Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bài thu hoạch môn phát triển văn hóa cộng đồng: Phường Sao Đỏ Thị xã Chí Linh Tỉnh Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.48 KB, 14 trang )

Bài thu hoạch môn phát triển văn hóa cộng đồng
Địa điểm khảo sát: Phường Sao Đỏ - Thị xã Chí Linh - Tỉnh Hải Dương.
Nơi tổ chức chương trình:
Trung tâm nuôi dưỡng và bảo trợ xã hội Tỉnh Hải Dương- 220 Nguyễn Trãi 2 Phường Sao Đỏ- Thị xã Chí Linh- Tỉnh Hải Dương.
I . Hồ sơ cộng đồng:
1. Vị trí địa lý, dân số, mật độ dân số, diện tích,tộc người
- Vị trí địa lý:

Phường Sao Đỏ , thị xã Chí Linh ,tỉnh Hải Dương nằm trong tọa độ:
21°6′30″B 106°23′7″ĐTọa độ:

21°6′30″B 106°23′7″Đ

Cách thành phố Hải Dương 22 Km, cách thủ đô Hà Nội 66 km về phía Đông bắc,
nằm ở ngã ba giữa đường 18 và đường 183, gần tả ngạn sông Thái Bình.
Cách Đông Triều -Quảng Ninh 19 Km, cách Côn Sơn (Di tích lịch sử cấp quốc gia)
5 Km, cách Đền Kiếp Bạc 10 Km; Đền Cao An Lạc: 5 Km. Đền thờ thầy giáo Chu
Văn An: 4Km.
Thị xã Chí Linh nằm ở phía đông bắc tỉnh Hải Dương, cách trung tâm tỉnh 40 km.
Phía đông giáp huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Phía tây giáp tỉnh Bắc Ninh.
Phía nam giáp huyện Nam Sách. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang.
Phía bắc và đông bắc của Chí Linh là vùng đồi núi thuộc cánh cung Đông Triều, ba
mặt còn lại được bao bọc bởi sông Kinh Thầy, sông Thái Bình và sông Đông Mai.
Chí Linh nằm trong vùng tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Nó
có đường giao thông thuận lợi. Đường bộ có Quốc lộ 18 chạy dọc theo hướng
đông-tây qua trung tâm thị xã nối liền Hà Nội - Quảng Ninh, đường Quốc lộ 37 nối


Quốc lộ 5 và đường 18. Đường thuỷ có chiều dài 40 km đường sông bao bọc phía
đông, tây, nam của thị xã thông thương với Hải Phòng, Bắc Giang, Đáp Cầu (Bắc
Ninh).


Cấp xã, phường lân cận Phường Cộng Hòa; Phường Chí Minh; Phường Văn An;
Xã Văn Đức; Phường Thái Học
-

Dân số: 15006 người (năm 1999)
Mật độ dân số : 3050người /km2
Diện tích: 4,92 km2
Tộc người : Chí Linh có 157.418 trong đó nam 79.939 người, nữ 77,479
người.

Dân tộc

Người

1. Kinh

153,843

2. Tày

303

3. Thái

19

4. Mường

46


5. Khơ Me

51

6. Hoa(Hán)

1,094

7. Nùng

93

8. Hmông

5

9. Dao

25

12. Ba Na

6

13. Sán Chay

68

14. Sán Dìu


1,784

15. Thổ(4)

81

2. Điều kiện tự nhiên, Tài nguyên thiên nhiên.
- Điều kiện tự nhiên:


Phường Sao Đỏ , thị xã Chí Linh – Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới
gió mùa, có 2 mùa rõ rệt, mùa khô hanh lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa
mưa từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Nhiệt độ trung bình năm 23°C; tháng có
nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 và tháng 2 (khoảng 10-12°C); tháng có nhiệt độ cao
nhất là tháng 6 và tháng 7 (khoảng 37-38°C). Lượng mưa trung bình hàng năm
1.463 mm, tổng tích ôn khoảng 8.2000, độ ẩm tương đối trung bình là 81,6%.
-

