Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

giáo án toán lớp 5 tuần 27

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.7 KB, 16 trang )

Lớp: 5D

Năm học: 2016 – 2017

TUẦN 27
Thứ ba ngày 21 tháng 03 năm 2017
Ngày soạn :18/ 03 /2017
Ngày giảng:21/03/2017

Chiều
LUYỆN TẬP
A.Mục tiêu:
- Củng cố cách tính quãng đường
- Rèn kĩ năng tính tóan.

B. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Bài 1: Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài, nêu yêu cầu của bài.
- Cho học sinh làm bài vào vở. Hướng dẫn học sinh ghi theo cách:
Với v = 32,5 km/h; t = 4 thì s = 32,4 x 4 = 130 (km)
- Giáo viên lưu ý học sinh đổi đơn vị ở cột 3 trước khi tính:
2
36 km/h = 0,6 km/phút hoặc 40 phút = giê
3
- Giáo viên gọi học sinh đọc kết quả và nhận xét bài làm của học sinh
Bài 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tính thời gian đi của ô tô
12 giờ 15 phút - 7 giờ 30 phút = 4 giờ 45 phút
4 giờ 45 phút = 4,74 giờ
- Giáo viên cho học sinh làm tiếp rồi chữa bài.
Bài 3: Giáo viên cho học sinh lựa chọn một trong hai cách đổi đơn vị
8km/h = ...km/phút
hoặc 15 phút =.....giờ


- Giáo viên phân tích, chọn cách đổi 15 phút = 0,25 giờ
- Giáo viên cho học sinh làm bài vào vở.
C. Củng cố, dặn dò:
- Vài HS nhắc lại kiến thức chính của bài.
- Bài sau: Thời gian
_______________________________________
Tiết 2- Mĩ thuật: VẼ TRANH: ĐỀ TÀI MÔI TRƯỜNG
I.Mục tiêu:
- HS vẽ được tranh về đề tài môi trường.
II.Đồ dùng dạy học
-Sưu tầm tranh ảnh đẹp về môi trường ( phong cảnh, các hoạt động bảo vệmôi
trường).
- Hỡnh gợi ý cỏch vẽ.
- Bài vẽ của HS lớp trước.
1


Lớp: 5D
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu

Năm học: 2016 – 2017

A/Bài cũ:

-Chấm bài kẻ chữ của HS.
B/ Bài mới
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài
- GV giới thiệu tranh ảnh về môi trường và gợi ý để HS nhận ra:
+ Không gian sống quanh ta có đồi núi, ao hồ, kênh rạch, sông biển, cay cối,
đường sá, nhà cửa, bầu trời,...

+ Mụi trường xanh - sạch- đẹp rất cần cho cuộc sống con người.
+ Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của mọi người. Có nhiều cách để giữ gỡn bảo vệ
mụi trường như thu gom rác, làm vệ sinh gừ xúm, làm sạch nguồn nước, trồng cây,
bảo vệ rừng, chống săn bắt động vật quý hiếm,...
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
- GV gợi ý HS tỡm chọn cỏc hỡnh ảnh chớnh, phụ làm rừ nụi dung đề tài để vẽ
tranh.
- Gợi ý HS cách vẽ thông qua hình gợi ý.
Hoạt động 3: Thực hành
- Vẽ theo cá nhân: vẽ vào giấy vẽ hoặc vỡ thực hành.
- GV theo dõi, gợi ý, bổ sung để HS hoàn thành bài vẽ.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV gợi ý HS nhận xét và xếp loại một số bài vẽ đẹp hoặc chưa đẹp về:
+ Cách chọn nội dung.
+ Cách sắp xếp hình ảnh.
+ Cách vẽ hình.
+ Cách vẽ màu.
- HS tự nhận xột, xếp loại theo cảm nhận riêng.
C/Củng cố, dặn dò
- Quan sỏt lọ, hoa, quả và chuẩn bị cho bài mẫu sau.
Tiết 3- LTVC :

MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG

I. Mục đích, yêu cầu:
Mở rộng, hệ thống hoá, tích cực hoá vốn từ gắn với chủ điểm Nhớ nguồn.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam; Ca dao, dân ca Việt Nam .
- Bút dạ và một số tờ phiếu khổ to để HS làm BT1 theo nhóm.
- Vở BT tiếng việt 5, tập hai (nếu có) và một số tờ phiếu kẻ sẵn các ô chữ ở BT2

(mẫu trong SGK) để HS làm baìa theo nhóm.

