Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Nghiên cứu diễn biến chất lượng môi trường nước và không khítại khu công nghiệp đình trám, huyện việt yên tỉnh bắc giang giai đoạn 2009 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.88 MB, 181 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN QUÂN

NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
VÀ KHÔNG KHÍ TẠI KHU CÔNG NGHIỆP ĐÌNH TRÁM,
HUYỆN VIỆT YÊN TỈNH BẮC GIANG
GIAI ĐOẠN 2009 - 2015

Chuyên ngành:
Mã số:

Khoa học môi trường
60 44 03 01

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Trần Danh Thìn

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn



Nguyễn Văn Quân

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động
viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng
và biết ơn sâu sắc đến TS.Trần Danh Thìn người đã tận tình hướng dẫn, dành
nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý
đào tạo, Bộ môn sinh thái môi trường, Khoa môi trường - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề
tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Công ty Phát
triển hạ tầng KCN tỉnh Bắc Giang đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn
thành luận văn./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Quân

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan...................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................. iii
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................................. vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ, đồ thị, sơ đồ ....................................................................................... ix
Trích yếu luận văn..............................................................................................................x
Thesis Abstract................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Giả thiết khoa học ............................................................................................... 1

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.5.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn......................................... 2

Phần 2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ................................................................... 3
2.1.


Khái quát về khu công nghiệp và quản lý môi trường khu công nghiệp ............ 3

2.1.1.

Khái niệm khu công nghiệp ................................................................................ 3

2.1.2.

Định nghĩa về quản lý môi trường ...................................................................... 3

2.1.3.

Quản lý môi trường khu công nghiệp ................................................................. 4

2.2.

Tình hình phát triển công nghiệp trên thế giới và Việt Nam .............................. 5

2.2.1.

Tình hình phát triển khu công nghiệp ................................................................. 5

2.2.2.

Tình hình phát triển công nghiệp tại Việt Nam .................................................. 5

2.3.

Ảnh hưởng của phát triển công nghiệp đến môi trường ..................................... 7


2.3.1.

Ô nhiễm nước mặt do nước thải KCN ................................................................ 8

2.3.2.

Ô nhiễm không khí do khí thải KCN ................................................................ 10

2.4.

Thực trạng quản lý môi trường khu công nghiệp trên thế giới và Việt Nam .......... 12

2.4.1.

Thực trạng quản lý môi trường khu công nghiệp trên thế giới ......................... 12

2.4.2.

Thực trạnh quản lý môi trường khu công nghiệp tại Việt Nam........................ 12

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 16
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 16

3.2.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 16


3.3.

Đối tượng/vật liệu nghiên cứu .......................................................................... 16

3.4.

Nội dung nghiên cứu

iii


3.4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Bắc Giang .......................................... 16

3.4.2.

Tình hình phát triển KCN Đình Trám .............................................................. 16

3.4.3.

Thực trạng quản lý môi trường nước, không khí tại khu công nghiệp ............. 16

3.4.4.

Diễn biến chất lượng môi trường nước và không khí tại KCN Đình
Trám giai đoạn 2009-2015................................................................................ 16

3.4.5.


Các giải pháp nâng cao chất lượng môi trường tại KCN Đình Trám ............... 16

3.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 16

3.5.1.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp............................................................... 16

3.5.2.

Thu thập số liệu sơ cấp ..................................................................................... 17

3.5.3.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 20

3.5.4.

Phương pháp so sánh ........................................................................................ 20

3.5.5.

Phương pháp ma trận SWOT............................................................................ 20

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 21
4.1.

Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang .......................................... 21


4.1.1.

Điều kiện tự nhiên............................................................................................. 21

4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 23

4.2.

Tình hình phát triển KCN Đình Trám .............................................................. 26

4.2.1.

Giới thiệu về KCN Đình Trám ......................................................................... 26

4.2.2.

Tình hình sản xuất, phát sinh và xử lý chất thải KCN Đình Trám ................... 27

4.3.

Hiện trạng công tác quản lý môi trường tại KCN Đình Trám .......................... 34

4.3.1.

Hệ thống tổ chức quản lý môi trường tại KCN Đình Trám .............................. 34

4.3.2.


Việc tiếp nhận và triển khai thực hiện các Văn bản pháp luật về
BVMT tại KCN Đình Trám.............................................................................. 38

4.3.3.

Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong công tác quản
lý môi trường tại KCN Đình Trám ................................................................... 40

4.4.1.

Diễn biến chất lượng môi trường không khí xung quanh tại KCN Đình
Trám giai đoạn 2009 – 2015 ............................................................................. 44

4.4.2.

Diễn biến chất lượng nước thải trong KCN Đình Trám giai đoạn
2009 – 2015 ...................................................................................................... 59

4.5.

Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả QLMT trong KCN Đình
Trám.................................................................................................................. 64

4.5.1.

Giải pháp cải thiện quản lý và kiểm soát chất thải ........................................... 64

4.5.2.


Giải pháp quản lý môi trường KCN với các bên liên quan .............................. 68

4.6.

Thảo luận .......................................................................................................... 70

iv


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 72
5.1

Kết luận ............................................................................................................. 72

5.2

Kiến nghị........................................................................................................... 73

Tài liệu tham khảo........................................................................................................... 74

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

Bộ KHCN&MT


Bộ Khoa học công nghệ và môi trường

Bộ TN&MT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BOD5

Biological Oxygen Demand (nhu cầu oxy hóa
sinh học)

BQL

Ban quản lý

BVMT

Bảo vệ môi trường

CCN

Cụm công nghiệp

COD

Chemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy hóa
sinh học)

CTCP


Công ty Cổ phần

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

KKT

Khu kinh tế


NXB

Nhà xuất bản

NTSX

Nước thải sản xuất

NTSH

Nước thải sinh hoạt

QLMT

Quản lý môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMT

Vệ sinh môi trường

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSS


Tổng chất rắn lơ lửng

TXL

Trạm xử lý

vi


DANH MỤC BẢNG
3.1.

