Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu diễn biến chất lượng môi trường nước sông phó đáy đoạn chảy qua huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VŨ TIẾN CHUNG

NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG
MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG PHÓ ĐÁY
ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN LẬP THẠCH,
TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VŨ TIẾN CHUNG

NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG
MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG PHÓ ĐÁY
ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN LẬP THẠCH,
TỈNH VĨNH PHÚC
Ngành: Khoa học môi trường
Mã ngành: 60.44.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Hải


THÁI NGUYÊN - 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Vũ Tiến Chung

năm 2017


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan, các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và
gia đình.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thanh Hải
người đã tận tình hướng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu trong quá
trình thực hiện và hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Môi trường; Phòng
Tài nguyên và Môi trường huyện Lập Thạch; Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ
môi trường tỉnh Vĩnh Phúc đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện
đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả các đồng nghiệp, bạn bè và người thân
đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Vũ Tiến Chung

năm 2017


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................2

2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .............................................................................3
4.1. Ý nghĩa khoa học ..............................................................................................3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn ..............................................................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ....................................................................................4
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản............................................................................4
1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của nước đối với cuộc sống .........................................5
1.1.3. Khái niệm ô nhiễm nước ...........................................................................8
1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài ...................................................................................9
1.3. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................11
1.3.1. Diễn biến chất lượng nước của một số lưu vực sông chính của Việt
Nam ...................................................................................................................11
1.3.2. Các vấn đề môi trường nước mặt ở tỉnh Vĩnh Phúc ................................22
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .26
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................26
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................26
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................................26
2.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................26
2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Lập Thạch, tỉnh
Vĩnh Phúc .........................................................................................................26


iv

2.3.2. Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước sông Phó Đáy đoạn chảy
qua huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc ..............................................................26
2.3.3. Xác định nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước
sông Phó Đáy đoạn chảy qua huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc .....................27

2.3.4. Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường nước sông Phó Đáy ..........27
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................27
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp ........................27
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp .......................................................27
2.4.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm ...................28
2.4.4. Phương pháp so sánh, đánh giá ...............................................................30
2.4.5. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu .......................................................30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................31
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc .........31
3.1.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................31
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................35
3.2. Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước sông Phó Đáy đoạn chảy qua
huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc .........................................................................37
3.2.1. Chất lượng môi trường nước sông Phó Đáy đoạn chảy qua huyện Lập
Thạch năm 2013.................................................................................................37
3.2.2. Chất lượng môi trường nước sông Phó Đáy đoạn chảy qua huyện Lập
Thạch năm 2014.................................................................................................39
3.2.3. Chất lượng môi trường nước sông Phó Đáy đoạn chảy qua huyện Lập
Thạch năm 2015.................................................................................................41
3.2.4. Chất lượng môi trường nước sông Phó Đáy đoạn chảy qua huyện Lập
Thạch năm 2016.................................................................................................43
3.2.5. Hiện trạng chất lượng môi trường nước sông Phó Đáy đoạn chảy qua
huyện Lập Thạch đợt T3/2017...........................................................................44
3.2.6. Diễn biến chất lượng môi trường nước sông Phó Đáy đoạn chảy qua
huyện Lập Thạch giai đoạn 2013 - 2017 ...........................................................45
3.3. Xác định một số nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước
sông Phó Đáy đoạn chảy qua huyện Lập Thạch ...................................................61
3.3.1. Nguồn thải sinh hoạt ................................................................................61
3.3.2. Chất thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp........62
3.4. Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường nước sông Phó Đáy .................63



v

3.4.1. Quản lý nguồn nước thải sinh hoạt và chăn nuôi từ khu dân cư ven
sông ...................................................................................................................64
3.4.2. Quản lý chất thải rắn từ khu dân cư các xã ven bờ sông Phó Đáy ..........64
3.4.3. Quy hoạch quản lý tài nguyên đất ven bờ ...............................................65
3.4.4. Quản lý môi trường dựa vào cộng đồng ..................................................66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................67
1. Kết luận .............................................................................................................67
2. Kiến nghị ...........................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................69


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Kí hiệu

Chú giải

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

CN-TCN Công nghiệp – Thủ công nghiệp
FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc


