Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

KIẾN TRÚC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHÙ HỢP VỚI XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỚI TRONG GIÁO DỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.77 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH
----------------NGUYỄN THÀNH DANH

KIẾN TRÚC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHÙ HỢP VỚI XU HƯỚNG
PHÁT TRIỂN MỚI TRONG GIÁO DỤC

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

TP. HỒ CHÍ MINH 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH
----------------NGUYỄN THÀNH DANH

KIẾN TRÚC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHÙ HỢP VỚI XU HƯỚNG
PHÁT TRIỂN MỚI TRONG GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Kiến Trúc
Mã số: 60.58.01.02
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS.KTS. DOÃN MINH KHÔI

TP. HỒ CHÍ MINH 2016


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................. 1
2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu có liên quan đến đề tài .............. 4
3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................ 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 6
PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................ 7
CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 7
TỔNG QUAN KIẾN TRÚC TRƯỜNG THPT TRÊN THẾ GIỚI
VÀ TP.HCM....................................................................................... 7
1.1 Tổng quan phát triển giáo dục cấp THPT trên thế giới .......... 7
1.1.1 Khái niệm chung ......................................................................... 7
1.1.2 Tình hình phát triển chung của giáo dục cấp THPT ở các nước
tiên tiến trên thế giới ............................................................................ 8
1.1.3 Xu hướng mới trong thiết kế kiến trúc trường học THPT ở các
nước tiên tiến ....................................................................................... 8
1.1.3.1 Xu hướng kết hợp đa dạng các hình thái kiến trúc .................. 8
1.1.3.2 Xu hướng linh hoạt trong bố trí không gian kiến trúc trường
học
............................................................................................................ 14
1.1.3.3 Xu hướng phát triển thành môi trường tự nghiên cứu, học tập
và làm việc ......................................................................................... 15
1.1.3.4 Xu hướng trường học đa chức năng ...................................... 17
1.2 Tổng quan phát triển giáo dục cấp THPT tại Việt Nam ....... 19

1.2.1 Tình hình phát triển chung của giáo dục cấp THPT tại Việt Nam
............................................................................................................ 19
1.2.2 Những nét mới trong thiết kế kiến trúc trường học ở Việt Nam 21
1.3 Thực trạng về kiến trúc trường học THPT ở TP.HCM ......... 23
1.3.1 Các tiêu chí đánh giá ................................................................. 23


1.3.2 Hiện trạng kiến trúc trường THPT ở TP.HCM hiện nay .......... 24
1.3.3 Đánh giá chung về kiến trúc trường THPT trên địa bàn TP.HCM
............................................................................................................ 24
1.3.3.1 Giai đoạn Pháp thuộc ............................................................. 24
1.3.3.2 Giai đoạn sau năm 1975 khi đất nước giải phóng ................ 25
1.4 Kết luận chương ......................................................................... 27
CHƯƠNG 2 ....................................................................................... 27
CƠ SỞ KHOA HỌC THIẾT KẾ KIẾN TRÚC TRƯỜNG THPT
TẠI TP.HCM NHẰM PHÙ HỢP VỚI XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN
MỚI CỦA GIÁO DỤC .................................................................... 28
2.1 Điều kiện tự nhiên vị trí địa lí, khí hậu của TP.HCM ........... 28
2.1.1 Vị trí địa lí, địa hình, khí hậu của TP.HCM .............................. 28
2.1.2 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên khí hậu đến kiến trúc trường
THPT ở TP.HCM ............................................................................... 30
2.1.2.1 Nhiệt độ môi trường và thông gió tự nhiên ............................ 30
2.1.2.2 Bức xạ mặt trời và chiếu sáng tự nhiên ................................. 30
2.1.2.3 Sự ô nhiễm từ đường phố ...................................................... 31
2.2 Cơ sở pháp lý và định hướng phát triển giáo dục THPT ở
TP.HCM ........................................................................................... 31
2.2.1 Mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009 – 2020
............................................................................................................ 31
2.2.1.1. Quy mô giáo dục được phát triển hợp lý, chuẩn bị nguồn nhân
lực cho đất nước thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tạo cơ hội

học tập suốt đời cho mỗi người dân.................................................... 32
2.2.1.2. Chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng cao, tiếp cận được
với chất lượng giáo dục của khu vực và quốc tế ................................ 33
2.2.1.3. Các nguồn lực cho giáo dục được huy động đủ, phân bổ và sử
dụng có hiệu quả để đảm bảo điều kiện phát triển giáo dục ............... 35


2.2.2 Sự phát triển của công nghệ thông tin trong ngành giáo dục Việt
Nam .................................................................................................... 35
2.2.3 Sự đổi mới và mục tiêu của giáo dục phổ thông trung học ....... 37
2.2.3.1 Xu thế quốc tế ........................................................................ 37
2.2.3.2 Vận dụng vào Việt Nam ........................................................ 39
2.2.3.3 Mục tiêu của giáo dục phổ thông trung học............................ 40
2.2.4 Các tiêu chuẩn và thực tiễn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn thiết kế
trong các công trình giáo dục ............................................................. 42
2.2.4.1 Các tiêu chuẩn về thiết kế trường học ................................... 42
2.3.4.2 Thực tiễn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn thiết kế trong các công
trình giáo dục ...................................................................................... 43
2.3 Cơ sở về quy hoạch kiến trúc..................................................... 45
2.3.1 Địa điểm xây dựng..................................................................... 45
2.3.2 Quy hoạch tầng cao ................................................................... 45
2.3.3 Giao thông tiếp cận .................................................................... 46
2.3.4 Xu hướng mới trong phương pháp và phương tiện dạy và học ở
các nước tiên tiến trên thế giới ........................................................... 46
2.3.4.1 Xu hướng mới trong phương tiện dạy và học ở các nước tiên
tiến ...................................................................................................... 46
2.3.4.2 Xu hướng mới trong phương pháp dạy và học ở các nước tiên
tiến ..................................................................................................... 48
2.4 Mối quan hệ giữa giáo dục và kiến trúc trường THPT ........... 52
2.4.1 So sánh giữa trường THPT tại Việt Nam và các nước trên thế

giới ...................................................................................................... 52
2.4.2 Ảnh hưởng của sự phát triển giáo dục đến kiến trúc trường học
THPT ................................................................................................. 55
2.4.3 Ảnh hưởng của cơ sở vật chất và công nghệ đến kiến trúc trường
học THPT. .......................................................................................... 56
2.5 Kết luận chương ........................................................................... 58


