Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Khảo sát truyện kể dân gian Khơ Me Nam Bộ (Qua Thần thoại, Truyền thuyết, Truyện cổ tích)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.65 KB, 20 trang )

Header Page 1 of 126.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

--------

--------

PHẠM TIẾT KHÁNH

KHẢO SÁT TRUYỆN KỂ DÂN GIAN
KHƠ ME NAM BỘ
(QUA THẦN THOẠI, TRUYỀN THUYẾT, TRUYỆN CỔ TÍCH)

Chuyên ngành: Văn học dân gian
MÃ SỐ: 62.22.36.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS-TS PHẠM THU YẾN
Hµ néi - 2007

Footer Page 1 of 126.


Header Page 2 of 126.

LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do bản thân tôi thực
hiện. Các số liệu và kết quả được nêu trong luận án là trung thực và chưa
từng được các tác giả khác công bố.
Tác giả luận án
Phạm Tiết Khánh

Footer Page 2 of 126.


Header Page 3 of 126.

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT

======

======

[st]: Sưu tầm
[105;18]: 105: Số thứ tự tác phNm trong mục lục tham khảo; 18: số trang
được trích dẫn
[148; 31, 33, 44, 60]: [148: Số thứ tự tác phNm trong mục lục tham khảo;
các số sau ; ví dụ: 31, 33, 44, 60, … là các số trang được trích dẫn]
Tr.:trang
NXB: Nhà xuất bản
HN: Hà Nội
TP HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
KHXH: Khoa học xã hội
KHXH và NV: Khoa học xã hội và nhân văn
VHTT: Văn hoá thông tin

ĐHQG: Đại học quốc gia
VHDGST : Văn học dân gian Sóc Trăng,Chu Xuân Diên chủ biên, NXB
TP HCM, 2002.
VHDGBL : Văn học dân gian Bạc Liêu, Chu Xuân Diên chủ biên, NXB
TP HCM, 2005.
VHDGTV : Văn học dân gian Trà Vinh - Tư liệu điền dã.
TCKMNB : Truyện cổ Khơ Me Nam Bộ, Người biên soạn: Huỳnh Ngọc
Trảng, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1983.
TCTKM : Truyện cổ tích Khơ Me, Hồng Điệp sưu tầm và tuyển chọn,
NXB Đồng Nai, 1992.
Tên các dân tộc ít người ở Việt Nam chúng tôi sử dụng theo Từ Điển
Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học - Nhà xuất bản Đà Nẵng, Trung tâm từ điển
học, Hà Nội - Đà Nẵng 2004.

Footer Page 3 of 126.


Header Page 4 of 126.

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI KHƠ ME NAM BỘ

13

1.1 Khái lược về vùng đất và con người Nam Bộ


13

1.1.1 Quan niệm về vùng văn hoá

13

1.1.2 Khái lược lịch sử vùng đất

14

1.1.3 Khái lược văn hoá một số dân tộc ở Nam Bộ

16

1.1.3.1 Người Kinh

16

1.1.3.1.1 Lịch sử và phong tục

16

1.1.3.1.2 Các địa danh, các di tích lịch sử gắn với người

18

1.1.3.1.3 Các lễ hội, các hoạt động văn hóa

19


Kinh

1.1.3.2 Người Hoa

20

1.1.3.2.1 Lịch sử

20

1.1.3.2.2. Một số danh lam, thắng cảnh, di tích tiêu biểu

21

gắn với người Hoa
1.1.3.2.3 Các lễ hội, sinh hoạt văn hóa tiêu biểu của

22

người Hoa
1.1.3.3 Người Chăm

22

1.1.3.3.1 Lịch sử

22

1.1.3.3.2 Những địa danh, thắng cảnh, di tích độc đáo


23

gắn với người Chăm Nam Bộ
1.1.3.3.3 Các lễ hội tiêu biểu của người Chăm Nam Bộ
1.1.4 Các vấn đề văn hoá chung của cư dân Nam Bộ

Footer Page 4 of 126.

23
23


Header Page 5 of 126.