Vị trí các điểm lấy mẫy xung quanh ................................................................... 17

3.2.

Thiết bị và phương pháp phân tích mẫu khí........................................................ 19

4.1.

Diện tích các loại đất đai của tỉnh Bắc Giang ......................................................22

4.2.

Lượng nước thải của một số doanh nghiệp trong KCN Đình Trám ................... 28

4.3.

Lượng than đá, xăng dầu sử dụng trong KCN qua các năm ............................... 32


4.4.

Lượng than đá sử dụng của một số doanh nghiệp trong KCN Đình Trám ......... 32

4.5.

Bảng tổng hợp tải lượng từ các nguồn gây ô nhiễm không khí .......................... 33

4.6.

Một số văn bản QLMT tỉnh Bắc Giang đã ban hành .......................................... 39

4.7.

Ma trận SWOT trong công tác quản lý môi trường KCN. .................................. 42

4.8.

Diễn biến chất lượng môi trường không khí KK1 từ năm 2009-2015 ................ 44

4.9.

Diễn biến chất lượng môi trường không khí KK2 từ năm 2009-2015 ................ 45

4.10. Diễn biến chất lượng môi trường không khí KK3 từ năm 2009-2015 ................ 45
4.11. Diễn biến chất lượng môi trường không khí KK4 từ năm 2009-2015 ................ 45
4.12. Diễn biến chất lượng môi trường không khí KK5 từ năm 2009-2015 ................ 46
4.13. Diễn biến chất lượng môi trường không khí KK6 từ năm 2009-2015 ................ 46
4.14. Diễn biến chất lượng môi trường không khí KK7 từ năm 2009-2015 ................ 47
4.15. Diễn biến chất lượng môi trường không khí KK8 từ năm 2009-2015 ................ 47

4.16. Diễn biến chất lượng môi trường không khí KK9 từ năm 2009-2015 ................ 48
4.17. Diễn biến chất lượng môi trường không khí KK10 từ năm 2009-2015 .............. 48
4.18. Diễn biến chất lượng môi trường không khí KK11 từ năm 2009-2015 .............. 48
4.19. Diễn biến chất lượng môi trường không khí KK12 từ năm 2009-2015 .............. 49
4.20. Diễn biến chất lượng môi trường không khí KK13 từ năm 2009-2015 .............. 49
4.21. Diễn biến chất lượng môi trường không khí KK14 từ năm 2009-2015 .............. 50
4.22. Diễn biến chất lượng môi trường không khí KK15 từ năm 2009-2015 .............. 50
4.23. Diễn biến chất lượng môi trường không khí KK16 từ năm 2009-2015 .............. 51
4.24. Diễn biến chất lượng môi trường không khí KK17 từ năm 2009-2015 .............. 51
4.25. Diễn biến chất lượng môi trường không khí KK18 từ năm 2009-2015 .............. 52
4.26. Diễn biến chất lượng môi trường không khí KK19 từ năm 2009-2015 .............. 52
vii


4.27. Diễn biến chất lượng môi trường không khí KK20 từ năm 2009-2015 .............. 53
4.28. Diễn biến chất lượng môi trường không khí KK21 từ năm 2009-2015 .............. 53
4.29. Diễn biến chất lượng môi trường không khí KK22 từ năm 2009-2015 .............. 54
4.30. Diễn biến chất lượng môi trường không khí KK23 từ năm 2009-2015 .............. 54
4.31. Diễn biến chất lượng môi trường không khí KK24 từ năm 2009-2015 .............. 55
4.32. Diễn biến chất lượng môi trường không khí KK25 từ năm 2009-2015 .............. 55
4.33. Diễn biến chất lượng môi trường không khí KK26 từ năm 2009-2015 .............. 55
4.34. Diễn biến chất lượng môi trường không khí KK27 từ năm 2009-2015 .............. 56
4.35. Diễn biến chất lượng môi trường không khí KK28 từ năm 2009-2015 .............. 56
4.36. Diễn biến chất lượng môi trường không khí KK29 từ năm 2009-2015 .............. 57
4.37. Diễn biến chất lượng môi trường không khí KK30 từ năm 2009-2015 .............. 57
4.38. Diễn biến chất lượng nước thải đầu ra trạm xử lý nước thải tập trung
2009 – 2015 ......................................................................................................... 59
4.39. Diễn biến chất lượng nước thải đầu vào trạm xử lý 2015. .................................. 64

viii



DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
2.1.

Tình hình phát triển công nghiệp tại Việt Nam..................................................... 6

2.2.

Tỷ lệ gia tăng lượng nước thải từ các KCN và tỷ lệ gia tăng tổng lượng
nước thải từ các lĩnh vực trong toàn quốc. ............................................................ 8

2.3.

Diễn biến nước sông Nhuệ đoạn qua Hà Đông ..................................................... 9

2.4.

Tần suất số lần đo vượt TCVN của một số thông số .......................................... 10

2.5.

Hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí xung quanh tại một số KCN
miền Bắc và miền Trung từ năm 2006-2008....................................................... 11

2.6.

Nồng độ CO trong không khí xung quanh các KCN .......................................... 11

2.7.


Sơ đồ nguyên tắc các mối quan hệ trong hệ thống QLMT tại KCN ................... 14

4.1.