2


Lớp: 5D
Năm học: 2016 – 2017
III. Các hoạt động dạy - học:
A - Kiểm tra bài cũ
B - Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài
Bài tập 1
- HS đọc yêu cầu của BT (đọc cả mẫu)
- GV chia lớp thành các nhóm, phát phiếu và bút dạ cho các nhóm thi làm bài;
nhắc HS: BT yêu cầu các em minh hoạ mỗi truyền thống đã nêu bằng một câu tục
ngữ hoặc ca dao, nhóm nào tìm được nhiều hơn càng đáng khen.
- Các nhóm HS trao đổi, viết nhanh những câu tục ngữ, ca dao tìm được.
- Đại diện mỗi nhóm dán kết quả làm bài lên bảng, trình bày. Cả lớp và GV nhận
xét, kết luận nhóm thắng cuộc - nhóm viết được nhiều câu, viết đúng và viết
nhanh.
- HS làm bài vào vở - mỗi HS viết ít nhất 4 câu tục ngữ hoặc ca dao minh họa cho
4 truyền thống đã nêu.
Bài tập 2
- Một HS đọc yêu cầu của bài tập, giải thích bằng cách phân tích mẫu (cầu kiều,
khác giống).
- Cả lớp đọc thầm lại nội dung BT.
- HS làm bài theo nhóm - các em đọc thầm từng câu tục ngữ, ca dao hoặc câu thơ,
trao đổi, phỏng đoán chữ còn thiếu trong câu, điền chữ đó vào ô trống. GV phát
phiếu và bút dạ cho các nhóm thi làm bài, giữ bí mật lời giải.

-Sau thời gian quy định, đại diện mỗi nhóm dán kết quả làm bài lên bảng lớp, đọc
kết quả, giải ô chữ màu xanh. Cảe lớp và GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc là
nhóm giải ô chữ theo lời giải đúng: Uống nước nhớ nguồn.
- HS tiếp nối nhau đọc lại tất cả các câu tục ngữ, ca dao, câu thơ sau khi đã điền
các tiếng hoàn chỉnh.
- Cả lớp làm bài vào ô chữ trong VBT theo lời giải đúng - ô chữ hình S, màu xanh
là: Uống nước nhớ nguồn.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu mỗi HS về nhà học thuộc ít nhất 10 câu tục ngữ, ca dao trong BT1,2.

3


Lớp: 5D

Năm học: 2016 – 2017
Thứ tư ngày 22 tháng 03 năm 2017
Ngày soạn :19/ 03 /2017
Ngày giảng:22/03/2017

Sáng
ĐẤT NƯỚC

Tiết 1-Tập đọc:
I. Mục đích, yêu cầu::
1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài thơ với giọng tràm lắng, cảm hứng ca ngợi, tự ào về
đát nước.
2. Hiểu ý nghĩa bài thơ: Thể hiện niềm vui, niền tự hào về đất nước tự do, tình yêu
th thiết của tác giả đỗi với đất nước, với truyền thống bát khuất cảu dân tộc.

3. Học thuộc lòng bài thơ
II - Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III - Các hoạt động dạy học:
A - Kiểm tra bài cũ
HS đọc lại bài Tranh làng Hồ, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
B - Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Đất nước
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Một HS giỏi đọc bài thơ.
- HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Nhiều HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ. HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài thơ, giọng đọc phù hợp với cảm xúc được thể hiện ở
từng khổ thơ: khổ 1, 2 - giọng tha thiết, bâng khuâng; khổ 3, 4 - nhịp nhanh hơn,
giọng vui, khoẻ khoắn, tràn đầy tự hào; khổ 5 - giọng chậm rãi, trầm lắng, chứa
chan tình cảm, sự thành kính.
b) Tìm hiểu bài
- "Những ngày thu đã xa" được tả trong hai khổ thơ đẹp mà buồn. Em hãy tìm những
từ ngữ nói lên điều đó. (Những ngày thu đã xa đẹp: sáng mát trong, gió thổi mùa thu
hương cốm mới; buồn : sáng chớm lạnh, những phố dài xao xác heo may, thêm nắng,
lá rơi đầy, người ta đi đâu không ngoảnh lại.)
- Cảnh đất nước trong mua thu mới được tả trong mua thu thứ ba đẹp như thế nào?
(Đất nước trong mùa thu mới rất đẹp : rừng tre phất phới; trời thu thay áo mới, trời
thu trong biếc. Vui : rừng tre phất phới, trời thu nói cười thiết tha.)
- Tác giã đã sử dụng biện pháp gì để tả thiên nhiên, đất troìư trong mùa thu thắng
lợi của cuộc kháng chiến? (Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hoá - làm cho trời
4



