Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Hoạt Động Đối Ngoại Của Nhà Nước Cộng Sản Dân Chủ Nhân Dân Lào Trong Xây Dựng Và Bảo Vệ Đất Nước Thời Kỳ Đổi Mới Từ 1986 Đến Nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.03 MB, 111 trang )

22H
!H
/H












































































































``
9B*A8H ="H -!H5H/E H 3 H .?H . H 0
H -?H # H #+H
., H: H3?H$H %FH!H H&
H
H0H 
H
H
 %H .,% H 4
6H ? H D H %H D;H .H 1'H .(H 7H )H
'HH`

  ` ,P-`EX`ER[J` ``

 
` ,P-`Q?U7`Q@\J`









































































``
9B*A8H H .?H.G H%F.H H$H %FH !H H&
H

H 0H 
H
H %H.,% H4
6H?HD H %HD;H .H
1'H.(H7H)H'H









































































``


 ` &?=>`Q?.J?`QUR`7S/`?K]Q`9I>`9@`J>K]@` ` I>`?L/`:0J`7?S`J?0J`
:0J`#.K`QOKJ>`W0Y`:UJ>`V.`61K`V^`9 `
``
  `&?=>`?]J`7?`7S/`?K]Q`9J>`9@`J>K]@` ` J>`?L/`:0J`7?S`J?0J`:0J`
$.K`QOKJ>`W0Y`:UJ>`V.`61K`V^`9 ` ``
  ` &>RY;J` J?0J` 7S/` J?=>` Q?.J?` Q+` V.` ?]J` 7?` QOKJ>` ?K]Q` 9J>` 9@`
J>K]@`J?AG`61K`V^`97`E[N`:0J`Q7` ``
9@*8H H .H

?H %H D H /6

H H $H 3'
 H $H %FH .,% H 4
6H ?H %H D;H .H 1'H 
 H&
H
H0H 
H

H %H.(H
H.'H















``

`
 ` %Q`P`:U`63K`V_` ?K]Q` 9J>`9@`J>K]@`QOKJ>` W0Y` :UJ>` V.` 61K` V^`9 >B/J`
                                                                     `
` ` $`
JT,7`,`
/K`Q`OKJ>` Q?
`

` Q
`

`
 `%Q`P`9_`WR<Q`D?RYJ`J>?C`J?AG`Q4J>`7T5>`9MJ>`>N`?K]Q`9J>`9@`
J>K]@`QOKJ>`W0Y`:UJ>`V.`61K`V^`9





``
  `)O@'J`V8H>`7S/`V@^7`N?3Q`?RY`Q?.J?`QF`9@`J>K]@`V.K`(*`J>?@^N`61K`V^`
V.`7SJ>`7`97`E[N`:0J`Q7`  "! &!`$.K` ``
.H/E H `

`
. H>;CH.
H%H











































































`
`


NHỮNG CHỮ VIẾT TAT TRONG LUẬN VÃN

STT
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
ll
12
13
14

15

16

C h ữ viết tắ t
ADB
A PEC

Tieng Việt
N gân h àn g P h át triển C hâu Á
D iễn đàn hợ p tác k in h te C h âu Á T hái B ình D ư ơ n g

ASEAN


H iệp h ộ i các nư ớ c Đ ô n g N a m Á

A SEM
ARE
BCH TW
C H D C N D Lào
CNXH
Đ ản g N D C M
EU
FDI

D iễn đàn hợp tác Á - Ã u
D iễn đàn k h u v u# c A S E A N
B an C hấp h àn h T ru n g ư ơ n g
C ộ n g h o á d ân chủ n h ân dânL ào
C h ủ n g h ĩa xã hội
Đ ản g N h â n d ân C ách m ạng
L iên m inh C h âu A u
D au tu trự c tiếp n ư ớ c ngoài

GSP

H ệ th ố n g ư u đãi tổ n g quát

HDI

E u ro p ean U nion
F o reig n D irect In v estm en t
T he G en eralized S ystem o f
P references


