Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý ô nhiễm vịnh hạ long từ nguồn đất liền (Tóm tắt trích đoạn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 25 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------------------------

Vũ Thanh Sơn

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
Ô NHIỄM VỊNH HẠ LONG TỪ NGUỒN ĐẤT LIỀN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------------------------

Vũ Thanh Sơn

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
Ô NHIỄM VỊNH HẠ LONG TỪ NGUỒN ĐẤT LIỀN
Chuyên ngành:

KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Mã số:

60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN CHU HỒI

Hà Nội – 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo trong Khoa Môi
trường nói riêng và Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
nói chung đã trang bị kiến thức, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được học tập, nghiên
cứu khoa học và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đối với PGS.TS Nguyễn Chu Hồi,
Giảng viên Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc
gia Hà Nội, người đã giảng dạy và hướng dẫn tận tình cho tôi hoàn thành luận văn
tốt nghiệp.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, UBND thành phố Hạ Long, UBND thành
phố Cẩm Phả đã cung cấp số liệu và thông tin để tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm
giúp đỡ, động viên trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng 12 năm 2016
Học viên

VŨ THANH SƠN



MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. iv
MỞ ĐẦU

............................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 4
1.1. Một số quan niệm và khái niệm cơ bản .............................................................. 4
1.2. Lý luận và thực tiễn quản lý ô nhiễm biển từ nguồn đất liền ............................. 5
1.3. Khái quát về nghiên cứu môi trường vịnh Hạ Long ........................................ 10
1.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu ........................................................................ 10
CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.... 16
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 16
2.2. Cách tiếp cận .................................................................................................... 16
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 17
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 23
3.1. Hiện trạng môi trường vịnh Hạ Long ............................................................... 23
3.2. Các không gian nguồn gây ô nhiễm vịnh từ đất liền ........................................ 32
3.3. Tính toán tải lượng thải và đánh giá tải lượng từ nguồn có thể đưa vào vịnh . 45
3.4. Tình hình quản lý ô nhiễm vịnh Hạ Long từ nguồn đất liền ............................ 52
3.5. Đề xuất giải pháp quản lý ô nhiễm vịnh Hạ Long từ nguồn đất liền ............... 68
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 76
PHỤ LỤC

............................................................................................................. 79

i



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
As

Asen

BOD

Nhu cầu ôxy sinh hóa

BQL

Ban Quản lý

COD

Nhu cầu ôxy hóa học

Cu

Đồng

DO

Lượng ôxy hoà tan trong nước

Hg

Thủy ngân


Fe

Sắt

GPA

Chương trình Hành động toàn cầu Quản lý ô nhiễm môi trường
biển từ các hoạt động trên đất liền

Mn

Mangan

N-T

Tổng nitơ

NPA

Kế hoạch quốc gia Quản lý ô nhiễm môi trường biển từ các
hoạt động trên đất liền

P-T

Tổng phốt pho

Pb

Chì


PCBs

Hợp chất hữu cơ Polychlorinated biphenyl

PAHs

Hợp chất hữu cơ Polycyclic aromatic hydrocarbons

SWOT

Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Thách thức
(Strenghs -Weaknesses - Opportunities - Threats)

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc

UNEP

Chương trình môi trường Liên hiệp quốc

UBND

Uỷ ban Nhân dân


ii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Vị trí khu vực nghiên cứu ............................................................................11
Hình 2: Diễn biến độ đục trong nước biển vịnh Hạ Long ........................................23
Hình 3: Diễn biến hàm lượng TSS trong nước biển vịnh Hạ Long ..........................24
Hình 4: Diễn biến hàm lượng COD trong nước biển vịnh Hạ Long ........................25
Hình 5: Diễn biến hàm lượng Fe trong nước biển vịnh Hạ Long .............................26
Hình 6: Diễn biến hàm lượng Mn trong nước biển vịnh Hạ Long ...........................27
Hình 7: Diễn biến hàm lượng dầu mỡ khoáng trong nước biển vịnh Hạ Long ........28
Hình 8: Diễn biến hàm lượng Amoni trong nước biển vịnh Hạ Long ......................29
Hình 9: Không gian nguồn từ đất liền tại thành phố Hạ Long năm 2016 .................34
Hình 10: Sơ đồ phân vùng chất lượng nước vịnh Hạ Long theo chỉ số WQI tháng
8/2013 - .....................................................................................................................44
Hình 11: Sơ đồ quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường tại vịnh Hạ Long.......52
Hình 12: Biểu đồ nhận thức của cộng đồng về chất lượng nước vịnh Hạ Long trong
05 năm gần đây .........................................................................................................63
Hình 13: Vài biểu hiện của ô nhiễm nước nước tại vịnh Hạ Long ...........................64
Hình 14: Nguồn gây ô nhiễm môi trường vịnh Hạ Long ..........................................64
Hình 15: Tác động môi trường vịnh từ sự gia tăng dân số và đô thị hóa .................65
Hình 16: Tác động đến môi trường vịnh từ sản xuất công nghiệp ...........................65
Hình 17: Tác động tới môi trường vịnh từ hoạt động khai thác than .......................66
Hình 18: Trách nhiệm trong bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long ................................66
Hình 19: Mối liên kết giữa chính quyền và doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi
trường vịnh ................................................................................................................67
Hình 20: Mối liên kết giữa chính quyền và cộng đồng dân cư trong công tác

bảo


vệ môi trường vịnh ....................................................................................................67

