Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG PHÚ THÀNH ĐẾN NĂM 2025 - Cao Tấn Cường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 25 trang )

Header Page 1 of 126.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
____________________________

ISO 9001:2008

CAO TẤN CƯỜNG

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
PHÚ THÀNH ĐẾN NĂM 2025
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN NGỌC ẨN

TRÀ VINH, NĂM 2016

Footer Page 1 of 126.


Header Page 2 of 126.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Trà Vinh, ngày … tháng … năm 2016



CAO TẤN CƯỜNG

-iFooter Page 2 of 126.


Header Page 3 of 126.

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin được tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn chân thành đến TS.
Nguyễn Ngọc Ẩn, Thầy đã trực tiếp hướng dẫn luận văn, đã tận tình chỉ bảo và hướng
dẫn, đã giúp tôi định hướng nghiên cứu, tiếp cận đề tài nghiên cứu, giúp tìm kiếm tài
liệu, xử lý và phân tích số liệu, giải quyết vấn đề, nhờ đó mà tôi hoàn thành được luận
văn của mình.
Xin trân trọng cảm ơn các giảng viên bộ môn đã truyền đạt kiến thức và kinh
nghiệm trong suốt quá trình học tập.
Xin trân trọng cảm ơn, Ban giám đốc Công ty Phú Thành, Thủ trưởng các
phòng ban trong công ty, các chuyên gia làm công tác quản lý của Sở Xây Dựng, Sở
Kế Hoạch và Đầu Tư, Sở Khoa Học và Công Nghệ, Chi Cục Thuế Tỉnh Trà Vinh,
Ngân Hàng Nông Nghiệp chi nhánh Trà vinh, các nhà cung cấp, các khách hàng đã
đóng góp ý kiến trong suốt quá trình khảo sát và thực hiện luận văn này.
Trà Vinh, ngày … tháng … năm 2016

CAO TẤN CƯỜNG

- ii Footer Page 3 of 126.


Header Page 4 of 126.


TÓM TẮT
Trong thời gian tới, khi Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập và các Hiệp
định Thương mại tự do có hiệu lực, các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam sẽ có thêm
nhiều cơ hội mới. Lúc đó khi dòng thuế nhập khẩu được đưa về 0%. Các doanh
nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội nhập khẩu kỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến, máy
móc thiết bị hiện đại và vật liệu chất lượng cao mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa
chế tạo hoặc sản xuất được. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội, doanh nghiệp Việt Nam sẽ
đối mặt với nhiều thách thức. Cụ thể là việc cắt giảm thuế quan, sẽ tạo thêm sức ép
cạnh tranh với các doanh nghiệp xây dựng và Doanh nghiệp sản xuất vật liệu trong
nước. Các doanh nghiệp ngành xây dựng Việt Nam có nguy cơ bị mất thị trường nội
địa vào tay các doanh nghiệp ASEAN bởi lý do là, mặc dù các thỏa thuận thương mại
chưa có hiệu lực nhưng từ nhiều năm qua, hàng hóa gồm vật liệu xây dựng, vật liệu
trang trí nội thất, máy móc công trình của các nước trong khối ASEAN như Thái Lan,
Malaysia, Singapore… đã đổ bộ vào Việt Nam ào ạt. Ngoài ra, sự cạnh tranh của các
doanh nghiệp trong nước cũng gay gắt không kém, do tình hình kinh tế ngày càng
khó khăn. Điều này, làm cho các doanh nghiệp cần phải xây dựng và hoạch định
chiến lược kinh doanh cho riêng mình, phải nhanh chóng tiến hành rà soát, tái cấu
trúc, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp, theo hướng khai thác tối đa lợi thế so sánh,
đồng thời mau chóng cập nhật công nghệ, kỹ thuật mới nhất trong ngành Xây dựng
từ các nước tiên tiến, để không ngừng nâng cao năng suất lao động cho công nhân,
cải tiến phương thức quản lý xây dựng để đạt được kết quả kinh doanh hiệu quả.
Chính vì vây, mục đích của luận văn này là phân tích các yếu tố môi trường
bên trong và bên ngoài, của công ty cổ phần xây dựng Phú Thành so với các đối thủ
cạnh tranh, nhằm phát huy các điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, nắm bắt cơ hội và
vượt qua thách thức trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng gây gắt đầy
khó khăn, để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả, trong giai đoạn từ nay đến
năm 2025

- iii Footer Page 4 of 126.



Header Page 5 of 126.

Luận văn này đưa ra những lựa chọn chiến lược kinh doanh hợp lý nhất, góp
phần vào sự phát triển của Công ty cổ phần Xây dựng Phú Thành là tiền đề để giúp
công ty đưa ra những định hướng hoạt động tích cực trong môi trường kinh doanh
hội nhập.

