Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

skkn các biện pháp sư phạm nhằm phát triển tư duy học sinh trong dạy học bài “phong trào dân chủ 1936 139” (lịch sử 12 – chương trình chuẩn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.1 KB, 35 trang )

MỤC LỤC

NỘI DUNG
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài
3. Đóng góp của đề tài
NỘI DUNG
CÁC BIỆN PHÁP SƯ PHẠM NHẰM PHÁT TRIỂN TƯ DUY HỌC
SINH TRONG DẠY HỌC BÀI: “PHONG TRÀO DÂN CHỦ 19361939” (Lịch sử 12 – Chương trình Chuẩn)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC.
III. CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TƯ DUY HỌC SINH
1. Trình bày miệng sinh động, gây hứng thú học tập qua đó phát triển
tính tích cực của tư duy học sinh.
2. Khai thác triệt để việc sử dụng đồ dùng trực quan để phát triển tư
duy học sinh.
3. Sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập nhận thức để phát triển tư duy
học sinh.
4. Khai thác, sử dụng các loại tài liệu tham khảo để phát triển tư duy
học sinh.
5. Tổ chức trao đổi, thảo luận để phát triển tính tích cực của tư duy
học sinh.
6. Hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TRANG
1


2
2
4
4
6

6
7
7
7
13
17
24
28
30
32
33
34

1


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy học là để nâng cao chất lượng
giáo dục, góp phần hình thành và phát triển toàn diện về: đức, trí, văn, thể, mỹ
cho học sinh. Hiện nay nền giáo dục-đào tạo nước nhà đang có những bước
chuyển mình rõ rệt sau ba năm thực hiện cuộc vận động hai không với bốn nội
dung. Chúng ta đang cố gắng để xây dựng cho từng môi trường sư phạm thật
trong lành, thân thiện và mỗi nhà giáo của chúng ta cũng đang phấn đấu để trở

thành tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo. Trên con đường phát triển của
đất nước, sự đổi mới của nền giáo dục-đào tạo để đáp ứng với yêu cầu của
thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa chắc chắn không thể thiếu sự đổi mới
và sáng tạo các phương pháp và phương tiện trong quá trình dạy học của mỗi
thầy, cô giáo chúng ta. Vì đó chính là trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp.
Phát biểu về điều này Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ giáo dục-đào tạo Nguyễn
Thiện Nhân đã nói: “đã đến lúc chúng ta không thể để giáo viên đơn độc và tự
bơi trong quá trình đổi mới. Phải cụ thể hoá khái niệm “dạy tốt” và xem lại
việc công nhận giáo viên dạy giỏi như hiện nay. Không thể đạt danh hiệu
“giáo viên dạy giỏi” chỉ qua giờ lên lớp của một cuộc thi nào đó. Giáo viên
giỏi trong cách nhìn nhận mới chắc chắn phải là tấm gương về đổi mới
phương pháp dạy học.”
Bên cạnh đó, Nghị quyết Hội nghị TW Đảng lần thứ hai, khóa VIII đã
khẳng định: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối
truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của học sinh. Từng bước
áp dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá
trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học
2


sinh”. Xuất phát từ nội dung trên, việc dạy học lịch sử trong thời gian vừa qua
đã có nhiều thay đổi quan trọng về nội dung, phương pháp dạy học; song hiệu
quả chưa cao, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đào tạo thế hệ trẻ trong tình
hình mới. Nguyên nhân của thực trạng trên là tổng hợp của nhiều yếu tố, đó là
chúng ta chưa đặt đúng vị trí, chức năng của môn Lịch sử trong hệ thống các
môn học ở phổ thông, khiến học sinh có xu hướng coi nhẹ môn Lịch sử. Điều
này thể hiện rõ ràng nhất khi biết năm học nào không thi môn sử thì nhiều
trường cho học nhanh môn sử để dành thời gian cho các môn học khác; Đó là
do trong một bộ phận cán bộ quản lý và giáo viên vẫn còn quan niệm môn
Lịch sử là môn học phụ; Đó là do nội dung sách giáo khoa còn nặng nề và quá

khô khan, thiên về quan điểm áp đặt đối với học sinh hơn là tính trung thực,
khách quan của lịch sử và cuối cùng với lối dạy "như sách" thiếu sinh động
của một số thầy cô giáo với lối truyền thụ một chiều, nặng về đọc – chép,
khiến đa số học sinh chán học môn sử…Vì vậy việc đổi mới, cải tiến phương
pháp dạy học Lịch sử là một việc làm thường xuyên, liên tục, bao gồm nhiều
khâu, nhiều việc, có liên quan đến nhiều người. Trước hết đòi hỏi sự nổ lực để
tìm phương thức giải quyết hợp lý, có hiệu quả của bản thân giáo viên trên
nhiều mặt: cải tiến một bước về sử dụng ngôn ngữ nói, cách trình bày bảng, sử
dụng đồ dùng dạy học, kiểm tra – đánh giá…
Đổi mới phương pháp dạy học là thể hiện sự sáng tạo của mỗi giáo
viên, do đó đổi mới phương pháp dạy học là một hoạt động mang tính liên tục
và sẽ không bao giờ có điểm cuối. Trong quá trình sáng tạo đó giáo viên cần
phải có sự quan tâm và hỗ trợ đắc lực của các cấp quản lý giáo dục.
Để nâng cao chất lượng dạy – học bộ môn Lịch sử ở trường trung học
trong thời gian đến, các nhà quản lý giáo dục, giáo viên cần nhận thức đúng
hơn về vai trò của bộ môn Lịch sử trong trường phổ thông.
3


Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi chọn đề tài: “Các biện pháp sư
phạm nhằm phát triển tư duy học sinh trong dạy học bài: “Phong trào dân
chủ 1936-139” (Lịch sử 12 – Chương trình Chuẩn)” làm đề tài sáng kiến kinh
nghiệm của bản thân trong năm học 2013-2014. Trong quá trình thực hiện khó
tránh khỏi những hạn chế, kính mong nhận được sự góp ý của quý đồng
nghiệp để bài viết ngày càng hoàn thiện hơn.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự kết hợp giữa các biện pháp giáo
dục trong giảng dạy trong một bài lịch sử cụ thể với bài “ PHONG TRÀO
DÂN CHỦ 1936-1939”.

