Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (691.88 KB, 68 trang )

Header Page 1 of 126.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA THÔNG TIN - THƢ VIỆN
------***------

LÊ THÚY HẰNG

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN
LÝ, KHAI THÁC LUẬN ÁN TIẾN SĨ
TẠI THƢ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: THƠNG TIN – THƢ VIỆN
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH- 2007-X

NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TH.S TRẦN MẠNH TUẤN

Hà Nội – 2011

Footer Page 1 of 126.

1


Header Page 2 of 126.

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

1

2. Mục đích nghiên cứu

2

3. Lịch sử nghiên cứu

3

4. Phạm vi nghiên cứu

4

5. Phương pháp nghiên cứu

4

6. Ý nghĩa của khóa luận

4

7. Bố cục của khóa luận

5

CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU KHO LUẬN ÁN TẠI THƢ VIỆN
QUỐC GIA VIỆT NAM

1.1. Giới thiệu sơ lƣợc về Thƣ viện Quốc gia Việt Nam

6

1.1.1. Sự ra đời và phát triển của Thư viện Quốc gia Việt Nam

6

1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Thư viện Quốc gia Việt Nam

8

1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Thư viện Quốc gia Việt Nam

8

1.1.4. Vốn tài liệu của Thư viện Quốc gia Việt Nam

9

1.2. Giới thiệu sơ lƣợc về kho luận án tại Thƣ viện Quốc gia Việt 13

Nam
1.2.1. Sự hình thành kho luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam

13

1.2.2. Vai trò của kho luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam

15


CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ KHAI
THÁC LUẬN ÁN TẠI THƢ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM
2.1. Công tác quản lý luận án tại Thƣ viện Quốc gia Việt Nam
Footer Page 2 of 126.

17
2


Header Page 3 of 126.

2.1.1. Công tác lưu chiểu đối với luận án tại Thư viện Quốc gia 17
Việt Nam
2.1.2. Công tác xử lý luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam

25

2.1.3. Công tác tổ chức sắp xếp kho luận án tại Thư viện Quốc gia 32
Việt Nam
2.1.4. Công tác bảo quản kho luận án tại Thư viện Quốc gia Việt 33
Nam
2.2. Công tác khai thác luận án tại Thƣ viện Quốc gia Việt Nam
2.2.1. Đối tượng bạn đọc

35
35

2.2.2. Các hình thức khai thác luận án tại Thư viện Quốc gia Việt 38
Nam

CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN
LÝ VÀ KHAI THÁC LUẬN ÁN TẠI THƢ VIỆN QUỐC GIA
VIỆT NAM
3.1. Ƣu điểm của công tác quản lý, khai thác luận án tiến sĩ tại Thƣ

44

viện Quốc gia Việt Nam
3.2. Một số tồn tại trong công tác quản lý, khai thác luận án tiến sĩ

45

tại Thƣ viện Quốc gia Việt Nam
3.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác luận

47

án tại Thƣ viện Quốc gia Việt Nam

Footer Page 3 of 126.

3.3.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý

47

3.3.2. Tăng cường vốn tài liệu luận án

48

3.3.3. Đẩy mạnh số hóa luận án


49

3.3.4. Mở rộng các dịch vụ trợ giúp công tác khai thác luận án

50

3.3.5. Nâng cao chất lượng phục vụ luận án

52

3


Header Page 4 of 126.

3.3.6. Tuyên truyền quảng bá tài liệu luận án

53

3.3.7. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc quản lý 54
và phục vụ luận án
3.3.8. Tạo lập một trang web riêng để khai thác nguồn luận án 55
trực tiếp
KẾT LUẬN

59

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các luận án tiến sĩ (bao gồm các luận án Phó tiến sĩ và Tiến sĩ trước
kia) tạo thành một loại nguồn thông tin khoa học đặc thù của mỗi quốc gia.
Đây là nguồn thông tin khoa học nội sinh, chứa đựng rất nhiều ý nghĩa và giá
trị khoa học và văn hóa khác nhau. Ở nước ta, chúng đang được lưu trữ, quản
lý một cách có hệ thống tại Thư viện Quốc gia Việt Nam. Bộ sưu tập tài liệu
này được khai thác và phục vụ nhiều mục đích khai thác, sử dụng thông tin
khác nhau, mà chủ yếu là trong các lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo.
Cho đến nay, bộ sưu tập các luận án tiến sĩ đã được nhiều nhóm người
đọc quan tâm. Vì vậy, hiệu quả khai thác bộ sưu tập này có ý nghĩa và chiếm
trọng số quan trọng trong hoạt động của TVQGVN, bởi lẽ cơ quan này là nơi
duy nhất trực tiếp quản lý một cách có hệ thống các tài liệu này. Việc quản lý

Footer Page 4 of 126.