1.2 Tổng quan về người Khơ Me Nam Bộ
1.2.1 Về thuật ngữ “người Khơ Me Nam Bộ” được sử dụng

25
25

trong luận án
1.2.2 Vấn đề tộc Người Khơ Me

26

1.2.3 Tên gọi tộc người Khơ Me Nam Bộ qua các thời kỳ lịch

28


sử ở Việt Nam
1.2.4 Dân số Khơ Me Nam Bộ qua các thời kỳ

29

1.2.5 Phong tục

30

1.2.6 Những địa danh, thắng cảnh, di tích độc đáo gắn với

31

người Khơ Me Nam Bộ
1.2.7 Các lễ hội tiêu biểu của người Khơ Me Nam Bộ
1.3 Khái lược văn học dân gian Khơ Me Nam Bộ

33
35

1.3.1 Thần thoại

36

1.3.2 Truyền thuyết

36

1.3.3 Truyện Cổ tích


37

1.3.4 Ngụ ngôn

38

1.3.5 Truyện cười

39

1.3.6 Thành ngữ, tục ngữ

39

1.3.7 Ca dao dân ca và sân khấu dân gian

40

Tiểu kết

43

Chương 2: THẦN THOẠI KHƠ ME NAM BỘ

46

2.1 Giới thuyết chung về thể loại thần thoại

46


2.2 Khái quát về thần thoại Khơ Me Nam Bộ

49

2.2.1 Giới thiệu chung

Footer Page 5 of 126.

49


Header Page 6 of 126.

2.2.2 Thống kê
2.3 Nhận xét và phân tích bảng thống kê

51
53

2.3.1 Nhóm truyện giải thích sự sáng tạo vũ trụ và muôn loài

53

2.3.2 Nhóm truyện giải thích nguồn gốc loài người

56

2.3.3 Nhóm truyện giải thích sự xuất hiện của mặt trăng, mặt

60


trời và các hiện tượng tự nhiên
2.3.4 Nhóm truyện lí giải về sự cuộc chinh phục thiên nhiên

65

của người Khơ Me Nam Bộ
2.4 So sánh
2.4.1 So sánh thần thoại Khơ Me Nam Bộ với thần thoại Khơ

72
72

Me ở Campuchia
2.4.2 So sánh thần thoại người Khơ Me Nam Bộ với thần thoại

77

một số dân tộc ở Việt Nam
2.4.3 So sánh với thần thoại Đông Nam Á

82

Tiểu kết

89

Chương 3: TRUYỀN THUYẾT KHƠ ME NAM BỘ

92


3.1 Giới thuyết về thể loại truyền thuyết

92

3.2 Truyền thuyết Khơ Me Nam Bộ

93

3.2.1 Giới thiệu chung

93

3.2.2 Thống kê

96

3.3 Nhận xét và phân tích bảng thống kê

97

3.3.1 Truyền thuyết giải thích phong tục

98

3.3.2 Truyền thuyết địa danh

109

3.3.3 Truyền thuyết về sáng tạo văn hoá, các vị tổ nghề


116

Footer Page 6 of 126.


Header Page 7 of 126.

3.3.4 Truyền thuyết về tình đoàn kết của các dân tộc cộng cư ở

119

Nam Bộ
3.4 So sánh
3.4.1 So sánh truyền thuyết Khơ Me Nam Bộ với truyền thuyết

121
121

Khơ Me ở Campuchia
3.4.2 So sánh truyền thuyết Khơ Me Nam Bộ với truyền thuyết

127

của người Việt và truyền thuyết các nước Đông Nam Á
Tiểu kết

131

Chương 4: TRUYỆN CỔ TÍCH KHƠ ME NAM BỘ


135

4.1 Giới thuyết về thể loại truyện cổ tích

135

4.2 Truyện cổ tích Khơ Me Nam bộ

142

4.3 Nhận xét và phân tích bảng thống kê

143

4.3.1 Truyện cổ tích thần kỳ của người Khơ Me Nam Bộ

143

4.3.1.1 Kiểu truyện dũng sĩ diệt yêu quái

144

4.3.1.2 Kiểu truyện người mồ côi, người em út

153

4.3.1.3 Kiểu truyện người con riêng

159


4.3.1.4 Kiểu truyện người mang lốt

166

4.3.2 Truyện cổ tích sinh hoạt của người Khơ Me Nam Bộ
4.3.2.1 Nhóm truyện ca ngợi nhân vật đức hạnh thuỷ chung,

170
171

siêng năng, hiếu thảo
4.3.2.2 Nhóm truyện phê phán những nhân vật có thói xấu,

177

hành vi độc ác

Footer Page 7 of 126.

4.3.2.3 Nhóm truyện về nhân vật thông minh

179

4.3.2.4 Nhóm truyện về nhân vật lười biếng

183


Header Page 8 of 126.


4.3.3 Truyện cổ tích loài vật của người Khơ Me Nam Bộ

185

4.3.3.1 Truyện giải thích đặc điểm hình dáng loài vật

186

4.3.3.2 Nhóm truyện về tính cách và bản chất loài vật

188

Tiểu kết

192

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHN

196

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN

204

ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

205


PHỤ LỤC

220

Footer Page 8 of 126.


Header Page 9 of 126.

