Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Đồ án xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính tờ bản đồ số 06, Phường 11, quận Tân Bình, Tp.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.78 MB, 42 trang )

Đồ án CSDLĐĐ

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đồ án
Đất đai là là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá đối với mỗi
quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người cùng các sinh vật khác
trên trái đất. C.Mác đã viết rằng: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là
điều kiện cần để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư
liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp”.
Quản lý nhà nước đối với đất đai là một hoạt động không thể thiếu được
đối với mỗi quốc gia. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, đất đai được sử
dụng vào các mục đích khác nhau như: sản xuất kinh doanh, an ninh quốc
phòng, sản xuất nông, lâm nghiệp, làm nhà ở. Việc gia tăng dân số, tốc độ đô thị
hoá nhanh làm cho quỹ đất quốc gia bị biến động. Vậy, làm thế nào để quản lý
đất đai hiệu quả và chặt chẽ nhất nhằm bảo vệ quyền sở hữu của nhà nước đối
với đất đai. Đây là câu hỏi đặt ra cho các cấp chính quyền mà trực tiếp là các
nhà quản lý đất đai.
Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất đai trên cơ sở cập nhật và đồng bộ
hóa các thông tin về hệ quy chiếu, hệ tọa độ, độ cao, các thông tin về hệ thống
bản đồ, thông tin về ranh giới, địa giới hành chính, thông tin về mô hình độ cao,
địa hình, thông tin về các loại đất theo hiện trạng sử dụng, và các thông tin về
những cơ sở dữ liệu liên quan đến tài nguyên đất. Từ đó cho thông tin đầu ra
phục vụ yêu cầu quản lý của chính quyền trung ương, địa phương, của ngành, và
các ngành khác đồng thời phục vụ thông tin đất đai cho nhu cầu của người dân.
Điều này nó có ý nghĩa rất lớn khi mà hiện nay công tác quản lý về đất đai đang
là vấn đề thời sự thu hút sự quan tâm của các ngành, các cấp và mọi người, tất
cả đều cần tới thông tin đất đầy đủ và chính xác xuất phát từ thực tế trên được sự
phân công của khoa QLĐĐ và hướng dẫn của Th.s Nguyễn Văn Cương nên tôi
chọn đề tài “Đồ án xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính tờ bản đồ số 06,
Phường 11, quận Tân Bình, Tp.HCM ”.
2. Mục đích


- Ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng CSDL địa chính.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lí, sử dụng đất
đai tại địa phương.
- Phục vụ công tác tra cứu, truy xuất thông tin của địa chính theo chủ sử
dụng đất, thửa đất hay theo giấy chứng nhận QSDĐ.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất đai phục vụ cho công tác QLĐĐ
phù hợp với các yêu cầu về quản lý và sử dụng đất dựa trên chính sách pháp luật
của nhà nước về đất đai và hoàn cảnh thực tiễn tại địa phương.
- Thiết lập thông tin và cơ sở dữ liệu về đất đai có tính tổng hợp, hệ thống,
có tính khái quát cao, dễ cập nhật và khai thác sử dụng, giúp đánh giá tài nguyên
SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngọc

1


Đồ án CSDLĐĐ

đất đai một cách hợp lý từ đó làm cơ sở hỗ trợ cho công tác QLĐĐ và việc lập
quy hoạch sử dụng đất.
3. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về không gian: Thực hiện đồ án xây dựng cơ sở dữ liệu địa
chính bằng phần mềm ArcGIS đối với tờ bản đồ số 06, Phường 11, quận Tân
Bình, Tp.HCM .
Giới hạn về thời gian: Đồ án được thực hiện trong 03 tháng
4. Ý nghĩa thực tiễn
- Được cập nhật chỉnh lí đầy đủ theo đúng yêu cầu đối với các nội dung
theo quy định về xây dựng cơ sở DLĐĐ (Thông tư 04/2013/TT-BTNMT) và
quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính (Thông tư 17/2010/TT-BTNMT).
- Tìm được tất cả các thông tin về thửa đất, chủ sử dụng đất, tìm được
thửa đất đó có giấy chứng nhận hay không, biết được các thông tin cần thiết khi

được nhân dân yêu cầu...
- Đảm bảo độ chính xác, đúng vị trí, tọa độ cũng như tính thực tế sau khi
xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.
- Nghiên cứu khả năng ứng dụng của HTTTĐL (GIS) (đặc biệt là khả
năng ứng dụng trong việc xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu địa chính).
- Việc xây dựng thành công CSDL địa chính cho các tờ bản đồ này sẽ
giúp ích rất nhiều trong công tác QLĐĐ của địa phương việc quản lý, cập nhật
cũng như truy xuất, sử dụng các thông tin sẽ trở nên nhanh chóng, chặt chẽ, hiệu
quả và có độ chính xác cao. Thông qua công tác này sẽ đáp ứng yêu cầu quản lý
nhà nước về đất đai cũng như đảm bảo quyền lợi chính đáng của người sử dụng
đất.

SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngọc

2


Đồ án CSDLĐĐ

PHẦN 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA XÂY DỰNG
CSDLHSDC
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm chung
- CSDLĐĐ : là thành phần cơ bản của DLĐĐ , làm cơ sở để xây dựng và
định vị không gian các cơ sở dữ liệu thành phần khác như CSDL QHSDĐ,
CSDL giá đất, CSDL thống kê, kiểm kê đất đai. Có thể nói CSDL địa chính là
nền tảng dữ liệu quan trọng trong quá trình xây dựng CSDL phục vụ công tác
quản lý và sử dụng đất đai và là tài liệu nền tảng ban đầu cho việc thực hiện các
bài toán khác có liên quan trong ngành QLĐĐ . CSDL địa chính gồm dữ liệu
không gian địa chính và dữ liệu thuộc tính địa chính.

