Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Giáo dục học sinh trường THCS nguyễn thị minh khai bảo vệ môi trường qua kiến thức vật lý THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 46 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THCS NGUYỄN THỊ MINH KHAI

MỤC LỤC
A.

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài

B.

2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

3

3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu

4

4. Tính mới của đề tài

4

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lí luận

5

2. Cơ sở thực tiễn


a. Thực trạng

6

b. Giả thuyết

7

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

7

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC

41

C.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM

43

D.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

45

NĂM HỌC 2014 – 2015


Trang 1

Phạm Nguyễn Hạ Quyên


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THCS NGUYỄN THỊ MINH KHAI

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Ô nhiễm môi trƣờng luôn là một vấn đề nóng bỏng và cấp bách toàn cầu.
Những hiểm họa suy thoái môi trƣờng đang ngày càng đe dọa cuộc sống của
loài ngƣời. Bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ sự sống và nâng cao chất lƣợng cuộc
sống luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà khoa học, các vị lãnh đạo
và tất cả những ngƣời đang sống trên trái đất.
Các nhà khoa học và quản lí đã xác định một trong những nguyên nhân
cơ bản gây suy thoái môi trƣờng là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con
ngƣời.
Vậy, giáo dục bảo vệ môi trƣờng là một trong những biện pháp hữu hiệu
nhất, kinh tế nhất và bền vững nhất để giữ gìn môi trƣờng sống, bảo vệ tài
nguyên và phát triển bền vững đất nƣớc. Thông qua giáo dục, từng cá nhân và
cả cộng đồng đƣợc trang bị thêm kiến thức về môi trƣờng, ý thức bảo vệ môi
trƣờng, năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề môi trƣờng.
Với vai trò là ngƣời giáo dục kiến thức và kĩ năng Vật lý cho học sinh
THCS, tôi cảm thấy mình không đƣợc phép đứng bên lề chiến dịch. Tôi và
các em học sinh phải là nhân tố quan trọng, đóng góp sức lực của mình để bảo
vệ môi trƣờng và chất lƣợng cuộc sống xung quanh mình.
Với kiến thức Vật lí THCS, tôi có một sự thuận lợi đáng kể. Những kiến
thức này luôn có tích hợp vấn đề môi trƣờng. Tuy nhiên, đôi khi vì sự hiểu

biết hạn chế của mình, các em không biết cách vận dụng chúng vào cuộc
sống. Là ngƣời giáo viên, tôi muốn dẫn dắt các em vận dụng và đem sự hiểu
biết của mình, bảo vệ môi trƣờng xung quanh. Giáo dục các em bảo vệ môi
trƣờng còn góp phần giúp các em hình thành nhân cách ngƣời lao động mới,
ngƣời chủ tƣơng lai của đất nƣớc, ngƣời có thái độ thân thiện với môi trƣờng,
NĂM HỌC 2014 – 2015

Trang 2

Phạm Nguyễn Hạ Quyên


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THCS NGUYỄN THỊ MINH KHAI

phát triển kinh tế hài hòa với việc bảo vệ môi trƣờng, không phƣơng hại đến
thế hệ mai sau.
Với sự cố gắng của mình, từ đây đến nhiều năm sau nữa, tôi tin sẽ có
một thế hệ với ý thức tốt, quan niệm đúng đắn và hết mình vì môi trƣờng
xung quanh, có thói quen, hành vi ứng xử thông minh, lịch sự với môi trƣờng,
từ đó các em sẽ trở thành những con ngƣời tốt đẹp, hòa mình với thiên nhiên
và luôn luôn hƣớng thiện, cao đẹp.
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:
Tôi đã chọn đề tài:
GIÁO DỤC HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN
THỊ MINH KHAI BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG THÔNG QUA KIẾN THỨC
VẬT LÝ TRUNG HỌC CƠ SỞ
Với mục đích thông qua chƣơng trình Vật lí xuyên suốt của cả cấp trung
học cơ sở, giúp các em nhận thức đƣợc ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn

đề môi trƣờng, từ đó có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trƣớc những vấn đề
môi trƣờng, xây dựng quan niệm đúng về ý thức trách nhiệm, về hành vi mỗi
ngày của mình. Đề tài sẽ phần nào giúp các em có tri thức, năng lực để sử
dụng thông minh nhất nguồn tài nguyên thiên nhiên, có thể tham gia có hiệu
quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trƣờng cụ thể nơi sinh
sống và nơi làm việc.
Mục đích cuối cùng và to lớn, cao đẹp mà tôi muốn hƣớng tới là có thể
rèn luyện các em thành những con ngƣời hƣớng thiện, tốt đẹp nhất, luôn sống
gần gũi, hòa mình với thiên nhiên, luôn coi trọng những giá trị chân, thiện,
mỹ và phấn đấu hết mình để đạt những giá trị hoàn hảo đó.
Nhiệm vụ cụ thể của đề tài là giúp học sinh hiểu rõ môi trƣờng, nguồn
tài nguyên, cách sử dụng và tái tạo tài nguyên. Từ đó có tình cảm yêu quí, tôn
trọng thiên nhiên, yêu quê hƣơng đất nƣớc, có hành vi cụ thể, tích cực khi gặp