Bản đồ vị trí KCN Đình Trám.............................................................................. 26

4.2.

Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải ..................................................... 31

4.3.

Sơ đồ tổ chức của BQL các KCN tỉnh Bắc Giang .............................................. 37

4.4.

Biểu đồ diễn biến pH trong nước thải đầu ra TXL giai đoạn 2009-2015 ........... 60

4.5.

Biểu đồ diễn biến nồng độ BOD5 trong nước thải đầu ra trạm xử lý.................. 60

4.6.

Biểu đồ diễn biến nồng độ COD trong nước thải đầu ra Trạm xử lý giai
đoạn 2009-2015 ................................................................................................... 61

4.7.


Biểu đồ diễn biến nồng độ TSS trong nước thải đầu ra Trạm xử lý giai
đoạn 2009-2015 ................................................................................................... 61

4.8.

Biểu đồ diễn biến nồng độ Tổng N trong nước thải đầu ra Trạm xử lý
giai đoạn 2009-2015 ............................................................................................ 62

4.9.

Biểu đồ diễn biến nồng độ Amoni trong nước thải đầu ra Trạm xử lý
giai đoạn 2009-2015 ............................................................................................ 62

4.10. Biểu đồ diễn biến nồng độ Tổng P trong nước thải đầu ra Trạm xử lý............... 63
4.11. Biểu đồ diễn biến nồng độ Coliform trong nước thải đầu ra Trạm xử lý............ 63
4.12. Sơ đồ cái tiến trạm xử lý nước thải tập trung KCN Đình Trám.......................... 66

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Báo cáo này trình bày kết quả về công tác quản lý môi trường hiện tại
trong khu công nghiệp Đình Trám, huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang và diễn biến
chất lượng môi trường nước và không khí tại khu công nghiệp Đình Trám giai
đoạn 2009 – 2015. Bằng các phương pháp nghiên cứu khác nhau: Điều tra thu
thập số liệu về công tác quản lý môi trường tại các cơ quan quản lý về môi
trường trong khu công nghiệp và một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
Kết hợp phương pháp ma trận SWOT để đưa ra được một số giải pháp cụ thể.
Kết quả của công trình nghiên cứu chúng thôi thấy được chất lượng môi trường
không khí tại KCN Đình Trám chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm do diện tích cây xanh

trong khu công nghiệp chiếm tỷ lệ lớn cùng với đó số doanh nghiệp không phát
thải hoặc có phát thải khí thải nhưng đã xử lý đạt tiêu chuẩn chiếm tỷ lệ cao. Chất
lượng nước thải đầu ra tại trạm xử lý nước thải tập trung KCN đã có dấu hiệu
vượt quá tiêu chuẩn cho phép một số chỉ tiêu như Amoni, Tổng N, Coliform.
Công nghệ xử lý tại trạm xử lý hiện nay đang áp dụng là công nghệ xử lý sinh
học hiếu khí vì vậy hiệu quả xử lý Nitơ và Phospho chưa thực sự tốt. Trên cơ sở
đó chúng tôi đã đề xuất nâng cấp trạm xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp
Đình Trám để phù hợp với yêu cầu hiện tại.

x


THESIS ABSTRACT
This report presents the results of the current environmental management
and the changing of environmental quality about air and water in Dinh Tram
Industrial Zone, Viet Yen district, Bac Giang province in the period 2009 to
2015. We used two research methods. First one, Collecting data on
environmental management in at the agency and some businesses within the
industrial zone. Then, We've combined with SWOT matrix method in order to
come up with some concrete solutions. According to the results of researching,
we didn't find out any sign of air pollution in Dinh Tram Industrial Zone because
of the hight ratio of the green area and emissions of factories are managed. The
quality of wastewater which in the centralized processing station is has signs
beyond standard about some indicators such as ammonium, total N, Coliform.
The current processing technology is applying aerobic bioremediation technology
resulted in the nitrogen and phosphorus treatment is not effective. On that basis
we have proposed to upgrade the centralized processing station in Dinh Tram
industrial Zone to be suitable with current requirements.

xi



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Môi trường là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt đối với con người, sinh
vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, dân tộc và toàn nhân
loại. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vấn đề môi
trường càng trở nên bức bách. Đó không chỉ là vấn đề của hiện tại mà còn là vấn
đề của tương lai mà chúng ta cần quan tâm và chủ động giải quyết để đảm bảo
cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Song hành cùng với sự phát triển công nghiệp và khu công nghiệp, vấn đề ô
nhiễm, suy thoái môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày
càng gia tăng. Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều nỗ lực khắc phục các tác động
tiêu cực đến môi trường do hoạt động sản xuất gây ra, chúng ta cũng phải nhìn
nhận một thực tế rằng chúng ta đang xử lý các “triệu chứng môi trường” (nước
thải, chất thải rắn, khí thải...) thay vì giải quyết các “căn bệnh môi trường”
(nguyên nhân làm phát sinh chất thải)..
Tính đến nay, Bắc Giang có 5 khu công nghiệp tập trung được Thủ tướng
chính phủ phê duyệt. Khu công nghiệp Đình Trám có tổng diện tích là 98,105 ha
được đầu tư xây dựng trên địa bàn hai xã Hồng Thái và Hoàng Ninh thuộc huyện
Việt Yên tỉnh Bắc Giang với nhiều ngành nghề sản xuất như may mặc, sản xuất
các linh kiện điện tử, xe máy, sản xuất máy hàn, dây cáp điện...việc hình thành
KCN giúp giải quyết việc làm và tạo nguồn thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao
động. Bên cạnh đó vấn đề môi trường tại KCN đặt ra một thách thức lớn chính vì
vậy tôi tiến hành chọn đề tài “Nghiên cứu diễn biến chất lượng môi trường
nước và không khí tại khu công nghiệp Đình Trám, huyện Việt Yên tỉnh Bắc
Giang giai đoạn 2009-2015” làm đề tài luận văn của mình.
1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
KCN Đình Trám là khu công nghiệp đầu tiên được xây dựng trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang bằng vốn ngân sách nhà nước. Cùng với đó là chính sách “ Trải

thảm đỏ” ưu tiên cho các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất và chưa để ý đến vấn
đề môi trường. Trải qua hơn mười năm xây dựng và hoạt động đã tác động đến
xấu đến môi trường.
1


