Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Đề cương tiểu luận Quản lý nhà nước chương trình chuyên viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.8 KB, 12 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Quyết định nâng bậc lương trước thời hạn là một loại Quyết định quản lý
hành chính thể hiện chính sách tiền lương của Nhà nước đối với cá nhân người lao
động làm việc trong các cơ quan Nhà nước theo ngạch - bậc công chức, viên chức
mà Nhà nước đã quy định.
Một quyết định lương thỏa mãn tính hợp pháp và hợp lý sẽ là động lực
không nhỏ cho sự cống hiến và khuyến khích người lao động nâng cao hiệu quả và
năng suất lao động; đồng thời thỏa mãn nhu cầu cá nhân của họ, bên cạnh đó tạo
ảnh hưởng tích cực cho các cá nhân khác trong nội bộ cơ quan, đơn vị.
Tuy nhiên trong thực tế, vì nhiều lý do khác nhau vẫn có những quyết định
lương không hợp lý làm thiệt hại đến quyền lợi cá nhân người lao động. Điều này
gây ảnh hưởng đến tinh thần và thái độ công tác của họ dẫn đến giảm hiệu quả
công việc, thậm chí là phản ứng tiêu cực của họ như trong tình huống: “Ông
Nguyễn Văn A làm đơn xin thôi việc do nhiều lần không được xem xét nâng bậc
lương trước thời hạn”.
2. Mục đích của tiểu luận:
Thông qua tình huống, hoàn thiện kiến thức và nâng cao khả năng áp dụng
kiến thức vào thực tiễn công tác của bản thân.
3. Nhiệm vụ của tiểu luận:
Trên cơ sở kiến thức đã nghiên cứu, học tập đưa ra được tình huống và phân
tích tình huống để:
- Tìm hiểu rõ nguyên nhân của tình huống.
- Phân tích tình huống khi được giải quyết đúng đắn, kịp thời.
- Nêu giải pháp xử lý tình huống và các kiến nghị đề xuất với Đảng, Nhà
nước và các cấp, các ngành… có liên quan.
4. Kết cấu của tiểu luận: Gồm 3 phần
4.1 Phần mở đầu:
- Nêu lý do chọn đề tài.



- Trình bày mục đích, nhiệm vụ của đề tài.
- Nêu kết cấu của đề tài.
4.2 Phần nội dung tiểu luận:
- Mô tả tình huống
- Cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý
- Phân tích, xử lý tình huống
- Nhận xét đánh giá và những đề xuất, kiến nghị
4.3 Kết luận
B. PHẦN NỘI DUNG
1. Mô tả tình huống
1.1 Hoàn cảnh ra đời của tình huống:
- Ông Nguyễn Văn A tốt nghiệp Học viện Hành chính Quốc gia năm 1997
và về công tác tại Văn phòng Sở X tỉnh Y từ tháng 9/1998. Tháng 10/1999, ông
được tuyển dụng chính thức và được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên kể từ đó.
- Trong suốt thời gian công tác tại Sở, ông luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ được giao và nhiều năm liền được cấp có thẩm quyền xét khen thưởng với
nhiều hình thức; đồng thời ông không bị xử lý kỷ luật ở bất kỳ hình thức nào kể từ
ngày tham gia công tác.
- Trong thời gian công tác của mình, ông chưa được cấp có thẩm quyền xem
xét cho nâng bậc lương trước thời hạn lần nào mặc dù ông đủ điều kiện để được
xem xét nâng bậc lương trước thời hạn theo quy định của Nhà nước. Do đó ngày
10/01/2015 ông Nguyễn Văn A làm đơn trình bày và xin thôi việc của do nhiều lần
không được xem xét nâng bậc lương trước thời hạn gửi Giám đốc Sở X tỉnh Y.
1.2 Nội dung chi tiết của tình huống:
- Ông Nguyễn Văn A là người có năng lực thực sự, nhiều năm liền ông đạt
được danh hiệu “Lao động tiên tiến” và 02 năm liền (năm 2011, 2012) ông đạt
được danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở”.
Ông Nguyễn Văn A hiện đang hưởng lương ngạch chuyên viên, bậc 5/9, hệ
số 3,66 kể từ ngày 01/10/2011.