Lớp: 5D

Năm học: 2016 – 2017

cũng thay áo, cũng nói cười như con người - để thể hiện niền vui phơi phới, rộn
ràng của thiên nhiên, đất trời trong mùa thu thắng lợi của cuộc kháng chiến.)
- Lòng tự hào về đất nước tự do và về truyền thống bất khuất của dân tộc được thể
hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào ở hai khổ thơ cuối?
+ Lòng tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc được thể hiện qua những từ
ngữ sau: Nước của những người chưa bao giờ khuất; qua hình ảnh: Đêm đêm rì
rầm trong tiếng đất. Những buổi ngày xưa vọng nói về (tiếng của ông cha từ nghìn
năm lịch sữ vọng về nhắn nhủ cháu con...)
c) Đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng bài thơ
- Một tốp HS liếp nối nhau luyện đọc diễn cảm từng khổ thơ dưới sự hướng dẫn
của GV.
- GV chọn hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 -2 khổ thơ tiêu biểu.
- HS đọc nhẩm thuộc từng câu, cả bài thơ.
- HS thi HTL từng khổ, cả bài thơ.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại ý nghĩa cảu BT.
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.

Tiết 2-Toán:

THỜI GIAN

A.Mục tiêu:
- Hình thành cách tính thời gian của một chuyển động
- Thực hành tính thời gian của một chuyển động.


B.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hình thành cách tính thời gian
a. Bài toán 1: Giáo viên cho học sinh đọc bài toán, trình bày lời giải bài toán
- Giáo viên cho học sinh rút ra quy tắc tính thời gian của chuyển động
- Giáo viên cho học sinh phát biểu rồi viết công thức tính thời gian
b. Bài toán 2: Giáo viên cho học sinh đọc, nói cách làm và trình bày lời giải bài
toán
- Gọi học sinh nhận xét bài của bạn.
- Giáo viên giải thích, trong bài toán này số đo thời gian viết dưới dạng hỗ số là
thuận tiện nhất.
- Giáo viên giải thích lí do đổi số đo thời gian thành 1 giờ 10 phút cho phù hợp với
cách nói thông thường.
- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại cách tính thời gian, nêu công thức tính thời gian:
t = s: v
- Giáo viên viết sơ đồ lên bảng
v=s:t
5


Lớp: 5D

Năm học: 2016 – 2017
s=vxt

t=s:v
Giáo viên lưu ý học sinh, khi biết hai trong ba đại lượng; vận tốc, quãng đường,
thời gian ta có thể tính được đại lượng thứ ba.
2. Thực hành
Bài 1: Giáo viên cho học sinh làm bài vào vở theo hướng dẫn

- Lưu ý học sinh có thể làm chẳng hạn
81 : 36 = 2

9
1
(giê) = 2 (giê)
36
4

hoặc: 81 : 36 = 2,25 (giờ)
Bài 2 và bài 3: Giáo viên cho học sinh tự làm bài rồi gọi 2 học sinh lên bảng làm,
cho lớp nhận xét bài làm của bạn.
C. Củng cố, dặn dò:
-2 HS nhắc lại công thức, quy tắc tính thời gian.
- Làm thêm các bài tập ở vở bài tập bài sau: Luyện tập.