Tài nguyên thiên nhiên:

+ Tài nguyên rừng
Chí Linh, Hải Dương có 14.470 ha đất đồi rừng, trong đó rừng trồng 1.208 ha, rừng
tự nhiên 2.390 ha.Rừng tự nhiên có nhiều loại gỗ quý, ước khoảng 140.000 m³, có
nhiều loại động thực vật đặc trưng cung cấp nguồn dược liệu cho y học. Rừng trồng
chủ yếu là keo tai tượng, bạch đàn và rừng thông thuộc khu di tích Côn Sơn - Kiếp
Bạc.
+ Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên của Chí Linh là 29.618 ha, chia ra:
- Đất nông nghiệp 9.784 ha, chiểm tỉ lệ 33,03%.
- Đất lâm nghiệp 14.470 ha, chiếm tỉ lệ 48,86%.

- Đất chuyên dùng 2.467 ha, chiếm tỉ lệ 8,33%.
- Đất ở 1.110 ha, chiếm tỉ lệ 3,75%.
- Đất khác 1.787 ha, chiếm tỉ lệ 6,03%.
Địa hình Chí Linh đa dạng phong phú, có diện tích đồi núi, đồng bằng xen kẽ, địa
hình dốc bậc thang từ phía bắc xuống phía nam, nhìn chung địa hình chia làm 3 tiểu
vùng chính:
- Khu đồi núi bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng, càng về phái Bắc đồi núi càng
cao, đỉnh cao nhất là Dây Diều cao 616 m, đèo Trê cao 536 m.


- Khu đồi bát úp gó lượn sóng xen kẽ bãi bằng, đồi ở đây không cao lắm, trung
bình từ 5- - 60 m, có độ dốc từ 10-150, xen kẽ là những bãi bằng có độ cao bình
quân + 2,5 m.
- Khu bãi bằng phù sa mới, phân bố ở phía nam đường 18, địa hình tuơng đói bằng
phẳng, càng về phái Nam càng trũng, có nơi cốt đất chỉ +0,8m.
Đất Chí Linh được hình thành từ 2 nhóm chính, nhóm đất đồi núi được hình thành
tại chỗ, phát triển trên các đá sa thạch; nhóm đất thuỷ thành do phù sa sông Kinh
Thày và Thái Bình bồi tụ. Theo tài liệu của Viện nông hoá thổ nhưỡng Việt Nam,
đất nông nghiệp được phân loại như sau:
- Địa hình: cao 21%, vàn 47,2%, thấp 27,5%, trũng 4,3%.
- Thành phần cơ giới: đất thị nhẹ 42,2%, thịt trung bình 28,1%, nặng 29,7%.
- Độ chua: cấp I: 74,5%, cấp II: 15%, cấp III: 8%, cấp IV: 2,5%
+ Tài nguyên nước
Chí Linh có nguồn nước phong phú bởi có sông Kinh Thày, Thái Bình, Đông Mai
bao bọc, có kênh mương trung thuỷ nông từ Phao Tân đến An Bài dài 15,5 km chạy
qua những cánh đồng canh tác chính của huyện, có nguồn nước của nhà máy điện
Phả Lại cung cấp quanh năm. Ngoài ra còn có 33 hồ đập với tổng diện tích tự thuỷ
409 ha, đặc biệt có nguồn nước ngầm sạch trữ lượng lớn.
3. Cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng.


