Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2006 (tóm tắt trích đoạn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.49 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN
CHÍNH TRỊ

BÙI NGỌC HÀ

ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI
DƢỠNG CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2006

LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ

HÀ NỘI – 2008

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN


CHÍNH TRỊ

BÙI NGỌC HÀ

ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI
DƢỠNG CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2006

LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ

Chuyên ngành

: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam



Mã số

: 60 22 56

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đinh Xuân Lý

HÀ NỘI- 2008

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học
của luận văn chưa từng được công bố trong bất
cứ công trình khoa học nào.

Tác giả luận văn

Bùi Ngọc Hà


MỤC LỤC
Trang
Mở đầu ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề ............................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu ................................................................................. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 4

5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 5
6. Đóng góp của đề tài..................................................................................... 5
7. Kết cấu cơ bản của luận văn ....................................................................... 5
Chƣơng 1: Yêu cầu đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở
tỉnh Phú Thọ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá..... 6
1.1. Đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Thọ .................................. 6
1.2. Yêu cầu đặt ra với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp
cơ sở ở tỉnh Phú Thọ ..................................................................................... 13
Chƣơng 2: Chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về
công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở (1997- 2006) ..... 23
2.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng về cán bộ và công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ................................................................. 23
2.2. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ vận dụng chủ trương của Đảng lãnh đạo công
tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ....................................... 35
Chƣơng 3: Kết quả và kinh nghiệm .......................................................... 61
3.1. Kết quả ................................................................................................... 61
3.2. Một số kinh nghiệm ............................................................................... 64
Kết luận ....................................................................................................... 74
Danh mục tài liệu tham khảo ..................................................................... 78
Phụ lục ......................................................................................................... 84


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng cộng sản Việt Nam luôn xác định
cán bộ và công tác cán bộ là khâu then chốt có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi
của Cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc.
Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc của Đảng”. [15, tr.269]
Thực tiễn chứng minh rằng đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước có
được triển khai thực hiện tốt hay không đều phụ thuộc vào chất lượng của đội

ngũ cán bộ. Qua 20 năm tiến hành đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta
đã đạt được những thành tựu to lớn về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội,
an ninh quốc phòng, ngoại giao… có được những kết quả đó là tổng hợp của
nhiều nhân tố, trong đó nhân tố quyết định nhất là sự lãnh đạo đúng đắn, sáng
suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thành công của công cuộc đổi mới trong
thời gian qua có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính
trị cấp cơ sở. Đó là những người đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức và
vận động nhân dân, phát triển kinh tế, xã hội, tổ chức phong trào quần chúng ở
cơ sở, từng bước ổn định cuộc sống của cộng đồng dân cư tại cơ sở, làm tốt vai
trò là “cầu nối” giữa Đảng với dân.
Phú Thọ là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, được tái lập vào ngày
1/1/1997. Trong những năm qua Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã cụ thể hoá đường lối
đổi mới của Đảng cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Với sự
năng động, sáng tạo, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá trong Tỉnh đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên tất cả các mặt
của đời sống xã hội. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thành quả trên là do
Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
nhất là cán bộ chủ chốt cấp cơ sở.


Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Phú Thọ còn nhiều yếu kém, bất cập. Chất lượng
của đội ngũ cán bộ mặc dù được nâng lên song còn chậm, đội ngũ cán bộ ở một
số nơi còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị và năng lực công
tác.
Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đối với công tác đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, nhằm làm rõ kết quả và những
hạn chế, từ đó rút ra kinh nghiệm góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả lãnh
đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về công tác này trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa là vấn đề cấp thiết. Vì vậy tôi chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Phú Thọ

lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997
đến năm 2006” làm luận văn thạc sỹ, chuyên ngành lịch sử Đảng cộng sản Việt
Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Do vị trí quan trọng của công tác cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt cấp cơ
sở, nên trong thời gian qua có rất nhiều công trình của các cá nhân và tập thể các
nhà khoa học liên quan đến vấn đề này, cụ thể như sau: Cộng đồng làng xã Việt
Nam hiện nay của tác giả Nguyễn Văn Sáu, Hồ Văn Thông, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội (2001); Giải pháp đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị các tỉnh
miền núi nước ta hiện nay, đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước do Học viện
chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thực hiện (2003); Hệ thống chính trị ở cơ sở cấp
nông thôn nước ta hiện nay của tác giả Hoàng Chí Bảo (chủ biên), Nxb Lý luận
chính trị (2005); Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa
phương trong giai đoạn hiện nay ở nước ta của tác giả Bùi Tiến Quý, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội (2000); Chính quyền cấp xã và quản lý Nhà nước cấp xã do
Tiến sĩ Thang Văn Phúc và Tiến sĩ Chu Văn Thành đồng chủ biên, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội (2000); Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt


Nam do Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hiến chủ biên của Học viện Hành chính quốc gia,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội (2001)…
Nhìn chung, các công trình nêu trên đều có đề cập đến vấn đề đội ngũ cán
bộ cấp cở sở nhưng trên các phương diện chung nhất và những nội dung đó được
đặt trong phạm vi nghiên cứu tổ chức hoạt động của bộ máy chính quyền cấp cơ
sở, hoặc bộ máy chính quyền cấp cơ sở.
Liên quan đến đề tài còn có các bài báo, tạp chí như: Đánh giá, bố trí, sử
dụng cán bộ của tác giả Tiến Hải đăng trên tạp chí cộng sản số 15/1998; Đào
tạo, bồi dưỡng phục vụ công tác quy hoạch cán bộ của tác giả Tô Huy Rứa đăng
trên tạp chí cộng sản số 21/1998; Quy hoạch đội ngũ cán bộ cấp xã, phường, thị
trấn của tác giả Phí Văn Chỉ đăng trên tạp chí công sản số 24/1998; Quan điểm

của Đảng cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán
bộ cơ sở trong giai đoạn mới của tác giả Nguyễn Phương Hồng đăng trên tạp chí
thông tin các vấn đề lý luận số 16/2004; Nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo
công chức nhà nước và cán bộ chính quyền cơ sở của tác giả Trần Thị Hương
đăng trên tạp chí quản lý nhà nước số 1/1997; Góp phần tìm hiểu xây dựng đội
ngũ cán bộ cơ sở ở tỉnh miền núi hiện nay của tác giả Hà Thị Oanh đăng trên tạp
chí xây dựng Đảng số 3/2006; Mấy suy nghĩ về việc củng cố tổ chức Đảng và
chính quyền cấp xã hiện nay của Thạc sĩ Phạm Đức Thăng đăng trên tạp chí
Thông tin chính trị học, số 1 tháng 8/2001…
Các bài tạp chí nêu trên đã tập trung bàn việc quy hoạch cán bộ, đánh giá cán
bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở đồng thời có đề cập đến công tác đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ cơ sở bao gồm cán bộ xã, phường, thị trấn và làm rõ vị trí, vai
trò của cán bộ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thực tế cho thấy đến nay chưa có công trình khoa học nào được công bố
đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ
chốt cấp cơ sở ở tỉnh Phú Thọ. Mặc dù vậy các ấn phẩm của các tác giả nêu trên


là nguồn tài liệu tham khảo quý cho tôi thực hiện đề tài: “Đảng bộ tỉnh Phú Thọ
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2006”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
- Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo công tác đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2006.
- Đánh giá khái quát thành công và hạn chế từ đó rút ra kinh nghiệm có ý
nghĩa tham khảo cho công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ
sở ở Phú Thọ trong thời gian tới.
Nhiệm vụ:
- Làm rõ vai trò của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Phú Thọ.

- Phân tích chủ trương của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở và quá trình Đảng bộ tỉnh Phú Thọ chỉ đạo thực
hiện công tác này.
- Làm rõ kết quả, hạn chế và nguyên nhân của nó, từ đó rút ra những kinh
nghiệm từ thực tiễn công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở dưới
sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là những chủ trương, chính
sách của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ và các
biện pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ.
Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung Luận văn nghiên cứu công tác đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở chủ yếu là cán bộ của Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp xã.


Về không gian: Nghiên cứu các vấn đề trên ở địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Về thời gian: Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ từ năm
1997 đến tháng 3/ 2006.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu
chủ yếu như: Phương pháp lịch sử và logíc. Ngoài ra còn kết hợp với các phương
pháp khác như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh và điều tra xã hội học. Các
phương pháp trên được sử dụng phù hợp với từng nội dung nghiên cứu của luận
văn.
6. Đóng góp của đề tài
- Cung cấp thêm tư liệu cho việc biên soạn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ.
- Luận văn có ý nghĩa tham khảo cho Đảng bộ Phú Thọ trong lãnh đạo công
tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở.
7. Kết cấu cơ bản của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận

văn gồm 3 chương.
Chương 1: Yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Phú
Thọ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Chương 2: Chủ trương và sự chỉ đạo của đảng bộ tỉnh Phú Thọ về công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở (1997 - 2006).
Chương 3: Kết quả và kinh nghiệm.