HĐND

Hội đồng nhân dân

HGĐ

Hộ gia đình

KLN

Kim loại nặng

NĐ-CP

Nghị định Chính phủ

QCCP

Quy chuẩn cho phép

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam



Quyết định

QH


Quốc hội

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TT

Thông tư

UBND

Uỷ ban nhân dân

UNICEF

Quỹ nhi đồng liên hợp quốc

WHO

Tổ chức Y tế thế giới


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp .................................................... 8
Bảng 2.1. Vị trí một số điểm quan trắc chất lượng nước sông Phó Đáy .................. 28

Bảng 3.1: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Phó Đáy năm 2013 .................. 37
Bảng 3.2: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Phó Đáy năm 2014 .................. 39
Bảng 3.3: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Phó Đáy năm 2015 .................. 41
Bảng 3.4: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Phó Đáy năm 2016 .................. 43
Bảng 3.5: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Phó Đáy đợt T3/2017 .............. 44
Bảng 3.6. Kết quả đo pH tại các vị trí trên sông Phó Đáy từ năm 2013
đến năm 2017 ................................................................................ 46
Bảng 3.7. Kết quả phân tích hàm lượng BOD5 tại các vị trí trên sông Phó Đáy
từ năm 2013 đến năm 2017 ......................................................................... 47
Bảng 3.8. Kết quả phân tích hàm lượng TSS tại các điểm trên sông Phó Đáy từ
năm 2013 đến năm 2017 ............................................................................. 49
Bảng 3.9. Kết quả phân tích hàm lượng PO43- tại các điểm trên sông Phó Đáy
từ năm 2013 đến năm 2017 ......................................................................... 51
Bảng 3.10. Kết quả phân tích hàm lượng NO3- tại các điểm trên sông Phó Đáy
từ năm 2013 đến năm 2017 ......................................................................... 53
Bảng 3.11. Kết quả phân tích hàm lượng NH4+ tại các điểm trên sông Phó Đáy
từ năm 2013 đến năm 2017 ......................................................................... 55
Bảng 3.12. Kết quả phân tích hàm lượng Tổng dầu mỡ tại các điểm trên sông
Phó Đáy từ năm 2013 đến năm 2017 .......................................................... 57
Bảng 3.13. Kết quả phân tích hàm lượng tổng coliform tại các điểm trên sông
Phó Đáy từ năm 2013 đến năm 2017 .......................................................... 59


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Giá trị BOD5 trên sông Bằng Giang và phụ lưu trên địa bàn tỉnh
Cao Bằng năm 2011 ................................................................................. 13
Hình 1.2. Diễn biến giá trị COD trên sông Kỳ Cùng và phụ lưu trong giai
đoạn 2011 - tháng 6/2015 ......................................................................... 13

Hình 1.3. Diễn biến giá trị COD trong nước sông Hồng và các phân lưu chảy
qua tỉnh Nam Định trong giai đoạn 2011 – 2015 ..................................... 15
Hình 1.4. Diễn biến hàm lượng Amoni nước sông Hồng giai đoạn 2012 – 2014 ........... 15
Hình 1.5.Diễn biến hàm lượng Phốt phát nước sông Hồng giai đoạn
2012- 2014 .............................................................................................. 16
Hình 1.6. Diễn biến giá trị COD trên các sông khác thuộc LVS Hồng - Thái
Bình trong giai đoạn 2011 – 2015 ............................................................ 16
Hình 1.7. Giá trị WQI trên sông Cầu tháng 7/2015 và tháng 7/2016 ....................... 17
Hình 1.8. Diễn biến hàm lượng Amoni trong nước sông Ngũ Huyện Khê giai
đoạn 2011 – 2015 ..................................................................................... 18
Hình 1.9. Diễn biến tỷ lệ vượt chuẩn của một số thông số trong nước mặt trên
LVS Cầu giai đoạn 2011 - 2015 ............................................................... 18
Hình 1.10. Diễn biến chỉ số WQI trung bình năm trên sông Nhuệ giai đoạn
2011 – 2015 .............................................................................................. 19
Hình 1.11. Diễn biến chỉ số WQI trung bình năm trên sông Đáy giai đoạn
2011 – 2015 .............................................................................................. 20
Hình 1.12. Diễn biến giá trị COD trên sông Đồng Nai giai đoạn
2011 – 2015 ........................................................................................... 22
Hình 3.1. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 2016 ......................................... 33
Hình 3.2. Lượng mưa trung bình các tháng trong năm 2016 .................................... 33
Hình 3.3. Diễn biến hàm lượng BOD5 trung bình qua các năm 2013 - 2017 ........... 48
Hình 3.4. Diễn biến hàm lượng TSS trung bình qua các năm 2013 - 2017 .............. 50
Hình 3.5. Diễn biến hàm lượng PO43- trung bình qua các năm 2013 - 2017 ............ 52
Hình 3.6. Diễn biến hàm lượng NO3- trung bình qua các năm 2013 - 2017 ............. 54
Hình 3.7. Diễn biến hàm lượng NH4+ trung bình qua các năm 2013 - 2017 ............ 56
Hình 3.8. Hàm lượng Tổng dầu mỡ trung bình qua các năm ................................... 58
Hình 3.9. Hàm lượng Tổng coliform trung bình qua các năm .................................. 60


