Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Môn lý luận dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.75 KB, 71 trang )

Nhiệm vụ 1
1. So sánh những quan niệm cơ bản, ưu điểm và giới hạn của thuyết hành vi,
thuyết nhận thức và thuyết kiến tạo?
2. Phân tích những khả năng vận dụng các lý thuyết học tập trong dạy học bộ
môn?
3. Trình bày một ví dụ về dạy học bộ môn trong đó thể hiện sự vận dụng một hay
các lý thuyết học tập?
Bài thực hiện
1. So sánh những quan niệm cơ bản, ưu điểm và giới hạn của thuyết hành vi,
thuyết nhận thức và thuyết kiến tạo?
Trả lời:
Quan
niệm
cơ bản

Thuyết hành vi
- Năm 1913 nhà tâm
lí học Mỹ Watson đã
xây dựng lí thuyết
hành vi giải thích cơ
chế tâm lí của việc
học tập. Thorndike,
Skinner và nhiều tác
giả khác đã tiếp tục
phát triển những mô
hình khác nhau của
thuyết hành vi.
- Quan niệm cơ bản
của thuyết hành vi:
+ Các lý thuyết hành
vi giới hạn việc


nghiên cứu cơ chế
học tập vào các hành
vi bên ngoài có thể
quan sát khách quan
bằng thực nghiệm.
+ Không quan tâm

Thuyết nhận thức
- Thuyết nhận thức
(thuyết tri nhận Cognitivism) ra đời
trong nửa đầu của thế
kỷ 20 và phát triển
mạnh trong nửa sau
của thế kỉ 20.
- Các đại diện lớn:
Nhà tâm lý học người
Áo Piagiê, nhà tâm lý
học Xô viết như
Vưgôtski, Leontev…
- Thuyết nhận thức
nhấn mạnh ý nghĩa
của các cấu trúc nhận
thức đối với sự học
tập.
- Quan niệm cơ bản
của thuyết nhận thức
là:
+ Các lý thuyết nhận
thức nghiên cứu quá
trình nhận thức bên

trong với tư cách là

Thuyết kiến tạo
- Lý thuyết kiến tạo
được phát triển từ
khoảng những năm
60 của thế kỉ 20, đặc
biệt được chú ý từ
cuối thế kỷ 20.
- Piagie, Vicgoski là
những đại diện tiên
phong của thuyết kiến
tạo.
- Tư tưởng cốt lõi của
các lí thuyết kiến tạo
là: tri thức được xuất
hiện thông qua việc
chủ thể nhận thức tự
cấu trúc vào hệ thống
bên trong của mình,
tri thức mang tính chủ
quan.
- Với việc nhấn mạnh
vai trò chủ thể nhận
thức trong việc giải
thích và kiến tạo tri
thức, thuyết kiến tạo


đến các quá trình tâm

lý bên trong như tri
giác, cảm giác, tư
duy, ý thức, vì không
thể quan sát khách
quan được. Bộ não
được coi là một hộp
đen.
+ Thuyết hành vi cổ
điển (Watson): học
tập là tác động qua lại
giữa kích thích và
phản ứng (S-R).
+ Thuyết hành vi
Skiner: Nhấn mạnh
mối quan hệ giữa
hành vi và hệ quả của
chúng (S-R-C).

một quá trình xử lí
thông tin. Bộ não xử
lí thông tin tương tự
như một hệ thống kỹ
thuật.
+ Quá trình nhận thức
là quá trình có cấu
trúc, có ảnh hưởng
quyết định đến hành
vi. Con người tiếp thu
các thông tin bên
ngoài, xử lí và đánh

giá chúng, từ đó
quyết định các hành
vi ứng xử.
+ Trung tâm của quá
trình nhận thức là các
hoạt động trí tuệ như:
xác định, phân tích và
hệ thống hóa các sự
kiện và các hiện
tượng, nhớ lại những
kiến thức đã học, giải
quyết các vấn đề và
phát triển, hình thành
các ý tưởng mới.
+ Cấu trúc nhận thức
của con người không
phải bẩm sinh mà
hình thành qua kinh
nghiệm.
+ Mỗi người có cấu
trúc nhận thức riêng.
Vì vậy muốn có sự
thay đổi đối với một
người thì cần có tác
động phù hợp nhằm
thay đổi nhận thức
của người đó.
+ Con người có thể
tự điều chỉnh quá
trình nhận thức: tự


thuộc lý thuyết chủ
thể.
- Cần tổ chức sự
tương tác giữa người
học và đối tượng học
tập, để giúp người
học xây dựng thông
tin mới vào cấu trúc
tư duy của chính
mình, đã được chủ
thể điều chỉnh. Học
không chỉ là khám
phá mà còn là sự giải
thích, cấu trúc mới tri
thức.


Ưu điểm

- Định hướng dạy học
thông qua quá trình
quan sát được.
- Có thể chia nhỏ
quá trình học tập
thành các bước học
tập đơn giản.
- Sắp xếp việc học
tập sao cho người học
đạt được hành vi

mong muốn và có thể
phản hồi trực tiếp.
- Điều chỉnh giám sát
quá trình học tập để
điều chỉnh kịp thời
những sai lầm.
- Áp dụng được vào
dạy học các môn
khác nhau như hóa
học, tin học và trong
học tập thông báo
huấn luyện.

Giới hạn

- Quá trình học tập
trong thuyết hành vi
do kích thích từ bên
ngoài mà còn là quá
trình chủ động bên
trong nhận thức.
- Việc chia quá trình
học tập thành chuỗi

đặt mục đích, xây
dựng kế hoạch và
thực hiện. Trong đó
có thể tự quan sát, tự
đánh giá và tự hưng
phấn, không cần kích

thích từ bên ngoài.
- Thuyết nhận thức
được thừa nhận và
ứng dụng rộng rãi
trong dạy học. Đặc
biệt là:
+ Dạy học giải quyết
vấn đề
+ Dạy học định
hướng hành động
+ Dạy học khám phá
+ Làm việc nhóm
- Những kết quả
nghiên cứu của các lý
thuyết nhận thức
được vận dụng việc
tối ưu hóa quá trình
dạy học nhằm phát
triển khả năng nhận
thức của học sinh.
Đặc biệt là phát triển
tư duy.

- Việc dạy học nhằm
phát triển tư duy, giải
quyết vấn đề, dạy học
khám phá đòi hỏi
nhiều thời gian và đòi
hỏi cao ở sự chuẩn bị
cũng như năng lực

của giáo viên.