NĂM HỌC 2014 – 2015

Trang 3

Phạm Nguyễn Hạ Quyên


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THCS NGUYỄN THỊ MINH KHAI

các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trƣờng, tuyên truyền, vận động gia đình,
bạn bè cùng có ý thức bảo vệ môi trƣờng.
3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu của đề tài:
Đề tài đƣợc thực hiện trong hai năm học, với đối tƣợng là học sinh trung
học cơ sở vì kiến thức Vật lý có liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trƣờng

xuyên suốt, trải dài trong tất cả các khối lớp.
4. Đề tài này mang lại một sự mới mẻ trong hoạt động dạy học Vật Lí,
không những làm cho học sinh hiểu về môi trƣờng, tài nguyên, sự quí giá, cấp
bách phải bảo vệ tài nguyên mà còn giúp các em rèn luyện kĩ năng, thực hành
kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế, thậm chí các em còn có thể vận động
gia đình, bạn bè cùng chung sức bảo vệ môi trƣờng với mình.

NĂM HỌC 2014 – 2015

Trang 4

Phạm Nguyễn Hạ Quyên


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THCS NGUYỄN THỊ MINH KHAI

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
1. Cơ sở lí luận:
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trƣờng, Đảng và
Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều văn bản nhằm thể chế hóa công tác bảo vệ
môi trƣờng, trong đó có công tác giáo dục bảo vệ môi trƣờng nhƣ:
-

Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2005 đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng Hòa
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XI kì họp thứ 8 thông qua ngày
29 tháng 11 năm 2005


-

Ngày 15 tháng 11 năm 2004, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết
41/NQ/TƢ về “ Bảo vệ môi trƣờng trong thời kì đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc”. Nghị quyết đã coi tuyên truyền,
giáo dục nâng cao nhận thức là giải pháp số một trong bảy giải pháp
bảo vê môi trƣờng của nƣớc ta và chủ trƣơng: “ Đƣa nội dung giáo
dục bảo vệ môi trƣờng vào chƣơng trình, sách giáo khoa của hệ
thống giáo dục quốc dân, tăng thời lƣợng và tiến tới hình thành môn
học chính khóa đối với các cấp học phổ thông.”

-

Ngày 17 tháng 10 năm 2001, Thủ tƣớng Chính phủ kí quyết định
1363/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án “ Đƣa các nội dung bảo vệ
môi trƣờng vào hệ thống giáo dục quốc dân”

-

Ngày 2 tháng 12 năm 2003, Thủ tƣớng Chính phủ kí Quyết định
256/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng Quốc
gia đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020, xác định bảo vệ
môi trƣờng là bộ phận cấu thành không thể tách rời của chiến lƣợc
kinh tế - xã hội, là cơ sở quan trọng đảm bảo phát triển bền vững
đất nƣớc.

NĂM HỌC 2014 – 2015

Trang 5


Phạm Nguyễn Hạ Quyên


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

-

THCS NGUYỄN THỊ MINH KHAI

Ngày 31 tháng 1 năm 2005, Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
ra chỉ thị “ Về việc tăng cƣờng công tác giáo dục bảo vệ môi
trƣờng”

Các văn bản trên khẳng định Đảng và Nhà nƣớc ta đánh giá cao vai trò
của việc giáo dục môi trƣờng cho học sinh, hông qua đó xây dựng một thế hệ
công dân mới có ý thức, có trách nhiệm cao trong vấn đề bảo vệ môi trƣờng.
2. Cơ sở thực tiễn:
a. Thực trạng:
Vấn đề xả rác nơi công cộng đã và đang xuất hiện nhan nhản trên đƣờng
phố, từ thành thị đến nông thôn, ở mọi lúc mọi nơi. Ta có thể thấy rất rõ hiện
tƣợng này mỗi khi đi trên những con phố lớn, văn minh, ngƣời dân vô tƣ xả
rác bừa bãi ngay trên chính vỉa hè, lề phố. Hay khi đi ăn nhà hàng, mặc dù
chủ nhà hàng đã để sẵn một thùng rác nhỏ dƣới bàn ăn của mỗi ngƣời nhƣng
khi dùng xong giấy ăn hoặc tăm tre thì họ lại thản nhiên vứt xuống nền nhà và
tệ hại hơn là vứt qua cửa sổ dẫn đến việc rác thải mắc vào cành cây, dây điện
gây mất mĩ quan thành phố hay rơi xuống lòng đƣờng gây khó chịu cho ngƣời
đi lại. Vào một quán nƣớc, những ngƣời hút thuốc hay ăn kẹo cao su đều có
gạt tàn để bỏ vào nhƣng hình nhƣ không ai nhìn thấy nên gạt tàn thì vẫn sạch
sẽ còn sàn nhà thì lại đầy những điếu thuốc cùng với những bã kẹo cao su.
Không những thế, thật nguy hiểm khi vứt thuốc bừa bãi mà không chịu dập