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 - Tình hình khách du lịch đến Hạ Long trong giai đoạn 2011 - 2015 ..........13
Bảng 2 - Đơn vị tải lượng thải sinh hoạt ...................................................................19
Bảng 3 - Thành phần nước thải công nghiệp thực phẩm điển hình ..........................20
Bảng 4 - Thành phần nước thải ngành than ..............................................................21
Bảng 5 - Tỷ lệ rửa trôi các chất gây ô nhiễm từ nguồn đất liền ................................22
Bảng 6 - Kết quả quan trắc nước thải chưa qua xử lý tại một số trạm xử lý nước thải
than trên địa bàn nghiên cứu quý 2 năm 2016 ..........................................................38
Bảng 7 - Kết quả xử lý nước thải công nghiệp tại một số điểm nghiên cứu năm 2015
...................................................................................................................................41
Bảng 8 - Tải lượng chất ô nhiễm từ sinh hoạt, khu dân cư ở thành phố Hạ Long và
Cẩm Phả năm 2015 ...................................................................................................45
Bảng 9 - Tải lượng chất ô nhiễm từ sinh hoạt và du lịch ở khu vực nghiên cứu năm
2014 và 2015 .............................................................................................................46
Bảng 10 - Tổng tải lượng chất ô nhiễm từ sinh hoạt của dân cư và du khách năm
2015 ...........................................................................................................................46
Bảng 11 - Tải lượng chất ô nhiễm phát sinh từ hoạt động khai thác than tại khu vực
nghiên cứu năm 2015 ................................................................................................47
Bảng 12 - Tải lượng chất gây ô nhiễm phát sinh từ hoạt động công nghiệp tại khu
vực nghiên cứu năm 2015 .........................................................................................48
Bảng 13 - Tổng tải lượng thải chất ô nhiễm phát sinh từ hoạt động khai thác than và
hoạt động công nghiệp năm 2015 .............................................................................49
Bảng 14 - Tổng tải lượng thải chất ô nhiễm phát sinh tại khu vực nghiên cứu
năm 2015 ..................................................................................................................50
Bảng 15 - Tải lượng chất gây ô nhiễm đưa vào vịnh từ khu vực nghiên cứu ...........51


iv


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trên thế giới, ô nhiễm biển đã được quan tâm và nghiên cứu từ rất sớm. Vào
những năm 1950, Liên Hiệp Quốc đã có nhiều hội nghị về vấn đề này. Vào năm
1995, sau khi Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) được thành lập,
Chương trình Hành động toàn cầu Quản lý ô nhiễm môi trường biển từ các hoạt
động trên đất liền (GPA) đã được thông qua và triển khai thực hiện ở cấp khu vực
và quốc gia [25].
Chương trình GPA là cơ chế liên chính phủ toàn cầu để trực tiếp giải quyết
các kết nối giữa các hệ sinh thái trên đất liền, nước ngọt, biển và ven biển. GPA nhằm
mục đích hướng dẫn khái niệm và các bài học kinh nghiệm cho việc thực hiện các
hoạt động liên tục để ngằn ngừa, giảm thiểu, kiểm soát hoặc loại bỏ suy thóai biển từ
các hoạt động trên đất liền. Ở cấp quốc gia, kế hoạch quốc gia về quản lý ô nhiễm
môi trường biển từ các hoạt động trên đất liền (NPA) cũng được xây dựng và triển
khai. Kế hoạch NPA nếu được thực thi nghiêm túc và đầy đủ sẽ đem lại hiệu quả tốt
tới môi trường và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các quốc gia. Việt
Nam cũng có nhiều nỗ lực để tham gia và thực hiện chương trình theo UNEP/GPA.
Là một quốc gia biển, Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế biển.
Tuy nhiên, để kinh tế biển đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của đất nước thì
việc đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế, an ninh xã hội và bảo vệ môi trường là
điều hết sức cần thiết và cấp bách. Việt Nam đã nhận thức rõ vai trò của việc bảo vệ
môi trường biển đối với sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước thông qua các hành
động cụ thể từ cấp trung ương đến địa phương.
Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc. Vịnh này hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới
với các giá trị nổi bật về vẻ đẹp tự nhiên (năm 1994) và địa chất - địa mạo (năm

2000). Vịnh Hạ Long không chỉ có tiềm năng lớn đối với phát triển du lịch biển, mà
còn đối với phát triển giao thông cảng và đánh bắt, nuôi trồng hải sản. Với lợi thế
như vậy, phát triển kinh tế biển đã trở thành lợi thế nổi bật so với các địa phương
ven biển khác trong nước.

1


Nhận thấy các ưu thế nổi bật của vịnh trong phát triển kinh tế biển và để đảm
bảo các ưu thế này được bảo tồn và phát huy, vấn để bảo vệ môi trường vịnh Hạ
Long được Chính phủ và tỉnh Quảng Ninh ưu tiên cao và đã có những cố gắng để
hài hòa giữa phát triển và bảo vệ môi trường khu vực. Ngay khi UNESCO công
nhận, Ban Quản lý vịnh Hạ Long đã được thành lập và có chức năng giúp UBND
tỉnh về quản lý nhà nước, bảo tồn và phát huy giá trị của vịnh Hạ Long mà trọng
tâm là khu vực Di sản thiên nhiên thế giới đã được công nhận. Tuy nhiên, môi
trường biển vịnh Hạ Long đã và đang bị ảnh hưởng nghiệm trọng từ các hoạt động
khai thác và phát triển của con người. Ngoài tác động từ các hoạt động khai thác du
lịch, giao thông vận tải biển và đánh bắt nuôi trồng thủy sản trên vịnh Hạ Long thì
môi trường vịnh còn chịu tác động rất lớn từ các hoạt động phát triển kinh tế - xã
hội trên đất liền. Khu vực ven biển thường chịu tác động nhiều hơn và trực tiếp đến
môi trường vịnh từ việc khai thác than, từ các khu công nghiệp, từ sinh hoạt của cư
dân ven biển,…
Để góp phần làm sáng tỏ tình hình ô nhiễm biển vịnh Hạ Long từ nguồn đất liền
(land-based sources) và khả năng giảm thiểu tác động của các nguồn thải từ đất liền
cần phải hiểu rõ thải lượng các chất gây ô nhiễm, xác định nguồn ô nhiễm. Trên cơ sở
đó đề xuất các giải pháp quản lý ô nhiễm môi trường vịnh từ nguồn đất liền. Chính vì
vậy, học viên đã chọn đề tài nghiên cứu luận văn sau đại học với chủ đề: “Nghiên cứu,
đề xuất giải pháp quản lý ô nhiễm vịnh Hạ Long từ nguồn đất liền” với hy vọng đóng
góp một phần nhỏ vào giải quyết các vấn đề nói trên.
2. Mục tiêu đề tài