4


Header Page 5 of 126.

và khai thác các luận án tiến sĩ chịu tác động và tác động đến rất nhiều yếu tố
khác nhau, từ các yếu tố về pháp lý, chính sách, đến các yếu tố về cơng nghệ.
Những năm gần đây đã xuất hiện nhiều vấn đề mới liên quan tới việc
quản lý và khai thác nguồn tài liệu khoa học xám nói chung, trong đó có các
luận án tiến sĩ.
Ví dụ về phương diện pháp lý, đó là xu hướng bắt buộc các tác giả luận
án tiến sĩ phải cơng bố tồn văn các kết quả nghiên cứu – đào tạo trên một
cổng thông tin xác định trên Internet, điểm khác biệt căn bản so với trước đây;

Về phương diện cơng nghệ, đó là sự ra đời và phát triển của VinaREN, một
môi trường công nghệ đặc biệt để lưu giữ và khai thác các nguồn thông tin
khoa học, giáo dục và y tế trực tuyến ... Những đổi mới này đòi hỏi cần khảo
sát và nghiên cứu một cách có hệ thống việc quản lý và khai thác các luận án
tiến sĩ tại TVQGVN.
Chính từ các phân tích trên mà chúng tơi lựa chọn “Thực trạng và giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác luận án tại Thư viện Quốc gia Việt
Nam” làm đề tài cho khóa luận này.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở mơ tả một cách có hệ thống nhằm đánh giá khái lược và
nhận diện các vấn đề hiện đang tồn tại trong công tác quản lý (bao gồm cả
công tác lưu chiểu), khai thác (bao gồm cả các dịch vụ hỗ trợ những nhóm
người dùng tin khác nhau) các luận án tiến sĩ hiện có tại TVQGVN, tác giả
đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và khai thác
tài liệu luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.
3. Lịch sử nghiên cứu

Footer Page 5 of 126.

5


Header Page 6 of 126.

Vấn đề quản lý và khai thác nguồn tin khoa học nội sinh, trong đó đặc
biệt là nguồn tài liệu xám đã và đang thu hút sự quan tâm của đông đảo giới
nghiên cứu. Một số đề tài nghiên cứu, một số khóa luận, luận văn khoa học,
một số hội thảo khoa học cũng đã đề cập tới nguồn thông tin này ở những
mức độ cũng như cách tiếp cận khác nhau.
Đề tài Thực trạng và các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai

thác nguồn tin khoa học nội sinh tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam (20062007) nhấn mạnh tới khía cạnh chính sách trong cơng tác quản lý và khai thác
nguồn tin này.
Đề án Tạo lập và phát triển nguồn học liệu phục vụ nghiên cứu, đào tạo
theo đẳng cấp quốc tế tại Đại học Quốc gia Hà Nội (2007-2008) nhấn mạnh
tới môi trường công nghệ của việc quản lý, khai thác nguồn tin trực tuyến
phục vụ nghiên cứu - đào tạo ở nước ta.
Đề tài Cơ sở khoa học và thực tiễn của viện hiện đại hóa hạ tầng thơng
tin tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2008-2009) tập trung vào vấn đề phát
triển hạ tầng thông tin và các dịch vụ thông tin ...
Riêng đối với tài liệu luận án tiến sĩ đang được lưu giữ ở TVQGVN thì
cũng đã có 2 đề tài nghiên cứu về cơng tác quản lý và khai thác nguồn tài liệu
quý hiếm này.
Đề tài Khóa luận tốt nghiệp “Tìm hiểu cơng tác thu nhận, xử lý, tổ chức,
bảo quản và phục vụ luận án ở Thư viện Quốc gia Việt Nam” năm 2002.
Đề tài Luận văn Thạc sĩ “Nghiên cứu việc thu thập tổ chức và khai thác
vốn tài liệu luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam” năm 2008.