Ngày 01/9/2013, ông Nguyễn Văn A được Chánh Văn phòng Sở đề nghị
Hội đồng nâng lương trước thời hạn xem xét cho nâng bậc lương trước thời hạn là
12 tháng; đồng thời, cũng trong thời gian đó còn có 05 cán bộ, công chức khác của
Sở cũng được đề nghị xem xét nâng bậc lương trước thời hạn (Trong số đó có 02
người mới tham gia công tác, hiện đang hưởng lương ngạch chuyên viên, bậc 2/9,
hệ số 2,67). Tuy nhiên chỉ duy nhất một mình ông Nguyễn Văn A không được Hội
đồng nâng bậc lương trước thời hạn xem xét đề nghị cho nâng bậc lương trước thời
hạn như đã được đề nghị ban đầu với lý do:“Theo quy định tại Công văn số
123/SNV-CBCCVC ngày 07/5/2013 của Sở Nội vụ tỉnh Y về việc hướng dẫn nâng
bậc lương đối với cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, huyện thì tỷ lệ cán bộ,
công chức, viên chức được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất
sắc trong thực hiện nhiệm vụ trong một năm không quá 10% tổng số cán bộ, công
chức, viên chức trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị”.
Trong khi đó tổng số cán bộ, công chức trong danh sách trả lương của cơ
quan, đơn vị là 30 người. Như vậy, chỉ có 03 người được nâng bậc lương trước
thời hạn, do đó trường hợp của ông Nguyễn Văn A không được xem xét trong năm
2013 và Hội đồng nâng lương trước thời hạn hứa sẽ ưu tiên xem xét trong năm sau
nếu đủ điều kiện.
Năm 2013, ông Nguyễn Văn A tiếp tục nhận được Bằng khen về thành tích
công tác trong năm nên một lần nữa ông đề nghị xem xét nâng lương trước thời
hạn 12 tháng vào ngày 01/9/2014, có nghĩa là ông được nâng lương lên bậc 6/9, hệ
số 3,99 kể từ ngày 01/10/2013. Tuy nhiên, lần này ông vẫn không được xem xét
nâng bậc lương trước thời hạn với lý do mà ông Chánh Văn phòng nêu ra là: “Ông
chỉ còn 01 tháng nữa là đến thời điểm nâng bậc lương thường xuyên theo định kỳ
(tức ngày 01/10/2014 ông sẽ được nâng lương lên bậc 6/9, hệ số 3,99), việc nâng
bậc lương trước thời hạn 12 tháng cho ông (tức từ ngày 01/10/2013) thì rất phiền
phức cho đơn vị trong việc truy lĩnh tiền lương cũng như việc truy nộp BHXH đối
với chênh lệch hệ số lương mà đơn vị đã đóng trước đó cho ông”.
Sau nhiều lần gửi đơn đến Chánh văn phòng đề nghị xem xét chế độ tiền

lương của mình, nhưng không có kết quả gì. Ngày 10/01/2015, ông Nguyễn Văn A


làm đơn trình bày và xin thôi việc gửi Giám đốc Sở X. Trong đơn ông Nguyễn Văn
A cho rằng: “Do chế độ đãi ngộ đối với tôi là không công bằng, lãnh đạo thiếu sự
quan tâm nên tôi không thể yên tâm để tiếp tục công tác được”.
1.3 Hậu quả của tình huống:
- Gây ảnh hưởng đến tinh thần, thái độ và kết quả công tác của cán bộ, công
chức trong cơ quan.
2. Cơ sở lý luận, pháp lý
2.1 Cơ sở lý luận:
- Nêu khái quát về ý nghĩa, tầm quan trọng của Đảng, Nhà nước trong việc
bảo đảm cho cán bộ, công chức, viên chức về chế độ tiền lương.
- Nêu quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề tiền lương.
2.2 Cơ sở pháp lý:
- Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ
tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lương vũ trang;
- Luật Cán bộ, công chức năm 2008;
- Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của
Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng
vũ trang;
- Nghị định số 14/2012/NĐ-CP ngày 07/3/2012 của Chính phủ về sửa đổi
Điều 7 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ
tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và Mục I
Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các cơ quan nhà nước,
đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công
an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;
- Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19/2/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính

phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ
trang;