Chƣơng 1


YÊU CẦU ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ Ở
TỈNH PHÚ THỌ TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA
1.1. Đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Thọ
1.1.1. Đặc điểm địa lý
Phú Thọ là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, được thành lập từ năm 1891
dưới thời Pháp thuộc. Sau gần tám thập kỷ ra đời, đầu năm 1968 Phú Thọ chính
thức hợp nhất với Vĩnh Phúc thành tỉnh Vĩnh Phú. Sau 29 năm hợp nhất, tỉnh
Phú Thọ được tái lập trở lại từ ngày 1/1/1997 theo Nghị quyết kỳ họp thứ 10,
quốc hội khoá IX.
Tỉnh Phú Thọ có diện tích tự nhiên là 3.519,65 km2 (chiếm 1,2% diện tích
cả nước, xếp thứ 10/11 tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ và xếp thứ 38/64 tỉnh,
thành phố cả nước). Phú Thọ cách thủ đô Hà nội 80 km, là điểm tiếp giáp giữa
vùng Đông Bắc đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Bắc. Phía Bắc tỉnh Phú Thọ
giáp với Tuyên Quang, Yên Bái; phía Nam giáp với Hoà Bình; phía Đông giáp
với Vĩnh Phúc, Hà Tây; phía Tây giáp với Sơn La. Với vị trí như vậy Phú Thọ là
cửa ngõ phía Tây - Bắc của thủ đô Hà nội và là địa bàn kinh tế trọng điểm phía
Bắc, là cầu nối giao lưu kinh tế, khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc
Bộ, thủ đô Hà nội với các tỉnh miền núi Tây Bắc, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên
Bái, Lào Cai, Sơn La…



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Hoàng chí Bảo (chủ biên), Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta
hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005.

2.

Đặng Quốc Bảo, Ngô Thành Can (2000), công tác đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ công chức nhìn nhận từ bài “Về công tác huấn luyện và học tập”,
Tạp chí tổ chức Nhà nước 11/2000.

3.

Vương Văn Biện, Về đổi mới và tổ chức hoạt động của chính quyền cấp xã,
Tạp chí cộng sản 11/ 1994.

4.

Đậu Thế Biểu, Nguyễn Thanh Bình (1998), Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn
cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị đổi mới, Nxb CTQG,
Hà nội.

5.

Nguyễn Văn Chỉnh (2000), Quán triệt Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác
huấn luyện cán bộ, đào tạo cán bộ, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi
dưỡng hiện nay, Nxb Đà Nẵng.


6.

Lê Phong Du, Hoàng Văn Hoa, Nguyễn Văn Áng, Đào tạo cán bộ các xã
đặc biệt khó khăn vùng miền núi phía Bắc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội,
2001.

7.

Nguyễn Mậu Dựng (2001), từ một bài nói của Bác suy nghĩ về tính thiết
thực trong đào tạo cán bộ, Tạp chí xây dựng Đảng tháng 2/ 2001.

8.

Hà Đăng (2003), Vấn đề cán bộ và quy hoạch cán bộ, Tạp chí cộng sản số
6/ 2003.

9.

Bùi Thế Đức (2004), Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống
chính trị cơ sở ở khu vực Tây Bắc, Tạp chí tư tưởng văn hoá (9/2004).


10. Nguyễn Phương Hồng (2004), Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam và
tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở trong giai đoạn
mới, Tạp chí thông tin các vấn đề lý luận số 16/ 2004.
11. Trần Thị Hương (2004), Đào tạo cán bộ xã, phường, thị trấn, Tạp chí xây
dựng Đảng tháng 9/ 2004.
12. Nguyễn Khánh (1997), Nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo cán bộ công
chức Nhà nước và cán bộ chính quyền cơ sở. Tạp chí quản lý Nhà nước

số 1/ 1997.
13. Hồ Chí Minh (1974), Bàn về cán bộ, Nxb sự thật, Hà nội.
14. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.
15. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.
16. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.
17. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.
18. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.
19. Hà Quang Ngọc (2000), Góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ,
công chức nhà nước hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.
20. Hà Quang Ngọc, Đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở thực trạng và giải pháp,
Tạp chí cộng sản 2/ 1999.
21. Hà Thị Oanh, Góp phần tìm hiểu, xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở ở các tỉnh
miền núi hiện nay, Tạp chí xây dựng Đảng số 3/ 2006.
22. Bùi Đình Phong (2006), Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán
bộ, Nxb Lao động, Hà Nội.
23. Bùi Tiến Quý (2000), Một số vấn đề tổ chức và hoạt động của chính quyền
địa phương trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà nội.