- Tạo cho học sinh cơ
hội tự tìm kiếm nội
dung kiến thức.
- Học sinh học tập từ
lí trí riêng, có thể tự
mình điều chỉnh rất
nhiều quá trình học
tập của chính mình.
- Có thể học hỏi
những kinh nghiệm
từ các thành viên
khác nhờ phương
pháp học nhóm.
- Các thành viên
trong nhóm tương
tác, hỗ trợ nhau để
giải quyết vấn đề sẽ
tốt hơn, có nhiều
hướng giải quyết hơn,
tìm ra phương án
nhanh hơn...
- Giúp người học xây
dựng thông tin mới
vào cấu trúc tư duy
của chính mình, đã
được chủ thế điều
chỉnh.
- Quan điểm cực đoan

trong thuyết kiến tạo
phủ nhận sự tồn tại
của tri thức khách
quan.
- Một số tác giả nhấn
mạnh đơn phương
rằng chỉ có thể học


hành vi đơn giản
không phản ánh hết
mối quan hệ tổng thể.
- Tư duy - quá trình
nhận thức bên trong
không được thuyết
hành vi quan tâm đến

- Cấu trúc quá trình
tư duy không quan
sát trực tiếp được nên
chỉ mang tính giả
thuyết.

tập có ý nghĩa những
gì mà người ta quan
tâm. Tuy nhiên cuộc
sống đòi hỏi cả những
điều mà khi còn đi
học người ta không
quan tâm.

- Việc đưa các kĩ
năng cơ bản vào các
đề tài phức tạp mà
không có luyện tập cơ
bản có thể hạn chế
hiệu quả học tập.
- Việc nhấn mạnh
đơn phương việc học
trong nhóm cần được
xem xét. Năng lực
học tập cá nhân vẫn
luôn đóng vai trò
quan trọng.
- Dạy học theo lý
thuyết kiến tạo đòi
hỏi thời gian lớn.

2. Phân tích những khả năng vận dụng các lý thuyết học tập trong dạy học bộ
môn?
Trả lời:
Các lý thuyết học tập với tư cách đối tượng nghiên cứu của tâm lý học dạy học là
những mô hình lý thuyết nhằm mô tả và giải thích cơ chế tâm lý của việc học
tập.Các lý thuyết học tập đặt cơ sở lý thuyết cho việc tổ chức quá trình dạy học và
cải tiến phương pháp dạy học.
* Thuyết phản xạ: Giải thích cơ chế của việc học tập một cách khách quan đó là
cơ chế kích thích – phản ứng.Thông qua quá trình luyện tập và kích thích.Khả
năng vận dụng của thuyết phản xạ trong dạy học bộ môn: Khi giảng dạy bộ môn thì
thuyết phản xạ nằm trong ngay trong phản xạ của người học. Khi đối tượng học
phản xạ lại trước hành động của người giáo viên hay nêu ra vấn đề của bài học mà
người dạy trực tiếp giảng dạy thì chứng tỏ người học đã có nhận thức về vấn đề nêu



ra của bài giảng. Ví dụ như khi giáo viên cho dạng bài tập trả lời đúng sai thì phản
xạ đầu tiên của người học đó là đọc yêu cầu của bài tập và dưới kích thích của lời
nói người dạy thì người học sẽ làm bài tập đó một cách nhanh nhất và chính xác
nhất.Từ việc làm đều đặn các dạng bài tập đó sẽ giúp người học nhận biết nhanh
nhất dạng bài mà mình đã quen làm.Đó là cách luyện tập trong việc cho dạng bài
tập để học sinh thuần thục và nhận dạng được dạng bài tập đó.
* Thuyết hành vi:
- Dựa trên lý thuyết phản xạ có điều kiện của Pavlov, năm 1913 nhà tâm lý học Mỹ
Waston đã xây dựng lý thuyết hành vi, giải thích cơ chế của việc học tập.
- Thuyết hành vi cho rằng học tập là một quá tình đơn giản mà trong đó những mối
liên hệ phức tạp sẽ được làm cho dễ hiểu và rõ ràng thông qua các bước họp tập
nhỏ được sắp xếp một cách hợp lí. Thông qua kích thích về nội dung, phương pháp
dạy học, người học có những phản ứng tạo ra những hành vi học tập và qua đó thay
đổi hành vi của mình. Vì vậy quá trình học tập được hiểu là quá trình thay đổi hành
vi.
- Một số quan niệm cơ bản về thuyết hành vi:
+ Các thuyết hành vi giới hạn việc nghiên cứu cơ chế học tập qua các hành vi bên
ngoài có thể quan sát khách quan bằng thực nghiệm.
+ Thuyết hành vi không quan tâm đến quá trình tâm lí chủ quan bên trong của
người học như tri giác, cảm giác, tư duy, ý thức, vì cho rằng những yếu tố này
không thể quan sát được. Bộ não được coi như " hộp đen " không quan sát được.
+ Thuyết hành vi cổ điển: quan niệm học tập là tác động qua lại giữa kích thích và
phản ứng S- R, nhằm thay đổi hành vi. Vì vậy trong dạy học cần tạo những kích
thích nhằm tạo những hưng phấn tiwf đó có các phản ứng học tập thông qua đó
thay đổi hành vi.
+ Thuyết hành vi Skiner: khác với thuyết hành vi cổ điển, Skinner không chỉ quan
tâm đến mối quan hệ giữa kích thích và phản ứng đặc biệt nhấn mạnh mối quan hệ
giữa hành vi và hệ quả của chúng S- R - C. Những hệ quả của hành vi có vai trò

quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi học tập của học sinh.
- Trong dạy học bộ môn GDCD giáo viên có thể vận dụng thuyết hành vi để điều
chỉnh việc học của học sinh, nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh.


VD: Khi dạy bài " Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại " giáo viên
sử dụng phần mềm dạy học Powerboint, trình chiếu cho học sinh xem một số clip
về thảm họa của việc ô nhiễm môi trường như làm thủng tầng ozon, là nguyên nhân
gây nên các dịch bệnh. Cho học sinh xem các tranh ảnh về những nguyên nhân gây
ô nhiễm môi trường cùng các số liệu rác thải. Khi xem xong các clip và tranh ảnh,
số liệu sẽ kích thích được học sinh nhận thức được mức độ nguy hiểm của vấn đề
môi trường, từ đó nhận thức được hành vi của mình trong việc bảo về môi trường.
* Thuyết nhận thức :Trung tâm của lý thuyết nhận thức là các hoạt động trí
tuệ.Mục đích của dạy học là tạo ra những khả năng để người học hiểu thế giới
thực.Vì vậy, quá trình học tập và quá trình tư duy là điều quan trọng.Khi dạy môn
giáo dục công dân người dạy phải tạo ra môi trường học tập thuận lợi, thường
xuyên khuyến khích quá trình tư duy.Cần có sự kết hợp thích hợp giữa những nội
dung do GV truyền đạt và những nhiệm vụ tự lực chiếm lĩnh và vận dụng tri thức
của học sinh. Ví dụ khi dạy bài “ Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo” giáo
viên đưa ra ví dụ:
+ Ví dụ 1: Dân tộc Việt Nam, dân tộc Cuba, dân tộc Lào, dân tộc Nga…
+ Ví dụ 2: Dân tộc Kinh, dân tộc Mường, dân tộc Tày, dân tộc Nùng…
GV đặt câu hỏi: Theo em khái niệm dân tộc ở 2 ví dụ trên có giống nhau không?
Học sinh nhận thức, giải quyết vấn đề để trả lời câu hỏi thông qua sự hiểu biết của
mình.Từ đó giáo viên nhận xét, giải thích, dẫn dắt học sinh hiểu sâu hơn về khái
niệm đó. Đây chính là mô hình học tập theo thuyết nhận thức: giáo viên đưa thông
tin đầu vào, học sinh nhận thức và giải quyết vấn đề để có kết quả đầu ra.
* Thuyết kiến tạo:Tư tưởng cốt lõi của các lí thuyết kiến tạo là: tri thức được xuất
hiện thông qua việc chủ thể nhận thức tự cấu trúc vào hệ thống bên trong của mình,
tri thức mang tính chủ quan.

