Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Bài thuyết trình nhóm Quản lý học: Phân tích môi trường kinh doanh của Big C

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.43 KB, 7 trang )

Phân tích môi trường kinh doanh của BigC
I- Phân tích môi trường bên ngoài:
1. Môi trường chung
a. Môi trường kinh tế:
Khi nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập người dân tăng dẫn đến chi tiêu tăng. Ngược lại,
khi nên kinh tế bước vào giai đoạn suy thoái, thu nhập giảm, người tiêu dùng sẽ có xu hướng
thắt chặt chi tiêu. Vì thế, sức ép cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ lớn hơn.
Việt Nam là một quốc gia có tốc độ phát triến rất nhanh. Trong những năm qua Việt Nam
liên tục được xếp thứ hạng cao về chỉ số phát triển kinh doanh bán lẻ (GRDI)
* Tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân: Thu nhập của người dân Việt nam trong thời
điếm hiện tại đã tăng hơn trước, nhu cầu về các sản phẩm chất lượng , mẫu mã đa dạng,... ngày
càng khắt khe, sức mua của người dân cũng tăng cao trong khi đó các loại sản phẩm được bày
bán ở chợ kém về chất lượng hơn so với siêu thị, đây là cơ hội mở rộng phát triển của ngành
kinh doanh bán lẻ
* Tỷ lệ tiết kiệm: Tỷ lệ tiết kiệm vẫn tiếp tục giảm xuống (12% năm 2006 xuống 9%
năm 2008) cho thấy sự tự tin trong tiêu dùng của người Việt Nam nói chung.
* Lạm phát:Lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền, sự
lạm phát sẽ làm thay đổi mức và cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng. Khi có lạm phát tốc độ tiêu
thụ hàng hóa giảm càng nhiều ở nhũng mặt hàng mà tính thiết yếu đổi với cuộc sống hàng ngày
thấp.
b. Môi trường chính trị, pháp luật
Sự ổn định chính trị của nước ta tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà bán
lẻ, đặc biệt thu hút rất nhiều các nhà bán lẻ lớn trên thế giới đầu tư vào Việt Nam.
Hệ thống luật về kinh doanh nước ta khá hoàn thiện,...đặc biệt nước ta có chính sách mở cửa đối
với các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Năm 1998 BigC chính thức gia nhập thị trường
VN. Năm 2007, VN tham gia WTO, đây là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài nói chung
và bigC nói riêng.
Bên cạnh việc mở rộng thị trường, để bảo hộ các doanh nghiệp trong nước, Việt Nam vẫn
tiếp tục áp dụng quy định mà WTO cho phép. chính phủ Việt Nam ban hành điều khoản về
“Thẩm định nhu cầu kinh tế” ( Economic Needs Test - ENT) năm 2007. ENT là những tiêu chí
đưa ra đế quyết định cấp phép cho nhà đầu tư nước ngoài, là rào cản được dựng lên nhằm bảo hộ


thị trường bán lẻ nội địa.

1


c. Yếu tố văn hoá, xã hội
- Dân số và tỷ lệ phát triển : Dân số Việt Nam đông và là dân số trẻ, số dân trong độ tuổi
lao dộng chiếm đa số => nhu cầu tiêu dùng cao đặc biệt là các mặt hàng về lương thực, đồ dùng
gia đình, thời trang.
- Tốc độ đô thị hóa : Các đô thị ở nước ta ngày càng phát triển về quy mô cũng như hạ
tầng vật chất, là yếu tố thuận lợi cho việc phát triển các siêu thị, trung tâm mua sắm. (VD: thành
phố Bình Dương)
Văn hóa tiêu dùng ngày càng hội nhập với văn hóa tiêu dùng hiện đại của văn minh
thương mại thế giới, chính là cơ hội cho phát triển loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại như siêu
thị, trung tâm thương mại. => Đây là cơ hội tốt để BigC mở rộng khả năng cung ứng.
d. Yếu tố công nghệ:
Công nghệ ảnh hưởng tới mọi ngành kinh doanh, sự phát triển của công nghệ giúp cho cơ
sở của ngành phát triển vượt bậc giúp ích cho doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường. Trong
thời đại của thương mại điện tử, BigC cũng như các doanh nghiệp khác đều xây dựng cho mình
một website riêng để quảng bá, giới thiệu thông tin về bản than doanh nghiệp, về các chính sách,
sản phấm và dịch vụ,...
e. Môi trường tự nhiên:
Hiện nay BigC đã thực hiện xây dựng hệ thống siêu thị xanh, mở đầu là BigC Vĩnh Phúc.
Đây là thế hệ siêu thị mới của Big C được ứng dụng công nghệ xanh trong quá trình xây dựng
vận hành để tiết giảm chi phí cho hệ thống, góp phần bảo vệ môi trường. (Cụ thế như: sử dụng
những vật liệu chống nóng cho mái, tường nhà, các trang thiết bị bên trong như bóng đèn đều
sử dụng các bóng đèn tiết kiệm điện, lắp đặt hệ thống kiểm soát điện năng đế phát hiện những
nơi phung phí điện để có giải pháp xử lý, gian hàng thực phẩm đông lạnh đã được thiết kế lắp
thêm các tấm kính ngăn hơi lạnh thoát ra đế không lãng phí điện vào ban đêm lúc siêu thị dừng
hoạt động. Với việc sử dụng những công nghệ tiên tiến trên, BigC sẽ tiết kiệm được chi phí và