C hi số p h át triể n con người

H um an D ev elo p m en t Index

IB R D

N g â n h àn g Q uốc tế tái th iết v à phát
triển

T h e In tern atio n al B an k for
R eco n stru ctio n and
D ev elo p m en t

IC A O

T ổ chứ c H àn g k h ô n g dân dung quốc
tế

T h e In tern atio n al C ivil
A v iatio n O rg an izatio n

IM F

/^"\

Q u y T len tệ quôc te

T he In tern atio n al M o n etary
F und


IT U

L iên m in h V iễn th ô n g quốc tế

T he In ternational
T eleco m m u n icatio n U nion

LHQ

L iên h ọ p quốc

T he U n ited N ations

M ục tiêu th iên n iên kỷ

T h e M illen n iu m D ev elo p m en t
G oals

/v

rn

>
• /v

. /v

r
/v


r
iA

17

18
19

Tiếng A nh
A sian D ev elo p m en t B ank
A sia-P acific E co n o m ic
C o o p eratio n
T h e A sso ciatio n o f S outheast
A sian N ations
T he A sia-E u ro p e M eeting
A S E A N R egional F orum

MDGs

20
M ERCOSUR

K h ố i T hị trư ờ n g ch u n g N am M ỹ
(T iến g T ây B an N ha)

NAFTA

K h u v u c m âu
dich

tư• do B ắc M ỹ



T he N o rth A m erican Free
T rad e A g reem en t

ODA

V iện trợ chính thứ c trự c tiếp

O fficial D ev elo p m en t
A ssistance

23

TBCN

T ư b ản ch ủ n g h ĩa

24

SNG

C ộ n g đ ồ n g các quốc gia độc lập

21

22




r


25

UNDP

C h ư ơ n g trìn h p h át triển L iên h ọ p
quốc

U N ID O

T ổ chức P h át triể n công nghiệp L iên
h ọ p quốc

T he U n ited N atio n s Industrial
D ev elo p m en t O rg an izatio n

WB

N g ân h àn g thế giới

W o rld B ank

WMO

K hí tư ợ n g thế giới


T h e W o rld M eteo ro lo g ical
O rg an izatio n

T ổ chứ c Sở h ữ u trí tuệ thế giới

W o rld Intellectual P ro p erty
O rg an izatio n

T ổ chứ c T h ư ơ n g m ại thế giới.

W o rrld T rad e O rg an n izatio n

26

27
28

29
30

W IP O
W TO

U n ited N atio n s D ev elo p m en t
P ro g ram m e


L

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Từ sau Chiến tranh lạnh, sự phát triển nhanh của cách mạng khoa học công nghệ và sự gia tăng toàn cầu hoá đã làm thay đối cục diện cũng nhu cán
cân quyền lực giữa các lực lượng, dẫn đến sự thay đổi về quan niệm qua trình
đấu tranh bảo vệ và cùng cố độc lập dân tộc. Các quốc gia trên thế giới đều có
chung nhận thức mới về những giá trị của độc lập dân tộc và bảo vệ độc lập
dân tộc, trong đó nhấn mạnh quan điểm: độc lập nhưng không thể, không
được phép biệt lập và đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc phải đặt trong xu thế
hội nhập. Thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa củng cố, bảo vệ vững chắc
độc lập dân tộc với tăng cường hội nhập quốc tế. Hội nhập quốc tế để phát
triển chứ không phải làm mất độc lập dân tộc; vươn ra thế giới, phải khẳng
định "cái tôi" dân tộc, giữ vững độc lập dân tộc, để đất nước phát triển cường
thịnh. Điều đó đã và đang trở thành nguyên tắc, phương châm trong hội nhập
và xử lý mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của nhiều quốc
gia dân tộc. Tuy nhiên, nguyên tắc, phương châm này cũng đang đứng trước
nhiều thách đố và khó khăn không dễ dàng khắc phục, đòi hỏi phải có lời giải
phù hợp. Vi vậy, Đảng và Nhà nước Lào luôn quan tâm tới chính sách đối
ngoại. Trong sự cạnh tranh ngày càng gay gắt về mặt kinh tế và khoa học công nghệ trên thế giới, mọi mat của đời sống chính trị, kinh tế xã hội của
mỗi quốc gia đang diễn ra những chuyển biến quan trọng. Xu hướng tăng
cường họp tác về mặt kinh tế của mỗi nước ngày càng phát triển, trở thành
yếu tố quan trọng góp phần củng cố và tăng cường xu hướng vừa họp tác vừa
đấu tranh giữa các nước có chế độ xã hội khác nhau trên thế gới hiện nay.
Những đặc điểm mới của cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc đó khách
quan đặt ra những yêu cầu mới đối với nhiệm vụ của hoạt động đối ngoại. Đó
là việc đảm bảo việc giữ vững môi trường hòa bình, tạo điều kiện quốc tế