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, trong đó người Khơ Me là một
trong những tộc người có dân số trên 1 triệu người và có một vị trí đặc biệt trong
tổng thể bức tranh các dân tộc Việt Nam.
Dân tộc Khơ Me có vốn văn hóa dân gian vô cùng phong phú. Từ xưa đến
nay, dù là một dân tộc có chữ viết nhưng đại đa số người dân Khơ Me yêu thích
sáng tác và lưu truyền những bài thơ, câu chuyện, những câu tục ngữ châm
ngôn, những bài hát…bằng con đường truyền miệng. Đây là một phần không thể
thiếu được trong đời sống tinh thần, trong lao động sản suất, trong các hoạt động
hội hè, cúng lễ ở các phum, sóc. Chúng đã, đang và sẽ giữ một vai trò quan
trọng trong đời sống văn hoá, tâm linh của người Khơ Me. Tuy nhiên, văn học
dân gian Khơ Me Nam Bộ chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo ở góc độ là
một đối tượng độc lập và cả góc độ là những thành tố trong mối liên hệ với văn
hóa dân gian. Chọn đề tài này, chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ vào
việc nghiên cứu văn học và văn hóa dân gian của người Khơ Me, một tộc người
có bản sắc văn hóa độc đáo trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Là một người làm công tác giảng dạy đồng thời tham gia quản lí, việc tìm

hiểu vốn văn học dân gian địa phương sẽ giúp chúng tôi có kiến thức sâu sắc
hơn về văn hóa quê hương và nâng cao trách nhiệm đối với công việc.
Hơn nữa, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu về người Khơ Me nói riêng
và văn hoá, văn học dân gian Khơ Me nói chung còn ít về số lượng và thiếu về
chất lượng. Trong thời đại mà xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra với một tốc độ
chóng mặt này, việc những di sản về văn hoá tinh thần bị mai một và dần dần

Footer Page 9 of 126.


Header Page 10 of 126.

2

mất đi là điều chúng ta thấy trước mắt. Hơn nữa, theo điều tra riêng của chúng
tôi, những nghệ nhân, những Mê sóc, Mê phum...hầu hết đã lớn tuổi và chuyện
“về với phật” chỉ là chuyện một sớm, một chiều. Thực tế đau lòng đó đã diễn ra
trước mắt chúng tôi khi tiến hành nghiên cứu vấn đề này, bởi chúng tôi ý thức
được rằng, khi ra đi là họ sẽ mang theo cả một kho tàng tri thức về văn hoá trong
đó có văn học dân gian về nơi xa xôi, sự mất mát đó không thể bù đắp được.
Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đô thị hoá ở những vùng có người Khơ
Me sinh sống đang diễn ra mạnh mẽ cộng với sự phát triển của các phương tiện
thông tin đại chúng, của Internet làm cho đời sống tinh thần, văn hoá của một bộ
phận không nhỏ người Khơ Me bị xáo trộn, họ nhạt dần trong việc tham gia vào
diễn xướng văn nghệ dân gian, trong việc kể các câu chuyện dân gian một thời
đã là một niềm tự hào cho con cháu, xóm giềng, điều đó đã là một nguy cơ thấy
rõ. Vì vậy, việc nghiên cứu và bảo tồn vốn văn hoá truyền thống của người Khơ
Me trong đó có văn học dân gian là một điều cấp thiết và có ý nghĩa khoa học
mà luận án này hướng tới.


2. Lịch sử vấn đề:
Những ghi chép về người Khơ Me thật ra đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch
sử, đặc biệt, chúng ta tìm thấy nó qua những ghi chép trong thư tịch cổ Trung
Hoa, chẳng hạn như Chân Lạp phong thổ ký của Châu Đạt Quan - sứ thần nhà
Nguyên sang đi sứ nước Chân Lạp vào thế kỷ XIII…Nhưng mãi đến cuối thập
niên 50 của thế kỷ XX, việc nghiên cứu một cách bài bản và khoa học về người
Khơ Me (ở Campuchia và ở Nam Bộ) và văn học dân gian của họ mới xuất hiện
ở nước ta. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, sưu tầm các thể loại văn học dân gian của
người Khơ Me Nam Bộ từ xưa đến nay còn rất ít ỏi so với số lượng rất phong
phú được lưu hành rộng rãi trong dân chúng. Chúng tôi điểm qua ở đây một số
nét cơ bản.

Footer Page 10 of 126.


Header Page 11 of 126.