tắt thuốc lá trƣớc khi vứt thì có thể gây cháy nhà hoặc tàn thuốc sẽ bay vào
ngƣời khác. Rất dễ để chứng kiến cảnh ngƣời ngồi trên xe gắn máy vứt giấy
gói thức ăn hay ném vỏ hộp sữa họ mới vừa uống xong ra đƣờng. Cũng nhƣ
vậy với tình trạng ngƣời ngồi trên xe ô tô, nhất là xe buýt, xe du lịch, ngƣời ta
cũng vứt rác ra đƣờng qua cửa sổ hay thậm chí còn khạc nhổ ngay trên xe.
Các gia đình sống dọc hai bên đƣờng đều mang túi rác ra đƣờng vứt. Đi bộ
ven hồ, dù là đẹp và nổi tiếng nhƣ hồ Hoàn Kiếm, song ta vẫn có thể thấy
những que kem đang ăn dở, những mẩu thuốc lá hay những vỏ kẹo đƣợc vứt
NĂM HỌC 2014 – 2015

Trang 6

Phạm Nguyễn Hạ Quyên


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THCS NGUYỄN THỊ MINH KHAI

vung vãi dƣới lòng đƣờng, tệ hơn là ở trên mặt hồ nƣớc trong xanh thì có thể
biết ý thức của không ít ngƣời dân ta nhƣ thế nào.
Còn đối với học sinh thì tồn tại hiện tƣợng vứt rác bừa bãi ở trƣờng và
lớp học. Vào giờ chơi, dù đã đƣợc nhắc nhở nhƣng vẫn còn một số bạn vô ý
thức xả rác xuống cầu thang, khắp sân trƣờng từ những rác dễ dọn nhƣ giấy
vụn, bao nilon cho đến những mẫu kẹo cao su trây trét hoặc quăng dính trên
tƣờng. Ngay trong lớp học, học sinh cứ vô tƣ ăn quà vặt, xả khăn giấy vỏ kẹo,
hạt dƣa., trong hộc bàn và ngay tại chỗ ngồi của mình, và sau đó những thứ
rác ấy bay khắp lớp học.
Nhƣ vậy, hiện tƣợng xả rác tràn lan khắp nơi hay rõ nhất là trong địa bàn
thành phố là một trong những tác nhân gây cản trở sự phát triển kinh tế – xã

hội, là mối quan tâm lo ngại của cộng đồng. Vứt rác bừa bãi là thói quen xấu
cần đƣợc phê phán. Ý thức bảo vệ môi trƣờng của cả cộng đồng cần đƣợc
nâng cao.
b. Giả thuyết:
Chứng kiến những thực trạng trên, tôi hết sức băn khoăn và tiếc rẻ sự
hao mòn của thiên nhiên, của môi trƣờng. Tôi mong muốn với đề tài này, một
phần không nhỏ học sinh của trƣờng Nguyễn Thị Minh Khai sẽ nâng cao ý
thức, trƣớc tiên là giữ gìn trƣờng lớp sạch đẹp, giữ gìn môi trƣờng sống ở gia
đình, tiết kiệm điện trong gia đình và trƣờng học. Nếu các em có ý thức từ
bây giờ thì khi lớn lên, các em sẽ trở thành những công dân gƣơng mẫu, sẽ
truyền tiếp ý thức cho thế hệ sau nữa, từ đó, càng ngày, càng ngày sẽ có nhiều
thêm các công dân tích cực bảo vệ môi trƣờng. Môi trƣờng ngày càng cải
thiện và chất lƣợng cuộc sống sẽ đƣợc nâng cao. Xa hơn, Trái đất sẽ ngày
càng xanh, sạch đẹp.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Bắt đầu từ chƣơng trình Vật lí lớp 6, khi giảng dạy chƣơng cơ học, tôi đã
hình thành cho các em thói quen tìm tòi những ứng dụng trong cuộc sống có
NĂM HỌC 2014 – 2015

Trang 7

Phạm Nguyễn Hạ Quyên


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THCS NGUYỄN THỊ MINH KHAI

liên quan đến kiến thức bài học, từ đó chỉ ra vài biện pháp bảo vệ môi trƣờng
có liên quan đến bài học. Cụ thể nhƣ sau:

Khi dạy xong loạt bài Đo độ dài, Đo thể tích, Đo khối lƣợng, tôi hƣớng dẫn
các em làm một bài thu hoạch nhỏ về vấn đề tiết kiệm nƣớc sinh hoạt, nội
dung bài thu hoạch là:
1. Mỗi ngày em sử dụng nƣớc vào những việc gì?
2. Có những gia đình dùng thùng xô, lu chứa nƣớc để tắm, có gia đình
trang bị bồn tắm, có gia đình lắp vòi sen. Theo em, cách tắm nào sẽ tiết
kiệm nƣớc nhất?
3. Nếu gia đình em dùng thùng xô, lu để chứa nƣớc tắm, em hãy ƣớc
lƣợng thử mỗi ngày, bản thân em tắm một lần sẽ tốn bao nhiêu lít
nƣớc? (Khoảng bao nhiêu xô nƣớc, mỗi xô là bao nhiêu lít?) Có cách
nào tiết kiệm số nƣớc đó không?
4. Sau khi rửa rau, trái cây, phần nƣớc dơ em dùng để làm gì?
A. Tƣới cây
B. Đổ bỏ đi
5. Gia đình em giặt quần áo bằng tay hay bằng máy giặt? Nếu giặt bằng
tay, thau nƣớc cuối cùng sau khi xả quần áo, em có dùng vào việc gì
khác hay đổ bỏ? Nếu giặt bằng máy, gia đình em sử dụng máy giặt nhƣ
thế nào để tiết kiệm nƣớc nhất?
6. Em hãy kể thêm vài biện pháp tiết kiệm nƣớc khác trong gia đình?
Để làm bài thu hoạch này, tôi giao các em về nhà, thu thập số liệu trong
một tuần, sau đó, các em sẽ nộp bài thu hoạch lại. Trong một buổi sinh hoạt
dƣới cờ, tôi sẽ chọn vài em lớp sáu đóng một vở kịch ngắn khoảng 10 phút,
nội dung của vở kịch liên quan đến vấn đề tiết kiệm nƣớc. Tôi viết kịch bản
nhƣ sau:
Buổi sáng, Mẹ đánh thức Minh dậy đi học. Minh rất buồn ngủ, mắt nhắm
mắt mở đi vào nhà tắm, mở vòi nƣớc ở bồn rửa mặt và chuẩn bị đánh răng.
NĂM HỌC 2014 – 2015

Trang 8


Phạm Nguyễn Hạ Quyên


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THCS NGUYỄN THỊ MINH KHAI

Bỗng Minh sực nhớ chƣa soạn tập vở bỏ vào ba lô, thế là cậu quẳng đại bàn
chải lên bồn rửa mặt, quay vào phòng soạn tập vở nhoáng nhoàng. Sau đó cậu
mới quay lại đánh răng, vòi nƣớc vẫn chảy ào ào. Sau khi đáng răng xong,
cậu hứng một xô nƣớc để rửa tay chân trƣớc khi thay quần áo, nhƣng do quá
vội, cậu tắt vòi không kĩ, và vội vàng xuống nhà ăn sáng và đi học. Ba mẹ chờ
Minh ăn uống xong, khóa cửa nhà kĩ càng rồi chở Minh đến trƣờng và đi làm.
Đến trƣa, mẹ đón Minh ở trƣờng về. Mở cửa vào nhà, mẹ bảo Minh lên lầu
rửa ráy mặt mũi tay chân sạch sẽ, chuẩn bị ăn cơm. Ôi thôi, nƣớc đã tràn lênh
láng khắp nhà tắm, suýt chảy ra tận phòng ngủ và còn làm Minh trợt suýt té.
Mẹ đã phải mắng Minh một trận nên thân.
Sau khi xem xong vở kịch này, tôi sẽ mời khoảng ba em lên, kể lại
những hành động lãng phí nƣớc của Minh và cách khắc phục. Sau đó tôi cũng
sẽ tóm tắt lại từng câu trả lời của các em về bài thu hoạch, nhận xét đúng sai
và rút ra những cách tiết kiệm nƣớc đúng, hay và hiệu quả nhất.
Tôi nghĩ qua bài thu hoạch, qua vở kịch, các em nhất định sẽ khắc sâu,
sẽ nắm rõ các cách thức tiết kiệm nƣớc cho gia đình, qua đó các em càng tự
tin hơn, vận động bạn bè và gia đình cùng tiết kiệm với mình. Tôi hy vọng
rằng, qua bài thu hoạch này, phần nào ý thức bảo vệ môi trƣờng, tiết kiệm
nguồn nƣớc quí giá của học sinh sẽ ngày càng nâng cao.
Sang học kì II, sau khi học sinh học xong một loạt bài về sự nóng chảy,
sự đông đặc, sự ngƣng tụ, sự bay hơi và sự sôi, tôi sẽ cho các em xem những
hình ảnh về sự thả rác tràn lan của con ngƣời vào môi trƣờng, những hình ảnh
về sự tàn phá rừng đến đau lòng, những hình ảnh đáng lo sợ về sự nóng lên

của Trái Đất, về những hậu quả do hiệu ứng nhà kính gây ra, hiện tƣợng băng
tan ở hai cực, những hình ảnh nguồn nƣớc sạch bị can kiệt trong khi nƣớc ô
nhiễm lại tràn lan……………Thật sự những hình ảnh này gây ấn tƣợng mạnh
đối với các em, Có những em ồ lên kinh ngạc, có những em hoảng hốt, có
những em chắc lƣỡi hít hà. Sau khi xem xong, tôi lại giao cho các em một bài
NĂM HỌC 2014 – 2015

Trang 9

Phạm Nguyễn Hạ Quyên


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THCS NGUYỄN THỊ MINH KHAI

thu hoạch nhỏ, qua đó, giúp các em rút ra bài học quí giá cho bản thân, không
xả rác và tích cực trồng cây, bảo vệ môi trƣờng.
Hình ảnh mà tôi cho các em quan sát trong phần củng cố của bài nhƣ sau:
Rác thải sinh hoạt tràn lan