2

thuận lợi cho phát triên kinh tê - xã hội đât nước; đảm bảo quá trình hội nhập
ngày càng chủ động, đúng hướng, đồng thời tranh các nguy co đe doa độc lập

từ bên ngoài. Do đó, hoạt động đối ngoại trong giai đoạn hiện nay thực sự có
vai trò to lớn đối với sự nghiệp bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc của các
nước đang phát triển, trong đó có Lào.
Sau khi đất nước độc lập, Lào tuyên bố di theo con đường CNXH trong
điều kiện xuất phát điểm thấp, nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu lại bi chiến
tranh tàn phá lâu dài, những điều kiện địa lý tự nhiên không thuận lợi cùng
với sự bao vây cô lập của các nước lớn đã cản trở sự hồi sinh và công cuộc tái
thiết đất nước của Lào. Không những vậy, cả ở bên trong và bên ngoài, các
thế lực thù địch vẫn dùng mọi thủ đoạn chống phá, xâm nhập, can thiệp vũ
trang công khai chống lại chính sách hoá họp dân tộc và vi phạm trắng trợn
chủ quyền quốc gia của Lào. Hoàn cảnh đó đã đặt sự nghiệp đấu tranh củng
cố, bảo vệ độc lập của Lào trước rất nhiều thách thức. Trong suốt quá trình
xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước Lào đã nhận thức sâu sắc
về tầm quan trọng của việc tạo dựng một môi trường quốc tế hoá bình, ổn
định, họp tác hiệu quả... không chỉ nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội trong nước, mà còn trực tiếp góp phần quyết định đến thắng lợi của sự
nghiệp đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước. Do đó, hoạt động đối ngoại
phải từng bước trưởng thành đáp ứng yêu cầu mới của đất nước cũng như phù
họp với xu thế vận động của thời đại.
Từ Đại hội IV năm 1986, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào khởi xướng
và lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước. Hai mươi năm qua, sự nghiệp đổi
mới của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào đă đạt được những thành tựu to lớn,
có ý nghĩa quan trọng. Đường lối, chính sách đối ngoại là một bộ phận trong
toàn bộ đường lối, chính sách nói chung của một chủ thể quyền lực chính trị.
Là sự tiếp tục của chính trị đối nội, chính sách đối ngoại có mục tiêu góp phần


3

bảo vệ và nâng cao vi trí của quôc gia trên trường quôc tê. Việc đê ra và thực

thi chính sách đối ngoại như thế nào đều có ảnh hưởng tới hoá bình, ổn dinh
và phát triển của mỗi quốc gia, cũng như sự hưng vong của mỗi dân tộc. Nhìn
lại 29 năm qua, hoạt động đối ngoại của Lào đã có những đóng góp to lớn vào
sự nghiệp bảo vệ, giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc. Việc phân tích làm
rõ những đóng góp của hoạt động đối ngoại vào sự nghiệp bảo vệ và củng cố
độc lập dân tộc của Lào là một đòi hỏi cấp bách cả về lý luận và thực tiễn với
Lào nói riêng và với các nước đang phát triển nói chung. Thế giới ngày nay
đang vận động, biến đổi rất nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ To quốc của các bộ tộc Lào đang đứng trước những vận
hội mới, nhưng cũng đang đối diện với không it thách thức to lớn về nhiều
mặt. Nhiệm vụ của công tác đối ngoại trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện
nay là phải bám sát sự biến động của tình hình trong nước và quốc tế để đề ra
chính sách đối ngoại có hiệu quả, nhằm phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Lào hướng tới mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Từ những lý do trên đây, em đã chọn đề tài "Hoạt động đối ngoại của
CHDCND Lào trong xây dựng và bảo vệ đất nước thời kỳ đỗi mới từ 1986
đến nay làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hinh nghiên cứu liên quan đến đề tài
-

Ở Cộng hoá dân chủ nhân dân Lào
Hoạt động đối ngoại nhằm bảo vệ và củng cố độc lập, xây dựng đất

nước Lào cũng như các vấn đề liên quan đã được nhiều người quan tâm
nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp với những mức độ khác nhau.
Những nội dung cơ bản chỉ đạo đường lối và hoạt động đối ngoại của
Lào được thể hiện rõ trong các văn kiện của Đảng NDCM Lào qua các ki đại
hội, hội nghị TW và các tác phẩm của các nhà lãnh đạo Lào. Trong đó, các