- iv Footer Page 5 of 126.


Header Page 6 of 126.

ABSTRACT
In the coming time, when the Asean Economic Community and the Free Trade
Agreements took effect, Vietnam building businesses will have more opportunities.
When import tariffs are brought to 0%, Vietnam businesses have more opportunities
to import high and advanced technologies, modern machinery and high quality
materials that Vietnam enterprises have not yet manufactured or produced. However,
beside of opportunities, Vietnam businesses will face many challenges. Specifically,
the tariff reductions will create more competition with the construction business and
materials production in the country. The Vietnam construction enterprises risk losing
domestic market into the hands of the ASEAN businesses. The reason is that
althought the trade agreements have yet had effects, but for many years, commodities
including construction materials, interior decoration materials, engineering
machinery of the ASEAN countries such as Thailand, Malaysia, Singapore … have
profusely landed in Vietnam. In addition, competition among domestic enterprises is
no less intense due to the more and more difficult economic situation. This requires
businesses need to build strategic and business plan for their own, quickly conduct
the review, restructuring, acquiring corporate reorganization towards exploiting

maximum its comparison advantages, simultanuously rapid technological updating,
applying latest techniques in the construction industry from advanced countries,
improving labor productivity of workers, improving construction management
practices to achieve effective business results.
The purpose of this essay is to analyze the environmental factors inside and
outside of the joint stock construction company Phu Thanh and its competitors, to
present the strenghths, weaknesses, opportunities and challenges in the increasingly
fierce and difficult competitive environment, to build effective business strategies in
the period from now to 2025.

-vFooter Page 6 of 126.


Header Page 7 of 126.

This essay presents the most appropriate business strategic choices and
contributes to the development of the joint stock construction company Phu Thanh
and is a strong premise for the company to provide the orientation activities in the
integration environment.

- vi Footer Page 7 of 126.


Header Page 8 of 126.

MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii

TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ABSTRACT ...............................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ xiv
DANH SÁCH CÁC HÌNH.................................................................................... xvi
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................. xvii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.......................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung .............................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................2
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................2
3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu .......................................................................2
3.1.1. Dữ liệu thứ cấp ....................................................................................... 2
3.1.2. Dữ liệu sơ cấp ........................................................................................ 2
3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu .....................................................................3
4. GIỚI HẠN NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................4
4.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu ......................................................................4
4.2. Giới hạn thời gian và không gian nghiên cứu...............................................4
5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU....................................................................................4
6. KẾT QUẢ MONG ĐỢI ......................................................................................6
7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI ..............................................................................................7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................8
1.1. Khái niệm và phân loại chiến lược kinh doanh ................................................8

- vii Footer Page 8 of 126.


Header Page 9 of 126.

1.1.1. Khái niệm về chiến lược kinh doanh ........................................................8

1.1.2. Phân loại chiến lược kinh doanh ...............................................................8
1.1.2.1. Phân loại theo cấp độ chiến lược: ta có các chiến lược như sau ........ 8
1.1.2.2. Phân loại theo phạm vi chiến lược: ta có các chiến lược như sau ..... 9
1.1.2.3. Phân loại theo hướng tiếp cận chiến lược: Ta có các chiến lược như sau . 9
1.1.3. Các chiến lược đơn vị kinh doanh.............................................................9
1.1.3.1. Các chiến lược cạnh tranh theo M. Porter .......................................... 9
1.1.3.2. Các chiến lược cạnh tranh dành cho các đơn vị kinh doanh theo vị trí
thị phần trên thị trường .................................................................................. 10
1.1.3.3. Các chiến lược cạnh tranh dành cho các đơn vị kinh doanh thách thức
thị trường ........................................................................................................ 10
1.1.3.4. Các chiến lược dành cho các đơn vị theo sau thị trường .................. 11
1.1.3.5. Các chiến lược dành cho các đơn vị kinh doanh ẩn náu thị trường .. 11
1.1.4. Những chiến lược của doanh nghiệp để lựa chọn ...................................11
1.1.4.1. Chiến lược tăng trưởng tập trung ...................................................... 11
1.1.4.2. Chiến lược phát triển hội nhập .......................................................... 11
1.1.4.3. Chiến lược tăng trưởng đa dạng ........................................................ 12
1.1.4.4. Chiến lược suy giảm ......................................................................... 12
1.1.4.5. Chiến lược tập trung bên ngoài ......................................................... 12
1.1.5. Quy trình xây dựng chiến lược ................................................................13
1.2. Môi trường bên trong .....................................................................................14
1.3. Các yếu tố bên ngoài ......................................................................................15
1.3.1. Môi trường vĩ mô .....................................................................................15
1.3.1.1. Yếu tố kinh tế .................................................................................... 16
1.3.1.2. Yếu tố chính trị và pháp luật ............................................................. 16
1.3.1.3 Yếu tố dân số...................................................................................... 16
1.3.1.4. Yếu tố văn hóa, xã hội ...................................................................... 16
1.3.1.5. Yếu tố tự nhiên .................................................................................. 17
1.3.1.6. Yếu tố công nghệ và kỹ thuật ........................................................... 17

- viii Footer Page 9 of 126.



