Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tình cảm văn hóa nho giáo trong sáng của tác gia văn học hiện đại việt nam ngô tất tố (Tóm tắt trích đoạn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.83 MB, 15 trang )

TÌNH CẢM VĂ N HĨA NHO GIÁO TR O N G SÁ NG TÁC
CỦA TÁC GIA VĂN HỌC HIỆN ĐẠI V IỆ T NAM NGƠ TẤT TỐ
H ồng Khả H ưng (Huang Kexinỵ) '

Ngô Tất Tố là m ột trong những tác gia văn học nổi tiếng nhất của chủ nghĩa
hiện thực phê phán trong dòng chảy văn học sử V iệt N am , với những sáng tác
trước và sau những năm 30, 40 của thế kỷ XX bao gồm tiểu thuyết Tắt đèn,
phóng sự tiểu thuyết L eu chõng, phóng sự văn học Việc làng, Tập án cái đìrJĩ,
truyện ký lịch sử như Trong rừng nho, Vua Hàm N ghi vớ i việc kinh thành thất
thủ, Lịch sử Đề Thảm ,... Tất cả những tác phẩm này được viết dưới những g k
nhìn khác nhau trong bối cảnh văn hóa lịch sử đặc thù của xã hội V iệt N a n
dương thời, còn trước những phẩm chất tốt đẹp của người dân lao động thì ngịi
bút của ông lại hết lời ngợi ca, còn trước cái xấu xa của xã hội thống trị thực dìn
phong kiến thì ngịi bút ấy cũng kịch liệt đả kích, phê phán, chính điều đó iã
mang lại rất nhiều ý nghĩa hiện thực xã hội vô cùng sâu sắc. N gô T ất Tố cìng
với các cây bút khác như Nguyễn Cơng Hoan, Vũ Trọng Phụng, N guyên H ồrg,
Nam Cao... đã thực sự là những người tiên phong trong việc khơi thơng địig
chảy của chủ nghĩa văn học hiện thực phê phán - m ột trong những trào lưu sáig
tác chiếm vị trí khơng nhỏ trong lịch sử phát triển của văn học V iệt Nam . Ngô
Tất Tố được coi là nhà văn hàng đầu của trào lưu hiện thực phê phán có ảih
hưởng và hiểu biết rất sâu sắc đối với văn hóa N ho giáo V iệt N am , ơng k hơ ig
chi có m ột thời gian tìm hiểu, nghiên cứu m ột cách bao quát tồn bộ văn hỏa
Nho giáo trong truyền thống văn hóa cổ Trung Quốc, m à cịn lấy văn hóa Nho
giáo làm cảm hứng, đề tài cho hàng loạt tác phẩm văn học, đã phát triển tất cà
các diện mạo của văn hóa Nho giáo trong lịng xã hội thực dân phong kiến V ệt
Nam, thể hiện được tinh thần thái độ chú ý quan sát nghiêm ngặt, cao độ đối 'ớ i
văn hóa Nho giáo. Bài viết xuất phát từ góc độ nhận thức tương đồng trong văn
hóa truyền thống m ang tính ưu việt của Nho giáo để tiến hành luận giải nhữ ig
giá trị độc đáo trong sáng tác văn học của Ngô Tất Tố.

* Viện Văn học, Đại học Dân tộc Quảng Tây.



958


TỈNH

c ả m v ă n h ó a n h o g iá o t r o n g s á n g t á c ...

1. Thổ nhưỡng văn hóa Nho giáo trong lịng địi sống, thời kỳ dài thẩm
thấu, nghiêm khắc giáo dục theo văn hóa Nho giáo
Ngay từ rất sớm, văn hóa Nho giáo đã được truyền bá, du nhập vào Việt Nam.
Tần Thủy Hoàng sau khi thống nhất vùng núi Lĩnh Nam, cùng với việc người Hán
Trung Nguyên không ngừng chuyển nhập vào, không những mang theo những công
cụ sản xuất và khoa học kỹ thuật đầu tiên, mà dần dần còn truyền bá, du nhập cả tư
tưởng quan niệm, luân lý đạo đức, lễ nghĩa lễ tiết của Nho giáo vào Việt Nam. Từ
sau thời kỳ Tam Quốc, N ho học bắt đầu được truyền bá rộng rãi ở Việt Nam. Nhà
sử học nổi tiếng của Việt Nam Trần Trọng Kim đã từng nói: "Thái thú Gĩao Chi thời
l am Quốc rất hồ hời trong việc xây dựng trường học, khiến cho Nho giáo càng
thịnh hành hơn trước. Cuối cùng lại trải qua lịch sử các triều đại là Lưỡng Tần,
Tống. Tề, Lương, Trần, Tùy, Đường, giống với Trung Quốc, nước chúng ta cũng
đều tồn tại "Tam giáo đồng nguyên" gồm Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo"1.
Sau năm 968, Việt N am độc lập, thông qua sự m ở rộng phát triển của triều đại
nhà Lê, nhà Lý thì văn hóa Nho học được truyền bá ở Việt Nam đã tiến thêm một
bước, đến cuối nhà Trần, Nho học thực sự đã thực sự phát triển rực rỡ nhất, chiếm
vị trí chủ đạo thay thế Phật giáo. Đến thế kỷ XV, Nho học rất được chú trọng phát
triển, được tôn lên là quốc học. Thời Hậu Lê (năm 1740) đã ban bố 24 điều, đề ra
việc đối với gia đình, dịng tộc, quan hệ láng giềng,... tất cả đều phải hành xử thông
qua nhân, tín, lễ, nghĩa, hiếu, trung..., tức nhân dân phải hành xử tuân thủ quy phạm
luân lý đạo đức của N ho gia, bởi vậy những tư tưởng của Nho học dần được truyền
rộng Nào trong dân gian. Đây được coi là triều đại phong kiến Nho giáo Việt Nam

phát triển hưng thịnh nhất trong lịch sử, "Nho giáo hậu Lê hưng thịnh, đã giành lấy
địa vị độc tôn, trở thành tư tưởng chính thống chi phối tồn xã hội. Cho đến đầu và
giữa triều Nguyễn, Nho học vẫn giữ vị trí hưng thịnh. Từ thế kỷ XV đến giữa thế kỳ
XIX, Tam cương Ngũ thường của Nho giáo đã trở thành kim chỉ nam, sợi chỉ đỏ
xuyên suốt trong xã hội phong kiến Việt Nam"2.
Đến nửa cuối thế kỷ XIX, sau khi Việt Nam bị chủ nghĩa đế quốc Pháp xâm
lược, sự phát triển của N ho giáo ở Việt Nam cũng phải chịu sự áp chế. Thực dân
Pháp dã tăng cường sự thống trị đối với Việt Nam, năm 1897, đế quốc Pháp đã cho
xây đưng hàng loạt trường học Pháp - Việt ở tất cả các trung tâm thành phố lớn,
phát triển hộ thổng tiếng Pháp và chữ quốc ngữ, dần thu hẹp phạm vi sử dụng tiếng

1. Trầr Trọng Kim, Nho giáo (xuất bản lần đầu tiên năm 1930), tái bản năm 2003, Nxb Văn
học, Hà Nội, tr. 648.
2. Đồ Viễn Hịa, Việc mơ phỏng tư tưởng Nho giáo và sự phát triển xã hội Ả Đông, Nam Ninh,
N xbN hân dân Quảng Tây, 9/2002, tr. 269.

