Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

Quá trình hợp tác lào việt nam trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ an ninh của lào từ năm 1962 đến năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.22 MB, 201 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ QUANG MẠNH

QUÁ TRÌNH HỢP TÁC LÀO - VIỆT NAM
TRONG ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÁN BỘ AN NINH
CỦA LÀO TỪ NĂM 1962 ĐẾN NĂM 2012
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
Mã số: 62.22.03.11

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Võ Kim Cương

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực, chƣa từng đƣợc công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án

Lê Quang Mạnh


LỜI CẢM ƠN
Đƣợc tham gia và hoàn thành khóa học đào tạo Tiến sĩ (2013 - 2016), tôi
xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Học viện An ninh nhân dân và Học


viện Chính trị Công an nhân dân là cơ quan đã cử tôi đi học và tạo điều kiện để tôi
học tập và hoàn thành luận án. Tôi cũng xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
Học viện Khoa học xã hội Việt Nam; Khoa Sử học, Phòng Đào tạo của Học viện
là cơ sở đào tạo đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khóa học và luận án. Tôi xin
cảm ơn sự giúp đỡ về tƣ liệu của các cơ quan chức năng, các trƣờng công an nhân
dân của Bộ Công an Việt Nam và đại diện Văn phòng cơ quan an ninh Lào tại Việt
Nam, các học viên Lào đã và đang học tập tại Việt Nam để tôi hoàn thành luận án.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Võ Kim Cƣơng, ngƣời
Thầy đã tạo điều kiện và tận tình hƣớng dẫn trong quá trình thực hiện và hoàn thành
luận án. Xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, ngƣời thân, bạn bè và đồng nghiệp đã
luôn động viên, chia sẻ, hỗ trợ kịp thời cho tôi hoàn thành tốt khoá học.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả

Lê Quang Mạnh


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án ............................................................... 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án ............................................. 4
4. Phƣơng pháp luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu .................... 5
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ........................................................ 7

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ....................................................... 8
7. Kết cấu của luận án ....................................................................................... 8
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............................................................ 9
1.1. Những công trình nghiên cứu về mối quan hệ Lào - Việt Nam, Việt Nam
- Lào nói chung ................................................................................................. 9
1.2. Những công trình nghiên cứu về hợp tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ an
ninh giữa Lào - Việt Nam ............................................................................... 16
1.3. Nhận xét tình hình nghiên cứu và những vấn đề liên quan đến luận án .. 20
1.4. Những vấn đề luận án cần tiếp tục làm rõ................................................ 22
Chương 2: KHÁI QUÁT VỀ MỐI QUAN HỆ LÀO - VIỆT NAM VÀ VAI
TRÒ CỦA HỢP TÁC AN NINH TRONG QUAN HỆ LÀO - VIỆT NAM .....23
2.1. Khái quát về mối quan hệ Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào ................... 23
2.2. Nhận thức chung về an ninh quốc gia và vai trò của hợp tác an ninh trong
quan hệ giữa Lào và Việt Nam ....................................................................... 43
Chƣơng 3: THỰC TIỄN HỢP TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÁN BỘ
AN NINH CỦA LÀO TỪ NĂM 1962 ĐẾN NĂM 2012............................. 64
3.1. Nhận thức chung về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo .. 64


3.2. Thực tiễn và kết quả hợp tác đào tạo, bồi dƣỡng giữa các cơ quan chức
năng, các cơ sở đào tạo của Bộ An ninh Lào và Bộ Công an Việt Nam ........ 67
3.3. Hợp tác giữa công an các tỉnh biên giới Lào và Việt Nam trong đào tạo,
bồi dƣỡng cán bộ an ninh .............................................................................. 101
3.4. Nhận xét chung về quá trình hợp tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ an ninh
giữa Lào và Việt Nam từ năm 1962 đến năm 2012 ...................................... 111
Chương 4: MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ HỢP TÁC ĐÀO TẠO, BỒI
DƯỠNG CÁN BỘ AN NINH GIỮA LÀO VÀ VIỆT NAM ..........................117
4.1. Đánh giá quá trình hợp tác Lào - Việt Nam trong đào tạo, bồi dƣỡng cán

bộ an ninh của Lào từ năm 1962 đến năm 2012 ........................................... 117
4.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra trong qúa trình hợp tác đào tạo cán bộ
an ninh giữa Lào và Việt Nam ...................................................................... 129
4.3. Giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả trong hợp tác đào tạo, bồi
dƣỡng cán bộ an ninh giữa Lào và Việt Nam ............................................... 137
KẾT LUẬN .................................................................................................. 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 151


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ANQG

An ninh quốc gia

ANTT

An ninh trật tự

ANND

An ninh nhân dân

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(Association of Southeast Asian Nations)

CAND


Công an nhân dân

CSND

Cảnh sát nhân dân

CHDCND

Cộng hòa dân chủ nhân dân

NDCM

Nhân dân cách mạng

GD – ĐT

Giáo dục - đào tạo

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

TTATXH

Trật tự an toàn xã hội

XHCN

Xã hội chủ nghĩa



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là hai nƣớc láng giềng, có mối quan hệ hữu nghị và truyền thống tƣơng trợ giúp
đỡ lẫn nhau từ lâu đời. Vị trí địa lý và truyền thống lịch sử thân thiện đã gắn kết
chặt chẽ hai dân tộc với nhau trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, nhất
là từ khi Đảng Cộng sản Đông Dƣơng ra đời và lãnh đạo cách mạng ba nƣớc
Đông Dƣơng chống lại chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc. Mối quan hệ
Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào tiếp tục đƣợc xây dựng, vun đắp, thử thách qua
hai cuộc kháng chiến chống xâm lƣợc của hai dân tộc giai đoạn (1945 - 1975) và
trải qua thời kỳ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. Mối quan hệ
đó đã trở thành mối quan hệ đặc biệt, đoàn kết, thủy chung, hiếm có, là tài sản quý
báu của hai dân tộc.
Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực đang có những diễn biến phức tạp, biến
đổi nhanh chóng, khó lƣờng, các nƣớc lớn đều đang điều chỉnh chiến lƣợc an ninh
quốc gia (ANQG) vì lợi ích quốc gia, dân tộc của mình. Khu vực châu Á - Thái
Bình Dƣơng vẫn tiềm ẩn và đang xuất hiện những nhân tố gây mất ổn định, đe doạ
đến ANQG các nƣớc, trong đó có Lào và Việt Nam. Vì vậy, việc hợp tác trong lĩnh
vực an ninh giữa Lào và Việt Nam là vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo an ninh
của mỗi nƣớc, đồng thời góp phần đảm bảo an ninh khu vực và thế giới.
Trong bối cảnh luôn bị các thế lực thù địch tìm mọi cách chống phá cách
mạng tại Lào và Việt Nam, thì việc xác định hợp tác về an ninh giữa hai quốc gia
là nhiệm vụ cấp bách và quan trọng hàng đầu trong quan hệ hợp tác giữa hai nƣớc.
Nhìn lại chặng đƣờng lịch sử về quan hệ hợp tác trên lĩnh vực an ninh giữa Lào và
Việt Nam, thì lực lƣợng Công an Việt Nam luôn chủ động đảm nhiệm, gánh vác
những công việc khó khăn nhất để hỗ trợ lực lƣợng An ninh Lào với phƣơng châm
“giúp bạn là tự giúp mình”, “an ninh của bạn cũng chính là an ninh của mình”.
Điều đó cũng phải đƣợc hiểu là: Đào tạo đội ngũ cán bộ an ninh giúp Lào cũng