2.2 Phạm vi nghiên cứu
Các phương pháp dạy học và những vấn đề lịch sử liên quan đến phong
trào dân chủ giai đoạn 1936-1939, lịch sử 12-chương trình chuẩn.
2.3 Nhiệm vụ của đề tài
Sử dụng các biện pháp sư phạm trong bài phong trào dân chủ 19361939 nhằm giúp giáo viên đạt hiêụ quả cao hơn trong việc tích hợp các
phương pháp dạy học để bài dạy sinh động, hấp dẫn hơn.
Qua đó, khơi dậy trong học sinh niềm hứng thú, say mê đối với bộ môn
lịch sử.
3. Đóng góp của đề tài
Qua việc nghiên cứu các phương pháp dạy học và áp dụng vào một bài
dạy cụ thể sẽ giúp cho bản thân cũng như quý đồng nghiệp thành công hơn
trong việc giảng dạy bài này.
Trên cơ sở đó, đề tài sẽ giúp cho bản thân cũng như đội ngũ giáo viên
sẽ có nhiều sáng tạo hơn trong việc soạn giảng.

4


Ngoài ra, nhằm giáo dục lòng yêu quê hương, đề tài đã sử dụng một số
tài liệu lịch sử địa phương diễn ra trên địa bàn hai huyện Đức Cơ và Chưprông
đó là những sự kiện về phong trào đấu tranh của đội ngũ công nhân ở đồn điền
chè Bàu Kạn trong giai đoạn này. Qua đó, sẽ cho học sinh thấy được mối liên
hệ giữa lịch sử địa phương với lịch sử cả nước. Từ đó, các em sẽ thấy được
trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp xây dựng đất nước, giữ gìn và phát
triển những thành quả mà cha ông đã tạo dựng.
4. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài
được kết cấu thành 4 phần:
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC

III. CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TƯ DUY HỌC SINH
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

5


Phần nội dung
CÁC BIỆN PHÁP SƯ PHẠM NHẰM PHÁT TRIỂN TƯ DUY HỌC
SINH TRONG DẠY HỌC BÀI: “PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936-1939”
(Lịch sử 12 – Chương trình Chuẩn)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài này yêu cầu học sinh cần
nắm và hiểu được:
1. Về kiến thức: học sinh cần nắm vững các nội dung cơ bản:
- Hiểu rõ thời kì thứ hai trong cuộc đấu tranh giành chính quyền do Đảng
cộng sản Việt Nam lãnh đạo (1936-1939). Đây là phong trào đấu tranh khác
hẳn thời kì 1930-1931 về mục tiêu, khẩu hiệu, hình thức và phương pháp đấu
tranh.
- Phong trào 1936-1939 diễn ra dưới tác động của yếu tố khách quan rất lớn,
nhất là nghị quyết của Đại hội lần thứ VII Quốc tế cộng sản (7/1935) và sự
kiện Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp.
- Đặc biệt có những hình thức đấu tranh, phong trào đấu tranh mới mẻ, lần
đầu tiên được Đảng tiến hành.
- Kết quả thu được rất to lớn, chính quền thực dân phải nhượng bộ một số
yêu sách của quần chúng.
- Phong trào dân chủ 1936-1939 đã để lại cho Đảng nhiều bài học kinh
nghiệm quý báu.
2. Giáo dục tư tưởng:
- Bồi dưỡng lòng nhiệt tình cách mạng của công dân trong thời kì mới.
- Nâng cao nhiệt tình cách mạng, tham gia các cuộc vận động cách mạng
dưới sự lãnh đạo của Đảng vì lợi ích của đất nước, của nhân dân.


6


3. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử. So sánh chủ trương
sách lược của Đảng trong hai thời kì: 1930 – 1931 và 1936 – 1939.
II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC.
- Các tác phẩm lịch sử về thời kì 1936-1939.
- Các hồi kí, văn học về thời kì 1936-1939.
III. CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TƯ DUY HỌC SINH:
1. Trình bày miệng sinh động, gây hứng thú học tập qua đó phát triển tính
tích cực của tư duy học sinh.
Trình bày có hình ảnh không chỉ là điểm tựa của nhận thức cảm tính,
mà còn là cơ sở cho tư duy trong việc hiểu bản chất và đánh giá sự kiện lịch
sử. Để phát triển tư duy học sinh trước hết phải xây dựng cho các em hứng thú
học tập lịch sử. Hứng thú học tập lịch sử của học sinh được biểu hiện trước hết
ở sự tập trung, chú ý của học sinh vào đối tượng nghiên cứu, tìm hiểu. Khi các
em đã chú ý, tập trung nghe giảng, quan sát, tư duy…sẽ dần dần hình thành
được biểu tượng lịch sử. Chính biểu tượng lịch sử là yếu tố đầu tiên góp phần
phát triển hứng thú học tập lịch sử cho học sinh.
Hứng thú học tập lịch sử còn được biểu hiện ở tính tích cực của tư duy
học sinh. Nếu các em chú ý, tập trung nghe giảng, chủ động tích cực tham gia
vào quá trình nhận thức lịch sử sẽ tạo ra hứng thú học tập bộ môn cho các em.
Ngược lại, từ chỗ hứng thú với môn học các em ngày càng tích cực, tự giác
tìm tòi, khát khao nhận thức về các sự kiện, hiện tượng lịch sử, luôn muốn
khám phá kiến thức mới của bộ môn mà mình ưa thích, từ đó các thao tác tư
duy của các em được rèn luyện và phát triển.
Muốn phát triển tư duy học sinh, đặc biệt là tư duy lịch sử, trước hết
giáo viên phải tạo biểu tượng chân xác, sinh động về các sự kiện và nhân vật