- Công văn số 123/SNV-CBCCVC ngày 07/5/2013 của Sở Nội vụ tỉnh Y về
việc hướng dẫn nâng bậc lương đối với cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh,
huyện;
- Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn
thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn
đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động;
- Quyết định số 11/2013/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2013 của UBND
tỉnh Y về việc Ban hành quy định về phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên
chức thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh Y.
3. Phân tích và xử lý tình huống
3.1 Mục đích, yêu cầu xử lý tình huống:
Để tạo động lực cho CBCCVC nói chung và ông Nguyễn Văn A nói riêng
có động lực phấn đấu trong công tác, có niềm tin vào chế độ ưu đãi của Nhà nước
và sự quan tâm của Thủ trưởng đối với mình, khi giải quyết tình huấn trên thì Hội
đồng nâng lương trước thời hạn và ông Chánh Văn phòng Sở cần quan tâm đến các
yếu tố sau:
- Bảo đảm đúng quy định của pháp luật, có tính đến hoàn cảnh cụ thể.
- Bảo đảm quyền lợi cá nhân của ông Nguyễn Văn A cả về vật chất lẫn tinh
thần.
- Tạo ảnh hưởng tích cực đến các cá nhân khác trong cơ quan, làm mọi
người ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình.
- Chấn chỉnh và củng cố hoạt động của Hội đồng nâng lương trước thời hạn
phải thực sự dân chủ, công khai và có hiệu quả.
- Đề cao vai trò và tinh thần trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, khôi phục và
tăng cường sự tín nhiệm của nhân viên đối với Thủ trưởng.
3.2 Phân tích nội dung tình huống.

- Về phương diện cá nhân ông Nguyễn Văn A là người hòa nhã dễ gần,
trung thực và thẳng thắn. Trong công tác, ông luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm
vụ được giao, tuân thủ nghiêm ngặt nội quy, quy chế cơ quan, đường lối, chủ
trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ông luôn được sự tín


nhiệm và tôn trọng của đồng nghiệp và được coi là hình tượng của một công chức
chuyên nghiệp.
- Về quy trình xét nâng bậc lương trước thời hạn của Sở X là chỉ dựa trên cơ
sở đề nghị của ông Chánh Văn phòng, sau đó thành lập Hội đồng nâng bậc lương
trước thời hạn để tham mưu cho Giám đốc Sở ký quyết định nâng bậc lương trước
thời hạn cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc huyện trên cơ sở đề nghị của Hội
đồng nâng lương trước thời hạn là không đúng với quy trình xét duyệt tại Thông tư
số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ
nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ,
công chức, viên chức và người lao động.
Vào thời điểm tháng 9/2013, ông Nguyễn Văn A không được Hội đồng nâng
bậc lương trước thời hạn của huyện chấp thuận với lý do trên là hợp pháp nhưng
chưa thật sự hợp lý (vì ông Nguyễn Văn A có thời gian công tác lâu hơn ít nhất là
02 người đang hưởng lương bậc 2/9). Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn A cũng đã thấu
hiểu với điều kiện chỉ tiêu nâng bậc lương trước thời hạn so với tổng số cán bộ,
công chức, viên chức trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị mà các văn
bản quy phạm pháp luật của cấp trên đã quy định. Sau đó, ông vẫn tiếp tục nỗ lực
phấn đấu trong công tác và được tặng Bằng khen về thành tích công tác trong năm.
Tuy nhiên, vào thời điểm tháng 9/2014 ông lại một lần nữa không được xem xét
nâng bậc lương trước thời hạn với lý do: “Ông chỉ còn 01 tháng nữa là đến thời
điểm nâng bậc lương thường xuyên theo định kỳ, việc nâng bậc lương trước thời
hạn 12 tháng cho ông (tức từ ngày 01/10/2013) thì rất phiền phức cho đơn vị trong
việc truy lĩnh tiền lương cũng như việc truy nộp BHXH đối với chênh lệch hệ số
lương mà đơn vị đã đóng trước đó cho ông” là không hợp lý và không hợp pháp