+ Dữ liệu không gian địa chính: là dữ liệu về vị trí, hình thể của thửa
đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về hệ thống thủy văn, hệ
thống thủy lợi; hệ thống đường giao thông; dữ liệu về điểm khống chế; dữ liệu
về biên giới, địa giới; dữ liệu về địa danh và ghi chú khác; dữ liệu về đường chỉ
giới và mốc giới quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao
thông và các loại quy hoạch khác, chỉ giới hành lang an toàn bảo vệ công trình.
+ Dữ liệu thuộc tính địa chính: là dữ liệu về người quản lý đất, người sử
dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, tổ chức và cá nhân
có liên quan đến các giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
dữ liệu thuộc tính về thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về
tình trạng sử dụng của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về
quyền và nghĩa vụ trong sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất; dữ liệu giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, dữ liệu
về địa danh và ghi chú.
- Biến động đất đai: là quá trình sử dụng của người sử dụng đất có làm
thay đổi các thông tin liên quan đến thửa đất như: làm thay đổi hình thể, kích
thước, mục đích sử dụng của thửa đất…so với hiện trạng ban đầu.
- Bản đồ địa chính: là sự thể hiện bằng số hay trên các vật liệu như giấy,
hệ thống các thửa đất của từng chủ sử dụng và các yếu tố được quy định cụ thể
theo hệ thống không gian, thời gian nhất định và chịu sự chi phối của pháp luật.
- Thông tin đất đai: Theo nghĩa quản lý là hệ thống các tư liệu (tài liệu, số
liệu) về tình trạng tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý và sản xuất (sử dụng) của đất
đai. Thông tin đất đai là tất cả các thông tin liên quan đến đất đai, thông tin đất
đai thường được thể hiện bằng HTTTĐL và HTTT đất.
- Dữ liệu địa chính: là dữ liệu không gian địa chính, dữ liệu thuộc tính
địa chính và các dữ liệu khác có liên quan.
1.1.2. Các lý thuyết để xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính
1.1.2.1. Lý thuyết về dữ liệu hồ sơ địa chính
SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngọc


3


Đồ án CSDLĐĐ

- Hồ sơ địa chính: là hệ thống tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách, chứng
thư,…chứa đựng những thông tin cần thiết về mặt tự nhiên, kinh tế xã hội, pháp
lý của đất đai, được thiết lập trong quá trình đo đạc lập BĐĐC, đăng ký đất đai
ban đầu, đăng ký biến động đất đai, cấp GCN phục vụ yêu cầu về QLĐĐ.
HSĐC được lập theo từng đơn vị hành chính cấp xã. Việc lập, cập nhật,
chỉnh lý HSĐC phải theo đúng trình tự, thủ tục hành chính theo quy định của
pháp luật đất đai. Nội dung thông tin trong HSĐC phải bảo đảm thống nhất với
GCN được cấp (nếu có) và phù hợp với hiện trạng quản lý, sử dụng đất (Điều 5
Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT).
1.1.2.2. Lý thuyết về cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính
- Cơ sở dữ liệu: là một hệ thống các thông tin có cấu trúc được lưu trữ trên
các thiết bị lưu trữ nhằm thỏa mãn yêu cầu khai thác thông tin đồng thời của
nhiều người hay nhiều chương trình ứng dụng với những mục đích khác nhau.
- Cơ sở dữ liệu địa chính: Là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địa
chính; được sắp xếp, tổ chức để quản lý, truy cập, khai thác và cập nhật thường
xuyên khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động bằng phương tiện điện tử.
Cơ sở DLĐĐ được xây dựng tập trung thống nhất từ Trung ương đến cấp
tỉnh và cấp huyện.
Đơn vị cơ bản thành lập CSDL đất đai là đơn vị hành chính cấp xã.
- Cơ sở DLĐĐ của cấp huyện: là tập hợp DLĐĐ của các xã thuộc huyện;
đối với các huyện không có đơn vị hành chính xã trực thuộc thì cấp huyện là
đơn vị cơ bản để thành lập CSDLĐĐ .
- CSDL đất đai cấp tỉnh: được tập hợp từ CSDL đất đai của tất cả các
huyện thuộc tỉnh.
- CSDL đất đai trung ương: được tập hợp từ CSDL đất đai của tất cả các

tỉnh trên cả nước.
Việc xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng, cập nhật sử dụng DLĐĐ phải
đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan, kịp thời và thực hiện thep quy
định hiện hành về thành lập HSĐC, GCN.
Nội dung, cấu trúc dữ liệu địa chính

Sơ đồ 1.1. Cấu trúc một CSDL HSĐC
SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngọc

4


Đồ án CSDLĐĐ

1.1.2.3. Lý thuyết về GIS
GIS: là một HTTT được thiết kế để thu thập, cập nhật, lưu trữ, tích hợp
và xử lý, tra cứu, phân tích và hiển thị mọi dạng dữ liệu địa lý. Với thực tế là
gần như mọi hoạt động của con người đều gắn liền với một địa điểm nào đó,
nghĩa là với một tọa độ địa lý xác định, GIS đã trở thành nền tảng công nghệ đặc
biệt hữu dụng trong quản lý và xử lý tích hợp thông tin đa ngành, hỗ trợ việc ra
quyết định chính xác và kịp thời. ArcGIS có 3 ứng dụng chính: ArcMap,
ArcCatalog, ArcTooBox.
GIS là một kỹ thuật quản lý thông tin dựa vào máy tính được sử dụng bởi
con người vào mục đích lưu trữ, quản lý và xử lý các số liệu thuộc về địa lý
hoặc không gian nhằm phục vụ vào các mục đích khác. Gis gồm các bộ phận:
+ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: gồm phần cứng, thiết bị ngoại vi, phần mềm
+ Nguồn nhân lực: con người
+ Dữ liệu: gồm dữ liệu không gian thể hiện hình dạng, vị trí địa lý trên bề
mặt trái đất và dữ liệu thuộc tính dùng để mô tả đặc điểm tính chất của đối tượng
địa lý.