Rừng bị tàn phá

NĂM HỌC 2014 – 2015

Trang 10

Phạm Nguyễn Hạ Quyên



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THCS NGUYỄN THỊ MINH KHAI

Nguồn nƣớc bị ô nhiễm

NĂM HỌC 2014 – 2015

Trang 11

Phạm Nguyễn Hạ Quyên


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NĂM HỌC 2014 – 2015

THCS NGUYỄN THỊ MINH KHAI

Trang 12

Phạm Nguyễn Hạ Quyên


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THCS NGUYỄN THỊ MINH KHAI

Khí thải công nghiệp gây hiệu ứng nhà kính


Trái đất nóng dần lên làm băng tan

NĂM HỌC 2014 – 2015

Trang 13

Phạm Nguyễn Hạ Quyên


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NĂM HỌC 2014 – 2015

THCS NGUYỄN THỊ MINH KHAI

Trang 14

Phạm Nguyễn Hạ Quyên


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NĂM HỌC 2014 – 2015

THCS NGUYỄN THỊ MINH KHAI

Trang 15

Phạm Nguyễn Hạ Quyên



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THCS NGUYỄN THỊ MINH KHAI

Lũ lụt, han hán do hiện tƣợng elnino

Đất đai khô cằn, tài nguyên cạn kiệt

NĂM HỌC 2014 – 2015

Trang 16

Phạm Nguyễn Hạ Quyên


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THCS NGUYỄN THỊ MINH KHAI

Nội dung bài thu hoạch:
1. Em có cách gì để nhắc nhở bạn đừng xả rác trong lớp?
2. Gia đình em tiêu thụ rác thải sinh hoạt bằng cách nào? (chôn xuống đất,
đốt, có đội thu rác đến từng nhà để thu gom, vứt xuống kênh rạch gần
nhà………)
3. Gia đình em có phân loại rác không? Rác hữu cơ (thức ăn thừa, thực
phẩm sau khi chế biến….) có thể dùng để làm gì sau khi thu gom?
4. Chai lọ, giấy báo, túi nilon sau khi sử dụng gia đình em làm cách nào
để loại bỏ? ( Vứt đi, phân loại để bán ve chai, tái sử dụng…..)
5. Em hãy kể vài biện pháp tái chế rác thải mà em biết?

6. Giả sử gần nhà em có một vũng nƣớc đọng, bị nghẽn rác, em hãy nêu
biện pháp nào giúp nƣớc ô nhiễm đó bay hơi nhanh, trả lại môi trƣờng
khô ráo, sạch sẽ?
Phần bài thu hoạch này tôi yêu cầu các em thực hiện trong vòng một
tuần, sau đó tôi sẽ chọn mƣời bài hay nhất, nêu dƣới sân cờ giờ sinh hoạt và
NĂM HỌC 2014 – 2015

Trang 17

Phạm Nguyễn Hạ Quyên


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THCS NGUYỄN THỊ MINH KHAI

khen thƣởng xứng đáng. Nhƣ vậy, hầu nhƣ tất cả các học sinh đều đƣợc nhận
thức về các biện pháp bảo vệ môi trƣờng, ý thức không xả rác qua bài thu
hoạch này.
Sang chƣơng trình Vật lí lớp 7, khi học sinh học xong bài 15: CHỐNG Ô
NHIỄM TIẾNG ỐN, tôi cho các em tham gia một trò chơi nhỏ, khoảng 5
phút để các em nhận thấy tác hại của ô nhiễm tiếng ồn, từ đó các em có ý thức
giữ gìn trật tự trong giờ học, không nói chuyện riêng ảnh hƣởng việc giảng
bài của thầy cô, làm phiền các bạn bên cạnh. Trò chơi nhƣ sau:
Mỗi tổ cử một học sinh, nhƣ vậy sẽ có bốn học sinh đại diện cho bốn tổ.
Tôi sẽ cho các em đeo headphone và nghe một đoạn nhạc phát ra từ điện thoại
di động, trong khi đó, tôi mời một em khác đứng tại chỗ, đọc to một đoạn thơ
ngắn cho cả lớp nghe. Sau đó, tôi yêu cầu bốn em mở headphone ra, nhớ và
đọc lại nội dung bài thơ. Có em đọc lại đƣợc, có em không đọc đƣợc trọn vẹn
và có em không nghe đƣợc câu nào nên hoàn toàn không đọc lại đƣợc. Bạn

