Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.26 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM TÙNG HƢƠNG

ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT
CẤP CƠ SỞ TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN MẠNH HÀ

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Luận văn
hoàn thành dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hà. Các tài liệu,
số liệu trích dẫn trong luận văn là hoàn toàn khoa học và đáng tin cậy.

Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn

Phạm Tùng Hƣơng

1



MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Mục lục
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4
CHƢƠNG 1: CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT
CẤP CƠ SỞ CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1997
ĐẾN NĂM 2001 ............................. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
1.1. Một số yếu một số yếu tố tác động đến công tác xây dựng đội ngũ cán
bộ chủ chốt cấp cơ sở tỉnh thái nguyên ........ Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Quan điểm, nhận thức chung của Đảng về cán bộ và vai trò của
cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. ....................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên ............ Error!
Bookmark not defined.
1.1.3. Truyền thống văn hóa, lịch sử tỉnh Thái NguyênError! Bookmark
not defined.
1.2.Tình hình đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh Thái Nguyên trước
năm 1997 ...................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2001 .......................................................... 25
1.3.1. Chủ trương của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
cơ sở ........................................................ Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2001Error!

Bookmark

not


defined.
CHƢƠNG 2: ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN TĂNG CƢỜNG LÃNH
ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ TỪ
NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 ...... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
2


2.1. Chủ trương của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở
trong tình hình mới ....................................................................................... 42
2.2.Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên tăng cường lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán
bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 2001 đến năm 2010Error!

Bookmark

not

defined.
2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về xây dựng đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 2001 đến năm 2010Error! Bookmark
not defined.
2.2.2. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp cơ sở từ năm 2001 đến năm 2010Error!

Bookmark

not

defined.
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM .......... ERROR!
BOOKMARK NOT DEFINED.

3.1. Một số nhận xét ..................................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Một số kinh nghiệm ............................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ................................. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 12
PHỤ LỤC

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự thành bại của mọi sự nghiệp hay sự tồn vong, thịnh suy của mọi
quốc gia, chế độ đều phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộ nói chung, trong
đó đặc biệt quan trọng là cán bộ chủ chốt. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh
khẳng định: “Muôn việc thành công hay thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc
kém”. Ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã quan tâm xây dựng đội
ngũ cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên”. Và cũng chính đội ngũ cán bộ này đã
góp phần quyết định thắng lợi trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám và kháng
chiến chống Pháp, chống Mỹ thành công.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp cơ sở trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Hội nghị ban
Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ năm khóa IX đã ra Nghị quyết số 17: Về
đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn
nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực tổ chức và vận động nhân dân
thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc,
tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân.
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ, giàu truyền
thống lịch sử, văn hóa và cách mạng, trong thời kỳ đổi mới cùng với việc lãnh
đạo đổi mới kinh tế, văn hóa - xã hội, Đảng bộ tỉnh luôn quan tâm lãnh đạo
xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Chất lượng đội ngũ cán bộ từng bước

được nâng lên. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn còn
bộc lộ nhiều mặt yếu kém, bất cập; trình độ, năng lực chưa đáp ứng trước yêu
cầu, nhiệm vụ. Bên cạnh đó còn có một bộ phận cán bộ bị tác động tiêu cực
của nền kinh tế thị trường nên đã có biểu hiện suy thoái về đạo đức, có lối
sống quan liêu, hách dịch, mất dân chủ, tham nhũng, lãng phí…đã làm giảm


uy tín của Đảng, giảm sút lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Tình
hình đó đặt ra đòi hỏi cấp bách phải đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ của
cán bộ Đảng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở.
Để tái hiện quá trình lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ
sở, chỉ ra những thành tựu, hạn chế, đúc rút một số kinh nghiệm trong lãnh
đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh thời kỳ đổi mới, đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi
mới, đặc biệt là trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước đưa
đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và để phục vụ cho công tác học tập
nghiên cứu của mình, tôi chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo
xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2010" cho
luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong giai đoạn hiện nay, khi toàn Đảng, toàn dân đang tập trung mọi
điều kiện thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vấn đề xây dựng
đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ ngày càng trở nên cấp bách và là đề tài đã
và đang được nhiều cá nhân và tập thể tác giả nghiên cứu.
Có thể liệt kê dưới đây những nhóm công trình sau:
- Các sách tham khảo, chuyên khảo
Đức Vượng (1995), Hồ Chí Minh với vấn đề đào tạo cán bộ, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Ngọc Anh (2000), Cán bộ đảng viên
hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Phú Trọng (2001),
Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb. Chính trị quốc