CHƯƠNG 3 ....................................................................................... 59
GIẢI PHÁP THIẾT KẾ KIẾN TRÚC TRƯỜNG THPT TẠI
TP.HCM PHÙ HỢP VỚI XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỚI
TRONG GIÁO DỤC
3.1 Nguyên tắc chung trong thiết kế kiến trúc trường THPT tại
TP.HCM phù hợp với xu hướng phát triển mới trong giáo dục .. 59
3.1.1 Quan điểm vận dụng xu hướng mới trong thiết kế kiến trúc
trường học tại Việt Nam .................................................................... 59
3.1.2 Nguyên tắc chung trong thiết kế kiến trúc trường THPT tại
TP.HCM ............................................................................................ 62
3.2 Giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng kiến trúc trường THPT tại
TP.HCM ............................................................................................ 66
3.2.1 Bố cục tổng mặt bằng, sân chơi, cây xanh, mặt nước................ 66
3.2.2 Bố trí hợp lý các bộ phận kiến trúc trong tổng thể .................... 69
3.2.3 Tổ chức giao thông và sân bãi trong khuôn viên trường ........... 70
3.2.3.1 Tổ chức giao thông ................................................................ 70
3.2.3.2 Tổ chức cảnh quan trong khuôn viên trường ......................... 71
3.3 Giải pháp thiết kế kiến trúc trường THPT tại TP.HCM phù
hợp với xu hướng phát triển mới trong giáo dục ........................... 72
3.3.1 Giải pháp áp dụng xu hướng kiến trúc mới .............................. 72
3.3.2 Giải pháp vật lý kiến trúc .......................................................... 74
3.3.3 Giải pháp kiến trúc xanh ............................................................ 74

3.4. Giải pháp ứng dụng cho trường hợp cụ thể .......................... 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài:
1.1 Đặt vấn đề
Tổng Bí thư Đỗ Mười đã nói nhân dịp khai giảng năm học 1995 1996: “Con người là nguồn lực quý báu nhất, đồng thời là mục tiêu
cao cả nhất. Tất cả do con người và vì hạnh phúc của con người, trong
đó trí tuệ là nguồn tài nguyên lớn nhất của quốc gia. Vì vậy, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài là vấn đề có tầm chiến
lược, là yếu tố quyết định tương lai của đất nước”. Do vậy, giáo dục,
đào tạo giữ vai trò trọng yếu đối với mỗi quốc gia.
1.2 Tính cấp thiết của đề tài
Khi bước vào thời đại công nghệ thông tin, trong lúc các quốc gia liên
tục thử nghiệm nhiều phương pháp cải cách giáo dục và không ngừng
tìm kiếm những xu hướng mới trong thiết kế trường học, thì ở Việt
Nam mọi thứ đều bị ngừng trệ do chiến tranh. Chính vì vậy, việc
nghiên cứu :“Kiến trúc trường trung học phổ thông tại Thành phố
Hồ Chí Minh phù hợp với xu hướng phát triển mới trong giáo dục"
là công việc quan trọng và cần thiết .
2.Tổng quan các nghiên cứu và các tài liệu liên quan đến đề tài:
Trần Huê Long (2004), Định hướng phát triển mô hình trường phổ
thông năng khiếu TP.HCM, luận văn thạc sỹ trường ĐH Kiến trúc
TPHCM.
Đặng Mạnh Hùng (2013), Kiến trúc trường trung học phổ thông tại
TPHCM, luận văn thạc sỹ trường ĐH Kiến trúc TPHCM.

Bùi Hữu Hạnh chủ biên (2003), Thiết kế mẫu nhà lớp học – trường
Trung học cơ sở (THCS), Nxb Xây Dựng và Thiết kế mẫu nhà lớp học
của Viện Nghiên Cứu Kiến Trúc


2
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng kiến trúc trường THPT trên địa bàn TPHCM,
một số trường học Việt Nam và một số nước tiên tiến trên thế giới, từ
đó rút ra nguyên tắc thiết kế kiến trúc trường THPT phù hợp với điều
kiện ở TPHCM
Nghiên cứu những xu hướng thiết kế kiến trúc trường học tiến bộ phù
hợp với sự phát triển của giáo dục vận dụng vào trường học ở TPHCM.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu : Kiến trúc trường THPT công lập đã và đang
xây dựng
Phạm vi nghiên cứu : Các nghiên cứu, đề xuất giới hạn trong phạm vi
một số trường THPT điển hình trên địa bàn TPHCM. Ngoài ra còn một
số trường đạt chuẩn quốc gia ở Việt Nam
5. Phương pháp nghiên cứu
Thống kê phân loại kết quả khảo sát kiến trúc trường THPT để quy nạp
ra tình hình chung của các trường hiện nay .So sánh phân tích tổng hợp
ưu nhược điểm các phương án thiết kế kiến trúc trường học trong
nước, tại các nước phát triển trên thế giới
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN KIẾN TRÚC TRƯỜNG THPT
TRÊNTHẾ GIỚI VÀ TP.HCM
1.1 Tổng quan phát triển giáo dục THPT trên thế giới
1.1.1 Khái niệm chung:Trường trung học là cơ sở giáo dục bậc trung
học - bậc học nối tiếp bậc học tiểu học của hệ thống giáo dục quốc dân
nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông.