Footer Page 6 of 126.

6


Header Page 7 of 126.

Thời gian gần đây đã xuất hiện một số thay đổi về quan điểm liên quan
tới việc công bố luận án tiến sĩ nên chắc chắn công tác quản lý và khai thác
chúng tại Thư viện Quốc gia Việt Nam cũng cần có những thay đổi để phù
hợp.
Chính vì thế, chúng tơi chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý, khai thác luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam” với hi

vọng kế thừa những thành quả của tác giả đi trước, đồng thời vận dụng những
kiến thức đã được học trong nhà trường về thực trạng công tác quản lý và khai
thác tài liệu luận án, để từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu
quả việc quản lý và khai thác nguồn tài liệu quý hiếm này một cách thích hợp
trong điều kiện hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ kho luận án tiến sĩ (bao gồm phó tiến sĩ
và tiến sĩ trước kia) hiện đang được lưu giữ tại Thư viện Quốc gia Việt
Nam
 Phương diện nghiên cứu: Công tác quản lý (bao gồm cả công tác lưu
chiểu các luận án tiến sĩ) và việc tổ chức khai thác các luận án tiến sĩ tại
Thư viện Quốc gia Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu tổng hợp
 Phương pháp điều tra thực tế
 Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu
 Phương pháp thống kê
 Phương pháp so sánh, đánh giá
 Phương pháp phỏng vấn, trao đổi, xin ý kiến chuyên gia
Footer Page 7 of 126.

7


Header Page 8 of 126.

6. Ý nghĩa của khóa luận
 Ý nghĩa lý luận:
Khóa luận góp phần làm phong phú thêm vốn hiểu biết chung về ý
nghĩa của công tác thu nhận, xử lý, tổ chức, bảo quản và phục vụ tài liệu luận

án tại TVQGVN, đồng thời cho thấy được giá trị khoa học của loại hình tài
liệu quý hiếm này.
 Ý nghĩa thực tiễn:
Khóa luận phản ánh thực trạng công tác thu nhận, xử lý, tổ chức, bảo
quản và phục vụ tài liệu luận án tại TVQGVN. Đánh giá tình hình khai thác
sử dụng kho luận án, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
kho tài liệu luận án để sử dụng nó một cách hiệu quả nhất.

7. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, phần
nội dung của khóa luận được chia làm 3 chương:
Chương 1. Giới thiệu kho luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam
Chương 2. Thực trạng công tác quản lý và khai thác luận án tại Thư
viện Quốc gia Việt Nam
Chương 3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác luận
án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.
Trong thời gian qua, tôi được thực tập tốt nghiệp tại Thư viện Quốc gia
Việt Nam. Đó là điều kiện và cơ hội rất quý giá để tơi tiến hành nghiên cứu
cho khóa luận này. Bên cạnh những cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự
chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo, trong đó có thầy giáo hướng

Footer Page 8 of 126.

8


Header Page 9 of 126.

dẫn và đặc biệt là của các đồng nghiệp đi trước hiện công tác tại TVQGVN
khi thực hiện khóa luận này.

Qua đây tơi muốn gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến tồn thể các thầy
cơ giáo trong khoa Thông tin - Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, cùng các cô chú, anh chị cán bộ công tác tại Thư viện Quốc gia
Việt Nam. Tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Th.S. Trần Mạnh Tuấn.
Bên cạnh những mặt đạt được của khóa luận thì chắc chắn trong khóa
luận khó tránh khỏi nhiều hạn chế và thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự
giúp đỡ và đóng góp ý kiến của tất cả mọi người quan tâm, với mong muốn
các kết quả nghiên cứu của mình sẽ góp phần nhỏ bé vào sự phát triển của
khoa học thư viện nói chung và hoạt động của TVQGVN nói riêng.

CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU KHO LUẬN ÁN TẠI THƢ VIỆN
QUỐC GIA VIỆT NAM
1.1. Giới thiệu sơ lƣợc về Thƣ viện Quốc gia Việt Nam
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của Thư viện Quốc gia Việt Nam
Giám đốc Thư viện Quốc gia Pháp Giăng Phave đã nói rằng: “Thơng
tin, văn hóa và nền văn minh trong giai đoạn hiện nay được đặc trưng bởi tính
phổ biến tồn cầu, tính bách khoa về đề tài, sự xâm nhập lẫn nhau của các
khoa học, không có khả năng hiểu được thế giới hiện nay mà khơng biết q
khứ. Trong điều kiện như vậy, chính các TVQG nhờ vào tiềm năng to lớn và
các chức năng xã hội của mình có khả năng đáp ứng được nhu cầu thông tin

Footer Page 9 of 126.