đã khiến ông bất mãn, không còn động lực tiếp tục công tác nữa. Cuối cùng ông đã
làm đơn xin thôi việc.
Quy trình xem xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với CBCCVC lập
thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ chưa đảm bảo theo đúng quy định của
pháp luật, thiếu công khai, dân chủ nên dẫn đến thiên vị và mất công bằng đối với
ông Nguyễn Văn A.


Biểu hiện thiếu quan tâm, giải quyết hời hợt của ông Chánh Văn phòng Sở
đưa ra lý do từ chối như trên là hoàn toàn không có tính thuyết phục, ông đã không
đặt vấn đề quyền lợi và nguyện vọng chính đáng của người lao động lên trên hết,
thể hiện khả năng nắm bắt tâm lý để sử dụng cán bộ còn hạn chế, mặt dù ông đã
biết yêu cầu của ông Nguyễn Văn A là chính đáng, hợp pháp và có thể làm được.
Nhưng vì không muốn phiền phúc cho đơn vị trong việc lập hồ sơ để truy lĩnh tiền
lương và truy nộp BHXH nên ông đã không đề nghị xét nâng bậc lương trước thời
hạn cho ông Nguyễn Văn A.
Tất cả những nguyên nhân trên cùng với suy nghĩ thiếu bình tĩnh, cảm tính
của ông Nguyễn Văn A đã dẫn đến sự tồn tại của lá đơn xin thôi việc. Tuy nhiên,
phản ứng của ông Nguyễn Văn A là có thể lý giải được, cụ thể là từ sự bất hợp lý,
thiếu công bằng của Hội đồng nâng lương trước thời hạn và sự thiếu trách nhiệm
của ông Chánh Văn phòng Sở đã gây ra những thiệt thòi đến quyền lợi cá nhân của
ông Nguyễn Văn A như sau :
+ Về quyền lợi vật chất nếu được nâng bậc lương trước thời hạn là 12 tháng
thì: kể từ ngày 01/10/2013 đến 01/10/2014 ông Nguyễn Văn A thiệt thòi với tổng
số tiền là 45.540.000đ (0,33 * 12 tháng * 1.150.000đ “mức lương tối thiểu từ ngày
01/7/2013”), nếu ông tiếp tục công tác cho đến khi nghỉ hưu thì số tiền trên còn lớn
hơn nhiều và tiếp tục ảnh hưởng ngay cả khi ông nhận trợ cấp hưu trí.
+ Về mặt tinh thần: Ông Nguyễn Văn A cảm thấy không được quan tâm, đối
xử đúng mức dẫn đến tư tưởng không yên tâm công tác, mặt khác ông cho rằng
thiệt thòi về vật chất là nhỏ nhưng tình người mới thực sự quan trọng, việc xét

nâng lương trước thời hạn có thể có khó khăn nhưng không vì lẽ đó mà bị thiệt thòi
về sau, cũng như không còn động lực phấn đấu trong công tác.
+ Tác động về mặt tâm lý xã hội: Khi ông Nguyễn Văn A làm đơn xin thôi
việc, trong nội bộ cơ quan có dư luận cho rằng ông làm vậy là coi thường Thủ
trưởng đơn vị, nhưng cũng có dư luận đồng tình, cảm thông với ông. Đây chỉ là
chuyện nhỏ nhưng có thể gây ảnh hưởng đến sự đoàn kết nội bộ, mặt khác làm suy
giảm sự tín nhiệm, tin tưởng của nhân viên đối với thủ trưởng. Bên cạnh đó do ông
Nguyễn Văn A là một chuyên viên có năng 1ực, có phẩm chất đạo đức tốt và nhiều