+ Tổ chức: là những tổ chức bảo quản dữ liệu.
- GIS có các chức năng như nhập dữ liệu, lưu trữ, phân tích, hiển thị dữ
liệu.
1.1.3 Mô hình cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính
1.1.3.1. Nội dung, cấu trúc CSDL HSĐC tờ bản đồ số 6, Phường
11,quận Tân Bình, Tp.HCM .

đồ 1.2.
Nội
dung
cấu
trúc
CSDL
HSĐC
bản đồ
6,

tờ
số

Phường 11,quận Tân Bình, Tp.HCM
Bảng 1.1 Mô tả nội dung và cấu trúc CSDL HSĐC tờ bản đồ số 6
STT Nhóm

dữ

SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngọc




hiệu

Mô tả
5


Đồ án CSDLĐĐ

liệu

1

2

3

4

Nhóm dữ
liệu về thửa
đất

Nhóm dữ
liệu về giao
thông
Nhóm dữ
liệu về biên
giới, địa giới

Nhóm dữ

liệu về tài sản

5

Nhóm dữ
liệu về người

6

Nhóm dữ
liệu về quyền

7

Nhóm dữ
liệu về địa
danh và ghi
chú

nhóm
dữ liệu

DC_ThuaDat

Bao gồm dữ liệu không gian và dữ
liệu thuộc tính thửa đất của đồ số 6,
Phường 11,quận Tân Bình, Tp.HCM

DC_GiaoThong


Các tuyến đường giao thông liên xã,
liên ấp...của tờ bản đồ số 6, Phường
11,quận Tân Bình, Tp.HCM

Dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc
DC_BienGioiDiaGi tính về đường địa giới hành chính cấp
oi
xã của tờ bản đồ số 6, Phường 11,quận
Tân Bình, Tp.HCM
DC_TaiSan

DC_Nguoi

DC_Quyen

Thông tin về nhà ở của tờ bản đồ số 6,
Phường 11,quận Tân Bình, Tp.HCM
Có quyền sử dụng đất, sở hữu tài sản
gắn liền với đất hoặc có liên quan đến
các giao dịch đăng ký đất đai của tờ
bản đồ số 6, Phường 11,quận Tân
Bình, Tp.HCM

Tình trạng pháp lý sử dụng thửa đất
của tờ bản đồ số 6, Phường 11,quận
Tân Bình, Tp.HCM

DC_DiaDanhvaGhi Là điểm mô tả vị trí không gian tương
Chu
đối của địa danh.


1.1.3.2. Các mức thiết kế CSDL HSĐC tờ bản đồ số 6, Phường
11,quận Tân Bình, Tp.HCM
a) Thiết kế mức ý niệm (Phụ lục 1)
b) Thiết kế mức logic (Phụ lục 2)
c) Thiết kế mức vật lý (Phụ lục 3)
1.1.4 Các tiêu chuẩn xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính
SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngọc

6


Đồ án CSDLĐĐ

- Phải tuân thủ các yêu cầu về mô hình cấu trúc và nội dung thông tin về
từng thửa đất, theo đúng qui định tại phụ lục số 01 ban hành theo thông tư số
17/2010/TT-BTNMT ngày 4 tháng 10 năm 2010.
- Nội dung thông tin trong cơ sở dữ liệu phải đồng nhất với số liệu đo đạc,
kết quả đăng ký, cấp giấy chứng nhận và hiện trạng sử dụng đất.
- Đảm bảo thu nhận đầy đủ thông tin lịch sử (đối với các truờng hợp sau
khi cấp giấy chứng nhận lần đầu đã có biến động) và liên kết dữ liệu hiện có của
các xã, phuờng thị trấn để đáp ứng yêu cầu khai thác sử dụng và cập nhật biến
động ở các cấp.
- Bảo đảm có thể tiếp tục thực hiện việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu địa chính
thông qua việc đăng ký cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận.
1.2 Cơ sở thực tiễn
Với các chức năng phân tích dữ liệu, truy xuất dữ liệu của GIS trong quản
lý được sử dụng phổ biến cho nhiều ngành nhiều lĩnh vực như trong trong lĩnh
vực môi trường, giao thông, cấp nước, thoát nước…
Vì vậy ứng dụng GIS giúp chỉnh lý biến động, cập nhật, lưu trữ bản đồ

địa chính để xây dựng CSDL địa chính số phục vụ cho công tác quản lý Nhà
nước về đất đai từ trung ương đến địa phương.
1.3 Cơ sở pháp lý
Căn cứ Luật Đất đai năm 2013;
Căn cứ Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Thông tư 17/2014/TT-BTNMT ngày 21/4/2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về hướng dẫn việc xác định ranh giới, diện tích và xây
dựng cơ sở dữ liệu đất trồng lúa;
Căn cứ Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
Căn cứ Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính;
Căn cứ Thông tư 17/2010/TT-BTNMT ngày 04/10 /2010 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính;
Căn cứ Thông tư 04/2013/TT-BTNMT, ngày 24/04/2013 về việc quy định
về xây dựng CSDLĐĐ ;
Căn cứ Thông tư 09/2007/TT-BTNMT, ngày 02/08/2007 về việc hướng
dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;

SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngọc

7


Đồ án CSDLĐĐ

Căn cứ Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/ 2009 của Bộ Tài
nguyên Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở

hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
Căn cứ Công văn 1159/TCQLĐĐ-CDKTK, ngày 21/09/2011 về việc
hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.

SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngọc

8


Đồ án CSDLĐĐ

PHẦN 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CSDLHSĐC, NỘI
DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỒ ÁN CSDLHSĐC
2.1. Thực trạng xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
2.1.1. Thực trạng về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội xã Bình Đức
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Phường 11, quận Tân Bình, Tp.HCMcó diện tích tự nhiên 2784.71 ha.
Trong đó 14 tờ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 chiếm 816.580ha.Vị trí tiếp giáp:
- Phía Bắc giáp Phường 2 và Phường 11, quận Tân Bình
- Phía Nam giáp phường 4 và Phường 7, quận Tân Bình
- Phía Tây giáp phường 10 và phường 8, quận Tân Bình
- Phía Đông giáp phường 12 và phường 14, quận Tân Bình
Vị trí tờ bản đồ nghiên cứu
Tờ bản đồ nghiên cứu thuộc với tờ bản đồ số 6, Phường 11, quận Tân
Bình, Tp.HCM với vị trí như sau:
- Phía Nam giáp: Tờ bản đồ số 11, Phường 11
- Phía Bắc giáp: Tờ bản đồ số 3, Phường 12
- Phía Tây giáp: Tờ bản đồ số 5,12, Phường 11
- Phía Đông giáp: Tờ bản đồ số 7, Phường 11
2.1.1.2 Điều kiện về kinh tế - xã hội

a. Dân số, lao động, việc làm
Hiện nay, xã có 2.182 nhân khẩu dân cư ở xã chủ yếu là người dân từ
thành phố di dân lập nghiệp của Nhà nước. Dân cư phân bố theo các tuyến
đường chính như đường Nguyễn Bá Tòng, đường Năm Châu … là chủ yếu. Bên
cạnh đó, khu dân cư trên địa bàn Phường chủ yếu là hình thức đất nhà ở gắn liền
với đất kinh doanh, mua bán, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn phường.
b. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế


Ngành sản xuất nông nghiệp

Phường 11 được thành lập sau 1975 dân cư chủ yếu là dân địa phương.
Ngành sản xuất chính là nông nghiệp chiếm trên 75% dân số với hai ngành
nghề chính là công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp còn lại một số ít làm các
ngành nghề khác.



Ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ

SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngọc

9


Đồ án CSDLĐĐ

Bảng 1.2: Cơ cấu lao động các ngành Phường 11
STT


Lao động trong các ngành

Số lao động (người)

Tỷ lệ

1

Ngành tiểu thủ công nghiệp

184

13,33

2

Ngành nông nghiệp

1014

73,48

3

Ngành dịch vụ

132

9,57


4

Ngành khác

50

3,62

1380

100

Tổng

(Nguồn : UBND Phường 11)

c. Cơ sở hạ tầng
 Giao thông
Toàn phường có tuyến giao thông chính chạy qua Nguyễn Bá Tòng,
đường Năm Châu … với tổng chiều dài 6 km và với hơn 30 km đường giao
thông liên phường, giao thông nội đồng phân bố rộng khắp địa bàn tạo điều
kiện cho việc vận chuyển đi lại, lưu thông hàng hóa của nhân dân góp phần vào
việc phát triển kinh tế .
Hệ thống giao thông được phát triển rộng khắp địa bàn và liên kết giữa
các vùng tạo điều kiện cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa được thuận
tiện. Nhiều chương trình dự án được triển khai thực hiện nhằm góp phần phát
triển: chương trình Nhà nước và nhân dân cùng làm đường giao thông nông
thôn, giao thông nội đồng được nhân dân đồng tình hưởng ứng.
 Điện lực
Mạng lưới điện về toàn phường 100% hộ dân có điện cho sinh hoạt và sản

xuất . Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của người dân trong
xã. Hiện nay UBND xã đã thực hiện xong dự án xóa điện kế tổng trên địa bàn,
100% số hộ sử dụng điện lưới Quốc gia.
 Y tế
UBND xã có 01 trạm y tế bán kiên cố với diện tích 2.190 m 2 tại khu phố 4
với 8 phòng khám và 01 phòng thuốc. Hàng tháng trạm còn làm tốt công tác
chủng ngừa định kỳ cho các bé từ 0 đến 12 tháng tuổi. Duy trì chế độ sơ cấp cứu
kịp thời cho nhân dân, thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia đạt 100%.
2.1.2 Thực trạng công tác quản lý HSĐC tại địa phương.
a. Hiện trạng sử dụng đất
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2014 cho thấy diện tích đất tự nhiên
của xã là 2.784,71 ha không đổi so với diện tích kỳ kiểm kê trước đó được phân
ra gồm 02 nhóm đất chính:
SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngọc

10


Đồ án CSDLĐĐ

- Nhóm đất ở: 2.657,80 ha chiếm 95,44% so với diện tích tự nhiên của xã.
- Nhóm đất tiểu thủ công nghiệp: 126,91 ha chiếm 4,56% so với diện tích tự
nhiên của xã.
Bảng 2: Cơ cấu sử dụng đất năm 2014
Diện

Loại đất

tích


(ha)

Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích tự nhiên

2.784,71

100,00

I. Đất ở

2.657,80

95,44

II. Đất tiểu thủ công nghiệp

126,91

4,56

III. Đất chưa sử dụng

0,00

0,00

(Nguồn tổng hợp: Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Phường 11)