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chúng ta đều biết rằng nước là một tài nguyên thiết yếu và quan trọng
nhất cho sự sống, không có nước loài người và tất cả các loài sinh vật đều
không thể tồn tại. Nước giữ vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền
vững trên toàn thế giới. Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi dày đặc với 16
lưu vực sông, 2.372 con sông có chiều dài từ 10 km trở lên. Trong đó, 13 lưu
vực sông lớn có diện tích trên 10.000 km2, chiếm hơn 80% diện tích lãnh thổ
(Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015) [4]. Song những năm gần đây, bên
cạnh sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội chúng ta đang phải đối mặt với
những vấn đề ô nhiễm môi trường do chính hoạt động của con người. Áp lực
của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và sự gia tăng dân số đã kéo theo
những tác động tiêu cực đến môi trường đất - nước - không khí, đặc biệt là
vấn đề suy thoái tài nguyên nước.
Trong tình hình đó, công tác quản lý môi trường lưu vực sông nói
chung và các sông nói riêng đã và đang được triển khai thực hiện tại Việt
Nam nhằm đối phó với những thách thức về sự khan hiếm nước, sự gia tăng
tình trạng ô nhiễm và suy thoái các nguồn tài nguyên và môi trường của các
lưu vực sông. Việc đánh giá hiện trạng môi trường các sông là hết sức cần
thiết để từ đó đưa ra các giải pháp tối ưu nhằm giảm thiểu, cải tạo các dòng
sông bị ô nhiễm.
Sông Phó Đáy là một chi lưu bên tả ngạn của sông Lô, có thượng lưu
và trung lưu chảy trên địa bàn vùng núi và trung du phía Bắc, còn hạ lưu chảy
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Sông Phó Đáy bắt nguồn từ vùng núi Tam Tạo,
huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, chảy qua các huyện Yên Sơn, Sơn Dương của
tỉnh Tuyên Quang, huyện Lập Thạch, Tam Đảo, Tam Dương, Vĩnh Tường


2


của tỉnh Vĩnh Phúc và nhập vào sông Lô tại giữa xã Sơn Đông (Lập Thạch)
và xã Việt Xuân (Vĩnh Tường) phía trên cầu Việt Trì 200 m. Bên kia sông Lô
tại ngã ba sông là địa phận tỉnh Phú Thọ, từ ngã ba sông Phó Đáy và sông Lô
đi tiếp về phía hạ lưu của sông Lô chưa đến 2 km là ngã ba sông nơi sông Lô
hợp lưu vào sông Hồng. Sông Phó Đáy có nhiều phụ lưu nhỏ, đoạn trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc dài 41,5 km, lưu lượng bình quân là 23 m3/giây. Sông Phó
Đáy ở đây còn được gọi là sông Đáy, làm thành ranh giới tự nhiên giữa Lập
Thạch với Tam Đảo và giữa Lập Thạch với Tam Dương, Lập Thạch với Vĩnh
Tường. (UBND huyện Lập Thạch, 2015) [22]
Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa của huyện Lập Thạch,
tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm gần đây diễn ra khá nhanh, tải lượng và số
lượng điểm xả chất thải (rắn, lỏng) vào lưu vực sông Phó Đáy tăng nhanh
chóng đã có tác động đến chất lượng nước sông, làm ảnh hưởng đến cảnh
quan sinh thái hai bên bờ sông và nguồn cung cấp nước của người dân trong
vùng. (UBND huyện Lập Thạch, 2015) [23]
Việc đánh giá chất lượng nước mặt sông Phó Đáy đoạn chảy qua địa
bàn huyện Lập Thạch nhằm nắm được hiện trạng, xác định được nguyên nhân
gây ô nhiễm từ đó đưa ra biện pháp khắc phục, cải thiện chất lượng môi
trường sinh thái, cảnh quan một cách hữu hiệu và phù hợp. Xuất phát từ thực
tế nêu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu diễn biến chất
lượng môi trường nước sông Phó Đáy đoạn chảy qua huyện Lập Thạch,
tỉnh Vĩnh Phúc”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được hiện trạng và diễn biến môi trường nước trên sông Phó
Đáy đoạn chảy qua huyện Lập Thạch và từ đó đề xuất các biện pháp quản lý
góp phần giảm thiểu các tác động tới môi trường nước.