Header Page 10 of 126.

1.3.1.7. Yếu tố hội nhập kinh tế ..................................................................... 17
1.3.2. Môi trường vi mô .....................................................................................17
1.3.2.1. Đối thủ cạnh tranh ............................................................................. 18
1.3.2.2. Nhà cung cấp ..................................................................................... 19
1.3.2.3. Khách hàng ....................................................................................... 19
1.3.2.4. Sản phẩm thay thế ............................................................................. 19
1.3.2.5. Đối thủ mới tiềm ẩn .......................................................................... 20
1.3.3. Tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu ..................................................................20
1.3.4. Xác định mục tiêu kinh doanh .................................................................20
1.4. Các ma trận công cụ xây dựng chiến lược .....................................................21
1.4.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) ...........................................21
1.4.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (Ma trận EFE) ............................22
1.4.3. Ma trận SWOT ........................................................................................23
1.4.4. Ma trận QSPM .........................................................................................25
1.4.5. Ma trận hình ảnh cạnh tranh ....................................................................26
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN XÂY DỰNG PHÚ THÀNH ................................................................28
2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần xây dựng Phú Thành .....................28
2.1.1. Lịch sử hình thành ...................................................................................28
2.1.2. Giới thiệu về Công ty...............................................................................29
2.1.3. Ngành nghề kinh doanh ...........................................................................29
2.1.4. Thành tựu đạt được ..................................................................................29
2.1.5 Cơ cấu tổ chức quản lý .............................................................................30
2.1.6. Nhiệm vụ từng bộ phận ...........................................................................30
2.1.7. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty .......................................................32
2.1.7.1. Chức năng ......................................................................................... 32

2.1.7.2. Nhiệm vụ ........................................................................................... 33
2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2011 đến 2015 .33
2.2.1. Kết quả đạt được ......................................................................................33

- ix Footer Page 10 of 126.


Header Page 11 of 126.

2.2.2. Tình hình lợi nhuận của công ty ..............................................................34
2.3. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG ................................................35
2.3.1. Yếu tố quản trị .........................................................................................35
2.3.1.1. Hoạch định ........................................................................................ 35
2.3.1.2. Tổ chức.............................................................................................. 35
2.3.1.3. Lãnh đạo ............................................................................................ 36
2.3.1.4. Kiểm tra ............................................................................................. 36
2.3.1.5. Vai trò của thông tin.......................................................................... 36
2.3.1.6. Nhân sự ............................................................................................. 37
2.3.1.7. Chính sách cho người lao động ......................................................... 39
2.3.2. Yếu tố tài chính ........................................................................................40
2.3.3. Yếu tố marketing .....................................................................................43
2.3.4. Yếu tố sản xuất ........................................................................................44
2.3.5. Yếu tố nghiên cứu và phát triển ...............................................................47
2.3.6. Ma trận yếu tố môi trường bên trong .......................................................47
2.3.6.1. Cơ sở tính độ quan trọng ................................................................... 47
2.3.6.2. Cơ sở tính điểm phân loại ................................................................. 47
2.3.6.3. Ma trận đánh giá yếu tố môi trường bên trong IFE .......................... 48
2.4. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI .................................................49
2.4.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô ....................................................................49
2.4.1.1 Môi trường kinh tế ............................................................................. 49

2.4.1.2 Môi trường chính trị, chính sách và pháp luật ................................... 54
2.4.1.3 Môi trường dân số .............................................................................. 55
2.4.1.4. Môi trường văn hóa xã hội ................................................................ 56
2.4.1.5. Môi trường tự nhiên .......................................................................... 57
2.4.1.6. Môi trường công nghệ kỹ thuật ......................................................... 57
2.4.1.7. Môi trường hội nhập quốc tế ............................................................. 58
2.4.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VI MÔ .....................................................59
2.4.2.1. Nhà cung cấp ..................................................................................... 59

-xFooter Page 11 of 126.


Header Page 12 of 126.

