ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
VƢƠNG ĐỨC DŨNG
CHÍNH SÁCH ĐỊNH HƢỚNG NÔNG DÂN SỬ
DỤNG CÔNG NGHỆ SẠCH TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP - NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP
HUYỆN CẨM GIÀNG, TỈNH HẢI DƢƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Hà Nội - 2016
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
VƢƠNG ĐỨC DŨNG
CHÍNH SÁCH ĐỊNH HƢỚNG NÔNG DÂN SỬ
DỤNG CÔNG NGHỆ SẠCH TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP - NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP
HUYỆN CẨM GIÀNG, TỈNH HẢI DƢƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Mã số: 60 34 04 12
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Thanh Bình
Hà Nội - 2016
2
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.....................................................................................6
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................. 7
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu...................................................................................... 8
3. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................... 12
4. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................... 13
5. Mẫu khảo sát ...................................................................................................................... 13
6. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................... 14
7. Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................................... 14
8. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................................ 14
9. Kết cấu của luận văn ........................................................................................................ 15
CHƢƠNG 1. .............................................................................................................16
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHỆ SẠCH VÀ CHÍNH SÁCH ..........................16
ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ SẠCH ..................................................16
TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP .........................................................................16
1.1. Cơ sở lý luận về công nghệ sạch .................................................................................. 16
1.1.1. Các khái niệm cơ bản ................................................................................16
1.1.2. Nội dung quy trình công nghệ sạch ..........................................................19
1.1.3. Công nghệ sạch trong ngành nông nghiệp ..............................................21
1.2. Cơ sở lý luận về chính sách sử dụng công nghệ sạch .............................................. 25
1.2.1. Khái niệm “chính sách” ............................................................................25
1.2.2. Khái niệm “Chính sách sử dụng công nghệ sạch” ..................................29
1.2.3. Vai trò của chính sách sử dụng công nghệ sạch trong ngành nông
nghiệp........................................................................................................................29
1.2.4. Nội dung các chính sách sử dụng công nghệ sạch trong ngành nông
nghiệp........................................................................................................................30
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả ứng dụng chính sách sử dụng
công nghệ sạch trong ngành nông nghiệp..............................................................32
3
Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................................. 37
CHƢƠNG 2..............................................................................................................39
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐỊNH HƢỚNG NÔNG DÂN ..........................39
SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ SẠCH TRONG SẢN XUẤT......................................39
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM GIÀNG, ..............................39
TỈNH HẢI DƢƠNG GIAI ĐOẠN 2010 - 2014 ....................................................39
2.1. Sơ lƣợc về địa bàn nghiên cứu: huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dƣơng .................. 39
2.1.1. Tổng quan về tiềm năng phát triển kinh tế xã hội ...................................39
2.1.2. Đánh giá về tiềm năng phát triển kinh tế xã hội ......................................40
2.2. Thực trạng chính sách định hƣớng nông dân sử dụng công nghệ sạch trong sản
xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2010 –
2014 .......................................................................................................................................... 42
2.2.1. Nội dung các chính sách định hướng nông dân sử dụng công nghệ sạch
trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương ....42
2.2.2. Thực trạng chính sách định hướng nông dân sử dụng công nghệ sạch
trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương giai
đoạn 2010 - 2014 ......................................................................................................45
2.3. Đánh giá chung về thực trạng chính sách định hƣớng nông dân sử dụng công
nghệ sạch trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải
Dƣơng giai đoạn 2010 - 2014 ............................................................................................... 57
2.3.1. Những kết quả đạt được ............................................................................58
2.3.2. Những hạn chế tồn tại ...............................................................................58
2.3.3. Cơ hội và thách thức..................................................................................59
Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................................. 61
CHƢƠNG 3..............................................................................................................64
ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH ĐỊNH HƢỚNG NÔNG DÂN....................................64
SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ SẠCH TRONG SẢN XUẤT......................................64
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN ........................................................................64
HUYỆN CẨM GIÀNG, TỈNH HẢI DƢƠNG ......................................................64
4
3.1. Định hƣớng phát triển kinh tế, xã hội của huyện Cẩm Giàng, Hải Dƣơng đến
năm 2020 ................................................................................................................................. 64
3.1.1. Định hướng chính sách định hướng nông dân sử dụng công nghệ sạch
trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương giai
đoạn tới .....................................................................................................................66
3.2. Đề xuất một số chính sách định hƣớng nông dân sử dụng công nghệ sạch trong
sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn tới
................................................................................................................................................... 68
3.2.1. Chính sách định hướng công tác xây dựng nội dung các chính sách sử
dụng công nghệ sạch trong ngành nông nghiệp ....................................................68
3.2.2. Chính sách định hướng hoàn thiện cơ chế thực hiện chính sách sử dụng
công nghệ sạch trong ngành nông nghiệp..............................................................71
3.2.3. Chính sách định hướng hoàn thiện quy trình ứng dụng chính sách sử
dụng công nghệ sạch trong ngành nông nghiệp ....................................................72
3.2.4. Chính sách định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện
ứng dụng chính sách sử dụng công nghệ sạch trong ngành nông nghiệp ...........73
3.2.5. Chính sách liên kết giữa người sản xuất – doanh nghiệp – nhà đầu tư để
đưa công nghệ sạch vào sản xuất nông nghiệp ........................................................75
3.2.6. Giải pháp hỗ trợ khác ................................................................................79
Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................................. 87
KẾT LUẬN ..............................................................................................................88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................89
5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 1.1. 18 lĩnh vực của công nghệ sạch
17
Hình 1.2. Quy trình công nghệ sạch trong chế biến tiêu sạch (Hạt tiêu đen) 18
Hình 1.3. Nội dung các chính sách sử dụng công nghệ sạch trong ngành nông
nghiệp
28
Hình 1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả ứng dụng chính sách sử dụng
công nghệ sạch trong ngành nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn)
31
6
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công nghệ sạch đƣợc xem là hệ thống quy trình công nghệ hoặc giải
pháp kỹ thuật giúp các ngành nông, công nghiệp và một số ngành khác thải,
phát ra các chất gây ô nhiễm môi trƣờng ở mức thấp nhất, từ đó giúp giảm tối
đa hiện tƣợng ô nhiễm môi trƣờng từ các chất thải này.
Trong ngành công nghiệp, quy trình công nghệ sạch đã đƣợc áp dụng
khá nhiều và với quá trình sản xuất, công nghệ sạch sẽ giúp giảm thiểu các tác
động môi trƣờng và an toàn của các sản phẩm trong suốt chu trình sống của
sản phẩm. Hơn nữa, quy trình công nghệ sạch còn giúp bảo toàn nguyên liệu,
nƣớc, năng lƣợng, loại bỏ các nguyên liệu độc hại, nguy hiểm, giảm độc tính
của các khí thải, chất thải ngay từ khâu đầu của quy trình sản xuất. Điều này
cho thấy rằng, công nghệ sạch ngày càng có một vị trí quan trọng trong các
ngành sản xuất của quốc gia, trong đó có ngành nông nghiệp.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các chính sách liên quan đến sử dụng công
nghệ sạch trong sản xuất vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, từ đó dẫn đến hạn chế
trong hiệu quả sử dụng công nghệ sạch. Đứng trƣớc những hạn chế này, việc
đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách định hƣớng việc sử
dụng công nghệ sạch là rất quan trọng.
Là một huyện nằm ở phía tây- bắc tỉnh Hải Dƣơng, huyện Cẩm Giàng
đƣợc coi là một trong những huyện có kết quả phát triển kinh tế xã hội hiệu
quả tại địa bàn tỉnh Hải Dƣơng. Với sự cố gắng và chỉ đạo sát sao của Ban
lãnh đạo huyện, từ năm 2005 đến nay, nền kinh tế của huyện nhà tiếp tục phát
triển với nhịp độ khá, tốc độ tăng trƣởng bình quân là 12,2%/năm. Cơ cấu nền
kinh tế có những chuyển biến theo hƣớng tích cực theo chiều hƣớng giảm dần
tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ.