Phường Sao Đỏ , thị xã Chí Linh , tỉnh Hải Dương nằm trong vùng tam giác kinh tế
Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Nó có đường giao thông thuận lợi. Đường bộ có
Quốc lộ 18 ( đường Nguyễn Trãi ) chạy dọc theo hướng đông-tây qua trung tâm thị
xã nối liền Hà Nội - Quảng Ninh, đường Quốc lộ 37 nối Quốc lộ 5 và đường 18,
đường 37 là đường vành đai chiến lược quốc gia từ trung tâm thị xã đi tỉnh Bắc
Giang. Đường thủy có chiều dài 40 km đường sông bao bọc phía đông, tây, nam
của thị xã thông thương với Hải Phòng, Bắc Giang, Đáp Cầu (Bắc Ninh). Trong


quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, Phường Sao Đỏ, Thị xã Chí
Linh, có một vị thế quan trọng. Đây là một trong bốn tiểu vùng kinh tế của tỉnh, có
tuyến đường xuyên Á đi qua, có các công trình quốc tế về thể thao du lịch và hội tụ
nhiều điều kiện tổng hợp để trở thành mắt xích quan trọng trong ngành du lịch quốc
gia.
4.Tổ chức chính trị, bộ máy chính trị ở địa phương
- Tổ chức bộ máy chính trị thị xã Chí Lin
1.Thị ủy
2.HĐND thị xã
3.UBND thị xã
4.Các phòng, Ban
Phòng Nội vụ; Phòng Tư pháp; Phòng Tài chính – Kế hoạch; Phòng Tài nguyên
và Môi trường; Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội; Phòng Văn hóa - thông
tin; Phòng Giáo dục và Đào tạo; Phòng Y tế; Thanh tra thị xã; Văn phòng HĐND
và UBND thị xã; Phòng Kinh tế; Phòng Quản lý đô thị
5.Khối Đảng, Đoàn thể: 1. Ban Tổ chức; 2. Ủy ban Kiểm tra; 3. Ban Tuyên giáo; 4.
Ban Dân vận; 5. Ủy ban MTTQ thị xã; 6. Văn phòng Thị ủy; 7. Hội Cựu chiến
binh; 8. Hội Liên hiệp Phụ nữ; 9. Hội Nông dân; 10. Thị Đoàn; 11. Liên đoàn Lao
động.
6.Đơn vị sự nghiệp: 1. Đài phát thanh; 2. Trạm khuyến nông; 3. Tung tâm văn hóa
thể thao; 4 Hội chữ thập đỏ; 5. Trung tâm Y tế; 6. Trung tâm dân số- KHHGĐ; 7

Trạm Thú Y:
7.Các Xã, Phường: 1. Phường Sao Đỏ; 2. Phường Phả Lại; 3. Phường Thái Học; 4.
Phường Văn An; 5 Phường Chí Minh; 6. Phường Cộng Hòa; 7. Phường Bến Tắm;


8. Phường Hoàng Tân; 9. Xã Nhân Huệ; 10. Xã Cổ Thành; 11. Xã Đồng Lạc; 12.
Xã Tân Dân; 13. Xã An Lạc; 14. Xã Văn Đức; 15. Xã Kênh Giang; 16. Xã Hoàng
Tiến; 17. Xã Hoàng Hoa Thám; 18. Xã Bắc An; 19. Xã Lê Lợi; 20. Xã Hưng Đạo.
5.Sự thay đổi của cộng đồng cư dân đó trong 5 năm gần đây.
Phường Sao Đỏ, Thị Xã Chí Linh, Tỉnh Hải Dương trong 10 năm trở lại đây có
nhiều sự thay đổi rõ rệt bao gồm cả mặt tích cực và đi đôi với nó là những hạn
chế .- Kinh tế: Sao Đỏ có sự thay đổi rất nhanh trong vòng 10 năm trở lại đây. Vốn
là 1 vùng địa hình đồi núi, kinh tế kém phát triển, chủ yếu dựa vào nông nghiệp,
nhưng nhờ có 1 vài yếu tố như: Tập trung các trường đại học, trung cấp, trung học,
khách sạn… và Sao Đỏ là đầu mối giao thông để đi đến các nơi như Bắc Giang,
Quảng Ninh, Hải Phỏng,…nên kinh tế , dịch vụ phát triển mạnh,… góp phần làm
cho đời sống nhân dân được tăng lên rõ rệt.
-Văn hóa – Xã hội: Chất lượng cuộc sống của người dân được tăng lên rõ rệt, các
loại hình giải trí cũng đa dạng hơn, nhưng cùng với đó cũng phát sinh 1 số tiêu cực.
Một vài tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, lô đề, … nhất là ở tầng lớp thanh niên.
Ngoài ra còn có các khác như: vấn đề môi trường, vấn đề dân số, vấn đề nhà ở, vấn
đề trường học , vấn đề giao thông, vấn đề về mặt y tế và các dịch vụ chăm sóc
người già, trẻ em bị bỏ rơi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
-Về cơ sở vật chất, thì hầu hết xí nghiệp, trường trạm ở Sao Đỏ mới được xây
dựng, tuổi đời chưa cao, nên chất lượng vẫn còn chấp nhận được.
II. Khảo sát thống kê về văn hóa của địa phương
-