năm liền luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, việc ông không yên tâm
công tác chính là thiệt thòi cho cơ quan.
Trong công tác quản lý để tránh tình trạng như trong trường hợp của ông
Nguyễn Văn A, cần phát huy tính tập thể, quy chế dân chủ trong cơ quan, đơn vị
đồng thời nâng cao năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân . Phải thực sự quan
tâm đến quyền lợi của mỗi cá nhân người lao động. Có phương pháp làm việc chặt
chẽ, khoa học và phải đúng theo quy định của pháp luật.
3.3 Phương án xử lý tình huống.
* Phương án 1:
Giám đốc Sở chấp thuận đơn xin thôi việc của ông Nguyễn Văn A, đồng
thời đề nghị Văn phòng Sở tham mưu giải quyết chế độ nghỉ việc của ông Nguyễn
Văn A theo nguyện vọng.
* Phương án 2:
Giám đốc Sở mời ông Nguyễn Văn A lên để động viên tiếp tục công tác,
trường hợp của ông sẽ được giải quyết theo nguyện vọng và đúng quy định của
pháp luật hiện hành.
* Phương án 3:
Ngay lập tức Giám đốc Sở mời ông Chánh Văn phòng Sở lên làm việc, nếu
trường hợp của ông Nguyễn Văn A là đúng như đơn trình bày thì yêu cầu Chánh
Văn phòng phải lập hồ sơ đề nghị để Hội đồng nâng lương trước thời hạn xem xét,

giải quyết và phải ưu tiên giải quyết trong trường hợp này.
Đánh giá các phương án :
* Phương án 1 :
Theo phương án này, có thể đáp ứng nguyện vọng thôi việc của ông Nguyễn
Văn A một cách nhanh chóng, công tác theo dõi, xét duyệt nâng lương của Sở
không bị đảo lộn, không gây phiền hà cho Hội đồng nâng lương trước thời hạn của
Sở.
Tuy nhiên có thể thấy ngay những hậu quả của phương án này:
- Nguyện vọng thôi việc chỉ là phản ứng tiêu cực của ông Nguyễn Văn A,
thực chất ông Nguyễn Văn A vẫn còn khả năng và nguyện vọng cống hiến. Nếu


thôi việc thì khoản trợ cấp thôi việc sẽ khó đáp ứng nhu cầu kinh tế của gia đình
ông hiện tại và nếu trong một thời gian dài ông Nguyễn Văn A không tìm được
việc làm mới thì đó sẽ là gánh nặng cho xã hội.
- Tạo ấn tượng không tốt cho cán bộ, công chức trong đơn vị, tác động làm
giảm năng suất và hiệu quả công việc. Giảm uy tín lãnh đạo và không thay đổi
được phương thức làm việc cũ.
- Về phía cơ quan sẽ rất thiệt thòi nếu thiếu đi một cán bộ chuyên môn giỏi,
phẩm chất đạo đức tốt nhất là trong quá trình tiến hành cải cách hành chính của địa
phương và đơn vị. Bên cạnh đó không dễ để tìm ngay một cán bộ có trình độ và
năng lực tương đương để tiếp nhận công tác của ông Nguyễn Văn A.
Như vậy chúng ta có thể thấy phương án này không thể thực hiện được.
* Phương án 2:
Giải quyết theo hướng này là có tính đến việc đảm bảo quyền lợi vật chất
cho ông Nguyễn Văn A, sẽ không thay đổi nhân sự đồng thời không xáo trộn công
tác xét duyệt nâng lương của đơn vị và dường như khẳng định được vị thế của cán
bộ lãnh đạo.
Thực chất đây là phương án nửa vời và tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất:
- Đối với ông Nguyễn Văn A, ông sẽ nghĩ đây là biện pháp nhằm xoa dịu và