959


VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LÀN THỨ TƯ

Hán, bởi vậy đã dần cắt đứt mối liên hệ giữa văn hóa Việt Nam và Trung Quốc.
Năm 1898 còn quy định sử dụng Pháp ngữ và Quốc ngữ để tiến hành thi Hương.
Năm 1906, thực dân Pháp lại tiến hành cải cách giáo dục ở 3 cấp, giúp địa vị Pháp
ngữ và Quốc ngữ tiến thêm một bước. Nho giáo Việt N am trong những năm đầu thể
kỷ XX có thể ví với hình ảnh "Nhật lạc Tây sơn" (M ặt trời lặn ở rặng núi phía Tây),
bởi ảnh hường của nó đối với kinh tế, chính trị ngày càng bị hạ thấp. Tuy nhiên, xét
đến cùng thì Nho giáo cũng đã tồn tại trong lịch sử Việt N am hơn hai nghìn năm, đã
thực sự trở thành một bộ phận hữu cơ trong truyền thống văn hóa Việt Nam, nó
hồn tồn khơng thể n ít lui một cách triệt để khỏi vũ đài lịch sử. Do vậy, thực dân

Pháp đã không ngừng tăng cường sự thống trị đổi với V iệt Nam, hòng biến Việt
Nam trở thành thuộc địa cung ứng nguyên liệu dồi dào và thị trường tiêu thụ thương
phẩm cho Pháp, một mặt hạn chế Việt Nam phát triển theo con đường kinh tế tư bản
chủ nghĩa, mặt khác lại duy trì sự thống trị của văn hóa phong kiến ở các vùng nơng
thơn. Chính vì lí do đó m à văn hóa Nho giáo vẫn chiếm vị trí quan trọng nhất định
trong quảng đại quần chúng ở các vùng nông thôn Việt N am đương thời.
Ngô Tất Tố mặc dù được sinh ra khi Nho giáo đang bị suy yếu (năm 1893)
nhưng gia đình ơng lại có truyền thống Nho học nổi tiếng trong lịch sử của làng
Lộc Hà, tổng Hội Phủ, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc N inh (làng này tên nôm xưa gọi là
Kẻ Cói, thuộc xứ Đơng Ngàn, tỉnh Bắc Ninh). D ựa vào các tư liệu đã ghi chép lại
ta biết được đây là ngơi làng đã từng có 130 người từng đỗ Tiến sĩ, "Đông ngàn
trong lịch sứ rõ ràng là đất của những Tiến sĩ, Trạng nguyên, nơi ph á t tích của
nhiều đống họ khoa bảng"]. Đây là vùng đất địa linh nhân kiệt, vùng đất phát về
học thức. Ơng nội của Ngơ Tất Tố đã từng 7 lần tham gia khoa cử, cuối cùng đồ tú
tài; thân phụ ông cũng là người ham học kinh thư, cũng khơng thể giành được hàm
tước gì, cuối cùng đành an phận đảm nhận chức phận là ông đồ dạy chữ Hán và
văn hóa Nho giáo Trung Quốc cho con em trong thơn xóm . Dưới ảnh hường của
xã hội và truyền thống gia đình, Ngơ Tất Tố từ nhỏ đã được hấp thu một nền giáo
dục văn hóa Nho giáo. Ông cũng giống như đại đa số những đứa trẻ trong các gia
đình Nho giáo khác, khi nhỏ cũng được học tập và tiếp nhận lễ nghĩa Nho giáo từ
bố mẹ. Sau tiểu học qua hệ thống học tập với H iểu kinh, Tam tự kinh, đã nắm
được cơ bản thế nào là hiếu đạo, lễ nghĩa và sửa mình. Suy cho cùng thì ơng đã
dần dần từng bước học tập hệ thống Tứ thư, Ngũ kinh, cổ văn, đường thi, lịch sử,
văn hỏa của Trung Quốc, các điển tích và các danh sĩ nổi tiếng trong lịch sử Việl
Nam. Ngồi chun mơn là nẳm chẳc kỹ thuật viêt văn, ơng cịn thành thạo các
phương pháp làm thơ, phú, viết báo, kịch và các phương pháp lí giải, cảm thụ ý
nghĩa văn chương. Để đỗ trong các kỳ khoa cử, thuộc lịng tất cả các chương, mục
1. Ngơ Vĩnh Bình,
960


1 9 9 3 ^ # 5 5 # J.


TÌNH CẢM VĂN HĨA NHO GIÁO TRONG SÁNG TÁC...

hoặc tất cả các đoạn, các câu là một trong những yêu cầu quan trọng nhất trong
kinh điển Nho gia, thầy giáo đều u cầu học sinh của mình học thuộc lịng tất cả
những thứ đó, bởi thế các sĩ tử thơng qua tất cả những gì được luyện tập thơng
thường đều nhất loạt nắm tương đối sâu sắc những điều cơ bản nhất của văn hóa
Nho giáo. Năm 1912, Ngơ Tất Tố bắt đầu bước chân vào con đường khoa cử, năm
1925, ông lại tham gia và đỗ đầu kỳ khảo hạch toàn tinh Bắc Ninh, nên được gọi
là "đầu xứ Tổ", rồi thi Hương lần thứ hai, khoa Ất Mão, cũng là khoa thi Hương
cuối cùng ờ Bắc Kỳ. Ông qua được kỳ đệ nhất, nhưng hỏng ở kỳ đệ nhị, đệ tam.
Ngô Tất Tố trưởng thành trong môi trường giáo dục và văn hóa Nho giáo, tất cả
những yếu tố đó đã trở thành nguồn đề tài nghiên cứu và cảm hứng sáng tạo văn
chương của ông.
2.
Mối nhân duyên đặc biệt đối với văn hóa Nho giáo, tích cực nghiền cứu
văn hóa Nho giáo, lấy Nho giáo làm đề tài sáng tạo nghệ thuật
Trên văn đàn văn học Việt Nam những năm đầu thể kỷ XX, cùng với các tác
già chịu tác động của vãn hóa Nho giáo, nổi tiếng trong khoảng đầu những năm 20
có các tác giả như: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Bá
Học, Tàn Đà, nhưng đến cuối những năm 20 lại dần dần lùi lại phía sau hậu trường
trên văn đàn, nhường lại chỗ cho các tác gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Tây học,
và các nhà Tây học dần chiếm vị trí thống trị trên bầu trời văn học, ví dụ như đầu
những năm 30 có các cây bút như: Nhất Linh, Khái Hưng, Tam Lang, Lan Khai,
Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao, Tơ
Hồi, Thạch L am ,... Trong số đó hoặc từ Pháp du học quay về, hoặc đã từng theo
học và tốt nghiệp ở các trường Pháp - Việt nổi tiếng. Tất cả đều chịu ảnh hưởng của
nền văn học phương Tây, mô phỏng các sáng tác của văn học phương Tây, sử dụng

thành thục chữ quốc ngữ Việt Nam trong việc sáng tác văn học. Trong các tác giả
của nền văn học mới đương thời khi đó, chi có rất ít người cùng kiêm nhiệm cả Nho
học và Tây học như Ngô Tất Tố và Nguyễn Công Hoan. Tuy nhiên, Ngô Tất Tố do
từ nhỏ đã được thụ hưởng nền giáo dục và văn hóa tốt đẹp của Nho giáo, nên đã nảy
sinh mối lương cảm rất đặc biệt đối với văn hóa Nho giáo. Từ năm 1923 đến đầu
những năm 1940, ông đã tiến hành nghiên cứu bao quát nền văn hóa cổ đại Trung
Quốc trong nội tại văn hóa Nho giáo, tiến hành dịch chú giải kinh điển Nho học
Trung Quốc Kinh dịch, cho xuất bản Lão Tử, Mặc Từ, tiến hành phê phán một số
quan diểm sai lầm trong Nho Giáo của Trần Trọng Kim, đồng thời ơng cịn lấy văn
hóa Nho giáo làm đề tài, sáng tác Lều chõng,, Việc làng, Tập án cải đình, Trong
rừng nho,... đây cũng là hướng thường thấy trên văn đàn của những năm 30, 40 tại
Việt Nam đó là đồng thời cùng dịch, nghiên cứu nội dung văn hóa Nho giáo và lấy
ctó làm đề tài sáng tạo văn học.