1


chính là đào tạo cán bộ an ninh cho Việt Nam.
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, cùng với sự nghiệp đổi mới, mở cửa,
hội nhập quốc tế mà nhân dân Lào và Việt Nam đang tiến hành đã tạo ra những cơ
hội và thách thức mới, đồng thời đặt ra những yêu cầu khách quan về tăng cƣờng
mối quan hệ đặc biệt giữa hai nƣớc nói chung, giữa Bộ An ninh Lào và Bộ Công
an Việt Nam nói riêng trên những phƣơng diện và nội dung mới. Hợp tác đào tạo,
bồi dƣỡng cán bộ là nhiệm vụ chiến lƣợc lâu dài giữa Bộ An ninh Lào và Bộ Công
an Việt Nam, nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ vững về chính trị, giỏi về nghiệp
vụ, có nhận thức sâu sắc về mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt
và hợp tác toàn diện giữa lực lƣợng công an hai nƣớc, tạo lòng tin vững chắc, lâu
dài, góp phần tăng cƣờng bền vững mối quan hệ giữa hai đảng, hai nhà nƣớc và
hai dân tộc.
Để làm tốt nhiệm vụ đó, chúng ta cần phải nhìn vào lịch sử quá trình hợp
tác Lào - Việt Nam trong đào tạo lực lƣợng an ninh qua các thời kỳ cách mạng,
thông qua đó đánh giá chất lƣợng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ
cho Bộ An ninh Lào tại các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Công an Việt Nam; rút ra bài
học kinh nghiệm, đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp nâng cao chất lƣợng hợp tác
đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ giữa Bộ An ninh Lào và Bộ Công an Việt Nam trong
thời gian tới.
Có thể khẳng định, quá trình hợp tác Lào - Việt Nam trong đào tạo, bồi
dƣỡng lực lƣợng an ninh đã có bề dày lịch sử hơn 50 năm và là một điểm sáng,
một bằng chứng sinh động trong bức tranh chung về mối quan hệ đặc biệt Lào Việt Nam, Việt Nam - Lào. Tuy nhiên, nghiên cứu về quá trình hợp tác Lào - Việt
Nam trong đào tạo cán bộ an ninh cho Lào thì chƣa có công trình nghiên cứu nào
đề cập đến một cách cụ thể và toàn diện. Đây là vấn đề rất cần thiết, không chỉ
hữu ích đối với các cơ quan, đơn vị liên quan đến công tác đào tạo cán bộ an ninh
giữa hai nƣớc mà còn giúp cho Lào và Việt Nam có cái nhìn cụ thể hơn trong hợp
tác đào tạo, bồi dƣỡng lực lƣợng an ninh. Từ ý nghĩa thực tiễn của đề tài trong


2


việc rút ra bài học kinh nghiệm, đánh giá chất lƣợng, hiệu quả quá trình hợp tác
đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ an ninh giữa Lào và Việt Nam trong lịch sử sẽ góp
phần nâng cao hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực đào tạo cán bộ an ninh giữa hai
nƣớc trong thời gian tới, điều này có ý nghĩa to lớn, có vai trò quan trọng trong
hợp tác an ninh chung giữa Lào và Việt Nam nhằm đảm bảo ổn định chính trị, tạo
môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi, phục vụ tích cực các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển
kinh tế, xã hội và công tác đối ngoại đối với từng nƣớc. Đây thực sự là một
khoảng trống trong nghiên cứu lịch sử quan hệ giữa hai nƣớc. Chính vì vậy, dƣới
góc nhìn của một nhà nghiên cứu về lịch sử, đặc biệt là một ngƣời tham gia công
tác nghiên cứu và đào tạo tại các trƣờng Công an nhân dân - Bộ Công an Việt
Nam, tôi thấy rằng, việc nghiên cứu về mối quan hệ Lào - Việt Nam trong hợp tác,
đào tạo cán bộ an ninh là một đề tài cần đƣợc nghiên cứu một cách cụ thể và
nghiêm túc. Do đó, nghiên cứu đề tài: “Quá trình hợp tác Lào - Việt Nam trong
đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ an ninh của Lào từ năm 1962 đến năm 2012” có ý
nghĩa to lớn về mặt lý luận, khoa học và thực tiễn. Đó cũng chính là lý do mà tôi
chọn vấn đề này làm đề tài luận án tiến sĩ khoa học lịch sử.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ quá trình phát triển và những
đặc điểm của hợp tác Lào - Việt Nam trong đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ an ninh của
Lào từ năm 1962 đến năm 2012. Trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm,
dự báo xu thế phát triển và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng,
hiệu quả hợp tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ an ninh giữa Lào, Việt Nam trong thời
gian tới.
2.2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của luận án nhằm tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản sau đây:

Một là, làm rõ cơ sở khách quan hình thành, phát triển mối quan hệ hợp tác
an ninh và tính tất yếu trong hợp tác an ninh giữa Lào và Việt Nam.