Tiết 3-Tập làm văn:

ÔN TẬP VỀ TẢ CÂY CỐI

I. Mục đích, yêu cầu:
1.Củng cố hiểu biết về văn tả cây cối: Cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối, trình tự
miêu tả. Ngững giác quan được sử dụng để quan sát. những biện pháp tu từ được
sử dụng trong bàn văn.
2.Nâng cao kĩ năng làm bài văn tả cây cối.
II - Đồ dùng dạy học:
- Bút dạ và một số tờ giấy khổ to kẻ bảng nội dung BT1:
- Một tờ giấy khổ to ghi những kiến thức cần ghi nhớ về bài văn tả cây cối.
- Trang, ảnh hoặc vật thật: một số loài cây, hoa, quả (giúp HS quan sát, làm BT2)
III. Các hoạt động dạy - học:

A - Kiểm tra bài cũ
HS đọc lại đoạn văn hoặc bài văn về nhà các em đã viết lại sau tiết Trả bài văn tả
đồ vật tuần trước.
B - Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1 (thực hiện nhanh)
- Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT1, cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV dán lên bảng tờ phiếu ghi những kiến thức cần ghi nhớ về bài văn tả cây cối;
mời một HS đọc lại:
6


Lớp: 5D

Năm học: 2016 – 2017

- Cả lớp đọc thầm lại bài Cây chuối mẹ, suy nghĩ, trả lời lần lượt các câu hỏi.. GV
phát riêng phiếu cho 3 - 4 HS.
- Những HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp trình bày. Cả lớp và GV nhận
xét, bổ sung, chốt lại lời giải.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài.
- GV nhắc HS chú ý:
+ Đề bài yêu cầu mỗi em chỉ viết một đoạn văn ngắn, chọn tả chỉ một bộ phận của
cây (lá hoặc hoa, qủa, rễ, thân).
+ Khi tả, HS có thể chọn cách miêu tả khía quát rồi tả cho tiết hoặc tả sự biến đổi
của bộ phận đó theo thời gian. Cần chú ý cách thức miêu tả, cách quan sát, so sánh,
nhân hoá.....
- GV giới thiệu tranh, ảnh hoặc vật thật: một số loài cây, hoa, quả để HS quan sát,
làm bài.

- GV hỏi HS đã quan sát một bộ phận của cây để chuẩn bị viết đoạn văn theo lời
dặn của thầy (cô) như thế nào. Mời một vài HS nói các em chọn bộ phận nào của
cây. (VD: Em chọn tả quả đào trên cây đào nhà bác Lê./ Em chọn tả bộ rễ của cây
si già trong sân trường./ Em chọn tả những tầng lá của cây bàng trong xóm em./...)
- Cả lớp suy nghĩ, viết đoạn văn vào vỡ BT.
- Một HS đọc đoạn văn đã viết. Cả lớp và GV nhận xét. GV chấm điển những đoạn
văn hay.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu những HS viết đoạn văn tả một bộ phận của cây chưa đạt về nhà hoàn
chỉnh lại đoạn văn; cả lớp chuận bị cho tiết viết bài văn tả cây cối tiếp theo (đọc
trước 5 đề, chọn một đề, quan sát trước một loài cây).
Tiết 4-Khoa học: CÂY CON CÓ THỂ MỌC LÊN TỪ MỘT SỐ

BỘ PHẬN CỦA CÂY
I. Mục tiêu:
- Quan sát, tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau.
- Kể tên một số cây được mọc ra từ từ bộ phận của cây mẹ.
- Thưc hành trồng cây bằng một bộ phận của cây mẹ.
II.Đồ dùng:
- Hình trang 110, 111 SGK
- Chuẩn bị theo nhóm:
+ Vài ngọn mía, vài củ khoai tây, lá bỏng (sống đời), củ gừng, riềng, hành, tỏi.
+ Một thùng giấy (hoặc gỗ) to đựng đất (nếu nhà trường không co vườn trường
chậu để trồng cây).
7