2.4.2.2. Khách hàng ....................................................................................... 59
2.4.2.3. Sản phẩm thay thế ............................................................................. 60
2.4.2.4. Đối thủ tiềm ẩn .................................................................................. 61
2.4.2.5. Đối thủ cạnh tranh hiện tại ................................................................ 61
2.4.3. Ma trận yếu tố bên ngoài (EFE) ..............................................................64
2.4.3.1. Cơ sở tính điểm mức độ quan trọng .................................................. 64
2.4.3.2. Cơ sở tính điểm phân loại ................................................................. 64
2.4.3.3. Ma trận đánh giá yếu tố môi trường bên ngoài EFE ......................... 64
2.4.4. Xây dựng Ma trận hình ảnh cạnh tranh ...................................................65
2.4.4.1. Cơ sở cho điểm mức độ quan trọng .................................................. 65
2.4.4.2. Cơ sở cho điểm phân loại .................................................................. 65
2.4.4.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh ............................................................. 66
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÔNG TY CỔ
PHẦN XÂY DỰNG PHÚ THÀNH ĐẾN NĂM 2025 ..........................................68
3.1. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG PHÚ THÀNH ĐẾN NĂM 2025 .....................................................68

3.1.1 Sứ mạng và tầm nhìn của công ty đến năm 2025 .....................................68
3.1.2 Mục tiêu của công ty Cổ phần Xây dựng Phú Thành đến năm 2025 .......68
3.1.2.1 Mục tiêu dài hạn ................................................................................. 68
3.1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................... 69
3.2. Dự báo thị trường xây dựng thế giới và khu vực ...........................................70
3.2.1 Thị trường xây dựng thế giới ....................................................................70
3.2.2 Thị trường xây dựng khu vực ...................................................................71
3.2.3. Triển vọng và xu hướng của ngành xây dựng .........................................72
3.3 Dự báo thị trường xây dựng của Việt Nam .....................................................74
3.3.1 Tỷ trọng ngành xây dựng trong thành phần kinh tế .................................74
3.3.2 Thị trường xây dựng tại Việt Nam ...........................................................76
3.3.2.1 Thị trường xây dựng dân dụng........................................................... 76
3.3.2.2 Thị trường xây dựng công nghiệp ...................................................... 77

- xi Footer Page 12 of 126.


Header Page 13 of 126.

3.3.2.3 Thị trường xây dựng cơ sở hạ tầng .................................................... 78
3.3.3. Dự báo thị trường xây dựng tại tỉnh Trà Vinh .........................................80
3.4. Xây dựng và lựa chọn chiến lược để thực hiện mục tiêu ...............................83
3.4.1. Hình ảnh chiến lược kinh doanh thông qua ma trận SWOT ...................83
3.4.2. Lựa chọn chiến lược thông qua ma trận QSPM ......................................89
3.4.2.1. Đối với nhóm chiến lược S-O ........................................................... 89
3.4.2.2. Đối với nhóm chiến lược S-T ........................................................... 90
3.4.2.3. Đối với nhóm chiến lược W-O ......................................................... 91
3.4.2.4. Đối với nhóm chiến lược W-T .......................................................... 92
3.5.1. CHIẾN LƯỢC TĂNG QUY MÔ XÂY DỰNG .....................................93
3.5.1.1. Giải pháp về tăng cường quản trị tài chính Công ty, sử dụng vốn

hiệu quả ......................................................................................................... 93
3.5.1.2. Giải pháp về nguồn nhân lực ............................................................ 94
3.5.1.3 Giải pháp về Đầu tư, bổ sung máy móc thiết bị, phương tiện kỹ thuật
chuyên dùng ................................................................................................... 97
3.5.1.4. Giải pháp về Marketing..................................................................... 98
3.5.2. CHIẾN LƯỢC ĐA DẠNG HÓA CÁC MẪU THIẾT KẾ, CÔNG TRÌNH
XÂY DỰNG ....................................................................................................103
3.5.2.1 Tiếp tục Nâng cao năng lực của cán bộ nhân viên thiết kế trong và
ngoài công ty ................................................................................................ 103
3.5.2.2 Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) .................... 105
3.5.2.3 Thu thập thông tin, khai thác thị hiếu của khách hàng .................... 105
3.5.3. CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG, TỔ CHỨC CHUYÊN TRÁCH NGHIÊN
CỨU ĐẨY MẠNH THỊ TRƯỜNG, HOẠT ĐỘNG MARKETING CHUYÊN
NGHIỆP ...........................................................................................................106
3.5.4. CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH THI CÔNG 108
3.6. Kiến nghị đối với Nhà Nước ........................................................................111
3.7. Kiến nghị đối với Chủ tịch HĐQT và Ban giám đốc công ty ......................112
3.8. Kiến nghị với chính quyền địa phương ........................................................112

- xii Footer Page 13 of 126.


Header Page 14 of 126.

KẾT LUẬN ............................................................................................................114
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................116
PHỤ LỤC

- xiii Footer Page 14 of 126.



Header Page 15 of 126.