961


VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TÉ LÀN THỨ TƯ

2.1.
Chỉnh lí, dịch thuật, nghiên cứu văn hóa truyền thống Trung Quốc và
Việt Nam, phát triển sâu rộng Hảtt học và ni dưỡng văn hóa Nho học
Trong một thời kỳ dài Việt Nam đã sử dụng văn tự Hán và N ôm làm công cụ
để học tập và sáng tác văn học, cùng với việc phổ cập văn tự Quốc ngữ vào đầu thế
kỷ XX, thì văn tự Hán, Nơm đã dần vắng bóng trên vũ đài chính trị, kinh tế, văn hóa
Việt Nam, văn hóa Việt Nam sắp đối mặt với nguy cơ bị gián đoạn. Ngô Tất Tố
luôn trăn trở, suy nghĩ về sử mệnh của văn hóa truyền thống dân tộc, đối với văn
học Hán và văn học Nôm của Việt Nam thời kỳ trung đại, ơng tiến hành chỉnh lí,
dịch, nghiên cứu, sau đó cho xuất bản hai bộ sách nổi tiếng Văn học đời Lý, Văn
học đời Trần, tiến hành giới thiệu, địch, bình chú và phân biệt văn học của hai triều

đại Lý và Trần; tiếp đến ơng cịn tiến hành biên tập, khảo cứu từ tác giả đến tác
phẩm của toàn bộ nền văn học từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XX, dịch và xuất bản
Thi văn bình chú, thể hiện tâm huyết vô cùng sâu sắc đối với Hán học và tinh thần
nuôi dưỡng văn học. Và thể hiện sự ni dưỡng văn hóa của Nho gia đã bám rễ rất
sâu vào nền văn hóa Việt Nam, là việc phê phán Nho giáo của Tràn Trọng Kim và
việc dịch Kinh dịch.
Trần Trọng Kim - một học giả có tiếng của Việt Nam năm 1932 đã cho xuất
bản bộ sách nghiên cứu nổi tiếng trong lịch sử Việt N am - Nho giáo, sau khi xuất
bản, Nho giảo đã thực sự gây tiếng vang lớn và khẳng định tên tuổi của Trần Trọng
Kim trong bối cảnh văn hóa đương thời, ông tuyên bố "Dân An Nam đều phải thắp
hương mà đọc"1. Tuy nhiên, sau khi Ngô Tất Tố đọc xong, phát hiện thấy cuốn sách
còn tồn tại nhiều sai sót, năm 1940 ơng đã cho đăng bài tiểu luận dài Phê phản cuốn
Nho giáo của Trần Trọng K im , tiến hành bình giá, vạch trần một cách khoa học
những vấn đề còn tồn đọng trong Nho giáo của Trần Trọng Kim. Tác giả cho rằng,
khuyết điểm lớn nhất tồn tại trong Nho giảo của Trần Trọng Kim chính là tài liệu
dẫn dùng không nghiêm ngặt, chặt chẽ, ông phân biệt các tài liệu dẫn ngôn luận của
Khổng Từ từ Khổng Tử gia ngữ, Thư kinh, Le kinh, Dịch kinh, Xuân thu, Đ ại học,
Trung dung, Mạnh Tử, Luận ngữ ,... Mặc dù Ngơ Tất Tổ nhìn thấy và chi ra "Trong
bấy nhiêu sách, trừ ra mấy cuốn Luận ngữ, Mạnh Tử, Kinh Xn Thu và Kinh Thi,
cịn thì đều là những sách đáng ngờ, hoặc không thể tin"2, nhưng Trần Trong Kim
tuyệt nhiên không xem xét khảo sát đánh giá lại, dẫn đến làm tăng thêm mối nghi
ngờ cho cuốn sách, tạo thành nhiều thiếu sót, nhầm lẫn. Do vậy, Ngô Tất Tố càng
khẳng định luận chứng của mình về những tài liệu được dẫn là "đáng hồi nghi,
hoặc khơng đáng tin cậy", bằng những phán đốn minh chứng có sức thuyết phục
mang tính khoa học của chính mình; tiếp đó Ngơ Tất Tố cịn chỉ ra trong nội dung
1, 2. Ngô Tất Tố, Phê phán cuốn Nho giáo cùa Trần Trọng Kim , Hà Nội, Nxb Mai Lĩnh, 1940.
962


TlNH CẢM VẢN HÓA NHO GIÁO TRONG SÁNG TÁC...


cuốn Nho giáo cũng tồn tại sai sót, Trần Trọng Kim đã lấy tư tưởng các học trò của
K hổng Tử hoặc các Nho sĩ nhà Hán coi như là tư tưởng của Khổng Tử để tiến hành
giiản thuật; ngoài ra, Trần Trọng Kim cịn lí giải theo kiểu "vọng văn sinh ý" (Trơng
miặt bắt hình dong, nhìn vào bề ngồi mà đốn ý bên trong) chữ "Nho", giải thích tư
tưởng dân chù hiện đại có liên quan đến "trung quân", có liên quan đến Khổng Tử,
d o vậy dẫn đến những sai lầm do chù quan duy ý trí, sai sót trong giản thuật, sai lầm
trong cách dịch thuật câu chừ và ngữ pháp, những vấn đề tồn tại trong phương pháp
nghiên cứu,... Ngô Tất Tố đều nhất nhất chỉ ra. Những phê phán đó khơng những
thiể hiện sự ni dưỡng văn hóa Nho giáo rất sâu rộng của Ngơ Tất Tố, mà còn thể
hi ện dụng tâm chịu khổ để bảo vệ sự chính thống của văn hóa Nho giáo và trách
nhiệm mạnh mẽ của tâm hồn Ngô Tất Tố. ô n g đã từng nói: "Rồi đây Hán học sẽ
đẽn tiêu diệt, muốn khảo cứu Nho giáo, người ta cũng làm như ơng Hồng Đạo, chỉ
tìm ở bộ Nho giáo mà thôi. Nếu như những chỗ sai lầm của sách ấy khơng được
đíinh chính, thì với những người đẻ sau vài chục năm nữa, N ho giáo sẽ là "Trần
Tìrọng Kim giáo", khơng phải đạo giáo của Khổng Tử và tiên nho rồi"1.
Ngơ Tất Tố q trọng văn hóa Nho giáo không chỉ thể hiện ở việc ông Phê
pỉhán cuốn Nho giáo của Trần Trọng Kim, mà đồng thời cịn tìm, phát hiện ra các
lỗii sai trong Kinh dịch của Trẩn Trọng Rim sáng tác năm 1943. Ngô Tất tố lấy Kinh
dịich là tư tưởng triết học chính thống cùa Nho học, do vậy ông dành rất nhiều tâm
hiuyết để tiến hành dịch thuật và chú giải một cách nghiêm túc và ti mỉ. Ông cho
rằing "Kinh dịch là một cuốn sách lạ trong văn học giới của nhân loại. Thể tài sách
nàìy khơng giống một cuốn sách nào. Bởi vì cái gốc của nó chỉ là một nét vạch
ngang, do một nét vạch ngang, đảo điên xoay xỏa thành một bộ sách, vậy mà hầu
h ẽ t chi tiết ở trong, đều có thể thống luật lệ nhất định"2. Từ trong cách nói của tác
giiả, ta đã có thể cảm nhận dược tình cảm đặc biệt mà tác giả dành cho văn hóa Nho
giiáo là sâu sắc đến nhường nào.
2.2.
Chọn lọc những nét độc đáo của văn hóa N ho giáo làm đề tài sáng tác,
pỉháí triển bầu khơng k h í N ho giáo đậm đà bản sắc dân tộc Việt N am