Văn hóa


Một số địa điểm giải trí:
+Du lịch: Chùa Côn Sơn, Đền Kiếp Bạc, Đền Chu Văn An, Đền Cao...

+Sân Golf Ngôi Sao Chí Linh (nằm nội bộ trong phường)


-

Giaó dục



Trường đại học Sao Đỏ



Trường Trung cấp nghề cơ giới, cơ khí xây dựng thuộc LICOGI (Tổng Công
ty Xây dựng và phát triển hạ tầng)



Trường Quân sự - Quân khu 3



Trường Trung học phổ thông Chí Linh



Trường Trung học phổ thông Trần Phú




Trường THCS Chu Văn An



Trường THCS Sao Đỏ 1



Trường THCS Sao Đỏ 2



Trường tiểu học Sao Đỏ 1



Trường tiểu học Sao Đỏ 2



Trung tâm GDTX Chí Linh

III. Phát hiện đánh giá nhu cầu của người dân thông qua bảng hỏi cho người
dân.
1. Ở phường Sao Đỏ thỉnh thoảng có tổ chức các chương trình văn nghệ vào

các dịp lễ tết, kỷ niệm.

2. Chủ yếu là diễn các tiết mục văn nghệ tự do.
3. Ở đây không có loại hình nghệ thuật truyền thống nào đặc trưng riêng của
địa phương.
4. Đối với tầng lớp trẻ hiện nay thì yêu thích các loại hình nghệ thuật hiện đại
hơn nhưng không có nghĩa là ghét bỏ các loại hình nghệ thuật truyền thống .
Cũng có bạn yêu thích loại hình nghệ thuật chèo, có bạn lại yêu thích múa
rối nước …
5. Tại địa phương cũng có mở thêm 1 số câu lạc bộ về loại hình nghệ thuật
truyền thống nhưng còn rất ít và hạn chế. Quy mô nhỏ và số lượng thành
viên tham gia còn rất ít. Chỉ những ai thực sự yêu thích và quan tâm thì mới
đăng ký tham gia.


6. Người dân ở đây thì rất thích đi xem các buổi biểu diễn văn nghệ do địa

phương tổ chức. Riêng đối với tầng lớp trẻ tuổi thì thích và quan tâm đến
các chương trình ca nhạc hơn.
7. Một số ý kiến mong muốn của người dân để cải thiện các hạn chế của
chương trình diễn ra tại địa phương:
-Sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng để có thể phổ biến cho
nhiều người hơn nữa biết về các ngày lễ, hội văn hóa của địa phương.
-Nâng cao chất lượng khâu tổ chức, tránh để các hiện tượng, hình ảnh phản
cảm diễn ra trong lễ hội.
Bảng hỏi:
Câu1. Ở địa phương a/c có thường xuyên tổ chức văn nghệ vào các dịp lễ tết, kỷ
niệm không?
A. Thường xuyên
B. Thỉnh thoảng
C. Không bao giờ.


Câu 2. A/c có thường hay tham gia các hoạt động , sinh hoạt văn hóa do địa
phương tổ chức không?
A. Thường xuyên
B. Thỉnh thoảng
C. Không bao giờ.