 Tìm hiểu được thực trạng ô nhiễm môi trường biển vịnh Hạ Long và
xác định được các không gian nguồn gây ô nhiễm môi trường vịnh từ đất liền;
 Đánh giá được tình hình quản lý môi trường vịnh Hạ Long, bao gồm
quản lý các nguồn thải từ đất liền;
 Đề xuất được giải pháp quản lý ô nhiễm môi trường biển vịnh Hạ Long
từ nguồn đất liền.
3. Nội dung nghiên cứu
 Tổng quan cơ sở lý luận, phương pháp đánh giá tải lượng và kinh
nghiệm quản lý ô nhiễm môi trường biển từ nguồn đất liền trên thế giới, ở Việt
Nam và khu vực vịnh Hạ Long;

2


 Đánh giá tổng quan về tình hình ô nhiễm môi trường biển vịnh Hạ Long,
xác định các không gian nguồn phát thải chính từ đất liền vào vịnh và tính toán tải
lượng thải hiện tại từ nguồn đất liền thông qua nước thải từ các nguồn phát thải;
 Phân tích thực trạng công tác quản lý môi trường biển vịnh Hạ Long
liên quan đến nguồn gây ô nhiễm từ đất liền;
 Đề xuất giải pháp quản lý ô nhiễm môi trường vịnh từ nguồn đất liền.
4. Bố cục luận văn
Luận văn có cấu trúc như sau:
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan vấn đề
Chương 2: Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


3


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số quan niệm và khái niệm cơ bản
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù
hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng
xấu đến con người và sinh vật [8].
Ô nhiễm môi trường nước biển hay ô nhiễm nước nói chung là sự biến đổi
chất lượng nước do con người, làm nhiễm bẩn và gây nguy hiểm cho con người,
cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và
các loài hoang dã [5].
Kiểm soát ô nhiễm là quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý
ô nhiễm [8].
Căn cứ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982, từ điều 207 đến điều
213 đã chỉ ra 5 nguồn gây ô nhiễm biển chính [4]:
- Các hoạt động trên đất liền;
- Thăm dò và khai thác tài nguyên biển trên thềm lục địa và đáy đại dương;
- Các chất độc hại;
- Vận chuyển hàng hóa trên biển;
- Ô nhiễm không khí.
Tuy nhiên, để đơn giản hóa ta có thể phần chia thành ba nguồn chính sau:
- Ô nhiễm nguồn lục địa;
- Ô nhiễm nguồn biển;
- Ô nhiễm không khí.
Theo phân loại từ nguồn lục địa, UNEP/GPA chia ra [24]:
- Nguồn điểm (point-sources) như cơ sở xử lý chất thải, nhà máy điện, xây
dựng công trình biển, cảng, khu khai thác ven biển,….;
- Nguồn không rõ (non-point sources) như: đô thị, nông nghiệp và trồng trọt,
lâm nghiệp, nước thải khai thác mỏ,…;

- Nguồn từ không khí: giao thông vận tải, nhà máy điện và thiết bị công
nghiệp, hoạt động nông nghiệp, lò đốt chất thải.

4


Các khu vực bị ảnh hưởng lớn hoặc dễ bị tổn thương từ không gian nguồn
trên đất liền [24]:
- Khu vực cư trú quan trọng của các loài như: rạn san hô, vùng đất ngập
nước, thảm cỏ biển, đầm phá ven biển, rừng ngập mặn,…;
- Môi trường sống của sinh vật trong khu vực bị đe dọa;
- Các thành phần trong hệ sinh thái;
- Bờ biển và cửa sông ven biển;
- Cửa sông và lưu vực thoát nước của cửa sông;
1.2. Lý luận và thực tiễn quản lý ô nhiễm biển từ nguồn đất liền
1.2.1. Cơ sở lý luận
Năm 1995, tại Washington D.C, 108 quốc gia đã tuyên bố cam kết để bảo vệ
và giữ gìn môi trường biển từ các tác động của hoạt động đất liền thông qua chương
trình GPA [25].
Chương trình được thiết lập nhằm giúp đỡ các nước trong việc thực hiện các
hành động riêng rẽ hoặc phối hợp trong chính sách tương ứng, xác định các ưu tiên
và nguồn lực thực hiện sẽ dẫn đến việc ngăn ngừa, giảm thiểu, kiểm soát và loại bỏ
sự xuống cấp của môi trường biển cũng như để phục hồi nó từ tác động của các hoạt
động trên đất liền. Thành tựu của Chương trình sẽ góp phần duy trì và phục hồi
năng lực sản xuất và đa dạng sinh học của môi trường biển, đảm bảo việc bảo vệ
sức khỏe con người, cũng như thúc đẩy việc bảo tồn và sử dụng bền vững các
nguồn tài nguyên sinh vật biển [25].
Theo UNEP/GPA, các hoạt động trên đất liền thường có tác động gấp đôi tới
hiện trạng môi trường ven biển. Các hoạt động như khai hoang lấn biển, khai thác
mỏ, xây dựng giao thông, nhà cửa và khách sạn có thể phá hủy môi trường sống và

thải một lượng lớn bùn vào các con sông xung quanh. Lượng chất thải rắn và nước
thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày cũng có nguy cơ theo các dòng sông vận chuyển
ra đại dương. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp và công nghiệp cũng gây ô
nhiễm các con sông và vùng nước ven biển. Trong các tác động có thể nhận thấy dễ
nhất là hiện tượng thủy sản chết hàng loạt trong các bè nuôi trồng trên các con sông,
hay hiện tượng thủy triều đỏ,...