7
Mặc dù cơ cấu nền kinh tế chuyển dần theo hƣớng giảm dần tỷ trọng
nông nghiệp, tuy nhiên, các chính sách về phát triển ngành nông nghiệp vẫn
luôn đƣợc chú trọng tại địa bàn huyện, nhằm phát huy truyền thống nông
nghiệp lâu đời của ngƣời dân Cẩm Giàng, đồng thời vẫn tiếp thu những quy
trình, công nghệ mới, giúp ngành nông nghiệp huyện nhà phát triển một cách
toàn diện hơn. Việc sử dụng công nghệ sạch trong sản xuất nông nghiệp cũng
là một trong những cố gắng mà huyện Cẩm Giàng đang đƣa vào ứng dụng
trong nền nông nghiệp của huyện nhà.
Tuy nhiên hiện nay, các chính sách định hƣớng nông dân sử dụng công
nghệ sạch trong sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, nội dung chính
sách chƣa đi sát vào thực tiễn, các cơ chế, chính sách chƣa thật sự định hƣớng
hiệu quả ngƣời nông dân trong việc sử dụng công nghệ sạch. Điều này đặt ra
câu hỏi cho các nhà quản lý, Ban lãnh đạo huyện về các chính sách mới sao
cho định hƣớng nông dân sử dụng công nghệ sạch một cách hiệu quả.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công nghệ sạch đối với sự phát
triển bền vững của nền nông nghiệp và nhìn vào thực tế khách quan các chính
sách định hƣớng nông dân sử dụng công nghệ sạch trong sản xuất nông
nghiệp tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dƣơng, tác giả lựa chọn đề tài “Chính
sách định hướng nông dân sử dụng công nghệ sạch trong sản xuất nông
nghiệp - Nghiên cứu trường hợp huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương” làm đề
tài Luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành Quản lý KH&CN.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Trên thế giới, xu hƣớng sử dụng công nghệ sạch nói chung và sử dụng
công nghệ sạch trong nông nghiệp nói riêng là xu hƣớng đƣợc nhiều quốc gia
áp dụng thành công. Theo đó, số lƣợng các công trình nghiên cứu ngoài nƣớc
8
về đề tài này cũng khá nhiều. Tiêu biểu, có thể kể đến một số đề tài, công
trình nghiên cứu sau đây:
- Cuốn "The Clean Tech Revolution: The Next Big Growth and
Investment Opportunity" xuất bản tháng 06 năm 2007 của hai tác giả Ron
Pernick và Clint Wilder. Với độ dài 320 trang, cuốn sách tập trung nói về
cuộc cách mạng công nghệ sạch và những tác động của nó đối với sự phát
triển của các quốc gia, các nền kinh tế, đặc biệt là những lợi ích, cơ hội mà nó
mang lại.
- Cuốn "The Clean Tech Revolution: Discover the Top Trends,
Technologies, and Companies to Watch" của Ron Pernick and Clint Wilder,
xuất bản tháng 09 năm 2008. Cuốn sách kế thừa những nội dung đã đƣợc mô
tả trong cuốn "The Clean Tech Revolution: The Next Big Growth and
Investment Opportunity" xuất bản tháng 06 năm 2007, bên cạnh đó, làm rõ
hơn về những xu hƣớng, công nghệ mới và cách nhìn nhận của các đơn vị
doanh nghiệp trong việc sử dụng công nghệ sạch.
- Cuốn "The Clean Tech Revolution: Winning and Profiting from Clean
Energy", ấn hành tại nhà xuất bản Kindle Edition năm 2009, của hai tác giả
Ron Pernick và Clint Wilder. Với độ dài 336 trang, cuốn sách tập trung khai
thác các nội dung về sự chiến thắng và những lợi ích mà năng lƣợng sạch đã
đem lại cho các quốc gia sử dụng công nghệ này, tạo nên một cuộc cách mạng
mạnh mẽ trên toàn cầu.
- Cuốn "Clean Tech Nation: How the U.S. Can Lead in the New Global
Economy" của Ron Pernick and Clint Wilder, xuất bản tháng 09 năm 2012.
