Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Đảng bộ hà nội lãnh đạo thực hiện chính sách tôn giáo từ năm 1990 đến năm 2005 (tóm tắt trích đoạn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.34 KB, 20 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------***-----------

VŨ HẢI HÀ

ĐẢNG BỘ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO
TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM 2005
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 602256

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGÔ ĐĂNG TRI

HÀ NỘI-2008
1


2

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.

2




3

Lời cảm ơn
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS
Ngô Đăng Tri, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến Phòng lưu trữ Thành Ủy Hà Nội, Ban Dân
Vận Thành Ủy Hà Nội, Ban Tôn Giáo Thành phố Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều
kiện cho tôi triển khai thực hiện đề tài.
Tôi cũng trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo khoa Lịch sử, nhất là các thầy
cô giáo trong bộ môn Lịch sử Đảng trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
đã chỉ bảo, động viên khích lệ và tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình học tập của
tôi ở đây.
Luận văn này cũng không thể hoàn thành nếu không có những người thân
trong gia đình và các bạn bè, đồng nghiệp của tôi, những người bằng nhiều cách
khác nhau đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu của mình.

3


4

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

1. Chính trị quốc gia

CTQG


2. Chủ nghĩa xã hội

CNXH

3. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

CHXHCN

4. Nhà xuất bản

Nxb

5. Xã hội chủ nghĩa

XHCN

6. Ủy ban nhân dân

UBND

4


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tôn giáo là một vấn đề rộng lớn, phức tạp và nhạy cảm. Việt Nam là một
quốc gia đa tôn giáo. Tại Việt Nam có sáu tôn giáo lớn hoạt động theo sự cho
phép của pháp luật: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo,

Đạo Hồi. Theo ước tính, hiện nay ở Việt Nam “có khoảng 80% dân số có đời
sống tín ngưỡng tôn giáo, trong đó có khoảng trên dưới 20 triệu tín đồ của sáu
tôn giáo đang hoạt động bình thường ổn định, chiếm 25 % dân số” [77,37].
Nhận thức rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo, căn cứ
vào đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam nhất là khi các thế lực thù địch luôn lợi dụng
yếu tố tôn giáo để chống phá sự nghiệp cách mạng; Đảng ta đã khẳng định công
tác tôn giáo có tầm quan trọng đặc biệt trong việc phát triển kinh tế xã hội, giữ
vững ổn định chính trị.
Trong suốt hơn 20 năm tiến hành đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản
Việt Nam khởi xướng, đất nước dân tộc đã có những bước phát triển vượt bậc về
kinh tế, văn hóa, xã hội… với nhiều thành tựu quan trọng. Về công tác tôn giáo,
Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách đổi mới quan trọng: từ
Nghị quyết 24-NQ/TW năm 1990 về tăng cường công tác tôn giáo trong tình
hình mới cho đến Nghị quyết 25-NQ/TW năm 2003 về công tác tôn giáo đến
Pháp lệnh tín ngưỡng Tôn giáo năm 2004 và Nghị định 22-NĐ/CP năm 2005 của
Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo
cho thấy nhận thức mới về công tác tôn giáo của Đảng đã hình thành rõ nét.
Hà Nội (*) có vị trí địa lý-chính trị quan trọng, có ưu thế đặc biệt so với
các địa phương khác trong cả nước. Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não
5


6

chính trị-hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục,
kinh tế và giao dịch quốc tế.
Tín ngưỡng tôn giáo là một phần sinh hoạt tinh thần không thể thiếu
được của một bộ phận nhân dân Hà Nội. Tôn giáo ở Hà Nội là vấn đề không đơn
giản. Số tín đồ các tôn giáo ở Hà Nội không đông nhưng Thủ đô Hà Nội lại tập
trung các cơ quan đầu não của các tôn giáo. Vì vậy, mọi hoạt động tôn giáo của