3

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước sông Phó Đáy từ
công tác lấy mẫu, phân tích môi trường.
- Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước sông Phó Đáy qua
các năm từ năm 2013 đến năm 2016, từ đó thấy được chiều hướng chất lượng
môi trường nước theo chiều hướng tiêu cực hay tích cực.
- Tìm hiểu được các nguyên nhân, nguồn gây ô nhiễm chính tác động
đến môi trường nước sông Phó Đáy.
- Đề xuất các biện pháp quản lý và bảo vệ, khắc phục tình trạng ô
nhiễm môi trường nước sông Phó Đáy đoạn chảy qua huyện Lập Thạch,
tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu sẽ đánh giá được hiện trạng và diễn biến môi trường
nước sông Phó Đáy đưa ra được xu hướng biến đổi của môi trường nước và
các nguyên nhân dẫn đến hiện trạng môi trường hiện nay, trên cơ sở đó đưa
ra một số biện pháp nhằm giảm thiểu các tác động đến môi trường nước
trên địa bàn huyện.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Làm cơ sở để cơ quan quản lý của địa phương có cái nhìn tổng quát
về hiện trạng môi trường nói chung và môi trường nước sông Phó Đáy nói
riêng từ đó đưa ra các quy hoạch phù hợp với sự phát triển của huyện trong
tương lai đi đôi với công tác bảo vệ môi trường hiệu quả.
- Cung cấp số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch xây dựng chính
sách bảo vệ môi trường và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lập
Thạch nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.



4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
Nước là một nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú quanh ta.
Nước được sử dụng trong mọi mặt của đời sống con người. Hiện nay nhu cầu
chất lượng cuộc sống ngày càng cao, do đó chất lượng nước sử dụng cũng
phải tốt hơn. Chúng ta cần phải phân biệt được nước sạch và nước hợp vệ
sinh để sử dụng cho cho phù hợp, tránh những ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống cũng như trong hoạt động sản xuất và sinh hoạt.
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
- Khái niệm về môi trường:
Theo Khoản 1, Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014,
môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật
chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con
người và sinh vật”. (Quốc hội, 2014) [16].
- Khái niệm tài nguyên nước:
Theo Khoản 1, Điều 2 Luật Tài nguyên nước 2012: “Tài nguyên nước
bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lănh
thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. (Quốc hội, 2012) [15].
- Khái niệm nước mặt:
Theo Khoản 3, Điều 2 Luật Tài nguyên nước 2012: “Nước mặt là nước
tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo”. (Quốc hội, 2012) [15].
Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học
và thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”.


5


Suy thoái nguồn nước là sự suy giảm về số lượng, chất lượng nguồn
nước so với trạng thái tự nhiên hoặc so với trạng thái của nguồn nước đã được
quan trắc trong các thời kỳ trước đó.
Cạn kiệt nguồn nước là sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng của
nguồn nước, làm cho nguồn nước không còn khả năng đáp ứng nhu cầu khai
thác, sử dụng và duy trì hệ sinh thái thủy sinh.
- Khái niệm ô nhiễm môi trường:
Theo Khoản 8, Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam 2014: “Ô
nhiễm môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợp
với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng
xấu đến con người và sinh vật”. (Quốc hội, 2014) [16].
- Khái niệm quy chuẩn kỹ thuật môi trường:
Theo Khoản 5, Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam 2014: “Quy
chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng
môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất
thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường.”.
- Khái niệm quan trắc môi trường:
Theo Khoản 20, Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam 2014: “Quan
trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về thành phần môi trường,
các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện
trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi
trường”. (Quốc hội, 2014) [16].
1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của nước đối với cuộc sống
Nước tham gia vào thành phần cấu trúc sinh quyển, điều hòa các yếu tố
khí hậu, đất đai và sinh vật. Nước là thành phần cấu tạo, là dung môi hòa tan
nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào, đồng thời nước còn là



