Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Phân tích các quy định pháp luật về chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.56 KB, 14 trang )

[Document title]

MỞ BÀI
Công ty cổ phần là một hình thức công ty đối vốn điển hình. Các chủ sở hữu
của công ty nắm giữ trong tay một phần vốn điều lệ của công ty và được gọi là
những cổ đông. Các cổ đông này có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình
cho người khác ngoài một số trường hợp pháp luật qui định cấm hoặc hạn chế
chuyển nhượng cổ phần. Để hiểu rõ hơn nữa về quyền lợi quan trọng này của cổ
đông, phân tích ưu nhược điểm cũng như cách các cổ đông thực hiện quyền lợi này
như thế nào trên thực tế, em đã lựa chọn đề bài số 05: “Phân tích các quy định pháp
luật về chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần » làm đề tài cho bài tập lớn của
mình. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để bài tập của em được
hoàn thiện hơn.

NỘI DUNG
I. Qui định pháp luật về quyền chuyển nhượng cổ phần của cổ đông
1. Khái quát chung về công ty cổ phần và quyền chuyển nhượng cổ phần
a, Khái quát về công ty cổ phần
Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn. Trong công ty
cổ phần thì vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cá
nhân, tổ chức sở hữu cổ phần sẽ trở thành cổ đông của công ty, chỉ chịu trách
nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng phần tài sản trong phạm vi số vốn họ đã
góp.
Theo qui định của luật doanh nghiệp thì có 2 loại cổ phần là cổ phần phổ
thông và cổ phần ưu đãi.

1


[Document title]
- Cổ phần phổ thông là loại cổ phần bắt buộc phải có trong công ty cổ phần.


Người sở hữu cổ phần phổ thông được gọi là cổ đông phổ thông.
- Ngoài cổ phần phổ thông thì công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi.
Theo luật doanh nghiệp 2014 thì có ba loại cổ phần ưu đãi phổ biến là:
+ Cổ phần ưu đãi biểu quyết: là loại cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều
hơn cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của cổ phần ưu đãi biểu quyết do điều
lệ công ty quyết định. Chủ thể có quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết chỉ có
thể là tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập (trong thời hạn ba
năm đầu sau khi thành lập công ty).
+ Cổ phần ưu đãi cổ tức: là cổ phần được trả cổ tức với mức cổ tức cao hơn
so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc so với mức ổn định hàng năm.
Người giữ cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết và một số quyền khác
của cổ đông phổ thông.
+ Cổ phần ưu đãi hoàn lại: là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo
yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ
phần ưu đãi hoàn lại. Giống như cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ đông sở
hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại cũng không có quyền biểu quyết và một số quyền khác
của cổ đông phổ thông.
Ngoài ra, điều lệ công ty có thể qui định thêm một số loại cổ phần ưu đãi
khác.
b, Quyền tự do chuyển nhượng cổ phần
Quyền chuyển nhượng cổ phần của cổ đông được qui định tại điều 126 luật
doanh nghiệp năm 2014 như sau: “Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường
hợp qui định tại khoản 3 điều 19 của luật này và điều lệ công ty có qui định hạn
chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp điều lệ công ty có qui định hạn chế về
chuyển nhượng cổ phần thì các qui định này chỉ có hiều lực khi được nêu rõ trong
cổ phiều của cổ phần tương ứng”. Như vậy, chỉ trừ một số trường hợp ngoại lệ,
2


[Document title]

các cổ đông của công ty cổ phần có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình
cho cá nhân, tổ chức khác với nhiều mục đích khác nhau.
Tự do chuyển nhượng cổ phần là một đặc điểm đặc thù và cũng là ưu điểm
vượt trội của công ty cổ phần so với các loại hình doanh nghiệp khác, giúp cho
công ty cổ phần có được cấu trúc vốn và tài chính linh hoạt trong kinh doanh. Việc
chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông có thể làm thay đổi tỉ lệ sở hữu cổ phần
cũng như danh sách thành viên công ty.
Qui định cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần đã giúp cho nhà
đầu tư có thể dễ dàng chuyển hướng đầu tư. Điều này thể hiện sự đa dạng trong
đầu tư, phù hợp với xu thế phát triển năng động của nền kinh tế thị trường.
2. Các trường hợp bị hạn chế quyền chuyển nhượng cổ phần
a, Hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập
Về nguyên tắc, cổ phần phổ thông trong công ty cổ phần được chuyển
nhượng một cách tự do cho cả cổ đông lẫn người không phải là cổ đông trong công
ty. Tuy nhiên, quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông này cũng có ngoại lệ
được qui định tại khoản 3 điều 119:“Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự
do chuyển nhưởng cổ phần cả mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển
nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập
nếu được sự chấp thuận của đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự
định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng
các cổ phần đó”. Nếu đại hội cổ đông tán thành việc chuyển nhượng cổ phần thì
người nhân cổ phần chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của
công ty.
Nguyên nhân các nhà làm luật hạn chế quyền chuyển nhượng cổ phần của cổ
đông sáng lập trong thời hạn 3 năm đầu tiên khi thành lập doanh nghiệp là để đảm
bảo sự hoạt động ổn định và bền vững của doanh nghiệp vì trong 3 năm đầu tiên,
3