gia, Hà Nội. Bùi Đình Phong (2006), Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và
công tác cán bộ, Nxb. Lao động Hà Nội. Nguyễn Thị Tuyết Mai (2007),
Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện của cán bộ chủ chốt cấp xã, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Duy Hùng (2008), Luận cứ khoa học


và một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường hiện nay,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trần Thị Minh Châu (2011), Một số kỹ
năng lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở, Nxb.
Chính trị Hành chính, Hà Nội…
Những công trình trên đã nêu lên quan niệm trong đánh giá thực trạng
đội ngũ cán bộ hiện nay, cũng như đề xuất, làm rõ một số quan điểm và định
hướng, giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đáp ứng đòi hỏi
của Đảng, nhân dân và đất nước trong thời kỳ mới.
- Các bài báo, tạp chí
Lê Quang Vịnh (2002), “Cán bộ và công tác cán bộ của chính quyền
xã, phường, thị trấn ở khu vực miền núi hiện nay”, Tạp chí Tổ chức Nhà
nước, số 3. Nguyễn Phương Hồng (2004), “Quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở
trong giai đoạn mới”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 16. Vĩnh Trọng (2004),
“Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 1
và 2. Võ Công Khôi (2005), “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã,
phường, thị trấn trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 3.
Vũ Vọng (2006), “Nâng cao kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ chủ chốt
ở cơ sở”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 3. Phan Thị Minh Anh (2007), “Bàn
về chương trình công tác cán bộ, công chức chính quyền cơ sở”, Tạp chí Tổ
chức Nhà nước, số 12. Lê Quang (2009), “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh
đạo của Đảng đối với công tác cán bộ”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 7…
Những công trình nghiên cứu trên đã bàn nhiều về phẩm chất đạo
đức, năng lực của người cán bộ ở các cấp. Các tác giả đề cập nhiều đến vị

trí, vai trò của người cán bộ trong tình hình mới, đồng thời nêu thực trạng
đội ngũ cán bộ của Đảng ở các cấp và đưa ra một số giải pháp để xây dựng
đội ngũ cán bộ.


- Luận án, đề tài nghiên cứu khoa học
Hồ Bá Thâm: “Nâng cao năng lưc tư duy của cán bộ lãnh đạo chủ chốt
cấp xã hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Triết học, 1994; Bùi Thị Hồng Tiến, "Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
trong hệ thống chính trị cấp cơ sở từ 1975-1993", Luận án Phó tiến sỹ khoa
học lịch sử, 1994; Nguyễn Mậu Dựng, “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo
chủ chốt của Đảng bộ các cấp ở Tây Nguyên hiện nay”, Luận án Phó tiến sỹ
khoa học Lịch sử, 1996; Cầm Thị Lai, “Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị,
hành chính cho đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc giai
đoạn hiện nay”, Luận án Tiến sỹ khoa học Chính trị, 2012; Nguyễn Phương
Hải, “Đảng bộ huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán
bộ cấp cơ sở từ năm 1996 đến năm 2006”, Luận văn Thạc sỹ khoa học Lịch
sử, 2007; Bùi Ngọc Hà, “Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2006”, luận văn Thạc sỹ khoa học
Lịch sử, 2008; Phạm Anh Tuấn, “Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách xã,
phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn Thạc sỹ
khoa học Chính trị, 2008…
Các công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng cùng
một mục đích là tập trung nghiên cứu quá trình xây dựng và phát triển đội
ngũ cán bộ cấp cơ sở của Đảng. Các công trình đã có sự đóng góp về việc
nâng cao lý luận và thực tiễn để xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ngày
một vững mạnh.
Thực tế cho thấy, đến nay chưa có công trình khoa học nào được công
bố đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Thái Nguyên. Mặc dù vậy, các ấn phẩm của các tác

giả nêu trên là nguồn tài liệu tham khảo quý cho tôi thực hiện đề tài: “Đảng


bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ
năm 1997 đến năm 2010”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với công
tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2010
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày đường lối, chủ trương xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên theo 2 giai
đoạn (1997-2001; 2001-2010) gắn liền với những hoàn cảnh, điều kiện lịch sử
cụ thể ở mỗi giai đoạn.
- Quá trình thực hiện đường lối xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
cơ sở.
- Đánh giá, phân tích để làm rõ ưu điểm, hạn chế của Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên trong quá trình lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở.
- Phân tích các nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế, từ đó tổng
kết một số kinh nghiệm lịch sử có liên quan đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Thái Nguyên.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các chủ trương, biện pháp của Đảng bộ Thái Nguyên nhằm xây dựng
đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2010.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Những tác động của hoàn cảnh lịch sử đến quá trình xây
dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở.
Những chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng đội ngũ cán bộ
chủ chốt cấp cơ sở.