3

Nhìn nhận một cách tổng quát, có thể thấy, trước cách mạng tháng Tám
1945, những tập sách hay bài nghiên cứu về đồng bào Khơ Me Nam Bộ có đề
cập đến các mặt lịch sử, văn hoá, khảo cổ, dân tộc học...nhưng phần thực sự gọi
là văn học dân gian thì chưa có gì đáng kể, ngoài việc đưa ra một số truyền
thuyết còn hạn hẹp. Dưới thời thống trị của chủ nghĩa thức dân mới, vấn đề sưu
tầm và nghiên cứu văn học dân gian Khơ Me Nam Bộ cũng không được chú ý.
Rải rác đây đó trên các tạp chí xuất bản ở Sài Gòn, người đọc thỉnh thoảng bắt
gặp một đôi truyện kể Khơ Me Nam Bộ được giới thiệu một cách ngẫu nhiên.
Sau 1975, ở miền Bắc, giới văn học cũng cố gắng sưu tầm và giới thiệu truyện
dân gian Khơ Me Nam Bộ bên cạnh các truyện dân gian của các dân tộc anh em
khác trong đại gia đình dân tộc Việt Nam nhưng số lượng còn ít ỏi và hạn chế.

Những năm gần đây, cùng với việc nghiên cứu và giảng dạy được đNy mạnh,
nhất là chương trình dạy song ngữ cho vùng đồng bào dân tộc Khơ Me, tỷ lệ
những ấn phNm về truyện kể dân gian Khơ Me, thành ngữ, tục ngữ Khơ Me có
tăng lên đôi chút nhưng nhìn chung, các truyện được chọn lọc chưa phải là
những truyện tiêu biểu của kho tàng truyện cổ Khơ Me Nam Bộ, chưa phản ánh
được những sắc thái, những nét độc đáo mang tính chất truyền thống của nền
văn học của một dân tộc có dân số trên 1,1 triệu người này ở Nam Bộ.
Theo dòng thời gian, có thể điểm các công trình nghiên cứu sau đây:
- Bài viết Tìm hiểu văn hoá và xã hội người Việt gốc Miên của nhà nghiên
cứu Thạc Nhân in trong tạp chí Văn hoá Nguyệt san số 1, T8,1965 - Nha Văn
hoá - Tổng bộ Văn hoá xuất bản gồm 22 trang viết về lịch sử, văn hoá, các ngày
lễ tết trong năm của người Việt gốc Miên (người Khơ Me hiện giờ) là một tư
liệu có thể làm cơ sở cho việc nghiên cứu về người Khơ Me sau này. Tuy trong
bài viết của mình, nhà nghiên cứu Thạc Nhân không có một phần nào viết về
văn học dân gian của người Khơ Me nhưng đây cũng vẫn là một tư liệu quý cho

Footer Page 11 of 126.


Header Page 12 of 126.

4

thấy, việc nghiên cứu về tộc người Khơ Me anh em từ lâu đã được các nhà
nghiên cứu người Việt quan tâm.
- Một công trình khá quan trọng nghiên cứu văn học dân gian người Khơ
Me Campuchia được xuất bản ở Việt Nam là cuốn Truyện cổ Cao Miên của Lê
Hương do Nhà xuất bản Khai Trí phát hành tại Sài Gòn năm 1968. Đây là một
tuyển tập các truyện dân gian của người Khơ Me ở Campuchia. Tuyển tập gồm
75 truyện, được phân thành các loại: truyện có nguồn gốc Phật giáo, truyện dân

gian và truyện các loài thú. Tuyển tập này là một nguồn tư liệu cần thiết cho
luận án trong việc đối chiếu so sánh với các công trình về truyện dân gian Khơ
Me Nam Bộ để tìm ra con đường biến đổi của các kiểu truyện của người Khơ
Me khi họ đến sinh cơ, lập nghiệp ở vùng đất mới này.
- Tiếp theo tuyển tập trên, Lê Hương cho ra đời chuyên khảo Người Việt
gốc Miên, xuất bản tại Sài Gòn năm 1969. Đây là công trình đầu tiên viết khá
đầy đủ và công phu về người Khơ Me nói chung, từ phong tục, tập quán, tín
ngưỡng cho đến các nghề thủ công truyền thống như đan lát, làm đường thốt
nốt… Trong chuyên khảo này, Lê Hương có đề cập đến các thể loại của văn học
dân gian như cách ngôn, tục ngữ, ca dao, các truyện thần thoại. Dù rằng, đây chỉ
mới là những khảo cứu ngắn gọn nhưng chúng cũng là những gợi ý quan trọng
cho chúng tôi khi tiến hành đề tài luận án này.
- Năm 1973, tác giả Cao Tấn Hạp có chuyên khảo Địa phương chí tỉnh
Vĩnh Bình (1973). Chuyên khảo này đã cung cấp thêm một số tư liệu về người
Khơ Me và văn học dân gian Khơ Me ở tỉnh Vĩnh Bình, nay là tỉnh Trà Vinh.
Vào thời điểm tác giả viết sách, tỉnh Vĩnh Bình có tới 315,417 người Khơ Me cư
trú. Dân số Khơ Me ở đây cao thứ 2 trong cả nước (chỉ sau tỉnh Sóc Trăng) song
tỉ lệ người Khơ Me so với người Hoa, người Kinh lại cao nhất nước (30 % dân
số toàn tỉnh, trong khi Sóc Trăng chỉ 28 %, và Bạc Liêu là 8%).