lịch sử, để học sinh có được những hình ảnh của quá khứ. Chính biểu tượng
7


lịch sử là biểu hiện sinh động của nhận thức cảm tính, đó là loại biểu tượng
gián tiếp được hình thành trong óc học sinh thông qua quá trình tri giác và
tưởng tượng tái tạo, từ đó các em sẽ ghi nhớ sự kiện. Trên cơ sở tạo biểu
tượng, bằng các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu,
nhận xét, đánh giá, hệ thống hoá, khái quát hoá,… để hình thành khái niệm,
nêu quy luật và rút bài học lịch sử. Khái niệm, quy luật…là các hình thức biểu
hiện của nhận thức lý tính, của tư duy trừu tượng. Việc rút bài học kinh
nghiệm cho cuộc sống ngày nay chính là quá trình đi từ tư duy trừu tượng trở
về với thực tiễn. Có nhiều biện pháp và thủ pháp sư phạm khác nhau để tạo
biểu tượng, hình thành khái niệm, nêu quy luật và rút bài học trong dạy học
lịch sử, trong đó sử dụng nhóm phương pháp trình bày miệng đóng vai trò
quan trọng.
Trong giờ học lịch sử, để khôi phục quá khứ lịch sử, người thầy phải sử
dụng nhóm phương pháp trình bày miệng để kể chuyện, miêu tả, tường thuật,
giải thích… Lời nói giúp cho học sinh tạo được những biểu tượng rõ ràng, cụ
thể về một sự kiện, một biến cố lịch sử nào đó và giúp cho học sinh nhanh
chóng đi đến nhận thức khái niệm lịch sử, nhằm tìm hiểu bản chất sự vật, quy
luật của quá trình phát triển của lịch sử. Trong dạy học lịch sử, giáo viên căn
cứ vào chương trình, mục tiêu, nội dung bài học để lựa chọn sử dụng các cách
của phương pháp trình bày miệng phù hợp: khi nào thì sử dụng các đoạn
tường thuật, miêu tả; trường hợp nào thì kể chuyện, nêu đặc điểm; trường hợp
nào thì giải thích hay thông báo…
Trong giảng dạy, ngôn ngữ (lời giảng) của giáo viên phải giàu hình ảnh,
sinh động, phải làm sống lại quá khứ lịch sử, phải có âm thanh và nhạc tính;
có âm độ, trường độ và cường độ phù hợp với những tình huống cụ thể của
nội dung bài giảng. Giáo viên phải biết kết hợp hợp lý giữa lời nói với phong

cách biểu hiện của thái độ, hành vi. Muốn lời giảng được sinh động, giàu hình
8


ảnh, giáo viên có thể biên tập lại một số đoạn tường thuật miêu tả nhưng vẫn
đảm bảo tính trung thực lịch sử hoặc sử dụng các đoạn tài liệu tham khảo.
Một điều lưu ý, nhóm phương pháp trình bày miệng không chỉ do giáo
viên tiến hành, mà cần định hướng cho học sinh sưu tầm, xây dựng và sử dụng
các đoạn tường thuật, miêu tả…trong tự học ở nhà hay trình bày trên lớp.
Tóm lại, sử dụng nhóm phương pháp trình bày miệng trong dạy học lịch
sử có tác dụng to lớn trong việc phát triển tư duy học sinh. Nó góp phần quan
trọng trong việc tạo biểu tượng chân xác, sinh động để khôi phục quá khứ lịch
sử. Thông qua việc tạo biểu tượng, học sinh sẽ hình dung, tưởng tượng về các
sự vật, nhân vật, các sự kiện đã diễn ra như thế nào, từ đó trong óc học sinh sẽ
có hình ảnh về quá khứ, đó là dạng tưởng tượng tái tạo, học sinh được rèn
luyện kĩ năng ghi nhớ sự kiện. Trên cơ sở hình ảnh của quá khứ, với các thao
tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá, hệ thống hoá, khái quát
hoá…để hình thành khái niệm, nêu quy luật và rút ra bài học lịch sử.
Ví dụ, để trình bày thông báo tới học sinh một cách sinh động, hấp dẫn
về các phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong phong trào dân chủ
1936-1930 (mục 2), giáo viên kết hợp giới thiệu hình 31 trong sách giáo khoa
“Mít tinh kỉ niệm ngày quốc tế lao động(1-5-1938)tại khu Đấu Xảo (nay
thuộc khu vực Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội)” và biên tập đoạn lược
thuật với nội dung như sau: “Đây là bức hình được chụp lại từ bộ ảnh tư liệu
trưng bày tại bảo tàng cách mạng Việt Nam. Bức ảnh chụp toàn cảnh buổi mít
tinh ngày 1/5/1938 ở khu Đấu Xảo – Hà Nội.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Đông Dương, phong trào dân
chủ 1936-1939 đã diễn ra với nhiều hình thức phong phú: phong trào dân
sinh, dân chủ, đấu tranh nghị trường, báo chí công khai…Trong phong tào
đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, bên cạnh các cuộc đấu tranh của công-nông,

cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân ở các đô thị cũng phát triển. Tiêu
9


biểu là những cuộc mít tinh lớn ở Hà Nội, Sài Gòn nhân ngày Quốc tế lao
động 1-5-1938. Đây là cuộc mít tinh do nhóm “ Tin tức”( Nhóm cộng sản
hoạt động công khai của Đảng) đã vận động chi nhánh Đảng Xã hội của
Quốc tế thứ hai đứng ra xin phép thực dân Pháp cho tổ chức. Chiều 1-5-1938,
các đoàn thể quần chúng đại diện cho các ngành nghề, tầng lớp xã hội: thợ
máy, thanh niên, trí thức, phụ nữ…gồm 25 000 người, hàng ngũ chỉnh tề,
có người phụ trách từng nhóm, từng đoàn tập trung ở địa điểm quy định. Mỗi
người đều có huy hiệu trước ngực và khẩu hiệu cài trên mũ, nón. Các đoàn
tuần hành qua các phố, hô vang khẩu hiệu và lôi cuốn them nhiều người tham
gia. Họ tiến vào khu vực nhà Đấu Xảo. Trước lễ đài, cuộc mít tinh có nhiều
khẩu hiệu lớn “ Ủng hộ Mặt trận Bình dân Pháp”, “Đi tới Mặt trận Dân chủ
Đông Dương”, “ Tự do dân chủ”, “Chống phát xít và đấu tranh chống nạn
sinh hoạt đắt đỏ”….
Cuộc mít tinh khai mạc, sau bài Quốc ca Pháp, quần chúng hát vang
bài Quốc tế ca. Tiếp đó, 12 lá cờ khổ lớn của 12 đoàn thể nhân dândược
gương cao, chào đón những đại biểu lên phát biểu ý kiến: Trần Văn Lai,
Muytê, Capuýt (đại biểu Đảng Xã hội Pháp), Trần Huy Liệu đại biểu nhóm
cộng sản hoạt động công khai, nhóm “Tin tức”, Nguyễn Văn Hòe đại biểu thợ
máy, Mai Khắc Thổ đại biểu nông dân, Nguyễn Thị Thảo đại biểu phụ
nữ…Xen vào các bài phát biểu, máy truyền thanh lại phát bài Quốc tế ca và
mọi người hưởng ứng hát theo”[3,98-99].
Để trình bày được đoạn lược thuật trên, ngoài việc xây dựng bài nói
sinh động, giàu hình ảnh, đương nhiên giáo viên phải xây dựng và sử dụng
tổng hợp hệ thống thao tác sư phạm. Ở đây, thao tác về mắt, thầy phải thể hiện
cái nhìn trong sáng, tin tưởng và ủng hộ tinh thần đấu tranh của quần chúng
nhân dân. Giọng thầy phải truyền cảm, nhấn mạnh những từ ngữ như: các