4

Văn kiện Đại hội đại biêu toàn quôc lân thứ III Đảng NDCM Lào (1982), Đại
hội IV (1986), Đại hội

v (1991), Nghị quyết TW 5 khoá v (1992), Đại hội VI

(1996), Đại hội VII (2001), Đại hội VIII (2006) và Đại hội IX (2011) đă hệ
thống hoá một cách sâu sắc quá trình hình thành, phát triển và hoàn chỉnh đường
lối đối ngoại của Lào trong các giai đoạn lịch sử sau khi giành độc lập dân tộc,
nhất là thời ki đổi mới đất nước và từng bước hội nhập quốc tế. Đây là nguồn tài
liệu gốc quan trọng cho các nhà nghiên cứu lịch sử quan hệ quốc tế của Lào.
Bên cạnh đó, nhiều tác phẩm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà
n ớc Lào cũng đã tập trung phân tích, làm rõ những định h ớng, mục tiêu,
nhiệm vụ của hoạt động đối ngoại Lào trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Trong đó, đặc biệt là các tác phẩm của đồng chí Cayxỏn Phômvihẳn. Tiêu
biểu là cuốn Một vài kỉnh nghiệm và một số van đề về phương hướng mới của
cách mạng Lào. Mặc dù chỉ trình bày một cách cô đọng về những định hướng
lớn của Cách mạng Lào trong thời ki mới, song trong 234 trang, tác phẩm đã
đề cập tới những vấn đề đặt ra của công cuộc đấu tranh ngoại giao nhằm bảo
vệ độc lập dân tộc. Những vấn đề này tiếp tục được cụ thể hoá, làm rõ trong
các tác phẩm Cách mạng dân tộc dân chủ (Tuyển tập, tập 1); vẩn đề quan hệ
kỉnh tế với nước ngoài (Tuyển tập, tập 2); Điều chỉnh toàn diện giành lẩy
thẳng lợi mới trong thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược...
Bước sang thời ki tiến hành đổi mới toàn diện của cách mạng Lào, nhiều
tác phẩm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Lào là những nghiên cứu
có giá trị lớn lao về cả ý nghĩa li luận cũng nhu chỉ đạo hoạt động thực tiễn, mà
cụ thể là trong hoạt động đối ngoại, một mặt trận đang góp phần quan trọng vào
công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước và phát triển đất nước. Trong đó, đặc

biệt phải kể đến các tác phẩm của đồng chí Khăm tày Xinphănđon, như: Trong
sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ xây dựng và bảo vệ Tồ quốc, Bài phát
biểu của đồng chí đối với công tác đối ngoại lần thứ 7, ngày 21/2/1997...


5

Trong cuôn sách “Lịch sử quan hệ ngoai giao Lào ” của Học viện Quan
hệ quốc tế, Bộ Ngoại giao Lào, các tác giả đã đề cập một cách toàn diện về
quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Lào tiến tới việc thành
lập CHDCND Lào năm 1975, đặc biệt các tác giả đã đánh giá những thắng lợi
trong việc kết họp mặt trận quân sự với ngoại giao trong cuộc kháng chiến
trường kỳ của nhân dân các bộ tộc Lào; về chính sách đối ngoại và hoạt động
đối ngoại của CHDCND Lào sau thành lập nước, cuốn sách đã phản ánh theo
từng giai đoạn cụ thể như: chính sách đối ngoại và hoạt động đối ngoại trong
những năm 1975-1979; 1980- 1985; 1986- 1990; 1991- 1995; 1996- 2000;
200- 2005 ; 2006- 2010. Từ chồ hệ thống lại những nội dung của chính sách
đối ngoại của Đảng và Nhà nước, thực trạng hoạt động đối ngoại, các tác giả
đã nêu ra những thành tựu và chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong hoạt động
đối ngoại của CHDCND Lào giai đoạn hiện nay.
Cũng nghiên cứu về hoạt động ngoại giao và tác động của nó đến độc
lập, chủ quyền quốc gia và hướng phát triển của đất nước, trong cuốn sách về
“Đàm phán ngoại giao ” tác giả Bunkợt Sẳngsổmsác, đã đề cập vấn đề đàm
phán và chủ quyền quốc gia; tính chất của đàm phán ngoại giao; những
nguyên tắc, hình thức và kế hoạch đàm phán; văn hoá trong đàm phán; sách
lược trong đàm phán; nhân tố thành công trong đàm phán; những vấn đề nên
tránh trong đàm phán; đánh giá nhà đàm phán; đạo đức của nhà đàm phán...
Trong những năm gần đây, một số tác giả cũng đã có sự tiếp cận về
hoạt động đối ngoại của Lào, mối quan hệ giữa CHDCND Lào với các nước
trên thế giới, nổi bật nhất là các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ chuyên ngành