Footer Page 12 of 126.


Header Page 13 of 126.

5

- Một dấu mốc quan trọng trong việc nghiên cứu văn học dân gian Khơ
Me Nam Bộ là sự ra đời tập Truyện cổ Khơ Me Nam Bộ (1983) do Nhà xuất bản
Văn hóa ấn hành (sau được tài bản vào năm 1987 do Hội Văn học Nghệ thuật

Cửu Long xuất bản) của Huỳnh Ngọc Trảng sưu tầm. Đây là công trình đầu tiên
tập trung nghiên cứu về văn học dân gian của người Khơ Me Nam Bộ. Cuốn
sách đã tập hợp các truyện kể vùng Khơ Me Nam Bộ, và chúng tôi đã sử dụng
tuyển tập này (bản in năm 1983) làm tư liệu tham khảo chính để khảo sát truyện
cổ dân gian người Khơ Me Nam Bộ trong luận án của mình.
- Một công trình tiếp theo có các văn bản truyện của người Khơ Me là
cuốn Truyện cổ Campuchia của Nguyễn Kim Liên, do NXB Văn Hoá ấn hành
năm 1984. Cuốn sách gồm 127 trang, là một tập hợp những truyện dân gian tản
mát từ các công trình khác, chẳng hạn như tuyển tập Truyện cổ Cao Miên ở
trên. Tuyển tập này góp thêm tư liệu cho việc so sánh đối chiếu hai bộ phận văn
học dân gian của một tộc người ở hai quốc gia khác nhau này.
- Năm 1985, Nguyễn Tấn Đắc với vai trò chủ biên đã cho ra đời 2 tuyển
tập là Tuyển tập văn học Campuchia và Truyện dân gian Campuchia. Hai cuốn
này đã góp thêm nhiều tư liệu cần thiết cho việc nghiên cứu về nền văn học và
văn hoá của quốc gia anh em, láng giềng này. Hai công trình cũng có giá trị
trong việc đối sánh với văn học dân gian người Khơ Me Nam Bộ để từ đó, người
nghiên cứu có cơ sở để tìm ra nguyên nhân thay đổi của một số tình tiết, hoàn
cảnh của nhân vật trong truyện dân gian khi người Khơ Me định cư ở vùng đất
mới
- Năm 1987, Viện văn hoá phối hợp với Sở Văn hoá thông tin Cửu Long
thực hiện một chuyên khảo về người Khơ Me ở tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long
hiện nay, đó là cuốn Người Khơ Me Cửu Long. Trong công trình này, các tác giả
có dành một chương (chương III: từ trang 109 đến trang 158 - do Huỳnh Ngọc

Footer Page 13 of 126.


Header Page 14 of 126.

6


Trảng viết) để viết về văn học và nghệ thuật của người Khơ Me Nam Bộ, trong
đó có phần dành cho văn học dân gian nhưng còn khá sơ sài và chưa thể coi là
đại diện cho toàn thể văn học dân gian Khơ Me Nam Bộ được.
- Cũng với nhan đề Truyện cổ Campuchia, vào năm 1990, tác giả Ngô
Văn Doanh đã góp phần nghiên cứu về người Khơ Me qua tuyển tập gồm 45
truyện. Nhìn chung, những mNu chuyện được ông đưa vào không có gì mới so
với những công trình khác (đặc biệt là so với công trình của Nguyễn Tấn Đắc).
Có một điều đáng chú ý là, tác giả Ngô Văn Doanh đã khai thác nhiều dị bản,
nhờ vậy, tuyển tập này đã góp thêm nhiều tư liệu cho việc nghiên cứu văn học
dân gian của người Khơ Me Campuchia.
- Cuốn Văn hoá và cư dân Đồng bằng sông Cửu Long (1990) do nhóm
tác giả Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường chủ biên đã tiếp cận
nghiên cứu người Khơ Me Nam Bộ về dân số, dân cư, kinh tế-xã hội, văn hoá
vật chất và đời sống tinh thần, trong đó, phần viết về người Khơ Me được viết
xen kẽ với người Hoa, Chăm, Kinh và các dân tộc khác. Riêng phần văn học dân
gian của người Khơ Me thì chưa được chú ý nhiều, chỉ thấy xuất hiện 5 bài dân
ca Khơ Me trong phần viết về phong cách ứng xử của người nông dân các dân
tộc Nam Bộ; còn trong phần các loại hình văn hoá dân gian của các dân tộc ít
người ở Nam Bộ, các tác giả đã dành 5 trang (từ trang 400 đến trang 405) để
giới thiệu một số thể loại văn học dân gian của người Khơ Me Nam Bộ như
Satra (tức cách ngôn, tục ngữ viết trên lá thốt nốt), thần thoại, dân ca.. nhưng
với dung lượng trang như thế, phần giới thiệu này còn khá sơ sài.
- Cuốn Văn hoá người Khơ Me ở Đồng bằng sông Cửu Long (1993) do
giáo sư Trường Lưu chủ biên là công trình có giá trị trong việc nhận diện sự
biến đổi văn hoá của người Khơ Me sau gần 30 năm kể từ công trình của Lê
Hương. Trong cuốn sách này, nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng, người phụ