6

môi trường của các phản ứng sinh hóa, là môi trường sống của động thực vật
thủy sinh. Nước còn đáp ứng những nhu cầu đa dạng của con người trong
sinh hoạt hàng ngày, tưới tiêu cho nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, sản
xuất điện năng và tạo ra nhiều cảnh quan đẹp. (Lê Văn Khoa, 2011) [21].
1.1.2.1. Vai trò và ý nghĩa của nước với sức khỏe con người
Nước có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, con người có thể nhịn
ăn được vài ngày, nhưng không thể nhịn uống nước. Nước chiếm khoảng
70% trọng lượng cơ thể, 65-75% trọng lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50%
trọng lượng xương. Nước tồn tại ở hai dạng: nước trong tế bào và nước ngoài
tế bào. Nước ngoài tế bào có trong huyết tương máu, dịch limpho, nước bọt…
Huyết tương chiếm khoảng 20% lượng dịch ngoài tế bào của cơ thể (3-4 lít).
Nước là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra
không ngừng trong cơ thể. Nước là một dung môi, nhờ đó tất cả các chất dinh
dưỡng được đưa vào cơ thể, sau đó được chuyển vào máu dưới dạng dung
dịch nước. Một người nặng 60 kg cần cung cấp 2-3 lít nước để đổi mới lượng
nước của có thể, và duy trì các hoạt động sống bình thường. (Lê Văn Khoa,
2011) [21].
Cũng như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu được trong đời
sống con người. Trong quá trình hình thành sự sống trên trái đất thì nước và
môi trường đóng vai trò quan trọng. Nước tham gia vào vai trò tái sinh thế
giới hữu cơ thông qua phản ứng:
6CO2 + 12 H2O --> C6H12O6 + 6H2O + 6O2
Trong quá trình trao đổi chất thì nước đóng vai trò trung tâm, nước là
dung môi của nhiều chất và đóng vai trò dẫn đường cho các muối đi vào cơ thể.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy con người có thể nhịn ăn trong
năm tuần, nhưng nhịn uống nước không quá năm ngày và nhịn thở không quá
năm phút. Khi đói trong một thời gian dài, cơ thể sẽ tiêu thụ hết lượng
glycogen, toàn bộ mỡ dự trữ, một nửa lượng prôtêin để duy trì sự sống.



7

Nhưng nếu cơ thể chỉ cần mất hơn 10% nước là đã nguy hiểm đến tính
mạng và mất 20 – 22% nước sẽ dẫn đến tử vong.
Theo nhiều nghiên cứu, khoảng 80% thành phần mô não được cấu tạo
bởi nước, việc thường xuyên thiếu nước làm giảm sút tinh thần, khả năng tập
trung kém và đôi khi mất trí nhớ. Nếu thiếu nước, sự chuyển hóa prôtêin và
enzym để đưa các chất dinh dưỡng đến các bộ phận khác của cơ thể sẽ gặp
khó khăn. Ngoài ra, nước còn có nhiệm vụ thanh lọc và giải phóng những độc
tố xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa và hô hấp một cách hiệu quả.
Uống đủ nước làm cho hệ thống bài tiết được hoạt động thường xuyên, bài
thải những độc tố trong cơ thể, có thể ngăn ngừa sự tồn đọng lâu dài của
những độc tố gây ung thư, uống nước nhiều hàng ngày giúp làm loãng và gia
tăng lượng nước tiểu bài tiết cũng như góp phần thúc đẩy sự lưu thông toàn
cơ thể, từ đó ngăn ngừa hình thành các loại sỏi: đường tiết niệu, bàng quan,
niệu quản... Nước cũng là một biện pháp giảm cân hữu hiệu và đơn giản, nhất
là uống một cốc nước đầy khi cảm thấy đói hoặc trước bữa ăn. Cảm giác đầy
dạ dày do nước sẽ ngăn sự thèm ăn và quan trọng hơn là kích động quá trình
chuyển hóa, đốt cháy nhanh năng lượng calo vừa hấp thu qua thực phẩm.
Nếu mỗi ngày đều đặn uống sáu ly nước thì một năm có thể giảm 2 kg trọng
lượng cơ thể. (Lê Văn Khoa, 2011) [21].
1.1.2.2. Vai trò và ý nghĩa của nước trong nền kinh tế quốc dân
Trong khu dân cư, nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt, nâng cao đời
sống tinh thần cho nhân dân. Nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá
trình sản xuất nông nghiệp. Đối với cây trồng nước là nhu cầu thiết yếu, nước
hòa tan các chất khoáng, tham gia vào quá trình trao đổi chất của cây trồng,
ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, đồng thời còn có vai trò điều tiết các chế
độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất... (Lê

