân tố quan trọng trong sự chuyển biến ở
nhiều khía cạnh trong tiến trình phát triển của cộng đồng
ba dân tộc người Việt, Hoa, Khmer.
Sự giao lưu về kinh tế, xã hội, văn hoá, phong tục
tập quán, …. diễn ra một cách tự nhiên và rất mạnh mẽ
giữa các dân tộc Kinh – Hoa – Khmer. Con cái của ba dân



-22tộc tìm hiểu, yêu nhau và kết hôn rất phổ biến. Họ tôn
trọng và giao thoa, tiếp biến các nghi lễ, tập tục cưới xin
lẫn nhau. Họ cùng chung sống, cùng giao lưu, đoàn kết
giúp đỡ lẫn nhau và hình thành nên những thế hệ con cháu
mang cả ba dòng máu Kinh – Hoa – Khmer.
4.2. NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG VĂN HÓA VẬT THỂ
4.2.1. Biến đổi trong phương thức mưu sinh
Vĩnh Phước là một xã nông – lâm – ngư nghiệp,
nuôi trồng thủy sản với hơn 85% dân số là nông dân và
ngư dân.
Nông cụ thường được sử dụng là cài trâu, hoặc máy
cày, cuốc và các loại như liềm, quéo, phảng, … tất cả, từ
phương thức đến nông cụ sản xuất đều là một “mẫu số
chung” của cả ba dân tộc, họ sử dụng giống nhau.
Về phương diện mưu sinh các tộc người nơi đây có
các nghề chính như: Nghề làm muối; Nghề đan lưới; Nghề
làm khô và mắm các loại; Nghề đóng và sửa chữa ghe, tàu;
Nghề làm củ cải muối., ngoiài ra còn nuôi tôm sú công
nghiệp, nghêu thịt, cá kèo và Actimia phục vụ cho đời
sống và xuất khẩu.
4.2.2. Những biến đổi trong cách ăn, mặc, ở, đi lại
Người Vĩnh Phước có rất nhiều món ăn và cách ăn
đa dạng. Đặc biệt trong ẩm thực nơi đây là củ cải muối
(xá pấu), và cũng là món ăn dân gian quen thuộc của cả
ba dân tộc Việt, Hoa, Khmer.
Những biến đổi trong quá trình giao lưu, tiếp biến
văn hóa Việt, Hoa, Khmer ở Vĩnh Phước còn biểu hiện
trong trang phục của người dân. Chiếc áo dài là trang
phục, lễ phục chính của giới nữ ở Vĩnh Phước và trong



-23cộng đồng người Việt ở Nam bộ, dùng mặc trong các
cuộc lễ hội, đám cưới, giao thiệp, tiếp khách, dạ hội v.v…
Trong quá trình hội nhập quốc tế, với nhịp độ phát
triển văn minh tăng tốc hiện nay thì việc “mốt hoá” trong
trang phục của cộng động người Việt – Hoa - Khmer ở Vĩnh
Phước đã vào thế hoà đồng. Người nào cũng mặc được áo
bà ba, mặc áo dài, đội nón lá. Người nào cũng mặc quần
Tây, áo sơ mi, mặc quần jean, áo pull, váy - áo đầm.
Trong việc ở, về vật liệu thì điều dùng thứ sẵn có để
xây cất như gỗ, đất, lá dừa nước,… Ba dân tộc Việt, Hoa,
Khmer sống trên đất Vĩnh Phước, hiện nay gần như đã
giao thoa nhau về kiểu nhà ở chỉ cách bài trí trong nhà còn
khác đôi chút.
Để đi lại, vận chuyển, các tộc người Việt – Hoa –
Khmer cư trú nơi đây đều phải lựa chọn những phương tiện
phù hợp với các địa hình đặc trưng của không gian sống,
cho đến nay ở Vĩnh Phước giao thông đường thuỷ vẫn rất
thông dụng và thuận lợi, mặc dù giao thông đường bộ đã
được cải thiện nhiều.
4.3. BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA CÁC TỘC
NGƯỜI Ở VĨNH PHƯỚC
4.3.1. Về tăng cường đoàn kết của các dân tộc
4.3.2. Phát huy và bảo tồn văn hóa vật thể và phi vật
thể tại địa phương
4.3.3. Chủ động ngăn ngừa những sản phẩm phi văn
hóa ảnh hưởng đến thế hệ trẻ của các dân tộc



-24KẾT LUẬN
Giao lưu văn hóa là một quy luật của thời đại, là
hiện tượng phổ biến của xã hội loài người. Nhờ giao lưu
văn hoá đúng hướng mà các dân tộc có cơ hội đoàn kết
khắn khích lại với nhau để cùng nhau phát triển. Trong
mọi hoạt động văn hóa Ðảng và Nhà nước ta bao giờ cũng
nêu cao định đề biện chứng: kế thừa truyền thống tốt đẹp
của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Bên cạnh sự tiếp biến văn hoá, văn hoá Vĩnh Phước
còn mang đặc trưng đồng bằng sông nước. Hai đặc trưng
văn hoá chủ đạo này của vùng đất Vĩnh Phước đã buộc tất
cả các nền văn hoá sinh tụ nơi đây đều phải tự cấu trúc lại,
lược bỏ những giá trị không còn phù hợp với môi trường
mới, phát triển hoặc sáng tạo những giá trị mới giúp con
người có thể tồn tại và phát triển trên một vùng đồng bằng
sông nước, đan xen những tộc người khác biệt nhau về văn
hoá. Vì vậy, uyển chuyển, linh động, phóng khoáng, bao
dung, dần dà đã trở thành bản sắc của văn hoá Việt - Hoa –
Khmer ở Vĩnh Phước và văn hoá Sóc Trăng nói chung.


×