Lịch sử và Quan hệ quốc tế của học viên Lào được bảo vệ tại Việt Nam, các
bài nghiên cứu của các tác giả Lào đăng trên các tạp chí chuyên nghành ở
Việt Nam. Cu thể như:
Luận văn "Chính sách đối nẹoại trong điều kiện hội nhập quốc tế của


6

Cộng hoá Dan chủ nhân dân Lào" của Lachay Sinsuvăn, Học viện chính tri
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 2006. Tác giả đã làm rõ được quá trình
hình thành và phát triển đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Lào thời
kỳ đổi mới. Đánh giá kết quả việc thực hiện chính sách đối ngoại trong điều
kiện hội nhập quốc tế của Lào, chỉ ra những nguyên nhân thành công và hạn
chế chủ yếu đồng thời đề xuất một số kiến nghị đối với công tác đối ngoại của
Lào. Tuy nhiên, việc luận văn nghiên cứu đường lối, chính sách đối ngoại
dưới góc độ của khoa học chính trị nên những giá trị lịch sử tham khảo còn
rất hạn chế.
Luận văn: “Sự lựa chọn chiến lược của Lào trong chính sách đối với
Việt Nam và Trung Quốc” của Bounthan Kousonsanong, Học viện Ngoại
giao, 2006. Luận văn đã nêu nổi bật chính sách đối ngoại đổi mới của Lào
cũng như của Việt Nam từ sau năm 1986 và sự đổi mới toàn diện quan hệ đặc
biệt Việt - Lào; yếu tố Trung Quốc trong chính sách đối ngoại của Lào và
thực trạng quan hệ Lào - Trung từ sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ
từ năm 1989; phân tích tác động của hai nhân tố Trung Quốc và Việt Nam đối
với chính sách đối ngoại của Lào.
Luận văn: “Điều chỉnh chính sách của Lào đối với Trung Quốc sau
Chiến tranh lạnh” của Saylakhone Đouangsonthy, Hà Nội, tháng 7 năm 2007,
tác giả đã khái quát chính sách của Lào đối với Trung Quốc thời kỳ Chiến
tranh lạnh, vài nét lịch sử của quan hệ giữa hai nước, nội dung chính sách đối
ngoại của Lào đối với Trung Quốc cùng với các nhân tố tác động đến việc

hoạch dinh chính sách của Lào đối với Trung Quốc, nội dung điều chỉnh và
triển vọng của mối quan hệ Lào - Trung Quốc trong tương lai.
Luận văn: “Quan hệ Lào - ASEAN từ 1997 đến nay” của Khonesamay
Souphathong, Học viện Ngoại giao, Hà Nội, 2007 đã trình bày những nhân tố,
bối cảnh lịch sử cơ bản tác động đến mối quan hệ Lào - ASEAN giai đoạn sau


7

Chiên tranh lạnh; Quá trình hình thành chính sách của Lào đôi với khu vực và
những khó khăn thuận lợi của Lào sau 10 năm gia nhập ASEAN; Phân tích
mối quan hệ này trong các lĩnh vực an ninh, chính tri và kinh tế và triển vọng
quan quan hệ Lào - ASEAN trong những năm tới.
Luận văn: “Quan hệ Lào - Thái Lan sau Chiến tranh lạnh” của
Hatthakone Douangdavong, Học viện Ngoại giao, 2007. Tác giả đã nêu khái
quát quan hệ Lào - Thái Lan trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Phân tích những
hoạt động ngoại giao của hai nước nhằm củng cố thêm mối quan hệ láng
giềng vốn đã trải qua nhiều biến động lịch sử này. Đánh giá những thành
công, hạn chế và dự báo chiều hướng vận động của mối quan hệ này, từ đó
đưa ra kiến nghị trong chính sách của Lào đối với Thái Lan.
Luận
văn: “Quan
hệ• đặc
biệt
Lào - Việt
Nam trên lĩnh vực
an ninh •
v.