Hà Nội không chỉ mang tính chất địa phương mà nó còn có tác động tới tình hình
cả nước. Với đặc điểm đó, Hà Nội là địa bàn trọng yếu để các thế lực thù địch
tập trung chống phá. Đặc biệt, những thế lực thù địch luôn không ngừng lợi dụng
vấn đề tôn giáo để phá hoại sự ổn định trên địa bàn Thủ đô. Tập trung phát triển
kinh tế nhưng thành phố Hà Nội phải giành nhiều thời gian để không ngừng
chăm lo ổn định chính trị đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội và làm tốt chính
sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước.
Hòa mình vào trong không khí đổi mới của cả nước, từ năm 1986 Hà Nội đạt
được nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực, trong đó có công tác tôn
giáo. Đảng bộ thành phố Hà Nội luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề
tôn giáo trong sự phát triển và ổn định của Thủ đô và đất nước...
------------------------------------------------------------------------------------------------(*): Đơn vị hành chính Hà Nội mà Luận văn này đề cập là đơn vị hành chính
tính đến thời điểm năm 2005 khi Hà Nội chưa thực hiện mở rộng địa giới hành
chính vào năm 2008

6


7

Đặc biệt, sau khi Trung ương Đảng ra Nghị quyết 24-NQ/TW ngày
16/10/1990 về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới; công tác tôn
giáo trên địa bàn Thủ đô có những thành tựu mới, góp phần đảm bảo sự ổn định
về chính trị, kinh tế- xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Thủ đô
được nâng cao. Những thành công đó là bằng chứng sống động chứng minh tính
đúng đắn trong việc đổi mới nhận thức, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà
nước ta cũng như những chỉ đạo đúng đắn nhạy bén của Đảng bộ Hà Nội. Bên
cạnh những thành công đó, công tác tôn giáo của Hà Nội vẫn còn có những thiếu
sót.
Nghiên cứu quá trình Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo thực hiện chính

sách tôn giáo từ năm 1990 đến 2005 để thấy rõ hơn sự lãnh đạo đúng đắn, sáng
suốt, kịp thời của Đảng bộ; từ đó rút ra kinh nghiệm quý báu để trong thời gian
tới Đảng bộ lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác tôn giáo thành công hơn nữa,
thực hiện giữ vững ổn định chính trị, xã hội, xây dựng Hà Nội ngày một giàu
mạnh xứng tầm Thủ đô, với danh hiệu cao quý “Thủ đô anh hùng”, đó là lý do
thôi thúc tôi lựa chọn đề tài Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng
Sản Việt Nam của mình là “Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo thực hiện chính sách
tôn giáo từ năm 1990 đến năm 2005”.
2. Lịch sử nghiên cứu
Tôn giáo chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của con
người, luôn gắn liền với đời sống chính trị, xã hội văn hóa của một đất nước. Vì
vậy, vấn đề tôn giáo nói chung và chính sách tôn giáo của một quốc gia luôn
được nhiều ngành nghiên cứu, tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau.
Ở Việt Nam cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về tôn giáo và
chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Nhiều cuốn sách đã đề cập tới những
vấn đề lí luận tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam như: “Lý luận về tôn
7


8

giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam” (Đặng Nghiêm Vạn, Nxb CTQG, 2005),
“Quản lý nhà nước về tôn giáo và dân tộc” (Hoàng Văn Chức, Nxb
ĐHQG ,2002), “Quản lý hoat động tôn giáo: Cơ sở lý luận và thực tiễn” (Bùi
Đức Luận Nxb Tôn giáo, 2005), “Một số tôn giáo ở Việt Nam” ( Nguyễn Thanh
Xuân, Nxb Tôn giáo, 2005),
Nhận thức và chủ trương của Đảng về vấn đề tôn giáo cũng được một số
tác giả đề cập tới trong các tác phẩm như: “ Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn
giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam” (Ban tư tưởng Văn hóa Trung ương, Nxb
CTQG, 2002). Đặc biệt, tác giả Đỗ Quang Hưng trong cuốn “Vấn đề tôn giáo

trong cách mạng Việt Nam-Lý luận và thực tiễn” (Đỗ Quang Hưng, Nxb CTQG,
2007) đã khái quát chủ trương xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề
tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam trong suốt tiến trình cách mạng.
Ngoài ra, còn có một số công trình về hoạt động tôn giáo và những kinh
nghiệm trong quản lý tôn giáo, đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo như: cuốn
“Công tác đoàn kết tập hợp thanh niên vùng tôn giáo, dân tộc”(Trần Quốc Huy,
Nxb Thanh Niên, 2003), “Công tác anh ninh trong quản lý Nhà nước đối với
hoạt động tôn giáo ở Việt Nam” (Công an nhân dân, 2002), “Đấu tranh phòng
chống hoạt động lợi dụng tôn giáo xâm phạm an ninh quốc gia” (Công an nhân
dân, 2002).
Nghiên cứu về vấn đề tôn giáo, công tác tôn giáo và quá trình Đảng bộ Hà
Nội lãnh đạo thực hiện chính sách tôn giáo ở Hà Nội có một số công trình, bài
viết như: Tác giả Văn Đức Thu có bài viết “Phật giáo với nghìn năm Thăng
Long-Hà Nội” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo số 7 năm 2008; tác giả
Hoàng Công Khôi với bài “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt
động tôn giáo từ thực tiễn của thành phố Hà Nội” đăng trên Tạp chí Nhà nước