[Document title]
doanh nghiệp mới hình thành nên chưa gây dựng được uy tín cũng như thương
hiệu trên thị trường vì vậy tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp ít, đồng thời cơ cấu tổ
chức của doanh nghiệp có thể vẫn chưa được kiện toàn nên nếu cổ đông sáng lập
chuyển nhượng cổ phần của mình cho một đối tượng khác thì có ảnh hưởng lớn
đến sự phát triển của công ty. Thứ hai, cổ đông sáng lập được xem như những
người khai sinh cho công ty, vì vậy qui định hạn chế quyền chuyển nhượng cổ
phần của cổ đông sáng lập góp phần ràng buộc đồng thời đề cao trách nhiệm của
cổ đông sáng lập trong giai đoạn đầu thành lập công ty, ngăn chặn tình trạng các
sáng lập viên thành lập công ty với mục đích nào đó (lừa đảo, chiếm đoạt vốn của
những người góp vốn, để có nhân thân tốt,…) và khi đạt được mục đích thì họ bán
cổ phần của mình và bỏ mặc số phận của công ty.
b, Hạn chế đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết
Một trường hợp nữa cũng không được chuyển nhượng cổ phần đó là đối với
các cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết, điều này được qui định tại khoản 3
điều 116 “Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng
cổ phần đó cho người khác”.
Cổ phần ưu đãi biếu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn cổ
phần phổ thông, việc nắm giữ nhiều cổ phần loại này có nghĩa là cổ đông đó có
tiếng nói nhiều hơn và có quyền quyết định lớn hơn đối với các vấn đề quan trọng
của công ty, nếu cổ phần này được tự do chuyển nhượng sẽ đe dọa đến sự phát
triển của công ty cũng như quyền lợi của các cổ đông khác. Theo qui định của luật
doanh nghiệp thì chỉ có các tổ chức được chính phủ ủy quyền và các cổ đông sáng
lập mới được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Tuy nhiên, ưu đãi biểu
quyết của cổ đông sáng lập cũng chỉ có hiệu lực trong vòng 3 năm. Mặt khác, cổ
phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông nên nếu như nhà nước
muốn thoái vốn khỏi doanh nghiệp hoặc cổ đông sáng lập muốn chuyển nhượng số
4



[Document title]
cổ phần ưu đãi biểu quyết này cho người khác thì phải đăng kí chuyển đổi thành cổ
phần phổ thông sau đó mới làm thủ tục chuyển nhượng cổ phần.
c, Hạn chế đối với các trường hợp điều lệ công ty qui định
Ngoài ra, nếu trong điều lệ công ty qui định các trường hợp khác không
được hoặc bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần thì các cổ đông cũng phải tuân theo
các qui định đó. Và các qui định về hạn chế chuyển nhượng cổ phần này chỉ có
hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.
Ví dụ: Công ty cổ phần công nghệ Sao Bắc Đẩu có qui định về qui chế
chuyển nhượng quyền sở hữu cổ phần của công ty như sau:
- Cổ phần phổ thông mà chủ sở hữu là Chủ tịch và thành viên Hội đồng
quản trị, Trưởng và thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đôc, Kế toán trưởng,
Giám đốc các công ty thành viên, đơn vị trực thuộc. Trong suốt thời gian chủ sở
hữu còn đương nhiệm, các cổ phần này chỉ được chuyển nhượng khi được Hội
đồng quản trị đồng ý trên nguyên tắc không ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến quyền
lợi của Công ty và các cổ đông nhỏ khác.
- Cổ phần phổ thông mà chủ sở hữu là Cổ đông lớn của Công ty. Cổ đông
lớn được hiểu là Cổ đông nắm giữ từ 5% trở lên tổng số cổ phần trên báo cáo tài
chính công bố gần nhất của Công ty. Các cổ phần này chỉ được chuyển nhượng
khi được Hội đồng quản trị đồng ý trên nguyên tắc không ảnh hưởng lớn và trực
tiếp đến quyền lợi của Công ty và các cổ đông nhỏ khác.
- Ngoài các hạn chế được nêu ở đây, Cổ phần ưu đãi còn bị hạn chế chuyển
nhượng bởi các quy định khác của quy chế này và các điều kiện ghi trực tiếp trên
sổ chứng nhận Cổ phần ưu đãi và được công bố công khai trong thông báo của
Hội đồng quản trị công ty về chương trình phát hành.
- Việc chuyển nhượng Cổ phần phổ thông cho các cá nhân, tổ chức có hoạt
động kinh doanh cùng ngành nghề, cùng lĩnh vực và có khả năng cạnh tranh cao
5



