Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

ĐỀ CƯƠNG LỊCH sử 11 HK I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.43 KB, 10 trang )

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ 11 –NB-

PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Nêu ý nghĩa của cách mạng tháng 10 Nga, bài học kinh nghiệm , tính
chất và liên hệ với Việt Nam?
 Ý nghĩa:
- Đối với nước Nga:
o CMT10 Nga đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng
triệu con người Nga
o Lật đổ chủ nghĩa tư bản và chế độ phong kiến tồn tại lâu đời ở nước Nga.
o Một kỉ nguyên mới mở ra trong lịch sử nước Nga: giai cấp công nhân, nhân
dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi ách áp bức, bốc lột, đứng lên
làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.
- Đối với thế giới:
o Thắng lợi của CMT10 Nga đã làm thay đổi cục diện thế giới, kết thúc lịch sử
cận đại, mở ra thời kì hiện đại.
o Cổ vũ mạnh mẽ và để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng của
giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
o Mở ra con đường Cách mạng vô sản cho giai cấp công nhân ở các nước tư bản
và nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc.
o Đánh đổ chủ nghĩa tư bản ở một khâu quan trọng của nó là chủ nghĩa đế quốc,
làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới.
 Tính chất: Cách mạng vô sản (cách mạng XHCN)
 Bài học kinh nghiệm:
- Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do đảng của giai cấp công
nhân lãnh đạo. Dựa trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lê-nin, liên hệ
mật thiết với nhân dân.
- Tập hợp, huy động lực lượng toàn dân tham gia vào sự nghiệp cách mạng. Phải
xây dựng khối liên minh công nông vững chắc, đoàn kết các lực lượng cách
mạng.
- Tự chủ và sáng tạo, tranh thủ những điều kiện và thời cơ thuận lợi do tình hình


quốc tế đem lại
- Nắm vững nghệ thuật chọn đúng thời cơ để khởi nghĩa
- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
- Kết hợp các hình thức, phương pháp đấu tranh với nhau. Sử dụng bạo lực cách
mạng chống lại bạo lực phản cách mạng.
- Bài học về cách xây dựng nhà nước kiểu mới. Cách giành và gìn giữ chính
quyền.
 Liên hệ với Việt Nam:
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
LỚP 11B1


ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ 11 –NB-

- Từ sau cách mạng tháng 10, cách mạng Việt Nam đã trở thành một bộ phận
khăng khít của cách mạng thế giới. Bác Hồ tìm ra con đường cứu nước sau khi
đọc được luận cương của Lê-nin, đó là làm cách mạng vô sản, thành lập đảng của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động, liên hệ mật thiết với nhân dân như Lênnin đã làm, đó là Đảng lao động Việt Nam, tiền thân của Đảng cộng sản. Như vậy,
cách mạng Việt Nam đã đi theo con đường do cách mạng tháng 10 Nga để lại.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã vận dụng những bài học kinh nghiệm do cách
mạng tháng 10 Nga để lại để đánh thắng kẻ thù, giải phóng đất nước:
o Tập hợp, huy động lực lượng toàn dân tham gia vào sự nghiệp cách mạng, xây
dựng khối liên minh công nông vững chắc, đoàn kết các lực lượng cách mạng:
người đã kêu gọi tất cả mọi người đều tham gia đánh giặc không kể già trẻ, gái
trai.
o Tự chủ và sáng tạo: cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta hoàn toàn
được Đảng lãnh đạo, không bị tác động từ bên ngoài, bên cạnh đó ta cũng đã
chế tạo được vũ khí hiện đại dựa trên vũ khí của Pháp có thể kể ra như súng
trường.
o Tranh thủ những điều kiện và thời cơ thuận lợi do tình hình quốc tế đem lại và

nắm vững nghệ thuật chọn đúng thời cơ để khởi nghĩa: khi Nhật, Pháp đang
phải chịu những tổn thất nặng nề do chiến tranh thế giới thứ hai thì nhân cơ hội
đó ta đã tiến hành tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 và dành thắng lợi.
o Kết hợp các hình thức, phương pháp đấu tranh với nhau. Sử dụng bạo lực cách
mạng chống lại bạo lực phản cách mạng: ta chủ yếu đánh theo kiểu du kích
nhưng khi cơ hội đến thì sẵn sàng khởi nghĩa vũ trang.
o Cách xây dựng nhà nước kiểu mới. Cách giành và gìn giữ chính quyền: sau khi
giành được độc lập năm 1945, ta phải đối mặt với ba loại giặc là giặc đói, giặc
dốt, giặc ngoại xâm nhưng bằng những chính sách hợp lí, ta đã đẩy lùi được
chúng.
Câu 2: Nêu bối cảnh, nội dung và tác dụng của chính sách kinh tế mới và ưu
điểm nhược điểm của nó so với chính sách cổng sản thời chiến.