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADB

: Ngân hàng phát triển Châu Á

AFTA

: Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN

APEC

: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

ASEAN

: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

BĐS

: Bất động sản

BIM

: Mô hình thông tin công trình

CBCNV


: Cán bộ công nhân viên

CCN

: Cụm công nghiệp

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

Công ty CP

: Công ty cổ phần

CSH

: Chủ sở hửu

Cty TNHH

: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn

ĐBSCL

: Đồng bằng sông cữu long

EFE

:Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài


EUR

: Đơn vị tiền tệ của cộng đồng Âu Châu

FDI

:Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (Tổng sản phẩm Quốc nội)

GRDP

: Tổng sản phẩm trên địa bàn

GVTV

:Giao thông vận tải

HC-NS

: Hành chính- Nhân sự

HĐQT

: Hội đồng quản trị

HL11


: Hương Lộ 11

IFE

: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong

IMF

:Qũy tiền tệ Quốc Tế

KCS

: Kiểm tra chất lượng sản phẩm

KH-KD

: Kế hoạch –Kinh doanh

KT-XH

: Kinh tế - Xã hội

- xiv Footer Page 15 of 126.


Header Page 16 of 126.

NĐ-CP

: Nghị định chính phủ


NOXH

:Nhà ở Xã

NXB

: Nhà xuất bản

ODA

:Vốn hổ trợ phát triển chính thức

PGĐ

: Phó giám đốc

PLXH

: Phúc lợi xã hội

PPP

:Mô hình hợp tác công tư

QH13

: Quốc hội 13

QL53


: Quốc lộ 53

QSPM

: Ma trận lựa chọn chiến lược

R&D

: Nghiên cứu và phát triển

SWOT

:Ma trận kết hợp điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – nguy cơ

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

Thuế GTGT

: Thuế giá trị gia tăng

Tp HCM

:Thành Phố Hồ Chí Minh

TPP

: Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương


TSLN

: Tỷ suất lợi nhuận

TTCN

:Tiểu thủ công nghiệp

UBND

: Uỷ ban nhân dân

USD

: Đồng đô la Mỹ

VND

: Việt Nam đồng

WB

: Ngân hàng Thế giới

WTO

: Tổ chức Thương mại Thế giới

XHCN


: Xã hội chủ nghĩa

- xv Footer Page 16 of 126.


Header Page 17 of 126.

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Số hiệu hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Mô hình quản trị chiến lược của F.David

13

Hình 1.2

Sơ đồ mô hình năm cạnh tranh của Porter

18

Hình 2.1

Sơ đồ Tổ chức bộ máy tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phú Thành


30

Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4

Hình 2.5

Đồ thị biểu diễn nhân sự ngoài hiện trường của Công ty Cổ
phần Xây dựng Phú Thành
Sơ đồ Tổ chức sản xuất của Công ty CP xây dựng Phú Thành
Tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội và tăng trưởng GDP giai đoạn
2011-2015
Tăng trưởng các ngành Nông nghiệp, Công nghiệp - Xây dựng,
Dịch vụ giai đoạn 2011-2015 (%)

37
45
49

50

Hình 3.1

Đồ thị biểu diễn tốc độ tăng trưởng GDP trên thế giới

70

Hình 3.2


Biểu đồ biểu diễn cơ cấu giá trị xây dựng khu vực Châu Á

71

Hình 3.3

Đồ thị biểu diễn Tốc độ tăng trưởng của ngành Xây dựng Thế giới

72

Hình 3.4

Biểu đồ biến động của ngành Xây dựng và GDP

73

Hình 3.5

Tỷ trọng ngành xây dựng theo nhóm công trình và vùng miền

74

Hình 3.6

Hình 3.7

Biểu đồ biểu diễn Dự báo tốc độ tăng trưởng ngành Xây dựng
và Tổng mức đầu tư
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Quốc gia có vốn đầu tư FDI

lớn vào Việt Nam

75

77

Hình 3.8

Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

79

Hình 3.9

Cơ cấu tổ chức phòng Marketing

107

- xvi Footer Page 17 of 126.


Header Page 18 of 126.

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang


Bảng 1.1

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)

22

Bảng 1.2

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

23

Bảng 1.3

Ma trận điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - nguy cơ (SWOT)

24

Bảng 1.4

Ma trận QSPM cho các nhóm chiến lược

26

Bảng 1.5

Ma trận hình ảnh cạnh tranh

27


Bảng 2.1

Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011 đến 2015.