quốc phòng từ sau Chiến tranh lạnh đến nay” của Soulisay Phichit (Học viện
Quan hệ quốc tế, Hà Nội, 2008) là một trong những công trình nghiên cứu về
quan hệ đặc biệt trên các lĩnh vực Lào - Việt có chất lượng và nguồn sử liệu
phong phú. Bằng những dẫn luận lôgich, khoa học, luận văn đã góp phần làm
rõ cơ sở hình thành mối quan hệ, lợi ích co được từ việc hợp tác an ninh quốc phòng giữa Lào và Việt Nam. Nghiên cứu những thành tựu đạt được
trong quan hệ an ninh, quốc phòng giữa hai nước, đề xuất một số khuyến nghị
nhằm củng cố, tăng cường và thúc đẩy mối quan hệ đó, góp phần tích cực vào
sự nghiệp xây dựng, phát triển hai nước trong tình hình mới.
Năm 2012 - Nữ đại sứ CHDCND Lào tại Việt Nam - bà Sun Thon Xay
Nha Chắc đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với đề tài: "Đảng nhân dân
cách mạng Lào lãnh đạo công tác đối ngoại trong giai đoạn hiện nay". Luận
án đã đánh giá đúng thực trang, thành tựu và hạn chế trong lãnh đạo công tác
đối ngoại của Đảng nhân dân cách mạng Lào.Luận án làm rõ nội dung và
phương thức lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào đối với công tác đổi


8

ngoai từ 1975 đến này. Đây là một tài liệu có giá trị tham khảo tốt cho những
ai nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đối ngoại trong quá
trình mở cửa hội nhập quốc tế.
Những tác giả của các luận văn, luận án đã phần nào nêu ra yêu cầu
khách quan của sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Lào phù họp sự thay
đổi của tình hình của đất nước, khu vực và quốc tế, nhấn mạnh sự đúng đắn
của chính sách đối ngoại trong từng hoàn cảnh cụ thể và nêu ra một số nhân
tố tác động trong chính sách đối ngoại của Lào, khái quát chính sách của Lào
đối với các nước láng giềng và nước lớn như: Trnng Quốc, Thái Lan,
ASEAN, Mỹ, Nhật Bản và đặc biệt là mối quan hệ gắn bó keo sơn với Việt

Nam... Đồng thời, những luận văn nêu trên ở những mức độ khác nhau cũng
bước đầu đề cập vai trò của các hoạt động đối ngoại với việc bảo vệ và củng
cố độc lập của Lào trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay.
Ở Viet Nam
Các nhà khoa học Việt Nam cũng đã đóng góp nhiều công trình nghiên cứu
về Lào trên các phương diện, tuy nhiên những công trình viết riêng về lịch sử
Lào đấu tranh bảo vệ độc lập sau năm 1975 không nhiều, các sử gia Việt Nam
dành sự quan tâm chủ yếu nghiên cứu giai đoạn Lào tiến hành cuộc chiến tranh
giải phóng dân tộc. Lịch sử Lào từ sau năm 1975 đến nay, nhất là lịch sử đấu
tranh ngoại giao chỉ được tìm thấy ở trong các công trình thông sử. Mặc dù vậy,
các công trình này cũng đã gợi mở một cách hữu ích những cách tiếp cận vấn đề,
hướng khảo cứu tư liệu mà luận văn quan tâm, trong số đó có thể kể như:
Cuốn sách “Quan hệ đối ngoại của các nước ASEAN” của Nguyễn Xuân
Sơn và Thái Văn Long (chủ biên), 1997, trong phần III, từ trang 30 đến trang
46, các tác giả đã cung cấp những nét cơ bản về quan hệ đối ngoại của
CHDCND Lào.