đoàn thể quần chúng đại diện cho các ngành nghề, tầng lớp xã hội: thợ
10


máy, thanh niên, trí thức, phụ nữ…gồm 25 000 người, hàng ngũ chỉnh tề…
có người phụ trách từng nhóm, từng đoàn tập trung ở địa điểm quy định.
Mỗi người đều có huy hiệu trước ngực và khẩu hiệu cài trên mũ, nón. Các
đoàn tuần hành qua các phố, hô vang khẩu hiệu và lôi cuốn them nhiều
người tham gia. Kết hợp với việc phân tích và mô tả không khí cách mạng
của phong trào đấu tranh. Điều này sẽ gây sự chú ý, lôi cuốn học sinh vào bài
học, qua đó tạo biểu tượng sinh động trong óc học sinh về phong trào đấu
tranh của quần chúng nhân dân trong những năm 1936-1939.
Qua đó, giáo viên có thể giúp các em rút ra kết luận khái quát như:
mặc dù cuộc mít tinh chỉ diễn ra trong vài tiếng đồng hồ nhưng qua đó đã thể
hiện được sự đúng đắn trong việc Đảng ta đã kịp thời chuyển hướng chỉ đạo
cách mạng cũng như khẳng định được khả năng lãnh đạo của Đảng và Đảng
đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Để minh họa rõ
cho kết luận trên, giaó viên nhấn mạnh: Mặc dù cuộc mít tinh chỉ kéo dài mấy
tiếng đồng hồ song đã thu hút được quần chúng tham gia một cách đông đảo
và được tổ chức bài bản, rất trật tự. Đại diện các đảng phái và đại biểu của
công nhân, nông dân, phụ nữ, tiểu thương, trí thức đều được lên phát biểu.
Chính điều đó đã làm cho thực dân Pháp rất căm tức nhưng chúng đành bất
lực trước cuộc mít tinh khổng lồ, được tổ chức chặt chẽ, quy mô.
Mặt khác, lúc này trong óc học sinh cũng có thể nảy sinh tư duy so sánh
phong trào đấu tranh trong giai đoạn 1930-1931.
Hoặc, khi dạy học mục I: “Tình hình thế giới và trong nước”, giáo viên
có thể sử dụng một số số liệu như: Một số chính sách cụ thể của chính quyền
thực dân trong thời kỳ này đã làm cho cuộc sống của công nhân, viên chức và
dân chúng bản xứ thêm khốn khó: năm 1937 tổng số công nhân ở Việt Nam
ước chừng chỉ 150.000 người và số người thất nghiệp có đăng ký chính thức

là hơn 40.000 người [9,183]; giá cả các mặt hàng sinh hoạt thiết yếu bị đẩy
11


lên từ 20% đến 50%, thậm chí tới 70% hoặc trên 100%[9,49-51]; các chính
sách nói trên của chính quyền thực dân cũng làm cho cuộc sống của giới tiểu
tư sản thành thị điêu đứng. Tiểu chủ, tiểu thương tiếp tục phá sản hoặc kinh
doanh lay lắt, cầm chừng. Công chức và tư chức, giáo viên cũng vẫn phải
hưởng đồng lương đã bị cắt giảm từ 30% đến 70% từ thời kỳ khủng hoảng.
Ngay cả giới tư sản, địa chủ bản xứ cũng vẫn cảm thấy môi trường kinh doanh
còn quá ngột ngạt, vận mệnh bấp bênh, nhất là khi chính phủ tiếp tục chính
sách bảo vệ lợi ích của bọn tài phiệt và mặc sức thả nổi doanh nghiệp nhỏ và
vừa, mặc cho họ phải vật lộn trong cuộc cạnh tranh với một môi trường không
lành mạnh.
Tình hình trên cho thấy nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 19361939, tuy đã dần dần khôi phục lại sau khủng hoảng, nhưng sự phục hồi chậm
chạp, không chắc chắn. Thêm vào đó, các chính sách kinh tế của chính quyền
thuộc địa chỉ chú trọng việc bảo hộ quyền lợi của giới tài phiệt, tiếp tục là
nguyên nhân khiến cho cuộc sống của nhân dân lao động bản xứ lâm vào cùng
quẫn, trong khi đó tình cảnh của các tầng lớp trung gian và thượng lưu cũng
vẫn tiếp tục bị đe doạ. Do đó, một yêu cầu cấp thiết nhất đối với các giai cấp,
tầng lớp Việt Nam lúc bấy giờ đó là vấn đề đòi quyền tự do, dân chủ, cơm áo,
hòa bình.
Như vậy, sử dụng các số liệu trên kết hợp phân tích, giáo viên đã tạo
biểu tượng chân thực, sinh động trong óc học sinh về đời sống khốn cùng của
người các giai cấp Việt Nam trước chính sách bóc lột tàn bạo của thực dân
Pháp…. từ đó giúp các em hiểu rõ vì sao đa số nhân dân lại đứng dậy đấu
tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương.

12



2. Khai thác triệt để việc sử dụng đồ dùng trực quan để phát triển tư duy
học sinh.
Đồ dùng trực quan giữ một vai trò, vị trí quan trọng trong dạy học lịch
sử, nó không chỉ là phương tiện dạy học mà còn là một kênh thông tin và
nguồn kiến thức vô cùng quan trọng đối với việc nhận thức lịch sử.
Hiệu quả của việc sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học lịch sử
do nhiều yếu tố quyết định, như chất lượng của bài học, tranh ảnh lịch sử,
phương pháp sử dụng, kĩ năng và năng lực sư phạm của giáo viên. Ở đây
chúng tôi đề cập đến biện pháp khai thác, sử dụng đồ dùng trực quan như thế
nào để phát triển tư duy học sinh.
Đồ dùng trực quan được sử dụng tốt sẽ huy động được sự tham gia của
nhiều giác quan, sẽ kết hợp chặt chẽ được hai hệ thống tín hiệu với nhau: tai
nghe, mắt thấy, tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, gây được những
mối liên hệ thần kinh tạm thời khá phong phú, phát triển ở học sinh năng lực
chú ý, quan sát, hứng thú, hình dung, tưởng tượng. Đồ dùng trực quan có vai
trò to lớn trong việc giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, những
kiến thức lịch sử. Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vũng chắc trong trí nhớ là
hình ảnh thu nhận được bằng trực quan và những hình ảnh đó sẽ giúp học sinh
nhớ kĩ, hiểu sâu được bài học lịch sử. Cùng với việc góp phần tạo biểu tượng
và hình thành khái niệm lịch sử, đồ dùng trực quan còn phát triển khả năng
quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ cho các em. Nhìn vào bất cứ
loại đồ dùng trực quan nào, học sinh cũng thích nhận xét, phán đoán, hình
dung quá khứ lịch sử được phản ánh như thế nào. Các em sẽ đào sâu suy nghĩ
và tìm cách diễn đạt bằng lời nói chính xác, có hình ảnh rõ ràng, cụ thể về bức
tranh xã hội đã qua.