8


9

và pháp luật số 5 năm 2006…cùng một số bài viết trên các tạp chí Nghiên cứu
tôn giáo, tạp chí Công tác tôn giáo, tạp chí Mặt Trận…
Ngay cả trong cuốn “Lịch sử Đảng bộ thành phố Hà Nội 1975-2000”
cũng chỉ đề cập rất ít đến sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội về chính sách tôn giáo,
lồng ghép nó trong công tác tư tưởng, công tác dân vận, trong công tác đảm bảo
an ninh trật tự.
Vì vậy, cho đến nay chưa thấy nhiều công trình lịch sử chuyên khảo nào
về quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội trong việc thực

hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn Thủ đô.
Luận văn được triển khai trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của các nhà
nghiên cứu đi trước và có đóng góp về mặt thực tiễn trong nghiên cứu chủ
trương chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước; từ thực tiễn của Hà Nội có
thể rút ra những kinh nghiệm quý báu trong việc triển khai thực hiện chính sách
tôn giáo trong cả nước và ở các địa phương khác.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ
Hà Nội trong việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước trên địa
bàn Thủ đô từ năm 1990 đến năm 2005.
Trong giới hạn của một Luận văn Cao học, đề tài được triển khai thực hiện
với phạm vi nghiên cứu sau:
Về mặt nội dung: nghiên cứu sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách tôn
giáo của Đảng và Nhà nước trên địa bàn Thủ đô của Đảng bộ Hà Nội.
Về mặt thời gian: nghiên cứu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Hà Nội
thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước trên địa bàn Thủ đô từ năm
1990 đến năm 2005.

9


10

4. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng
bộ Hà Nội trong thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước từ năm
1990 đến năm 2005 trên địa bàn Thủ đô.
Qua đó, tìm hiểu những kết quả đạt được và những mặt còn thiếu sót của
Đảng bộ Thành phố Hà Nội trong lãnh đạo thực hiện chính sách tôn giáo.
Luận văn còn nhằm rút ra những kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ

Thành phố Hà Nội lãnh đạo thực hiện chính sách tôn giáo từ năm 1990 đến năm
2005. Trên cơ sở những thành tựu đạt được, hạn chế và rút ra các kinh nghiệm,
luận văn đặt ra những vấn đề cần thực hiện trong thời gian tới của Đảng bộ thành
phố Hà Nội.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, Luận văn có nhiệm vụ: Thứ nhất là thu thập,
xử lý, tổng hợp tư liệu về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Hà Nội thực hiện
chính sách tôn giáo từ năm 1990 đến năm 2005. Thứ hai là phục dựng lại quá
trình Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo thực hiện chính sách tôn giáo từ năm 1990 đến
năm 2005 trên địa bàn Thủ đô. Thứ ba là khẳng định những thành tựu, nêu lên
các hạn chế trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách tôn giáo. Thứ
tư là rút ra những kinh nghiệm của Đảng bộ thành phố Hà Nội trong quá trình
lãnh đạo thực hiện chính sách tôn giáo.
6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lí luận để nghiên cứu luận văn là những quan điểm về vấn đề tôn
giáo và tín ngưỡng của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ
trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo và tín ngưỡng.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là phương pháp duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử. Phương pháp lịch sử và phướng pháp logic là
10


11

hai phương pháp đặc thù được sử dụng trong luận văn. Bên cạnh đó, luận văn
còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp tổng hợp, phân tích, so
sánh…
7. Nguồn tư liệu
Luận văn được thực hiện dựa trên nhiều nguồn tư liệu. Thứ nhất là văn
kiện Đảng về vấn đề tín ngưỡng tôn giáo và chính sách tôn giáo, các văn bản của