tăng lợi nhuận cho mình)
Ngày nay, sự “đổi mới bền vững” đã trở thành xu thế, là mối quan tâm của cả nhà nước,
người dân và doanh nghiệp. BigC đã tổ chức các hoạt động nhằm bảo vệ môi trường như: tháng
sử dụng túi thân thiện môi trường, nói không với túi nilong, ngày hội tái chế chất thải…
1.

Môi trường tác nghiệp
Môi trường tác nghiệp của tổ chức là tổng thể các lực lượng mà hệ thống đó chịu sự tác
động hoặc tác động lên một các trực tiếp.

a. Áp lực cạnh tranh từ khách hàng:

- Hình thức kinh doanh: bán lẻ tự chọn hiện đại.
- Đối tượng khách hàng chính: khách hàng có thu nhập trung bình thấp trở lên, ng dùng
cuối
2


- Giá cả tại Big C được niêm yết sẵn nên quyền thương lượng từ phía khách hàng giảm
đáng kế hoặc có thể nói là không có. Thói quen tiêu dùng của ng tiêu dùng thay đổi: chấp nhận
tăng chi tiêu để có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm (giá sp trong siêu thị cao hơn chợ).
- BigC đã nghiên cứu khách hàng nhiều, tập trung vào lượng khách hàng tiềm năng này,
liên tục có các chương trình khuyến mại lớn, phong phú hóa các mặt hàng kinh doanh, chủ yếu
gần gũi với khách hàng chính, tạo cho khách hàng nhiều lựa chọn sản phẩm.
b. Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp
- Tuy chủng loại hàng hóa đa dạng nhưng để có thể cung cấp mặt hàng cho siêu thị rất
khó, đòi hỏi nhiều yêu cầu chứng nhận đạt tiêu chuẩn: vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, chất
lượng, mẫu mã, khả năng cung ứng, vận chuyển, giá cả...
- Big c đấy mạnh việc liên kết với các hộ nông dân, các nhà sản xuất vừa và nhỏ nhằm
thúc đấy tiêu thụ hàng hóa địa phương trong siêu thị. (Big c thường xuyên tổ chức các hội thảo

liên quan đến “Giải pháp thúc đấy phát triển các ngành sản xuất địa phương” tại nhiều tỉnh
thành trên cả nước nhằm giới thiệu đến các nhà sản xuất chính sách thu mua, điều kiện chất
lượng vệ sinh an toàn thực phấm, quy trình và thủ tục hành chính trong việc hợp tác với BigC.
Qua công tác này, Bigc đồng hành cùng các nhà sản xuất địa phương nâng cao sức cạnh tranh
của các thương hiệu Việt, đồng thời giảm thiểu tối đa được các chi phí phát sinh trong quá trình
trung gian)
c. Đối thủ cạnh tranh
*Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành: (đây là cạnh tranh chủ yếu và khốc
liệt nhất)
Chiến lược của BigC: giá rẻ cho mọi nhà. => Sử dụng phương thức bình ổn giá, thu hút
khách hàng đông đảo qua kích cầu mua của khách hàng tạo lợi thế về mặt giá cả.
Thị trường bán lẻ VN đang trên đà phát triển nhanh, có cường độ cạnh tranh mạnh. BigC
đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh, trong nước: Co.op Mart, Hapro Mart, FiviMart…, ngoài
nước: Parkson, Zen Plaza, Diamond Plaza… sự cạnh tranh giữa các nhà bán lẻ rất mạnh mẽ, các
nhà bán lẻ đều cố gắng mở rộng thị phần và tạo dựng một chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
*Cạnh tranh ngoài ngành: (đánh giá là cạnh tranh chung dễ gặp phải)
Cạnh tranh về nhân sự chất lượng, nhà cung cấp uy tín, vị trí đặc thù…
 Sau nhiều năm, Thị trường bán lẻ chủ yếu nằm trong sự chi phối cua 3 đại gia : BigC, Metro
,G7Mart. Đây có thể coi là 1 thành công trong lĩnh vực quản lý, nắm bắt môi trường kinh doanh
của BigC
d. Các nhóm lợi ích đặc biệt (SIG) và công đoàn:
- BigC buộc phải lên tiếng xin lỗi người tiêu dùng trước sức ép từ dư luận và các hiệp hội
bảo vệ lợi ích: Hiệp Hội phát triển người tiêu dùng VN (vacod), hiệp hội nho Ninh Thuận, …