3


Hai là, phân tích thực tiễn quá trình hợp tác Lào - Việt Nam trong đào tạo,
bồi dƣỡng cán bộ an ninh của Lào từ năm 1962 đến năm 2012. Trong đó làm rõ
lịch sử công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ giữa Bộ An ninh Lào và Bộ Công an
Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng (nêu rõ bối cảnh lịch sử, cấp học, ngành học,
chƣơng trình, mục tiêu, loại hình, phƣơng thức tổ chức, đội ngũ giáo viên, cán bộ
quản lý và cơ sở vật chất, phƣơng tiện đảm bảo cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng
cán bộ). Quá trình hợp tác trên lĩnh vực này còn đƣợc thể hiện trong việc Bộ Công
an Việt Nam cử chuyên gia sang Lào, giúp Bộ An ninh Lào xây dựng các trƣờng
công an, biên soạn chƣơng trình, giáo trình, bài giảng và tổ chức đào tạo, bồi
dƣỡng tại Lào.
Ba là, đánh giá chất lƣợng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ an
ninh của Lào tại các cơ sở đào tạo, các cơ quan chức năng, công an các địa
phƣơng có chung đƣờng biên giới với Lào thuộc Bộ Công an Việt Nam, đồng thời
rút ra một số bài học kinh nghiệm và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hợp tác đào tạo, bồi dƣỡng lực lƣợng an ninh giữa Lào và Việt Nam
trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về quá trình hợp tác Lào - Việt Nam trong đào tạo, bồi
dƣỡng cán bộ an ninh của Lào từ năm 1962 đến năm 2012.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận án đƣợc nghiên cứu trên các địa bàn sau: Bộ An
ninh Lào, Bộ Công an Việt Nam, các trƣờng công an của Lào và Việt Nam, Công
an các tỉnh có chung đƣờng biên giới giữa Lào và Việt Nam.

- Về thời gian: Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu từ năm 1962 đến năm 2012.
Tôi chọn mốc thời gian nghiên cứu này vì những lý do sau:
- Sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1962 về Lào đƣợc ký kết, đế quốc Mỹ
vẫn chƣa từ bỏ âm mƣu xâm lƣợc Lào, tăng cƣờng viện trợ, giúp chính quyền

4


Viêng Chăn tấn công lấn chiếm vùng giải phóng, đồng thời ra sức phá hoại Chính
phủ liên hiệp. Tháng 4 năm 1962, theo yêu cầu của Trung ƣơng Đảng Nhân dân
Cách mạng Lào và chấp hành chỉ thị của Trung ƣơng Đảng Lao động Việt Nam,
Bộ Công an Việt Nam đã cử đoàn chuyên gia đầu tiên do đồng chí Lê Đông (lúc
đó đang là Phó Cục trƣởng Cục Bảo vệ chính trị) làm Trƣởng đoàn sang giúp Ban
An ninh Trung ƣơng Lào.
- Tháng 8 năm 1962, đồng chí Chăm Mằn (bí danh của đồng chí Xôm Sừn,
sau này là Bộ trƣởng Bộ Nội vụ Lào), làm việc với đoàn của Bộ Công an Việt
Nam và đề nghị đƣợc trao đổi kinh nghiệm về công tác đào tạo, bồi dƣỡng, xây
dựng đội ngũ cán bộ; về nhiệm vụ của công an và nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt
đối công tác công an.
- Năm 2012 là mốc thời gian có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mối
quan hệ khăng khít, bền chặt giữa Lào và Việt Nam, hai nƣớc tổ chức kỷ niệm 35
năm ngày ký kết Hiệp ƣớc hữu nghị hợp tác (18/7/1977 - 18/7/2012) và 50 năm
ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào (05/9/1962 - 05/9/2012), nhằm
giáo dục truyền thống, vun đắp và phát huy mối quan hệ đặc biệt Lào và Việt Nam
trong hiện tại và tƣơng lai.
Nội dung nghiên cứu chủ yếu của luận án là tình hình và kết quả hợp tác đào
tạo, bồi dƣỡng cán bộ an ninh của Lào giữa Bộ An ninh Lào và Bộ Công an Việt
Nam trong 50 năm (1962 - 2012); đánh giá tình hình công tác đào tạo, bồi dƣỡng
cán bộ an ninh của Lào trong 50 năm và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất
lƣợng hợp tác đào tạo, bồi dƣỡng giữa Bộ An ninh Lào và Bộ Công an Việt Nam.

4. Phƣơng pháp luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
4.1. Phương pháp luận
Luận án đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng những quan điểm lý luận
chủ nghĩa Mác - Lênin; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Nhân dân
Cách mạng Lào về đƣờng lối đối ngoại giữa hai nƣớc trong quá trình xây dựng,
bảo vệ và phát triển đất nƣớc.

5


Nhìn chung, mối quan hệ Lào - Việt Nam nổi lên hai vấn đề lớn, đó là: Mối
quan hệ đặc biệt và sự hợp tác toàn diện, trong đó có vấn đề hợp tác an ninh. Hai
vấn đề này là kim chỉ nam về lý thuyết cho nghiên cứu quá trình hợp tác Lào Việt Nam trong đào tạo, bồi dƣỡng lực lƣợng an ninh.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án chủ yếu sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp lịch sử: Tác giả đã tiến hành sƣu tầm, tập hợp tài liệu liên
quan, nhằm tái hiện thực tiễn hợp tác giữa Lào và Việt Nam trên lĩnh vực an ninh,
từ đó phân tích, đánh giá để làm rõ về quá trình hợp tác Lào - Việt Nam trong đào
tạo, bồi dƣỡng cán bộ an ninh của Lào từ năm 1962 đến năm 2012. Về quan hệ
trƣớc năm 1962 đƣợc đề cập khái quát với tƣ cách là cơ sở lịch sử.
- Phương pháp lôgíc: Trên cơ sở phân tích nguồn tài liệu, trình bày toàn
diện, có hệ thống về quan hệ hợp tác trong đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ an ninh của
Lào từ năm 1962 đến năm 2012, luận án đƣa ra luận giải, nhận định chung cũng
nhƣ nhận xét, đánh giá về những thuận lợi, khó khăn, rút ra những bài học kinh
nghiệm và giải pháp nhằm phát triển mối quan hệ hợp tác Lào - Việt Nam trong
đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ an ninh giữa hai nƣớc trong thời gian tiếp theo.
- Ngoài ra, luận án cũng sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu so sánh để có cái
nhìn khách quan, sát thực hơn về mối quan hệ này.
Quá trình sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nói trên đƣợc nhìn nhận,
tiếp cận trên quan điểm mác xít.