1.1.2 Tình hình phát triển chung của nền giáo dục THPT ở các
nước tiên tiến trên thế giới :Sự thay đổi của chính sách giáo dục
trong khoảng 30 năm cuối thế kỉ XX chịu ảnh hưởng rất nhiều từ
những biến chuyển trong môi trường kinh tế xã hội tại các nước công


3
nghiệp phát triển. Giáo dục trung học mang thêm một sứ mệnh mới:
cung cấp cho người học một nền tảng kiến thức đủ rộng, bền vững và
chất lượng để có thể dễ dàng lĩnh hội được các kĩ năng và kiến thức
cần thiết cho những công việc mà mình sẽ đảm trách trong tương lai.
1.1.3 Xu hướng mới trong thiết kế kiến trúc trường học THPT ở
các nước tiên tiến
1.1.3.1 Xu hướng kết hợp đa dạng các hình thái kiến trúc
Kiến trúc xanh : Thập niên 80 của thế kỷ XX, thế giới phải đối mặt
với hiệu ứng nhà kính và hiện tượng sa mạc hóa trầm trọng, lượng khí
thải trở nên quá tải, tầng ozone bị xâm hại ảnh hưởng đến bầu khí
quyển thì Liên Hợp Quốc đã ngay lập tức đưa ra vấn đề phát triển bền
vững, mà trong đó “ kiến trúc xanh” để phát triển bền vững trong xây
dựng.
Kiến trúc công nghệ cao - High tech :Kiến trúc High tech trong thiết
kế trường học không chỉ là hiện thân cho sự thịnh hành của một trào
lưu kiến trúc, mà nó còn là ngôn ngữ giáo dục khoa học – công nghệ
trực quan trong môi trường giáo dục.
Kiến trúc giải toả kết cấu – Deconstruction: Kiến trúc
Deconstruction không phải là một phong trào, không phải là một tín
điều, mà chỉ là mong muốn tái thẩm định những giá trị của kiến trúc
Hiện đại.
Bảo tồn di sản kiến trúc :Một số di sản kiến trúc trường học ở Châu
Âu, Mỹ được xây dựng vào những năm đầu thế kỷ 20 còn sót lại đến

ngày nay cần được cải tạo để phù hợp với phương pháp giáo dục mới –
1.1.3.2 Xu hướng linh hoạt trong bố trí không gian kiến trúc
trường học
Tính linh hoạt trong bố trí mặt bằng: Ngày nay các trường học
thường được thiết kế với tinh thần sẵn sàng cho sự thay đổi như tăng


4
giảm quy mô phòng học, thay đổi chức năng khối nhà…Do đó các
khối cùng chức năng tập trung chung vị trí, và có tổ hợp hình khối
trang trí dễ nhận biết, dồn về một khuôn viên khu đất.
Tính linh hoạt trong tổ chức không gian lớp học : Với phương châm
giáo dục hiện nay chủ yếu để học sinh sinh viên tự nghiên cứu phát
triển, lớp học ngày nay dần thay đổi. Với sự biến đổi này mà hình khối
lớp học hoàn toàn có thể sinh động hơn, chứ không còn là những khối
hộp vuông vức sắc cạnh bố cục như truyền thống nữa.[9] ( Hình 110,1-11,)
1.1.3.3 Xu hướng phát triển thành môi trường tự nghiên cứu, học
tập và làm việc
Các thành phần kiến trúc là phương tiện giảng dạy trực quan :Các
trường ở các nước tiên tiến hiện nay bố trí rất linh hoạt nhiều không
gian học nhóm chung, học ngoài giờ ở trong khuôn viên trường để
thuận tiện cho học sinh tham gia trao đổi, đồng thời tạo nhiều môi
trường khác nhau cho học sinh lựa chọn phù hợp cho nhiều đối tượng
khác nhau [9] ( Hình 1-11).
1.1.3.4 Xu hướng trường học đa chức năng
Liên kết giữa các cấp [13] : Hình thức tổ chức nhiều cấp học trong
cùng một khuôn viên trường học đang ngày càng được ưa chuộng ở
các nước tiên tiến giúp chia sẻ nhiều tiện ích về quản lý và các phòng
chức năng : thư viện, hội trường, phòng vi tính, sân bãi, phòng tập thể
dục thể thao….

Mô hình trường học “mở” [14]: Tùy theo tình hình cụ thể từng nơi
như : văn hóa mỗi quốc gia, vùng miền, tình hình luật pháp, trình độ
quản lý, quy mô công trình sẽ quyết định mức “mở” của công trình sao
cho nhà trường dễ quản lý…các hạng mục công trình như canteen, hội
trường, thư viện, phòng lab, multtimedia, sân vườn nhà thi đấu…


5
không chỉ phục vụ cho học sinh mà còn người dân khu vực xung
quanh.
1.2 Tổng quan phát triển giáo dục cấp THPT tại Việt Nam
1.2.1 Tình hình phát triển chung của giáo dục cấp THPT tại Việt
Nam
Giáo dục Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.: Cuối
thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm chiếm nước ta. Nền giáo dục phong
kiến Việt Nam bị thay đổi toàn bộ, từ nội dung chương trình sách giáo
khoa đến cách học, cách dạy, cách tổ chức các kỳ thi thay đổi, hệ thống
các trường từ sơ cấp, tiểu học, cao đẳng tiểu học, trung học phổ thông
đến các trường chuyên nghiệp, đại học dần dần được hình thành, thay
thế các trường lớp cả nền giáo dục phong kiến.
Giáo dục Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay
Năm 1975, đất nước hoàn toàn giải phóng. Nhiệm vụ cấp bách của
ngành giáo dục là xây dựng một nền thống nhất theo định hướng
XHCN.
Trong những năm cuối thập kỷ XX, Giáo dục - Ðào tạo Việt Nam đã
đạt được nhiều thành tựu lớn.
1.2.2Những nét mới trong thiết kế kiến trúc trường học ở Việt
Nam
Kiến trúc trường học ở Việt Nam hiện nay đang dần dần có sự chuyển
mình thay đổi vận dụng nhiều xu hướng mới trong thiết kế ví dụ như :