Footer Page 14 of 126.



Header Page 15 of 126.

7

trách phần viết về văn học Khơ Me Nam Bộ, đã dành đến 73 trang sách (từ trang
150 đến trang 223) cho phần văn học, trong đó phần văn học dân gian được tác
giả viết sâu sát và có nhiều kiến giải có giá trị.
- Tác giả Đoàn Văn Nô với công trình Người Khơ Me Kiên Giang (1995)
có cách tiếp cận mới về người Khơ Me Nam Bộ. Ở công trình này, thay vì theo
truyền thống nghiên cứu riêng lẻ từng phạm vi thì ông chia đối tượng thành hai
bộ phận là văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể. Công trình này là một tài liệu
tham khảo có giá trị trong việc nghiên cứu về người Khơ Me ở Kiên Giang.
Phần viết về văn học (18 trang, từ 91-109) là một tư liệu tham khảo có giá trị
cho người viết.
- Thành ngữ và tục ngữ Khơ Me 1995 của Sơn Phước Hoan là thành quả
của việc sưu tầm và nghiên cứu lâu dài của tác giả. Ông đã tập trung nghiên cứu
bộ phận tục ngữ đúc kết những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm về lao động; tục
ngữ về quan hệ giữa con người với thiên nhiên, quan hệ gia đình và họ hàng của
người Khơ Me Nam Bộ. Tác giả cũng đã so sánh chúng với thành ngữ và tục
ngữ Campuchia và rút ra kết luận là: phần lớn tục ngữ và thành ngữ Nam Bộ rất
giống với thành ngữ, tục ngữ Campuchia. Những nét khác biệt thường gắn liền
với lịch sử xã hội, với điều kiện kinh tế và địa bàn sinh sống đặc thù của bà con
Khơ Me tại Nam Bộ .
- Năm 1999, hai tác giả Sơn Phước Hoan - Sơn Ngọc Sang cho xuất bản
một chùm truyện dân gian có tên Chuyện kể Khơ Me. Chùm truyện này đã được
Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn làm truyện đọc chính thức trong chương trình dạy
song ngữ cho con em vùng đồng bào dân tộc. Chúng đã góp phần cung cấp cho
luận án này một số tài liệu đáng kể để phân tích và so sánh, đối chiếu và khảo
sát diện mạo văn học dân gian của dân tộc này.


Footer Page 15 of 126.


Header Page 16 of 126.

8

- Cùng năm 1999, cùng tuyển tập có tên là Chuyện kể Khơ Me, hai tác giả
Sơn Wang và Lâm Es đã đưa vào một trong kho tàng văn học Khơ Me một số
chuyện khá mới mẻ, khiến cho việc nghiên cứu về vấn đề này được thêm một
sinh khí mới vì những tài liệu mới.
- Khoa Ngữ văn Trường Đại học Cần Thơ công bố bộ sưu tập Văn học
dân gian Đồng bằng sông Cửu Long năm 1999. Tuyển tập là kết quả điền dã
trên diện rộng, trải khắp các tỉnh thành của Nam Bộ của thầy và trò nhà trường.
Trong tuyển tập này, phần viết về văn học của người Khơ Me - một trong ba
cộng đồng cư dân lớn nhất cùng cộng cư với người Kinh và người Hoa- chiếm
một vị trí khá quan trọng. Phần tư liệu điền dã được cũng góp thêm nhiều tư liệu
quý báu cho người viết trong việc so sánh, đối chiếu để tìm ra những nét giao
lưu văn hoá của ba cộng đồng tộc người này.
- Một công trình có được do kết quả điền dã nữa là cuốn Văn học dân
gian Sóc Trăng của thầy trò Khoa Ngữ văn và Báo chí, Trường Đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh được xuất bản năm 2002. Theo
số liệu thống kê năm 2005, Sóc Trăng là tỉnh có người Khơ Me cư trú nhiều
nhất ĐBSCL với 354 ngàn người, vì vậy, công trình này đã cung cấp một số
lượng đáng kể các đơn vị văn học dân gian của người Khơ Me Nam Bộ. Trong
công trình này, theo thống kê của chúng tôi, căn cứ vào nơi cư trú, nội dung cốt
truyện, tên các nhân vật trong truyện, đặc biệt chúng tôi dựa phần lớn vào họ của
người kể mà chúng tôi chắc chắn là của người Khơ Me: Kim, Sơn, Thạch, Danh,
Châu [50 ;36], phần truyện dân gian do những người Khơ Me tự kể là 73 .