37

Bảng 2.2

Cơ cấu nhân sự tại Công ty cổ phần xây dựng Phú Thành

38

Bảng 2.3

Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi

39

Bảng 2.4

Phân tích các tỷ số tài chính qua các năm từ 2011-2015

41

Bảng 2.5

Ma trận các yếu tố môi trường bên trong IFE

48


Bảng 2.6

Ma trận các yếu tố môi trường bên ngoài EFE

64

Bảng 2.7

Ma trận hình ảnh cạnh tranh

66

Bảng 3.1

Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2013 – 2020

76

Bảng 3.2

Xếp hạng cơ sở hạ tầng Việt Nam

78

Bảng 3.3

Ma trận điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội – thách thức (SWOT)

83


Bảng 3.4

Ma trận QSPM cho nhóm S/O

89

Bảng 3.5

Ma trận QSPM Nhóm ST

90

Bảng 3.6

Ma trận QSPM của Nhóm WO

91

Bảng 3.7

Ma trận QSPM của Nhóm WT

92

- xvii Footer Page 18 of 126.


Header Page 19 of 126.

PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trải qua nhiều năm đổi mới, đất nước Việt Nam đã có được những chuyển
biến tích cực. Đặc biệt là việc chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang
nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng
XHCN. Trong khung cảnh toàn cầu hóa thị trường, cạnh tranh ngày càng ác liệt, công
nghệ luôn luôn biến đổi, hơn bao giờ hết chiến lược ngày càng trở thành một nhân tố
cực kỳ quan trọng. Cùng với sự khan hiếm các nguồn lực ngày càng gia tăng, nhu cầu
và thị hiếu tiêu dùng của xã hội luôn biến đổi làm cho môi trường kinh doanh của các
doanh nghiệp ngày càng phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro, mỗi doanh nghiệp luôn
luôn phải đề ra những mục tiêu, phương hướng cho mình chỉ đạo cho mọi hoạt động
của các bộ phận trong doanh nghiệp. Và để thực hiện được các mục tiêu ngắn hạn
hoặc dài hạn đề ra, doanh nghiệp cần phải tiến hành xây dựng một chiến lược kinh
doanh thích ứng với cơ chế thị trường, với sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ khác.
Vì thế đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm bắt và phân tích được đầy đủ về môi trường
kinh doanh về đối thủ cạnh tranh cũng như điểm mạnh, điểm yếu, những nguy cơ,
thách thức của các đơn vị cùng ngành và của chính doanh nghiệp sẽ giúp doanh
nghiệp đạt được mục tiêu đề ra.
Việc hoạch định chiến lược kinh doanh phải tính đến nhiều yếu tố khách quan
bên ngoài và chủ quan bên trong doanh nghiệp, phân tích có hệ thống thông tin để
làm căn cứ hoạch định hoạt động của doanh nghiệp trong dài hạn và ngắn hạn, tập
trung nổ lực và các nguồn lực vào các mục tiêu chính sao cho có hiệu quả nhất, ứng
phó với những tình huống bất định, thích nghi vơí sự thay đổi.
Công ty cổ phần xây dựng Phú Thành là một trong những công ty hoạt động
trong ngành xây dựng trong việc tìm kiếm con đường đi thích ứng với nền kinh tế thị
trường. Vì vậy công ty cần phải xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp để tiếp
tục đứng vững trên thị trường và thích ứng được với những biến đổi không ngừng

-1Footer Page 19 of 126.



Header Page 20 of 126.

đang diễn ra trong môi trường kinh doanh. Do đó tôi chọn đề tài “Xây dựng chiến
lược kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng Phú Thành đến năm 2025” làm
luận văn tốt nghiệp cuả mình với mong muốn góp phần xây dựng và phát triển Công
ty ngày càng vững mạnh.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Xây dựng Phú Thành
nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh và gia tăng hiệu quả hoạt động của công ty. Từ đó, đề
xuất một số giải pháp để thực hiện chiến lược kinh doanh của công ty đến năm 2025.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích đánh giá, thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ
phần Xây dựng Phú Thành trong những năm gần đây
- Phân tích môi trường kinh doanh, phân tích môi trường bên trong, bên ngoài
nhằm thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với công ty.
- Xây dựng và lựa chọn các chiến lược kinh doanh của công ty đến năm 2025
và đề xuất các giải pháp nhằm triển khai thực hiện các chiến lược đã đề ra.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
3.1.1. Dữ liệu thứ cấp
Đề tài sử dụng các số liệu từ hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xây
dựng Phú Thành, số liệu từ các báo, tạp chí từ các Bộ, Trung tâm, Viện và các Trường
Đại học, các website về xây dựng, các văn bản, tài liệu; Các bài báo công bố trên các
tạp chí khoa học, các niêm giám thông kê do cục thống kê Tỉnh Trà Vinh công bố.
3.1.2. Dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp: Đề tài thu thập bằng cách lập bảng câu hỏi, sau đó phỏng vấn
các nhóm đối tượng. Cụ thể như sau:

-2Footer Page 20 of 126.



Header Page 21 of 126.