Trường THPT Marie [24] ( Hình 1-20), Trường THPT Amsterdam
[17] ( Hình 1-21), Trường mầm non Farming Kindergarten [24] ( Hình
1-22).
1.3 Thực trạng về kiến trúc trường học THPT ở TP.HCM
1.3.1 Các tiêu chí đánh giá
Một số tiêu chí để đánh giá :


6


Phong cách kiến trúc



Bố cục tổng thể :



Ứng dụng kỹ thuật và vật liệu mới : KT



Hình dáng mặt bằng

1.3.2 Hiện trạng kiến trúc trường THPT ở TP.HCM hiện nay :
Thông qua việc lấy mẫu khảo sát ( lấy quận 1, 3, Gò Vấp làm nghiên
cứu) để đánh giá hiện trạng kiến trúc trường THPT ở TPHCM.
Mẫu 1 - Đoạn đô thị trung tâm (quận 1,3)
Đây là một mẫu đại diện để nghiên cứu về trường học từ trước 1975

với những đặc trưng riêng biệt thời đó.
Mẫu 2 - Đoạn đô thị đang phát triển (quận Gò Vấp) (Xem bảng 1-1 )
[27]
1.3.3 Đánh giá chung về kiến trúc trường THPT trên địa bàn
TP.HCM
1.3.3.1 Giai đoạn Pháp thuộc
Bố cục tổng thể :Bố cục phân tán, diện tích dành cho trường học lớn,
các phòng chức năng và phòng học đều có hình chữ nhật hay vuông,
chạy dài kết nối bởi hành lang bên, tổ chức thành cụm quanh sân chơi.
Phong cách kiến trúc: Các công trình trường học đều mang phong
cách kiến trúc Pháp.( Hình 1-23, 1-24, 1-25) [22]
Tổ chức không gian :Các công trình trường học thời điểm này thường
cao hai tầng.Mái dốc lợp ngói, và thường sảnh đón được nhấn cao lên
so với các không gian khác.
1.3.3.2 Giai đoạn sau năm 1975 khi đất nước giải phóng :
Mặt bằng tổng thể : đa số các trường đều bố cục theo dạng chữ U, L,
□, hoặc tạo thành các dãy phòng học chạy theo hình dáng khu đất, Đa
phần các trường mật độ cây xanh, thảm cỏ, mặt nước đều không đáp
ứng đủ.


7
Phong cách kiến trúc : không có sự thay đổi đáng kể về phong cách
kiến trúc vẫn mang đậm dấu ấn của các trường học thời Pháp, có chăng
chỉ là sự tiết giảm các chi tiết trang trí và có xu hướng nhại các công
trình cổ. Hình (1 – 26, 1- 27)[22].
Tổ chức không gian : Hình dáng mặt bằng thường tạo thành các dãy
phòng học dài liên kết với cầu thang và hành lang bên
Kiểu bố trí phòng học không có sự khác biệt từ xưa đến nay, với bục
giảng, bảng đen, các bàn học sắp xếp theo hàng với giáo viên là trung

tâm.
1.4 Kết luận chương
Cần có chính sách bảo tồn cho những công trình thời Pháp vì dưới góc
độ văn hóa xã hội các công trình di sản hiện hữu trong một xã hội
đương đại tạo ra sự cân bằng và hài hòa với thời đại.
Kiến trúc trường học được xây mới vẫn còn mang dấu ấn của mô hình
giảng dạy truyền thống chưa theo kịp xu hướng giáo dục thế giới và
chưa tìm ra hướng đi riêng cho mình. Việc đổi mới thiết kế trường
THPT nói riêng và các cấp khác nói chung là điều cần được quan tâm
thực hiện nhưng cần phải định hướng rõ ràng.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ KHOA HỌC THIẾT KẾ KIẾN TRÚC TRƯỜNG THPT
TẠI TP.HCM NHẰM PHÙ HỢP VỚI XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN
MỚI CỦA GIÁO DỤC
2.1 Điều kiện tự nhiên vị trí địa lí, khí hậu của TP.HCM
2.1.1 Vị trí địa lí, địa hình, khí hậu của TP.HCM
Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, TP.HCM là một đầu
mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường
không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.


8
Trong năm TP.HCM có 2 mùa là biến thể của mùa hè: mùa mưa – khô
rõ rệt. Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm²/năm. Số
giờ nắng trung bình/tháng 160 – 270 giờ. Ðiều kiện nhiệt độ và ánh
sáng thuận lợi cho sự phát triển các chủng loại cây trồng và vật nuôi
đạt năng suất sinh học cao; .[7]
TP.HCM chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây –
Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc.
2.1.2 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên khí hậu đến kiến trúc

trường THPT ở TP.HCM
2.1.2.1 Nhiệt độ môi trường và thông gió tự nhiên: Giải pháp thông
gió tự nhiên là vận dụng sự kết hợp giữa kiến trúc và các đặc tính của
gió nằm tạo sự thông thoáng cho công trình, nhanh hạ nhiệt độ phòng,
giảm độ ẩm không khí. ( Hình 2-1)[5]
2.1.2.2 Bức xạ mặt trời và chiếu sáng tự nhiên :việc nhận càng nhiều
ánh sáng tự nhiên đồng nghĩa công trình nhận năng lượng bức xạ càng
lớn. Việc thiết kế công trình công cộng như trường học cần căn cứ theo
biểu đồ mặt trời biểu kiến ở Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng
(Hình 2-2) [5] .
2.1.2.3 Sự ô nhiễm từ đường phố : trường học thường được thiết kế
lùi sâu vào trong khuôn viên trường kết hợp trồng cây xanh để giảm
tiếng ồn.
2.2 Cơ sở pháp lý và định hướng phát triển giáo dục THPT ở
TP.HCM
2.2.1 Mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2012 –
2020 .[1]
Từ nay đến năm 2020, giáo dục Việt Nam phải đạt được các mục tiêu
sau:


9
2.2.1.1. Quy mô giáo dục được phát triển hợp lý, chuẩn bị nguồn
nhân lực cho đất nước thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tạo
cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân: Giáo dục phổ thông đến
năm 2020, 100% số tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục 9 năm
đúng độ tuổi, 80% thanh niên Việt Nam trong độ tuổi đạt trình độ học
vấn trung học phổ thông và tương đương.
2.2.1.2. Chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng cao, tiếp cận
được với chất lượng giáo dục của khu vực và quốc tế: học sinh

được trang bị học vấn cơ bản, kỹ năng sống, những hiểu biết ban đầu
về công nghệ và nghề phổ thông
2.2.1.3. Các nguồn lực cho giáo dục được huy động đủ, phân bổ và
sử dụng có hiệu quả để đảm bảo điều kiện phát triển giáo
dục:ngoài ngân sách nhà nước, nguồn lực cho giáo dục sẽ được huy
động từ các tổ chức kinh tế-xã hội, các đơn vị sử dụng nhân lực sau
đào tạo, được chia sẻ với người học và các hộ gia đình.
2.2.2 Sự phát triển của công nghệ thông tin trong ngành giáo dục
Việt Nam
Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước nhất là chỉ thị
58-CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2000 về việc đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp Công nghiệp
hóa và Hiện đại hóa. Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong
việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học.
2.2.3 Sự đổi mới và mục tiêu của giáo dục phổ thông trung học
2.2.3.1 Xu thế quốc tế : phát triển chương trình theo hướng tiếp cận
năng lực là xu thế chung được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng;
2.2.3.2 Vận dụng vào Việt Nam : cận dụng vào Việt Nam theo
nguyên tắc: Học tập một cách sáng tạo và có hệ thống, không rập


10
khuôn máy móc, đáp ứng yêu cầu vừa hiện đại, hội nhập quốc tế; vừa
có bản sắc dân tộc và phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
2.2.3.3 Mục tiêu của giáo dục phổ thông trung học: tập trung phát
triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát
hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
Mục tiêu phát triển năng lực nhằm khắc phục tình trạng quá chú trọng
vào trang bị kiến thức hàn lâm, kinh viện; người học biết nhiều lí
thuyết nhưng thực hành, vận dụng kém…

2.2.4 Các tiêu chuẩn và thực tiễn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn thiết
kế trong các công trình giáo dục
2.2.4.1 Các tiêu chuẩn về thiết kế trường học :Tiêu chuẩn quốc gia
TCVN 8794:2011 – “Trường trung học – Yêu cầu thiết kế” là tiêu
chuẩn chính để thiết kế trường THPT ở Việt Nam.TCVN 4602:2012
“Trường Trung cấp chuyên nghiệp – Tiêu chuẩn thiết kế”, TCVN
9210:2012 “Trường Dạy nghề – Tiêu chuẩn thiết kế”, TCVN
5719:1993 “Phòng học Trường phổ thông cơ sở – Yêu cầu vệ sinh học
đường”, được coi như một phần yêu cầu riêng đối với phòng học).
2.2.4.2 Thực tiễn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn thiết kế trong các
công trình giáo dục: hệ thống tiêu chuẩn thiết kế công trình trường
học vẫn còn chưa theo kịp với những thay đổi.
Do các tiêu chuẩn thiết kế mang tính sửa đổi, việc soát xét lại không
được thực hiện định kỳ, như đã đề cập, tính lạc hậu trong nội dung là
khó tránh khỏi.
Ở hầu hết các tiêu chuẩn hiện hành chưa căn cứ trên những cơ sở khoa
học mà vẫn còn định tính, chủ yếu dựa trên xu hướng do những khó
khăn về quỹ đất.
Trong các bộ tiêu chuẩn hiện hành còn thiếu những tiêu chuẩn mang
tính nâng cao theo xu hướng phát triển tất yếu như trường học xanh,


11
trường học mở… hoặc những tiêu chuẩn mang tính xã hội, cộng đồng
như những yêu cầu nhằm đảm bảo giáo dục hòa nhập cho người
khuyết tật.
2.3 Cơ sở về quy hoạch kiến trúc
2.3.1 Địa điểm xây dựng: dựa theo quyết định 02/2003/QĐ-UB về
việc phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới trường học ngành giáo
dục và đào tạo thành phố đến năm 2020 và QCVN 01:2014/BXD Quy

chuẩn kỹ thuật quốc gia quy hoạch xây dựng,
2.3.2 Quy hoạch tầng cao : theo tiêu chuẩn TCVN 8794:2011 điều
4.24 hiện nay các trường học đã được cho xây dựng 4 tầng miễn sao
phù hợp với quy hoạch được duyệt của khu vực
2.3.3 Giao thông tiếp cận: các đầu mối giao thông tập trung vào
TPHCM này rất cao trong khi cơ sở hạ tầng giao thông lại không thể
đáp ứng theo đà phát triển. Kẹt xe là vấn đề TPHCM mắc phải nhiều
năm qua và chưa có giải pháp thích hợp.
2.3.4 Xu hướng mới trong phương tiện và phương pháp dạy và học
ở các nước tiên tiến trên thế giới
2.3.4.1 Xu hướng mới trong phương tiện dạy và học ở các nước
tiên tiến[25]


Con người luôn mong muốn có thể học tập, làm việc và nghiên

cứu bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào họ muốn.