Nhà nước về quản lý hoạt động tôn giáo. Thứ hai là những bài viết, bài phát biểu,
của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước về chủ trương và chính sách tôn
giáo. Thứ ba là các công trình, bài viết về lí luận tôn giáo và chính sách tôn giáo
của các nhà nghiên cứu đi trước.
Đặc biệt, luận văn nghiên cứu, sử dụng các văn kiện của Đảng bộ Hà Nội,
văn bản của UBND thành phố Hà Nội và các ban ngành chức năng như: Ban Tôn
giáo Thành phố Hà Nội, ban Dân Vận Thành Ủy, Mặt trận Tổ quốc Hà Nội.
8. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được
chia làm 3 chương:
Chương 1: Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo thực hiện chính sách tôn giáo
giai đoạn 1990 - 1996
Chương 2: Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo thực hiện chính sách tôn giáo giai
đoạn 1997 - 2005
Chương 3: Thành tựu, hạn chế và kinh nghiệm
Luận văn nghiên cứu về quá trình Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo thực hiện
chính sách tôn giáo từ năm 1990 đến năm 2005 đòi hỏi phải có kiến thức tổng
hợp của nhiều ngành khoa học, trong khi đó khả năng và trình độ nhận thức tư
duy khi nghiên cứu của tác giả còn hạn chế. Mặc dù có rất nhiều cố gắng nhưng
luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, rất mong nhận được
11


12

những nhận xét, sự đánh giá, chỉ bảo của thầy giáo, cô giáo, ý kiến đóng góp của
các bạn đồng nghiệp để những bài viết, những công trình nghiên cứu của tác giả
trong thời gian tới đạt kết quả cao hơn.
Hà Nội, tháng 11 năm 2008
Học viên

Vũ Hải Hà

12


13

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội (2002), Lịch sử Đảng bộ thành
phố Hà Nội 1975-2000, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
2. Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội (2003), Tình hình an ninh tư
tưởng ở trong nước- Thông báo nội vụ phục vụ sinh hoạt chi bộ tháng
3/2003, Hà Nội.
3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (1981), Nghị quyết
số 40/NQ-TW ngày 1/10/1981 của Bộ chính trị- Về công tác đối với tôn
giáo trong tình hình mới, Hà Nội.
4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (1990), Nghị quyết
số 24/NQ của Bộ chính trị về công tác tôn giáo ngày 16-10-1990, Hà Nội.
5. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (1998), Thông báo
số 145- TB/TW ngày 15/6/1998 – Kết luận của Bộ Chính trị về tăng cường
lãnh đạo công tác tôn giáo trong tình hình mới, Hà Nội.
6. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Nghị quyết
số 15 NQ/TW ngày 15/12/2001 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm
vụ phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001-2010, Hà Nội.
7. Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 24/TW – Ban Dân vận Trung ương
(1998), Báo cáo số 01-BC/BCĐ ngày 30/2/1998 – Tổng kết việc thực hiện
Nghị quyết 24- NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa VI) về tăng cường công tác
tôn giáo trong tình hình mới. Phương hướng công tác tôn giáo trong thời
kỳ mới, Hà Nội.
8. Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội (1997), Báo cáo số 09/BC-DV ngày

20/5/1997 – Tình hình nhân dân, công tác dân vận thành phố năm 1996 và
nhiệm vụ năm 1997, Hà Nội.
13


14

9. Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội (1999), Báo cáo số 12-BC/DV ngày
26/7/1999- Tình hình thực hiện Chỉ thị số 21 của Thành ủy “Về tăng
cường công tác tôn giáo trong tình hình mới”, Hà Nội.
10.Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội (2004), Báo cáo số 40/ BC-DV ngày
1/4/2004 “Về một số vấn đề cần chú ý trong cuộc đấu tranh chống âm
mưu diễn biến hòa bình trên lĩnh vực tôn giáo-dân tộc ở Thủ đô Hà Nội”,
Hà Nội.
11.Ban Thường vụ thành ủy Hà Nội (1982), Chỉ thị số 19 - CT/TU ngày
19/8/1982 về công tác đối với tôn giáo ở Thủ đô trong tình hình mới, Hà
Nội.
12.Ban Thường vụ thành ủy Hà Nội (1990), Thông tri số 42- TT/TU ngày
19/12/1990 v/v thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về tăng cường công
tác tôn giáo trong thời kỳ mới, Hà Nội.
13.Ban Thường vụ thành ủy Hà Nội (1992), Báo cáo Số 02- BC/TU về 2 năm
thực hiện Nghị quyết 8/Bộ Chính trị Trung ương khóa 6 (3/1990 đến
3/1992), Hà Nội.
14.Ban Thường vụ thành ủy Hà Nội (1993), Báo cáo số 08-BC/TU ngày
6/4/1993 kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác của Ban Thường vụ
Thành ủy Hà Nội năm 1992 và phương hướng 1993, Hà Nội.
15.Ban Thường vụ thành ủy Hà Nội (1994), Báo cáo thực hiện đổi mới nội
dung phương thức lãnh đạo của TU (khóa 11), Số 28-BC/TU ngày
24/12/1994, Hà Nội.
16.Ban Thường vụ thành ủy (1995), Thông báo số 80-TB/TU ngày 8/5/1995