1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu thực trạng quản lý môi trường nước và không khí tại khu công
nghiệp Đình Trám, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi
trường khu công nghiệp, bảo vệ môi trường.
1.4. YÊU CẦU NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu thực trạng quản lý môi trường nước và không khí tại khu công
nghiệp Đình Trám.
- Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước và không khí tại khu công
nghiệp Đình Trám.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng môi trường khu công nghiệp.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Ý nghĩa khoa học:
+ Làm cơ sở để nâng cao công tác quản lý môi trường tại KCN Đình Trám.
+Từ kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở thực tiễn và lý luận để phát
triển mô hình KCN sinh thái tại KCN Đình Trám.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Đưa ra được biện pháp cải tạo chất lượng môi trường.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. KHÁI QUÁT VỀ KHU CÔNG NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP

2.1.1. Khái niệm khu công nghiệp
Khu công nghiệp là khu vực dành cho phát triển công nghiệp theo một quy
hoạch cụ thể nào đó nhằm đảm bảo được sự hài hòa và cân bằng giữa các mục
tiêu kinh tế - xã hội – môi trường.
Theo nghị định 29/2008/NĐ-CP của chỉnh phủ ngày 14 tháng 3 năm 2008
quy định về thành lập, hoạt động, chính sách và quản lý nhà nước đối với KCN,
khu chế xuất (KCX), khu kinh tế (KKT), KKT cửa khẩu thì KCN được định
nghĩa như sau: “khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và
thực hiện các dịch vụ sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được
thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này”.
Sự phát triển của các KCN sẽ đưa đến sự tăng trưởng kinh tế, phát triển xã
hội và nâng cao mức sống của nhân dân. Tuy nhiên, quá trình này cũng sẽ gây áp
lực mạnh mẽ cho môi trường.
2.1.2. Định nghĩa về quản lý môi trường
Quản lý môi trường là một hoạt động nhằm vào việc tổ chức thực hiện cũng
như giám sát các hoạt động bảo vệ, cải tạo và phát triển các điều kiện môi trường
và khai thác sử dụng tài nguyên một cách tối ưu. Theo một số tác giả, thuật ngữ
về quản lý môi trường gồm hai nội dung chính: quản lý Nhà nước về môi trường
và quản lý của các doanh nghiệp, khu vực dân cư về môi trường. Trong đó nội
dung thứ 2 có mục tiêu chủ yếu là tăng cường hiệu quả của hệ thống sản xuất và
bảo vẹ sức khở người lao động, dân cư sống trong khu vực chịu ảnh hưởng của
các hoạt động sả xuất.
Theo tác giả Trần Thanh Lâm (2006) thì “quản lý môi trường là sự tác động
liên tục, có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản lý môi trường lên cá nhân
hoặc cộng đồng người tiến hành các hoạt động phát triển trong hệ thống môi
trường và các khách thể quản lý môi trường, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm
năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu quản lý môi trường đã đề ra, phù hợp với
pháp luật và thông lệ hiện hành”; theo Lưu Đức Hải (2005) “quản lý môi trường là
một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội có tác dụng điều chỉnh các hoạt động
của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin

3


đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người; xuất phát từ quan điểm
định lượng, hướng tới sự phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên”.
Quản lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp luật pháp
chính sách, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, xã hội, văn hóa giáo dục...Các biện pháp có
thể đan xen, phối hợp tích cực với nhau tùy theo điều kiện cụ thể của vấn đề đặt ra.
Việc thực hiện quản lý môi trường được thực hiện ở mọi quy mô: toàn câu,
khu vực, quốc gia, vùng, tỉnh, huyện... (Hồ Thị Lam Trà, 2009).
Công cụ quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp và phương tiện mà
các nhà quảy lý sử dụng để thực hiện các nội dung của quản lý môi trường ( Bộ
tài nguyên & môi trường, 2009).
2.1.3. Quản lý môi trường khu công nghiệp
Hiện nay chưa có một định nghĩa chính xác nào về quản lý môi trường đô
thị và KCN. Khái niệm sau được định nghĩa theo khái niệm “Quản lý môi
trường”: QLMT đô thì và KCN nhằm mục đích ngăn ngừa ô nhiễm, kiểm soát ô
nhiễm, phục hồi môi trường, và tiến tới xây dựng các đô thị sinh thái, nền sản
xuất công nghiệp sạch hơn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nâng
cao chất lượng cuộc sống.
Nhiệm vụ của công tác QLMT đô thị và KCN:
- Xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật, các quyết định, hướng dẫn
về các tiêu chuẩn môi trường, các hoạt động bảo vệ môi trường.
- Quản lý sự sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên ( Đất, nước, khoáng sản,
sinh vật...).
- Quản lý các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường và thúc đẩy các biện pháp
giảm thiểu chất thải.
- Thực hiện các chính sách ngăn ngừa ô nhiễm đô thị và KCN.
- Kiểm soát ô nhiễm, sự cố môi trường.
- Thanh tra môi trường, xử lý vi phạm...