Quá trình triển khai thực hiện chủ trương của Đảng bộ Thái Nguyên về
công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở.
Sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể, các cấp cơ sở trong việc thực hiện
chủ trương của Đảng và Nhà nước, của Đảng bộ và chính quyền địa phương.
“Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở” mà luận văn nghiên cứu là ba
chức danh: Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Ủy ban
nhân dân xã.
- Về thời gian: Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ Thái Nguyên trong
công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2010.
- Về không gian: nghiên cứu vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu của luận văn bao gồm các Nghị quyết của Đại hội Đảng,
các ban Đảng, văn bản, chỉ thị, pháp lệnh, quyết định… của Nhà nước, các
văn kiện của Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, các Nghị quyết của Tỉnh ủy,
chỉ thị, quyết định của Ủy ban nhân dân, báo cáo, số liệu của Sở Nội vụ, số
liệu của Trường Chính trị tỉnh, các tài liệu có lưu trữ tại Tỉnh ủy, Ủy ban nhân
dân tỉnh, các tài liệu có liên quan đến xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
cơ sở và các tài liệu khảo sát thực tiễn tại địa phương.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở phương pháp luận: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh trên cơ sở chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng;
những quan điểm của Đảng về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ.
- Phương pháp nghiên cứu chủ yếu:
Phương pháp lịch sử nhằm mô tả, phản ánh một cách khách quan sự
lãnh đạo của Đảng bộ; quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở.



Phương pháp logic: được sử dụng trong quá trình nghiên cứu để tổng
kết, đánh giá ưu điểm, hạn chế của Đảng bộ cũng như thành tựu, hạn chế của
công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Thái Nguyên; bước
đầu tổng kết một số kinh nghiệm lịch sử.
- Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác
như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, khai thác tư liệu qua một số nhân
chứng lịch sử.
6. Đóng góp của luận văn
- Về mặt khoa học:
Luận văn có thể được coi là một công trình bước đầu góp phần hệ
thống hóa chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về xây dựng đội ngũ cán
bộ chủ chốt cấp cơ sở.
Luận văn phân tích làm rõ vai trò và sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối
với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở và các nhân tố bảo
đảm sự lãnh đạo đó.
- Thực tiễn:
Luận văn góp phần làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh
đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2010
về tiêu chuẩn cán bộ chủ chốt, năng lực thực hiện nhiệm vụ trong thực tiễn
của cán bộ chủ chốt.
- Tổng kết những kinh nghiệm và giải pháp có giá trị để Đảng bộ tỉnh
lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở có hiệu quả.
Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu cho
những ai quan tâm và trong công tác học tập, giảng dạy.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.



Chương 1: Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2001.
Chương 2: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên tăng cường lãnh đạo xây dựng
đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 2001 đến năm 2010.
Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Nguyễn Xuân Bách (2008), “Quan điểm quần chúng của Chủ tịch Hồ
Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (5).

2.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2003), Lịch sử Đảng bộ tỉnh
Thái Nguyên, tập I (1936- 1965), Thái Nguyên.

3.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2005), Lịch sử Đảng bộ tỉnh
Thái Nguyên, tập 2 (1965- 2000), Thái Nguyên.

4.

Hoàng Chí Bảo (2012), “Thực hiện chính sách cán bộ - giải pháp động
lực góp phần đẩy lùi suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”, Tạp
chí Tuyên giáo, (5).

5.


Đậu Thế Biểu (1996), “Nâng cao đạo đức của cán bộ, đảng viên trong
thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (8).

6.

Vũ Xuân Chính (2001), “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác sử
dụng cán bộ, công chức”, Tạp chí Khoa học xã hội, (6).

7.

Huỳnh Xuân Cơ (1995), “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của thời kỳ mới”, Tạp chí Xây dựng
Đảng, (3).

8.

Đảng bộ tỉnh Bắc Thái (1996), Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ
VI Đảng bộ Bắc Thái.

9.

Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (1997), Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ
tỉnh lần thứ XV.

10. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2001), Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ
tỉnh lần thứ XVI.
11. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2006), Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ
tỉnh lần thứ XVII.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc



lần thứ VI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Các Nghị quyết của Trung ương Đảng
từ 1996-1999, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Cao Duy Hạ (1999), “Nghĩ về giải pháp nâng cao phẩm chất, năng lực đội
ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng”, Tạp chí Thông tin lý luận, (253).
21. Tiến Hải (2000), “Yếu tố quan trọng hàng đầu trong công tác cán bộ”,
Tạp chí Thông tin lý luận, (267).
22. Xuân Hải (2001), “Đổi mới công tác cán bộ, thuận lợi và thách thức”,
Tạp chí Cộng sản, (12).
23. Trần Ngọc Hiên (1993), “Phương pháp luận và phương pháp cụ thể
nghiên cứu cơ cấu, tiêu chuẩn cán bộ”, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, (1).
24. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 1992, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1993), Cơ cấu và tiêu chuẩn
cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị đổi mới ở nước ta,



những vấn đề lý luận và phương pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 5 (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 6 (1995), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 8 (1996), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. V.I.Lênin (1974), Toàn tập, tập 4, Nxb, Tiến bộ, Matxcova.
30. V.I.Lênin (1974), Toàn tập, tập 6, Nxb, Tiến bộ, Matxcova.
31. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 44, Nxb, Tiến bộ, Matxcova.
32. Luật cán bộ, công chức năm 2008 và văn bản hướng dẫn thi hành (tái
bản lần thứ nhất có bổ sung) (2008), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. Mai Đức Ngọc (2008), Vai trò cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã trong
việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn nước ta hiện nay,
Nxb. Chính trị - hành chính, Hà Nội.
34. Pháp lệnh cán bộ công chức (1999), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
35. Bùi Đình Phong (2006), Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác
cán bộ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương, (2005), Xây dựng đội ngũ cán
bộ công chức Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do dân, của dân, vì
dân, Nxb. Lao động - xã hội, Hà Nội.
37. Thang Văn Phúc, Nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức công
chức trong điều kiện cải cách hành chính Nhà nước, Nxb Lao động - xã
hội, Hà Nội.
38. Tỉnh ủy Thái Nguyên (1998), Chỉ thị số 03-CT/TU, ngày 15/01 về quy
hoạch cán bộ, Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh ủy Thái Nguyên.
39. Tỉnh ủy Thái Nguyên (1998), Kết luận 544-KL/TU, ngày 25/5 về sắp
xếp, điều chỉnh một bước cán bộ lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể
cấp tỉnh, cấp huyện và cơ sở, Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh ủy
Thái Nguyên.



40. Tỉnh ủy Thái Nguyên (2002), Kết luận số 248-KL/TU, ngày 08/7 Kết
luận của Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 7 (khóa XVI) về công tác
cán bộ, Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh ủy Thái Nguyên.
41. Tỉnh ủy Thái Nguyên (2003), Báo cáo số 23-BC/TU, ngày 25/3 Về kết
quả triển khai thực hiện phân tích chất lượng tổ chức cơ sở Đảng, đảng
viên năm 2002, Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh ủy Thái Nguyên.
42. Tỉnh ủy Thái Nguyên (2003), Báo cáo số 75-BC/TU, ngày 10/10 Về một
số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới, Lưu tại Phòng Lưu
trữ, Văn phòng Tỉnh ủy Thái Nguyên.
43. Tỉnh ủy Thái Nguyên (2002), Kết luận số 17-KL/TU, ngày 23/11 Kết
luận của Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 5 (khóa XVII) về một số nội
dung trong công tác cán bộ, Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh ủy
Thái Nguyên.
44. Tỉnh ủy Thái Nguyên (2006), Đề án 05-ĐA/TU, ngày 7/12 về Nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng ở xã, phường,
thị trấn, Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh ủy Thái Nguyên.
45. Tỉnh ủy Thái Nguyên (2006), Nghị quyết 04-NQ/TU, ngày 26/12 về một
số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng Đảng, giai đoạn 2006 –
2010, Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh ủy Thái Nguyên.
46. Tỉnh ủy Thái Nguyên (2008), Báo cáo số 139-BC/TU, ngày 04/11 về
Tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII, Lưu tại Phòng
Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh ủy Thái Nguyên.
47. Tỉnh ủy Thái Nguyên - Ban Tổ chức (2013), Lịch sử công tác tổ chức
xây dựng Đảng của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, Nhà in báo Thái Nguyên,
Thái Nguyên.
48. Tô Huy Rứa (1999), Xây dựng và thực hiện công tác quy hoạch cán bộ
trong thời kỳ mới, Tạp chí Cộng sản, (số 3).


49. Trần Xuân Sầm (1998), Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ

chốt trong hệ thống chính trị đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
50. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên - Sở Nội vụ (2008), Báo cáo số
1099/BC-SNV, ngày 09/6 về đánh giá kết quả sử dụng cán bộ hợp đồng ở
xã, phường, thị trấn theo Kết luận 248-KL/TU và Kết luận 17-KL/TU của
BCH Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng
Tỉnh ủy Thái Nguyên.



×