Lớp: 5D


Năm học: 2016 – 2017

III.Các hoạt động:
1. Bài cũ: - Điều kiệm để hạt nẩy mầm là gì?
- Kiển tra sự chuẩn bị của hoc sinh
2.Bài mới:
Hoạt động 1: Quan sát
Mục tiêu: - Quan sát, tìm vị trí chồỉ ở một số cây khác nhau
- Kể tên một số cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ
Cách tiến hành: - HS làm việc nhóm 4.
- Quan sát hình vẽ SGK:
? Tìm chồi của ngọn mía, củ khoai tây, lá bổng, cũ gừng, hành tỏi.
? Chỉ vào hình 1 SKG/110 nói về cách trồng mía
- HS đại diện trình bày kết quả - HS nhóm klhác bổ sung.
- HS kể tên một số cây khác có thể trồng bằng một bọ phận của cây me.
Kết luận: ở thực vật, cây con có thể mọc lên từ hạt và mọc lên từ một số bộ phận
của cây mẹ.
Hoạt động 2: Thực hành
Mục tiêu: Hs thực hành trồng cây bằng một bộ phận của cây mẹ
Cách tiến hành: HS tập trồng cây theo nhóm vào thùng hoặc chậu đã chuẩn bị sẵn.
3. Củng cố: Nhận xét tiết học
Dặn dò: Thực hành trồng cây ở nhà.
Chiều
Tiết 1- Luyện Toán:

THỜI GIAN

A.Mục tiêu:
- Biết cách tính thời gian của một chuyển động
- Thực hành tính thời gian của một chuyển động.


B.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Giáo viên cho học sinh làm bài vào vở theo hướng dẫn
- Lưu ý học sinh có thể làm chẳng hạn
81 : 36 = 2

9
1
(giê) = 2 (giê)
36
4

hoặc: 81 : 36 = 2,25 (giờ)
Bài 2 và bài 3: Giáo viên cho học sinh tự làm bài rồi gọi 2 học sinh lên bảng làm,
cho lớp nhận xét bài làm của bạn.
C. Củng cố, dặn dò:
-2 HS nhắc lại công thức, quy tắc tính thời gian.

8


Lớp: 5D
Tiết 2- Tập làm văn:

Năm học: 2016 – 2017

ÔN TẬP VỀ TẢ CÂY CỐI

I. Mục đích, yêu cầu:

1.Củng cố hiểu biết về văn tả cây cối: Cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối, trình tự
miêu tả. Ngững giác quan được sử dụng để quan sát. những biện pháp tu từ được
sử dụng trong bàn văn.
2.Nâng cao kĩ năng làm bài văn tả cây cối.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1 (thực hiện nhanh)
- Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT1, cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV dán lên bảng tờ phiếu ghi những kiến thức cần ghi nhớ về bài văn tả cây cối;
mời một HS đọc lại:
- Cả lớp đọc thầm lại bài Cây chuối mẹ, suy nghĩ, trả lời lần lượt các câu hỏi.. GV
phát riêng phiếu cho 3 - 4 HS.
- Những HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp trình bày. Cả lớp và GV nhận
xét, bổ sung, chốt lại lời giải.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài.
- GV nhắc HS chú ý:
+ Đề bài yêu cầu mỗi em chỉ viết một đoạn văn ngắn, chọn tả chỉ một bộ phận của
cây (lá hoặc hoa, qủa, rễ, thân).
+ Khi tả, HS có thể chọn cách miêu tả khía quát rồi tả cho tiết hoặc tả sự biến đổi
của bộ phận đó theo thời gian. Cần chú ý cách thức miêu tả, cách quan sát, so sánh,
nhân hoá.....
- GV giới thiệu tranh, ảnh hoặc vật thật: một số loài cây, hoa, quả để HS quan sát,
làm bài.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu những HS viết đoạn văn tả một bộ phận của cây chưa đạt về nhà hoàn
chỉnh lại đoạn văn; cả lớp chuận bị cho tiết viết bài văn tả cây cối tiếp theo (đọc
trước 5 đề, chọn một đề, quan sát trước một loài cây).
Tiết 3 - Âm nhạc:
ÔN: EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA

I. Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca, biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- Cảm nhận được những hình ảnh đẹp trong bài hát
II. Chuẩn bị:
- GV hát chuẩn xác bài hát
- HS: Sách GK âm nhạc lớp 5
III. Các hoạt động dạy học:
9


Lớp: 5D
1. Phần mở đầu:
- GV giới thiệu nội dung tiết học
2. Phần hoạt động
Nội dung: Ôn bài: Em vẫn nhớ trường xưa.
Hoạt động 1: Ôn
Hát kết hợp các hoạt động
- Hát kết hợp gõ theo phách, theo nhịp
- Hát kết hợp vận động tại chỗ
3. Phần kết thúc.
- GVcho HS hát lại bài hát
- Dặn HS ôn bài đã học và chuẩn bị bài học sau