về việc tổ chức đợt thanh tra cơ bản tình hình tôn giáo hiện nay ở các
Quận huyện của Hà Nội, Hà Nội.

14


15

17.Ban Thường vụ thành ủy Hà Nội (1995), Thông tri số 08-TT/TU ngày
8/4/1995 về việc tổng kết thực hiện Nghị quyết HN lần thứ 8 Ban chấp
hành Trung ương (khóa 6), Hà Nội.
18.Ban Thường vụ thành ủy Hà Nội (1995), Báo cáo tổng kết việc thực hiện
Nghị quyết HN lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 6 và đổi
mới công tác quần chúng của Đảng tăng cường mối quan hệ giữa Đảng
và nhân dân, Số 45-BC/TU ngày 6/11/1995, Hà Nội.
19.Ban Thường vụ thành ủy Hà Nội (2001), Chương trình bảo đảm an ninh
chính trị và trật tự an toàn xã hội ở Thủ đô giai đoạn 2001-2005, số 03Ctr/TƯ ngày 20/5/2001, Hà Nội.
20.Ban Thường vụ thành ủy Hà Nội, Thông báo số 17-TB/TU ngày
18/10/1996. kết luận của thường trực Thành ủy về công tác tôn giáo ở Hà
Nội, Hà Nội.
21.Ban Thường vụ thành ủy Hà Nội, Báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị
quyết 24 của Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa 6) về
tăng cường công tác Tôn giáo trong thời kì mới, Số 17-BC/TU ngày
26/6/1997, Hà Nội.
22.Ban Thường vụ thành ủy Hà Nội, Chỉ thị số 21-CT/TU ngày 28/8/1997 –
Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới, Hà Nội.
23.Ban Thường vụ thành ủy Hà Nội, Kế hoạch số 34-KH/TU 12/8/1998. Kế
hoạch thực hiện chỉ thị 37-CT/TW của Bộ Chính trị về công tác Tôn giáo
trong tình hình mới, Hà Nội.
24.Ban Thường vụ thành ủy Hà Nội, Số 171-TB/TU ngày 3/9/2002-Thông

báo ý kiến chỉ đạo của Thường trực Thành ủy về công tác tôn giáo trên
địa bàn thành phố, Hà Nội.

15


16

25.Ban Thường vụ thành ủy Hà Nội, Số 04-HD/TU ngày 20/3/2002-Hướng
dẫn sơ kết thực hiện chủ trương công tác đối với đạo Tin Lành, Hà Nội.
26.Ban Thường vụ thành ủy Hà Nội, Số 24-BC/TU ngày 30/6/2002-Báo cáo
sơ kết thực hiện chủ trương công tác đối với Đạo Tin Lành, Hà Nội.
27. Ban Thường vụ thành ủy Hà Nội, Số 87-BC/TU ngày 30/8/2007-Báo cáo
tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 21-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy
về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới (1997-2007), Hà Nội
28.Ban Tôn giáo Chính Phủ, Báo cáo số 26-BC/TGCP ngày 7/10/1997- Tổng
kết việc thực hiện Nghị định số 69 - HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng quy
định về các hoạt động Tôn giáo, Hà Nội.
29. Ban Tôn giáo Chính phủ (1990), Nghị định số 26/1999/NĐ-CP ngày 194-1999 của Chính phủ về các hoạt động tôn giáo, Hà Nội.
30. Ban Tôn giáo Chính phủ (2003), Tập văn bản về tổ chức và đường hướng
hành đạo của các tôn giáo tại Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
31. Ban Tôn giáo Chính phủ (1999), Thông tư số 01/1999/TT-TGCP hướng
dẫn thực hiện một số điều trong Nghị định số 26/1999/NĐ-CP ngày 19-41999 của Chính phủ về các hoạt động tôn giáo, Hà Nội.
32. Ban Tôn giáo Chính phủ (2006), Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt
Nam, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
33. Ban Tôn giáo thành phố Hà Nội, Báo cáo Số 12/BC-TG ngày 26/1/1994
về Công tác tôn giáo năm 1993, Hà Nội.
34.Ban Tôn giáo thành phố Hà Nội, Báo cáo tổng kết công tác Tôn giáo năm
1994 ngày 21/12/1994, Hà Nội.
35.Ban Tôn giáo thành phố Hà Nội, Báo cáo tổng kết công tác tôn giáo năm

1995 ngày 11/1/1996, Hà Nội.