3


- Điều kiện làm việc, thời gian làm việc và mức lương của người lao động được đảm bảo,
có hệ thống quản trị nhân sự trong công ty, có công đoàn bảo vệ lợi ích người lao động ( sự kiện
ng đẹp Áo dài BigC, tham dự cúp bánh mì bánh ngọt Lousi Lessaffre)

II- Môi trường bên trong:
1. Tài chính:
Chỉ có thể đánh giá ở mức tốt dựa vào các biểu hiện:
-

Có khả năng thanh khoản

-

Có khả năng tạo giá trị gia tăng
~~> Nhận thấy qua các thống kê và đánh giá trên các trang đánh giá tài chính – doanh nghiệp:
biG hiện có 25 trung tâm thương mại, 8000 nhân viên, kinh doanh 50.000 mặt hàng (Có 95% sản
xuất tại VN). Hàng năm góp phần quảng bá 800 container hàng Việt tại các nước Mỹ La tinh,
châu Âu và Ấn Độ Dương. Mỗi năm đón khoảng 45 triệu lượt khách mua sắm.

2. Marketing:
-

Cứ 3 tuần phát hành 1 bản tin khuyến mãi

-

Chương trình “Giá rẻ chưa từng thấy” với khoảng 20 mặt hàng thiết yếu, giảm đến 50% giá bán
thường.

-

Có hệ thống dịch vụ tư vấn, chăm sóc khách hàng, thanh toán nhanh và chính xác, triển khai dịch
vụ gia tăng: xe bus miễn phí, tích hợp khu vui chơi, giải trí, dịch vụ ăn uống…


-

Các phương tiện quảng cáo, truyền thông được sử dụng hữu ích: phát tờ rơi, quảng cáo tv, truyền
thông mạng…

-

Xây dựng hình ảnh qua các hoạt động xã hội
VD: chương trình “Giá rẻ chưa từng thấy” với khoảng 20 mặt hàng thiết yếu đã được khách hàng
rất hoan nghênh. Bên cạnh đó, Bigc còn xây dựng hình ảnh của công ty thông qua các hoạt động
từ thiện. Big c luôn mong muốn trở thành một doanh nghiệp có tinh thần trách nhiệm cao, tích
cực tham gia vàocác hoạt động từ thiện, vì cộng đồng như: tặng Quỹ người nghèo thành phố Hà
Nội (130.000.000 VND), tài trợ chương trình “Vượt lên số phận” ...

3. Nguồn nhân lực:
-

Tạo ra văn hóa đào tạo DN, biến nó thành cơ hội thăng tiến cho nhân viên.

4


-

2008: thành lập Trung tâm đào tạo ngay tại văn phòng bigC phối hợp cả đào tạo nội bộ và liên
kết với các cơ sở đào tạp bên ngoài. Giảng viên đứng lớp là cán bộ chuyên trách đào tạo thuộc
TTĐT, giám đốc, phó giám đốc siêu thị và 1 số cấp quản lý khác.

-


Trung bình mỗi tháng bigC thực hiện 10.000 giờ đào tạo với >100 môn học khác nhau.

-

Thực hiện liên kết với >30 cơ sở đào tạo trong và ngoài nước: Đại học Hoa Sen, Tổ chức Creta
(pháp). CFVG, đại học nông lâm, Trung cấp nghề Hoa Sữa…

4. Sản xuất:
-

Đẩy mạnh việc liên kết với các hộ nông dân, các nhà sản xuất vừa và nhỏ.