9


Header Page 10 of 126.

của xã hội”. Điều đó cho thấy rằng vai trò của TVQG trong thời đại hiện nay
ngày một quan trọng đối với sự phát triển của một đất nước.

Thư viện Quốc gia Việt Nam được thành lập ngày 29/11/1917 theo
quyết định của Albert Sarraut – viên tồn quyền Pháp ở Đơng Dương với tên
gọi Nha lưu trữ và Thư viện trung ương Đông Dương, trụ sở đặt tại 31 phố
Borgnis Debordes (nay là phố Tràng Thi – Hà Nội).
Mục đính chính của thực dân Pháp khi xây dựng thư viện là củng cố sự
thống trị và khai thác Đơng Dương sau khi đã hồn tồn thơn tính nước ta.
Mặt khác là cơng cụ truyền bá văn hóa Pháp và văn hóa phương Tây vào Việt
Nam, đưa vào nề nếp và phát triển công tác văn thư, lưu trữ, thư viện của
Pháp ở Đông Dương. Sau một thời gian chuẩn bị Thư viện mở cửa phục vụ
bạn đọc vào ngày 01/09/1919.

Qua những thăng trầm biến cố của lịch sử suốt những năm Pháp thuộc,
TVQG VN đã nhiều lần thay đổi tên gọi.
Ngày 28/02/1935, thực dân Pháp đã đổi tên Thư viện Trung ương Đông
Dương thành Thư viện Pierre Pasquier – một tên tồn quyền Pháp ở Đơng
Dương đã có nhiều đóng góp cho thư viện.
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 20/10/1945 Bộ trưởng
Quốc gia Giáo dục ra quyết định đổi tên Thư viện Pierre Pasquier thành Quốc
gia Thư viện.

Footer Page 10 of 126.

10


Header Page 11 of 126.

Từ khi Pháp chiếm lại Hà Nội, thư viện được đổi tên thành Thư viện
Trung ương Hà Nội, trực thuộc Cao ủy Pháp tại Sài Gòn.
Đến năm 1953 Thư viện Trung ương Hà Nội được sáp nhập vào Viện

Đại học Hà Nội và được đổi tên thành Tổng Thư viện Hà Nội và trở thành
một cơ quan văn hóa hỗn hợp Pháp – Việt.
Đến năm 1954 khi miền Bắc hồn tồn giải phóng, ngày 29/06/1957
Thư viện mới chính thức mang tên Thư viện Quốc gia Việt Nam cho đến ngày
nay.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển TVQGVN luôn xứng đáng
là đứa con đầu ngành trong lĩnh vực thư viện của cả nước. Hiện nay
TVQGVN là Thư viện Trung ương của cả nước, đồng thời là thư viện trọng
điểm của hệ thống Thư viện Công cộng nhà nước thuộc Bộ Văn hóa – Thể
thao và Du lịch.

1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Thư viện Quốc gia Việt Nam
Thư viện Quốc gia Việt Nam là Thư viện trung tâm của cả nước với
chức năng nhiệm vụ được quy định theo Pháp lệnh thư viện năm 2000:
 Thu nhận văn hóa phẩm được xuất bản ở Việt Nam theo Luật lưu chiểu,
các luận án tiến sĩ của cơng dân Việt Nam bảo vệ trong và ngồi nước,
và của cơng dân nước ngồi bảo vệ tại Việt Nam.
 Xây dựng, phổ biến, bảo quản lâu dài kho tàng xuất bản phẩm dân tộc.

Footer Page 11 of 126.

11


Header Page 12 of 126.

 Biên soạn, xuất bản Thư mục Quốc gia, Tổng Thư mục Việt Nam và
các ấn phẩm thông tin khoa học.
 Tổ chức các dịch vụ đọc để đáp ứng nhu cầu đọc, học tập, nghiên cứu,
giải trí của người dân.

 Nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thông tin thư viện.
 Tổ chức bồi dưỡng và hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho người làm
công tác với các Thư viện trong nước và nước ngoài trên lĩnh vực thư
viện.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Thư viện Quốc gia Việt Nam
Cơ cấu của TVQG VN bao gồm:
 Ban lãnh đạo có 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc
 Hội đồng tư vấn khoa học
 13 phòng chức năng:
+ Phòng Tin học
+ Phòng Phân loại và Biên mục
+ Phịng Hành chính tổ chức
+ Phòng Nghiên cứu và hướng dẫn nghiệp vụ
+ Phòng Bảo quản
+ Phòng Bổ sung – Trao đổi
+ Phòng Báo – Tạp chí
+ Phịng Đọc sách
+ Phịng Quan hệ Quốc tế

Footer Page 12 of 126.

12


Header Page 13 of 126.

+ Phịng Thơng tin Tư liệu
+ Phịng Lưu chiểu
+ Phịng Tạp chí Thư viện
+ Phịng Bảo vệ.

1.1.4. Vốn tài liệu của Thư viện Quốc gia Việt Nam
Trải qua một chặng đường dài 94 năm xây dựng và trưởng thành, đến
nay TVQGVN đã xây dựng được một số lượng vốn tài liệu đa dạng về môn
loại và loại hình.
Thư viện đã xây dựng được một kho lưu chiểu khá đồ sộ. Từ tháng
10/1954 kho lưu chiểu mới được xây dựng, nhưng đến nay số lượng tài liệu
của kho đã vào khoảng 200 nghìn tên tài liệu, với khoảng 300 nghìn bản và
tăng dần theo mức độ phát triển của ngành xuất bản nước ta.
Vốn tài liệu của thư viện đem phục vụ độc giả hiện nay có khoảng 1,5
triệu bản sách, khoảng 10 nghìn tên báo tạp chí trong và ngồi nước. Trong đó
có rất nhiều tài liệu quý hiếm như:
Sách, báo, tạp chí xuất bản về Đông Dương trước năm 1954, đây là
những tài liệu quý để nghiên cứu về Đông Dương và Việt Nam; Sách Hán
Nơm, trong đó có những cuốn từ thế kỷ 15, 16; Kho luận án của các tiến sĩ và
phó tiến sĩ trong và ngoài nước; Tài liệu quý dạng vi phim, vi phích… Ngồi
ra cịn có các loại tài liệu dạng tranh, ảnh, bản đồ… Đặc biệt là nguồn tài liệu
điện tử mà thư viện đã xây dựng với nhiều loại CSDL.
Vốn tài liệu của TVQGVN có thể tóm tắt trong 2 bảng thống kê dưới
đây:
Footer Page 13 of 126.

13


Header Page 14 of 126.

Bảng 1.

Footer Page 14 of 126.


14


Header Page 15 of 126.

Bảng 2.

Footer Page 15 of 126.

15


Header Page 16 of 126.

1.2. Giới thiệu sơ lƣợc về kho luận án tại Thƣ viện Quốc gia Việt Nam
1.2.1. Sự hình thành kho luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam
Là thư viện đứng đầu hệ thống thư viện công cộng nhà nước, Thư viện
Quốc gia Việt Nam là thư viện tiêu biểu cho nền văn hóa của dân tộc, là trung
tâm giao lưu các mối quan hệ giữa các hệ thống thư viện trong nước và quan
hệ quốc tế. Với vai trò hết sức cao cả, hiện nay TVQGVN đã có những đóng
góp rất lớn cho đất nước, cho xã hội trong việc nâng cao trình độ dân trí cho
nhân dân, tuyên truyền các chủ trương của Đảng và nhà nước nhằm đưa đất
nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Footer Page 16 of 126.

16


Header Page 17 of 126.