5


Hoạt động trên đất liền tạo ra các tác động có hại tới môi trường và gây các
ảnh hưởng tới các hệ sinh thái trong nước biển. Theo ước tính của UNEP/GPA[24],
khoảng 80% các chất ô nhiễm biển bắt nguồn từ đất liền. Và các chất gây ô nhiễm
có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường biển bao gồm: nước thải, các chất hữu
cơ khó phân hủy (POPs); các chất phóng xạ; kim loại nặng; dầu; các chất dinh
dưỡng; trầm tích và rác biển.
Trong các chất gây ô nhiễm kể trên, nước thải là nguồn phát thải cần được
quan tâm và đánh giá. Nước thải nếu không được xử lý đúng quy định, chúng có
thể mang các mầm bệnh gây ảnh hưởng sức khỏe con người thông qua tiếp xúc,
thông qua vùng biển tắm hoặc thông qua các động vật có vỏ bị ô nhiễm, hay là
dòng chảy mang chất rắn lơ lửng, các chất dinh dưỡng; các kim loại nặng và các
chất độc hại khác tác động đến môi trường. Nước thải tác động đến vùng ven biển
trên thế giới là rất đáng kể và trở thành một trong những mối đe dọa lớn nhất đối
với môi trường ven biển trên toàn thế giới [25].
Tại Việt Nam, năm 2004, Báo cáo quốc gia về ô nhiễm biển từ đất liền đã
được thực hiện bởi Viện Cơ Học [22]. Trong báo cáo cũng đã chỉ ra các nguồn
gây ô nhiễm từ đất liền như khu dân cư ven biển, ô nhiễm công nghiệp, tràn dầu,
các hoạt động đổ thải,...Báo cáo cũng chỉ ra khu vực vịnh Hạ Long - Hải Phòng
được xác định là một trong ba điểm nóng (vịnh Hạ Long - Hải Phòng; Đà Nẵng Dung Quất, Vũng Tàu - Rành Giá) ô nhiễm trong cả nước. Báo cáo xác định các
tác động của khai thác than đến môi trường biển vịnh Hạ Long như mất sinh cảnh

vùng ven bờ; suy giảm chất lượng ô nhiễm nước mặt; ô nhiễm trầm tích đáy, phá
hoại các nguồn lợi sinh vật quan trọng như san hô, cỏ biển, bãi tôm cá và các loài
sinh vật khác,...
Nhận thức về ô nhiễm biển từ đất liền đã được hình thành chính thức từ những
năm 1990 trên thế giới và tại Việt Nam năm 2004 cũng đã có những hành động để
xác định và tiến hành điều tra tác động nguồn đất liền đối với môi trường biển.
1.2.2. Một số bài học thực tiễn
1.2.2.1. Nỗ lực của Brazil trong việc tích hợp chính sách quản lý lưu vực sông
và vùng bờ biển
Brazil có 17 lưu vực sông lớn chảy ra biển qua 398 thành phố và khoảng 40
triệu dân, một phần lớn dân số sống ở Rio de Janeiro. Brazil đã có kế hoạch quốc

6


gia về quản lý vùng bờ biển (luật số 7661 năm 1988) và chính sách tài nguyên
nước quốc gia (luật số 9433 năm 1997). Chính sách của Brazil được phân cấp
thành cấp bang, các thành phố tự trị và quận liên bang, Sự phân cấp riêng rẽ và
quá trình liên kết với nhau lại chưa thực sự rõ ràng nên hiệu quả thi hành của các
luật trên chưa đạt mục tiêu để ra.
Năm 2001, Chính phủ Brazil đã nỗ lực để tích hợp kế hoạch quốc gia về
quản lý vùng bờ biển và chính sách tài nguyên nước quốc gia. Một bước quan trọng
là vào tháng 10 năm 2004, đã thành lập một cơ quan kỹ thuật về vùng bờ biển và
lưu vực sông tại cuộc họp thứ 7 của Ủy ban Lưu vực sông quốc gia.
Tháng 8/2005, hội nghị quốc gia đầu tiên về tích hợp quản lý vùng bờ biển
và lưu vực sông được tổ chức tại Itajai, Brazil. Hội nghị đã thảo luận các vấn đề cụ
thể về pháp lý, thể chế và kỹ thuật để thực hiện chính sách. Cuộc hội thảo cũng tập
trung vào khó khăn thực hiện trong thực hiện chính sách do sự phân cấp phức tạp trong
hệ thống Liên bang của Brazil. Hội nghị cũng đã nhấn mạnh sự cần thiết của chính
quyền và cộng đồng địa phương. Các chính sách, pháp luật và thể chế cần được xây

dựng và phù hợp với đặc thù của địa phương [24].
1.2.2.2. Tham vấn cộng đồng về xây dựng pháp luật ở Barbados
Năm 2004, Chính phủ Barbados đã cung cấp 30 trang tài liệu tham vấn cộng
đồng về pháp luật quản lý vùng bờ biển, kiểm soát hành động gây ô nhiễm biển và
cách thức thực hiện. Trong tài liệu, Chính phủ Barbados đã chỉ ra rõ ràng là không
thể đạt được mục tiêu trong bảo vệ môi trường khu vực nếu không có sự tham gia
của cộng đồng địa phương. Thông qua tham vấn, Chính phủ hy vọng sẽ đảm bảo
rằng hệ thống có thể xác định được vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ môi
trường. Chính phủ cũng khuyến khích người dân cung cấp thông tin phản hồi.
Đồng thời, Chính phủ cũng đưa các chuyên gia tư vấn về cộng đồng để giải
thích nội dung của tài liệu chính phủ gửi kèm. Kết thúc buổi tham vấn, kết quả được
báo cáo và gửi về Chính phủ. Sau đó, cơ quan lập pháp của Barbados xem xét lại
các quy định dự thảo và ý kiến của người dân cho phù hợp với Hiến pháp. Trong
khi đó, Chính phủ tiếp tục thực hiện chương trình kiểm kê các nguồn gây ô nhiễm
để chuẩn bị công cụ tính toán chi phí để áp dụng đối với các đơn vị xả thải [24].