-

Chất lượng sản phẩm bày bán khá đồng đều, hướng tới các khách hàng mục tiêu.

-

Đẩy mạnh việc phát triển nhãn hàng riêng bao gồm “Wow! Giá hấp dẫn”, “Big C” và “Bakery
by Big C” và “eBon”, nhằm tự chủ về nguồn cung ứng sản phẩm và giảm tối đa các khâu trung
gian => Giúp giá bán ở bigC rẻ hơn.

-

Các dịch vụ đi kèm bán hàng: Tất cả các siêu thị của Big C đều có hệ thống bảo quản đạt tiêu
chuẩn, hàng hóa có tem đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bao gói hàng hóa đầy đủ. Hàng hóa
cồng kềnh được hỗ trợ vận chuyển về đến tận nhà. Sản phẩm kỹ thuật cao được chuyên viên lành
nghề lắp đặt tại nhà và có bảo hành.

5. Nghiên cứu và phát triển:

-

Có u t cho ho t n g nghiên c u th tr ng, nghiên c u khách hàng, nghiên c u s n ph m.
Tri n khao qu n tr các ho t n g kinh doanh s n xu t t i siêu th : ho t n g phát phi u kh o sát
m c hài lòng c a khách hàng, ho t n g thu th p thông tin v môi tr ng qu n lý, phát tri n các
chi n l c qu ng bá hình n h hi u qu …

-

Luôn có ngu n kinh phí n

nh cho RnD

6. C c u t ch c :
7. Các chi n l

c hi n th i :

Chiến lược dẫn đầu về chi phí (VD về Kmart)
Chiến lược khác biệt hóa
Chiến lược tập trung hết sức hiệu quả
 BigC thành công nhất với Chiến lược dẫn đầu về chi phí và được biết đến với slogan
"BigC giá rẻ cho mọi nhà!".
Chiến lược tăng trưởng chính: đa dạng hóa sản phẩm. 5 ngành kinh doanh chính của bigC: Thực
phẩm tươi sống, Thực phẩm khô, Hàng may mặc và phụ kiện, Hàng điện gia dụng, vật dụng
trang trí nội thất. Bên cạnh đó là hoạt động thương mại hành lang, cho các doanh nghiệp khác
-

-


5


-

thuê mặt bằng và tự kinh doanh.
Tầm nhìn: nuôi dưỡng 1 thế giới đa dạng
5 giá trị:
Đánh giá:
+ Định tính: tính tương thích (phù hợp vs tình huống của tổ chức), tính hiệu lực(thực hiện đc
mục tiêu), tính bền vững(cạnh tranh bền vững), tính thống nhất(sự nhất qán nội tại), tính linh
hoạt(thích ứng với hoàn cảnh thay đổi).
+ Định lượng: đạt được mục tiêu chiến lược, hiệu quả tốt, hạn chế được chi phí không cần thiết,
chiếm được thị phần lớn trong ngành bán lẻ.
III- SWOT:
Các điêm mạnh: ( s )
Các điểm yếu ( w )
-

Cơ sở vật chất hiện đại

-Thương hiệu đã được khẳng định

-

Hệ thống phân phối còn hẹp

-Thường xuyên quá tải, thanh toán chậm

-


Giá rẻ

-

-

Cơ cấu mặt hàng đa dạng

-Nắm bắt nhu cầu khách hàng chậm

-

Đội ngũ NV chuyên nghiệp

6

Chất lượng hàng hoá chưa ổn định


Các cơ hội ( O )

Các thách thức ( T )

- Mức sống của người dân tăng.

-Cạnh trang ngày càng gay gắt khi gia nhập

-Việt Nam gia nhập WTO


WTO

- Thị trường bán lẻ ngày càng phát triển

-Hệ thống các nhà cung ứng yếu kém

- Người dân ủng hộ chương trình “Người -Thói quen mua sắm: Hình thức bán lẻ trực
Việt dùng hàng Việt”.

tuyến đang phát triển mạnh mẽ.
-Khủng hoảng kinh tế ngày càng gia tăng
- Giá cả hàng hóa ngày càng leo thang, chỉ số
giá tiêu dùng ngày càng tăng.
- Chínhphủ bảo vệ các siêu thị trong nước
thông qua chính sách thẩm định nhu cầu kinh
tế (ENT)

7



×