13



Ví dụ như, ở bài này, giáo viên sử dụng bức tranh “Mít tinh kỉ niệm
ngày quốc tế lao động(1-5-1938)tại khu Đấu Xảo (nay thuộc khu vực Cung
Văn hóa Hữu nghị Hà Nội)”
Để sử dụng đồ dùng trực quan một cách có hiệu quả, giáo viên không
chỉ đơn thuần giới thiệu cho học sinh quan sát đồ dùng trực quan mà phải kết
hợp với miêu tả, tường thuật, phân tích và bằng những lời nói sinh động với
những câu hỏi phát vấn, gợi mở để khai thác đồ dùng trực quan đang sử dụng,
qua đó phát huy được tính tích cực, hoạt động nhận thức và sự sáng tạo của
học sinh. Tất cả những đồ dùng trực quan trên, giáo viên đều phải phóng to
treo trên bảng hoặc trình chiếu trên Power Poin cho học sinh quan sát, phải
chọn thời điểm sử dụng loại đồ dùng trực quan đúng lúc cho phù hợp với nội
dung bài giảng.
Cụ thể, giáo viên sử dụng bức tranh:“Mít tinh kỉ niệm ngày quốc tế lao
động(1-5-1938)tại khu Đấu Xảo (nay thuộc khu vực Cung Văn hóa Hữu nghị
Hà Nội)”, cho học sinh quan sát và đặt ra câu hỏi: “Em có nhận xét gì về bức
tranh này?”. Qua tri giác đối tượng (quan sát bức tranh), học sinh sẽ hình
dung, phán đoán, tưởng tượng và nhận thấy có nhiều người tham gia, được tổ
chức công khai với quy mô chưa từng có...Giaó viên hướng dẫn học sinh quan
sát, gợi ý sau đó nhận xét và nhấn mạnh : Đây là cuộc biểu dương lực lượng
lớn nhất trong thời kì Mặt trân dân chủ, đánh dấu uy tín và nghệ thuật tổ chức
của những người cộng sản. Sự kiện này đã được Nguyễn Ái Quốc đánh giá “
Ngày đó thật là to lớn và đối với Đông Dương có thể nói là vĩ đại”.
Tóm lại, để việc khai thác tranh ảnh có hiệu quả, phát huy được tính
tích cực của tư duy học sinh, giáo viên cần tuân thủ các bước sau:
Bước 1: Cho HS quan sát tranh ảnh để xác định một cách khái quát nội
dung tranh ảnh cần khai thác.

14



Bước 2: GV nêu câu hỏi, nêu vấn đề, tổ chức hướng dẫn HS tìm hiệu
nội dung tranh ảnh.
Bước 3: HS trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh ảnh sau khi đã
quan sát, kết hợp gợi ý của giáo viên và tìm hiểu nội dung trong bài học.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung HS trả lời, hoàn thiện nội dung khai thác
tranh ảnh cung cấp cho học sinh.
Hoặc, khi dạy học mục 2: “Phong dân chủ 1936-1939”, giáo viên sử
phiếu bài tập yêu cầu học sinh so sánh chủ trương của Đảng trong Hội nghị
trung ương (7-1936) với chủ trương của Đảng trong giai đoạn 1930-1931 để
tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm qua đó cho các em thấy được đường lối
của Đảng 1936-1939:
Nội dung

1930-1931

1936-1939

Kẻ thù
Nhiệm vụ (khẩu hiệu)
Mặt trận
Hình thức,phương pháp đấu tranh
Lực lượng tham gia
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, chốt ý và hoàn thiện niên
biểu với nội dung như sau:
Nội dung
Kẻ thù

1930-1931
Đế quốc và phong kiến


Nhiệm vụ Chống đế quốc giành độc lập,
(khẩu

chống phong kiến giành

hiệu)

ruộng đất cho dân cày

1936-1939
Thực dân Pháp phản động, tay
sai, phát xít
Chống phát xít và chiến
tranh.Chống thực dân phản động.
Đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa
bình
15


Nội dung
Mặt trận

Hình thức,
phương
pháp đấu
tranh

1930-1931
Bước đầu thực hiện liên minh
công nông


1936-1939
Mặt trận nhân dân phản đế Đông
Dương sau đổi là Mặt trận Dân
chủ Đông Dương.

Bí mật, bất hợp pháp. Bạo
động vũ trang như bãi công, Hợp pháp, nửa hợp pháp, công
chuyển sang biểu tình vũ

khai hay nửa công khai.

trang ở Hưng Nguyên, Thanh
Chương, Vinh
Đông đảo, không phân biệt thành

Lực lượng Công nhân.

phần, giai cấp.Ở thành thị rất sôi

tham gia

nổi tạo nên đội quân chính trị

Nông dân

hùng hậu.
Nhận xét:
Sự khác nhau giữa phong trào 1930-1931 và phong trào dân chủ 19361939 cho thấy do hoàn cảnh thế giới và trong nước khác nhau,nên chủ trương
sách lược, hình thức tập hợp lực lượng và hình thức đấu tranh phải khác nhau

mới phù hợp.
Chủ trương của Đảng trong thời kỳ 1936-1939 chỉ có tính chất sách
lược nhưng rất kịp thời và phù hợp với tình hình mới, tạo ra cao trào đấu tranh
sôi nổi. Qua đó chứng tỏ Đảng ta đã trưởng thành, có khả năng đối phó với
mọi tình huống, đưa cách mạng tiến lên không ngừng
Như vậy, qua sử dụng viên sử phiếu bài tập, các thao tác tư duy của học
sinh được rèn luyện. Các em có cái nhìn hệ thống về phong trào dân chủ 19361939, biết so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các đấu tranh nói trên; các
em bước đầu biết nhận định đánh giá và rút ra những kết luận có tính chất