Câu 3. Ở địa phương a/c có những loại hình nghệ thuật truyền thống nào?
A.
B.
C.
D.

Tuồng
Chèo
Cải lương
Loại hình nghệ thuật khác: ………………………………

Câu 4. Ở địa phương a/c có những di tích lịch sử văn hóa đặc sắc nào ?
……………………………………………………………………………………


Câu 5. Ở địa phương a/c có những ngày lễ hội nào ?
……………………………………………………………………………………
Câu 6. Bản thân a/c có am hiểu hay thích loại hình nghệ thuât truyền thống nào ?
A.
B.
C.
D.

Tuồng

Chèo
Cải lương
Loại hình nghệ thuật khác: ………………………………

Câu 7. Giữa loại hình nghệ thuật truyền thống và loại hình nghệ thuật hiện đại a/c
yêu thích loại hình nào hơn?
A. Truyền thống
B. Hiện đại
C. Bằng nhau

Câu 8. Số lượng những câu lạc bộ về sinh hoạt loại hình nghệ thuật truyền thống ở
địa phương a/c ?
A. Có nhiều
B. Có ít
C. Không có.

Câu 9. Nếu có các câu lạc bộ nghệ thuật truyền thống thì A/c có muốn tham gia
vào các câu lạc bộ đó không?
A. Có
B. Không.

Câu 10. Nếu khi tham gia câu lạc bộ mà phải đóng lệ phí thì a/c có còn muốn tham
gia nữa không?
A. Có
B. Không.


Câu 11. A/c có mong muốn địa phương sẽ tổ chức một chương trình về văn hóa nào
không?
A. Mong muốn

B. Không muốn

Câu 12. Nếu địa phương tổ chức một sinh hoạt cộng đồng thì a/c mong muốn được
tổ chức về loại hình gì?
A. Ca nhạc
B. Lễ hội
C. Cuộc thi làng nghề truyền thống.

Câu 13. Cảm nhận của a/c về các chương trình nghệ thuật mà địa phương tổ chức?
A. Rất hài lòng
B. Bình thường
C. Không hài lòng

Câu 14. a/c thấy có những mặt hạn chế nào trong các chương trình mà địa phương
tổ chức?
A.
B.
C.
D.

Không đảm bảo về mặt nội dung .
Quy mô nhỏ
Vấn đề an ninh không đảm bảo
Vấn đề môi trường

Câu 15. Mong muốn của a/c để cải thiện để cải thiện các hạn chế của chương trình
ở địa phương a/c ?
…………………………… ……………………………………………………...
IV. Tổ chức chương trình
Địa điểm: Trung tâm nuôi dưỡng và bảo trợ xã hội Tỉnh Hải Dương- 220 Nguyễn

Trãi 2 - Phường Sao Đỏ- Thị xã Chí Linh- Tỉnh Hải Dương.
Giới thiệu đôi nét về trung tâm


1. Cơ cấu tổ chức:
- Lãnh đạo: 3 đồng chí ( gồm : 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc)
- Phòng ban: 7 phòng

+ Phòng Tổ chức hành chính;
+ Phòng kế toán;
+ Phòng tiếp nhận các đối tượng;
+Phòng nuôi dưỡng;
+Phòng y tế;
+ Phòng chăm sóc đối tượng;
+ Phòng chuyên dạy nghề cho các đối tượng.
2. Các đối tượng trong trung tâm
- Người già cô đơn.

-

+ Nam 60 tuổi trở lên
+ Nữ 55 tưởi trở lên
+Gia đình không có con
Trẻ em.
+Cô đơn
+ Khuyết tật: 3 dạng: chân; tay; tứ chi
+Khiếm khuyết: khiếm thính; khiếm thị; lẩn thẩn; đao

Hiện tại trong trung tâm có 140 đối tượng. gồm: 27 người già cô đơn; 89 khuyết
tật; 24 trẻ em.