Cần tổ chức sự tương tác giữa người học và đối tượng học tập, để giúp người học
xây dựng thông tin mới vào cấu trúc tư duy của chính mình, đã được chủ thể điều
chỉnh.Học không chỉ là khám phá mà còn là sự giải thích, cấu trúc mới tri thức.
=> Từ nội dung tư tưởng của thuyết kiến tạo ta có thể áp dụng vào dạy học bô môn
của mình với mục đích nhằm kích thích khả năng tự học, khả năng tư duy của học
sinh sau mỗi bài học, giáo viên có thể nhận biết được mức độ lĩnh hội kiến thức của


học sinh sau mỗi bài giảng...Trong dạy học môn giáo dục công dân ở trường phổ
thông, từ thuyết kiến tạo giáo việc có thể cho học sinh làm bài tập theo nhóm , học
tự điều khiển, học theo tình huống, học tương tác, học từ sai lầm như:
+ Học theo nhóm: đó là sau mỗi nội dung bài học giáo viêc đưa ra bài tập cho học
sinh và yêu cầu học sinh thảo luận làm bài tập theo nhóm. Mỗi thành viên trong
nhóm đều có cách lĩnh hội kiến thức khác nhau nên cách giải bài tập sẽ thêm phong
phú đa dạng, cùng với vốn kiến thức của mình sẽ giúp cho bài làm hoàn thiện và
đầy đủ hơn.Các thành viên trong nhóm có cơ hội học hỏi lẫn nhau trong cách giải
quyết bài tập.
VD: Trong bài: Công dân với cộng đồng. Sau khi học xong phần lòng yêu nước
giáo viên đưa ra bài tập yêu cầu học sinh thảo luận nhóm với câu hỏi: Tìm những
câu ca dao, tục ngữ về lòng yêu nước, những bài thơ về lòng yêu nước? Học sinh
vận dụng kiến thức mình học và vốn tri thức trau dồi của mình tìm các ví dụ chứng
minh và thảo luận với nhau.
+ Học theo tình huống: là sau khi học xong bài học giáo viên đưa ra một tình huống
và yêu cầu học sinh giải quyết tình huống đó.
VD: Trong bài: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sau khi học
xong bài giáo viên đưa ra tình huống yêu cầu học sinh thảo luận nhóm giải quyết
tình huống đó. Tình huống: '' Anh M đến tuổi đi nghĩa vụ quân sư, nhưng khi được
gọi đi nhập ngũ thì anh và gia đình luôn tìm cách trốn lấy lí do bị bệnh để không
phải đi. Nếu là bạn của M, em sẽ khuyên M thế nào?''.Học sinh có thể giải quyết
tình huống đó bằng cách đóng vai.

3. Trình bày một ví dụ về dạy học bộ môn trong đó thể hiện sự vận dụng một hay
các lý thuyết học tập?
Trả lời:
Sau đây là ví dụ về nội dung dạy môn giáo dục công dân lớp 10 về chủ đề “Tình
yêu, hôn nhân và gia đình” có sự vận dụng các lý thuyết dạy học :
Chủ đề: Tình yêu, hôn nhân và gia đình
Mục đích
Nội dung
Phương pháp Lập luận về lý thuyết
học tập
1. Về kiến thức:
1. Thế nào là Thảo
luận Sử dụng thuyết nhận
- Hiểu được thế
tình yêu?
nhóm
thức:
nào là tình yêu,
- GV: Cho HS thảo


tình yêu chân chính
và các biểu hiện
của nó từ đó có
những hiểu biết về
những điều cần
tránh trong tình
yêu.
- Khái niệm hôn
nhân và gia đình,

các chức năng cơ
bản của gia đình,
mối quan hệ và
trách nhiệm giữa
các thành viên
trong gia đình.
2. Về kỹ năng:
- Học sinh có thể
vận dụng kiến thức
đã học để đưa ra
quan điểm của bản
thân về tình yêu,
hôn nhân và gia
đình.
3. Về thái độ:
- Yêu quý gia đình,
trân trọng những
giá trị truyền thống
tốt đẹp của gia đình
và xã hội.
- Ủng hộ quan
điểm đúng đắn
đồng thời phê phán
những quan điểm
sai trái về quan hệ
tình yêu, hôn nhân
và gia đình.

2. Hôn nhân


luận nhóm để tìm hiểu
khái niệm tình yêu.
- GV: Chia lớp thành
3 nhóm.
- GV: Đưa ra câu hỏi
yêu cầu nhóm thảo
luận.
* Nhóm 1 :
Em hãy tìm một số
câu ca dao, tục ngữ
hay câu thơ nói về tình
yêu?
* Nhóm 2 :
Thông qua những câu
thơ, ca dao, tục ngữ em
thấy tình yêu có những
biểu hiện gì?
* Nhóm 3 :
Em hãy nêu một vài
quan niệm về tình yêu
mà em biết?
- GV: Yêu cầu các
nhóm cử đại diện lên
bảng trình bày nội
dung thảo luận lên
bảng.
- HS: Cả lớp trao đổi,
bổ sung ý kiến.
- GV: Nhận xét, bổ
sung ý kiến và kết

luận.
Học theo tình Sử dụng thuyết kiến
huống
tạo:
- GV đưa ra các tình
huống:
a. Chưa tốt nghiệp
THPT, 16 tuổi Hoài
lên xe hoa về nhà
chồng. Người chồng là
Mạnh 18 tuổi. Vì có
ông chú là cán bộ xã
nên chính quyền địa