đọc đúng bài thơ coi nhƣ thắng cuộc. Nhƣng sau đó tôi lại cho em ấy nghe
nhạc lần nữa, to hơn một tí, trong khi bạn đọc thơ đọc một bài khác với giọng
nhỏ hơn một tí. Chắc chắn em ấy sẽ không thể nào nghe trọn vẹn bài thơ. Từ
đó, tôi chỉ cho các em thấy đƣợc tác hại của ô nhiễm tiếng ồn, Trƣớc tiên là
làm ta mất tập trung, không thể nào làm việc nhanh chóng đƣợc, kế đến là ảnh
hƣởng sức khỏe, thính giác ……của ta. Qua trò chơi này, các em sẽ rút ra
đƣợc bài học, phải thật im lặng để tập trung nghe thầy cô giảng bài, làm ồn,
nói chuyện riêng, trƣớc tiên là tự bản thân sẽ không nghe hết bài giảng, sau đó
là làm ảnh hƣởng đến các bạn xung quanh, làm bạn mất tập trung và khó nghe
hết lời cô giảng.
Sau đó, tôi giao việc về nhà, yêu cầu các em lập một bảng kiệt kê các
loại tiếng ồn xung quanh nhà em, tiếng ồn nào đến mức ô nhiễm và cách khắc
phục những tiếng ồn đó. Bài sẽ nộp vào tiết sau và tôi sẽ cho điểm những bài
làm cụ thể, nêu đƣợc các biện pháp hay và phù hợp thực tế.
NĂM HỌC 2014 – 2015

Trang 18

Phạm Nguyễn Hạ Quyên


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THCS NGUYỄN THỊ MINH KHAI

Qua phần này, tôi hi vọng các em sẽ có ý thức giũ gìn môi trƣờng sống
thật trong sạch, yên tĩnh, có ý thức giữ trật tự nơi công cộng, trong lớp học và
ở những nơi tôn nghiêm. Từ đó, bản thân mỗi em sẽ chú ý hoàn thiện mình
hơn, trở thành những con ngƣời lịch sự nơi công cộng và trong trƣờng học.
Sang chƣơng ĐIỆN HỌC ở học kì II lớp 7, trƣớc khi học sinh học bài

AN TOÀN ĐIỆN, tôi yêu cầu các em về nhà, tìm các tranh ảnh về vi phạm
các qui định an toàn điện nhƣ: thả diều gần đƣờng dây điện, leo trèo lên cột
điện của nhà nƣớc, rà cá bằng điện,…….., đặc biệt là các hình ảnh tai nạn
điện do bất cẩn, tai nạn điện do vi phạm hành lang an toàn điện….Các em dễ
dàng tìm những hình ảnh này trên sách báo, qua internet…..và lƣu vào USB,
trong tiết học, sau khi hoàn thành bài, tôi sẽ dùng máy chiếu mở cho cả lớp
xem. Đây sẽ là hoạt động thiết thực, khắc sâu vào ý thức của các em, từ đó,
không những bản thân các em rút kinh nghiệm mà còn vận động gia đình
không vi phạm các qui tắc an toàn điện. Tôi nghĩ rằng hình ảnh càng gần gũi,
chân thực và tự tay các em tìm ra sẽ ăn sâu nhất vào tiềm thức của các em, sẽ
giúp các em nhớ kĩ nhất.
Lên lớp 8, trình độ nhận thức của các em đƣợc nâng cao rõ rệt. Đặc biệt,
vốn sống, kĩ năng ứng xử của các em cũng đƣợc nâng lên. Tôi vẫn giữ thói
quen yêu cầu các em liên hệ thực tế, liên hệ những kiến thức bảo vệ môi
trƣờng trong từng bài học. Các em thƣờng chỉ liên hệ những vấn đề gần gũi,
tận mắt thấy trong đời sống hàng ngày, còn những vấn đề to lớn, trừu tƣợng
hơn, tôi sẽ gợi ý, cùng các em tìm tòi, khám phá. Ví dụ, khi dạy bài LỰC
MA SÁT, các em không thể biết rằng trong quá trình lƣu thông của các
phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ, ma sát giữa các bộ phận cơ khí, giữa phanh
xe và vành bánh xe làm phát sinh các bụi cao su, bụi khí và bụi kim loại. Các
bụi khí này gây ảnh hƣởng đến sự hô hấp của cơ thể, sự sống của sinh vật và
sự quang hợp của cây xanh. Sau khi tôi cung cấp cho học sinh điều này, tôi sẽ