Trong lịch sử văn học Việt Nam những năm 30, 40 của thế kỷ XX, lấy văn hóa
Nỉho giáo làm đề tài sáng tác, niĩoại trừ Ngơ Tất Tố ra, cịn có Bút nghiên (1942),
Níhà Nho (1943) và Thanh đạm của Nguyễn Công Hoan. N hưng những tác phẩm
N gô Tất Tổ viết xoay quanh văn hóa Nho giáo khơng những có số lượng nhiều
nhất, thể tài bao quát rộng, mà tư tường cũng sâu sắc hon. Những tiểu thuyết cùa
ơ n g có Tắt đèn, Leu chõng, phóng sự văn học có Việc làng, Tập án cái Đình, tiểu

1. Ngơ Tất Tố, Sđd.
2. Ngơ Tất Tố, Ngơ Tất Tố tồn tập, tập 2, Hà Nội, Nxb Văn học. Hà Nội, 1996.
963


VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỬ TƯ

thuyết lịch sử cỏ Trong rừng nho, Vua Hàm Nghi với việc kinh thành thất thù, Lịch
sử Đề Thảm,... đều xuất phát từ các góc độ phát triển khác nhau của xã hội để phản
ảnh bầu khơng khí văn hóa Nho giáo đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.
Lều chõng và Trong rừng nho là hai bộ tiểu thuyết trực tiếp được văn hóa
khoa cử Nho gia gợi cảm hứng sáng tác, tác phẩm đã tái hiện chân thực chế độ giáo
dục mục nát của chế độ khoa cử dưới triều Nguyễn V iệt Nam. Leu chõng đã vận
dụng vốn sống phong phú, sâu sắc, bút pháp kí sự, Ngơ Tất Tố đã miêu tả một cách
chân thực tồn bộ q trình thi cử của chế độ khoa cử phong kiến Việt Nam. Tác
giả dùng Đào Vân Hạc tham gia vào khoa thi làm đầu mối, toàn bộ quá trình thi cử
Việt Nam từ thi Hương, thi Hội, thi Đình đều xoay quanh nhân vật chủ chốt này.
Tác phẩm không những miêu tả một cách tỉ mỉ con đường học vấn khắc khổ, gian
nan, lận đận, giống như con đường trèo núi rất vất vả phải kinh qua hết thác nọ đến
ghềnh kia, lấy sự mừng rỡ trong giờ phút thành công và tâm trạng thống khổ trong
giây phút thất bại của họ, mà ơng cịn miêu tả một loạt các trình tự phức tạp từ phát
đề, làm bài, bình quyển; từ đó vạch trần sự hắc ám và bảo thủ trong chế độ khoa cử,
đã thể hiện chủ đề sâu sắc của xã hội; hơn nữa, tác giả cịn đặt q trình thi cử đó

được bao bọc quanh bởi bối cảnh văn hóa Nho giáo rất điển hình, đây cũng là một
trong những yếu tố tạo nên sự thành công của Lều chõng. Tiểu thuyết từ khi bắt đầu
đã cho ta chứng kiến cảnh trên đường vinh quy bái tổ của Trạng nguyên Trần Đăng
Long, miêu tả cô gái tên Ngọc - vợ chàng, với khát vọng, m ong m uốn thiết tha được
làm bà nghè bà cử, sự trông đợi của họ hàng và thầy giáo Đào Vân Hạc, vạch trần
các quy cách thi cử lạc h ậu ..., tất cả đều tập trung tái hiện lại bầu khơng khí văn
hóa phong tục Nho gia trong bối cảnh xã hội Việt Nam. Trong rừng nho lại lấy
nhân vật chính là Hồ Xuân Hương với quá trình phản kháng lại văn hóa Nho giáo,
thơng qua số mệnh "gập ghềnh" của Hồ Xuân Hương để tập trung miêu tả với đủ
mọi hình sắc của nhân vật Trong rùrtg nho, đơn cử như các nhân vật chính diện với
đủ các phần tử tri thức Nho gia như Đàm Chinh Trung, Bảy Chiêu, Tám Chiêu và
các nhân vật phản diện như Đặng Tiến Sĩ, Hoàng Tiến Sĩ cùng các học trò của
họ,... Tác giả đã phân biệt hai tuyến nhân vật chính - phản bằng việc triển khai bề
mặt cuộc sống và phẩm chất đạo đức của họ, đã tái hiện mọt cách chân thực diện
mạo của xã hội Nho gia Việt Nam trong thế kỷ XVIII.
Các tác phẩm khác của Ngô Tất Tổ, mặc dù không trực tiếp lấy đời sống Nho
học làm đề tài, nhưng trong mồi tác phẩm của ơng, hồn cảnh xã hội bao quanh
cuộc sống mỗi nhân vật dường như đều mang đậm màu sắc văn hóa của Nho giáo.
Hai phóng sự văn học Lều chõng và Việc làng đã tập trung lột tả những hủ tục tồn
tại ở nông thôn Việt Nam, hơn nữa tất cả những hủ tục lạc hậu này đều cho thấy
những dấu vết văn hóa Nho gia để lại là rất đậm nét, tiểu thuyết Tắt đèn phản ánh sự
964


TlNH CẢM VĂN HÓA NHO GIÁO TRONG SÁNG TÁC...