Thư viện Quốc gia Việt Nam có nhiệm vụ thu nhận văn hóa phẩm được
xuất bản ở Việt Nam theo Luật lưu chiểu, các luận án tiến sĩ của công dân
Việt Nam bảo vệ trong và ngồi nước, và của cơng dân nước ngồi bảo vệ tại
Việt Nam. Cho đến nay TVQGVN đã có một số lượng vốn tài liệu khổng lồ,
bao gồm cả sách báo, tạp chí trong và ngồi nước, những tài liệu cổ từ thời
Đông Dương, luận án tiến sĩ và một hệ thống cơ sở dữ liệu ngày càng lớn
mạnh.
Luận án tiến sĩ là một loại hình tài liệu quý hiếm của đất nước cần phải
được giữ gìn và bảo tồn. Chính vì vậy, ngày 9 tháng 10 năm 1976 Thủ tướng
Chính phủ ký Quyết định 401-TTg về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của
Thư viện Quốc gia Việt Nam, trong đó có xác định một trong các nhiệm vụ
qua trọng của TVQGVN là thu nhận các luận án tiến sĩ của cơng dân Việt
Nam bảo vệ trong và ngồi nước, và của cơng dân nước ngồi bảo vệ tại Việt
Nam. Quyết định này là mốc đánh dấu cho sự ra đời của kho luận án tại
TVQGVN.
Có thể nói, trước năm 1976 công tác thu nhận luận án tại TVQG VN
chưa được chú trọng, vì khi đó số lượng các nhà nghiên cứu có học vị Tiến sĩ
và Phó tiến sĩ cịn chưa nhiều, cơng trình nghiên cứu của họ cũng chưa có một
số lượng đáng kể, đồng thời trong thời gian đất nước ta chưa thống nhất, số
lượng luận án của các nhà nghiên cứu bảo vệ bên nước ngoài chiếm một số
lượng đáng kể không được đưa về Việt Nam.
Sau khi đất nước được giải phóng, Đảng và nhà nước ta muốn đưa đất
nước đi lên con đường xã hội chủ nghĩa. Muốn vậy thì cơng việc đầu tiên là
phải xây dựng một đội ngũ cán bộ có trình độ khoa học kỹ thuật cao. Chính vì
vậy mà Đảng ta đã xác định Giáo dục là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao

Footer Page 17 of 126.

17



Header Page 18 of 126.

dân trí, đào tạo nhân lực, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho công cuộc xây
dựng và phát triển đất nước.
Trước tình hình đó, nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi,
khuyến khích các tầng lớp trí thức giúp họ học tập, nghiên cứu ở các nước xã
hội chủ nghĩa láng giềng, mang những tri thức ấy về phục vụ công cuộc xây
dựng và phát triển đất nước mình. Với sự quan tâm của Đảng và nhà nước,
đội ngũ cán bộ khoa học của nước ta ngày càng tăng lên về số lượng và chất
lượng.
Kết hợp với việc thực hiện Quyết định 401/TTg, ngay từ năm 1976
TVQGVN đã tiếp nhận số luận án ở hai cơ quan là Thư viện Khoa học Xã hội
và Thư viện Khoa học Kỹ thuật Trung ương. Từ đó cho đến nay, TVQGVN là
nơi duy nhất nhận lưu chiểu luận án trong cả nước. TVQGVN đã xây dựng
một bộ sưu tập luận án có quy mơ lớn nhất trong cả nước để phục vụ độc giả
có nhu cầu tìm hiểu nghiên cứu loại hình tài liệu mang tính khoa học này.

1.2.2. Vai trị của kho luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam
Luận án là một cơng trình nghiên cứu sáng tạo của một cán bộ khoa học
có trình độ đại học trở lên về một ngành hay một lĩnh vực khoa học nào đó và
đã bảo vệ thành công trước hội đồng khoa học quốc gia và cơng chúng, tác giả
của luận án đó đã được công nhận một học vị nhất định – học vị tiến sĩ. Đây
là loại hình tài liệu khơng xuất bản, bởi thế nó được xếp vào loại hình tài liệu
quý hiếm của Thư viện, cũng là của quốc gia.
Luận án mang trong mình một lượng tri thức lớn, được xác lập cân đối
giữa lý thuyết và thực hành, giá trị ứng dụng thực tiễn, giữa tính kế thừa và

Footer Page 18 of 126.