4.3. Nguồn tài liệu
Luận án tham khảo và sử dụng những nguồn tài liệu sau:
- Tài liệu gốc: Trong quá trình triển khai thực hiện nghiên cứu đề tài, tác
giả dựa vào các nguồn tài liệu gốc của hai đảng, hai nhà nƣớc; của Bộ An ninh
Lào, Bộ Công an Việt Nam, các trƣờng công an của Lào và Việt Nam về hợp tác
quốc tế trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng. Ngoài ra, nguồn tài liệu lý luận chính
trị nhƣ Văn kiện của Đảng, phát biểu của các đồng chí lãnh đạo Trung ƣơng và địa

6


phƣơng, đặc biệt là các văn bản về những thỏa thuận hợp tác, báo cáo sơ kết, tổng
kết, công văn, quyết định, biên bản hội đàm, thông báo của Bộ Công an Việt Nam
và Bộ An ninh Lào, giữa công an các tỉnh của Lào và Việt Nam từ năm 1962 đến
năm 2012 cũng sẽ đƣợc lựa chọn để sử dụng hợp lý trong luận án.
- Tài liệu chuyên khảo: Luận án dựa vào các tài liệu nghiên cứu về mối
quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào; các tài liệu nghiên cứu về quá
trình hợp tác trong đào tạo cán bộ giữa Lào và Việt Nam; các tài liệu nghiên cứu
về quá trình hợp tác trong đào tạo, bồi dƣỡng lực lƣợng an ninh từ năm 1962 đến
năm 2012, bao gồm: Một số luận án, bài viết nghiên cứu, tham luận khoa học liên
quan trực tiếp đến quan hệ Lào - Việt Nam nói chung và quan hệ trên lĩnh vực an
ninh, chủ yếu là hợp tác đào tạo, bồi dƣỡng nói riêng. Ngoài ra, những tài liệu của
các nhà nghiên cứu nƣớc ngoài cũng góp thêm những góc nhìn về đối tƣợng
nghiên cứu của đề tài. Bên cạnh đó, nguồn tƣ liệu phong phú trên mạng internet
với nhiều thông tin, hình ảnh liên quan cũng đƣợc tác giả khai thác, tuy nhiên,
nguồn tƣ liệu này chủ yếu có giá trị tham khảo.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn tiếp xúc, trao đổi, phỏng vấn
một số nhà nghiên cứu, cán bộ, lƣu học sinh, sinh viên của Lào và Việt Nam.
Nguồn tài liệu sử dụng cho việc nghiên cứu để làm rõ mục đích nghiên cứu
với mong muốn kết quả mà luận án đạt đƣợc sẽ là một công trình khoa học đầu

tiên nghiên cứu quy mô, đánh giá đầy đủ, khách quan và hệ thống về quá trình
hợp tác Lào - Việt Nam trong đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ an ninh của Lào giai đoạn
(1962 - 2012).
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Đây là công trình nghiên cứu tƣơng đối hệ thống và toàn diện về hợp tác an
ninh và tính tất yếu trong hợp tác an ninh giữa Lào và Việt Nam; đi sâu nghiên
cứu một cách hệ thống quá trình hợp tác Lào - Việt Nam trong đào tạo, bồi dƣỡng
cán bộ an ninh của Lào từ năm 1962 đến năm 2012; đánh giá chất lƣợng, hiệu quả
công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ cho Bộ An ninh Lào tại các cơ sở đào tạo

7


thuộc Bộ Công an Việt Nam; đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác đào tạo,
bồi dƣỡng cán bộ an ninh giữa Lào và Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về mối
quan hệ đặc biệt giữa Lào và Việt Nam, về tính tất yếu trong hợp tác an ninh giữa
hai nƣớc và nhận thức về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, trong
đó có sự cần thiết phải hợp tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ an ninh trong giai đoạn
(1962 - 2012) giữa Lào và Việt Nam. Luận án cũng gợi mở một số vấn đề thực
tiễn nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả trong hợp tác an ninh nói chung, hợp
tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ an ninh nói riêng giữa Lào và Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu của luận án là công trình khoa học có giá trị tham
khảo tốt đối với các nhà nghiên cứu khi nghiên cứu toàn diện, nhiều lĩnh vực trong
mối quan hệ đặc biệt giữa hai nƣớc và các đơn vị thuộc Bộ Công an Việt Nam
nhƣ: Văn phòng Bộ Công an, Vụ Hợp tác quốc tế, Viện Chiến lƣợc và Khoa học
công an, Viện Lịch sử Công an, Cơ quan đại diện Bộ Công an Việt Nam tại Lào,
Cục Tham mƣu xây dựng lực lƣợng, Cục Tổ chức cán bộ, Cục Đào tạo, Cục Công
tác chính trị và Công tác quần chúng, Cục Chính sách... Luận án cũng có giá trị

tham khảo đối với các trƣờng công an của Lào và Việt Nam trong hợp tác đào tạo,
bồi dƣỡng.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận án gồm có 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề liên quan đến đề tài
Chƣơng 2: Khái quát về mối quan hệ Lào - Việt Nam và vai trò của hợp tác
an ninh trong quan hệ Lào - Việt Nam
Chƣơng 3: Thực tiễn hợp tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ an ninh của Lào từ
năm 1962 đến năm 2012.
Chƣơng 4: Một số bài học kinh nghiệm và giải pháp nhằm nâng cao chất
lƣợng, hiệu quả hợp tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ an ninh giữa Lào và Việt Nam.

8


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Những công trình nghiên cứu về mối quan hệ Lào - Việt Nam, Việt
Nam - Lào nói chung
1.1.1. Công trình nghiên cứu “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào,
Lào - Việt Nam (1930 - 2007)” do Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân
Cách mạng Lào tổ chức hợp tác cùng nghiên cứu và biên soạn
Trong lịch sử quan hệ quốc tế từ xƣa tới nay, quan hệ đặc biệt Lào - Việt
Nam, Việt Nam - Lào là một điển hình về sự gắn kết bền chặt, thuỷ chung, trong
sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc trong đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ
xã hội.
Nhằm giữ gìn, vun đắp và phát huy mối quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam,
Việt Nam - Lào trong hiện tại và tƣơng lai, vì sự trƣờng tồn và phát triển của hai

dân tộc, Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam và Bộ
Chính trị, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã quyết định
tổ chức hợp tác cùng nghiên cứu, biên soạn công trình “Lịch sử quan hệ đặc biệt
Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007)”.
Công trình nghiên cứu gồm có sáu sản phẩm: “Lịch sử quan hệ đặc biệt
Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007)” - sản phẩm chính; Lịch sử quan hệ
đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007) - Văn kiện; Lịch sử quan
hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007) - Biên niên sự
kiện; Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007) Hồi ký (gồm các bài viết của lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc; Hồi ký các chuyên gia và
quân tình nguyện Việt Nam giúp Lào qua các thời kỳ); Lịch sử quan hệ đặc biệt
Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007) - Sách ảnh và bộ phim “Bản anh
hùng ca quan hệ Việt - Lào”.