9

Cuốn “Lịch sử Lào” của Viện nghiên cứu Đông Nam Á, 1997, là một
công trình rất có giá trị đối với các nhà nghiên cứu lịch sử Lào hiện đại, song
phần trình bày về đất nước Lào sau 20 năm giải phóng (từ tr.509 đến tr.528)
chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu sự lựa chọn, thử nghiệm biện pháp và con
đường phát triển, không có điều kiện khảo cứu một cách cụ thể các hoạt động
đối ngoại của Lào trong suốt chiều dài lịch sử ấy.
Năm 2006 một công trình hợp tác nghiên cứu của hai tác giả Việt - Lào
là Nguyễn Hùng Phi và Buasi Chalơnsuc đã hoàn thành, cuốn “Lịch sử Lào
hiện đại” (2 tập) với nhiều nguồn tư liệu lưu trữ, tư liệu gốc quý báu. Đây là
một công trình nghiên cứu có ý nghĩa tổng quát không những về lịch sử mà cả

về dân tộc, văn hoá, vùng đất, con người Lào song tác giả cũng dành sự quan
tâm đặc biệt tới những thành tựu co bản của công cuộc phát triển đất nước
Lào trong giai đoạn hiện nay.
Quá trình đấu tranh bảo vệ và cùng cố độc lập dân tộc cửa CHDCND
Lào trên lĩnh vức đối ngoại trong giai đoạn đổi mới được khăng định với
những giá trị co bản nhất khi gắn với sự nghiệp đổi mới đất nước mà Đảng
NDCM Lào đã khởi xướng tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ
IV (1986). Rất nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá đây là một thắng lợi lớn
lao trong thế kỷ

xx của Lào cùng với thắng lợi trong cuộc đấu tranh giải

phóng dân tộc trước đó. Một trong những công trình có tri nghiên cứu
chuyên sâu về nền kinh tế của Lào trong thời kỳ đổi mới là “Kinh tế Lào và
quá trình chuyển đổi cơ cấu” của Uong Trần Quang, 1999. Đây là một công
trình nghiên cứu có ý nghĩa với những ai quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu về
đất nước triệu voi này.
Vào năm 2012, nghiên cứu sinh Uong Minh Long đã bảo vệ thành công
luận án tiến sĩ với đề tài: "Quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước của
CHDCND Lào trên lĩnh vực đối ngoại từ năm 1975 đến 2010". Luận án đã di


10

sâu phân tích làm rõ công cuộc đâu tranh xây dựng và bảo vệ đât nước trên
lĩnh vực đối ngoại của CHDCND Lào từ năm 1975 đến năm 2010. Luận án đã
đánh giá những thành tựu, hạn chế sau 35 năm hoạt động đối ngoại nhằm bảo
vệ và củng cố độc lập dân tộc ở Lào, đồng thời rút ra những kinh nghiệm đối
với Lào và đối với các nước đang phát triển trong quá trình đầu tranh bảo vệ
củng cố độc lập dân tộc.

Đây là tài liệu tham khảo rất có giá trị, khi nghiên cứu về vấn đề đầu
tranh bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc của Lào nói riêng của các nước đang
phát triển nói chung trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Nhưng do những đặc thù của mục đích nghiên cứu khác nhau, các học giả
thường hướng nhiều sự quan tâm và chủ yếu tập trung vào khia cạnh mối quan
hệ hữu nghị đặc biệt giữa Lào và Việt Nam - lịch sử hình thành và phát triển
cũng như triển vọng của họp tác. Thông qua việc phân tích bối cảnh lịch sử và
chính sách quan hệ giữa hai bên của hai nhà nước, nhất là từ phía Lào, có thể
đánh giá được một cách chân thực, khách quan vi trí, vai trò của mối quan hệ đặc
biệt này trong xây dựng và bảo vệ đất nước trên lĩnh vực đối ngoại của Lào, chứ
chưa di sâu vào phân tích những đóng góp của hoạt đông đối ngoại đối với sự
nghiệp này. Vi vậy, trong quá trình thực hiện luận văn, mục tiêu và hướng
nghiên cứu chính sẽ làm rõ những thiếu hụt trên.
3. Mục
đích và nhiệm
vu• của luận
văn



3.1 Mục dich
Qua phân tích sự hình thành, hoàn thiện và phát triển đường lối, chính
sách đối ngoại đối với sự nghiệp đấu tranh bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc
ở Lào thời kỳ đổi mới, giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2015, tác giả đề xuất
một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại đối với công
cuộc bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc của Đảng và Nhà nước Lào trong
những năm tới.