- Quan trắc, phân tích môi trường.
- Tham gia quản lý hạ tầng kỹ thuật đảm bảo môi trường ở đô thị và KCN.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng, tuyên truyền kiến thức và trách nhiệm
BVMT đô thị và KCN. (Lê Thanh Hải, 2006).
4


2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM
2.2.1. Tình hình phát triển khu công nghiệp
Nền tảng các KCN được tìm thấy ở Anh, là nơi có hệ thống nhà máy và
KCN đầu tiên được thành lập. Đây là những thiết lập bởi nhiều đơn vị sản xuất,
các nhà máy đầu tiên xuất hiện ngẫu nhiên, tuy nhiên sự xuất hiện sau đó lại đại
diện cho một hành động có tổ chức theo ý tưởng nhất định về quy hoạch đô
thị và chính sách khu vực. KCN đầu tiên, Trafford Park, được thành lập bởi
một công ty tên là Shipcanal và Docks gần Manchester vào năm 1896
(Jarmila Vidová, 2010 )
Các KCN được thành lập ở Đức, cũng vậy. KCN đầu tiên được thành lập
năm 1963 ( Euro-Industriepark Munchen). Số lượng lớn KCN và công viên với
các công ty công nghiệp vừa và nhỏ xuất hiện sớm hơn trong nửa cuối năm 1980
và cơ bản là một sáng kiến của nhà đầu tư tự do. Có 22 KCN và đầu tư xuất hiện
ở Tây Đức vào năm 1984. Bên cạnh đó, các khu tư nhân được thành lập. Có xự
xuất hiện ở khu vực đông dân cư, diện tích khá nhỏ và tập trung vào các lĩnh vực
thị trường khác nhau. Khu vực với nhiều loại hình khác nhau có thể kể đến khu
Dussseldorf ( 23 dự án hoàn thành vào năm 1992) và Frankfurt am Mein ( 19 dự
án hoàn thành vài năm 1992), vẫn còn tồn tại và phát triển đến nayỞ Mỹ năm
1959 đã có 452 vùng công nghiệp và 1.000 KCN tập trung, cho đến năm 1970 đã
tăng khoảng 1.400 KCN (Jarmila Vidová, 2010 )
2.2.2. Tình hình phát triển công nghiệp tại Việt Nam
Ở Việt Nam, tuy khu công nghiệp xuất hiện khá muộn nhưng lại phát triển

khá nhanh. Khu chế xuất (KCX) Tân Thuận thành lập tháng 11/1991 là KCN đầu
tiên của cả nước. Tiếp theo là KCX Linh Trung 1 thành lập năm 1992. Cả hai khu
này đều ở Thành phố Hồ Chí Minh để khai thác lợi thế nguồn nhân lực và kết cấu
hạ tầng giao thông. Giai đoạn 1991 – 1994 chỉ có 12 khu chế xuất và khu công
nghiệp được thành lập với tổng diện tích tự nhiên 2.360 ha. Sau giai đoạn này, việc
thành lập các KCN, KCX được đẩy nhanh, cụ thể trong 5 năm 1996 – 2000 thành
lập 53 KCN, KCX với tổng diện tích so với kế hoạch 5 năm 1991 – 1995.
Theo Báo cáo của Ban Chỉ đạo phát triển các KCN, KKT công bố ngày
19/3/2015 cho biết, hiện cả nước có 295 KCN với tổng diện tích 84.000 ha, trong
đó 212 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 60.000 ha ( so
5


với năm 2013 là 62 %) và 83 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt
bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 24.000 héc-ta. Hiện nay,
tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê của các KCN đạt 26.000 héc-ta, tỷ lệ
lấp đầy các KCN đã đi vào hoạt động đạt trên 65%. Số lượng các KKT đã thành
lập trên cả nước được giữ ổn định là 15 KKT ven biển và 28 KKT cửa khẩu.
Trong năm 2014, các KCN, KKT đã thu hút được 752 dự án có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 10,2 tỷ USD; điều
chỉnh tăng vốn cho 515 lượt dự án với tổng vốn đầu tư tăng thêm là 4 tỷ USD.

Hình 2.111. Tình hình phát triển công nghiệp tại Việt Nam
Nguồn: khucongnghiep.com.vn

Tuy nhiên, trong năm 2014, cũng có 88 dự án bị thu hồi giấy chứng nhận
đầu tư với tổng vốn thu hồi 1 tỷ USD. Tính chung trong năm 2014, tổng số vốn
FDI vào KCN, KKT đã tăng thêm 13,7 tỷ USD, chiếm 47% tổng số lượt lượt
dự án và chiếm 60% tổng vốn đầu tư đăng ký mới và điều chỉnh tăng thêm
trong năm 2014 của cả nước. Lũy kế đến hết năm 2014, các KCN trên cả nước

đã thu hút được 5.573 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 85,5 tỷ USD.
Vốn đầu tư đã thực hiện đạt 49 tỷ USD, bằng 57% vốn đầu tư đã đăng ký. Các
KKT ven biển đã thu hút được 247 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 37
tỷ USD, vốn thực hiện đạt 13,5 tỷ USD. Các KKT cửa khẩu thu hút được 70 dự
án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 700 triệu USD. Tính riêng trong lĩnh
vực sản xuất - kinh doanh, tổng vốn FDI vào các KCN, KKT chiếm hơn 90%
tổng vốn FDI cả nước. Như vậy, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào các KCN,
KKT đã lên tới trên 122 tỷ USD. Về thu hút đầu tư trong nước, năm 2014, các
KCN, KKT đã thu hút được 588 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 176.000 tỷ
6