Phỏng vấn trực tiếp Ban Giám đốc Công ty và các cán bộ phụ trách các bộ
phận chức năng như: kinh doanh, kế toán, tổ chức, kỹ thuật,… để phân tích môi
trường nội bộ của công ty và lựa chọn chiến lược kinh doanh.
Phỏng vấn nhà cung ứng nguyên vật liệu, phỏng vấn khách hàng là các đối
tác, các công trình mà Công ty đã trúng thầu xây dựng....vv.
Phỏng vấn các chuyên gia bên ngoài là những người đứng đầu các cơ quan
Nhà nước thuộc lĩnh vực xây dựng, các lãnh đạo phòng, ban thuộc Cơ quan chuyên
môn ngành xây dựng. Họ là những người làm việc lâu năm trong ngành xây dựng và
nghiên cứu về ngành xây dựng.
Kết quả phỏng vấn nhóm đối tượng này để thiết lập ma trận đánh giá các yếu tố nội
bộ (IFE), ma trận hình ảnh cạnh tranh và ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE).
Danh sách phỏng vấn: 35 chuyên gia
3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với các phương pháp so
sánh, phương pháp thống kê mô tả để phân tích dữ liệu thu thập được và dùng
các công cụ phân tích như ma trận EFE, IFE, SWOT và ma trận QSPM. Cụ thể
như sau:
Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp thống kê mô tả nhằm
rút ra những điểm nổi bậc để nhận định và đánh giá. Sử dụng các công cụ phân tích
như ma trận EFE, IFE ma trận hình ảnh cạnh tranh để tổng hợp.
Mục tiêu 2: Dùng phương pháp phân tích kết hợp và sử dụng các công cụ phân
tích như ma trận SWOT, ma trận QSPM để hình thành chiến lược để lựa chọn chiến
lược ưu tiên cho công ty cổ phần xây dựng Phú Thành.
Mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp tổng hợp để đề xuất các giải pháp mang
tính khả thi để thực hiện có hiệu quả các chiến lược kinh doanh này.
Sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu


-3Footer Page 21 of 126.


Header Page 22 of 126.

4. GIỚI HẠN NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty và phân tích những yếu tố bên trong và bên ngoài Công ty nhằm xác định
điểm mạnh – điểm yếu và cơ hội – thách thức đối với Công ty. Trên cơ sở đó, tiến
hành xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty, lựa chọn chiến lược ưu tiên và đề
xuất một số giải pháp để thực hiện các chiến lược đề ra.
4.2. Giới hạn thời gian và không gian nghiên cứu
Số liệu thu thập để phân tích trong đề tài từ năm 2011 đến cuối năm 2014 tại
Công ty cổ phần Xây dựng Phú Thành.
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 08/2015 đến tháng
02/2016.
5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
- Hà Văn Chiến (2011), Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty xi
măng Nghi Sơn từ nay đến năm 2020, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Cần Thơ.
Đề tài phân tích thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty xi măng
Nghi Sơn, làm rõ được nhu cầu tiêu thụ xi măng và năng lực sản xuất của ngành công
nghiệp xi măng trong nước đến năm 2020, định hướng phát triển và đề xuất giải pháp
thực hiện chiến lược phát triển của Công ty đến năm 2020. Về phương pháp nghiên
cứu: Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp bằng cách sử dụng phương
pháp định tính để tìm ra các yếu tố có tác động đến việc xây dựng chiến lược phát
triển cho doanh nghiệp. Đồng thời sử dụng các ma trận như ma trận đánh giá các yếu
tố bên trong (IFE), ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE), ma trận hình ảnh
cạnh tranh, ma trận SWOT, ma trận QSPM, để hoạch định chiến lược cho Công ty.

- Ngô Anh Tuấn (2008), Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần
cơ điện Thủ Đức đến năm 2020, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại Học Kinh Tế Thành
Phố Hồ Chí Minh.

-4Footer Page 22 of 126.


Header Page 23 of 126.

Đề tài nghiên cứu đã đưa ra được cách tiếp cận, để thiết lập một qui trình
xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình hiện nay tại Việt Nam,
không chỉ áp dụng cho Công ty cổ phần Cơ điện Thủ Đức, mà còn có ý nghĩa áp
dụng xây dựng chiến lược kinh doanh cho nhiều doanh nghiệp khác. Các vấn đề
cơ bản của xây dựng chiến lược kinh doanh bao gồm: Xác định mục tiêu của doanh
nghiệp; Đánh giá các yếu tố môi trường có tác động đến doanh nghiệp, tìm ra
những cơ hội và những mối đe dọa, đối với hoạt động của doanh nghiệp kết hợp
với việc đánh giá những thế mạnh và yếu kém của doanh nghiệp, từ đó thiết lập
các ma trận lựa chọn chiến lược ưu tiên và hình thành một chiến lược kinh doanh
hoàn chỉnh.
- Nguyễn Vân Thanh (2008), Xây dựng chiến lược kinh doanh bất động sản
của công ty BITEXCOLAND đến năm 2020, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại Học Kinh
Tế Thành Phố Hồ Chí Minh.
Đề tài đã thực hiện phân tích, đánh giá một cách cụ thể môi trường kinh
doanh, thị trường bất động sản thành Phố Hồ Chí Minh, tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian vừa qua. Với mục tiêu trở thành một
doanh nghiệp Việt Nam hàng đầu, đi tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh bất
động sản, giai đoạn 2008-2020 được xác định là giai đoạn chuyển mình cho sự
phát triển bền vững của BitexcoLand. Qua các phương pháp nghiên cứu: Phương
pháp phân tích hổn hợp, phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia, để phân
tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đồng thời sử dụng các