Cuốn sách tập trung khai thác các khía cạnh của nền công nghệ sạch và
nghiên cứu ví dụ minh họa của Hoa Kỳ trong kinh nghiệm vận dụng loại hình
công nghệ này trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia.
9
- Cuốn "Clean Tech Intellectual Property" của tác giả Eric L. Lane, ấn
hành vào tháng 03 năm 2013, tại nhà xuất bản LexisNexis. Với tổng số 276
trang, cuốn sách đã làm rõ một số nội dung liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ
trong quá trình sử dụng công nghệ sạch ở các quốc gia.
- Cuốn "Clean Tech, Clean Profits: Using Effective Innovation and
Sustainable Business Practices to Win in the New Low-carbon Economy", ấn
hành tại nhà xuất bản Kogan Page, tái bản lần hai vào tháng 07 năm 2014, của
tác giả Adam Jolly. Với tổng số 264 trang, cuốn sách đã làm rõ nhiều nội
dung liên quan đến những lợi ích mà nền công nghệ sạch mang lại, đặc biệt là
trong quá trình hƣớng đến môi trƣờng có lƣợng cacbon thấp ở các quốc gia
trên thế giới hiện nay.
Nhƣ vậy, có thể thấy, những công trình nghiên cứu về đề tài công nghệ
sạch trên thế giới khá là đa dạng, trong đó, tập trung khai thác nhiều khía cạnh
liên quan đến đề tài này.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu về đề tài công nghệ sạch nói chung và đề tài chính sách
định hƣớng sử dụng công nghệ sạch nói riêng, số lƣợng đề tài liên quan
không quá nhiều. Có thể kể một số đề tài nhƣ sau:
- Luận án tiến sĩ kỹ thuật “Nghiên cứu nguyên liệu và công nghệ xử lý
hóa học nhằm nâng cao chất lượng lụa tơ tằm Việt Nam” của tác giả Nguyễn
Văn Thông từ Đại học Bách khoa Hà Nội, bảo vệ năm 2000.
Luận án đã tập trung nghiên cứu nguyên liệu và một số công nghệ xử lí
hóa học nhƣ công nghệ chuội tơ tằm, xử lý chống nhàu nhăn nâng cao chất
lƣợng lụa tơ tằm Việt Nam và ứng dụng chúng trong sản xuất công nghiệp.
Xem xét mức độ liên quan với đề tài tác giả đang nghiên cứu, cả hai đề
tài đều đề cập đến khía cạnh nguyên liệu và công nghệ sạch, hay công nghệ
xử lý hóa học, tuy nhiên đề tài của tác giả Nguyễn Văn Thông khai thác khía
10
cạnh cụ thể hơn trong ngành công nghệ tơ tằm Việt Nam, còn tác giả luận văn
tập trung khai thác rộng hơn trong cả ngành nông nghiệp. Phạm vi không gian
nghiên cứu cũng khác nhau, một đề tài nghiên cứu trên toàn Việt Nam, đề tài
còn lại nghiên cứu ở địa bàn huyện Cẩm Giàng, Hải Dƣơng.
- Luận án tiến sĩ kỹ thuật “Nghiên cứu công nghệ tia nước áp suất cao
trong làm sạch công nghiệp” của tác giả Trần Anh Quân từ Viện Máy và
dụng cụ công nghiệp, bảo vệ năm 2003.
Luận án này đã khái quát chung về làm sạch công nghiệp và công nghệ
tia nƣớc sạch áp suất cao thuần tuý, tập trung khai thác nội dung ảnh hƣởng
của thông số công nghệ đến hiệu quả làm sạch bằng tia nƣớc áp suất cao.
Xem xét mức độ liên quan với đề tài tác giả đang nghiên cứu, cả hai đề
tài đều đề cập đến khía cạnh nguyên liệu và công nghệ sạch, hay nhƣ trong đề
tài của tác giả Trần Anh Quân đề cập là “làm sạch công nghiệp”, tuy nhiên đề
tài của tác giả Trần Anh Quân khai thác khía cạnh công nghệ tia nƣớc áp suất
cao trong làm sạch công nghiệp, còn tác giả luận văn này khai thác rộng hơn
trong cả ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, Hải Dƣơng.