đàn áp, bóc lột của bọn thống trị phong kiến thực dân Việt Nam; tố cáo sự tàn ác
cùa bọn chúa đất, địa chù; đồng thời khắc họa hình ảnh những người phụ nữ với
phẩm chất tính cách tốt đẹp như dịu hiền, lương thiện, chịu thương chịu khó,
thương chồng thương con, giữ mình như ngọc mà chị Dậu là đại diện, đã lưu giữ

được phong diện đạo đức của xã hội Nho học; các tiểu thuyết lịch sử như Vua Hàm
Nghi với việc kinh thành thất thủ, Lịch sử Đề Thám, thì lại trực tiếp miêu tả lại
những biểu hiện về phẩm chất tinh thần Nho gia "Xả thân vì nghĩa" của các tướng sĩ
ái quốc hợp thành từ các phần tử tri thức Nho gia trong "Phong trào c ầ n Vương".
Có thể nói, trong các tác gia Việt Nam những năm 30, 40 của thế kỷ XX, chi
cỏ Ngô Tất Tổ là người dành nhiều tâm huyết nhất để nghiên cứu vãn hóa Nho gia,
và trong những tác phẩm của ơng, bất luận là tiểu thuyết hiện thực, phóng sự tiểu
thuyết hay tiểu thuyết lịch sử đều mang đậm dấu ẩn của văn hóa Nho gia, đều thể
hiện tình cảm đặc biệt của chính tác giả dành cho văn hóa N ho gia.
3.
Phơi bày sự phong phú, đa dạng của hiện thực xã hội Việt Nam, thể
hiện nhận thức tích cực đối với tinh hoa văn hóa Nho gia
Ngơ Tất Tổ dưới ảnh hưởng của tư tưởng hiện đại phương Tây, đã thức tỉnh
nhận thức khi so sánh với bàn chất văn hóa Nho gia, trong phóng sự văn học Lều
chõng, Việc làng, ông đã phê phán gay gắt sức lây lan, ảnh hưởng và phồn thịnh của
văn hóa Nho gia trong tác phẩm; và đồng thời đối mặt với hiện thực đen tối của xã
hội Việt Nam dưới sự thống trị của đế quốc Pháp, Ngô Tất Tố đã tận dụng những
điểm tích cực trong tư tường văn hóa Nho gia để tiến hành phê phán sự vơ tình, vơ
nhân đạo của hiện thực xã hội, thể hiện những nhận thức tích cực cùa tác giả đối với
những ưu điểm của văn hóa Nho giáo.

3.1.
Tổ cảo những hành vi tàn bạo, vô nhân đạo của bọn thống trị thực dãn
phong kiến, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người p h ụ nữ tao động Việt
Nam. Từ đỏ, tích cực khẳng định li tưởng "Nhân nghĩa " của Nho gia
"Nhân" là hạt nhân cùa văn hóa Nho gia, trong sáng tác của mình, Ngơ Tất Tố
hoặc vơ tình hoặc cố ý đã lấy chữ "nhân" để cân nhắc, đánh giá đời sống hiện thực
xã hội. Một mặt phê phán sự vô nhân tỉnh trong hiện thực xã hội của giai cấp địa
chù và bọn thống trị thực dân phong kiến thiếu đi sự chính nhân, nhân đạo, một mặt
lại phát triển một cách có ý thức những phẩm chất cao quý của người phụ nữ lao

động Việt Nam, với những phẩm chất dân tộc dịu hiền lương thiện, thủy chung son
sấc, thủ tiết như ngọc.
Tiểu thuyết Tắt đèn đã cho chúng ta biết hiện thực vô nhân đạo của xã hội
thực dân phong kiến Việt Nam. Trong tác phẩm, tác giả tập trung đả kích chính
sách sưu cao thuế nặng tàn hạo. bóc lột nhân dân đến tận xương tùy của thực dân
965


VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LÀN THỨ TƯ

Pháp, thông qua việc tự ý đề ra các loại thuế hòng vơ vét của cải vật chất, chúng đã
khiến nhân dân Việt Nam rơi vào tình cảnh nước sôi lửa bỏng. N hà thơ yêu nước
của Việt Nam Nguyễn Thượng Hiền trong tản văn Rơi Nước mắt mà bàn về cuộc bể
dâu đã nói: "Tóm lại ở trên mặt đất, một ngọn cỏ, m ột gốc cây, một viên ngói hịn
đá, nếu có thể dùng được việc cho người, đều ghi vào trong sổ thuế của chúng cả"1,
đây chính là tình cảnh đen tối của xâ hội thực dân Việt Nam đương thời. Ngơ Tất
Tố cịn đi sâu vào khắc họa bản chất hung ác của bọn thống trị thực dân và sự tham
lam của giai cấp địa chủ: trong một thời gian dài mà đại diện là chính quyền cấp cơ
sở nơng thơn đã lợi dụng chính sách thu thuế để vơ vét của cải, bóc lột, đàn áp nhân
nhân. Nguyễn Văn Dậu chỉ vì đau ốm khơng có tiền nộp thuế, nên bị đánh đập đến
chết đi sống lại, khơng cịn cách nào khác, cuối cùng đành phải bán con bán cái;
quan lại địa phương mà đại diện là tri phủ đại nhân tự cho mình cái quyền đi đàn áp
người dân thấp cổ bé họng, nhất là phụ nữ lương thiện; giai cấp địa chủ mà đại diện
là vợ chồng Nghị Quế gian ác, chèn ép người dân phải bán con với giá bèo bọt, hom
nữa cịn nhẫn tâm để chị Dậu đau xót chứng kiến cảnh cái Tí bốc cơm thừa của chỏ
dưới đất để ăn,... qua đỏ tác giả đã lột tả bản chất vô nhân đạo của xã hội phong
kiến thực dân Việt Nam, đồng thời cũng thể hiện thái độ phủ định hiện thực xã hội
đen tối đương thời.
Hơn thế nữa, Ngơ Tất Tố cịn cho chúng ta thấy những phẩm chất dân tộc tốt
đẹp, cao thượng của phụ nữ nơng thơn Việt Nam. Dưới ngịi bút của tác giả, nhân

vật chính - chị Dậu hiện lên trước mắt người đọc là người phụ nữ đại diện cho
những người phụ nữ thủy chung, giữ nguyên những truyền thống văn hóa tốt đẹp
của Nho giáo. Chị Dậu là một người phụ nữ hiền dịu, lương thiện, cần cù, dũng
cảm, nghĩa tình, luôn đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi, gánh vác trách nhiệm
việc nhà cho người chồng luôn đau ốm. Trong tiểu thuyết chủng ta thấy, do trong
nhà liên tiếp có hai người thân mất đi, lại thêm người chồng luôn bệnh tật đau ốm ,
nên chị Dậu trở thành một trong những hộ nghèo nhất. Trong hồn cảnh khó khăn,
vất vả đó, chị Dậu vẫn thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ nông thôn V iệt
Nam, đó là trước khó khăn chị khơng thể bng xi, mà dũng cảm đứng lên gánh
vác tất cả trách nhiệm trong nhà, chị làm việc quần quật cả ngày, chăm sóc ngưcri
chồng đau ốm và ba con nhỏ dại, nhưng chị khơng một lời ốn thán; để có tiền nộ'p
sưu cho chồng, chị chạy đôn chạy đáo vay tiền cho chồng, nhẫn nhục chịu dựng; khi
chồng bị đánh, chị đã dũng cảm đứng dậy, xin được thay chồng chịu tội; khi khôn g
thể nhẫn nại thêm được nữa, chị đã vùng dậy phản kháng chổng trả lại hai tên sai
nha, thể hiện sự kiên cường, quả cảm kỳ lạ... nhưng sau cùng, chị lại giải thích biện
minh hành động của mình với bà cụ hàng xóm: "Cháu cũng biết rằng đàn bà hàn h
1. Nguyễn Tuân (1962), Lời nói đầu trong tiểu thuyết"Tắt đèn", Nxb Văn học, Hà Nội.
9 66


t In h c ả m v ả n h ó a n h o g i á o t r o n g s á n g t á c

...