[Document title]
hoặc gây ảnh hưởng đến lợi ích của Công ty thì do Hội đồng quản trị quyết định
và báo cáo tại Đại hội đồng cổ đông gần nhất.
Như vậy, các đối tượng nắm giữ cổ phần của công ty Sao Bắc Đẩu phải tuân
thủ những qui định trên khi chuyển nhượng cổ phần.
3. Thủ tục chuyển nhượng cổ phần theo luật doanh nghiệp 2014
Theo khoản 2 điều 126 luật doanh nghiệp 2014 thì “Việc chuyển nhượng
được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch
trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy
tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng
hoặc đại diện ủy quyền của họ ký. Trường hợp chuyển nhượng thông qua giao
dịch trên thị trường chứng khoán, trình tự, thủ tục và việc ghi nhận sở hữu thực
hiện theo qui định của pháp luật về chứng khoán.”
Việc chuyển nhượng cổ phần được thực hiện theo thủ tục sau:
- Các bên liên quan trong hoạt động chuyển nhượng cổ phần ký đóng dấu
đầy đủ vào các giấy tờ liên quan
+ Việc chuyển nhượng cổ phần phải thể hiện bằng hợp đồng chuyển nhượng
và được thanh lý bằng biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng;
+ Hoạt động chuyển nhượng được thông qua tại cuộc họp đại hội đồng cổ
đông công ty và được thể hiện trong Biên bản họp và quyết định của Đại hội đồng
cổ đông;
+ Đối với hoạt động chuyển nhượng liên quan đến người nước ngoài cần
thực hiện đúng thủ tục thanh toán theo quyết định 88/2009/QĐ-TTg quy định Quy
chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt
6


[Document title]
Nam và nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật doanh
nghiệp;

- Hoàn thành thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh
Hoạt động chuyển nhượng cổ phân chỉ được hoàn thành khi công ty hoàn tất thủ
tục thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh nới doanh nghiệp đăng ký. Cụ thể:
+ Công ty trong nước khi có hoạt động chuyển nhượng cổ phần phải thực
hiện thủ tục thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty tại Sở kế hoạch
và đầu tư tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Hoạt động chuyển nhượng cổ phần hoàn tất khi Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh được cấp;
+ Công ty có vốn nước ngoài khi có hoạt động chuyển nhượng cổ phần phải
thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư tại cơ quan quản lý đầu tư
tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký. Hoạt động
chuyển nhượng cổ phần hoàn tất khi Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh được cấp;
II. Vướng mắc liên quan đến quyền chuyển nhượng cổ phần trong công
ty cổ phần trên thực tế
Luật doanh nghiệp 2014 ra đời đã có một số sự đổi mới trong những qui
định về chuyển nhượng cổ phần theo hướng đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp
của các cổ đông bằng việc qui định rõ hơn về trình tự thủ tục chuyển nhượng,...
Tuy nhiên, hiện nay vì luật 2014 chưa có hiệu lực vì thế chưa có các nghị định
hướng dẫn do vậy nhìn từ góc độ luật doanh nghiệp 2005 hiện hành và các văn bản
hướng dẫn ta vẫn thấy còn một số điểm vướng mắc trên thực tế như sau:

7


[Document title]
1. Nguy cơ công ty bị thâu tóm bởi các thế lực bên ngoài
Với qui định chuyển nhượng cổ phần tự do như trên cũng tiềm ẩn một số
nguy cơ là cổ phần dễ dàng rơi vào tay người ngoài thậm chí công ty có thể bị thâu
tóm. Nhất là đối với những công ty đại chúng đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng
khoán. Nếu Ban lãnh đạo nắm quá ít cổ phần, và tỷ lệ chào bán cho cổ đông chiến