đồng, điều chỉnh tăng vốn cho 196 dự án với tổng vốn tăng thêm 20.000 tỷ
đồng. Trong đó, tính lũy kế đến hết năm 2014, có 5.459 dự án đầu tư trong
nước với tổng vốn đăng ký hơn 541.600 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt
265.400 tỷ đồng, gần bằng 50% tổng vốn đăng ký. (Thông tin Tài chính số 8 kỳ
2 tháng 4/2015).
Các KCN được thành lập trên 58 tỉnh, thành phố trên cả nước; được phân
bố trên cơ sở phát huy lợi thế địa kinh tế, tiềm năng các vùng kinh tế trọng điểm,
đồng thời phân bố ở mức độ hợp lý một số KCN ở các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hơn nhằm tạo điều kiện cho ngành công nghiệp địa phương từng
bước phát triển. Quy mô các KCN, KCX đa dạng và phù hợp với điều kiện, trình
độ phát triển cụ thể của mỗi địa phương. Quy mô trung bình của các KCN, KCX
đến 12/2011 là 268ha. Các vùng có điều kiện tương đối khó khăn, ít có lợi thế
phát triển công nghiệp quy mô KCN, KCX trung bình thấp hơn các vùng khác,
như vùng trung du miền núi phía Bắc (154,9 ha), Tây Nguyên (157,6 ha), vùng
Đông Nam Bộ có quy mô KCN trung bình cao nhất (378,3 ha).
2.3. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ĐẾN MÔI TRƯỜNG
Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa với những tiến bộ về khoa học kỹ
thuật và công nghệ mới được sử dụng vào quá trình sản xuất, nhằm ngăn chặn,
giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ, cải thiện môi trường một cách hiệu quả hơn. Tuy

nhiên, bên cạnh những tác động tích cực mà quá trình này đem lại, còn có nhiều
tác động tiêu cực, ảnh hưởng không nhỏ đến các mặt đời sống kinh tế xã hội và
đặc biệt là môi trường của nước ta hiện nay (Lê Thị Thanh Hà, 2012).
Xét về mặt môi trường, việc tập trung các cơ sở sản xuất trong KCN là
nhằm mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và năng lượng, khoanh vùng sản xuất
công nghiệp vào một khu vực nhất định, tập trung nguồn thải, nâng cao hiệu quả
sử dụng tài nguyên thiên nhiên và năng lượng, hiệu quả xử lý nguồn thải ô nhiễm
và giảm thiểu tối đa ảnh hưởng ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất
đối với cộng đồng sinh sống trong các khu dân cư xung quanh. Việc tập trung các
cơ sở sản xuất trong các KCN góp phần nâng cao hiệu quả xử lý nước thải, chất
thải rắn... đồng thời, giảm chi phí đầu tư cho hệ thống xử lý, giảm chi phí xử lý
môi trường trên một đơn vị chất thải. Ngoài ra, công tác quản lý môi trường đối
với các cơ sở sản xuất trong KCN cũng được thuận lợi hơn.
7


Tuy nhiên, nếu tập trung các nhà máy vào một khu vực mà lại không có hệ
thống xử lý nước thải, khí thải thì cũng giống như tập trung các nguồn gây ô
nhiễm vốn phân tán về một nơi.
2.3.1. Ô nhiễm nước mặt do nước thải KCN
Sự gia tăng nước thải từ các KCN trong những năm gần đây là rất lớn. Tốc
độ gia tăng này cao hơn nhiều so với sự gia tăng tổng lượng nước thải từ các lĩnh
vực khác trong toàn quốc. Trong đó, khu vực Đông Nam Bộ được xem là có
lượng nước thải từ các KCN phát sinh lớn nhất, chiếm 49% tổng lượng nước thải
các KCN. Tây Nguyên là khu vực có lượng nước thải ít nhất, với 2%. (BTNMT2009).

Hình 2.222. Tỷ lệ gia tăng lượng nước thải từ các KCN và tỷ lệ gia tăng tổng lượng
nước thải từ các lĩnh vực trong toàn quốc.
Nguồn: TCMT tổng hợp (2009)


Thành phần nước thải từ các KCN phụ thuộc vào ngành nghề của các cơ sở
sản xuất trong KCN, nhưng chủ yếu bao gồm các chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ
(thể hiện qua hàm lượng nhu cầu oxy sinh hóa, nhu cầu oxy hóa học), các chất
dinh dưỡng (biểu hiện bằng hàm lượng tổng nitơ và tổng phốt pho) và kim loại
nặng. Chính vì vậy, chất lượng nước thải đầu ra của các KCN phụ thuộc rất nhiều
vào việc nước thải có được xử lý hay không.
Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tỷ lệ các khu công
nghiệp có trạm xử lý nước thải tập trung chỉ chiếm 70%, nhiều khu công nghiệp
đã đi vào hoạt động mà hoàn toàn chưa triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước
8