ma trận, như ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE), ma trận đánh giá các
yếu tố bên ngoài (EFE), ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận SWOT, ma trận
QSPM,. Đề tài đã xây dựng một số chiến lược phát triển và các giải pháp thực hiện
chiến lược đó. Cụ thể là: Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm, chiến lược phát triển
thị trường, chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh, chiến lược hội nhập dọc về
phía sau, chiến lược đa dạng hóa kinh doanh, chiến lược liên doanh liên kết.Tuy
nhiên, do môi trường kinh doanh bất động sản luôn thay đổi và mang tính chu kỳ,

-5Footer Page 23 of 126.


Header Page 24 of 126.

nên tất cả các chiến lược và giải pháp cần được lựa chọn phù hợp với tình hình
thực tế của BitexcoLand thời điểm đó.
- Nguyễn Thị Thu Hằng (2013), Xây dựng chiến lược kinh doanh của Nhà
Máy In Bình Dương đến năm 2020. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại Học Bình Dương.
Đề tài đã phân tích đánh giá thực trạng của Nhà Máy In Bình Dương, cũng
như các môi trường tác động đến đơn vị, từ đó thấy được những mặt mạnh, mặt
yếu của đơn vị cùng các cơ hội nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của Nhà Máy, đồng thời tác giả xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên
ngoài để cho thấy khả năng thích ứng, đối phó của doanh nghiệp đối với môi
trường, ma trận hình ảnh cạnh tranh để thấy được đối thủ cạnh tranh, ma trận
SWOT để xây dựng chiến lược và ma trận QSPM để lựa chọn chiến lược hợp lý.
Qua đó đưa ra các nhóm giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh nhằm phát
triển nhà Máy và các biện pháp hạn chế rủi ro để hoàn thành kế hoạch kinh doanh
của Nhà Máy đến năm 2020.
Nhìn chung qua các lược khảo trên đã rút ra được những điểm quan trọng cần
thiết cho đề tài sắp nghiên cứu đó là: Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp so
sánh, thu thập số liệu, tham khảo ý kiến chuyên gia, sử dụng các công cụ ma trận

đánh giá các yếu tố bên trong (IFE), ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE), ma
trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận SWOT, ma trận QSPM. Từ đó xây dựng chiến lược
và đề ra các giải pháp thực hiện chiến lược cho công ty
6. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
Từ kết quả nghiên cứu này sẽ giúp cho Công ty cổ phần Xây dựng Phú Thành
có hướng đi cụ thể, chủ động đối phó với những biến đổi môi trường kinh doanh,
bằng cách tận dụng tốt những cơ hội và hạn chế những nguy cơ, biết cách phát huy
những thế mạnh, khắc phục những khuyết điểm yếu kém còn tồn tại để đạt được các
mục tiêu mà doanh nghiệp đang đeo đuổi, đồng thời còn giúp cho các bộ phận trong
công ty có sự gắn kết với nhau để cùng thực hiện mục tiêu chung của công ty.

-6Footer Page 24 of 126.


Header Page 25 of 126.

7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Cấu trúc đề tài dự kiến gồm các phần sau:
Phần mở đầu Nêu lý do chọn đề tài, những mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài, kết
cấu của đề tài và lược khảo tài liệu.
Chương 1: Cơ sở lý thuyết xây dựng chiến lược: Chương này giới thiệu cơ sở
lý thuyết sẽ được áp dụng để xây dựng chiến lược.
Chương 2: Đánh giá thực trạng môi trường kinh doanh của Công ty cổ phần
Xây dựng Phú Thành trong thời gian qua. Tổng hợp kết quả khảo sát để hình thành
các ma trận IFE, EFE.
Chương 3: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần xây dựng
Phú Thành đến năm 2025. Thông qua các ma trận SWOT, QSPM và đề xuất giải pháp
thực hiện.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp khắc phục

những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.

-7Footer Page 25 of 126.


×