đối phó với cá nhân ông về sau; đồng thời do tính cách của mình ông buộc lòng
phải có phản ứng không có lợi cho bản thân và cho đơn vị.
- Đối với dư luận chung sẽ cho rằng Thủ trưởng là người bảo thủ, cố chấp và
thiếu dân chủ, nhất là trong trường hợp này Thủ trưởng không thực sự quan tâm
đến quyền lợi, nguyện vọng của CBCCVC thuộc thẩm quyền trong cơ quan.
- Giả sử trong trường hợp ông Nguyễn Văn A được Thủ trưởng đề nghị Hội
đồng nâng lương trước thời hạn xem xét mà Hội đồng nâng lương của Sở tiếp tục
“quên” trường hợp của ông Nguyễn Văn A thì sự việc cũng không được giải
quyết.
- Sử dụng phương án này cũng có nghĩa là bỏ qua việc chấn chỉnh, thay đổi
lề lối làm việc của cán bộ lãnh đạo cũng như công tác xét duyệt lương trong những
năm tiếp theo, rộng hơn nữa có thể nhận định bộ máy cơ quan sẽ ngày càng trì trệ,


trái với xu hướng chung về đổi mới và cải tiến bộ máy hành chính nhà nước ngày
càng hiện đại như hiện nay Đảng và Nhà nước đang làm.
Nếu phương án này được sử dụng là một bước thụt lùi, tự mình làm suy yếu
và không phát huy được sức mạnh tập thể.
* Phương án 3:
Ưu điểm nổi bật của phương án này là thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo,
tôn trọng và thực hiện đúng quy định của pháp luật; đồng thời đảm bảo quyền lợi
cá nhân ông Nguyễn Văn A cả về vật chất lẫn tinh thần. Khắc phục được những
nhược điểm, tồn tại của cơ quan như đã nêu trong hai phương án trên.
Đây là phương án có tính khả thi cao nhất và phù hợp với nguyện vọng
chung của CBCCVC trong đơn vị. Tuy nhiên để thực hiện phương án này đòi hỏi
cá nhân ông Giám đốc Sở và ông Chánh Văn phòng Sở phải cương quyết và thực
sự dũng cảm; đồng thời phải có biện pháp thích hợp để giải thích và thuyết phục
Hội đồng nâng lương trước thời hạn của Sở ưu tiên giải quyết đột xuất trường hợp
của ông Nguyễn Văn A.
Ông Giám đốc Sở đã lựa chọn phương án 3 để xử lý tình huống nêu trên.

3.4 Kết quả xử lý tình huống.
Ông Giám đốc Sở thay mặt Hội đồng nâng lương trước thời hạn của Sở và
ông Chánh Văn phòng Sở nhận trách nhiệm và lựa lời thuyết phục, động viên ông
Nguyễn Văn A yên tâm công tác trong thời gian chờ quyết định nâng bậc lương
trước thời hạn cho ông. Ngoài ra phải có phương pháp làm cho ông Nguyễn Văn A
cũng như những cán bộ, công chức khác thấy rằng lãnh đạo dám chịu trách nhiệm
và luôn quan tâm đến quyền lợi của anh em CBCCVC.
Giám đốc Sở trực tiếp chỉ đạo họp kiểm điểm, đánh giá chất lượng hoạt
động của Hội đồng nâng lương trước thời hạn và kiểm điểm cá nhân ông Chánh
Văn phòng; Nêu rõ trường hợp của ông Nguyễn Văn A và yêu cầu khẩn trương
giải quyết. Đồng thời qua sự việc này rà soát, chấn chỉnh công tác lãnh đạo và xây
dựng quy chế, quy trình xét duyệt nâng bậc lương trước thời hạn cho CBCCVC lập
thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ tại cơ quan theo đúng quy định.