16


khái quát về hình thức đấu tranh, mục tiêu đấu tranh, tính chất và quy mô của
phong trào…
3. Sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập nhận thức để phát triển tư duy học
sinh.
Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập nhận thức trong dạy học
nói chung, dạy học lịch sử nói riêng là một trong những biện pháp quan trọng,
rất có ưu thế để phát triển tư duy cho học sinh. Đặc biệt, khi áp dụng các
phương pháp dạy học tích cực, việc đặt và sử dụng hệ thống câu hỏi lại càng
cần thiết nhằm tích cực hoá hoạt động học tập, phát huy tính tích cực, chủ
động, độc lập, sáng tạo của học sinh.
Để phát triển tư duy học sinh, khi xây dựng và sử dụng hệ thống câu
hỏi, bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử phải đảm bảo các nguyên tắc cơ
bản sau đây:
- Xác định câu hỏi trọng tâm, chủ đạo cho cả bài hay từng phần, từng
đơn vị kiến thức.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở giúp giải quyết từng phần cho câu
hỏi trọng tâm.
- Căn cứ vào tính chất, đặc điểm của kiến thức bài học để xây dựng các

loại câu hỏi theo các mức độ nhận thức khác nhau của học sinh.
- Xây dựng câu hỏi vừa sức, sát đúng với học sinh, phù hợp với nội
dung bài học, chú ý phát triển năng lực tư duy của học sinh trong học tập lịch
sử.
- Giải quyết linh hoạt mối quan hệ giữa hệ thống câu hỏi và các nguồn
kiến thức, kết hợp với các dạng hoạt động học tập của học sinh.
Các loại câu hỏi sử dụng trong dạy học lịch sử bao gồm nhiều mức độ
nhận thức khác nhau: biết, hiểu, vận dụng. Nó giúp học sinh trong quá trình
học tập lịch sử phát hiện ra nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của
17


một sự kiện hay quá trình lịch sử. Những câu hỏi đó không chỉ đòi hỏi các em
biết sự kiện (tái hiện) mà đi sâu hiểu bản chất sự kiện (phát hiện), vận dụng
kiến thức đã học để tiếp thu kiến thức mới và áp dụng vào cuộc sống. Đối với
học sinh THPT cần tăng cường hợp lý các câu hỏi mang tính chất tìm tòi, phát
hiện, bởi vì năng lực tư duy của các em đã bước đầu trưởng thành.
Hỏi và trả lời chính là đặt ra tình huống có vấn đề rồi tìm cách giải
quyết vấn đề. Hỏi và trả lời có thể tiến hành giữa thầy giáo và học sinh, giữa
học sinh với nhau, thậm chí đối với từng cá nhân (tự hỏi và tự trả lời). Hỏi và
trả lời không phải là sự “đánh đố”, mà phải giúp học sinh hiểu sâu sắc lịch sử
hơn.
Ở bài này, để phát triển tư duy học sinh, giáo viên xây dựng và sử dụng
hệ thống câu hỏi, bài tập nhận thức theo các mức độ nhận thức và mục đích
sau đây:
Thứ nhất, sử dụng câu hỏi nhằm định hướng nhận thức cho học sinh
trong giờ học lịch sử. Đây là một hình thức của dạy học nêu vấn đề. Có nhiều
cách nêu yêu cầu học tập cho học sinh trước khi nghiên cứu bài mới, nội dung
mới, trong đó hiệu quả nhất là đặt các câu hỏi nêu vấn đề dưới dạng bài tập
nhận thức, hoặc nêu lên các câu hỏi nhận thức. Khi đưa ra bài tập nhận thức

cho phép phối hợp khâu trình bày nêu vấn đề, tạo tình huống có vấn đề và
phát biểu vấn đề. Nhưng không phải bất cứ câu hỏi nào cũng là bài tập nhận
thức. Câu hỏi chỉ trở thành câu hỏi nêu vấn đề khi câu trả lời của học sinh là
sản phẩm của hoạt động tư duy độc lập không phải là sự nhắc lại những kiến
thức có sẵn. Câu hỏi nhận thức lịch sử và bài tập nhận thức lịch sử có quan hệ
thống nhất nhưng không đồng nhất. Xét về mặt hình thức và nội dung của
chúng có sự khác nhau. Trong câu hỏi nhận thức chỉ chứa đựng yêu cầu.
Trong bài tập nhận thức vừa có dữ liệu (phần dẫn dắt) vừa có yêu cầu, lại chứa

18


đựng tình huống có vấn đề, tạo ra mâu thuẫn cần giải quyết giữa cái đã biết và
cái chưa biết.
Câu hỏi nêu vấn đề đưa ra vào đầu giờ học cho học sinh phải hướng vào
những kiến thức trọng tâm của bài học. Nội dung của nó phải bao quát toàn
bài, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, nắm bắt được những
sự kiện cơ bản của bài học thì mới trả lời được. Điều này buộc học sinh phải
tập trung theo dõi bài học suốt thời gian học tập. Đó chính là điều kiện để phát
triển tư duy của học sinh. Ví dụ, ở bài này khi dẫn dắt vào bài mới, giáo viên
sử dụng câu hỏi nêu vấn đề với nội dung như sau: “Vào nửa cuối nhưng năm
30 của thế kỉ XX trước những chuyển biến của tình hình thế giới và trong
nước, Đảng cộng sản Đông Dương đã thay đổi chủ trương, phong trào đấu
tranh sang hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp với mục
tiêu đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình. Vậy cơ sở nào đã dẫn đến
việc Đảng ta có sự thay đổi về chủ trương trên? Sự thay chuy ển đổi về chủ
trương đó bao gồm những nội dung gì ?phong trào đấu tranh diễn ra như thế
nào và nó đã để lại những bài học gì cho phong trào cách mạng Việt Nam?
Để làm rõ các vấn đề trên chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay để trả lời
những câu hỏi này nhé!”. Cách đặt câu hỏi nêu vấn đề như vậy đã tạo ra mâu

thuẫn xung đột giữa những điều đã biết với những điều chưa biết, cho nên có
tác dụng kích thích các hoạt động nhận thức của học sinh vào vấn đề nghiên
cứu.
Bài tập nhận thức, câu hỏi nhận thức dùng để định hướng nhiệm vụ
nhận thức cho học sinh không chỉ sử dụng vào đầu giờ học cho cả bài, mà còn
được sử dụng cho từng phần, từng đơn vị cho kiến thức của bài học. Ví dụ,
trước khi dạy học mục I: “Tình hình thế giới và trong nước”, giáo viên nêu
vấn đề bằng câu hỏi nhận thức như sau: “Nguyên nhân dẫn đến phong trào