9


Với tinh thần và phƣơng pháp nghiên cứu, biên soạn công phu, nghiêm túc,
khoa học; nguồn tƣ liệu, tài liệu lịch sử phong phú, đa dạng, có độ tin cậy cao,
trong đó có những tƣ liệu lần đầu đƣợc công bố, các công trình nghiên cứu đã
trình bày có hệ thống, sâu sắc, toàn diện và khách quan quá trình xây dựng và phát
triển của mối quan hệ đặc biệt, liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào, Lào - Việt
Nam qua các thời kỳ lịch sử, trên các lĩnh vực từ năm 1930 đến năm 2007; nêu bật
đƣợc những thành quả, vai trò to lớn của mối quan hệ đặc biệt giữa hai dân tộc đối
với tiến trình cách mạng mỗi nƣớc; tổng kết, phân tích và đánh giá những đặc
điểm của mối quan hệ đặc biệt, những thắng lợi, thành tựu nhân dân hai nƣớc đã
đạt đƣợc trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng cũng nhƣ trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
Các công trình nghiên cứu đã làm sáng tỏ quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào,
Lào - Việt Nam thủy chung, son sắt, là tài sản vô giá, là nguồn sức mạnh, nhân tố

bảo đảm thắng lợi sự nghiệp cách mạng của mỗi nƣớc; đồng thời đúc kết các bài
học kinh nghiệm, gợi mở những vấn đề vận dụng vào hiện tại và tƣơng lai.
Sản phẩm chính “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt
Nam (1930 - 2007)” đƣợc thu thập xử lý qua 645 đầu mục tài liệu tiếng Việt,
tiếng Lào và các tiếng nƣớc ngoài khác, trong đó phần lớn là các tài liệu, tƣ liệu
gốc, có độ tin cậy cao. Số tƣ liệu, tài liệu trên đƣợc xử lý, thẩm định, sử dụng vào
việc biên soạn tác phẩm với tinh thần cẩn trọng. Các nhà khoa học hai bên đã trao
đổi trên tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử, tuân thủ nghiêm túc những quy định của
Ban Chỉ đạo Việt Nam và Lào về hợp tác nghiên cứu, biên soạn Sản phẩm chính. Tất
cả các vấn đề nêu ra đều đƣợc hai bên thảo luận thẳng thắn, tôn trọng ý kiến của nhau
và đi đến nhất trí cao. Sản phẩm đƣợc Hội đồng nghiệm thu quốc tế do Bộ Chính trị
của hai đảng quyết định, các đồng chí Thƣờng trực Ban Bí thƣ Trung ƣơng của hai
đảng là đồng chủ tịch, đã đánh giá cao chất lƣợng nội dung sản phẩm nghiên cứu, cụ
thể là:

10


Nội dung thứ nhất: Dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng,
nhân dân hai nƣớc Việt Nam và Lào phát huy truyền thống đoàn kết đặc biệt, đấu
tranh giành độc lập, tự do (1930 - 1945).
Nội dung thứ hai: Liên minh Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam chiến đấu
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lƣợc (1945 - 1975).
Nội dung thứ ba: Quan hệ đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam Lào, Lào - Việt Nam từ năm 1976 đến 2007.
Nội dung thứ tư: Đánh giá thành quả, bài học và triển vọng.
Những nội dung nghiên cứu có giá trị khoa học và ý nghĩa thực tiễn sâu
sắc, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết hữu
nghị đặc biệt giữa hai đảng, nhân dân hai nƣớc Việt Nam và Lào.
Công trình “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam
(1930 - 2007)” là công trình quy mô lớn nhất từ trƣớc tới nay về mối quan hệ đặc

biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam, đƣợc nghiên cứu, biên soạn công phu,
tƣơng xứng với tầm vóc lớn lao của mối quan hệ đặc biệt giữa hai dân tộc theo
tinh thần mà Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã thoả
thuận. Công trình cũng có ý nghĩa to lớn, có giá trị khoa học, chính trị, tƣ tƣởng
cao, góp phần tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên,
nhân dân và thế hệ trẻ hai nƣớc về mối quan hệ hữu nghị đặc biệt, thuỷ chung,
trong sáng giữa hai nƣớc khi hoàn thành và xuất bản đúng dịp Đại hội lần thứ XI
Đảng Cộng sản Việt Nam và Đại hội lần thứ IX Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
Trên cơ sở đó nâng cao ý thức giữ gìn, củng cố, vun đắp và phát triển mãi mãi mối
quan hệ tốt đẹp, hợp tác toàn diện giữa hai đảng, hai nhà nƣớc và nhân dân hai
nƣớc Việt Nam và Lào; đồng thời, giới thiệu với bạn bè quốc tế về mối quan hệ
đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam, đấu tranh chống lại sự bóp méo, xuyên
tạc lịch sử của các thế lực thù địch chia rẽ tình đoàn kết của nhân dân hai nƣớc.