- Luận án tiến sĩ hóa học “Nghiên cứu xử lý nước ô nhiễm bằng khoáng
diatomit biến tính” của tác giả Nguyễn Ngọc Khang từ thƣ viện luận án Đại
học Kinh tế quốc dân Hà Nội, bảo vệ năm 2001.
Luận án đã tìm ra và chế tạo sử dụng các mẫu khoáng xốp vào mục
đích xử lý nƣớc ô nhiễm, nƣớc thải và nƣớc tự nhiên, đồng thời nghiên cứu cơ
sở khoa học và định hƣớng rút ra qui luật để chế tạo, chuyển hoá và biến tính
các khoáng chất xốp tự nhiên thành các loại chất hấp thụ.
Cả hai đề tài đều nghiên cứu về công nghệ sạch, tuy nhiên, tác giả
Nguyễn Ngọc Khang khai thác khía cạnh xử lý nƣớc ô nhiễm bằng khoáng
diatomit biến tính trong ngành công nghiệp, còn tác giả luận văn khai thác
11
khía cạnh tổng quát hơn là sử dụng công nghệ sạch trong sản xuất nông
nghiệp.
Ngoài ra, còn một số báo cáo khoa học, luận văn thạc sĩ và công trình
nghiên cứu khác liên quan đến đề tài công nghệ sạch nói chung.
Nhƣ vậy, hầu nhƣ các công trình nghiên cứu trƣớc đây tập trung khai
thác khía cạnh công nghệ sạch trong sản xuất công nghiệp là phần nhiều. Xét
về một đề tài nghiên cứu về công nghệ sạch trong sản xuất nông nghiệp nói
chung và trên địa bàn Cẩm Giàng, Hải Dƣơng nói riêng thì chƣa có đề tài
nghiên cứu nào. Vì vậy, lựa chọn đề tài “Chính sách định hướng nông dân
sử dụng công nghệ sạch trong sản xuất nông nghiệp - Nghiên cứu trường
hợp huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương” sẽ không gặp phải tính trùng lặp đề
tài nghiên cứu. Đồng thời, đề tài này cũng có ý nghĩa thực tiễn cao đối với địa
bàn huyện Cẩm Giàng, Hải Dƣơng.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là đề xuất các chính sách định hƣớng nông
dân sử dụng công nghệ sạch trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Cẩm
Giàng, Hải Dƣơng trong giai đoạn tới.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công nghệ sạch và chính sách định
hƣớng sử dụng công nghệ sạch trong ngành nông nghiệp;
- Phân tích và đánh giá thực trạng chính sách định hƣớng nông dân sử
dụng công nghệ sạch trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Cẩm Giàng, Hải
Dƣơng;
- Đề xuất nội dung chính sách định hƣớng nông dân sử dụng công nghệ
sạch trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Cẩm Giàng, Hải Dƣơng.
12
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi về không gian
Trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dƣơng.
4.1. Phạm vi về thời gian
Dữ liệu liên quan đến chính sách định hƣớng nông dân sử dụng công
nghệ sạch trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Cẩm Giàng, Hải Dƣơng giai
đoạn 2010 - 2014 và đề xuất một số chính sách định hƣớng nông dân sử dụng
công nghệ sạch trong sản xuất nông nghiệp tại huyện nhà đến năm 2020.
5. Mẫu khảo sát
Mẫu khảo sát tác giả lựa chọn bao gồm hai mẫu:
- Cán bộ trực tiếp thực hiện quản lý việc thực hiện áp dụng chính sách
sử dụng công nghệ sạch trong nông nghiệp tại địa bàn huyện Cẩm Giàng, Hải
Dƣơng. Các cán bộ này đƣợc lựa chọn tại UBND huyện Cẩm Giàng, cụ thể là
từ các phòng ban:
+ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường.
+ Phòng Tài chính và Kế hoạch.
+ Chi cục Thống kê.
+ Tram Bảo vệ thực vật,
+ Trạm Khuyến Nông.
- Các hộ nông dân đƣợc áp dụng thực hiện thí điểm chính sách sử dụng
công nghệ sạch trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cẩm Giàng,
Hải Dƣơng.