Văn Khoa, 2011) [21].


8

Bảng 1.1: Nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp
STT

Loại cây

1

Lúa 2 vụ

Nhu cầu nước
(m3/ha.năm)
14.000 - 25.000

2

Hoa màu

4.500 - 5.000

3

Bông

4.500 - 5.500


4

Khoai

6.000 - 6.500

5

Cà phê

4.000 - 5.000

(Nguồn: Giáo trình Con người và môi trường) (Lê Văn Khoa, 2011) [21].
Nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất lớn. Nước dùng để làm
nguội các động cơ, làm quay các tuabin, là dung môi làm tan các hóa chất
màu và các phản ứng hóa học. Mỗi ngành công nghiêp, mỗi loại hình sản xuất
và mỗi công nghệ yêu cầu một lượng nước, loại nước khác nhau. Nước góp
phần làm động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Nếu không có nước thì chắc
chắn toàn bộ các hệ thống sản xuất công nghiệp, nông nghiệp…trên hành tinh
này đều ngừng hoạt động và không tồn tại.
Hoạt động du lịch cũng gắn liền với nguồn nước. Nước không những
được dùng để cung cấp cho sinh hoạt du lịch ăn, uống, tắm, giặt… mà còn là
môi trường tốt để phát triển các loại hình du lịch.
Ngoài ra nước còn được coi là một khoáng sản đặc biệt vì nó tàng trữ
một nguồn năng lượng lớn và lại hòa tan nhiều vật chất có thể khai thác phục
vụ cho nhu cầu nhiều mặt của con người.
Tóm lại, nước có vai trò và ý nghĩa cực kỳ quan trọng, do đó bảo vệ
nguồn nước là rất cần thiết cho cuộc sống con người hôm nay và mai sau.
1.1.3. Khái niệm ô nhiễm nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và tính chất nước, có hại cho

hoạt động sống bình thường của sinh vật và con người, bởi sự có mặt của một
hay nhiều chất lạ vượt quá ngưỡng chịu đựng của sinh vật.


9

Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa về ô nhiễm nước như
sau: "Sự ô nhiễm nước là một biến đổi chủ yếu do con người gây ra đối với
chất lượng nước, làm ô nhiễm nước và gây nguy hại khi sử dụng cho công
nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi- giải trí, cho động vật nuôi cũng như
các loài hoang dại”. (Lê Văn Khoa (2009) [13].
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo:
- Nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió, bão, lũ lụt. Ô nhiễm này
còn được gọi là ô nhiễm không xác định nguồn gốc.
- Nguồn gốc nhân tạo: Là sự thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng
lỏng. Chủ yếu do xả nước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt
động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón trong nông nghiệp.
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô
nhiễm nước như ô nhiễm vô cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm
sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý. (Lê Văn Khoa (2009) [13].
1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội thông qua
ngày 21/6/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013;
- Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội thông qua
ngày 23/6/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015;
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính Phủ về
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính Phủ về quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 Quy định lập, quản lý

hành lang bảo vệ nguồn nước.
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 Thoát nước và xử lý
nước thải.


10

- Nghị định số 102/2008/NĐ-CP ngày 15/9/2008 về việc thu thập, quản
lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường.
- Thông tư số 21/2012/TT-BTNMT ngày 19 tháng 12 năm 2012 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định việc bảo đảm chất lượng và kiểm soát
chất lượng trong quan trắc môi trường.
- Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
môi trường;
- Thông tư số 43/2011/TT-BTNMT ngày 12/12/2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
môi trường;
- Thông tư số 02/2009/TT-BTNMT ngày 19/3/2009 Quy định đánh giá
khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước.
- Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 5/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về việc Phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 113/QĐ-TTg ngày 20/01/2012 của Thủ tướng Chính
phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh
Phúc đến năm 2020;
- Quyết định số 166/QĐ-TTg ngày 21/01/2014 của Thủ tướng Chính
phủ về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc
gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 Phê duyệt chiến lược

quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020.
- Quyết định số 1087/QĐ-UBND ngày 18/4/2014 của UBND tỉnh
Vĩnh Phúc về phê duyệt Quy hoạch tổng thể cấp nước sinh hoạt và vệ