NĂM HỌC 2014 – 2015

Trang 19

Phạm Nguyễn Hạ Quyên



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THCS NGUYỄN THỊ MINH KHAI

đặt một số câu hỏi, nhằm mục đích khắc sâu kiến thức bảo vệ môi trƣờng cho
các em. Các câu hỏi nhƣ sau:
1. Em hãy nêu những tác hại khi sử dụng động cơ chạy bằng xăng trên
đƣờng?
2. Em có cách nào hạn chế những tác hại đó?
3. Buổi sáng, ba thƣờng nổ sẵn máy xe, chờ em mang giày dép, lấy cặp
bồi. nón bảo hiểm, chào ông bà rồi mới lên xe để ba chở đi. Thời gian
chờ khoảng 10 phút. Theo em, hành động của ba đúng hay sai? Giải
thích? Theo em nên nổ sẵn máy bao lâu là hợp lí nhất?
4. Em hãy nêu những cái lợi khi di chuyển bằng phƣơng tiện giao thông
công cộng nhƣ xe buýt, xe đƣa đón học sinh?
Tƣơng tự, khi dạy bài SỰ NỔI, cũng có những kiến thức liên quan đến
môi trƣờng nhƣng trừu tƣợng, khó nhận thấy so với trình độ của các em, Tôi
cũng sẽ cung cấp dữ kiện ban đầu, sau đó sẽ lại cùng các em khám phá ra tác
hại của những hành động quen thuộc thƣờng ngày đối với môi trƣờng, từ đó
yêu cầu các em khắc phục và vận động gia đình cùng khắc phục. Cụ thể nhƣ
sau:
Kiến thức có liên quan đến vấn đề môi trƣờng: Hàng ngày, sinh hoạt của
con ngƣời và các hoạt động sản xuất thải ra môi trƣờng lƣợng khí thải rất lớn
( các khí thải NO, NO2, CO2, SO, SO2, H2S…) đều nặng hơn không khí, vì
vậy chúng có xu hƣớng chuyển xuống lớp không khí sát mặt đất. Các khí này
ảnh hƣởng trầm trọng đến môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời.
Sau khi cung cấp dữ kiện này cho học sinh, tôi đặt câu hỏi cho các em:
1. Theo em, có những biện pháp nào để hạn chế lƣợng khí thải độc
hại?
2. Trong gia đình em có ngƣời hút thuốc lá không? Em hãy nêu những

tác hại nào của khói thuốc lá đối sức khỏe con ngƣời?

NĂM HỌC 2014 – 2015

Trang 20

Phạm Nguyễn Hạ Quyên


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THCS NGUYỄN THỊ MINH KHAI

3. Em hãy nêu vài cách giúp không khí sống trong gia đình trong sạch
hơn?
Chƣơng II, NHIỆT HỌC của lớp 8, tôi lại tổ chức một buổi sinh hoạt
ngoại khóa với chủ đề EM LÀM GÌ ĐỂ GÓP PHẦN GIẢM BỚT TÁC HẠI
CỦA HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH?
Để chuẩn bị cho buổi ngoại khóa này, tôi phân công cho mỗi lớp 8 tìm
tranh ảnh theo chủ đề, sau đó tập hợp chúng lại, tôi cùng hai em học sinh nữa
biên soạn lại, lựa chọn những bức ảnh phù hợp, viết lời dẫn dắt để thành một
câu chuyện môi trƣờng hoàn chỉnh. Chủ đề phân công cho các lớp nhƣ sau:
Lớp 8.1: Tìm tranh ảnh về hiện tƣợng bức xạ nhiệt
Lớp 8.2: Tìm tranh ảnh về những ứng dụng có ích của hiệu ứng nhà kính
Lớp 8.3: Tìm tranh ảnh về nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính
Lớp 8.4: Tìm tranh ảnh về tác hại của hiệu ứng nhà kính lên Trái đất
Lớp 8.5: Tìm tranh ảnh về tác hại của hiệu ứng nhà kính lên con ngƣời
và môi trƣờng sống
Lớp 8,6: thu thập tranh ảnh và số liệu về cách khắc phục của con ngƣời
đối với hiệu ứng nhà kính

Và đây là những tranh ảnh mà tôi và các em học sinh đã biên tập lại, làm
thành một bài trình chiếu khoảng 10 phút
I.

KHÁI NIỆM HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH
1. Nguyên lý hiệu ứng nhà kính

NĂM HỌC 2014 – 2015

Trang 21

Phạm Nguyễn Hạ Quyên


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THCS NGUYỄN THỊ MINH KHAI

Khi Mặt Trời xuyên qua kính, thì các tia nhiệt đi xuyên qua đƣợc, đi
ngƣợc trở ra, nhƣng cũng có các tia nhiệt không thể đi ra khỏi nhà kính và kết
quả là những bức xạ nhiệt này làm cho không gian bên trong nhà kính nóng
lên.
2. Hiệu ứng nhà kính
- Hiệu ứng nhà kính, dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lƣợng
bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà
bằng kính và làm cho toàn bộ không gian bên trong nóng dần lên.

NĂM HỌC 2014 – 2015

Trang 22


Phạm Nguyễn Hạ Quyên


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

-

THCS NGUYỄN THỊ MINH KHAI

Chúng ta hãy tƣởng tƣợng một cách đơn giản nhƣ sau: các khí

nhà kính chứa trong bầu khí quyển nhƣ thể là một tấm kính dày bao
bọc Trái Đất, lúc này dựa theo nguyên lý hiệu ứng nhà kính, thì khi
bức xạ Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất sẽ bị các khí nhà kính giữ lại,
kết quả là làm cho toàn bộ khí quyển nóng dần lên và theo đó Trái
Đất cũng nóng dần lên.
3. Khí nhà kính
-

Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các tia nhiệt đƣợc
phản xạ từ bề mặt trái đất khi đƣợc chiếu sáng bằng ánh sáng mặt
trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho trái đất, gây nên hiệu ứng nhà kính.