Công nghệ ngày nay đang theo xu hướng “điện toán đám mây”

và khái niệm công nghệ thông tin hỗ trợ đang dần được phân cấp.


Sự phong phú của các nguồn tri thức và các tương tác xã hội

dễ dàng truy cập thông qua Internet đang ngày càng thách thức những
người làm giáo dục phải xem xét lại vai trò của mình.



Mô hình giáo dục có sự thay đổi mạnh mẽ, bao gồm e-

learning, blended -learning và các mô hình học tập theo nhóm.


12
2.3.4.2 Xu hướng mới trong phương pháp dạy và học ở các nước
tiên tiến
a. Học sinh là trung tâm [13]
b. Học bằng thực tiễn [13]
c. Học làm việc theo nhóm [13]
d. Học cách tự định hướng học tập và làm việc [13]
e. Học bằng công nghệ thông tin hiện đại
f. Học kỹ thuật tạo ra ý tưởng [13]
2.4 Mối quan hệ giữa giáo dục và kiến trúc trường THPT
2.4.1 So sánh giữa trường THPT tại Việt Nam và các nước trên thế
giới
Khái niệm

Các trường THPT ở Mỹ, Úc tuổi

Trường THPT là một loại hình

học từ 13-18 bao gồm 4 hoặc 5

đào tạo chính quy ở Việt Nam,

lớp từ 8 đến 12

dành cho lứa tuổi trung bình từ


Các trường THPT ở Nhật, Pháp,

15-18 gồm các khối lớp 10-11-

Trung Quốc có số tuổi đi học

12.

giống Việt Nam.

Môn học

Chương trình học tổng quát bậc

Chương trình học rất ít linh động

trung học ở Mỹ không nặng, trẻ

vì tất cả mọi học sinh học cùng

em Mỹ cũng không theo một

một chương trình trong cùng một

chương trình thống nhất. Ở Mỹ,

thời gian, không cần biết đến sự

chương trình học của các trường


khác biệt về sự phát triển về tâm

phổ thông không chỉ khác nhau

sinh lý của mỗi cá nhân và ở từng

tuỳ theo các bang mà còn khác

lứa tuổi, về hoàn cảnh gia đình,

nhau tuỳ theo từng vùng, từng

khác biệt về địa phương, v.v…

quận.

Phương thức giảng dạy

Phương pháp giáo dục Mỹ lấy

Vẫn theo cách thức giảng dạy

người học làm trung tâm, chương


13
truyền thống với giáo viên làm

trình học có nhiều môn tự chọn (


trung tâm, thầy đọc trò chép.Học

30% của chương trình ),Phương

sinh rất ít được tự tìm tòi, suy

pháp dạy và chương trình học

nghĩ độc lập, chất vấn, thảo luận,

đầy linh động này thích ứng được

phát biểu ý kiến, và khám phá

với sự khác biệt và từ đó phát

những gì hợp với sở thích của

huy được sự đam mê học và khả

mình.

năng sáng tạo.

Nhận xét:
Ở các nước có nền giáo dục phát triển, trường học hoạt động gần như
cả năm nhằm tạo điều kiện thời gian cho học sinh chủ động lựa chọn,
cũng như các hoạt động ngoại khóa.Vì thế để đáp ứng được mà trường
học ngày nay phải có cơ sở vật chất tốt, hoạt động hiệu quả bên cạnh

việc tiết kiệm năng lượng thích ứng với điều kiện khí hậu trong suốt
một năm. Với xu hướng dạy học mới mà kiến trúc trường học sẽ phải
thay đổi nhằm phù hợp hơn.
2.4.2 Ảnh hưởng của sự phát triển giáo dục đến kiến trúc trường
học THPT
a. Phương pháp học sinh là trung tâm và kỹ thuật tạo ra ý tưởng
:các phòng học thường không cố định về kích thước, vật dụng bàn ghế,
số lượng học sinh ít, phòng học nhỏ để thuận tiện việc trao đổi và phát
biểu.
b. Phương pháp học bằng thực nghiệm :Hành lang, sảnh hay hội
trường, nhà thi đấu… đều có thể thành nơi để trình diễn nghệ thuật,
kịch nói, âm nhạc …còn cần có sân vườn để thí nghiệm, mô hình,
vườn thực vật…
c. Phương pháp học làm việc theo nhóm :các phòng học đều được
lắp đặt hệ thống internet và máy tính, và bàn ghế thường được bố trí


14
theo từng cụm, thuận tiện cho việc thảo luận của học sinh và không
gian học làm việc không nhất thiết phải cố định một chỗ
d. Phương pháp tự định hướng học tập và làm việc: không gian
trường học hình thành nhiều không gian để học sinh lựa chọn …Ngoài
ra cơ sở vật chất các môn năng khiếu như âm nhạc hội họa, thể thao…
được đầu tư tăng cường để phát triển nhiều tố chất cho học sinh.
e. Phương pháp học bằng công nghệ thông tin hiện đại : Lúc này
bảng đen sẽ bị thay thế bằng máy chiếu, màn hình vi tính LCD,… tập
vở được thay bằng laptop, ipad… kiến thức chung đã được có trên
internet, thầy giáo chỉ là người hướng dẫn truyền đạt để các em tự
nghiên cứu, trao đổi, phản biện
2.4.3 Ảnh hưởng của cơ sở vật chất và công nghệ đến kiến trúc