Giao Chánh Văn phòng Sở sau khi có kết quả xét duyệt của Hội đồng lương
phải lập hồ sơ đề nghị nâng bậc lương trước thời hạn cho ông Nguyễn Văn A theo
đúng quy định.
Sau khi nhận được quyết định nâng bậc lương của ông Nguyễn Văn A,
Chánh Văn phòng Sở phải chỉ đạo Bộ phận Tài chính – Kế toán của đơn vị nhanh
chóng lập hồ sơ để truy lĩnh tiền lương chênh lệch và truy nộp BHXH cho ông
Nguyễn Văn A theo đúng quy định.
4. Nhận xét đánh giá và những đề xuất, kiến nghị
4.1 Nhận xét đánh giá
4.1.1 Những việc đã làm được thông qua xử lý tình huống.
Tình huống được xử lý đã đảm bảo quyền lợi chính đáng cho cán bộ, công
chức, tạo niềm tin cho cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước, cấp lãnh đạo,
quản lý. Qua đó tạo sự yên tâm công tác và nỗ lực phấn đấu trong công tác của cán
bộ, công chức
4.1.2 Những tồn tại, hạn chế.

Mặc dù tình huống đã được xử lý nhưng khi tình huống xảy ra ít nhiều đã
tạo dư luận không tốt, ảnh hưởng tới niềm tin của cán bộ, công chức đối với cấp
cấp lãnh đạo, quản lý; ảnh hưởng tới tinh thần, thái độ, chất lượng công việc của
cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị
4.1.3 Bài học kinh nghiệm.
Từ tình huống và cách xử lý tình huống như trên, chúng ta có thể rút ra bài
học về công tác tổ chức cán bộ, công tác lãnh đạo, công tác xét duyệt lương của Sở
như sau:
- Phải hiểu đúng và thực hiện đúng các quy định của pháp luật, không thể
tuỳ tiện biện minh cho một quyết định bất hợp lý.
- Công tác tổ chức cán bộ là rất quan trọng, chính vì vậy phải có tâm huyết
với công việc, có tinh thần trách nhiệm cao và phương pháp làm việc khoa học.
- Cán bộ lãnh đạo phải thực sự dân chủ, công minh, dám chịu trách nhiệm,
linh hoạt khi giải quyết tâm tư, nguyện vọng của nhân viên trên cơ sở tôn trọng và
đảm bảo quyền lợi cá nhân người lao động.


- Việc tiến hành các bước để xem xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với
CBCCVC lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ phải đúng quy trình
theo quy định của cấp trên và phải thật sự khách quan, công bằng, đúng trình tự,
thủ tục, đúng với quy định của luật pháp và phù hợp với yêu cầu thực tiễn nhất là
phải đáp ứng được nguyện vọng của đối tượng.
4.2 Đề xuất, kiến nghị
- Cấp Ủy, Đảng, Lãnh đạo cơ quan cần phải quan tâm hơn nữa tới cán bộ,
công chức trong cơ quan đặc biệt là về vấn đề đảm bảo quyền lợi, lợi ích cho người
lao động.
- Các cơ quan, sở, ban, ngành cần đặc biệt quan tâm tới việc nâng cao trình
độ chuyên môn của cán bộ lãnh đạo và công chức. Thường xuyên cử cán bộ, công
chức tham gia các lớp, khóa học bồi dưỡng về quản lý Nhà nước, chính trị, nâng
cao trình độ chuyên môn…

C. KẾT LUẬN
Tuy chỉ là một tình huống cá biệt nhưng thông qua đó chúng ta lại càng thấy
rõ vai trò của người lãnh đạo và những người được giao quyền xem xét giải quyết
chế độ chính sách cho người lao động ảnh hưởng trực tiếp đến từng cá nhân.
Từ thực tế cho thấy công cuộc cải cách hành chính và cải cách thủ tục hành
chính cũng như việc thay đổi lề lối làm việc, tăng năng suất hiệu quả và chất lượng
hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước phụ thuộc rất nhiều vào ý thức trách
nhiệm của lãnh đạo, của mọi cá nhân và của tập thể trong từng cơ quan, đơn vị,
ngoài ra còn phụ thuộc vào năng lực của đội ngũ cán bộ tham gia vào quá trình ban
hành và thực hiện các Quyết định quản lý hành chính Nhà nước.



×