7


1.2.2.3. Cộng đồng địa phương tham gia giám sát và thực thi tại Saint Lucia
Hai dự án đã được thực hiện tại Mabouya Valley nơi sử dụng đất để trồng
trọt và chăn nuôi đang bị ô nhiễm và ở vịnh Laborie nơi cuộc sống của cộng đồng
phụ thuộc vào môi trường biển nhưng bị hoạt động đổ thải từ đất liền gây ra hiện
tượng tảo nở hoa và gây thiệt hại tới rạn san hô. Trong cả hai trường hợp này, sinh
kế của cộng đồng đều bị tác động lớn do ô nhiễm môi trường. Một chương trình
giám sát để đo lường chất lượng nước và một cuộc khảo sát để đánh giá chất lượng
nước của cộng đồng đã được thực hiện. Chương trình đã hỗ trợ thanh niên địa
phương các kỹ năng về lấy mẫu nước và phỏng vấn cộng đồng thông qua bảng hỏi
dưới sự giám sát của các cơ quan chính phủ có liên quan.
Chương trình này đã cung cấp số liệu cụ thể và chính xác về nhận thức và tạo

lập ý thức về các vấn đề ô nhiễm tiềm tàng trong môi trường sống của cộng đồng.
Chương trình đã đem lại các ích lợi như: Nâng cao năng lực của thanh niên trong
thu nhập dữ liệu và điều tra; Cơ hội để tương tác cộng đồng và bồi dưỡng tinh thần
cộng đồng; và nâng cao nhận thức các chất ô nhiễm tiềm tàng trong môi trường.
Đồng thời, các thách thức khi thực hiện dự án cũng đã được chỉ ra: Khó khăn về tài
chính; Hạn chế về dụng cụ xét nghiệm và không gian văn phòng cho các hoạt động
của dự án; Năng lực hạn chế trong phân tích dữ liệu; Những tác động tiềm năng cho
sinh kế địa phương qua phân tích được chỉ ra quá nhiều và thiếu trọng tâm.
Từ quá trình thực hiện hai dự án thí điểm tại Saint Lucia, một bài học kinh
nghiệm đã được đưa ra: Sự tham gia của cộng động là điều hết sức cần thiết để làm
cho mọi người nhận thức được những tác động xấu đến sức khỏe và môi trường
sống; Chính quyền và các tổ chức xã hội cần đưa hoạt động môi trường vào chương
trình nghị sự chính thức; Ô nhiễm môi trường đe đọa tới sinh kế và cần có những
thay đổi trong nhận thức và hành động của cá nhân; Nâng cao năng lực cộng đồng
trong việc lấy mẫu dữ liệu, giám sát và phân tích; Đảm báo tính liên tục của hoạt
động và sử dụng dữ liệu thu thập [24].
1.2.2.4. Đà Nẵng - thành phố môi trường
Với tầm nhìn đưa Đà Nẵng trở thành thành phố thân thiện môi trường,
tháng 10/2008, UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt đề án “Xây dựng Đà Nẵng -

8


Thành phố môi trường”. Đề án được xây dựng trên tiêu chí đến năm 2020, các yêu
cầu về chất lượng môi trường đất, chất lượng môi trường nước, chất lượng môi
trường không khí trên toàn thành phố được đảm bảo, tạo sự an toàn về sức khoẻ và
môi trường cho người dân, các nhà đầu tư, cho du khách khi đến với Đà Nẵng.
Bên cạnh đó, Đà Nẵng hướng đến mục tiêu trở thành đô thị đủ năng lực để ngăn
ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trường, xử lý và khắc phục các sự cố môi trường
dựa trên nền tảng ý thức của tất cả người dân thành phố, các tổ chức cá nhân đến

làm ăn và sinh sống tại Đà Nẵng về công tác bảo vệ môi trường, xây dựng Đà
Nẵng - thành phố môi trường. Cùng với định hướng trên, vấn đề môi trường đặt ra
cho Đà Nẵng không chỉ là một phần trong quá trình phát triển mà còn đóng vai trò
động lực thúc đẩy phát triển bền vững của thành phố [26].
Theo đề án được phê duyệt, Đà Nẵng đã có những bước đi thực tế để bảo vệ
môi trường biển và đạt được các kết quả nhất định như [28]:
 Năm 2008, thành phố xác định “Xử lý điểm nóng môi trường” là vấn đề
ưu tiên và đến năm 2015 đã có 13/15 điểm nóng xử lý triệt để, có 2 điểm nóng phức
tạp đang nỗ lực thực hiện.
 Ý thức của người dân được nâng cao. Từ cách nghĩ chỉ chăm lo môi
trường trong ngôi nhà của mình, giờ đây, quan điểm ấy đã hoàn toàn thay đổi. Họ lo
lắng cho những gì xung quanh, không thờ ơ với những hành vi sai phạm, khơi gợi
cho những người bên cạnh mình cùng hành động để góp sức bảo vệ môi trường,
phản biện xã hội trực diện hơn,…Chính sự đồng thuận của người dân là động lực
mạnh mẽ cho nhiều thành phần, tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động bảo vệ
môi trường.
Đồng thời, với phương châm “lấy phòng ngừa là chính”, việc xử lý điểm
nóng đã được xác định, thành phố tập trung rà soát, tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát thông qua cơ quan chuyên ngành, giám sát của Hội đồng Nhân dân và phát
huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp để ngăn ngừa phát sinh
ô nhiễm mới và tái ô nhiễm. Các sở, ngành, địa phương áp dụng nhiều công cụ quản
lý đồng thời để giải quyết các vấn đề môi trường, đó là bộ máy quản lý môi trường

9


từ cấp thành phố đến phường, xã từng bước được củng cố và tăng cường; thanh tra,
xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm xả thải,…[27].
Qua bốn ví dụ trên, vai trò của cộng đồng trong hoạt động bảo vệ môi trường
ven biển và nguồn đất liền là điều hết sức cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên, để

cộng đồng phát huy được vai trò của mình thì cần có thể chế để đảm bảo điều kiện
và các đóng góp của họ cần được ghi nhận và phúc đáp. Đồng thời, cũng cần nâng
cao nhận thức và kỹ năng cho cộng đồng để họ thực hiện việc giám sát và bảo vệ
môi trường. Tuy nhiên, để có thể phát huy thì cần có thể chế để cộng đồng có thể
tham gia vào trong việc bảo vệ môi trường.
1.3. Khái quát về nghiên cứu môi trường vịnh Hạ Long
Các nghiên cứu về nguồn ô nhiễm từ lục địa đối với môi trường biển vịnh Hạ
Long đã được thực hiện ở khá nhiều đề tài các cấp và các công bố của các cán bộ
nghiên cứu của Viện Tài Nguyên và Môi trường biển [23], Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Quảng Ninh [12],...
Kế thừa kết quả nghiên cứu từ các công trình hiện có của các tác giả, học
viên tiến hành bổ sung để xác định không gian nguồn thải và tính toán lại tải
lượng thải hiện tại từ nguồn đất liền đối với vịnh Hạ Long. Trên cơ sở kết quả như
vậy, kết hợp với các bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế liên quan, học
viên đã đề xuất giải pháp để quản lý ô nhiễm môi trường vịnh Hạ Long từ nguồn
đất liền.
1.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.4.1. Điều kiện tự nhiên
1.4.1.1. Vị trí địa lý
Vịnh Hạ Long là một vịnh ven bờ (coastal bay), có diện tích 1.553 km2, bao
gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ. Vịnh này nằm ở bờ tây vịnh Bắc Bộ, ven thành phố Hạ
Long và phía Tây Nam giáp đảo Cát Bà (Hải Phòng) (Hình 1).