16


17

36.Ban Tôn giáo thành phố Hà Nội, Báo cáo tổng kết công tác tôn giáo năm
1997, Số 08/BC-TG ngày 02/02/1998, Hà Nội.
37.Ban Tôn giáo thành phố Hà Nội, Báo cáo tổng kết công tác tôn giáo năm
1998, Số 143/BC-TG ngày 28/12/1998, Hà Nội.
38.Ban Tôn giáo thành phố Hà Nội , Báo cáo về công tác quản lý tôn giáo tại
Hà Nội, Số 103/BC-TG ngày 6/10/1999, Hà Nội.
39.Ban Tôn giáo thành phố Hà Nội, Báo cáo tổng kết công tác tôn giáo năm
1999, Số 04/BC-TG ngày 06/01/2000, Hà Nội.
40.Ban Tôn giáo thành phố Hà Nội, Báo cáo tổng kết công tác tôn giáo năm
2000, Số 152/BC-TG ngày 28/12/2000, Hà Nội.
41.Ban Tôn giáo thành phố Hà Nội, Báo cáo sơ kết về thực hiện NĐ
26/1999/NĐ-Cp ngày 19/4/1999 của chính phủ về các hoạt động tôn giáo,
Số 159/BC-TG ngày 17/12/2001, Hà Nội.
42.Ban Tôn giáo thành phố Hà Nội, Báo cáo tổng kết công tác tôn giáo năm
2001, Số 164/BC-TG ngày 27/12/2001, Hà Nội.
43.Ban Tôn giáo thành phố Hà Nội, Báo cáo tổng kết công tác tôn giáo năm
2002, Số 195/BC-TG ngày 20/12/2002, Hà Nội.
44.Ban Tôn giáo thành phố Hà Nội, Báo cáo tổng kết công tác tôn giáo năm
2005, Số 283/BC-TG ngày 12/12/2005, Hà Nội.
45. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2005), Tái liệu bồi dưỡng chuyên đề
vấn đề về tôn giáo và công tác tôn giáo ở cơ sở, Nxb CTQG, Hà Nội.
46. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2002), Vấn đề tôn giáo và chính
sách Tôn giáo của Đảng Cộng Sản Việt Nam(chương trình chuyên đề

dùng cho cán bộ, Đảng viên cơ sở), NXb CTQG, Hà Nội.
47.Bộ Chính trị (Khóa VIII), Đảng Cộng sản Việt Nam, Chỉ thị số 37/CTBCT ngày 2/7/1998 “Về công tác tôn giáo trong tình hình mới”, Hà Nội.
17


18

48. Hoàng Văn Chức (2002), Quản lý Nhà nước về tôn giáo và dân tộc, NXb
ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.
49. Công an nhân dân(2002), Công tác an ninh trong quản lý nhà nước đối
với hoạt động tôn giáo ở Việt Nam, Nxb CAND, Hà Nội.
50. Công an nhân dân (2002), Đấu tranh phòng chống hoạt động lợi dụng tôn
giáo xâm phạm anh ninh quốc gia, Nxb CAND, Hà Nội.
51. Nguyễn Ngọc Dũng (2005), Hỏi đáp về Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo và
các văn bản hướng dẫn thực hiện, Nxb CTQG, Hà Nội.
52. Lê Tuấn Đạt (2008), “Một số vấn đề về tôn giáo và nhu cầu tôn giáo hiện
nay”, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, Số 2.
53. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VII, Hà Nội.
54.Trịnh Xuân Giới (2004), “Nghiên cứu tôn giáo trong bối cảnh thực hiện
chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc và công tác tôn giáo ở thời kì mới”,
Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, Số 4.
55. Hội đồng Bộ trưởng, Nghị định số 69/HĐBT ngày 21/3/1991 quy định về
các hoạt động tôn giáo
56. Trần Quốc Huy- chủ biên (2003), Công tác đoàn kết tập hợp thanh niên
vùng tôn giáo, dân tộc, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
57. Đỗ Quang Hưng (2007), Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam Lý
luận và thực tiễn, Nxb CTQG, Hà Nội.
58. Hoàng Công Khôi (2006), “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với
hoạt động tôn giáo từ thực tiễn của thành phố Hà Nội”, Tạp chí Nhà nước

và pháp luật, Số 5.
59. Bùi Đức Luận (2005), Quản lý hoạt động tôn giáo: Cơ sở lý luận và thực
tiễn, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
18