19


dân chủ 1936-1939 nổ ra là gì?” để gây sự tập trung chú ý của học sinh vào
giải quyết kiến thức trọng tâm của mục.
Thứ hai, sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở trong trao đổi đàm thoại
giúp giải quyết từng phần cho câu hỏi trọng tâm.
Câu hỏi trọng tâm được trình bày dưới dạng câu hỏi nêu vấn đề hoặc
câu hỏi nhận thức, được hiểu như là một tiền đề quan trọng để giúp học sinh
nắm chắc kiến thức cơ bản, trọng tâm của một bài, một vấn đề. Thường thì
những câu hỏi này khó đối với học sinh. Nó đòi hỏi các em phải biết phân
tích, đánh giá, biết bày tỏ thái độ của mình đối với sự kiện, hiện tượng lịch sử.
Học sinh rất khó trả lời ngay được câu hỏi vừa nêu ra vì thiếu dữ kiện. Do
vậy, cùng với quá trình cung cấp thông tin, giáo viên phải xây dựng các câu
hỏi gợi mở để giúp học sinh giải đáp dần câu hỏi trọng tâm. Giáo viên phải dự
kiến trước câu trả lời của học sinh để có phương án sử dụng câu hỏi phù hợp
với tình huống thực tế dạy học đặt ra.
Ví dụ, khi dạy học về I: “Tình hình thế giới và trong nước”, giáo viên
nêu vấn đề bằng câu hỏi nhận thức như sau: “Nguyên nhân dẫn đến phong
trào dân chủ 1936-1939 nổ ra là gì?”. Để giúp học sinh trả lời được câu hỏi
này, giáo viên dự kiến nêu các câu hỏi gợi mở nhằm giải quyết từng phần câu

hỏi nhận thức, từng bước làm sáng tỏ vấn đề: “Dựa trên kiến thức đã học
trong phần lịch sử thế giới giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, em hãy cho biết
những sự kiện lịch sử thế giới nào có tác động đến Việt Nam?”, "Những sự
kiện đó tác động đến Việt Nam như thế nào?”, “ Tình hình chính trị, kinh tế,
xã hội Việt Nam trong những năm 1936-1939 như thế nào?, “ Em có nhận xét
gì về tình hình kinh tế và xã hội Việt Nam giai đoạn này?”, “Trước tình hình
chính trị, kinh tế, xã hội như vậy, yêu của trước mắt của nhân dân Việt Nam là
gì?...

20


Thứ ba, sử dụng câu hỏi để củng cố kiến thức và ra bài tập về nhà.
Nhiệm vụ củng cố kiến thức được tiến hành linh hoạt trong giờ học, nhưng
thông thường cuối mối tiết học, giáo viên dành khoảng 5- 7 phút để củng cố
kiến thức và dặn dò, ra bài tập về nhà. Đây là biện pháp nhằm kiểm tra hoạt
động nhận thức của học sinh; củng cố, hệ thống hoá, khái quát hoá kiến thức
đã học và chuẩn bị cho việc tiếp nhận kiến thức mới.
Ví dụ, ở bài này, giáo viên có thể sử dụng hệ thống câu hỏi nhằm củng
cố kiến thức như sau:
Tình hình thế giới và Việt Nam trong những năm 1936-1939 như thế
nào?
Nội dung của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Đông Dương 7/1936?
Những phong trào đấu tranh tiêu biểu trong phong trào dân chủ 19361939?
Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936-1939?
Hoặc, giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm sau đây (dùng
phiếu học tập) để củng cố kiến thức cho học sinh:
Câu 1. Tác động trực tiếp của tình hình thế giới tới những chuyển biến
về kinh tế, chính trị và xã hội Việt Nam trong những năm 1936-1939 là:

A. Đại Hội VII Quốc tế Cộng Sản quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng
cho cách mạng Việt Nam.
B. Chính phủ Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp và thi hành một
số chính sách tiến bộ ở thuộc địa.
C. Chính phủ Pháp thắt chặt ách thống trị và tăng cường đàn áp phong
trào cách mạng ở thuộc địa.
D. sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh đế quốc.

21


Câu 2. Nhiệm vụ cụ thể của Cách mạng Đông Dương trong những năm
1936-1939 được Đảng ta xác định là:
A. thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược là chống đế quốc và
phong kiến.
B. chống chủ nghĩa phát xít, chống đế quốc Pháp xâm lược.
C. chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến
tranh, đòi các quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình.
D. chống đế quốc Pháp và tay sai phản động, đòi tư do, dân chủ.
Câu 3. Đảng chủ trương thực hiện phương pháp đấu tranh trong những
năm 1936-1939 là:
A. đấu tranh vũ trang là chính, kết hợp với đấu tranh chính trị.
B. đấu tranh chính trị bằng lực lượng quần chúng là chủ yếu, hạn chế
đấu tranh bạo lực.
C. kết hợp các hình thức đấu tranh công khai, bí mật, hợp pháp, bất hợp
pháp.
D. đẩy mạnh đấu tranh nghị trường để hỗ trợ cho cuộc đấu tranh của các
lực
Câu 4. Sự kiện tiêu biểu nhất của phong trào dân chủ trong những năm
1936-1939 là:

A. sự ra đời của các uỷ ban hành động năm 1936.
B. phong trào mít tinh, biểu dương lực lượng khi Toàn quyền Đông
Dương mới sang nhậm chức năm 1937.
C. cuộc mít tinh kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động (1-5-1938) tại khu Đấu
Xảo Hà Nội.
D. thắng lợi trong cuộc bầu cử vào Viện dân biểu Bắc Kì và Trung Kì.
Câu 5. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào dân chủ trong những
năm 1936-1939 là:
22