11


1.1.2. Nhóm những công trình nghiên cứu về mối quan hệ Lào - Việt
Nam, Việt Nam - Lào của các cơ quan, đơn vị, các nhà khoa học của Việt Nam,
Lào và nước ngoài
Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài về quan hệ đặc biệt Lào Việt Nam, Việt Nam - Lào đi vào lịch sử thế giới nhƣ một biểu tƣợng sáng ngời
về tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản, một tấm gƣơng mẫu mực và hiếm có về sự
thuỷ chung, trong sáng trong lịch sử quan hệ quốc tế. Vì vậy, quan hệ hữu nghị và
hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam là một chủ đề đƣợc các cơ quan, đơn vị, các nhà
khoa học của Việt Nam, Lào và nƣớc ngoài đặc biệt quan tâm. Đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu về chủ đề này, nổi bật là những công trình nghiên cứu sau:
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Quan hệ hữu nghị đoàn kết đặc biệt và
hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2007.
Sách, ảnh bằng ba thứ tiếng Việt Nam, Lào, Anh, đã phản ánh đầy đủ về mối quan
hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trong lịch sử và thời đại ngày nay trên tất cả các lĩnh

vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội….
Kỷ yếu Hội thảo quốc tế tại Hà Nội 1998 “Xây dựng ASEAN thành cộng
đồng các quốc gia phát triển bền vững, đồng đều và hợp tác”, Trung tâm Khoa
học xã hội nhân văn quốc gia, Hà Nội, 1998. Kỷ yếu đã tập hợp những bài viết,
bài nghiên cứu của các vị nguyên thủ quốc gia, các nhà nghiên cứu các nƣớc
ASEAN với nội dung tìm ra các giải pháp, cách thức để liên kết các quốc gia
ASEAN thành cộng đồng các quốc gia phát triển bền vững, đồng đều và hợp tác,
trong đó có mối quan hệ Lào - Việt Nam.
Nhiều công trình nghiên cứu đã thể hiện khá toàn diện và sâu sắc về mối
quan hệ Lào - Việt Nam ở những góc độ khác nhau: Lịch sử, truyền thống, những
thành tựu trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nƣớc qua các thời
kỳ có những công trình sau:
Chu Đức Tính, Biên niên sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh với tình đoàn kết
hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007. Tác

12


phẩm đã liệt kê đầy đủ những mốc thời gian trong lịch sử, phản ánh những thời
điểm, những sự kiện đáng nhớ về vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch
Kaysỏn Phômvihản, Hoàng thân - Chủ tịch Xuphanuvông trong việc xây dựng,
gìn giữ và vun đắp tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào. Tác phẩm
cũng đã tái hiện những sự kiện lịch sử, những bài nói, bài viết, bức thƣ, điện… của
Chủ tịch Hồ Chí Minh về quan hệ Việt Nam - Lào, công trình nghiên cứu đã làm
rõ quan điểm “giúp bạn là tự giúp mình”.
Phạm Nguyên Long, Phạm Đức Thành, Nguyễn Hào Hùng, “Hòa hợp dân
tộc ở Viêt Nam, Lào, Campuchia trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, tiến bộ và
an ninh khu vực”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991. Tập thể tác giả đã tập
trung nghiên cứu sự cần thiết của liên minh chiến đấu Việt Nam, Lào, Campuchia
trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, sự cần thiết trong chiến lƣợc hợp tác 3 nƣớc

trên bán đảo Đông Dƣơng trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, an ninh... và điều
đó quyết định đến sự ổn định an ninh của ba nƣớc trên bán đảo Đông Dƣơng nói
riêng và khu vực ASEAN nói chung.
Phạm Đức Thành, Vũ Công Quý, Những khía cạnh dân tộc - tôn giáo trong
tam giác phát triển Việt Nam, Lào, Campuchia, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,
2009. Các tác giả đã đi sâu vào phân tích những đặc điểm riêng và sự tƣơng đồng
trong vấn đề dân tộc - tôn giáo từng quốc gia, đồng thời khẳng định: Việt Nam, Lào,
Campuchia muốn làm tốt công tác giữ gìn an ninh trật tự đòi hỏi từng nƣớc phải làm
tốt những khía cạnh dân tộc - tôn giáo, điều đó có vai trò quan trọng đối với vấn đề an
ninh khu vực.
Nguyễn Xuân Sơn, Thái Văn Long, Quan hệ đối ngoại của các nước
ASEAN, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. Các tác giả đã phân tích những
chủ trƣơng, đƣờng lối, quan điểm đối ngoại của các nƣớc ASEAN, trong đó có
những đƣờng lối đối ngoại đa phƣơng, song phƣơng và mục tiêu hƣớng tới xây
dựng những điểm cần thống nhất giữa các quốc gia trong việc phát triển quan hệ
đối ngoại của các nƣớc ASEAN.

13


Ngoài những công trình nghiên cứu nhƣ đã nói ở trên, vấn đề quan hệ Việt
Nam - Lào, Lào - Việt Nam còn đƣợc đề cập trong các luận án, luận văn, tạp chí
nghiên cứu của nhiều tác giả. Có thể nêu ra một số công trình nghiên cứu đã đƣợc
công bố, đăng tải trên các tạp chí nghiên cứu nhƣ sau:

Nguyễn Thị Phƣơng Nam, Quan hệ Việt Nam - Lào từ 1975 đến 2005,
luận án tiến sĩ năm 2007 tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. Tác giả đã
nghiên cứu có hệ thống về quan hệ Việt Nam - Lào từ năm 1975 đến năm
2005 trên các bình diện chính trị - quân sự, kinh tế - thƣơng mại, văn hóa giáo dục nhằm đánh giá toàn diện về quan hệ song phƣơng giữa hai nƣớc
trong thời kỳ xây dựng và phát triển. Qua đó nghiên cứu lý giải các vấn đề cơ

bản nổi lên trong từng giai đoạn, từng lĩnh vực của mối quan hệ song phƣơng
giữa hai nƣớc, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay.
Nguyễn Hào Hùng, “Những nhân tố thuận lợi và khó khăn trong quan hệ
đặc biệt Việt Nam - Lào hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số
3(66)/2004, tr. 25-28. Tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu về mối quan hệ đặc biệt
Việt Nam - Lào, tập trung phân tích, lý giải các nhân tố thuận lợi và khó khăn, yếu
tố trong nƣớc và ngoài nƣớc của từng quốc gia Việt Nam và Lào từ đó đi đến nhấn
mạnh các điểm cần chú ý để phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trong
giai đoạn hiện nay.
Nguyễn Hào Hùng, “Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trong bối cảnh quốc
tế mới (dưới góc độ an ninh - chính trị)”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số
7(338)/2004, tr. 51-57. Tác giả đã phân tích bối cảnh quốc tế có tác động đến mối
quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào và nhìn nhận mối quan hệ giữa hai nƣớc dƣới
góc độ an ninh - chính trị một cách sâu sắc và là một trong những nhân tố quyết
định đảm bảo mối quan hệ hai nƣớc phát triển ở mức độ đặc biệt.
Nguyễn Hoàng Giáp, “Nhìn lại quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào trên lĩnh
vực chính trị, an ninh, kinh tế thời kì 1991- 2001”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế,
số 41/2001, tr 3-14. Tác giả đã khái quát toàn bộ mối quan hệ Việt Nam - Lào trên