trường học THPT.
Khi trường học được xây dựng và phát triển không theo quy hoạch và
quy chuẩn chung sẽ dẫn đến tình trạng yếu kém về cơ sở vật chất, các
chuẩn phục vụ tiện nghi giáo dục. Đó cũng là lý do nhu cầu liên kết
chức năng giữa trường học và chức năng công cộng khác cần được
quan tâm đưa vào thực tiễn. Kiến trúc trường học ngày nay cần có sự
biến đổi uyển chuyển để đáp ứng được nhiều yêu cầu sử dụng vừa thỏa
mãn yêu cầu công nghệ.
2.5 Kết luận chương
Phải có sự thay đổi toàn diện từ chính sách, cơ chế, chiến lược phát
triển giáo dục đến kiến trúc trường học nói chung và trường THPT nói
riêng. Xu hướng thiết kế kiến trúc trường học trong tương lai phụ
thuộc vào rất nhiều phương pháp giáo dục tiến bộ.
Trường học cũng như bao thể loại công trình kiến trúc khác, cũng cần
có ngôn ngữ, sắc thái và bản chất lịch sử của riêng nó [13] . Định hình


15
phong cách kiến trúc phù hợp với văn hóa lịch sử và sự phát triển của
xã hội cho trường học là cần thiết.
Hiện nay các chế tài pháp lý cần được sửa đổi, cập nhật bổ sung để đáp
ứng kịp thời cho công tác thiết kế
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THIẾT KẾ KIẾN TRÚC TRƯỜNG
THPT TẠI TP.HCM PHÙ HỢP VỚI XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN
MỚI TRONG GIÁO DỤC
3.1 Nguyên tắc chung trong thiết kế kiến trúc trường THPT tại
TP.HCM phù hợp với xu hướng phát triển mới trong giáo dục
3.1.1 Quan điểm vận dụng xu hướng mới trong thiết kế kiến trúc
trường học tại Việt Nam
Kinh tế xã hội gắn liền với hội nhập Thế giới và khu vực :mặc dù

đầu tư cho giáo dục Việt Nam cao, nhưng vẫn chưa theo kịp các nước
bạn, nhiều trường học vẫn còn thiếu thốn cơ sở vật chất, trang thiết bị
cũ, lạc hậu, lớp học vẫn còn đông…Vì vậy việc áp dụng phương pháp
giáo dục mới ở Việt Nam sẽ là quá trình chuyển biến dần, làm theo
từng bước, không thể gấp gáp.
Phù hợp với điều kiện khí hậu, tự nhiên :trong bối cảnh gia tăng nhu
cầu tiết kiệm năng lượng và sử dụng các nguồn năng lượng tái sinh,
việc khai thác các lợi thế và hạn chế những bất lợi của điều kiện khí
hậu ở mức độ cao nhất để tạo ra các công trình kiến trúc bền vững và
thân thiện với môi trường là hướng đi tất yếu của nền kiến trúc thế giới
và Việt Nam.
Thể hiện bản sắc văn hóa lịch sử của dân tộc : Các công trình được
người Pháp xây dựng có nhiều nghiên cứu, nó tiêu biểu cho nền văn
hóa nghệ thuật của Pháp và là bài học cho những ai yêu thích nghệ
thuật kiến trúc và mỹ thuật. Các công trình này có sự phối hợp của các


16
kiến trúc sư, kỹ sư, nhà trang trí, nhà điêu khắc…Vì vậy việc cải cách
thiết kế trường học cần phải được cân nhắc đúng mức về vấn đề bảo
tồn, khi cần thiết cải tạo phải vận dụng xu hướng mới một cách tinh tế
để bảo tồn không những hình dáng kiến trúc, mà cả những giải pháp
vật liệu điều kiện vật lý kiến trúc.
3.1.2 Nguyên tắc chung trong thiết kế kiến trúc trường THPT tại
TP.HCM
Nguyên tắc 1 : Quy hoạch vị trí trường học theo hướng thuận lợi và
an toàn cho học sinh
Nguyên tắc 2 : Quy hoạch trường học tập trung thành cụm ( hoặc theo
tuyến) kết nối với các công trình thể dục thể thao, văn hóa xung quanh.
Nguyên tắc 3 : Bảo tồn, gìn giữ và phát triển các công trình trường

học cổ thời Pháp và Mỹ
Nguyên tắc 4 : Kiến trúc trường học phải là mô hình 3D phục vụ học
tập
Nguyên tắc 5 : Kiến trúc trường học phải thích ứng với sự biến đổi khí
hậu tự nhiên và phù hợp với xu hướng kiến trúc tương lai.
3.2 Giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng kiến trúc trường THPT tại
TP.HCM.
3.2.1 Bố cục tổng mặt bằng, sân chơi, cây xanh, mặt nước
Trong quy hoạch kiến trúc trường THPT phải quan tâm đến yếu tố tầng
cao, giao thông liên kết giữa các khối chức năng, hướng nhà và sơ đồ
bố cục của toàn bộ công trình theo kiểu phân tán, tập trung hay kết
hợp. Tầng cao công trình : căn cứ vào công năng, yếu tố lứa tuổi, sự
định hướng bố trí các phòng trong trường THPT mà kiến trúc trường
THPT thường được bố trí thấp tầng ( 3-4 tầng) .