11

sinh môi trường nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng
đến năm 2030.
- Quyết định số 1285/QĐ-CT ngày 14/6/2012 của Chủ tịch UBND
tỉnh Vĩnh Phúc về việc phân bổ chi tiết các Chương trình mục tiêu Quốc
gia năm 2012.
- Quyết định số 4110/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh
Vĩnh Phúc về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
huyện Lập Thạch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Diễn biến chất lượng nước của một số lưu vực sông chính của
Việt Nam
Diễn biến chất lượng nước mặt được đánh giá trên cơ sở chất lượng
nước của các lưu vực sông (LVS) lớn trải dài từ Bắc vào Nam. Nhìn chung,
chất lượng nước mặt ở thượng nguồn các LVS của Việt Nam còn tương đối
tốt. Tuy nhiên, đã có một số khu vực đầu nguồn có dấu hiệu ô nhiễm tại một
số thời điểm. Tại các LVS, ô nhiễm và suy thoái chất lượng nước tiếp tục xảy
ra ở nhiều đoạn, tập trung ở vùng trung lưu và hạ lưu (đặc biệt là các đoạn
chảy qua khu vực đô thị, khu công nghiệp, làng nghề), nhiều nơi ô nhiễm đã ở
mức nghiêm trọng, như ở LVS Nhuệ - Đáy, LVS Cầu, LVHTS Đồng Nai.
Mức độ ô nhiễm phụ thuộc vào yếu tố thủy văn của dòng chảy (mức độ ô
nhiễm thường tăng cao hơn vào mùa khô) và đặc biệt phụ thuộc vào việc
kiểm soát các nguồn thải đổ vào nguồn nước. (Bộ Tài nguyên và Môi trường,
2015) [4].

Môi trường nước mặt tại các khu vực bị ô nhiễm hầu hết do các chất hữu
cơ và vi sinh vật vượt ngưỡng cho phép; tình trạng ô nhiễm hữu cơ diễn ra khá
phổ biến tại nhiều LVS. Vấn đề ô nhiễm dầu mỡ thường chỉ xảy ra ở những


12

đoạn sông có hoạt động giao thông thủy phát triển, hoặc những đoạn sông tiếp
nhận nước thải công nghiệp của các cơ sở sản xuất, các khu vực cảng… Ô
nhiễm kim loại nặng mang tính cục bộ, tập trung chủ yếu ở những sông nhánh
gần các khu vực khai thác khoáng sản hoặc các cơ sở sản xuất công nghiệp.
Hiện tượng xâm nhập mặn ở vùng hạ lưu, cửa sông diễn ra khá phổ biến trong
những năm gần đây tại vùng Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và duyên hải miền
Trung. (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015) [4].
1.3.1.1. Lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng
LVS Bằng Giang - Kỳ Cùng gồm có 2 sông lớn là sông Bằng Giang và
sông Kỳ Cùng. Sông Bằng Giang bắt nguồn từ tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc,
chảy qua địa phận Cao Bằng rồi đổ sang Trung Quốc, hợp lưu với sông Kỳ
Cùng. Sông Kỳ Cùng là con sông chính của Lạng Sơn, bắt nguồn từ vùng núi
Bắc Xa, chảy sang Trung Quốc theo hướng ngược lại với sông Bằng Giang.
* Sông Bằng Giang
Nhìn chung, chất lượng nước sông Bằng Giang và các phụ lưu tại khu
vực thượng nguồn còn khá tốt. Nồng độ các chất ô nhiễm tăng dần về hạ lưu,
nơi đông dân cư và các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Tại những
đoạn sông có khai thác vàng sa khoáng, cát, cuội, sỏi và những đoạn sông tiếp
nhận nguồn nước thải từ hoạt động khai thác khoáng sản thì độ đục, TSS tại
đây cao hơn trên thượng nguồn rất nhiều lần và đã ở mức vượt QCVN 08MT:2015/BTNMT B1. Ô nhiễm do chất hữu cơ chưa phải là vấn đề đáng lưu
ý trên sông Bằng Giang, tại hầu hết các điểm quan trắc, giá trị COD và BOD5
vượt QCVN 08-MT:2015/BTNMT A1 song vẫn đạt loại B1 (Hình 1.1) (Bộ
Tài nguyên và Môi trường, 2015) [4].