18


Header Page 19 of 126.

những điểm mới, điểm sáng tạo, vì các cơng trình nghiên cứu này đều xuất
phát từ yêu cầu cấp bách đặt ra trong cuộc sống về kinh tế, văn hóa, khoa học
tự nhiên, xã hội, giáo dục, khoa học kỹ thuật và công nghệ. Bởi thế mà luận
án có giá trị khoa học và tính thực tiễn cao.
Luận án cịn mang trong mình tính dân tộc và tính quốc tế. Bản thân nó
xuất thân từ những hồn cảnh khác nhau, nên nhìn một cách tổng thể vào kho
luận án tại TVQGVN có thể thấy được sự giao thoa giữa các môn loại khoa
học, sự kết hợp giữa các nền tri thức của các quốc gia.
Những luận án bảo vệ trong nước có nội dung, đề tài sát với thực tế ở
Việt Nam, nên đa số những luận án đó có thể áp dụng thiết thực vào các
ngành, các cơ sở sản xuất ở Việt Nam. Vì vậy luận án mang tính dân tộc sâu
sắc.
Đối với các luận án nghiên cứu và bảo vệ ở nước ngoài thì xuất phát từ
đặc điểm của từng nước mà các nghiên cứu sinh đã học tập và nghiên cứu thì
luận án đã giúp cho nền kinh tế Việt Nam có thể tiếp cận với ánh sáng khoa
học phương Tây, từ đó áp dụng vào Việt Nam. Luận án từ đó là nguồn tài liệu
mang tính quốc tế.
Đặc biệt luận án đã phản ánh được thành tựu hết sức to lớn của sự
nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay, đó là đào tạo
được đội ngũ cán bộ khoa học cơng nghệ có trình độ cao cả về số lượng và
chất lượng.
Luận án là một nguồn lực thông tin đang được lưu giữ tại TVQGVN.
Cùng với các tài liệu khác, luận án tiến sĩ ln đóng vai trò quan trọng trong
việc đáp ứng thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin tại thư viện.


Footer Page 19 of 126.

19


Header Page 20 of 126.

Đối với các nhà khoa học thì luận án tiến sĩ là minh chứng để khẳng
định sự thành cơng trong q trình nghiên cứu và là căn cứ để xác định học vị
tiến sĩ của họ.
Đối với độc giả có nhu cầu tham khảo các cơng trình nghiên cứu có liên
quan tới lĩnh vực mình đang nghiên cứu thì luận án là một lọa tài liệu tham
khảo cung cấp cho người đọc những kiến thức thực tế đã được kiểm nghiệm
qua quá trình nghiên cứu của người đi trước.
Đối với xã hội thì luận án tiến sĩ là một trong những di sản văn hóa quý
báu của đất nước. Nó giữ gìn thành quả của những người đi trước để truyền
lại cho thế hệ mai sau.

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ
KHAI THÁC LUẬN ÁN TẠI THƢ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM
2.3. Công tác quản lý luận án tại Thƣ viện Quốc gia Việt Nam

Footer Page 20 of 126.

20


Header Page 21 of 126.


2.3.1. Công tác lưu chiểu đối với luận án tại Thư viện Quốc gia Việt
Nam
 Sơ lược về công tác lưu chiểu
Cùng với việc thành lập Thư viện công cộng Trung ương Đông Dương
(1917), ngày 31/01/1922 thực dân Pháp đã ban hành Nghị định 22 về việc
thành lập Sở lưu chiểu và quy định nộp lưu chiểu chính thức xuất bản phẩm
trên 5 xứ Đơng Dương.
Sở có nhiệm vụ thu nhận sách, báo, tạp chí, bản đồ được xuất bản trên
tồn cõi Đơng Dương và biên soạn Danh mục ấn phẩm lưu chiểu năm. Nghị
định 22 đánh dấu sự ra đời của chế độ lưu chiểu xuất bản phẩm ở Việt Nam
nói riêng và ở tồn cõi Đơng Dương nói chung.
Sau Nghị định 22, thực dân Pháp còn ban hành thêm nhiều nghị định,
quy định nhằm cải tiến, hồn thiện cơng cuộc vơ vét tài di sản văn hóa tinh
thần của các nước Đơng Dương như: Sắc lệnh ngày 29/01/1945; Nghị định
ngày 12/10/1946. Tuy nhiên, cũng chính đây là những mốc lịch sử rất quan
trọng đánh dấu sự ra đời và cũng là nấc thang đưa công tác lưu chiểu của
nước ta tiến lên như ngày nay.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Hồ chủ tịch thay mặt
Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành Sắc lệnh 18-SL
ngày 31/01/1946 và Nghị định ngày 12/02/1946 quy đinh chế độ lưu chiểu
của Việt Nam. Đây chính là một mốc lịch sử quan trọng của TVQGVN nói
riêng và chế độ nộp lưu chiểu của nước Việt Nam nói chung. Nó là cơ sở nền
tảng cho sự ra đời của Phòng lưu chiểu tại TVQGVN.