hung như thế là hư thân lắm, chứ không hay gì. Nhuvg mà chúng nó đè én chúng
cháu tệ quả, cháu đã cổ nhịn mà khơng nhịn được. Cụ tính nhà cháu đau ốm như
thế, mà cà hai đứa cứ xơng vào đánh thì phỏng cịn gì là người! Vì thế cháu phải
liều với chủng nó". Trong câu nói của chị Dậu thể hiện phẩm chất lương thiện luôn
tồn tại trong chị; nhung sau cùng đó chính là phẩm chất Nho giáo luôn tiềm ẩn
trong con người chị, trước những cám giỗ của đồng tiền m à tên Tri phủ đại nhân và

tên Tư Ấn mua chuộc, chị đã kiên quyết bảo vệ phẩm tiết của mình. Nhà phê bình
Hà Minh Đức - một Giáo sư nổi tiếng trong giới phê bình của Việt Nam đã nói
rằng: "Chị cịn bị tên Tri phủ Tư Ân tìm cánh mua chuộc bàng tiền tài. Người phụ
nừ nghèo khổ phải vất vả để kiếm lấy từng đồng cho đủ suất sưu nhưng sẵn sàng
vứt tọt nắm bạc xuống đất trước con mắt ngạc nhiên của tên quan vô đạo đức"1.
Những chi tiết trên chính là sự khẳng định tích cực những phẩm chất trắng trong
như ngọc của người phụ nữ lao động trong xã hội Nho gia. N hà phê bình Việt Nam
Phú Hưng Tăng đã từng nói: "Trong Tắt đèn, hình như tác giả không nỡ để người
đàn bà bị ô nhục: hai lần bị lơi kéo, hai lần chạy thốt được. Người ta sẽ nói ơng Tố
"giữ trinh" cho nhân vật của ơng q, mà chính là đặc điểm của phái Nho học xưa
này. Họ đã bị luân lý Nho giáo ảnh hưởng nhiều nên họ muốn cho câu chuyện được
trong sạch. Nếu gặp phải một văn sĩ Tây học khác, có lẽ câu chuyện sẽ được kết cấu
một cách đột ngột hơn, người đọc sẽ không hiểu thân "chị Dậu" trong bóng tối sẽ ra
thể nào)". Đây chính là những lời đánh giá thể hiện sự ảnh hưởng của Nho giáo đến
ngịi bút của Ngơ Tất Tố là q lớn.
Ngồi Tẳt đèn, Hoàng Thị Ngọc trong Lều chõng cũng là m ột người phụ nữ
mang đầy đù những phẩm chất đặc trưng của truyền thống văn hóa Nho gia, cơ
Cling hiền dịu, xinh đẹp, cần cù, chịu khó, lương thiện, có tinh thần giữ mình trong
sạch, cịn Hồ Xn Hương trong tác phẩm Trong rừng nho cũng giữ gìn nhiều
phẩm chất đạo đức lương thiện, nữ tính của Nho gia, trên người cô luôn phát ra
những ánh hào quang làm say lịng khơng biết bao đấng mày râu, từ tiến sĩ, nho
sinh đến những bậc quan viên đạo đức giả. Tất cả những hình tượng nhân vật nữ
dưới ngịi bút của Ngô Tất Tố đều là những người đại diện cho văn hóa truyền
thống tốt đẹp của Nho giáo.
Thịng qua những điều đã nêu ra ở trên, chúng ta có thể thấy rõ rằng, Ngô
Tất Tố đã sáng tạo ra hai tuyến nhân vật hoàn toàn đổi chọi với nhau: mộí tuyến là
quan lại thực dân phong kiến vơ nhân đạo, tàn ác và địa chủ phong kiến gian tham
vô độ, tất cả bọn chúng dưới sự ảnh hưởng của chủ nghĩa kim tiền phương Tây, đã
hoàn toàn đánh mất lý tường "nhân ái" của Nho giáo truyền thống, trở thành


1. Hà Minh Đức (1999), Văn học Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.
967


VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LÀN THỨ TƯ

những tay sai m ẫn cán, công cụ đàn áp nhân dân của chủ nghĩa đế quốc Pháp, ra
sức bóc lột, đàn áp nhân dân, khiến cuộc sống của người dân vốn đã rất khó khăn
lại càng bị đẩy sâu xuống đáy bùn xã hội với nỗi thống khổ "m ột cổ hai tròng";
một tuyến khác là những người phụ nữ luôn bảo lưu những giá trị tốt đẹp của
văn hóa Nho gia, ln hiền hậu đức hạnh, chịu thương chịu khó, sáng trong như
ngọc. Đặt hai tuyến nhân vật cạnh nhau như vậy, tác giả đã khẳng định những
phẩm chất tốt đẹp của truyền thống Nho giáo luôn tồn tại và được những người
phụ nữ Việt Nam gìn giữ cận thận, đồng thời phê phán gay gắt những hành vi
độc ác của quan lại thực dân phong kiến, thể hiện m ột cách khúc khuỷu sự khẳng
định của đạo đức truyền thống Nho gia và ước vọng về m ột xã hội N ho giáo giàu
lòng "nhân ái".
3.2.
K h í tiết dân tộc và tinh thần cổng hiến hết mình của nhăn vật anh hùng
cho lịch sử Việt Nam, th ể hiện những nhận thức tích cực trong nhăn cách lý
tưởng Nho gia
Việt Nam trong lịch sử là một quốc gia nhược tiểu, để chống lại sự xâm lược
của bên ngoài, giữ vững nền độc lập của dân tộc, ý thức trước nguy cơ dân tộc của
nhân dân Việt Nam vô cùng mãnh liệt, tư tưởng N ho gia "Xả thân vì nghĩa", "hi
sinh vì nghĩa" ln được đề cao, là nhận thức phổ biến của xã hội V iệt Nam khi
đó. Trong thế kỷ XX, nhân dân Việt Nam đã phản kháng mãnh liệt trước sự xâm
lược của đế quốc thực dân Pháp. Bắt đầu từ năm 1885, "khởi nghĩa c ầ n Vương"
bùng phát, tiếp sau đó là hàng loạt những cuộc đấu tranh yêu nước kháng Pháp
không ngừng nổ ra. Năm 1905, "Hội duy tân" được thành lập bởi các chí sĩ yêu
nước, sau đó mở rộng ra thành "Phong trào Đơng Du" và phong trào "Đông Kinh

nghĩa thục", để giành lại độc lập dân tộc mà tiến hành đấu tranh không ngừng
nghỉ. Năm 1930, Đ ảng Cộng sản Việt Nam được thành lập dưới sự lãnh đạo của
Hồ Chí Minh, phát động khởi nghĩa "Xô viết Nghệ Tĩnh", tổ chức nông dân tiến
hành đứng dậy đấu tranh, chống lại sự thống trị của bọn thực dân Pháp. Trong bối
cảnh lịch sử như vậy, Ngô Tất Tố đã kịp thời nắm bắt bổi cảnh thời đại, thông qua
những sáng tác ở thể loại tiểu thuyết lịch sử, trực tiếp m iêu tả người dân Việt Nam
với rất nhiều nhân vật anh hùng lịch sử trong cuộc kháng chiến chống lại sự xâm
lược của ngoại lai, xuất hiện rất nhiều người mang trong mình hồi bão của chù
nghĩa yêu nước mạnh mẽ, với tinh thần "xả thân vì nghĩa", "hi sinh vì nghĩa" của
Nho gia.
Vua Hàm N ghi với việc kinh thành thất thủ là m ột bộ tiểu thuyết lịch sử được
Ngô Tất Tố sáng tác vào năm 1935. Trong bộ tiểu thuyết lịch sử này, tác giả đã
trực tiếp sử dụng rất nhiều tư liệu từ các sự kiện lịch sử trong cuộc đấu tranh
kháng Pháp, hết lời ca ngợi những nhân vật anh hùng lịch sử trong "phong trào
968


TlNH CẢM VẢN HÓA NHO GIÁO TRONG SÁNG TÁC...