thải cục bộ hoặc có nhưng không vận hành, hay vận hành không hiệu quả hoặc
xuống cấp. Trong khi đó, theo ước tính có khoảng 70% trong tổng số hơn một
triệu mét khối nước thải ngày, đêm phát sinh từ các khu công nghiệp được xả
thẳng ra nguồn tiếp nhận mà không qua xử lý. Thực trạng trên đã dẫn đến việc
phần lớn nước thải của các KCN khi xả thải ra môi trường đều có các thông số ô
nhiễm cao hơn nhiều lần so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Do đó, cùng với nước thải sinh hoạt, nước thải không qua xử lý từ các KCN
sẽ ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe cộng đồng. Trước hết, sông suối là
nguồn tiếp nhận và vận chuyển các chất ô nhiễm trong nước thải từ các KCN và
các cơ sở sản xuất kinh doanh. Nước thải chứa chất hữu cơ vượt quá giới hạn cho
phép sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng, làm giảm lượng ôxy trong nước, các loài
thủy sinh bị thiếu ôxy dẫn đến một số loài bị chết hàng loạt. Sự xuất hiện các độc
chất như dầu mỡ, kim loại nặng, các loại hóa chất trong nước sẽ tác động đến
động thực vật thủy sinh và đi vào chuỗi thức ăn trong hệ thống sinh tồn của các
loài sinh vật, cuối cùng sẽ ảnh hưởng tới con người. Tại nhiều địa phương, những
nơi tiếp nhận nước thải của các KCN đã bị ô nhiễm nặng nề, nhiều nơi nguồn
nước không thể sử dụng được cho bất kỳ mục đích nào.
Điển hình về ô nhiễm môi trường do KCN gây ra ở miền Bắc là lưu vực

sông Nhuệ - Đáy, nơi tập trung 19 KCN và hàng loạt các cụm công nghiệp khác
của địa phương. Theo ước tính, lượng nước thải từ các KCN chiếm khoảng 35%
tổng lượng nước thải công nghiệp đổ vào lưu vực sông Nhuệ - Đáy. Đây là một
trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm cho lưu vực sông này, ảnh hưởng
tới môi trường xung quanh. (BTNMT – 2009 )

Hình 2.333. Diễn biến nước sông Nhuệ đoạn qua Hà Đông
Nguồn: TCMT (2009)
9


Điển hình về tác động tiêu cực tới nước mặt của KCN ở miền Nam là lưu
vực sông Đồng Nai (bao gồm các sông chính là Đồng Nai, sông Bé, Sài Gòn,
Vàm Cỏ và Thị Vải) đang ở mức báo động đỏ. Đặc biệt là phần hạ lưu của nhiều
sông trong lưu vực đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, trong đó có đoạn sông Thị Vải từ
sau khu vực hợp lưu Suối Cả – sông Thị Vải đến khu công nghiệp Mỹ Xuân dài
hơn 10km đã trở thành “sông chết”, là đoạn sông bị ô nhiễm nhất trong lưu vực.
Hàng chục nghìn người dân nơi đây đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các bệnh về
mắt, đường hô hấp của một số người cao tuổi tăng lên rõ rệt, số lượng người
bệnh ngày càng tăng. Đây cũng là một ví dụ rõ nét về tác động tiêu cực đến môi
trường và sức khỏe cộng đồng của các KCN.

Hình 2.444. Tần suất số lần đo vượt TCVN của một số thông số
tại sông Đồng Nai đoạn qua Tp. Biên Hoà
Nguồn: Sở TN&MT Đồng Nai (2008)

2.3.2. Ô nhiễm không khí do khí thải KCN
Các khí thải ô nhiễm phát sinh từ các nhà máy, xí nghiệp chủ yếu do hai
nguồn: quá trình đốt nhiên liệu tạo năng lượng cho hoạt động sản xuất (nguồn
điểm) và sự rò rỉ chất ô nhiễm từ quá trình sản xuất (nguồn diện). Tuy nhiên,

hiện nay các cơ sở sản xuất chủ yếu mới chỉ khống chế được các khí thải từ
nguồn điểm. Ô nhiễm không khí do nguồn diện và tác động gián tiếp từ khí thải,
hầu như vẫn không được kiểm soát, lan truyền ra ngoài khu vực sản xuất, có thể
gây tác động đến sức khỏe người dân sống gần khu vực bị ảnh hưởng.
Mỗi ngành sản xuất phát sinh các chất gây ô nhiễm không khí đặc trưng
theo từng loại hình công nghệ. Rất khó xác định hết thành phần khí thải, nhưng
các thành phần chủ yếu bao gồm bụi, CO, SO2 , NOx, CO2 , khí clo, H2S, bụi kim
loại đặc thù, bụi chì trong công đoạn hàn chì, hơi hóa chất đặc thù, hơi dung môi
10


hữu cơ đặc thù, hơi hữu cơ, dung môi cồn, CH4 , NH3, các hợp chất hữu cơ dễ bay
hơi khác.
Ô nhiễm bụi là dạng ô nhiễm phổ biến nhất ở trong và xung quanh các
KCN. Tình trạng ô nhiễm bụi xung quanh các KCN diễn ra khá phổ biến, đặc
biệt vào mùa khô và đối với các KCN đang trong quá trình xây dựng.

Hình 2.555. Hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí xung quanh tại một số KCN
miền Bắc và miền Trung từ năm 2006-2008
Nguồn: TCMT (2009)

Hình 2.666. Nồng độ CO trong không khí xung quanh các KCN
tỉnh Đồng Nai năm 2008.
Nguồn: Trung tâm QT và KTMT Đồng Nai (2009)