- Cũng vào năm 2002, tập chuyên khảo song ngữ Các lễ hội truyền thống
của đồng bào Khơ Me Nam Bộ của ba tác giả Sơn Phước Hoan, Sơn Ngọc Sang
và Danh Sên được xuất bản. Tập sách nghiên cứu 8 lễ hội của đồng bào Khơ
Me: lễ năm mới, lễ cúng trăng, lễ cưới, lễ tang, lễ cầu an, lễ dâng y cà sa và lễ

Footer Page 16 of 126.


Header Page 17 of 126.

9

kết giới. Trong cuốn sách này, ngoài phần kể lại các truyền thuyết liên quan đến
lễ hội, các tác giả đã miêu tả lễ hội của người Khơ Me hiện tại. Cuốn sách này
cung cấp cho chúng tôi những tài liệu và gợi ý quý báu khi nghiên cứu mảng
truyền thuyết và lễ hội dân gian của người Khơ Me Nam Bộ.
- Năm 2005, công trình Văn học dân gian Bạc Liêu ra đời. Bạc Liêu là
tỉnh có 54.184 người Khơ Me nên việc ra đời của bộ sách này có ý nghĩa rất lớn
trong giới nghiên cứu văn học dân gian, đặc biệt là văn học của người Khơ Me.
Công trình này cũng là công lao của thầy và trò Khoa Ngữ văn và Báo chí,
trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh. Tài liệu
văn học dân gian Bạc Liêu trong cuốn sách này được sưu tầm từ việc tiến hành
điều tra, tập hợp văn học dân gian trên diện rộng khắp các huyện, thị trấn của
tỉnh nên nguồn tư liệu thu được là khá lớn. Trong đó, phần về văn học dân gian
do người Khơ Me ở Bạc Liêu cung cấp là 27 truyện, chiếm số lượng khiêm tốn
hơn so với Sóc Trăng, tuy nhiên, ở đây, có một điểm đáng chú ý là sự thay đổi
các type trên vùng đất này được thể hiện khá rõ.
Đặc biệt, để viết luận án này, từ ba năm trước, người viết đã tổ chức
cuộc thi Sưu tầm và tuyển chọn văn học dân gian Khơ Me Nam Bộ tại Trà
Vinh. Cuộc thi thu hút hơn 5000 sinh viên của các Trường Cao đẳng, các đoàn

viên thanh niên, các Huyện đoàn tham gia. Kết quả thu thập được tương đối
khả quan. Ngoài ra, người viết đã tiến hành điều tra sưu tầm trên diện rộng ở
các phum, sóc trong các tỉnh có đông đảo người Khơ Me cư trú.Trong đợt điều
tra này, người viết thu thập được một số truyện dân gian hoàn toàn mới so sới
các truyện đã từng biết và công bố từ các Mê phum, Mê sóc - từ để chỉ những
người lớn tuổi trong các phum, sóc Khơ Me (có nghĩa tương đương với Già
làng của Tây Nguyên). Nhưng do điều kiện thời gian, người viết chưa công bố
thành sách như hai công trình văn học dân gian Sóc Trăng và Bạc Liêu. Theo

Footer Page 17 of 126.


Header Page 18 of 126.

10

chúng tôi tự đánh giá, những tư liệu này là những tư liệu quý trong việc nghiên
cứu về người Khơ Me vùng đất Nam Bộ.
Trên đây, chúng tôi đã điểm qua những công trình viết về người Khơ Me
và văn học dân gian Khơ Me ở Nam Bộ và cả ở Campuchia. Nhìn chung,
những công trình trên chủ yếu tập trung nghiên cứu tộc người Khơ Me và cung
cấp những tài liệu sưu tầm về văn học dân gian của người Khơ Me mà chưa có
những chuyên khảo nghiên cứu một cách có hệ thống. Dù sao, những công
trình và các bộ sưu tập đó là những gợi ý rất quý báu cho chúng tôi thực hiện
đề tài này.