Footer Page 21 of 126.

21


Header Page 22 of 126.


Qua nhiều lần ban hành các văn bản pháp luật về công tác lưu chiểu của
nước ta có thay đổi về số lượng bản nộp lưu chiểu, cho đến năm 2004 thông
qua Luật xuất bản sửa đổi của Quốc hội nước Việt Nam quy định nhà xuất
bản phải nộp 5 bản cho TVQG, trường hợp số lượng in dưới 3 bản thì nộp 2
bản.
Qua bao nhiêu năm tháng, hiện nay TVQGVN đã có một kho xuất bản
phẩm lưu chiểu đồ sộ có giá trị khoa học cao.
 Công tác lưu chiểu đối với luận án tại Thư viện Quốc gia Việt
Nam
Theo Quyết định số 401/TTG ra ngày 07/10/1976 của Thủ tướng chính
phủ, TVQG VN với tư cách là trung tâm lưu trữ ấn phẩm quốc gia lớn nhất
trong cả nước, được nhà nước giao cho chức năng nhiệm vụ và quyền hạn là
thu nhận các luận án tiến sĩ và phó tiến sĩ (nay gọi là tiến sĩ) của người Việt
Nam đã bảo vệ trong và ngoài nước.
Tuy nhiên việc thực thi theo Quyết định pháp luật được thực hiện chưa
nghiêm chỉnh. Có một phần nhỏ các nghiên cứu sinh sau khi bảo vệ luận án đã
không nộp lưu chiểu về cho Thư viện, đặc biệt là các nghiên cứu sinh bảo vệ
ở các cơ sở phía Nam vẫn nộp luận án cho Thư viện Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 13/10/2004 Bộ GD&ĐT đã có Cơng văn số 8972/ĐH&SĐH quy
định: “Các luận án sau khi bảo vệ thành công nộp cho TVQGVN – 31 Tràng
Thi – Hà Nội (kể cả luận án của nghiên cứu sinh thuộc cơ sở phía Nam) một
bản luận án (đóng quyển và trên đĩa mềm) và có giấy biên nhận của TVQG
VN trong hồ sơ cấp gửi vệ Bộ Giáo dục và đào tạo”.

Footer Page 22 of 126.

22



Header Page 23 of 126.

Vì vậy TVQG VN là thư viện duy nhất trong cả nước có bộ sưu tập tài
liệu quý hiếm này.
Trong những năm gần đây, trung bình mỗi năm TVQGVN thu nhận
khoảng 1000 luận án tiến sĩ. Số lượng luận án tiến sĩ nộp vào Thư viện qua
các năm có xu hướng ngày càng tăng, thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.

Footer Page 23 of 126.

23


Header Page 24 of 126.

Footer Page 24 of 126.

24


Header Page 25 of 126.

Như vậy so với thời điểm năm 1976, trong vòng 10 năm đến năm 1987,
số lượng bản luận án tại TVQG đã tăng lên gấp 2 lần. Đến năm 2002, trong
khoảng 15 năm số lượng luận án tăng lên gấp 4 lần so với năm 1987. Mặc dù
so với các loại hình tài liệu khác có ở thư viện thì số lượng này là khơng
nhiều, nhưng với tính chất đặc thù là tài liệu quý hiếm thì con số đó là đáng
kể.

Điều này cho thấy cùng với sự đi lên của đất nước, trong những năm
đổi mới, và những năm đất nước ta trong đà phát triển thì nền học vấn của
nhân dân ta cũng tăng lên rõ rệt. Từ năm 2002 cho đến thời điểm năm 2010,
trong khoảng 8 năm đầy biến động của đất nước, số người đạt học vị tiến sĩ
của nước ta cũng là một con số khơng nhỏ. Nó được minh chứng bởi số lượng
luận án nộp vào TVQG. Con số đó đã tăng lên gần gấp đơi, đạt mức trên 15
nghìn luận án.
Luận án tiến sĩ tại TVQG đa dạng về các mơn loại khoa học, có sự phân
bố giữa các ngành giữa lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và khoa
học xã hội, thể hiện qua bảng số liệu thống kê dưới đây:

Footer Page 25 of 126.

25


×