14


lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế trong 10 năm (1991- 2001) và đã phân tích
những thành tựu đã đạt đƣợc, những vấn đề còn tồn tại và triển vọng quan hệ về
các lĩnh vực nêu trên trong những năm tiếp theo.
Trình Mƣu, “Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng nhân dân
Cách mạng Lào quyết định thắng lợi liên minh Việt - Lào”, Tạp chí Lý luận Chính
trị, 12/2008, tr 35 - 39. Tác giả đã khẳng định liên minh là nhu cầu tự nhiên của hai
Đảng qua các thời kỳ và sự phối hợp giữa hai đảng trong việc đề ra đƣờng lối chiến
lƣợc, sách lƣợc, xây dựng căn cứ địa và hậu phƣơng, kết hợp chặt chẽ đấu tranh

chính trị và hoạt động ngoại giao trong sự nghiệp cách mạng hai nƣớc.
Các công trình nghiên cứu của các tác giả ngƣời Lào nói về mối quan hệ
Lào - Việt Nam có những công trình sau:
Xỉlửa Bunkhăm, Tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào truyền thống và
triển vọng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. Tác phẩm đã làm rõ mối quan
hệ Lào - Việt Nam trong hai giai đoạn: Trong lịch sử quan hệ quốc tế từ xƣa tới
nay, quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là một điển hình, một tấm
gƣơng mẫu mực, hiếm có về sự gắn kết bền chặt, thuỷ chung, trong sáng và đầy
hiệu quả giữa hai dân tộc, đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội. Trong bối
cảnh toàn cầu hóa hiện nay, sự nghiệp đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế mà nhân
dân hai nƣớc đang tiến hành đã tạo ra những xung lực mới, đồng thời đặt ra những
yêu cầu khách quan về gia tăng mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam - Lào, Lào Việt Nam với những phƣơng thức mới và những nội dung mới.
Thong Sivalay, Quan hệ Lào - Việt Nam từ năm 1986 đến 2012 - luận văn
thạc sĩ năm 2013 tại học viện Ngoại giao. Tác giả đã phân tích các nhân tố cơ bản
tác động đến quan hệ giữa Lào và Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2012, nghiên
cứu thực trạng quan hệ giữa Lào và Việt Nam trên các lĩnh vực an ninh, chính trị,
kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế… đánh giá một cách tổng thể và đƣa ra dự báo,
triển vọng quan hệ hai nƣớc trong bối cảnh khu vực, thế giới xuất hiện nhiều vấn
đề mới.

15


Hatsakhon PhachanSitthi, Chính sách của Lào đối với Việt Nam từ 1975
đến 2010 - Luận văn thạc sĩ năm 2012 tại học viện Ngoại giao. Tác giả đã làm rõ
chính sách đối ngoại của Lào đối với Việt Nam trong giai đoạn (1975 - 2010);
đánh giá những thành công và hạn chế của chính sách, làm rõ nguyên nhân, rút ra
bài học kinh nghiệm và đề xuất một số kiến nghị nhằm củng cố, tăng cƣờng và
thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nƣớc, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng,
phát triển của từng nƣớc trong tình hình mới.

Xamản Vinhakệt (2010), “Chủ tịch Hồ Chí Minh với mối quan hệ hữu nghị
đoàn kết đặc biệt Lào - Việt Nam”, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 5. Tác giả khẳng
định công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong mối quan hệ đoàn kết đặc
biệt Việt Nam - Lào, vai trò của Ngƣời đối với sự nghiệp cách mạng của Lào từ
khi Đảng Cộng sản Đông Dƣơng ra đời do Hồ Chí Minh sáng lập, trực tiếp lãnh
đạo cuộc đấu tranh giải phóng hai dân tộc Việt - Lào, đó vừa là nghĩa vụ quốc tế,
vừa là lợi ích sống còn của mỗi nƣớc.
Ngoài ra, trong bài phát biểu của OSCar Salemink (quỹ Ford), ASEAN tiến
tới một cộng đồng các nền văn hóa bền vững trong cuốn Kỷ yếu Hội thảo quốc tế
tại Hà Nội 1998 “Xây dựng ASEAN thành cộng đồng các quốc gia phát triển bền
vững, đồng đều và hợp tác”, Trung tâm Khoa học xã hội nhân văn quốc gia, Hà
Nội, 1998 có nói tới sự cần thiết trong hợp tác, đào tạo giáo dục giữa các nƣớc
ASEAN trong thời đại hiện nay là yếu tố quan trọng tiến tới xây dựng một cộng
đồng các nền văn hóa bền vững và nhấn mạnh sự hợp tác giữa Việt Nam và Lào
trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ nhƣ một điển hình.
1.2. Những công trình nghiên cứu về hợp tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ
an ninh giữa Lào - Việt Nam
1.2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu của các tác giả người Việt Nam
Khi nghiên cứu về quá trình hợp tác Lào - Việt Nam trong đào tạo, bồi
dƣỡng lực lƣợng an ninh từ trƣớc đến nay có rất ít tài liệu, các vấn đề nghiên cứu
đa số đƣợc trình bày dƣới dạng các luận án, luận văn, các bài viết tham luận tại

16


các cuộc hội thảo quốc tế về mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt
Nam; hội thảo về đào tạo đại học tại các trƣờng công an nhân dân Việt Nam, các
trƣờng an ninh, cảnh sát của Lào; hoặc nghiên cứu dƣới dạng các bài nghiên cứu
đƣợc đăng trên các tạp chí nội bộ của ngành Công an, cụ thể nhƣ sau:
Dƣơng Thị Huệ, Hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và đảng nhân dân