3. Mục đích nghiên cứu :
Luận án đặt ra các mục đích sau :
- Khảo sát những nét cơ bản nội dung và nghệ thuật cơ bản của 3 ba thể
loại:thần thoại,truyền thuyết,truyện cổ tích.

- Phân tích và chỉ ra một số đặc điểm cơ bản những motif cơ bản của ba
thể loại trên trong sự lý giải với mối quan hệ tộc người.
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa 3 thể loại trên với văn hóa dân gian dân
tộc Khơ Me.
- Bước đầu so sánh văn học dân gian Khơ Me Nam bộ với văn học dân
gian người Việt và văn học dân gian một số nước Đông Nam Á

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
4.1. Đối tượng nghiên cứu :
Chúng tôi khảo sát trên hai nguồn tài liệu sau :
- Các tác phNm được tuyển chọn in trong 4 tuyển tập văn học dân gian
của người Khơ Me Nam Bộ đã xuất bản : Truyện cổ Khơ Me Nam Bộ (do Huỳnh
Ngọc Trảng sưu tầm, biên soạn, 1983), Truyện cổ tích Khơ Me (Hồng Điệp sưu

Footer Page 18 of 126.


Header Page 19 of 126.

11

tầm và tuyển chọn, 1992), Văn học dân gian Sóc Trăng (Chu Xuân Diên chủ
biên, 2002), Văn học dân gian Bạc Liêu (Chu Xuân Diên chủ biên, 2005).
- Tài liệu điền dã : Đó là những truyện dân gian của người Khơ Me
Nam Bộ mới được chúng tôi sưu tầm và chưa xuất bản (41 truyện và dị bản
thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích). Tổng cộng đến thời điểm này, người
viết đã có được 195 bản kể của các thể loại thần thoại, truyền thuyết và cổ
tích .Trong đó :
* Thần thoại : 31 (trong đó tác giả sưu tầm mới 02)
* Truyền thuyết : 37 (trong đó tác giả sưu tầm mới 06)

* Cổ tích : 127 (trong đó tác giả sưu tầm mới 33 )

4.2. Phạm vi nghiên cứu :
- Tìm hiểu một số phương diện văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng làm cơ sở để
hiểu sâu văn học dân gian của người Khơ Me Nam bộ.
- Trong luận án này, người viết chỉ khảo sát ba thể loại tự sự dân gian
trong sáng tác ngôn từ của người Khơ Me. Đó là: Thần thoại, truyền thuyết và
truyện cổ tích.

5. Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp điền dã: sưu tầm truyện kể dân gian và tham dự các diễn
xướng văn hóa dân gian ở địa phương.
- Phương pháp thống kê: thống kê truyện theo thể loại và các tiểu thể loại.
- Phương pháp phân tích: Phân tích truyện theo đề tài, type hoặc motif
theo đặc trưng của từng thể loại.
- Phương pháp so sánh: so sánh truyện dân gian Khơ Me Nam Bộ với
truyện dân gian Khơ Me Campuchia và truyện dân gian một số dân tộc ở Việt
Nam và Đông Nam Á.

Footer Page 19 of 126.


Header Page 20 of 126.

12

- Phương pháp liên ngành : sử dụng những thành tựu của văn hóa học,
khảo cổ học, sử học trong phân tích truyện dân gian Khơ Me Nam Bộ.

6. Đóng góp của luận án:

Qua quá trình sưu tầm, tuyển chọn, nghiên cứu, hệ thống hóa khối tư liệu
gồm 3 thể loại: thần thoại, truyền thuyết và cổ tích trong văn học dân gian của
người Khơ Me Nam Bộ, luận án đã có những đóng góp sau:
- Lần đầu tiên có một công trình khảo sát các thể loại truyện kể dân gian,
các type và motif truyện kể dân gian người Khơ Me Nam Bộ.
- Bước đầu so sánh truyện kể dân gian của người Khơ Me Nam Bộ với
truyện kể dân gian của người Khơ Me ở Campuchia và truyện kể dân gian của
một số dân tộc ở Việt Nam.
- Khảo sát mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn hóa dân gian người
Khơ Me Nam Bộ qua một số thể loại, từ đó đề xuất những giải pháp bảo tồn và
phát triển vốn văn hóa truyền thống của người Khơ Me trong xã hội đương đại.

7. Bố cục của luận án :
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm
4 chương :
Chương 1 : Tổng quan về người Khơ Me ở Nam Bộ
Chương 2 : Thần thoại Khơ Me Nam bộ
Chương 3 : Truyền thuyết Khơ Me Nam bộ
Chương 4 : Truyện cổ tích Khơ Me Nam bộ

Footer Page 20 of 126.



×