19

60. Hồ Chí Minh (2003), Về công tác tôn giáo, Nxb CTQG, Hà Nội.
61.Lê Minh Nghĩa (2008), “Vai trò của công tác tôn giáo ở cơ sở”, Tạp chí
công tác tôn giáo, Số 7.
62.Nguyễn Mạnh Quang (2008), “Một số suy nghĩ về công tác tôn giáo trong
giai đoạn hiện nay”, Tạp chí công tác tôn giáo, Số 6.
63.Văn Đức Thu (2008), “Phật giáo với nghìn năm Thăng Long-Hà Nội”,
Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, Số 7.
64. Nguyễn Phú Trọng(2006), Hướng tới 1000 năm Thăng Long _ Hà Nội
xây dựng thủ đô phát triển toàn diện, bền vững. Nxb Hà Nội, Hà Nội.
65. Nguyễn Phú Trọng(2003), Phát huy hào khí Thăng Long-Hà Nội xây
dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Nxb Hà Nội, Hà Nội.
66. Tổng liên đoàn lao động Việt Nam – Ban Tôn giáo Chính phủ (2005), Tài
liệu tuyên truyền chính sách về Tôn giáo trong CNVC-LĐ, NXB Lao
Động, Hà Nội.
67. UBND thành phố Hà Nội, Số 24/KHHD ngày 24/12/1990– Kế hoạch
hướng dẫn thực hiện NQ 24-NQ/TW của Bộ Chính trị, chỉ thị số 66 CT/TW
của ban Bí thư Trung ương Đảng và thông tri số 42/TT-TU ngày 19/12/1990
về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới, Hà Nội.
68. UBND thành phố Hà Nội, Báo cáo số 23/BC-UB ngày 3/5/1997 – Tổng
kết việc thực hiện Nghị định số 69/HĐBT ngày 21/3/1991 của Hội đồng Bộ
trưởng quy định về các hoạt động tôn giáo, Hà Nội.
69. UBND thành phố Hà Nội, Kế hoạch số 21-KH/UB ngày 3/12/1997, Kế

hoạch thực hiện chỉ thị 21 ngày 28/8/1997 của Thường vụ TU về tăng cường
công tác Tôn giáo trong tình hình mới, Hà Nội.
70. UBND thành phố Hà Nội, Số 2286-HD-UB ngày 15/9/1998-Hướng dẫn
thực hiện kế hoạch số 34/KH-TU ngày 12/8/1998 của Thường vụ TU Hà Nội,
19


20

thực hiện chỉ thị 37/CT-TW ngày 2/7/1998 của Bộ Chính trị và công tác Tôn
giáo trong tình hình mới, Hà Nội.
71. UBND thành phố Hà Nội, Số 37/KH-UB ngày 2/7/1999-Kế hoạch triển
khai thực hiện NĐ số 26/1999/NĐ-CP ngày 19/4/1999 của chính phủ về các
hoạt động Tôn giáo, Hà Nội.
72. UBND thành phố Hà Nội-Bộ Công nghiệp (2004), Hà Nội thành phố của
niềm tin và hy vọng, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
73. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Pháp lệnh thủ đô Hà Nội, số
29/2000/PLUBTVQH10 ngày 28/2/2000.
74. Đặng Nghiêm Vạn (2005), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở
Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội.
75. Viện nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Hà Nội (2003), Cơ chế, chính
sách đặc thù phát triển Thủ đô Hà Nội - Một số định hướng cơ bản, Nxb
Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
76. Nguyễn Thanh Xuân (2005), Một số tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo,
Hà Nội.
77. Nguyễn Thanh Xuân (2005), “Một số đặc điểm tình hình tôn giáo ở Việt
Nam”, Tạp chí Công tác tôn giáo, Số 1-8/2005.

20




×