Năm học: 2016 – 2017

Thứ năm ngày 23 tháng 03 năm 2017
Ngày soạn :20/ 03 /2017
Ngày giảng:23/03/2017

Chiều

Tiết 1- Luyện Toán:

LUYỆN TẬP

A.Mục tiêu:
- Củng cố cách tính thời gian của chuyển động
- Củng cố mối quan hệ giữa thời gian với vận tốc và quãng đường

B.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại công thức tính thời gian của một chuyển động
- Cho học sinh rút ra công thức tính vận tốc, quãng đường từ công thức tính thời
gian.
Bài 1: Giáo viên cho học sinh tính, điền vào ô trống, gọi học sinh kiểm tra kết quả
của bạn
Bài 2:
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tính: 72 giờ : 96 = 3/4 (giờ)
3
4 giờ = 45 phút

Bài 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh có thể đổi:
420 pm/phút = 0,42 km/phút hoặc 10,5 km = 10500m.
C. Củng cố, dặn dò:
- HS thi tìm nhanh cách đổi một số đơn vị đo thời gian.
- Bài sau: Luyện tập chung.

10


Lớp: 5D


Năm học: 2016 – 2017

Tiết 2 –LTVC:

LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI
BẰNG TỪ NGỮ NỐI
I. Mục đích, yêu cầu::
1. Hiểu thế nào là liên kết câu bằng từ ngữ nối.
2. Biết tìm các từ ngữ nối trong đoạn văn; biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết
câu.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài: Nêu MĐ,YC của tiết học.
Bài tập 1
- Một HS đọc nôi dung BT2.
- Cả lớp đọc thầm lại mẫu chuyện vui, suy nghĩ, phát hiện những chổ dùng từ nối
sai.
- GV dán lên bảng tờ phiếu phô tô mẫu chuyên vui, mời một HS lên bảng gạch
dưới từ nối sai, sữa lại cho đúng. Cả lớp và Gv nhận xét, chốt lại cách chữa đúng:
Từ nối dùng sai
- Bố ơi, bố có thể viết trong bóng tối được không?
Thay từ nhưng bằng vậy, vậy thì, thế thì,
- Bố viết được.
Nhưng bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con ?
- Vậy (vậy thì. nếu vậy thì, thế thì, nếu thế thì) bố hay tắt đèn đi và hãy kí vào sổ
liên lạc cho con.
- HS đọc thầm lại mẫu chuyện vui, nhận xét về tính láu lĩnh của cậu bé trong
truyện
5. Củng cố, dăn dò
GV nhận xét tiết hoc. Dặn HS ghi nhớ kiến thức vừa học để biết dung từ từ ngữ nối
khi viết câu, đoạn, bài, tạo nên những đoạn, bài viết có liên kết chặt chẽ.

Tiết 3-Kỹ thuật:

LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN

I. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được cấu tạo chính của mạch điện đơn giản.
- Ghép được sơ đồ và lắp được mạch điện đơn giản.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi ghép sơ đồ và lắp mạch điện đơn giản.
II.Chuẩn bị:
-Sơ đồ mạch điện đã ghép.
III. Lên lớp:
1.Kiểm tra bài cũ:
Học sinh nêu cấu tạo chính của mạch điện
11


Lớp: 5D

Năm học: 2016 – 2017

2.Bài mới:
*Giới thiệu bài: Lắp mạch điện đơn giản
*Hoạt động 3: Học sinh thực hành lắp mạch điện đơn giản.
a. Học sinh chọn đứng và đủ các chi tiết và thiết bị điện theo SGK.
-Giáo viên kiểm tra học sinh các chi tiết và thiết bị điện.
b. Lắp ghép học sinh quan sát kĩ hình 1 trong SGk trước khi học sinh thực hành lắp
sơ đồ mạch điện.
-Giáo viên kiểm tra, theo dõi uốn nắn cho các học sinh còn lúng túng.
c. lắp mạch điện:
-Trước khi học sinh tiến hành lắp mạch điện, giáo viên gọi học sinh đọc phần ghi

nhớ để toàn lớp nắm vững quy trình lắp.
-Yêu cầu học sinh phải quan sát hình trước khi lắp mạch điện.
*Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm
-Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc chỉ định một
số em.
-Giáo viên nhắc lại tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III
3.Củng cố dặn dò:
-Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài
-Về nhà học bài và xem bài mới.
Thứ sáu ngày 24 tháng 03 năm 2017
Ngày soạn :21/ 03 /2017
Ngày giảng:24/03/2017