lược quá lớn thì doanh nghiệp sẽ bị phụ thuộc và việc thôn tính dễ xảy ra. Hiện nay
trên TTCK Việt Nam có không ít trường hợp doanh nghiệp bị đối thủ ngấm ngầm
thâu tóm mà lãnh đạo doanh nghiệp không hề hay biết. Đối tượng bị thâu tóm
thường là các công ty có triển vọng vị thế mạnh trong ngành, hoặc tình hình kinh
doanh thua lỗ nhưng có tài sản ngầm có giá trị... Một trong những nguyên nhân
dẫn tới hiện tượng trên là công ty không kiểm soát được cơ cấu cổ đông và quan hệ
cổ đông chưa tốt.
Ví dụ như vụ Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp – DESCON bị thâu
tóm bởi một nhóm nhà đầu tư vào năm 2010, gồm tập hợp các cổ đông nhỏ và một
tổ chức đứng sau. Trước khi bắt đầu triển khai kế hoạch thâu tóm, các cổ đông
tham gia nhóm này đều nắm tỷ lệ xấp xỉ 1%, CTCP Bất động sản Bình Thiên An
nắm giữ 6,99%. Các giao dịch được thực hiện cho đến khi nhóm cổ đông nói trên
nắm giữ được 35% cổ phần của công ty và buộc Ban lãnh đạo cũ phải ra đi và
thay vào đó là người đại diện của mình. Thành công của vụ thâu tóm này phải kể
đến kịch bản rất tốt và sự ủng hộ các cổ đông khác, cũng như việc Ban lãnh đạo
cũ không kiểm soát được và để ý đến việc chuyển nhượng của nhóm cổ đông lớn.1
2. Có nhiều hình thức trá hình chuyển nhượng cổ phần nhằm trốn thuế
Theo qui định của thông tư 111/2013/TT-BTP thì tổ chức, cá nhân chuyển
nhượng cổ phần là một trong những đối tượng phải chịu thuế thu nhập cá nhân với
mức thuế suất 20% thu nhập chịu thuế, do vậy, hiện nay trên thị trường đã xảy ra
1 />
8


[Document title]
hiện tượng lách luật bằng nhiều hình thức, thủ đoạn để trốn tránh nghĩa vụ nộp
thuế này. Một chiêu thức phổ biến là doanh nghiệp chuyển nhượng vốn lòng vòng
bằng cách thành lập nhiều công ty, nhiều chi nhánh, thay đổi liên tục địa điểm kinh
doanh nên cơ quan thuế khó quản lý. Hay một chiêu thức khác là chỉ thay đổi tên
người đại diện theo pháp luật như ví dụ dưới đây:

Ví dụ: Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Phở 24 thường được biết đến
dưới tên gọi “Phở 24” được chuyển nhượng cho Cty Việt Thái Quốc Tế - đơn vị sở
hữu thương hiệu Highlands Coffee, với giá 20 triệu USD trong khi giá vốn chỉ 1 tỉ
đồng.
Sau đó, Cty Việt Thái Quốc Tế bán 50% cổ phần “Phở 24” cho Jollibee - thương
hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng của Philippines - với giá trị giao dịch là 25 triệu
USD. Tuy nhiên, khi cơ quan thuế kiểm tra thì Cty mới chỉ đăng ký thay đổi tên
người đại diện pháp luật cho ông David Thái, còn tên các thành viên và tỉ lệ góp
vốn không thay đổi, các bên chuyển nhượng không cung cấp hợp đồng nên cơ
quan thuế chưa có cơ sở để xử lý.2
III. Giải pháp
1. Từ phía các doanh nghiệp
Để đối phó với các cách thức thâu tóm doanh nghiệp, các công ty cổ phần có
thể đưa ra các giải pháp nhằm chống thâu tóm như mua cổ phiếu quỹ để giảm số
lượng cổ phiếu lưu hành và nâng giá cổ phiếu hay trả cổ tức cao cho cổ đông. Tuy
nhiên hai biện pháp này trong thực tế rất ít thành công. Ngoài hai cách trên, DN có
thể cùng tham gia mua bán cổ phiếu nhằm nâng giá cổ phiếu bằng cách tìm các nhà
đầu tư khác cùng hỗ trợ. Đặc biệt, phương án hiệu quả và thành công nhất là DN
phải minh bạch hóa về thông tin, hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính cho các