cách mạng Lào về đào tạo cán bộ trong hệ thống chính trị từ 1986 đến 2006, luận
án tiến sĩ năm 2011 tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã đánh
giá những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế cần khắc phục trong hợp tác
đào tạo cán bộ thuộc hệ thống chính trị của hai đảng, trong đó có cán bộ an ninh;
đúc kết những bài học kinh nghiệm từ thực tế lãnh đạo góp phần tăng cƣờng hợp
tác đào tạo cán bộ trong hệ thống chính trị trong giai đoạn mới.
Trong số 12/2012, số đặc biệt của Tạp chí Khoa học và Giáo dục an ninh
có một số bài viết nghiên cứu sau:
“Hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ An
ninh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào góp phần phát triển quan hệ hữu
nghị truyền thống đặc biệt giữa hai nước” của đồng chí Thƣợng tƣớng, GS, TS
Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trƣởng Bộ Công an đã nêu khái quát
về sự hợp tác giữa lực lƣợng công an hai nƣớc trong đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ.
“Học viện An ninh nhân dân - 50 năm hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
an ninh nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào” của đồng chí Thiếu tƣớng, GS,
TS Nguyễn Văn Ngọc - Giám đốc Học viện An ninh nhân dân, đã khẳng định bề
dày lịch sử và chất lƣợng trong đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ an ninh cho nƣớc Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Trong báo cáo “Tổng kết 10 năm hợp tác giáo dục và đào tạo với Việt
Nam của Bộ Giáo dục Lào”, Kỷ yếu Hội nghị tổng kết 10 năm hợp tác giáo dục
và đào tạo Việt Nam - Lào tại Cửa Lò - Nghệ An, 2002, tr.69. Ban Tổ chức đã
tổng kết lại những kết quả to lớn đã đạt đƣợc giữa Bộ Giáo dục Lào và Bộ Giáo
dục và đào tạo Việt Nam trong đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, trong đó, hợp tác đào

17


tạo, bồi dƣỡng lực lƣợng an ninh chiếm một phần không nhỏ, góp phần vào sự
thành công chung trong hợp tác giáo dục nói riêng trong mối quan hệ đặc biệt
Việt Nam - Lào nói riêng.

Trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học “65 năm xây dựng và phát triển của Học
viện An ninh nhân dân” tháng 11/2011 có bài viết “Hợp tác quốc tế trong công tác
đào tạo của Học viện An ninh nhân dân” của Trung tƣớng, PGS, TS Bùi Văn Nam
chỉ nêu khái quát quá trình đào tạo của Học viện An ninh nhân dân cho sinh viên
quốc tế, trong đó có công tác đào tạo cán bộ an ninh cho Lào.
Đặc biệt, trong Kỷ yếu Hội thảo quốc tế tại Hà Nội năm 2012, “50 năm hợp
tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ an ninh nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào”
do Bộ Công an Việt Nam tổ chức. Kỷ yếu đã tổng kết lại những kết quả to lớn đạt
đƣợc giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ An ninh Lào trong hợp tác đào tạo, bồi
dƣỡng lực lƣợng an ninh, gồm những bài viết của các nhà giáo, nhà nghiên cứu
trong các trƣờng công an Việt Nam đã tham gia đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ an ninh
cho Lào và một số bài viết nói về cảm tƣởng của các cựu học viên Lào đã học tập ở
Việt Nam, hiện nay đang công tác tại các cơ quan an ninh của Lào, điển hình nhƣ:
Tác giả Phạm Quang Bảo trong bài viết “Kinh nghiệm đổi mới phương
pháp dạy học cho học sinh Lào tại trường Văn hóa I”, đã nêu ra ý kiến cho rằng
vấn đề đổi mới phƣơng pháp dạy học đối với học sinh Lào là nhiệm vụ hết sức
khó khăn vì ngôn ngữ giao tiếp giữa giáo viên và học sinh còn hạn chế; hơn nữa,
chƣơng trình đào tạo của Lào không đồng nhất với chƣơng trình đào tạo của Việt
Nam. Việc đổi mới phƣơng pháp dạy học cho học sinh Lào theo hƣớng tích cực,
dạy cho học sinh cách học và tự học đã phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của học sinh, qua đó thu đƣợc những kết quả cụ thể.
Trịnh Xuyên, “Công an tỉnh Thanh Hóa tham gia đào tạo, bồi dưỡng kiến
thức thực tế cho cán bộ An ninh Lào”, bài viết cho thấy Công an tỉnh Thanh Hóa
luôn chú trọng và chủ động tham gia công tác hợp tác đào tạo cán bộ an ninh Lào
với những nội dung thiết thực, hình thức, biện pháp phù hợp với đặc điểm, điều

18


kiện của hai bên, đảm bảo theo đúng chủ trƣơng của lãnh đạo hai đảng, hai nhà

nƣớc, hai tỉnh và hai ngành đã thỏa thuận. Thông qua công tác hợp tác đào tạo cán
bộ nói riêng và hợp tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) nói chung đã kịp thời đấu
tranh, ngăn chặn, giải quyết các vấn đề phức tạp nổi lên, giữ vững ANTT khu vực
hai bên biên giới, tạo môi trƣờng, điều kiện thuận lợi để chính quyền hai tỉnh
Thanh Hóa - Hủa Phăn cùng tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân…
1.2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu của các tác giả người Lào
Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả ngƣời Lào đề cập đến
những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu, nhƣ:
Soulixay Phichit, “Quan hệ đặc biệt Lào - Việt trên lĩnh vực an ninh - quốc
phòng từ sau chiến tranh Lạnh đến nay” - luận văn thạc sĩ năm 2008, tại Học viện
Ngoại giao. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu những thành tựu đạt đƣợc trong quan hệ
Lào - Việt trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng, trong đó, làm sáng tỏ cơ sở hình
thành, bối cảnh trong nƣớc và quốc tế tác động đến mối quan hệ này giữa hai
nƣớc; những thành quả đã đạt đƣợc trong quan hệ an ninh - quốc phòng, trong đó
có lĩnh vực giáo dục - đào tạo, đồng thời đƣa ra một số kiến nghị nhằm củng cố,
thắt chặt mối quan hệ an ninh - quốc phòng giữa hai nƣớc.
Viengxay Thammasith, Bảo vệ độc lập của Cộng hoà Dân chủ nhân dân
Lào trên lĩnh vực chính trị - an ninh từ năm 1986 đến năm 2012 - Luận án tiến sĩ
năm 2016 tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã nghiên cứu
một cách toàn diện, hệ thống về mối quan hệ giữa chính trị - an ninh và độc lập
dân tộc, quá trình xây dựng lực lƣợng an ninh góp phần bảo vệ độc lập dân tộc của
Lào thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến năm 2012, trong đó có sự giúp đỡ của lực
lƣợng Công an Việt Nam.
Trong tham luận “Sự hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ An ninh
Lào là nhân tố đảm bảo thắng lợi của cuộc đấu tranh giữ vững an ninh trật tự ở
mỗi nước” của đồng chí Thong Băn Sẻng A Phon - Bí thƣ trung ƣơng Đảng Nhân

19



×