1. Đối tượng;

Người không may mắn ,gia đình có hoàn cảnh khó khăn( có thể do bố mẹ vi
phạm pháp luật, tệ nạn xã hội) => trẻ em bị bỏ rơi.
2. Công việc hàng ngày của người quản lý trong trung tâm.
Do các đối tượng chân tay yếu, mắt mù, đối tượng bại não nên nhiệm vụ của
cán bộ là chăm nom, trợ giúp ăn cơm, tắm giặt.
Đối với trẻ em thì phân công cán bộ thay thế cho bố mẹ như trẻ ngoài xã hội.
Làm việc 365/365 ngày, không có ngày nghỉ lễ.


3. Công việc hàng ngày của các đối tượng.

Dọn dẹp vệ sinh, ăn uống, làm đồ thủ công hương vòng do người dạy nghề
hướng dẫn.

1.Tên chương trình: chương trình “ Kết nối yêu thương “
2.Thời gian diễn ra: ngày 22/08/2015
3.Thành phần tham gia: Nhóm sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Cùng
với sự hỗ trợ của CLB Thiện Nguyện Tay Chung Tay và CLB Nghệ Thuật dành cho
mọi lứa tuổi.
4.Các hoạt động:
-

Thăm hỏi các trường hợp đặc biệt trong trung tâm.
Tặng quà ( bánh kẹo ) cho đại diện trung tâm sau đó phát quà cho tất cả

-

các cụ già, trẻ em ở trong trung tâm.

Giao lưu văn nghệ cùng với mọi người trong trung tâm
Công tác tình nguyện dọn vệ sinh quét rác, lá trong vườn cây.

5.Kết quả đạt được:
Chương trình diễn ra thành công tốt đẹp. mang lại không khí vui vẻ cho
những con người sống trong trung tâm.
6.Nhận xét đánh giá sau khi thực hiện chương trình:
-

Tạo được ấn tượng tốt với mọi người và nhận được lời khen ngợi từ giám

-

đốc trung tâm.
Thuận lợi: Nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía trung tâm và có sự hỗ

-

trợ chương trình của các bạn trong Clb trường Sao Đỏ.
Khó khăn: địa điểm khảo sát xa , tốn kinh phí cho đi lại, ăn ở. Không
thông thuộc địa hình, thời gian gấp rút nên không thu thập lấy ý kiến
được nhiều từ khía người dân sống ở khu vực nơi khảo sát.


7.Mong muốn của nhóm khi thực hiện chương trình
Mong muốn hiểu được rõ hơn các đối tượng được nhà nước nuôi dưỡng về tâm tư
tình cảm, cuộc sống. Thưc hiện chương trình để tạo nên một không khí vui vẻ, trao
những món quà nhỏ giúp những con người có hoàn cảnh khó khăn sống ở trung
tâm cảm thấy được quan tâm và khấn khởi hơn, tạo sự thỏa mái về mặt tình thần.
Đồng thời giúp họ có dịp được giao lưu, tiếp xúc với cộng đồng.

Công tác dọn dẹp vệ sinh nơi đây trên tinh thần tự nguyện, thể hiện sự hòa nhập
vào cộng đồng của nhóm . đồng thời góp 1 phần sức nhỏ bé tạo nên cảnh quan môi
trường sạch đẹp.
8.Sự nhìn nhận của nhóm về trung tâm .
Lãnh đạo và các phòng ban rất quan tâm , nhiệt tình giúp đỡ các trường hợp khó
khăn. Cảm thấy thương các trường hợp trong trung tâm khi họ thiệt thòi hơn so với
những người ngoài xã hội.
Nhận thấy có những cái trung tâm đáp ứng được có những cái trung tâm không
đáp ứng được. do điều kiện kinh phí, thiếu thốn nhiều cái về vật chất, tinh thần, sự
động viên tình cảm.
Trung tâm luôn cố gắng đáp ứng và mong mong muốn mọi người động viên các
trừơng hợp thiệt thòi. Kết nối được các bạn, em nhỏ, cụ ông, cụ bà đang gặp khó
khăn phải đối mặt hàng ngày.



×