-

Các khí nhà kính chủ yếu bao gồm: hơi nƣớc, CO2, CH4, N2O, O3,
các khí CFC

-


Thành phần của các khí nhà kính trong khí quyển
Thành phần hoá học của khí quyển gồm 78% là khí Nitrogen (N2),
21% là Oxygen (O2), 1% còn lại là các khí khác mà chủ yếu là các
Khí nhà kính nhƣ Carbon dioxide (CO2), hơi nƣớc, Nitrious Oxide
(N2O), Methane (CH4), Ozone (O3).

NĂM HỌC 2014 – 2015

Trang 23

Phạm Nguyễn Hạ Quyên


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THCS NGUYỄN THỊ MINH KHAI

Khí nhà kính trong 1% Khí quyển có thành phần nhƣ sau:
+ CO2: 56%
+ CFC: 13%
+ CH4: 18%
+ O3: 7%
+ N2O: 6%
4. Các loại hiệu ứng nhà kính
a) Hiệu ứng nhà kính khí quyển
Là hiệu ứng nhà kính tự nhiên, có tác động tích cực đến Trái
Đất cụ thể nhờ có hiệu ứng nhà kính khí quyển mà nhiệt độ Trái
Đất đƣợc sƣởi nóng lên 380C, đồng nghĩa với việc trên thực tế,
nếu không có hiệu ứng nhà kính khí quyển, nhiệt độ trung bình

trên Trái Đất sẽ là 150C.
b) Hiệu ứng nhà kính nhân loại
Là hiệu ứng nhà kính do những hoạt động của con ngƣời gây
nên, cụ thể là từ chính những hoạt động thƣờng ngày nhƣ sản
xuất công nghiệp, giao thông vận tải, đốt cháy nhiên liệu…dẫn
đến hàm lƣợng các khí nhà kính tăng lên, từ đó, khí quyển ấm lên
dần gây nên những ảnh hƣởng tiêu cực đến toàn bộ sự sống trên
Trái Đất.
II. NGUYÊN NHÂN GÂY RA HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH
Trƣớc hết, phải khẳng định rằng, chính những hoạt động hằng ngày
của chúng ta là nguyên nhân chính làm cho trái đất nóng lên, hãy nhìn
vào tốc độ chóng mặt của quá trình đô thị hoá và sự gia tăng dân số. Các
loại phƣơng tiện giao thông, các nhà máy sản xuất, các khu công nghiệp,
các đống phế thải... “nhả” ra một lƣợng khí CO2 khổng lồ vào bầu khí
quyển. Những cánh rừng lẽ ra là nơi hấp thu lại bị chặt phá đến trơ trọi,

NĂM HỌC 2014 – 2015

Trang 24

Phạm Nguyễn Hạ Quyên


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THCS NGUYỄN THỊ MINH KHAI

CO2 ngày càng đầy. Đồng thời, từ những hoạt động đó, hàm lƣợng các
khí nhà kính trong khí quyển đƣợc tăng lên.
III. THỰC TRẠNG

Các nhà khoa học dự đoán rằng: nếu cứ để nồng độ carbon dioxit
cứ tiếp tục tăng lên thì sau 100 năm nữa hoặc trong thời gian ngắn hơn,
rất có thể hiệu ứng nhà kính có mức độ giống nhƣ thời kỳ kỷ Jura sẽ tái
xuất hiện. Lúc đó băng ở hai cực của trái đất sẽ tan ra, đất liền sẽ bị thu
hẹp, nhiệt độ tăng cao và một lƣợng lớn sinh vật sẽ bị huỷ diệt.
Theo các phân tích mới đây: trong 200 năm qua, nhiệt độ trung bình
của Trái đất tăng lên 0,50C. Ƣớc tính đến giữa thế kỷ sau, bề mặt Trái đất
sẽ nóng thêm 1,5 - 4,50C, trong đó nhiệt độ ở vĩ độ trung và cao tăng lên
càng nhiều.
Vùng Bắc cực nóng lên nhanh gấp 2 lần mức nóng trung bình trên
toàn cầu. Diện tích của Biển Bắc cực đƣợc bao phủ bởi băng trong mỗi
mùa hè đang thu nhỏ lại. Tính từ năm 1980, vùng Bắc Âu đã mất khoảng
20-30% lƣợng băng trên biển
Trong vòng 100 năm qua, mực nƣớc biển trên phạm vi toàn cầu đã
tăng từ 1-2mm mỗi năm. Kể từ năm 1992, tỷ lệ này khoảng 3mm/năm.
Mực nƣớc biển tăng, cƣ dân sống ở các đảo thấp và các thành phố ven
biển đối mặt với tình trạng ngập lụt
Cháy rừng thƣờng xuyên diễn ra hơn, với quy mô trên diện rộng
làm mất rất nhiều diện tích bao phủ trên bề mặt Trái Đất.
Lƣợng khí thải gây hiệu ứng nhà kính lên mức kỷ lục. Tổ chức khí
tƣợng thế giới (WMO) cho biết:
-

Kể từ sau năm 1750 , hàm lƣợng khí CO2 đã tăng 38%, chủ yếu

là do việc đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch, nạn phá rừng và những
thay đổi về việc sử dụng đất đai.
NĂM HỌC 2014 – 2015

Trang 25


Phạm Nguyễn Hạ Quyên


×