Cần Vương". Đại đa số những nhân vật anh hùng này đều là sĩ phu có xuất thân
Nho sĩ, nổi tiếng như Tôn Thất Thuyết, Lê Trực, Đinh Cung Tráng, Nguyễn Xuân
Ồn. Nguyễn Thiện Thuật,... Trong một thời gian dài, họ đã chịu ảnh hường của
văn hóa Nho gia, có khí tiết dân tộc rất cao. Lãnh đạo nghĩa quân Tôn Thất Thuyết
năm 1884 đưa Hàm Nghi (12 tuổi) lên ngơi hồng đế, từ đó tiến bước trên con
đường đấu tranh kháng Pháp. Ơng đã từng nói: "Sự thế đến vậy, khơng đánh thì
nhục cả nước, thà đánh mà chết cịn hơn sống để mà nhục cho nước nhà", thể hiện
tinh thần đề cao chù nghĩa yêu nước, ô n g từ kinh thành bí m ật lui về trên núi cao
rừng sâu ở tỉnh Quảng Trị, xây dựng doanh trại kiên cố, m ượn danh vua Hàm
Nghi tập hợp nghĩa quân dựng cờ kháng Pháp, phát động "Phong trào c ầ n Vương"
như đám lửa cháy lan nhanh ra trên phạm vi rộng; lãnh tụ nghĩa quân kháng Pháp

tỉnh Ọuảng Bình là Lê Trực nổi danh khắp nơi bởi sự anh dũng, quả cảm, nhiều
lẩn tiến công đánh bại quân Pháp. Kẻ thù đã nhiều lần lấy quan cao bổng lộc ra dụ
ơng hàng, nhưng Lê Trực đã chính trực trả lời dứt khốt, rằng: "Tơi vì vua vì nước
mà ra cầm quân, đù sống dù chết cũng dốc một lòng làm hết phận sự, không dám
tham cái sống mà quên việc nghĩa". Dưới ảnh hường cùa ông, tướng sĩ, thuộc hạ
dưới tay ơng cũng ln có tinh thần, thái độ cách mạng triệt để. Có lần, thuộc hạ
dưới trướng ơng bị bắt làm tù binh dưới tay một viên quan lớn, qn địch nghiêm
hình đánh đập anh lính này, muốn lợi dụng anh ta để moi tin hoạt động của nghĩa
quân, nhưng người lính ấy đã dũng cảm trả lời: "Các anh đừng hỏi mất công,
không đời nào chúng tôi lại đem chuyện bí mật quan hệ của nước tơi m à tố cáo với
các anh. Các anh bắt được chúng tôi, cứ việc đem ra m à chém ". Ngô Tất Tổ thực
sự đã bị tinh thần "coi cái chết nhẹ tựa lơng hồng", hểt lịng vì nghĩa của các tướng
sT làm cho cảm động, nên không thể không mượn giấy trắng m ực đen để ngợi ca
tinh thần quả cảm ấy. Trong tác phẩm của ông, chúng ta còn thấy: một lãnh đạo
nghĩa quân bị cầm tù, sau khi chôn xác chủ tướng đã cắn lưỡi tự vẫn, lấy thân báo
đền Tổ quốc; hai binh sĩ bị bẳt làm tù binh, trước khi nhảy xuống sông tự vẫn đã
dụ địch đến mặt trận phục kích hiểm yếu của nghTa quân, anh dũng hi sinh vì
nghĩa lớn. Tất cả những tướng sĩ anh hùng đó quý trọng đại nghĩa của dân tộc hơn
mạng sống của mình mà hi sinh vì nước, thực hành quan điểm m ang giá trị nhân
sinh cùa Nho gia "xả thân vì nghĩa". Tác giả đã hết lời ca ngợi tinh thần anh dũng
quổ cảm đó và khẳng định tinh thần văn hóa tích cực cùa N ho gia.
Các tiểu thuyết lịch sử khác cùa Ngô Tất Tố hầu hết cũng đều lấy những nhân
vật anh hùng dân tộc trong cuộc chiến đấu với quân xâm lược ngoại lai làm đối
tưọrig ngợi ca. Lịch sử Đề Thám là một bộ tiểu thuyết lịch sử miêu tả về cuộc khởi
nghĩa cùa nông dân chống lại họn xâm lược Pháp, nhân vật chính của tác phẩm I loing I ioa Thám là lãnh tụ của nghĩa quân cuộc khởi nghĩa nông dân, ông lãnh đạo
nhẽn dân Việt Nam tác chiến di động tiến hành kicn quyết đấu tranh kháng Pháp
969


VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TỂ LÀN THỨ TƯ


trong vòng mười mấy năm ở khu vực từ Bắc Ninh, Phúc yên, Thái Nguyên đến
Tuyên Quang. Tác giả đứng từ góc độ truyền thống văn hóa Nho giáo để ngợi ca
người anh hùng là những tráng sĩ nơi rừng xanh có khí phách ngang tàng, có chí vẫy
vùng trời biển, là vị lãnh tụ nông dân đứng lên chống lại bọn thống trị thực dân
Pháp và những "kẻ cướp, phần tử phiến loạn", thể hiện sự cảm kích của tác giả đổi
với những vị anh hùng này; cuốn tiểu thuyết lịch sử Gia đình tổng trấn Lê Văn
Duyệt cũng đã miêu tả những tình tiết đau thương của nghĩa quân Tây Sơn trước sự
xâm lược của kẻ địch, ngợi ca tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của quân
Tây Sơn, lên án tội "rước giặc về cướp nước" của vương triều nhà Nguyễn. Học giả
Mai Hương của Việt Nam cho rằng: "Gia đình tổng trấn Lê Văn Duyệt cùng với
những tiểu thuyết lịch sử khác của ông đã thể hiện khá rõ tinh thần yêu nước của
nhà Nho tiến bọ Ngơ Tất T ổ"1.
3.3.
Khắc họa hình tượng nhăn vật trong xã hội N ho giảo Việt N am qua tác
phẩm "Trong rừng Nho", từ hai phương diện chính - phản, tác giả th ể hiện sự
chú ỷ tích cực ni dưỡng nhân cách của Nho gia
Trong rừng Nho là một bộ tiểu thuyết lịch sử lấy đề tài từ bà chúa thơ Nôm
nổi tiếng của Việt Nam trong thế kỷ XVIII - nữ sĩ Hồ Xuân Hương, tác giả đã miêu
tả xoay quanh cuộc đời đầy truyền kì, huyền thoại của Hồ Xuân Hương, khắc họa
lên các sắc cạnh của nhân vật trong xã hội rừng nho, đả kích những phần tử trí thức
Nho gia ác độc, giả nhân giả nghĩa, "thùng rỗng kêu to", phê phán bản chất văn hóa
lạc hậu của Nho gia, đồng thời lại ngợi ca phẩm chất cao thượng, chính trực của các
trí thức Nho gia, thể hiện thái độ tích cực của tác giả đối với sự nuôi dưỡng nhân
cách của Nho gia.
Văn hóa Nho gia có vai trị rất quan trọng ừong việc ni dưỡng nhân cách của
các trí thức, ước muốn con người có thể thơng qua việc tu dưỡng nhân cách của
chính mình để thực hiện lí tưởng lớn của xã hội, đó là "tề gia, trị quốc, bình thiên
hạ", trở thành một trong những nhân vật "thánh hiền" của triều đình, đất nước. Qua
Trong rùng Nho, tác giả đã từ hai mặt chính - phản để phát triển các phương diện