Bối cảnh: Năm 1921, nước Nga Xô Viết bước vào thời kì xây dựng đất nước
trong hoàn cảnh cựu kì khó khăn:
Kinh tế: Bị tàn phá nghiêm trọng, rơi vào khủng hoảng, suy thoái.
Chính trị: Không ổn định, các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống
phá, gây bạo loạn ở nhiều nơi.
Tháng 3-1921 Lê-nin ban hành chính sách kinh tế mới
Nội dung:
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
LỚP 11B1


ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ 11 –NB-

Nông nghiệp: Thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng chế độ thu thuế

lương thực cố định nộp bằng hiện vật.
- Công nghiệp:
o Tập trung khôi phục công nghiệp nặng
o
Cho phép tư nhân thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp nhỏ (dưới 20 công
nhân) có sự kiểm soát của nhà nước.
o Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.
o Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt, chấn chỉnh việc tổ chức, quản lí
sản xuất công nghiệp.
- Thương nghiệp:
o Tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi.
o
Mở lại các chợ, khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữ thành thị và nông
thôn.
- Tiền tệ: Năm 1924, phát hành đồng rúp thay thế cho các loại tiền cũ.
 Tác dụng:
- Nền kinh tế dược khôi phục và không ngừng phát triển mạnh mẽ, nhân dân
phấn khởi sản xuất, sản lượng các sản phẩm kinh tế tăng cao.
- Nước Nga vượt qua được thời kì khó khăn và chuẩn bị bước vào công cuộc
xây dựng CNXH.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở 1
số nước trên thế giới.
 Ưu diểm: Đem lại lợi ích cho nhân dân => khuyến khích nhân dân sản xuất =>
thúc đẩy đất nước phát triển.
 Nhược điểm: Hệ thống thị trường bắt đầu tạo ra những kết quả xấu theo kiểu
chủ nghĩa tư bản: lạm phát, thất nghiệp, và sự nổi lên của tầng lớp giàu có =>
phân hóa giàu nghèo.
• Lưu ý: Khả năng ra câu 1 khoảng 90%, câu 2 khoảng 10%
-


PHẦN TRẮC NGHIỆM
I.
-

Các nước ĐNÁ:
Nước không bị xâm lược là Xiêm (Thái Lan) do vua Ra-ma V thực hiện chính
sách ngoại giao mềm dẻo.
Ba nước Đông Dương là thuộc địa của Pháp
Lào chính thức trở thành thuộc địa của Pháp sau hiệp ước năm 1893
Cam-pu-chia chính thức trở thành thuộc địa của Pháp sau hiệp ước năm 1884
Việt Nam chính thức trở thành thuộc địa của Pháp sau hiệp ước Pa-ta-not năm
1884
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
LỚP 11B1


ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ 11 –NB-

Châu Phi – khu vực Mĩ La-tinh:
- Phương Tây có chính sách cai trị hà khắc đối với châu Phi
- Mĩ đã thực hiện chính sách ‘Cái gậy lớn’ và ‘Ngoại giao đồng Đô la’ để biến
Mĩ la tinh thành sân sau của mình.
- Anh, Pháp là hai nước dẫn đầu trong việc xâm lược châu Phi.
III.
Chiến tranh thế giới thứ nhất:
- Nguyên nhân quan trọng: thuộc địa không đồng đều
- Chia hai phe:
+ Phe liên minh: Đức, Áo Hung (1882)
+ Phe hiệp ước: Anh, Pháp, Nga (1907)
- Sự kiện quan trọng nhất: Đức đầu hàng vô điều kiện hoặc thắng lợi của cách

mạng tháng mười Nga.
- Thời gian kết thúc 11-11-1918
- Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa vì gây đau thương, mất mát và chỉ đem lại
quyền lợi cho giai cấp tư sản.
IV.
Cách mạng tháng 10 Nga:
- Tính chất của cách mạng tháng 2: CM dân chủ tư sản kiểu mới
- Sau cách mạng hai chính quyền song song tồn tại vì trước đó họ phải liên kết
với nhau để lật đổ Nga hoàng nhưng sau đó lại không đủ sức để loại bỏ nhau
- Sự kiện quan trọng nhất của cách mạng tháng 10 là quân CM tấn công cung
điện mùa đông.
- Biện pháp chống thù trong giặc ngoài là ban hành chính sách cộng sản thời
chiến
- Chính sách kinh tế mới: (xem lại phần tự luận)
- Nước Nga Xô Viết (LBCNXHCN N Xô Viết) thành lập tháng 12-1922.
V.
Thành tựu KHKT thời cận đại:
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê, Ô-oen
- Trào lưu triết học ánh sáng của Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô => Mở đường
cho cách mạng Pháp
- Chủ nghĩa xã hội khoa học của Lê-nin, Các-mác và Ăng-ghen.
VI.
Các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới:
- Mục đích của hội nghị Véc-sai – Oa-sinh-tơn là kí hiệp ước và phân chia
quyền lợi.
- Hội quốc liên được thành lập với 44 thành viên để duy trì trật tự trên.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là cuộc khủng hoảng thừa.
II.

Tài liệu chỉ có tính chất tham khảo không được sử dụng trong phòng thi


TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
LỚP 11B1


ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ 11 –NB-

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
LỚP 11B1


ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ 11 –NB-

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
LỚP 11B1


ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ 11 –NB-

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
LỚP 11B1


ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ 11 –NB-

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
LỚP 11B1


ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ 11 –NB-


TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
LỚP 11B1


ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ 11 –NB-

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
LỚP 11B1



×