Sáng
CHÂU MĨ

Tiết 1 - Địa lí:
I.Mục tiêu:
Học sinh xác định và mô tả sơ lược được vị trí địa lí, giới hạn của Châu Mĩ trên
quả địa cầu hoặc trên bản đồ thế giới.
-Có một số hiểu biết về thiên nhiên của châu Mĩ và nhận biết chúng thuộc khu vực
nào của châu Mĩ.
-Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi và đồng bằng lớn ở châu mĩ trên bản đồ.
II.Chuẩn bị:
-Quả địa cầu hoặc bản đồ thế giới
-Bản đồ tự nhiên Châu Mĩ
III.Lên lớp:
1.Kiểm tra bài cũ:
Nêu hoạt động kinh tế ở châu Phi?
Cho biết thiên nhiên kinh tế, xã hội của Ai Cập?

2.Bài mới:
12


Lớp: 5D

Năm học: 2016 – 2017

*Giới thiệu bài: Châu Mĩ
a.Vị trí địa lí và giới hạn:
*Hoạt động 1: Làm theo nhóm
Bước 1: Giáo viên chỉ trên bản đồ đường phân chia hai bán cầu Đông, Tây, bán
cầu Đông và bán cầu tây.
- Quan sát quả địa cầu và cho biết: Những châu lục nào nằm ở bán cầu Đông và
châu lục nào nằm ở bán cầu Tây?
Bước 2: Học sinh trả lời các câu hỏi ở mục 1 SGK.
Cho biết Châu Mĩ giáp với những đại dương nào?
Châu Mĩ đứng thứ mấy về diện tích trong các châu lục trên thế giới.
Bước 3: Đại diện nhóm học sinh trả lời câu hỏi.
-Học sinh khác bổ sung.
-Giáo viên chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời.
b.Đặc điểm tự nhiên:
*Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
Bước 1: Học sinh trong nhóm quan sát các hình 1,2 và đọc SGK rồi thảo luận:
Quan sát hình 2, rồi tìm trên hình 1 các chữ a, b, c… và cho biết các ảnh đó được
chụp ở Bắc Mĩ, trung Mĩ hay Nam Mĩ.
-Nhận xét về địa hình châu Mĩ:
-Nêu tên và chỉ trên hình 1:
+ Các dãy núi cao ở phía tây châu Mĩ
+ Hai đồng bằng lớn của châu Mĩ

+ Các dãy núi thấp và cao nguyên ở phía đông châu Mĩ
+ Hai con sông lớn của châu Mĩ
Bước 2: Đại diện các nhóm học sinh trả lời câu hỏi trước lớp
-Học sinh khác bổ sung
-Học sinh chỉ trên bản đồ tự nhiên châu Mĩ vị trí của những dãy núi, đồng bằng và
sông lớn ở châu Mĩ.
- Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện phần trình bày
*Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
Châu Mĩ có những đới khí hậu nào?
Tại sao châu Mĩ lại có nhiều đới khí hậu?
Nêu tác dụng của rừng rậm A- ma –dôn?
-Giáo viên tổ chức cho học sinh giới thiệu bằng tranh ảnh hoặc bằng lời
3.Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài
- Về nhà học bài và xem bài mới

13


Lớp: 5D
Tiết 2-Tập làm văn:

Năm học: 2016 – 2017

TẢ CÂY CỐI (Kiểm tra viết)

I. Mục đích, yêu cầu:
HS viết được một bài tả cây cối có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan
sát riêng; dùng từ, dạt câu đúng; câu văn có hình ảnh cảm xúc.
II - Đồ dùng dạy học:

Giấy kiểm tra hoặc vỡ. Tranh vẽ hoặc ảnh chụp một số loài cây, trái theo đề văn.
III - Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn Hs làm bài
- Hai HS tiếp nối nhau đọc Đề bài và gợi ý của tiết Viết bài văn tả cây cối: HS1
đọc 5 đề bài, HS2 đọc gợi ý.
- Cả lớp đọc thầm lại các đề văn.
- GV hỏi HS đã chuẩn bị cho tiết viết bài (chọn đề, quan sát cây, trái theo đề đã
chọn) như thế nào.
3. HS làm bài
4. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học. Dăn HS về nhà luyện đọc lại các bài tập đọc; HTL các bài
thơ (có yêu cầu thuộc lòng) trong SGK Tiễng Việt 5, tập hai (từ tuần 19 - 27), để
kiểm tra lấy điểm trong tuần học tới- Nhận xét tiết học.
Tiết 3-Toán:

LUYỆN TẬP CHUNG

I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng thực hành tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Củng cố đổi đơn vị đo độ dài, đơn vị đo thời gian, đơn vị đo vận tốc.
II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
1. Phương pháp: thảo luận nhóm, hỏi đáp, thực hành.
2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.

IV. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2.
Bài mới: Luyện tập chung
Bài 1: Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài, nêu yêu cầu của bài.

- Giáo viên hướng dẫn để học sinh nhận ra: Thực hành bài toán yêu cầu so sánh
vận tốc của ô tô xe máy.
- Giáo viên cho học sinh làm vào vở, gọi học sinh đọc bài giải, cho học sinh nhận
xét bài làm của bạn
Bài giải:
4 giờ 30 phút = 4,5 giờ
Mỗi giờ ô tô đi được là:
14


Lớp: 5D

Năm học: 2016 – 2017

135 : 3 = 45 (km)
Mỗi xe máy đi được là:
135: 4,5 = 30 (km)
Mỗi ô tô đi được nhiều hơn xe máy là:
40 - 30 = 15 (km)
Đáp số : 15 km
- Giáo viên có thể nêu nhận xét: Cùng quãng đường đi, nếu thời gian của xe máy
gấp 1,5 lần thời gian đi của ô tô thì vận tốc của ô tô gấp 1,5 lần vận tốc của xe
máy.
Vận tốc của ô tô là: 135 : 3 = 45 (km/h)
Vận tốc của xe máy là: 45 : 1,5 = 30 (km/h)
Bài 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tính vận tốc của xe máy với đơn vị đo là
m/phút.
1250 : 2 = 625 (m/phút); 1 giờ = 60 phút
Một giờ xe máy đi được :
625 x 60 = 37500 (m)

37500 = 37,5 km
Vận tốc của xe máy là : 37,5 km/h
Bài 3: GV gọi HS nêu yêu cầu của bài toán.
- GV cho HS đổi đơn vị.
15,75 km = 15 750m
1 giờ 45 phút = 105 phút
- Cho HS làm bài vào vở.
Bài 4: GV gọi HS nêu yêu cầu của bài toán.
- GV cho HS đổi đơn vị: 72 km/ giờ = 72000m/ giờ.
- GV cho HS làm bài vào vở.
Bài giải:
72 km/ giờ = 72000 m/ giờ
Thời gian để cá heo bơi 2400m là :
2400 : 72000 = 1/30 (giờ)
1/30giờ = 60 phút x 1/30 = 2 phút
Đáp số : 2 phút

3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc cách tính vận tốc, quãng đường.
- Bài sau : Luyện tập chung.

15


Lớp: 5D
Năm học: 2016 – 2017
Tiết 4 - HĐTT:
SINH HOẠT ĐỘI
I. Mục tiêu:
- Đánh giá tình hình học tập, nề nếp của học sinh trong tuần qua.

- Nêu kế hoạch của tuần tới.
II. Lên lớp:
1. Lớp trưởng nhận xét:
Học sinh có ý kiến.
2. Giáo viên đánh giá chung:
*Ưu điểm: Đi học đầy đủ đúng giờ.
- Giữ gìn vệ sinh lớp học sạch sẽ, tác phong gọn gàng.
- Một số học sinh có ý thức vươn lên trong học tập: Quàn; Nghiếu; Tội, Cam.
*Khuyết điểm:
- Một số em chưa có ý thức học tập.
- Ngồi trong lớp còn nói chuyện nhiều: Châu.
3. Kế hoạch tới:
- Tổ chức vệ sinh trường lớp.
- Hạn chế việc nghỉ học không có lí do.

16



×