b. Thực trạng công tác quản lý CSDLĐC tại địa phương
Công tác đăng ký cấp giấy CNQSDĐ đất ở đến nay đạt được hơn 98%.
Qua công tác thông kê đất đai hàng năm cho thấy trên địa bàn Phường 11 diện
tích đất đã được giao để sử dụng hết. Trong đó:
-Hộ gia đình cá nhân : Đất giao cho hộ gia đình cá nhân quản lý với diện
tích là 1510,15 ha chiếm 54,23% tổng diện tích tự nhiên trong đó chủ yếu là sử
đất ở và kinh doanh mua bán.
-UBND xã quản lý có diện tích là 36,60 ha chiếm 1,31% tổng diện tích tự
nhiên, chủ yếu là đất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
2.1.2.1 Đánh giá công tác quản lý bản đồ địa chính trên địa bàn
Bản đồ địa chính được thành lập với tỷ lệ 1/200 được lưu trữ dưới dạng
bản đồ số bằng phần mềm MicroStation và lưu trữ dưới dạng giấy theo quy định
nhằm phục vụ cho công tác quản lý từng thửa đất. Bản đồ này được cập nhật
chỉnh lý biến động hàng năm. Nhìn chung, hệ thống bản đồ đã phục vụ tương
đối tốt cho công tác QLĐĐ của phường. Trong thời gian vừa qua xã đã khai thác
thông tin từ bản đồ để phục vụ cho việc quản lý như sau:
- Bản đồ thể hiện đầy đủ và sát với thực tế nhằm nâng cao khả năng xác
định vị trí thửa đất ngoài thực tế phục vụ cho việc trích đo, trích lục một cách
chính xác.
- Xác định ranh giới, hình thể thửa đất, nhãn thửa thể hiện khá đầy đủ, rõ
ràng, đúng quy định.
- Từ bản đồ địa chính xác định được vị trí những thửa chưa cấp giấy và
xác định được vị trí các thửa đất công.
2.1.2.2 Đánh giá công tác cập nhật chỉnh lý CSDLĐC
SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngọc

11


Đồ án CSDLĐĐ


Hiện tại, phường chỉ lập sổ theo dõi biến động đất đai để quản lý, sử
dụng. Các sổ như sổ mục kê, sổ địa chính từ trước giờ xã không cập nhật, các
sổ này chỉ được mở tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện dưới hai dạng
là dạng giấy và dạng file số. Tuy nhiên chỉ có sổ địa chính là được cập nhật
khá đầy đủ nhất.
2.1.3 Thực trạng về việc sử dụng công nghệ phần mềm tại địa phương
Hiện tại Phường 11 đang áp dụng Công nghệ thông tin được áp dụng
một cách rộng rãi vào công tác QLĐĐ , nhất là mảng quản lý hồ sơ địa chính.
Cụ thể là phần mềm VILIS, phần mềm VILIS xây dựng được CSDL không
gian bản đồ và dữ liệu thuộc tính theo chuẩn, bảo mật toàn vẹn dữ liệu và có
thể xuất ra theo mẫu quy định. Đối với các phần mềm này thì việc chỉnh lý dữ
liệu thuộc tính khá đơn giản bởi dữ liệu thuộc tính được xây dựng , cập nhật
chỉnh lý ở dạng trường dữ liệu, việc thêm bớt các trường khá đơn giản.
Nhược điểm chính của các phần mềm cho đến thời điểm hiện tại chưa được
khắc phục là chức năng đồ họa yếu, dẫn đến việc chỉnh lý biến động dữ liệu
không gian địa chính còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho các nhà quản lý
trong công tác chỉnh lý biến động bản đồ địa chính, dẫn đến công tác QLĐĐ
không hiệu quả.
Việc chỉnh lý biến động dữ liệu không gian địa chính được thực hiện
theo 2 phương pháp sau:
- Phương pháp 1: Đối với những biến động đơn giản thì có thể thực
hiện chỉnh lý biến động ngay trên VILIS với thanh công cụ trên.
- Phương pháp 2: Đối với những biến động phức tạp như: biến động
theo tuyến (đường giao thông, kênh, rạch,...) biến động về thửa nhưng thửa
hình thành lệch tọa độ so với thửa gốc (do bản đồ địa chính có sai sót hoặc
được làcm bằng công nghệ ảnh) thì việc chỉnh lý phải thực hiện trên phần
Microstation và tốn thời gian như: Chỉnh lý biến động, kiểm tra việc khép kín
thửa đất, tạo vùng, topology toàn tờ bản đồ, sau đó xuất vào VILIS. Đó là
chưa kể đến nhiều cán bộ còn yếu về mặt chỉnh lý biến động trên

microstation.
Với cách giải quyết như vậy thì việc chỉnh lý biến động không nhất
quán, tốn thời gian và nhất là dữ liệu không đồng bộ (có biến động có trên
microstation thì không có trên VILIS và ngược lại). Với thực tế như vậy cần
có giải pháp tối ưu nhất, dễ thực hiện nhất.
2.1.4 Lựa chọn các phần mềm của GIS và phân tích khả năng đáp
ứng phần mềm GIS trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu HSĐC.
2.1.4.1 Giới thiệu các phần mềm của GIS
Hiện nay trong công tác QLĐĐ sử dụng rất nhiều phần mềm, nhưng
thông dụng nhất là phần mềm ArsGIS, phần mềm MapInfo và phần mềm
ArcView, cụ thể như sau:
a. Phần mềm ArcGIS (hay còn gọi là ArcGIS Desktop): là hệ thống GIS
hàng đầu hiện nay, cung cấp một giải pháp toàn diện từ thu thập, nhập số liệu,
SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngọc

12


Đồ án CSDLĐĐ

chỉnh lý, phân tích và phân phối thông tin trên mạng Internet tới các cấp độ khác
nhau như CSDL địa lý cá nhân hay CSDL của các doanh nghiệp.
b. Phần mềm MapInfo: là một giải pháp phần mềm GIS thân thiện với
người sử dụng. Ngay từ đầu, hãng đã chủ trương xây dựng các phần mềm GIS
có hiệu quả, với các chức năng phân tích không gian hữu ích cho các hoạt động
kinh doanh, quản lý nhưng không cồng kềnh và không phức tạp hóa bởi những
chức năng không cần thiết, giao diện đơn giản và dễ hiểu, đồng thời giá cả phải
phù hợp với đại đa số người sử dụng.
c. Phần mềm ArcView: Cung cấp đầy đủ chức năng cho phép biểu diễn,
quản lý, xây dựng và phân tích dữ liệu địa lý, các công cụ phân tích không gian

cùng với việc biên tập và phân tích thông tin từ các lớp bản đồ khác nhau đồng
thời thể hiện các mối quan hệ và nhận dạng các mô hình. ArcView là một trong
ba cấp bậc với mức độ chuyên sau khác nhau của ArcGIS Desktop.
2.1.4.2. So sánh đặc điểm của các phần mềm của GIS
* Phần mềm Mapinfo
Ưu điểm: giao diện đơn giản và dễ hiểu, giá cả phù hợp với đại đa số
người sử dụng, khả năng hiển thị và lập bản đồ tốt, có những chức năng GIS cơ
bản và được nhiều người sử dụng ưa chuộng trong các dự án GIS quy mô nhỏ,
CSDL cỡ nhỏ.
Nhược điểm: Quản lý topology không được chặt chẽ, cấu trúc dữ liệu
không đầy đủ nên khả năng phân tích cũng hạn chế - MapInfo thường không
được sử dụng để xây dựng các CSDL lớn. Hơn nữa, MapInfo cũng còn hạn chế
khi cần đưa ra một giải pháp mạng chuyên nghiệp, kết nối trao đổi số liệu với
các hệ thống GIS khác.
* Phần mềm ArcGIS Desktop
Ưu điểm: bao gồm những công cụ rất mạnh để quản lý, cập nhật, phân
tích thông tin và xuất bản tạo nên một HTTTĐL (GIS) hoàn chỉnh, cho phép:
Tạo và chỉnh sửa dữ liệu tích hợp (dữ liệu không gian tích hợp với dữ liệu thuộc
tính) - cho phép sử dụng nhiều loại định dạng dữ liệu khác nhau thậm chí cả
những dữ liệu lấy từ Internet. Truy vấn dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính
từ nhiều nguồn và bằng nhiều cách khác nhau. Hiển thị, truy vấn và phân tích dữ
liệu không gian kết hợp với dữ liệu thuộc tính. Thành lập bản đồ chuyên đề và
các bản in có chất lượng trình bày chuyên nghiệp.
Nhược điểm: Các ứng dụng GIS đòi hỏi rất cao về việc xây dựng dữ liệu
ban đầu, công việc này đòi hỏi nhiều kiến thức về kỹ thuật máy tính và yêu cầu
lớn về nguồn tài chính ban đầu. Đồ họa trong các ứng dụng GIS khá cao nên các
ứng dụng GIS đòi hỏi các cấu hình máy tính khá mạnh dẫn đến chi phí cho việc
trang bị, lắp đặt các thiết bị và phần mềm về GIS rất cao. Bản quyền phần mềm
và chi phí vận hành rất cao.
Kết luận: ArcGIS có rất nhiều điểm nổi bật sử dụng để xây dựng

CSDLĐC như:
SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngọc

13


Đồ án CSDLĐĐ

+ Cho phép tạo và chỉnh sửa dữ liệu tích hợp (dữ liệu không gian tích hợp
với dữ liệu thuộc tính).
+ Cho phép sử dụng nhiều loại định dạng dữ liệu khác nhau thậm chí cả
những dữ liệu lấy từ Internet;
+ Truy vấn dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính từ nhiều nguồn và
bằng nhiều cách khác nhau;
+ Hiển thị, truy vấn và phân tích dữ liệu không gian kết hợp với dữ liệu
thuộc tính.
2.1.4.3. Lựa chọn phần mềm GIS
ArcGIS Desktop là một bộ phần mềm ứng dụng gồm: ArcMap,
ArcCatalog, ArcToolbox, ModelBuilder, ArcScene và ArcGlobe. Trong đó có 3
phần mềm thông dụng là: ArcMap, ArcCatalog, ArcToolbox.
- ArcMap có chức năng:
+ Xây dựng, hiển thị, xử lý và phân tích các bản đồ.
+ Tạo các bản đồ từ các rất nhiều các loại dữ liệu khác nhau.
+ Truy vấn dữ liệu không gian để tìm kiếm và hiểu mối liên hệ
giữa các đối tượng không gian.
+ Tạo các biểu đồ.
+ Hiển thị trang in ấn.
- ArcCatalog:
+ Dùng để lưu trữ, quản lý hoặc tạo mới các dữ liệu địa lý.
+ Tạo mới một cơ sở dữ liệu.

+ Tìm kiếm dữ liệu.
+ Xác định hệ thống toạ độ cho cơ sở dữ liệu.
- ArcToolbox: Cung cấp các công cụ để quản lý, phân tích và chuyển đổi
dữ liệu từ các định dạng khác như MapInfo, MicroStation, AutoCad…
- Khả năng đáp ứng phần mềm ArcGIS trong việc xây cơ sở dữ liệu hồ
sơ địa chính:
Việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính bằng phần mềm ArcGIS, là phần
mềm chuyên dùng nên độ chính xác cao. Các đối tượng được phân ra và xếp các
lớp cũng như nhóm lớp rất rõ ràng.
ArcGIS đảm bảo cho việc tra cứu thông tin dễ dàng, chính xác giúp giảm
thời gian tra cứu thông tin so với thời gian khi chưa ứng dụng công nghệ thông
tin (việc lưu trữ dữ liệu bằng văn bản, vừa tốn diện tích, vừa mất thời gian khi ta
muốn truy xuất lại một vấn đề nào đó dễ thất lạc).
Khả năng ứng dụng cơ sở dữ liệu địa chính vào công tác quản lí đất đai
hiện nay mang tính chất thiết thực và kịp thời với các ứng dụng tiêu biểu như:
SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngọc

14


Đồ án CSDLĐĐ

- Quản lý, lưu trữ và cập nhật, chỉnh lý biến động.
- Đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận, giao đất cho thuê đất, đăng kí biến
động đất đai.
- Phục vụ công tác thống kê, kiểm kê đất đai và đánh giá đất đai.
- Hỗ trợ cho công tác lập quy hoạch sử dụng đất.
2.2 Nội dung thực hiện đồ án cơ sở dữ liệu HSĐC
- Giới thiệu mô hình xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính.
- Thu thập, phân loại tài liệu.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu.
- Định hướng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính.
2.3. Phương pháp thực hiện đồ án cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập dữ liệu tại địa phương nơi mình công tác hoặc trên địa bàn khác
như các loại bản đồ và tài liệu về đất đai, và hồ sơ kèm theo như:
+ Bản đồ địa chính
+ Các loại sổ: sổ cấp giấy, sổ mục kê, sổ địa chính
+ Hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản gắn liền với đất lần đầu, cấp đổi, hồ sơ Scan GCN.
2.3.2. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Sau khi thu thập tài liệu
xong tiến hành phân loại dữ liệu có bao nhiêu nhóm để có thể dễ dàng đưa dữ
liệu vào CSDL trên ArcGis quản lý.
2.3.3. Phương pháp thiết kế mô hình hóa dữ liệu
- Khi phân tích bản đồ địa chính trên Autocad ta biết được sẽ thể hiện bao
nhiêu nhóm dữ liệu và trong nhóm đó có bao nhiêu lớp để từ đó tiến hành thiết
kế mô hình hóa các bảng thuộc tính đúng theo quy định về xây dựng CSDL địa
chính.
- Phương pháp ứng dụng GIS: Nền bản đồ Auto Cad đã có ta chuyển dữ
liệu bản đồ địa chính vào phần mềm ArcGis, tách số liệu, xây dựng dữ liệu
thuộc tính theo yêu cầu phục vụ quản lý về quản lý thông tin thửa đất và chủ sử
dụng trên phần mềm ArcGis.
2.3.4. Phương pháp phân tích tổng hợp
Trên cơ sở các tài liệu thu thập được nghiên cứu tổng hợp lại các tài liệu,
hồ sơ cần thiết để phục vụ cho việc xây dựng thực hiện đồ án.
2.3.5. Phương pháp so sánh
Từ các phần mềm của GIS, so sánh để lựa chọn ra phần mềm để thực hiện
xây dựng đồ án.
SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngọc


15


Đồ án CSDLĐĐ

PHẦN 3: KẾT QUẢ XÂY DỰNG CSDLHSĐC TẠI PHƯờNG 11,
QUẬN TÂN BÌNH, TP.HCM
3.1. Kết quả đạt được
3.1.1. Thu thập, phân loại và đánh giá tài liệu, dữ liệu thông tin xây
dựng CSDL HSĐC
3.1.1.1. Thu thập tài liệu, dữ liệu thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu
HSĐC
- Tờ bản đồ địa chính số 6, bản đồ số được xây dựng bằng phần mềm
Microstation tỉ lệ 1/200
- Sổ bộ địa chính thu thập được sổ địa chính, sổ mục kê và một sổ đăng
kí biến động tất cả điều ở dạng file excel.
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận 10 bộ trong đó:
Hồ sơ cấp đổi, cấp lại bao gồm các loại giấy tờ: bản lưu giấy chứng nhận
cũ; bản trích đo điạ chính; đơn xin cấp đổi, cấp lại; đơn đăng kí biến động; biên
bản thẩm định; phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất; bản mô tả
ranh giới, mốc giới thửa đất.
3.1.1.2. Phân loại tài liệu, dữ liệu thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu
HSĐC
- Dạng số: Bản đồ địa chính.
- Dạng giấy: Hồ sơ cấp giấy chứng nhận (file *.pdf). Mỗi tờ ứng với 10
giấy.
Trong phạm vi bài nghiên cứu, nhóm chọn phương pháp thiết kế cấu trúc
dữ liệu theo chuẩn thông tư 17 theo yêu cầu đưa ra, với phương châm quản lý
các thông tin cần thiết phục vụ công tác phân tích, đánh giá một cách hiệu quả
và thiết thực.

Phân loại số liệu, dữ liệu thông tin thu thập
Dữ liệu không gian
Dữ liệu

Dữ liệu thuộc tính
Định dạng

Dữ liệu

Bản đồ địa chính File MicroStation (*.dgn) Sổ địa chính
Sổ mục kê

Định dạng
File Excel (*.xls)
File Excel

Hồ sơ lưu

File scan

3.1.1.3. Đánh giá kết quả xây dựng CSDL hồ sơ địa chính
Các thông tin trên sổ bộ địa chính được cập nhật khá đầy đủ tạo sự dễ
dàng trong việc tra cứu
SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngọc

16


Đồ án CSDLĐĐ


Tình trạng chỉnh lý biến động trong các loại sổ bộ địa chính so với hồ sơ
đăng kí đất đai tương đối đầy đủ, tuy vẫn có thiếu sót nhưng không gây khó
khăn nhiều trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
Khó khăn nhất trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đó là
giữa sổ bộ địa chính và bản đồ địa chính chưa có sự đồng bộ trong việc cập nhật
chỉnh lý biến động nên trong quá trình thực hiện phải tiến hành rà soát lại diện
tích của bản đồ với sổ đăng kí biến động và sổ mục kê. Các lớp thông tin trên
bản đồ vẫn chưa được chuẩn nên trong quá trình tách lớp phải tiến hành số hóa
lại một số cạnh thửa bị thiếu.
3.1.1.4. Thực hiện xây dựng CSDL HSĐC cho tờ bản đồ số 6, Phường
11, quận Tân Bình, Tp.HCM
Tạo các thư mục lưu và xử lý sơ bộ dữ liệu
Tạo hình cây thư mục như sơ đồ sau:
Tạo 1 folder tên: “D:\NguyenThiBichNgoc06Ò trong thư mục này tạo 2
thư mục CSDLDC_06 và BAO CAO_06, trong thư mục CSDLDC tiếp tục tạo
2 thư mục INPUT và OUTPUT, trong thư mục INPUT tiếp tục tạo 4 thư mục:
BAN DO DIA CHINH (bản đồ địa chính); DU LIEU THUOC TINH ( dữ liệu
thuộc tính file excel của các nhóm thông tin); FILE SCAN GCN (hồ sơ và giấy
chứng nhận liên quan đến thửa đất); SHAPE FILE (các file chuyển từ
Microsation sang Shapefile) được thể hiện theo sơ đồ sau: ví dụ đối với tờ bản
đồ 06.
INPUT: nơi chứa dữ liệu đầu vào.
OUTPUT: Nơi chứa dữ liệu đầu ra.
Trong thư mục Input:
+ Lưu file bản đồ DC6.dgn vào thư mục “BAN DO DIA CHINH”;
+ Lưu 10 bộ hồ sơ cấp giấy hay biến động thu thập được vào thư mục
“FILE SCAN GCN”;
+ Lưu các bảng dữ liệu thuộc tính đã tạo được ở phần trên vào thư mục
“DU LIEU THUOC TINH”.
BAO CAO_06


NOIDUNGCHINH_06

NguyenThiBichNgoc06

BAN DO DIA CHINH
CSDLDC_06

INPUT

DU LIEU THUOC TINH
FLIE SCAN GCN

OUTPUT
Input: nơi chứa dữ liệu đầu vào.
SHAPE FILE
Output: Nơi chứa dữ liệu đầu ra.
Trong thư mục Input:
+ Lưu file bản đồ dc6.dgn vào thư mục “BAN DO DIA CHINH”;
+ Lưu 10 bộ hồ sơ cấp giấy hay biến động thu thập được vào thư mục
SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngọc

17


Đồ án CSDLĐĐ

3.1.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu HSĐC
3.1.2.1 Xây dựng dữ liệu không gian địa chính
Bước 1: Tạo một CSDL trống bằng ArcCatalog.

- Khởi động ArcCatalog 10.1
+ Start/ All program/ ArcGIS/ ArcCatalog 10.1

- Kết nối folder NguyenThiBichNgoc06 đã tạo:
+ Trong Catalog Tree à Click phải chuột vào Folder Connection à
Chọn Connect folder… chọn tới đường dẫn lưu folder NguyenThiBichNgoc06à
Click OK.
Ta được như hình sau:

SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngọc

18


Đồ án CSDLĐĐ

- Tạo Geodatabase:
+ Click phải chuột vào folder OUTPUT à New à Personal Geodatabase
đặt tên là “CSDLDC_06”

Bước 2: Tạo Fearture Dataset
+ Click phải chuột vào folder CSDLDC_06 à New à Fearture Dataset

SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngọc

19


Đồ án CSDLĐĐ


+ Xuất hiện hộp thoại New feature Dataset à đặt tên DC_Thuadat à
Next

- Thiết lập hệ tọa độ VN 2000:
+ Chọn Projected Coordnate Systems à UTM à Asia à VN 2000 UTM
Zone 48N à Next

SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngọc

20


Đồ án CSDLĐĐ

- Thiết lập hệ độ cao Hòn Dấu – Hải Phòng:
+ Chọn Vertical Coordnate Systems à Asia à Hon Dau 1992 à Next à
Finish.

- Thực hiện tương tự cho các feature dataset khác.

SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngọc

21


Đồ án CSDLĐĐ

Bước 3: Chuyển đổi định dạng dữ liệu không gian từ dạng
Microstation sang dạng ShapeFile


Tách lớp bản đồ địa chính dạng file Microstation
- Mở file bản đồ địa chính dạng Microstaion -> nhấp vào biểu tượng chữ
(Analyze Element) xem đường ranh thửa đất ở lớp nào.

- Chọn file/ Save as/ Lưu vào folder BAN DO DIA CHINH với tên là
dc6_thuadat.

SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngọc

22


Đồ án CSDLĐĐ

- Sau đó chọn Edit-> Select By Attributes-> xuất hiện hộp thoại và tắt lớp
số 10 ->Execute->Delete

-Thực hiện tương tự cho các dữ liệu dc6_biengioidiagioi,
dc6_diadanh_ghichu, dc6_giaothong, dc6_taisan. Ta được hình sau:




uyển
dạng



• Ch
file


Microstation (*.dgn) sang dạng Shape file (*.shp)
- Trong Acrcatalog vào thư mục INPUT à BAN DO DIA CHINH à
ranhthuaà chọn polyline à click chuột phải chọn Export à To Shapefile
(single)…
- Xuất hiện hộp thoại Feature Class to Feature Class:
+ Mục Output Location: chọn đường dẫn lưu tới thư mục Shape file.
+ Mục Out Feature Class: đặt tên là “ranhthua”.
SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngọc

23


Đồ án CSDLĐĐ

+ Click OK.
+ Chuyển đổi thành công khi xuất hiện dòng trạng thái Feature Class to
Feature Class dưới góc phải màn hình máy tính như hình:

SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngọc

24


Đồ án CSDLĐĐ

- Làm tương tự các lớp còn lại, ta được hình vẽ sau:

Bước 4: Chuyển dữ liệu từ Shape file sang Geodatabase
- Click chuột phải vào file ranhThuaDat.shp trong thư mục Shape file

à Export à To Geodatabase (single).
- Xuất hiện hộp thoại Feature Class to Feature Class:
+ Mục Output Location: chọn đường dẫn lưu tới feature dataset
“DC_ThuaDat” trong Geodatabase CSDLDC_06.

+ Mục Out Feature Class: đặt tên là “ranhThua”.
+ Click OK.
SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngọc

25


×