13

Hình 1.1. Giá trị BOD5 trên sông Bằng Giang và phụ lưu trên địa bàn tỉnh
Cao Bằng năm 2011
* Sông Kỳ Cùng
Chất lượng nước sông Kỳ Cùng trong giai đoạn 2011 - 2015 ít có sự biến
động qua các năm. Hầu hết các thông số quan trắc đều nằm trong ngưỡng giới hạn
cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT B1 (Hình 1.2). Tại một số thời điểm,
nước sông có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ chất hữu cơ do chịu sự tác động trực tiếp
của các nguồn nước thải chưa qua xử lý, xả thải trực tiếp vào sông (điển hình như
đoạn sông chảy qua nhà máy thuộc da Nguyên Hồng, huyện Văn Lãng).

Hình 1.2. Diễn biến giá trị COD trên sông Kỳ Cùng và phụ lưu trong giai
đoạn 2011 - tháng 6/2015


14

1.3.1.2. Lưu vực sông Hồng - Thái Bình
LVS Hồng - Thái Bình trên lãnh thổ Việt Nam, chảy qua địa phận các
tỉnh/thành phố, bao gồm: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang,
Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc
Cạn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nội, Hà
Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Quảng Ninh, Lạng Sơn và Cao Bằng.
Chất lượng nước sông Hồng được đánh giá còn khá tốt với chỉ số chất
lượng nước WQI ở mức cao, nhiều nơi nước có thể sử dụng tốt cho cấp nước
sinh hoạt. Trong giai đoạn 2011 - 2015, chất lượng nước có xu hướng tốt lên.
Sông Hồng có đặc trưng tự nhiên là lượng phù sa lớn nên hàm lượng

chất rắn lơ lửng và sắt trong nước khá cao, nhất là vào mùa mưa (tháng 4 tháng 10), hàm lượng TSS có sự gia tăng mạnh do nước mưa làm xói mòn các
hợp chất bề mặt vào môi trường nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015) [4]
Tại các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, giá trị TSS ghi nhận được trong
nước sông Hồng luôn ở mức cao hơn QCVN 08:2015 B1 và cao hơn các tỉnh
khác như Hà Nam, Nam Định. Nguyên nhân là do hoạt động khai thác khoáng
sản, cát, sỏi diễn ra khá phổ biến. Tại các đoạn sông chảy qua các nhà máy, khu
vực tập trung hoạt động sản xuất công nghiệp (đoạn chảy qua Phú Thọ, Vĩnh
Phúc), môi trường nước đã có dấu hiệu bị ô nhiễm chất hữu cơ, chất dinh dưỡng.
Đoạn sông Hồng và phân lưu của sông Hồng chảy qua địa bàn tỉnh Nam
Định cũng đã ghi nhận hiện tượng ô nhiễm chất hữu cơ, chất dinh dưỡng (Hình 1.3)
Một vấn đề cũng cần tiếp tục được quan tâm theo dõi thường xuyên, đó
là việc giám sát chất lượng môi trường nước sông Hồng khu vực đầu nguồn,
vùng giáp ranh với Trung Quốc.


15

Hình 1.3. Diễn biến giá trị COD trong nước sông Hồng và các phân lưu
chảy qua tỉnh Nam Định trong giai đoạn 2011 – 2015
Trạm quan trắc môi trường xuyên biên giới trên sông Hồng tại Lào Cai
thường xuyên ghi nhận hàm lượng Amoni và Phốt phát cao hơn các điểm
khác tại thượng nguồn sông Hồng. Giá trị cao nhất được ghi nhận năm 2012
và giảm dần trong các năm tiếp theo, tuy nhiên vẫn vượt QCVN (Hình 1.4 và
Hình 1.5). Trong năm, giá trị Amoni thường tăng cao vào 6 tháng đầu năm,
giảm trong 6 tháng cuối năm (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015) [4].

Hình 1.4. Diễn biến hàm lượng Amoni nước sông Hồng giai đoạn 2012 – 2014



×