ll


3.2 Nhiệm
vu• của luận
văn


Một là: Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của sự đóng góp trên lĩnh
vực đối ngoại ở CHDCND Lào vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước
từ năm 1986 đến 2015.
Hai là: Phân tích những nhân tố tác động đến hoạt động cũng như sự
đóng góp của hoạt động này vào sự nghiệp bảo vệ củng cố độc lập của
CHDCND Lào giai đoạn từ 1986 đến 2015.
Ba là: Phân tích những đóng góp của hoạt động đối ngoại trên các lĩnh
vực nhằm bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc của CHDCND Lào từ năm 1986
đến năm 2015.
Bốn là:Đưa ra một số phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường sự
đóng góp của hoạt động đối ngoại đối với công cuộc báo vệ,củng cố độc lập
dân tộc ở CHDCND Lào trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động đối ngoại của Nhà
nước CHDCND Lào, trong đó tập trung phân tích những đóng góp của nó vào
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước giai đoạn từ năm 1986 đến 2015.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

- về thời gian:

Tập trung nghiên cứu hoạt động đối ngoại đối với của

CHDCND Lào trong những năm đổi mới, từ 1986 đến 2015

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lỷ luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên co sở hệ thống những quan điểm co
bản của chủ nghĩa Mác - Lenin, về các vấn đề quốc tế như thời đại, quan hệ


12

đối ngoại, chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công, tư tưởng chỉ đạo của đồng chí
Caysỏn Phômvihản, đường lối của Đảng Nhân dân cách mạng Lào.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết họp chặt chẽ các phương pháp phân tích,
thống kê, khảo sát văn bản, kết họp giữa lý luận với thực tiễn, lịch sử và logic.
6. Những đóng góp của luận văn
Nghiên cứu tương đối toàn diện và có hệ thống về hoạt động đối ngoại của
CHDCND Lào trong quá trình đổi mới cùng những đóng góp của nó đối với sự
nghiệp bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc giai đoạn từ năm 1986 đến 2015.
Rút ra một số kinh nghiệm, đề xuất một số kiến nghị nhằm phát huy hơn
nữa những đóng góp của hoạt động đối ngoại với sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ đất nước của CHDCND Lào.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xây
dựng và bảo vệ đất nước cùng vai trò, đóng góp của hoạt động đối ngoại với
sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc, phát triển đất nước của CHDCND Lào.
8. Ket cấu của luân văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn gồm 3 chương, 9 tiết.



13

Chương 1
C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THựC TIEN HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA
NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO TRONG XÂY
DU NG VÀ BẢO VỆ ĐÁT NƯỚC THỜI KỲ DOI MỚI TƯ NĂM 1986
ĐẾN NAY
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm hoạt động đối ngoại
Đường loi đối ngoại là hệ thống cac quan điểm thể hiện tấm nhìn chiến
lược dài hạn về lợi ích quốc gia trên trường quốc tế, định hướng và chỉ đạo
và hoạt động trong quan hệ đối ngoại. Đường lối đối ngoai và công tác đối
ngoại của mồi nước luôn bi chi phối và phục tùng đường lối đối nội, xuất phát
từ đường loi chính trị, phục vụ đường lối chính trị, phục tùng và phục vụ
đường lối chính trị.
Chính sách đối ngoại là chủ truong, chiến lược, kế hoạch và các biện
pháp thực hiện cụ thế do một quốc gia đề ra liên quan đến các mối quan hệ
quốc tế mà quốc gia đã thiết lập với các quốc gia và các chủ thế khác trên thế
giới nhằm tăng cường và bảo vệ lợi ích quốc gia của mình.
Đường lối, chính sách và nhiệm vụ đối ngoại luôn luôn phải xuất phát từ
những mục tiêu và nhu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước.
Trong hoạt động đối ngoại, nhiệm vụ chủ yếu của quốc gia là đàm phán,
đàm phán để tồn tại, khẳng định mình và tự điều chỉnh để phù họp vời môi
trường quốc tế. Trong đàm phán, mọi bên, dù lớn hay bé it nhiêu đều phải
nhường nhịn và cố gắng giành được nhiều lợi thế nhất. Một quốc gia đóng vai
chính hay phụ, có uy tín hay không trên trường quốc tế, về cơ bản, phụ thuộc
vào thực lực trong nước. Do vậy, nếu một quốc gia đạt được lợi thế lớn hơn
so với thực lực, thì đó là nhờ vào nghệ thuật của người đàm phán.



×