24. Tô Huy Rứa (1998), Đào tạo, bồi dưỡng phục vụ quy hoạch cán bộ. Tạp chí
cộng sản, số 1/1998.
25. Chu Văn Rỵ, Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cao cấp, trước hết là người
đứng đầu. Tạp chí cộng sản, 6/1977.
26. Nguyễn Ngọc Vân (1999), Vài suy nghĩ về chương trình, giáo trình đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ công choc hành chính Nhà nước, Tạp chí Tổ chức
Nhà nước số 1.
27. Nguyễn Văn Sáu, Hồ Văn Thông, Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay,
Nxb Chính tri quốc gia, Hà Nội, 2001.
28. Nguyễn Văn Tài (2002), Phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ cán bộ

nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Lê Khắc Thành (2000), V.I.Lênin nói về đào tạo cán bộ lãnh đạo của Đảng,
Nhà nước, Tạp chí nghiên cứu lý luận số 4.
30. Ngô Ngọc Thắng, Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở
trong thời kỳ đổi mới, Tạp chí Lý luận chính trị 8/ 2004.
31. Hồ Bá Thâm, Nâng cao năng lực tư duy của đội ngũ lãnhđạo chủ chốt cấp
xã hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. HĐND tỉnh Phú
Thọ, Nghị quyết 09/ NQ khóa XIV, kỳ họp thứ 3 và tiêu chuẩn chính
quyền cấp cơ sở trong sạch, vững mạnh.
32. Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (Đồng chủ biên) (2003), Luận cứ khoa
học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
33. Lê Kim Việt (1999), Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Tạp chí xây dựng Đảng số 10.


34. Ban tổ chức cán bộ Chính phủ (1995), Hội thảo bàn về cải cách hành chính
địa phương, Kỷ yếu đề tài khoa học, Hà nội.
35. Ban tổ chức cán bộ Chính phủ, Viện khoa học tổ chức Nhà nước (2000),
Chính quyền cấp xã và quản lý chính quyền cấp xã, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà nội.
36. Ban tổ chức cán bộ Chính phủ (12/2000), khuyến nghị về chính sách đối với
cán bộ xã, phường, thị trấn.
37. Ban tổ chức cán bộ Chính phủ (2001), công văn số 151 ngày 8/5 về việc
góp ý đề án kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở, Hà nội.
38. Ban tổ chức cán bộ Chính phủ (1995), Nghị định 50/CP ngày 26/7 Về chế
độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn.
39. Ban tổ chức cán bộ Chính phủ (1995), Quyết định 97/ QĐ- UB ngày 15/10
về củng cố tổ chức bộ máy làm việc của cấp xa, phường, thị trấn.

40. Báo cáo của Chính phủ do thủ tướng Phan Văn Khải trình bày trong kỳ họp
Quốc hội lần thứ 10 khoá X về thúc đẩy tăng cường và nâng cao chất
lượng phát triển, tạo sự chuyển biến mới về kinh tế, xã hội trong 5 năm
đầu của thế kỷ (19/12/2001), Hà nội.
41. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội, đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ 3, BCH Trung
ương Đảng khoá VIII, Nxb sự thật, Hà nội.
43. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Tài liệu học tập Nghị quyết hội nghị lần
thứ 3, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, Nxb Chính trị quốc
gia Hà nội.


44. Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện hội nghị lần thứ 5, BCH Trung
ương Đảng khoá VIII, Nxb sự thật, Hà nội.
45. Đảng cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện hội nghị lần thứ 6 (lần 2), BCH
Trung ương Đảng khoá VIII, Nxb sự thật, Hà nội.
46. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội, đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
47. Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp
hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
48. Đảng cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp
hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
49. Đảng cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp
hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
50. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội, đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
51. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (1997) Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú
Thọ khóa XIV, Phú Thọ.
52. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2000) Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú

Thọ khóa XV, Phú Thọ.
53. HĐND tỉnh Phú Thọ (1997), Nghị quyết số 09 ngày 14/8, Phú Thọ.
54. HĐND tỉnh Phú Thọ (2002), Kỷ yếu kỳ họp thứ sáu, thứ bảy, Phú Thọ.
55. Niên giám thống kê 1997, 1998, 1999, 2000, 2001, 2002, tỉnh Phú thọ.
56. Phú Thọ chào đón bạn đọc (nhóm tác giả), nhà xuất bản chính trị quốc gia,
Hà Nội. 2005.
57. Tỉnh uỷ Phú Thọ (1997) NQ của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về công tác quy
hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức (1997 – 2000).


58. Tỉnh uỷ Phú Thọ (2001) NQ của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về công tác quy
hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức (2001 - 2006).
59. UBND tỉnh Phú Thọ (8/ 1999) quyết định của UBND tỉnh Phú Thọ về chế
độ cho cán bộ đi học.
60. UBND tỉnh Phú Thọ (2002) Đề án bố trí công tác đối với sinh viên tốt
nghiệp ĐH, CĐ về làm việc tại xã, phường, thị trấn (Ban hành kèm
theo quyết định số 2870/ 2002/ QĐ - UB ngày 05 - 09, Phú Thọ).
61. UBND tỉnh Phú Thọ (6/ 2003) Báo cáo khảo sát thực trạng cán bộ HĐND
các cấp và đội ngũ cán bộ chuyên trách cơ sở, Phú Thọ.



×