3. Gia đình.
Chức năng
của
gia
đình,
các
mối quan
hệ gia đình,
trách
nhiệm của
các thành
viên trong
gia đình.

phương cho qua việc

này. Nhưng tình trạng
sau hôn nhân của đôi
vợ chồng trẻ này thật
bất hạnh.
b. Bố mẹ gia đình anh
Tuấn hoàn toàn khó
khăn. Khi tổ chức đám
cưới anh đã bàn bạc
với bố mẹ vợ nên tổ
chức trang trọng, tiết
kiệm và vui vẻ. Gia
đình cô dâu không
đồng ý vì cho rằng làm
vậy là hạ thấp giá trị
con gái họ.
- GV: Yêu cầu HS
phân tích các tình
huống, rút ra kết luận
đúng, sai và giải thích
vì sao? Từ đó liên hệ
bản thân.
- HS thảo luận và trình
bày.
- GV: Bổ sung, nhận
xét.
Dạy học giải Sử dụng thuyết nhận
quyết vấn đề
thức:
- GV: Đặt câu hỏi
+ Các mối quan hệ

trong gia đình là gì?
+ Gia đình có chức
năng gì?
+ Trách nhiệm của các
thành viên trong gia
đình là gì?
- HS : Phát biểu ý kiến
trước lớp
- GV: Tổng hợp ý kiến
đúng.
Dạy học có hỗ Sử dụng thuyết hành
trợ bằng máy vi:


vi tính

4. Củng cố
kiến thức

- GV : Cho học sinh
xem clip về gia đình
( đoạn clip nói về Gia
đình chim cút) và yêu
cầu học sinh sau khi
xem xong hai clip đó
đưa ra nhận xét của
bản thân về gia đình
thông qua đoạn clip
trên.


- Tình yêu, hôn nhân
và gia đình là các vấn
đề liên quan chặt chẽ
với nhau. Tình yêu
chân chính sẽ dẫn đến
hôn nhân. Hôn nhân
đem lại cuộc sống gia
đình. Gia đình có được
hạnh phúc thì xã hội
mới được ổn định và
phát triển.
- Hiểu được mối quan
hệ tình yêu, hôn nhân
và gia đình là trách
nhiệm của mỗi thành
viên trong xã hội. Đặc
biệt là thế hệ trẻ các
em, những chủ nhân
tương lai của đất nước.
Hiểu được mối quan
hệ đó sẽ giúp các em
suy nghĩ và hành động
đúng đắn góp phần xây
dựng xã hội ngày càng
giàu đẹp hơn.
Dạy học có hỗ Sử dụng thuyết hành
trợ bằng máy vi:
vi tính
- Cho học sinh xem
một clip về tình yêu,

để giúp các em khắc
sâu hơn kiến thức( yêu


cầu học sinh đưa ra ý
kiến của mình sau khi
xem xong đoạn clip
đó).
Dạy học khám Sử dụng thuyết nhận
phá
thức:
- Sưu tầm ca dao, tục
ngữ nói về tình yêu,
hôn nhân và gia đình.
5.Dặn dò:
Kết luận về các lý thuyết học tập:
- Trong lĩnh vực tâm lí học dạy học có rất nhiều lí thuyết học tập khác nhau.
- Mỗi lý thuyết có những ưu điểm và những giới hạn riêng. Tuy nhiên không có
một lí thuyết học tập toàn năng có thể giải thích thỏa đáng đầy đủ cơ chế của việc
học.
- Xu hướng chung là các nhà khoa học ngày nay không tìm kiếm một lí thuyết tổng
quát mà chỉ xây dựng những mô hình riêng lẻ. Một trong những xu hướng đó là
nghiên cứu cơ chế học tập trên cơ sở sinh lí thần kinh với trợ giúp của công nghệ
mới.
- Trong công nghệ dạy và học hàng ngày và trong cải cách giáo dục thì việc vận
dụng kết hợp một cách thích hợp các lí thuyết học tập khác nhau là cần thiết.


Nhiệm vụ 2
1. Phân tích cơ sở đổi mới dạy học theo quan điểm dạy học định hướng phát

triển năng lực, trong đó cần:
- Lập luận vì sao cần chuyển từ dạy học định hướng nội dung sang dạy học
định hướng phát triển năng lực?
- Phân tích khái niệm và cấu trúc của khái niệm năng lực?
- Chỉ ra những đặc điểm của mục tiêu, nội dung, phương pháp và đánh giá
theo quan điểm dạy học định hướng phát triển năng lực?
2. Đề xuất một số biện pháp đổi mới dạy học môn học theo định hướng phát
triển năng lực?
3. Trình bày một ví dụ phác thảo kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển
năng lực (trong đó thể hiện sự vận dụng một hay một số biện pháp đã nêu ở
câu 2).
Bài thực hiện
1. Phân tích cơ sở đổi mới dạy học theo quan điểm dạy học định hướng phát
triển năng lực, trong đó cần:
- Lập luận vì sao cần chuyển từ dạy học định hướng nội dung sang dạy học
định hướng phát triển năng lực?
- Phân tích khái niệm và cấu trúc của khái niệm năng lực?
- Chỉ ra những đặc điểm của mục tiêu, nội dung, phương pháp và đánh giá
theo quan điểm dạy học định hướng phát triển năng lực?
Trả lời:
- Cần phải chuyển từ dạy học định hướng nội dung sang dạy học định hướng
phát triển năng lực vì:
Chương trình định hướng nội dung chú trọng viêc truyền thụ hệ thống tri thức
khoa học theo các môn học đã được quy định trong chương trình học. Tuy nhiên
định hướng nội dung học còn không thích hợp:
+ Mục tiêu: Mô tả không chi tiết, không nhất thiết phải quan sát, đánh giá được một
cách cụ thể
+ Nội dung: Dựa vào các khoa học chuyên môn, không gắn với các tình huống thực
tiễn. Nội dung được quy định chi tiết trong chương trình.
+ Phương pháp dạy học: Giaó viên là người truyền thụ tri thức, là trung tâm của

quá trình dạy học. Học sinh tiếp thu thụ động những tri thức được quy định sẵn.


+ Đánh giá: tiêu chi đánh giá được xây dựng chủ yếu dựa trên sự ghi nhớ và tái
hiện nội dung đã học.
Vì vậy để khắc phục nhược điểm của chương trình định hướng nội dung cần
chuyển sang dạy học định hướng phát triển năng lực.Vì dạy học định hướng phát
triển năng lực có những ưu điểm sau:
+ Mục tiêu: Kết quả học tập mô tả được chi tiết và có thể quan sát đánh giá được,
thể hiện được tiến bộ của học sinh một cách liên tục.
+ Nội dung: Gắn với các tình huống thực tiễn, nội dung chính, không quy định chi
tiết.
+ Phương pháp dạy học: Gíao viên là người tổ chức, học sinh tự lực và tích cực
lĩnh hội tri thức.
+ Đánh giá: Chú trọng khả năng vân dụng sang tạo các tình huống thực tiễn.
-Phân tích khái niệm và cấu trúc của khái niệm năng lực:
Khái niệm năng lực có nguồn gốc tiếng la tinh "comwsqaxb petentia“, có nghĩa là
gặp gỡ. Ngày nay khái niệm năng lực được hiểu nhiều nghĩa khác nhau.
Năng lực là một thuộc tính tâm lý phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri
thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm đạo
đức.
Năng lực là những khả năng và kỹxảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải
quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội…và khả
năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả
trong những tình huống linh hoạt..
Khái niệm phát triển năng lực ở đây cũng được hiểu đồng nghĩa với phát triển năng
lực hành động.
Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành động, giải
quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân
trong những tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và kinh

nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động.