2 />
9


[Document title]
cổ đông. Như vậy mọi hành vi thâu tóm sẽ rất khó để thực hiện trong điều kiện mọi
thông tin đều đã được minh bạch hóa.3
2. Từ phía các cơ quan Nhà nước
- Tại Việt Nam từ thời điểm 10/2013 đã áp dụng quy định hình sự hóa đối
với thị trường chứng khoán, đây là một công cụ chống thâu tóm hiệu quả dựa theo

pháp luật. Theo thông tư liên tịch số 10/2013/TTLT- BTP- BCA- TANDTCVKSNDTC-BTC hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự về các tội
phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính - kế toán và chứng khoán. Trong đó có 3 tội
phạm được hình sự hóa là: Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự
thật trong hoạt động chứng khoán; Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng
khoán; Tội thao túng giá chứng khoán. Các qui định trên đã phần nào làm minh
bạch hơn trong thị trường chứng khoán cũng như giảm thiểu rủi ro cho doanh
nghiệp và nhà đầu tư, đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường này.
- Theo Cục Thuế TP HCM, pháp luật hiện nay không có quy định nào buộc
doanh nghiệp bán cổ phần chỉ được thay đổi tên thành viên sở hữu cổ phần khi đã
hoàn thành nghĩa vụ thuế. Do đó, khi doanh nghiệp bán cổ phần, cơ quan thuế rất
khó kiểm tra doanh nghiệp đã kê khai nộp thuế hay chưa. Cũng theo Cục Thuế TP
HCM, trước ngày 1/7, pháp luật quy định doanh nghiệp chỉ làm thủ tục chuyển
quyền sở hữu cổ phần của cá nhân cho người khác thì cá nhân đó phải có chứng từ
nộp thuế thu nhập cá nhân. Thế nhưng, thực tế người bán cổ phần chưa kê khai nộp
thuế thu nhập cá nhân vẫn được cơ quan cấp giấy đăng ký kinh doanh, cơ quan cấp
giấy chứng nhận đầu tư vẫn làm thủ tục chuyển quyền sở hữu. Từ đó, cơ quan thuế
không có biện pháp chế tài. Nếu cá nhân không kê khai thì cơ quan thuế cũng
không có cơ sở để tính thuế. Hiện pháp luật quy định doanh nghiệp làm thủ tục
3 />menuid=4&id=124&tab=newsvideo&catid=2&lang=vi-vn

10


[Document title]
thay đổi thành viên sở hữu cổ phần nhưng không có chứng từ chứng minh cá nhân
bán cổ phần đã hoàn thành nghĩa vụ thuế thì doanh nghiệp đó phải khai thuế, nộp
thuế thay cho cá nhân. Tuy nhiên, trong văn bản gửi Bộ Tài chính ngày 5/12,
UBND TP HCM vẫn kiến nghị Bộ Tài chính quy định thêm: Kể từ ngày 1/1/2014,
doanh nghiệp bán cổ phần phải lập hóa đơn giá trị gia tăng để kê khai nộp thuế.
Doanh nghiệp mua cổ phần không có hóa đơn hợp pháp thì không được tính vào

chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp; giá trị vốn cổ phần phải có
chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp bán cổ phần không có
chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá
chuyển nhượng và giá vốn. Việc ấn định giá chuyển nhượng và giá vốn chuyển
nhượng được thực hiện theo quy định của pháp Luật Quản lý thuế.4

4 />
11


[Document title]

KẾT BÀI
Qua một số phân tích kể trên ta có thể được cái nhìn tổng quan về quyền
chuyển nhượng cổ phần của cổ đông trong công ty cổ phần và thực trạng việc các
cổ đông hiện nay đã và đang sử dụng quyền đó của mình như thế nào, những điểm
tích cực cũng như hạn chế mà việc tự do chuyển nhượng cổ phần này mang lại cho
công ty. Hiểu và nắm bắt được các đặc điểm này phần nào giúp doanh nghiệp đưa
ra các chiến lược phát triển phù hợp nhằm hạn chế thấp nhất mức rủi ro có thể có
và phát uy những ưu điểm, quảng bá hình ảnh công ty. Điều này cũng phần nào
giúp các nhà làm luật điều chỉnh pháp luật liên quan cho phù hợp hơn với thực
trạng xã hội hiện nay, cân đối lợi nhuận giữa doanh nghiệp và nhà nước mang lại
một nền pháp lý văn minh, tiến bộ.

12


[Document title]

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Phan Mai, “Qui chế pháp lý về cổ đông trong công ty cổ
phần”, luận văn thạc sĩ luật học, hà nội, 2003.
2. Lại Thị Hải Yến, “Qui chế pháp lý về vốn của công ty cổ phần – những lý
luận và thực tiễn”, khóa luận tốt nghiệp, hà nội, 2012.
3. Web
• />• />• />• />• />menuid=4&id=124&tab=newsvideo&catid=2&lang=vi-vn
• />option=com_content&view=article&id=1039&Itemid=296&lang=vi

13


[Document title]

MỤC LỤC

14



×