của nhân vật trong xã hội Nho giáo Việt Nam, thể hiện thái độ rõ ràng đối với việc
hình thành nhân cách Nho giáo của bản thân. Một sổ phần tử trí thức đại diện tiêu
biểu như Hoàng tiến sĩ và Đặng tiến sĩ, bọn họ phân biệt đối xử, kỳ thị giới nữ, Hồ
Xuân Hương không những phải chịu sự vùi dập, coi rẻ của xã hội phong kiến, mà cịn
bị đả kích bởi sự tài hoa hơn người. Tác giả dùng ngòi bút châm biếm sâu cay của
mình để vạch trần vẻ bề ngồi đạo đức, nhưng bên trong chứa chất bùn nhơ của
những kẻ như Hồng tiến sĩ, hắn ngồi mặt ln nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của

1. Vũ Tuấn Anh, Bích Thu (2006), Từ điển tác phẩm văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
970


TÌNH CẢM VĂN HĨA NHO GIÁO TRONG SÁNG TÁC..

việc tu dưỡng nhân cách và dạy các trị cùa mình là phải biết nghe theo những giáo
điều cùa Nho học như lễ, nghĩa, trung, tín; dạy các trị khơng bao giờ được phép đi
ngược lại những thuyết giáo đó. Nhưng trên thực tế hắn lại là một kẻ tiểu nhân đạo
đức giả, "thùng rỗng kêu to". Hắn khống những lừa g ạt n h ữ n g người bạn láng giềng,
mà cịn tìm cách dổi trá đối với những người khách lạ. Tất cả những phẩm chất lễ,
nghĩa, trung, tín; tất cả những lý thuyết đạo đức mà hắn eiao giảng hắn đều không đạt
được một phần trăm giá trị nào! Trong tác phẩm, tác giả đã phủ định hoàn toàn bản
chất tôn nghiêm cùa những con người giả nhân giả nghĩa, và cho rằng, đó là hành vi
"làm nhục Nho giáo"; mặt khác, lại khẳng định tấm lòng cao thượng của các phần tử
tri thức Nho giáo, họ thông cảm với kẻ yếu, chính trực lương thiện, dũng cảm, chính
nghĩa, phát hiện ra điện mạo tinh thần của các trí thức Nho giáo chân chính. Nói như
học giả Mai Hương cùa Việt Nam: "Ngô Tất Tổ cũng đồng cảm với những nhà nho
chân chính, tài hoa như nhân vật Thận Trung, một nhà nho "khoảng đạt, hào hoa,
không câu nệ, giả đối", như nhân vật cụ Chiêu Bảy khinh ghét và khơng ngần ngại
trêu cợt thói dốt nát, đạo đức giả của bọn hủ nho cùng những lễ giáo khắc nghiệt, lạc
hậu, bày tỏ sự cảm thông với Hồ Xuân Hương và ủng hộ những tư tường mới lạ của

nàng". Từ việc khắc họa những nhân vật chính diện, để phát hiện những điểm sáng
trong tính cách lí tường; nhờ hai tuyến nhân vật chính - phàn này mà đã thể hiện được
sự chú ý tích cực của tác giả đối với sự ni dưỡng nhân cách của Nho giáo.
Nói tóm lại, Ngơ Tất Tố là tác giả văn học Việt Nam xuất thân từ Nho giáo,
ngay từ nhỏ đã nhận được sự giáo dục của văn hóa Nho giáo, lớn lên đã có một thời
gian rất dài làm cơng tác nghiên cứu Nho học và văn hóa Nho giáo cổ đại Trung
Ọuổc, bởi vậy giữa Ngô Tất Tố và Nho giáo có một mối duyên kỳ lạ. Do đó, trong
hầu hết các tác phẩm của ơng, hoặc vơ tình hoặc cố ý luôn phát triển câu chuyện
trong bầu không khí văn hóa Nho giáo Việt Nam, từ đó phát hiện ra vẻ đẹp của
phẩm đức văn hóa Nho giáo tốt đẹp được bảo lưu trong những phụ nữ nông thơn
Việt Nam, ca ngợi khí tiết dân tộc "Xả thân vì nghĩa", "Quên mình vì nghĩa" của
Nho giáo được lưu giữ trong những nhân vật anh hùng lịch sử, đồng thời phê phán
những hành vi bạo lực, bóc lột, đàn áp nhân dân của cường hào ác bá, địa chù
phong kiến thực dân, cũng như bóc trần, phơi bày bản chất giả dối của xã hội rừng
Nho; từ đó thể hiện sự chú ý rất đặc biệt của nhà vãn tới Nho giáo bằng cách nhìn
thể hiện sự tích cực đối với nhữne giá trị văn hóa Nho giáo truyền thống với cái
nhìn tồn diện chứ khơng phải phiến diện. Qua đó, nhùng màu sắc văn hóa dân tộc
đặc trưng và đặc sắc của thời đại được hiện lèn rõ nét trên cây dàn mn điệu của
Việt Nam. góp phần giúp Ngô Tất Tổ trở thành một trong những cây đại thụ văn
học nổi danh cả ở trong nước và nước ngồi với sức ảnh hưởng khơng nhỏ đến các
cày bút hiện đại Việt Nam.

971


VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LÀN THỨ TƯ

Tài liệu tham khảo
1. Trần Trọng Kim, 2003, Nho giáo, xuất bản lần đầu tiên năm 1930, tái bản năm 2003,
Nxb Văn học, Hà Nội.

2. Đồ Viễn Hòa, 2002, Việc mô phỏng tư tưởng Nho giáo và sụ phát triển xã hội Ả
Đông, Nxb Nhân dân Quảng Tây, Nam Ninh, số 9.
3. Ngơ Vĩnh Bình (1993),
19935^5$.
4. Ngơ Tất Tố, 1940, Phê phán cuổn Nho giáo của Trần Trọng Kim, Nxb Mai Lĩnh, Hà
Nội.
5. Ngô Tất Tố, 1996, Ngô Tất Tổ toàn tập, tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội.
6. Nguyễn Tuân, 1962, Lời nói đầu trong tiểu thuyết "Tắt đèn", Nxb Văn học, Hà Nội.
7. Hà Minh Đức, 1999, Văn học Việt Nam, Nxb Hà Nội.
8. Phúc Hưng, 1939, Tắt đèn - Tiểu thuyết trường thiên cùa Ngô Tất Tố, Đơng Phương
báo, ngày 1/9/1939.
9. Vũ Tuấn Anh, Bích Thu, 2006, Từ điển tác phẩm văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục,
Hà Nội

972



×