10


Hình 1: Vị trí khu vực nghiên cứu (Nguồn:maps.google.com)
1.4.1.2. Đặc điểm khí hậu
Các nghiên cứu trước đây xác định rằng [9-11, 15, 17], khu vực nghiên cứu
nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, về cơ bản có thể chia thành hai mùa:

Mùa đông lạnh và khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa hè nóng, ẩm từ tháng
4 đến tháng 10 hàng năm. Chế độ nhiệt trong vùng chịu ảnh hưởng rõ nét của hai hệ
thống gió mùa: gió mùa Đông Bắc sinh ra khô lạnh, gió mùa Tây Nam sinh ra nóng
ẩm. Nhiệt độ không khí trung bình năm dao động trong khoảng 22,5 đến 23,5OC.
Về mùa đông, nhiệt độ trung bình khoảng 15,0 đến 17,0OC. Về mùa hè, nhiệt độ
trung bình khoảng 28,5 đến 29,0OC .
Lượng mưa trung bình nhiều năm ở vùng nghiên cứu đạt từ 2000 – 5000mm.
Mưa phân bố theo mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa đạt trung
bình 296mm.tháng, cao nhất vào tháng 8 đạt trên 500mm. Mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 4, lượng mưa trung bình chỉ khoảng 36mm/tháng và thấp nhất vào tháng 1.
Khu vực vịnh Hạ Long nằm trong vùng có tần suất xuất hiện bão và áp thấp nhiệt
đới khá lớn với khoảng 30% trong tổng số các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam. Mùa
bão xuất hiện trong khoảng tháng 6 đến tháng 10 [9-11, 15, 17].

11


1.4.1.3. Đặc điểm thủy - hải văn
- Thủy văn
Khu vực nghiên cứu có địa hình dốc nên hệ thống dòng chảy mặt nhỏ, ngắn
dốc, lưu lượng nước không nhiều, phân bố không đều trong năm, mực nước dâng
lên nhanh và thoát cũng nhanh. Các sông chính cần quan tâm trong khu vực nghiên
cứu là sông Diễn Vọng, sông Vũ Oai, sông Man, sông Trới đổ vào Cửa Lục và sông
Míp đổ vào hồ Yên Lập. Ngoài ra, các dòng suối nhỏ và ngắn chảy dọc sườn núi
phía nam từ phường Hồng Gai ra Hà Tu, Hà Phong [9-11, 15, 17].
- Hải văn
Khu vực vịnh Hạ Long chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều điển hình với
độ lớn triều lớn nhất lên đến 4,6m. Trong một tháng có hai chu kỳ triều cường với
giá trị mực nước trung bình đạt 3,9m và hai chu kỳ triều kém với giá trị mực nước
trung bình đạt 1,9m [9-11, 15, 17].

1.4.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Theo Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Ninh 2015 và báo cáo tình hình phát
triển kinh tế - xã hội của UBND thành phố năm 2015[1], dân số khu vực nghiên cứu
(thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả) chiếm khoảng 371.762 người chiếm
34,29% dân số tỉnh Quảng Ninh. Trong đó, dân số thành phố Hạ Long là khoảng
233.047 người, dân số ven biển thành phố Cẩm Phả là khoảng 138.715 người. Mật
độ dân số trung bình khu vực nghiên cứu khoảng 680 người/km2. Lượng dân số
đông, mật độ dân số lớn, tập trung nhiều vùng ven biển của khu vực nghiên cứu như
vậy tạo áp lực lớn đối với môi trường khu vực nghiên cứu.
Vịnh Hạ Long là vùng tập trung nhiều hoạt động phát triển kinh tế của tỉnh
Quảng Ninh. Thành phố Hạ Long và Cẩm Phả là khu trọng điểm công nghiệp thương mại - dịch vụ của tỉnh, là vùng khai thác than lớn nhất cả nước, cùng với các
ngành công nghiệp đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện, chế biến thủy
sản,…Năm 2015, cơ cấu kinh tế thành phố Hạ Long có sự chuyển dịch tích cực
giữa các ngành và có mức tăng trưởng cao: dịch vụ chiếm 55%; công nghiệp - xây
dựng chiếm 44% và nông nghiệp chiếm 0,8% [19].

12


1.4.2.1. Hoạt động du lịch
Thành phố Hạ Long là khu vực tập trung nhiều nhất hoạt động du lịch, dịch
vụ của tỉnh Quảng Ninh nhờ hưởng lợi thế của vịnh Hạ Long. Các hoạt động kinh
doanh thương mại, dịch vụ du lịch đóng góp không nhỏ cho kinh tế của tỉnh Quảng
Ninh. Với lượng du khách hàng năm khoảng 5 triệu người, hoạt động này cũng tạo
ra áp lức lớn đối với tài nguyên và môi trường khu vực nghiên cứu [18, 20].
Bảng 1 - Tình hình khách du lịch đến Hạ Long trong giai đoạn 2011 - 2015
Năm
Tổng số khách
du lịch
Số lượt khách