17
Tổng mặt bằng : trường học được phân khu thành ba khu chức năng
chính, khối lớp học được bố trí tập trung tách riêng với hệ thống sân
bãi, cây xanh. Giải pháp tạo thành một cụm tập trung để có lợi về mặt
di chuyển, quản lý và tiết kiệm ( Hình 3-1, 3-2)
Hướng công trình : Lợi dụng địa hình sẵn có, hướng công trình sắp
xếp chủ yếu theo hướng Bắc Nam, đảm bạo mặt bằng có điều kiện
thông gió tự nhiên, ánh sáng mặt trời cảnh quan tốt. Hướng kiến trúc
chính phù hợp với gió chủ đạo mùa hè tại địa phương ( hướng Đông
Nam).
Quy hoạch cây xanh, mặt nước và khối lớp học cần được tiến hành
cùng lúc, phát huy tối đa tác dụng tích cực của cây xanh, mặt nước đối
với thông gió tự nhiên, che nắng, phòng hộ, cách ly, cảnh quan.
3.2.2 Bố trí hợp lý các bộ phận kiến trúc trong tổng thể

Bố cục mặt bằng tốt sẽ : thuận lợi cho hoạt động của các khối chức
năng, giao thông ngắn gọn, thoát người nhanh,tạo được thói quen, nề
nếp hoạt động của học sinh theo phong cách khoa học văn minh, dễ
dàng quản lý và bảo quản công trình, lựa chọn việc tổ hợp sắp xếp các
loại không gian, hệ kết cấu hệ module bố trí các hệ thống kĩ thuật, biểu
đạt hình khối, mặt đứng công trình.
3.2.3 Tổ chức giao thông và cảnh quan trong khuôn viên trường
3.2.3.1 Tổ chức giao thông: trong các công trình kiến trúc, hệ thống
giao thông là một trong những nhân tố quyết định chất lượng của công
trình. Hệ thống giao thông trong công trình ngắn gọn, hợp lý thì dây
chuyền sử dụng mới tạo cho con người sự thoải mái, thuận tiện. Giao
thông trong trường học có thể chia làm ba loại : theo hướng ngang,
đứng và đầu mối nút giao thông.


18
3.2.3.2 Tổ chức cảnh quan trong khuôn viên trường
Các lớp học nên được bố trí bao bọc bởi cây xanh, mặt nước ...đáp ứng
các yêu cầu về kiến trúc phù hợp với khí hậu TPHCM còn để tạo sự
thư thái, yên bình cho học sinh và giáo viên, bên cạnh đó tách biệt
không gian lớp học với không gian động như giao thông cơ giới, sân
bãi thể thao nơi. Bổ sung thiết kế thêm nhiều không gian yên tĩnh để
học sinh tĩnh tâm thư giãn
3.3 Giải pháp thiết kế kiến trúc trường THPT tại TP.HCM phù
hợp với xu hướng phát triển mới trong giáo dục
3.3.1 Giải pháp áp dụng xu hướng kiến trúc mới
Muốn làm đa dạng kiến trúc trường học phải vận dụng nhiều xu hướng
kiến trúc mới. Tùy theo điều kiện kinh tế xã hội mà ta có thể áp dụng
các giải pháp sau :
Kiến trúc thuần túy tận dụng các điều kiện có lợi của tự nhiên : đây là

giải pháp kiến trúc mở truyền thống, phù hợp với các trường công lập
hiện nay do vốn đầu tư ít.
Kiến trúc với sự hỗ trợ của kỹ thuật hiện đại : có khả năng áp dụng cho
các trường tư thục nhiều hơn với mức đầu tư cao.
Hình thức kết hợp cả hai giải pháp tự nhiên và nhân tạo : có thể áp
dụng cho cả hai hình thức giáo dục công lập và tư thục vì nếu được
tính toán hợp lí chi phí ban đầu ở mức vừa phải và hiệu quả tài chính
từ tiết kiệm và tái sử dụng năng lượng.
3.3.2 Giải pháp vật lý kiến trúc
Vận dụng các giải pháp vật lý kiến trúc như :hướng chính của công
trình là Bắc – Nam, thiết kế lớp vỏ bọc thông minh cho công trình có
thể được điều khiển tự động nhờ các cảm biến ánh sáng. (Hình 3-4,


19
[11] Tổ chức thông gió xuyên phòng và cách nhiệt trên mái có ý nghĩa
quan trọng trong toàn bộ giải pháp thích ứng khí hậu
3.3.3 Giải pháp kiến trúc xanh
Những thử nghiệm ban đầu cho thấy, việc tạo ra lớp vỏ bao che kép
(double skin) tỏ ra khá hiệu quả với điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa
nhiều ở Việt Nam. (Hình 3-5), [12]. Tạo ra các mặt đứng xanh và mái
xanh, vừa bảo vệ công trình, vừa cải thiện vi khí hậu.
Giải pháp tích hợp pin năng lượng mặt trời trên lớp vỏ bao che của
công trình kiến trúc cũng nên được nghiên cứu và ứng dụng
Bên cạnh đó còn phải sử dụng các vật liệu xanh như gạch không nung,
kính hút nhiệt, kính phản quang, Low-e, sử dụng các bóng đèn tiết
kiệm năng lượng….(Hình 3-6), [12]
3.4. Giải pháp ứng dụng cho trường hợp cụ thể
Công trình chọn là trường THPT Marie Curie. Giải pháp đề ra cho việc
cải tạo trường là vừa bảo tồn trùng tu kết hợp xây mới

Ở vấn đề thứ nhất, chúng ta phải cải tạo đối với kết cấu để tăng tuổi
thọ tối thiểu thêm 20 năm nữa.
Còn vấn đề thứ hai,công trình xây mới nằm ở khối D. Vật liệu bao che
ngoài công trình là kính 2 lớp có tính phản chiếu cao , có tính năng làm
giảm đi sự hiện diện của khối xây mới trong khuôn viên nhiều công
trình lịch sử và thay vào đó hòa tan các lớp phản xạ phản ánh các mặt
tiền của công trình hiện có. ( Hình 3-7) [15]
KẾT LUẬN
Nghiên cứu luận văn cho thấy cần phải có những giải pháp đổi mới
trong việc thiết kế kiến trúc trường THPT tại TPHCM như sau :


×