Cấu trúc năng lực bao gồm:
Năng lực chuyên môn
Năng lực phương pháp
Năng lực xã hội
Năng lực cá thể


Năng lực chuyên môn:
- Khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như đánh giá kết quả một cách
độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn.
- Bao gồm cả khả năng tư duy logic, phân tích, tổng hợp và trừu tượng, khả năng
nhận biết các mối quan hệ hệ thống và quá trình.
Năng lực phương pháp:
- Là khả năng hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các
nhiêm vụ và vấn đề.
- Trung tâm của năng lực phương pháp là những phương thức nhận thức, xử lý, đánh
giá, truyền thụ và giới thiệu.
Năng lực xã hội:
Là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống xã hội cũng như trong
những nhiệm vụ khác nhau với sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác.
Trọng tâm là:
- ý thức được trách nhiệm của bản thân cũng như của những người khác, tự chịu
trách nhiệm, tự tổ chức.

- Có khả năng thực hiện các hành động xã hội, khả năng cộng tác và giải quyết
xung đột.
Năng lực cá thể :
Khả năng xác định, suy nghĩ và đánh giá được những cơ hội phát triển cũng
như những giới hạn của mình, phát triển được năng khiếu cá nhân cũng như xây
dựng kế hoạch cho cuộc sống riêng và hiện thực hoá kế hoạch đó; Những quan
điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các hành vi ứng xử.
Mô hình cấu trúc năng lực trên đây có thể cụ thể hóa trong từng lĩnh vực chuyên
môn, nghề nghiệp khác nhau.Mặt khác, trong mỗi lĩnh vực nghề nghiệp, người ta
cũng mô tả các loại năng lực khác nhau. Ví dụ năng lực của GV bao gồm những
nhóm cơ bản sau: Năng lực dạy học; năng lực giáo dục; năng lực đánh giá, chuẩn
đoán tư vấn.
Từ cấu trúc của khái niệm năng lực cho thấy giáo dục định hướng phát triển năng
lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn mà còn phát triển


năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể.Những năng lực này không
tác rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ.
- Đặc điểm của mục tiêu, nội dung, phương pháp và đánh giá theo quan điểm
dạy học định hướng phát triển năng lực.
+ Mục tiêu: Kết quả học tập mô tả được chi tiết và có thể quan sát đánh giá được,
thể hiện được tiến bộ của học sinh một cách liên tục.
+ Nội dung: Phát triển năng lực không chỉ bao gồm tri thức, kỹ năng chuyên môn
mà còn phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể:
Học nội dung
chuyên môn

Học phương
Học giao tiếp pháp- chiến lược xã hội


- Các tri thức
chuyên môn
- Các kỹ năng
chuyên môn,
- Ưng dụng đánh
giá chuyên môn

- Lập kế hoạch
học tập, kế hoạch
làm việc
- Các phương
pháp nhận thức
chung: Thu thập
xử lý, đánh giá,
trình bày thông
tin,
- Các phương
pháp chuyên môn

Năng lực chuyên
môn

Năng lực phương Năng lực xã hội
pháp

- Làm việc trong
nhóm
- Tạo điều kiện
cho sự hiểu biết
về phương diện

xã hội
- Học cách ứng
xử, tinh thần
trách nhiệm, khả
năng giải quyết
xung đột

Học tự trải
nghiệm- đánh
giá
- Tự đánh giá
điểm mạnh, yếu
- XD kế hoạch
pahts triển cá
nhân;
- Đánh giá hình
thành các chuẩn
mực giá trị, đạo
đức và văn hóa…

Năng lực cá thể

+ Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực:
• Tích cực hóa học sinh về hoạt động trí tuệ, chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn
đề gắn với tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, gắn hoạt động trí tuệ với hoạt
động thực hành, thực tiễn
• Tăng cường hoạt động nhóm, đổi mới quan hệ GV- HS theo hướng cộng tác nhằm
phát triển năng lưc xã hội.
• Bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề
phức hợp



+ Đánh giá kết quả học tập chú trọng khả năng vận dung sáng tạo tri thức trong
những tình huống ứng dung khác nhau.
2. Đề xuất một số biện pháp đổi mới dạy học môn học theo định hướng phát
triển năng lực?
Trả lời:
Các biện pháp đổi mới dạy học môn học theo định hướng phát triển năng lực rất
phong phú. Một số biện pháp đổi mới môn học dành cho giáo viên như:
1. Đổi mới việc thiết kế và chuẩn bị bài dạy học
- Đổi mới dạy học cần bắt đầu từ việc đổi mới việc thiết kế và chuẩn bị bài dạy học.
Trong việc thiết kế bài dạy học, cần xác định các mục tiêu dạy học về kiến thức, kĩ
năng một cách rõ ràng, có thể đạt được và có thể kiểm tra, đánh giá được.
- Trong việc xác định nội dung dạy học, không chỉ chú ý đến các kiến thức kĩ năng
chuyên môn mà cần chú ý những nội dung có thể phát triển các năng lực chung
khác như năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể.
- Việc xác định phương pháp dạy học cần được lập luận trên cơ sở mối quan hệ
giữa các yếu tố của quá trình dạy học, đặc biệt là mối quan hệ mục đích - nội dung
- phương pháp dạy học. Trong việc thiết kế phương pháp dạy học cần bắt đầu từ
bình diện vĩ mô: xác định các quan điểm, hình thức tổ chức dạy học phù hợp. Từ
đó xác định các phương pháp dạy học cụ thể và thiết kế hoạt động của giáo viên và
học sinh theo trình tự các tình huống dạy học nhỏ ở bình diện vi mô.
- Sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm PowerPoint là một phương
hướng cải tiến việc thiết kế bài dạy học cũng như hoạt động dạy học.
2. Cải tiến phương pháp dạy học truyền thống
- Các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập
luôn là những phương pháp quan trọng trong dạy học. Đổi mới phương pháp dạy
học không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống quen thuộc
mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của
chúng. Để nâng cao hiệu quả các phương pháp dạy học này người giáo viên cần

nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kĩ thuật của chúng trong việc
chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp, chẳng hạn như kĩ thuật mở bài, kĩ thuật
trình bày, giải thích trong khi thuyết trình, kĩ thuật đặt câu hỏi và xử lí câu trả lời