quốc tế
Số lượt khách
lục địa

2011

2012

2013

2014

2015

4.992.000

5.244.000

5.521.000

5.558.000

5.590.000

3.207.000

3.340.000

3.536.000


3.581.000

3.600.000

1.785.000

1.904.000

1.985.000

1.977.000

1.990.000

Nguồn:UBND thành phố Hạ Long[18]
1.4.2.2. Hoạt động khai thác than
Trong khu vực nghiên cứu, hoạt động khai thác than được thực hiện bởi hai
tập đoàn lớn là Tập đoàn Khai thác Khoáng Sản Việt Nam (TKV) với 14 đơn vị
thành viên và Tổng công ty Đông Bắc với 7 đơn vị thành viên. Hình thức khai thác
chủ yếu hiện nay vẫn là khai thác lộ thiên và khai thác hầm lò với xu thế chuyển
dần sang hầm lò với những đổi mới công nghệ trong khai thác. Các mỏ than hiện
đang khai thác ở địa bàn thành phố Hạ Long chủ yếu là mỏ lộ thiên, chiếm khoảng
60-70% tổng giá trị của ngành than thành phố. Trữ lượng thai khác than năm 2015
tại địa bàn thành phố Hạ Long đạt khoảng 7,836 triệu tấn than [18, 20, 21].
1.4.2.3. Hoạt động công nghiệp khác
Khu vực nghiên cứu có hai khu công nghiệp là Khu công nghiệp Cái Lân và
khu công nghiệp Việt Hưng, một cụm công nghiệp Hà Khánh và các đơn vị kinh
doanh phân bố trên địa bàn thành phố Hạ Long[18, 20] .

13



Ngành sản xuất chế biển thực phẩm đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh
tế khu vực nghiên cứu, đóng vai trò thúc đẩy các ngành sản xuất khác như bao bì và
dịch vụ vận tải. Các công ty lớn trong lĩnh vực chế biến thực phẩm như Công ty
Dầu Thực vật Cái Lân, Công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất bột mì Vimaflour và
Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Quảng Ninh. Theo số liệu thống kê trên
địa bàn thành phố Hạ Long năm 2015, sản lượng của một số ngành như sau: dầu
thực vật đạt 212 nghìn tấn, bột mỳ đạt 198,6 nghìn tấn, chế biến thủy sản đông lạnh
đạt 1.897 tấn, sản xuất bia đạt 25,41 triệu lít, sợi hóa học các loại đạt 36.587 tấn,...
[18, 20]
Ngoài ra còn có các hoạt động chế biến khoáng sản và vật liệu xây dựng
như xi măng, gạch, cát, sản xuất điện, đóng tàu.
1.4.3. Nguy cơ của hoạt động kinh tế - xã hội đến môi trường tại khu vực
nghiên cứu
1.4.3.1. Chất thải từ sinh hoạt dân cư
Với dân số đông, sinh sống tập trung cao ở ven biển đã tạo áp lực không nhỏ
đối với hoạt động bảo vệ môi trường địa phương. Chất thải sinh hoạt từ khu dân cư
chủ yếu gồm hai loại chính là chất thải rắn và nước thải. Chất thải rắn đã được công
ty môi trường thu gom và xử lý nhưng một bộ phận không nhỏ vẫn bị xả thải xuống
môi trường biển.
Nước thải sinh hoạt là một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
vịnh. Hệ thống xử lý nước thải tại thành phố Hạ Long mới chỉ có thể đáp ứng được
khoảng 70% lượng nước thải theo công suất tính toán. Đặc biệt ở các khu vực đông
dân cư như Lán Bè - Cột 5, khu vực Bãi Cháy, khu vực đô thị ven biển Cẩm Phả.
Ngoài ra còn nguồn chất thải từ các hộ dân sinh sống trên thuyền khu vực biển ven
bờ cũng đóng góp lượng thải vào môi trường vịnh [9-11].
1.4.3.2. Chất thải từ hoạt động du lịch
Các nhà hàng, khách sạn phục vụ cho du lịch tập trung chủ yếu ở khu vực
phường Bãi Cháy. Chất thải từ các nhà hàng, khách sạn này đều được thu gom và

xử lý tập trung, hệ thống nước thải cũng được thiết kế dẫn về nhà máy xử lý nước
thải Bãi Cháy. Tuy nhiên, quá trình vận hành của hệ thống thu gom nước thải cũng

14


chưa đạt được yêu cầu đề ra, vẫn xảy ra hiện tượng rò rỉ ra biển gây ảnh hưởng
cục bộ đến chất lượng nước ven bờ. Ngoài ra, khu vực đường Trần Quốc Nghiễn
tại phường Hồng Hải cũng tập trung một lượng lớn các nhà hàng kinh doanh ăn
uống, giải trí. Lượng nước thải từ các nhà hàng này đều không được xử lý và xả
trực tiếp ra vịnh.
1.4.3.3. Chất thải từ khai thác than và hoạt động công nghiệp khác
Khai thác than thải ra một lượng lớn chất thải hàng năm và theo số liệu của
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh [11, 13], tổng lượng nước thải mỏ
năm 2015 khoảng 58,9 triệu m3/năm và lượng đất đá thải khoảng 200 triệu m3/năm.
Các bãi thải mỏ được đổ cao ở gần bờ biển hoặc thượng nguồn các lưu vực sông,
suối nhỏ trong khu vực, nên nguy cơ xả thải trực tiếp ra môi trường biển là rất cao.
Hoạt động sản xuất của hai khu công nghiệp Cái Lân và Việt Hưng cũng gây
ra nguy cơ đối với môi trường biển do vị trí nằm gần vũng Cửa Lục và công tác xử
lý nước thải sản xuất chưa đảm bảo đúng theo cam kết.
Kho cảng xăng dầu B12 nằm ngay chân cầu Bãi Cháy, tiếp giáp vũng Cửa
Lục. Mỗi năm kho tiếp nhận hơn 4 triệu m3 xăng dầu các loại. Đồng thời, khu
vực nghiên cứu có hoạt động nhộn nhịp của nhiều phương tiện giao thông vận tải
biển nên nguy cơ xảy ra sự cố ô nhiểm hoặc rò rỉ tràn dầu rất cao. Nếu như thiếu
kế hoạch ứng cứu, môi trường vịnh sẽ đối mặt với nguy cơ ô nhiễm nghiêm
trọng và lâu dài.
1.4.3.4. Chất thải từ các hoạt động phát triển kinh tế khác
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là khu vực trung tâm phát triển kinh tế của
cả tỉnh và có các hoạt động kinh tế rất đa dạng và phong phú. Môi trường vịnh đối
mặt với các nguy cơ lớn từ sản xuất xi măng, nhiệt điện, công nghiệp đóng tàu, giao

thông - vận tải biển,…
Khu vực nghiên cứu còn có xi măng Cẩm Phả, cơ sở đóng tàu lớn như Công
ty đóng tàu Hạ Long và Xí nghiệp đóng tàu thuộc TKV,…Nhà máy Chế biến thủy
sản nằm ngay tại vùng đệm khu Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, mặc dù
đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải sản xuất nhưng hoạt động xả thải trực tiếp ra môi
trường vịnh vẫn xảy ra.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1.