11


Ô nhiễm CO, SO2 và NO2 chỉ diễn ra cục bộ tại một số KCN. Nhìn chung,
nồng độ các khí này trong không khí xung quanh các KCN hầu hết đều nằm

trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên tại một số KCN, do công nghệ sản xuất lạc
hậu hoặc do doanh nghiệp không lắp đặt hệ thống xử lý khí thải, hiện tượng ô
nhiễm các khí này vẫn diễn ra. ( BTNMT-2009)
2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP
TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.4.1.Thực trạng quản lý môi trường khu công nghiệp trên thế giới
Trên thế giới đã có một số nước áp dụng và quản lý tốt môi trường tại các
KCN như: Trung Quốc các KCN được khuyến khích loại hình KCN sinh thái khi
đó KCN áp dụng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường sẽ được gắn nhãn "Eco" (EIP)
,KCN sẽ hỗ trợ mạng sản xuất hoặc chuỗi cung ứng theo 5 liên kết: sản xuất,
cung ứng, bảo vệ môi trường, dịch vụ công, quản lý. Chất thải công nghiệp của
nhà máy này là "nguyên liệu" cho nhà máy khác => mạng lưới xử lý chất thải (tái
chế, tái sử dụng). Và thành quả đạt được đó là: 2001: EIP đầu tiên; 12/2003 Biện
pháp tạm thời về áp dụng, giao nhiệm vụ và quản lý EIP trình diễn quốc gia;
12/2003: Hướng dẫn tạm thời về EIP quốc gia; 2006 Ba tiêu chuẩn tạm thời về
EIP đơn ngành, đa ngành 21/12/2013; 4/2007 Dự án cấp nhà nước thiết kế trình
tự và tiêu chí quy hoạch và quản lý EIP; 2009 Thông báo về việc khuyến khích
phát triển kinh tế carbon thấp trong các EIP; Những EIP đầu tiên được hình thành
bằng cách chuyển đổi các KCN kiểu cũ của nhà nước, có hiệu quả trình diễn; đến
tháng 11/2011: 60 KCN sinh thái.
Ở Nhật Bản biện pháp đối với doanh nghiệp đó là: Áp dụng hệ thống sản
xuất, quy trình sản xuất tiết kiệm năng lượng, chú trọng tái sử dụng, tái chế; hành
lập bộ phận quản lý ô nhiễm; thỏa thuận bảo vệ môi trường (ký giữa doanh
nghiệp, cộng động địa phương và chính quyền địa phương). Đối với chính quyền:
Tạo ra hệ thống xã hội: thải rác, thu hồi rác, vận chuyển rác; tạo ra hệ thống xử
lý: xử lý rác, hệ thống xử lý, hệ thống tái chế; tạo ra hệ thống thị trường: tiêu thụ
sản phẩm tái chế; thiết lập hành lang pháp lý để các hệ thống này vận hành được
thuận lợi. ( Nguyễn Bình Giang, 2013)
2.4.2. Thực trạnh quản lý môi trường khu công nghiệp tại Việt Nam
Theo Luật BVMT và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật, liên quan đến

quản lý môi trường KCN có các đơn vị sau: Bộ TN&MT (đối với các KCN và các dự
án trong KCN có quy mô lớn); UBND tỉnh (đối với KCN và các dự án trong KCN có
12


quy mô thuộc thẩm quyền phê duyệt của tỉnh), UBND huyện (đối với một số dự án
quy mô nhỏ) và một số bộ ngành khác (đối với một số dự án có tính đặc thù).
Bên cạnh đó, cũng theo Luật BVMT và các Nghị định của Chính phủ, liên
quan đến BVMT và quản lý môi trường của các KCN còn có: Ban quản lý KCN,
chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN, các cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN. Thông tư 35/2015/TT-BTNMT của Bộ
TN&MT tập trung vào việc quy định về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao của các đơn vị và các vấn đề liên quan
đến quản lý và BVMT của các KCN, trong đó đặc biệt nâng cao trách nhiệm của
BQL các KCN. Theo đó, BQL các KCN chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý công
tác BVMT tại KCN. Để thực hiện nhiệm vụ này BQL các KCN phải có bộ phận
chuyên trách về bảo vệ môi trường để thực hiện công tác bảo vệ môi trường khu
kinh tế, khu công nghiệp theo quy định của pháp luật. Người giữ vị trí phụ trách
bộ phận chuyên trách về bảo vệ môi trường phải có trình độ đại học trở lên thuộc
các chuyên ngành về quản lý môi trường, khoa học, kỹ thuật môi trường, hóa
học, sinh học và có tối thiểu 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực môi
trường. Xây dựng quy chế phối hợp bảo vệ môi trường giữa BQL với sở Tài
nguyên và Môi trường, ủy ban nhân dân huyện, thành phố trực thuộc trình Ủy
ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Có trách nhiệm hướng dẫn chủ đầu tư kinh doanh
hạ tầng KCN, các cơ sở sản xuất kinh, dịch vụ trong KCN thực hiện quản lý môi
trường, kịp thời báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để giải
quyết các hành vi vi phạm về môi trường, huy động lực lượng ứng phó, khắc
phục khi xảy ra sự cố môi trường tại các KCN. Định kỳ báo cáo công tác bảo vệ
môi trường KCN gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ tài nguyên và môi trường.
Tuy nhiên, công tác quản lý môi trường (QLMT) trong sản xuất công

nghiệp và tiểu thủ công nghiệp gặp khó khăn ngoài nguyên nhân chủ yếu là do
công nghệ sản xuất lạc hậu thì yếu kém trong công tác quản lý môi trường cũng
là một nguyên nhân không kém phần quan trọng. Công tác QLMT vẫn còn nhiều
bất cập, đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu quá nhiều không đủ để có thể giám sát
và kiểm tra được đầy đủ các hoạt động của các cơ sở sản xuất đang hoạt động.
Bên cạnh đó, do hạn chế về trình độ hiểu biết và kỹ năng thực hành của đội ngũ
kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và công nhân vận hành yếu kém nên hiệu suất sử dụng các
loại máy móc thiết bị thực tế trong các cơ sở sản xuất công nghiệp chỉ đạt tối đa
70-80% công suất, nhiều dây chuyền thiết bị đã qua sử dụng có ứng dụng công
nghệ tự động điều khiển cũng chỉ đạt hiệu suất sử dụng 50 – 60%.
13


×