trong đàm thoại, hay kĩ thuật làm mẫu trong luyện tập. Tuy nhiên, các phương pháp
dạy học truyền thống có những hạn chế tất yếu, vì thế bên cạnh các phương pháp
dạy học truyền thống cần kết hợp sử dụng phương pháp dạy học mới, đặc biệt là
những phương pháp và kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo của học
sinh.
Ví dụ: Trước kia giáo viên dạy học phương pháp đàm thoại chỉ thực hiện một chiều
là: giáo viên đặt câu hỏi, học sinh trả lời. Ngày nay đổi mới phương pháp dạy học
thì phương pháp này được thực hiện hai chiều đó là: giáo viên đặt câu hỏi học sinh
trả lời, học sinh đặt câu hỏi giáo viên sẽ giải đáp.
3. Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học
- Không có một phương pháp dạy học toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu và nội
dung dạy học. Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những ưu, nhược điểm và
giới hạn sử dụng riêng.Vì vậy việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức
dạy học trong toàn bộ quá trình dạy hoc là phương hướng quan trọng để phát huy
tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học.
- Dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, nhóm đôi và dạy học cá thể là những hình thức
xã hội của dạy học cần kết hợp với nhau, mỗi một hình thức có những chức năng
riêng. Tình trạng độc tôn của dạy học toàn lớp và sự lạm dụng phương pháp thuyết
trình cần được khắc phục, đặc biệt thông qua làm việc nhóm.
- Trong thực tiễn dạy học ở trường THPT hiện nay, nhiều giáo viên đã cải tiến bài
lên lớp theo hướng kết hợp thuyết trình của giáo viên với hình thức làm việc nhóm,
góp phần tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. Tuy nhiên hình thức làm
việc nhóm rất đa dạng, không chỉ giới hạn ở việc giải quyết các nhiệm vụ học tập
nhỏ xen kẽ trong bài thuyết trình, mà còn có những hình thức làm việc nhóm giải
quyết những nhiệm vụ phức hợp có thể chiếm một hoặc nhiều tiết học, sử dụng

những phương pháp chuyên biệt như phương pháp đóng vai, nghiên cứu trường
hợp, dự án.
Ví dụ: Trong bài giáo dục công dân “ Công dân với một số vấn đề cấp thiết của
nhân loai” giáo việc có thể kết hợp các phương pháp như: đàm thoại, làm việc
nhóm, sử dụng công nghệ thông tin như cho học sinh xem các tranh ảnh, clip về


tình trạng ô nhiễm môi trường từ đó giúp học sinh nhận thức được vấn đề cấp thiết
của nhân loại hiện nay về môi trường. Qua đó giúp học sinh nâng cao ý thức trách
nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường.
4. Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề
- Dạy học GQVĐ là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng
nhận biết và giải quyết vấn đề. Học sinh được đặt trong một tình huống, đó là tình
huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thông qua việc giải quyết vấn đề, giúp học
sinh lĩnh hội tri thức, kĩ năng và phương pháp nhận thức. Dạy học GQVĐ là con
đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, có thể áp dụng
trong nhiều hình thức dạy học với những mức độ tự lực khác nhau của học sinh.
- Các tình huống có vấn đề là những tình huống khoa học chuyên môn, cũng có thể
là những tình huống gắn với thực tiễn. Trong thực tiễn dạy học hiện nay, dạy học
GQVĐ thường chú ý đến những vấn đề khoa học chuyên môn mà ít chú ý đến các
vấn đề gắn với thực tiễn.
5. Vận dụng dạy học theo tình huống
- Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy học được tổ
chức theo một chủ đề thích hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề
nghiệp. Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường học tập tạo điều kiện
cho học sinh kiến tạo tri thứctheo cá nhân và trong mối tương tác xã hội của việc
học tập.
- Các chủ đề dạy học phức hợp là những chủ đề có nội dung liên quan đến nhiều
môn học hoặc lĩnh vực tri thức khác nhau, gắn với thực tiễn. Trong nhà trường, các
môn học được phân theo các môn khoa học chuyên môn, còn cuộc sống thì luôn

diễn ra trong những mối quan hệ phức hợp. Vì vậy sử dụng các chủ đề dạy học
phức hợp góp phần khắc phục tình trạng xa rời thực tiễn của các môn khoa học
chuyên môn, rèn luyện cho học sinh năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, liên
môn.
- Vận dụng dạy học theo tình huống gắn với thực tiễn là con đường quan trọng để
gắn việc đào tạo trong nhà trường với thực tiễn đời sống, góp phần khắc phục tình
trạng giáo dục hàn lâm, xa rời thực tiễn hiện nay của nhà trường phổ thông.


Ví dụ:trong bài công dân lớp 10: “Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học” giáo
viên đưa ra tình huống:
Suy nghĩ của em về hành động của bạn A, chú Hải, bà Bình, anh Tuấn trong các
tình huống dưới đây:
* Bạn An nhặt được chiếc ví trước cổng trường. Bạn đã nộp lại cho cô giáo hiệu
trưởng.
* Chú Hải thương binh trong thời kì chống Mỹ. Chú luôn chăm chỉ lao động sản
xuất tạo điều kiện cho cuộc sống gia đình. Ngoài ra chú còn quan tâm giúp đỡ
người nghèo khác ở địa phuơng.
* Bà Bình đã nhập hàng giả cố tình lừa dối những người mua hàng. Anh Tuấn con
bà Bình kịch liệt phản đối.
Từ những tình huống đó giúp học sinh suy nghĩ và nhận thức đúng về vấn đề đạo
đức hiện nay.
6. Vận dụng dạy học định hướng hành động
- Dạy học định hướng hành động là quan điểm dạy học nhằm làm cho hoạt động trí
óc và hoạt động chân tay kết hợp chặt chẽ với nhau. Trong quá trình học tập, HS
thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành các sản phẩm hành động, có sự kết
hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và hoạt động tay chân. Đây là quan điểm dạy
học tích cực hóa và tiếp cận toàn thể.Vận dụng ĐHHĐ có ý nghĩa quan trọng cho
việc thực hiện nguyên lý giáo dục kết hợp lý thuyết với thực tiễn, tư duy và hành
động, nhà trường và xã hội.

- Dạy học theo dự án là một hình thức điển hình của DH ĐHHĐ, trong đó HS tự
lực thực hiện trong nhóm một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với các vấn đề thực
tiễn, kết hợp lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể công bố. Trong
dạy học theo dự án có thể vận dụng nhiều lý thuyết và quan điểm dạy học hiện đại
như lý thuyết kiến tạo, dạy học định hướng HS, dạy học hợp tác, dạy học tích hợp,


dạy học khám phá, sáng tạo, dạy học theo tình huống và dạy học định hướng hành
động.
7. Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin trong dạy
học
- Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới PPDH, nhằm tăng
cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy học. Việc sử dụng các
PTDH cần phù hợp với mối quan hệ giữa PTDH và PPDH. Trong khuôn khổ dự án
phát triển giáo dục THPT, việc trang bị các PTDH mới cho các trường THPT được
tăng cường. Tuy nhiên các PTDH tự tạo của GV luôn có ý nghĩa quan trọng, cần
được phát huy.
- Đa phương tiện và công nghệ thông tin vừa là nội dung dạy học vừa là phương
tiện dạy học trong dạy học hiện đại.Đa phương tiện và công nghệ thông tin có
nhiều khả năng ứng dụng trong dạy học.Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiện như
một phương tiện trình diễn, cần tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học cũng
như các phương pháp dạy học sử dụng mạng điện tử.Phương tiện dạy học mới cũng
hỗ trợ việc tìm ra và sử dụng các phương pháp dạy học mới.
8. Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo
Kỹ thuật dạy học (KTDH) là những cách thức hành động của của GV và HS
trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy
học. Các KTDH là những đơn vị nhỏ nhất của PPDH. Có những KTDH chung, có
những kỹ thuật đặc thù của từng PPDH, ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại.
Ngày nay người ta chú trọng phát triển và sử dụng các KTDH phát huy tính tích
cực, sáng tạo của người học như “động não”, “tia chớp”, “bể cá”, XYZ, “3 lần 3”...