Cục Thống Kê tỉnh Quảng Ninh (2016), Niên giám thống kê tỉnh Quảng
Ninh các năm 2014, 2015, Lưu trữ tại Cục Thống Kê tỉnh Quảng Ninh.

2.

Đặng Hoài Nhơn và nnk (2009), Kim loại nặng trong trầm tích tầng mặt ven
bờ Cát Bà - Hạ Long, Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, Phụ trương 1
(2009), trang 125 - 135.

3.

Dương Thanh Nghị và nnk (2011), Đánh giá khả năng tích tụ sinh học chất ô
nhiễm hữu cơ bền PCBs và PAHs vùng vịnh Hạ Long, Tuyển tập báo cáo Hội
nghị Khoa học và Công nghệ biển toàn quốc, lần thứ 5, Trang 77 - 84.

4.


Liên Hiệp Quốc (1982), Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, Hoa Kỳ.

5.

Nguyễn Chu Hồi (2005), Cơ sở tài nguyên và môi trường biển, Nhà xuất bản
Đại Học Quốc gia Hà Nội.

6.

Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu (2007), Tiếp cận hệ thống trong nghiên
cứu môi trường và phát triển, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

7.

Nguyễn Thị Thế Nguyên (2014), Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước
Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng,
Luận án tiến sỹ, Lưu trữ tại Thư viện Quốc Gia Việt Nam, Hà Nội.

8.

Quốc Hội khóa 13 (2014), Luật bảo vệ môi trường, Hà Nội.

9.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh (2014), Quy hoạch môi
trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Lưu trữ tại
Sở Tài nguyên và Môi trường, Quảng Ninh.

10.


Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Quảng Ninh (2014), Quy hoạch môi
trường vịnh Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Lưu trữ tại Sở
Tài nguyên và Môi trường, Quảng Ninh.

11.

Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Quảng Ninh (2016), Báo cáo hiện trạng
môi trường tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2015, Lưu trữ tại Sở Tài
nguyên và Môi trường, Quảng Ninh.

76


12.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh (2016), Danh mục các công
trình khoa học giai đoạn 2003 - 2015, Lưu trữ tại Chi cục Bảo vệ Môi
trường, Quảng Ninh.

13.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh (2016), Kết quả thu phí nước
thải trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2015, Lưu trữ tại Chi cục Bảo vệ Môi
trường, Quảng Ninh.

14.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh (2016), Thống kê tình hình
đất đai năm giai đoạn 2010 -2015, Lưu trữ phòng Đăng ký Đất đai, Quảng

Ninh.

15.

Trần Đức Thạnh và nnk (2012), Sức tải môi trường vịnh Hạ Long - Bái Tử
Long, Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên Và Công nghệ.

16.

Trung tâm Quan trắc Môi trường tỉnh Quảng Ninh (2016), Báo cáo số liệu
quan trắc môi trường tỉnh Quảng Ninh các năm 2014, 2015, 2016, Lưu trữ
tại Sở Tài nguyên và Môi trường, Quảng Ninh.

17.

UBND thành phố Hạ Long (2015), Quy hoạch bảo vệ môi trường thành phố
Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Lưu trữ tại UBND thành
phố Hạ Long, Quảng Ninh.

18.

UBND thành phố Hạ Long (2016), Báo cáo thống kê tình hình phát triển
kinh tế - xã hội các năm 2010-2015, Lưu trữ tại UBND thành phố Hạ Long,
Quảng Ninh.

19.

UBND thành phố Hạ Long (2016), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội thành
phố Hạ Long các năm 2014 - 2016,, Lưu trữ tại UBND thành phố Hạ Long,
Quảng Ninh.


20.

UBND tỉnh Quảng Ninh (2014), Báo cáo Quy hoạch Tổng thế phát triển du lịch
đến năm 2020. tầm nhìn đến năm 2030, Lưu trữ tại Sở Du Lịch, Quảng Ninh.

21.

UBND tỉnh Quảng Ninh (2016), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh
Quảng Ninh năm 2015,, Lưu trữ tại UBND tỉnh Quảng Ninh, Quảng Ninh.

22.

Viện Cơ Học (2004), Báo cáo quốc gia ô nhiễm biển từ đất liền, Lưu trữ tại
Viện Cơ Học, Hà Nội.

77


23.

Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (1996 - 2016), Tuyển tập
tài nguyên và môi trường biển, Tập 3, 9, 11, 13, 14, 15, 17, Lưu trữ tại Trung
tâm Thông tin - Tư liệu, Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.

Tiếng Anh
24.

UNEP/GPA (2006), Protecting coastal and marine environments form landbased activities – A guide for national action, UNEP.


25.

UNEP/GPA (2016), Global programme of action for the protection of the
marine environment form land-based activities, USA.

Website
26.

Báo Đà Nẵng (2015), "Đà Nẵng - điểm sáng về bảo vệ môi trường",
Truy cập ngày 20/7/2016.

27.

Báo Du Lịch Việt Nam (2016), "Đà Nẵng: Nhiều hoạt động thiết thực bảo vệ
môi trường",
Truy cập ngày 20/7/2016.

28.

UBND thành phố Đà Nẵng (2008), Đề án: Xây dựng Đà Nẵng - thành phố
môi

trường,

/>_thieu, Truy cập ngày 20/7/2016.

78



×