A. chính quyền thực dân phải nhượng bộ quần chúng nhân dân một số
yêu sách cụ thể về dân chủ, dân sinh.
B. quần chúng nhân dân được giác ngộ, trở thành lực lượng chính trị
hùng hậu của cách mạng.
C. uy tín của Mặt trận Dân chủ nhân dân được tăng lên.
D. đội ngũ cán bộ của Đảng được rèn luyện, trưởng thành.
Ra bài tập về nhà:
1. Tại sao nói giai đoạn năm 1936-1939 là cuộc diễn tập lần thứ 2?
2. Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu, các tác phẩm văn học, báo chí về giai đoạn lịch
sử này.
Câu hỏi 1 phần “bài tập về nhà” là dạng câu hỏi nhận thức, đồng thời là
một bài tập nhận thức, bởi vì nó chứa đựng mâu thuẫn giữa những vấn đề học
sinh đã biết và chưa biết, qua đó kích thích hứng thú tìm tòi khám phá của học
sinh. Để trả lời được câu hỏi này, học sinh phải huy động các thao tác tư duy
như ghi nhớ, tưởng tượng, phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu, nhận xét
đánh giá, hệ thống hoá, khái quát hoá kiến thức mới có thể trả lời được câu
hỏi nói trên.
Tóm lại, các loại câu hỏi và bài tập nhận thức được sử dụng trong bài
học này biểu hiện ở những cấp độ nhận thức khác nhau, với những mục đích

khác nhau. Có câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh tái hiện kiến thức (Ví dụ: Tình
hình thế giới và Việt Nam trong những năm 1936-1939 như thế nào? Nội
dung của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương
7/1936?…). Với những câu hỏi này, học sinh chỉ cần nhìn vào SGK hoặc nhớ
lại kiến thức cũ đã học thì có thể trả lời được. Nhưng có loại câu hỏi yêu cầu
nhận thức cao hơn, đó là những dạng câu hỏi phát hiện, đòi hỏi các em phải
đào sâu suy nghĩ, trao đổi thảo luận, vận dụng các thao tác tư duy để phân
tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá (Ví dụ: “ Em hãy so sánh chủ trương của chủ
23


trương của Đảng trong giai đoạn 1930-1931 với giai đoạn 1936-1939? ”,
hoặc “Tại sao nói giai đoạn năm 1936-1939 là cuộc diễn tập lần thứ

2?”…). Có dạng câu hỏi để định hướng nhận thức cho học sinh; dạng câu hỏi
làm “mồi nhử” để dẫn dắt sang mục mới, vấn đề mới; có dạng câu hỏi để phát
vấn đàm thoại; câu hỏi, bài tập về nhà.
4. Khai thác, sử dụng các loại tài liệu tham khảo để phát triển tư duy học
sinh.
Sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử có vai trò quan trọng
trong việc phát triển các năng lực nhận thức của học sinh, đặc biệt là kĩ năng
đọc sách, phân tích, tổng hợp, rút ra các kết luận cần thiết. Trong dạy học lịch
sử ở trường phổ thông, tài liệu tham khảo được sử dụng trong các trường hợp
sau:
- Sử dụng tài liệu tham khảo để cụ thể hoá các sự kiện, hiện tượng lịch
sử đang học nhằm tạo cho học sinh hình ảnh rõ ràng, làm tăng thêm tính sinh
động, gợi cảm, hứng thú học tập của các em.
- Sử dụng tài liệu tham khảo để xây dựng một bài miêu tả, tường thuật
lịch sử.
- Sử dụng tài liệu tham khảo để giải thích một sự kiện, hiện tượng lịch

sử giúp học sinh hiểu được bản chất của nó.
- Sử dụng tài liệu tham khảo để chứng minh cho một luận điểm khoa
học, để hiểu đúng một sự kiện, một quá trình lịch sử.
Ở bài này, để phát triển tư duy học sinh, giáo viên sử dụng tài liệu tham
khảo để xây dựng một bài miêu tả, tường thuật lịch sử; sử dụng tài liệu tham
khảo để chứng minh cho một luận điểm khoa học, để hiểu đúng một sự kiện,
một quá trình lịch sử. Vấn đề đặt ra là khai thác, sử dụng tài liệu tham khảo
như thế nào để phát triển tư duy học sinh.

24


Ví dụ, khi dạy học mục I: “Việt Nam trong những năm 1936-1939”,
giáo viên có thể sử dụng đoạn trích trong sách “Đại cương Lịch sử Việt Nam”
của Đinh Xuân Lâm để miêu tả về tình hình nền kinh tế nông nghiệp Việt
Nam trong thời kì này: “Về nông nghiệp: Năm 1936, Thống sứ Bắc Kì ra nghị
định cấp không cho những công dân Pháp làm đơn xin đất với diện tích dưới
500 ha để lập làng mới. Trong những năm 1936-1939, tại đồng bằng Bắc Kì
có 1.933.000 xuât đinh thì 968 người không có ruộng…
…Nam Kì, địa chủ chiếm hữu hơn 480.000 mẫu ruộng, trung bình mỗi
người chiếm 530 mẫu. Sau khủng hoảng phần lớn ruộng đất tập trung vào tay
tư bản Pháp và một số ít địa chủ, quan lại người Việt. Trong toàn quốc 2/3 hộ
nông dân không có hoặc ít ruộng…Kinh doanh đồn điền cao su, tư bản Pháp
thu được lãi lớn công ty cao sư Xuân Lộc, với số vốn 6.000.000 phơrăng năm
1937 thu 4.193 ngàn, năm 1938 thu 6.146 ngàn, năm 1939 thu 8.833 ngàn
phơrăng lãi…Diện tích trồng cà phê năm 1938 khoảng 800-900 ha, sản lượng
3000-4000 tấn/1 năm”[9,322] . Việc sử dụng đoạn miêu tả trên có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh, giúp học sinh nhận
biết được tình hình của nền nông nghiệp Việt Nam sau khi thực dân Pháp tăng
cường chính sách vơ vét để bù đắp những khoản thiệt hại mà Pháp đã bị tổn

thất do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đem lại.
Hoặc, giáo viên có thể sử dụng nguyên tắc liên môn, thông qua những
tác phẩm văn học như: Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Vỡ đê của
Vũ Trọng Phụng, Tắt đèn của Ngô Tất Tố…đã phản ánh sâu sắc về đời sống
khốn cùng của các giai tầng trong xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng
Tám 1945.
Từ đó, sẽ làm cho học sinh hiểu sâu sắc hơn vì sao trong trong phong
trào 1936-1939, vấn đề dân sinh, dân chủ lại được đặt ra một cách cấp thiết
và thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.
25


×