9. Tăng cường các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn.
- Phương pháp dạy học có mối quan hệ biện chứng với nội dung dạy học. Vì vậy,
bên cạnh những phương pháp chung có thể sử dụng cho nhiều bộ môn khác nhau
thì việc sử dụng các phương pháp đặc thù có vai trò quan trọng trong dạy học bộ
môn. Thí nghiệm là phương pháp dạy học đặc thù quan trọng của các bộ môn khoa
học tự nhiên.


VD: Các phương pháp dạy học trong dạy học kĩ thuật, làm mẫu thao tác, phân tích
sản phẩm kỹ thuật, thiết kế kĩ thuật, lắp láp mô hình, các dự án trong dạy học kĩ
thuật.
10. Bồi dưỡng phương pháp học tập cho học sinh.
- Phương pháp học tập là một cách tự lực đóng vai trò quan trọng trong việc tích
cực hóa, phát huy tính sáng tạo của học sinh. Có những phương pháp nhận thức
chung như phương pháp thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương pháp tổ chức
làm việc, phương pháp làm việc nhóm, có những phương pháp học tập chuyên biệt
của từng bộ môn. Bằng nhiều hình thức khác nhau cần luyện tập cho học sinh các
phương pháp học tập chung và các phương pháp học tập trong bộ môn.
VD: Dạy học bài " Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại " giáo viên
yêu cầu học sinh tìm những số liệu, tranh ảnh liên quan đến ô nhiễm môi trường.
Từ đó học sinh sẽ xử lí số liệu, đánh giá được mức độ ô nhiễm của môi trường hiện
nay.
11. Cải tiến việc kiểm tra đánh giá.
- Đổi mới PPDH cần gắn liền với đổi mới về việc đánh giá quá trình dạy học cũng
như đổi mới việc kiểm tra và đánh giá thành tích học tập của học sinh.Cần bồi
dưỡng cho học sinh những kỹ thuật thông tin phản hồi nhắm tạo điều kiện cho học
sinh tham gia đánh giá và cải tiến quá trình dạy học.
- Trong đánh giá thành tích học tập của học sinh không chỉ đánh giá kết quả mà chú
ý cả quá trình học tập. Đánh giá thành tích học tập theo quan điểm phát triển năng
lực không giới hạn vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng

tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp. Trong xu hướng xây dựng các
bài tập cũng như các bài thi, kiểm tra theo quan điểm phát triển năng lực người ta
chia thành 3 mức độ chính của nhiệm vụ như sau:
+ Tái hiện: trọng tâm là tái hiện, nhận biết các tri thức đã học.
+ Vận dụng: trọng tâm là việc ứng dụng tri thức đã học để giải quyết nhiệm vụ
trong những tình huống khác nhau, phân tích, tổng hợp, so sánh... để xác định các
mối quan hệ của các đối tượng.


+ Đánh giá: trọng tâm là vận dụng tri thức , kĩ năng đã học để giải quyết các
nhiệm vụ phức hợp, giải quyết các vấn đề, đánh giá các phương án khác nhau và
quyết định, đánh giá, xác định các giá trị.
- Cần sử dụng phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau.
Kết hợp giữa kiểm tra miệng, kiểm tra viết, bài tập thực hành.Kết hợp giữa trắc
nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan.
VD: Kiểm tra 1 tiết môn Giáo dục công dân giáo viêc sử dụng kết hợp hai hình
thức trắc nghiệm khách quan và tự luận để kiểm tra, đánh giá mức độ nhận thức và
tiếp thu bài của học sinh.
I. Trắc nghiệm khách quan( 5 điểm )
Câu 1: Luật hôn nhân - gia đình qui định độ tuổi kết hôn:
A. Nam từ 22 tuổi trở lên, nữ từ 20 tuổi trở lên
B. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên
C. Nam từ 23 tuổi trở lên, nữ từ 21 tuổi trở lên
D. Cả nam và nữ từ 25 tuổi trở lên
Câu 2: Những câu tục ngữ nào sau đây nói về sống hòa nhập?
A. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn
B. Chết cả đống còn hơn sống 1 người
C. Tối lửa tắt đèn có nhau
D. Câu a, b đúng
Câu 3: Hội nghị thế giới về môi trường lần thứ 2 (1992) có ra tuyên ngôn Ri - ô đê

Gia - nê - rô. Trong đó nêu các nguyên tắc, quan điểm, chiến lược, chính sách
chung có tính toàn cầu về vấn đề môi trường, đặc biệt là nguyên tắc ai gây hậu quả
nhiều phải chịu trách nhiệm nhiều. Theo em ý kiến nào dưới đây là đúng nhất ?
A. Các nước đang phát triển có trách nhiệm chính
B. Các nước phát triển có trách nhiệm chính
C. Các nước phát triển và các nước đang phát triển có trách nhiệm ngang nhau
D. Hợp tác toàn cầu để bảo vệ môi trường
Câu 4: Hành vi nào sau đây phá hoại công cuộc cách mạng của đật nước ta?
A. Cấu kết với bọn phản động nước ngoài phá hoại đất nước
B. Hành vi tham ô, tham nhũng, buôn lậu, làm hàng giả, thoái hóa, biến chất
của cán bộ, đảng viên.
C. Xuyên tạc đường lối, chính sách của đảng
D. Tất cả các hành vi trên
Câu 5: Ngày Quốc phòng toàn dân là:
A. 23/9
B. 22/12
C. 22/6
D. 22/7
Câu 6: Quy định "... Công dân có các nghĩa vụ sau đây: Thực hiện kế họach hóa
gia đình: xây dựng quy mô gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và
bền vững..." thuộc điều thứ mấy của Pháp lệnh Dân số năm 2003 ?


A. Điều5
B. Điều 4
C. Điều6
D.Điều7
Câu 7: Em đồng ý với quan niệm nào sau đây?
A. Tình yêu là chuyện riêng của hai người, không liên quan ai cả
B. Không yêu cha mẹ thì không yêu người khác

C. Tình yêu không là cơ sở của hôn nhân
D. Tình yêu là đặc quyền của tuổi trẻ
Câu 8: Cách xử lý rác thải nào dưới đây có thể đỡ gây ô nhiễm môi trường nhất?
A. Phân loại và tái chế
B. Đổ tập trung vào bãi rác
C. Chôn sâu
D. Đốt và xả khí lên cao
Câu 9: Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm bình dị nhất và .......
A. Thân thương nhất đối với con người
B. Sâu sắc nhất đối với
người
C. Gần gũi nhất đối với con
D. Gắn bó nhất đối với con người
người
Câu 10: Em đồng tình với quan điểm nào sau đây?
A. Những vấn đề cấp thiết của nhân lọai tiếp tục gia tăng và ảnh hưởng đến sự
sống còn của nhân lọai.
B. Những vấn đề cấp thiết của nhân lọai không liên quan đến điều kiện phát
triển của một quốc gia
C. Giải quyết những vấn đề cấp thiết của
nhân lọai cần sự hợp tác đa phương
D. Đồng tình với quan điểm a và c
II. Tự luận( 5 điểm )
1. Khái niệm tình yêu và tình yêu chân chính?
2. Tìm các câu ca dao, tục ngữ về tình yêu quê hương, đất nước?
3. Trình bày một ví dụ phác thảo kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển
năng lực (trong đó thể hiện sự vận dụng một hay một số biện pháp đã nêu ở
câu 2).
Trả lời:
Chủ đề: Quan niệm về đạo đức ( GDCD 10)

Mở bài: Giáo viên cho học sinh xem một clip về bạo lực học đường và đặt câu hỏi:
Em có suy nghĩ gì về tình trạng đạo đức của học sinh hiện nay? Từ đó dẫn dắt vào
bài học mới.
Mục đích
Nội dung
Phương pháp
Năng lực cần
phát triển
1. Về kiến 1.
Quan - Vận dụng dạy học theo tình
- Năng lực
thức
niệm về đạo huống:
chuyên môn
- Hiểu rõ đạo đức
- GV:
- Năng lực cá
đức là gì?
+ Đưa ra các tình huống:
thể

c


Nắm
được
quan niệm về
đạo đức luôn
biến
đổi

cùng với sự
vận
động,
biến đổi của
lịch sử.
- Hiểu rõ mối
quan hệ giữa
đạo đức, pháp
luật và phong
tục tập quán.
- Nhận biết
đuợc vai trò
của đạo đức
trong
đời
sống xã hội.
2. Về kỹ
năng
- Vận dụng
được
kiến
thức đã học
để lí giải một
số vấn đề đạo
đức trong lịch
sử.
- Có khả năng
đánh giá nhất
định về các
vấn đề đạo

đức xã hội
ngày nay, đặc
biệt là các
vấn đề đạo
đức
hàng
ngày của học
sinh,
sinh
viên.
3. Về thái độ
- Có thái độ
đúng


TH1: Trên đường đi học về có
một cụ già muốn qua đường, K
đã đưa cụ qua đường an toàn.
TH2: Bạn A bị tật nguyền,
nhưng bạn có khát khao được
đến trường. Hằng ngày, H đưa
bạn đến trường, giúp đỡ bạn
trong học tập.
TH3: M giúp bạn bằng cách đọc
cho N chép bài của mình trong
bài kiểm tra 1 tiết.
- Vận dụng dạy học giải quyết
vấn đề.
- GV: Đưa ra các câu hỏi:
1. Trong tình huống trên, tại sao

các bạn hành động như vậy?
2. Tự điều chỉnh hành vi là việc
làm tùy ý bắt buộc?
3. Việc làm đó có phù hợp với
lợi ích cá nhân, lợi ích cộng
đồng hay không?
- HS: Trao đổi ý kiến trên.
- GV: Tổng kết các ý kiến và đưa
ra khái niệm đạo đức.
- GV: Chuyển ý.
- Bồi dưỡng phương pháp học
tập cho học sinh:
- GV: Cho HS làm bài tập củng
cố kiến thức:
Hãy kể tên các chuẩn mực đạo
đức XH của xã hội cũ không còn
phù hợp với xã hội mới và những
chuẩn mực phù hợp trong xã hội
hiện đại?
- GV: Chuyển ý
- Kết hợp đa dạng các phương
pháp dạy học:
- GV: Cho HS thảo luận nhóm.
- GV: Giao câu hỏi cho 2 nhóm
Nhóm1: Phân biệt đạo đức với
Pháp luật
Nhóm2: Phân biệt đạo đức với

- Năng lực cá
thể


- Năng lực
phương pháp
- Năng lực cá
thể

- Năng lực xã
hội
Năng
lực


khách quan
với các hiện
tượng
đạo
đức xã hội
nói
chung,
các
hiện
tuợng
đạo
đức trong xã
hội ngày nay
nói riêng.
- Có ý thức
điều
chỉnh
hành vi phù

hợp với các
chuẩn
mực
đạo đức mới.

phong tục, tập quán
- HS: Các nhóm trao đổi bàn
luận
- GV: Liệt kê ý kiến của HS vào
các cột.
- GV: Nhận xét, kết luận.
- Bồi dưỡng phương pháp học
tập cho học sinh
- GV:Cho HS làm bài tập củng
cố kiến thức 1.
Câu hỏi: Trong những câu tục
ngữ sau, câu nào nói về pháp
luật, đạo đức, phong tục tập
quán.
*Thương người như thể thương
thân.
*Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
*Đất có lề, quê có thói.
*Cầm cần nảy mực.
*Phép vua thua lệ làng.
- HS: Trả lời theo ý kiến.
- GV:Kết luận
- GV: Chuyển ý.
2. Vai trò
- Kết hợp đa dạng các phương

của đạo đức pháp dạy học
trong sự
- GV: Cho HS thảo luận nhóm.
phát triển
Nhóm 1: Vai trò của đạo đức đối
của cá nhân với cá nhân? Mỗi cá nhân, tài
gia đình và năng và đạo đức cái nào hơn? Vì
xã hội.
sao? Cho VD.
Nhóm 2: Vai trò của đạo đức với
GĐ? Theo các em hạnh phúc GĐ
có được là nhờ đâu? (Đạo đức,
tiền bạc hay danh vọng) Vì sao?
VD.
Nhóm 3: Vai trò của đạo đức đối
với xã hội? Theo các em lứa tuổi
thanh thiếu niên hiện nay đang
phải đối mặt với nguy cơ gì?
Việc thanh thiếu niên sa vào các
TNXH có phải do đạo đức bị
xuống cấp hay không? XH cần

chuyên môn
- Năng lực cá
thể

Năng
lực
phương pháp
- Năng lực cá

thể

- Năng lực xã
hội
Năng
lực
chuyên môn
- Năng lực cá
thể


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×