Số lƣợng mẫu khảo sát lựa chọn bao gồm: 06 cán bộ và 30 hộ nông
dân.
13
Căn cứ để tác giả lựa chọn các mẫu khảo sát là phẩm chất đạo đức, kinh
nghiệm, thâm niên công tác và mức độ liên quan đến việc thực hiện áp dụng
chính sách sử dụng công nghệ sạch trong nông nghiệp tại địa bàn huyện Cẩm
Giàng, Hải Dƣơng của các cán bộ quản lý. Đối với các hộ nông dân, căn cứ
lựa chọn là từ gợi ý từ phía các cán bộ quản lý làm việc tại UBND huyện Cẩm
Giàng, và là các hộ nông dân đã, đang đƣợc áp dụng thực hiện thí điểm chính
sách sử dụng công nghệ sạch trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Cẩm Giàng, Hải Dƣơng.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Cần xây dựng chính sách với những nội dung gì nhằm định hƣớng nông
dân sử dụng công nghệ sạch trong sản xuất nông nghiệp?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Cần xây dựng chính sách nhằm định hƣớng nông dân sử dụng công
nghệ sạch trong sản xuất nông nghiệp, với những nội dung: định hƣớng hoàn
thiện quy trình ứng dụng công nghệ sạch trong ngành nông nghiệp, chuyển
giao và ứng dụng công nghệ sạch, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ thực
hiện ứng dụng chính sách sử dụng công nghệ sạch trong ngành nông nghiệp.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp, bao gồm:
1. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp tài liệu:
- Phân tích tài liệu do Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
huyện Cẩm Giàng ban hành;
- Phân tích kết quả thực hiện dự án đƣa công nghệ sạch vào sản xuất
nông nghiệp tại huyện Cẩm Giàng;
2. Phƣơng pháp điều tra bảng hỏi với số lƣợng mẫu khảo sát lựa chọn
bao gồm: 06 cán bộ và 30 hộ nông dân. Các câu hỏi điều tra tập trung vào
thực trạng chính sách định hƣớng nông dân sử dụng công nghệ sạch trong sản
14
xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn
2010 - 2014 và đề xuất các chính sách mới đến năm 2020.
9. Kết cấu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, kết luận, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu,
sơ đồ, hình vẽ, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, luận văn đƣợc kết
cấu gồm 3 chƣơng nhƣ sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về công nghệ sạch và chính
sách định hƣớng sử dụng công nghệ sạch trong ngành nông nghiệp.
Chương 2: Thực trạng chính sách định hƣớng nông dân sử dụng
công nghệ sạch trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cẩm Giàng,
tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2010 - 2014.
Chương 3: Đề xuất một số chính sách định hƣớng nông dân sử dụng
công nghệ sạch trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cẩm Giàng,
tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn tới.
15
CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHỆ SẠCH VÀ CHÍNH SÁCH
ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ SẠCH
TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận về công nghệ sạch
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
* Công nghệ
Về nguồn gốc công nghệ (technologia, hay τεχνολογια, trong tiếng Hy
Lạp; techne có nghĩa là thủ công và logia có nghĩa là "châm ngôn") là một
thuật ngữ rộng dùng để chỉ đến các công cụ và cách thức làm chủ công cụ của
con ngƣời.
Tùy vào từng ngữ cảnh mà thuật ngữ công nghệ có thể đƣợc hiểu:
- Công cụ hoặc máy móc giúp con ngƣời giải quyết các vấn đề;
- Các kỹ thuật bao gồm các phƣơng pháp, vật liệu, công cụ và các tiến
trình để giải quyết một vấn đề;
- Các sản phẩm đƣợc tạo ra hàng loạt và giống nhau;
- Sản phẩm có chất lƣợng cao và giá thành hạ.
Uỷ ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng
(ESCAP) định nghĩa: Công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ
thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm kiến thức, thiết bị,
phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp
dịch vụ.
Từ đó có thể thấy công nghệ là tập hợp các phƣơng pháp, quy trình, kỹ
năng, bí quyết, công cụ, phƣơng tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành
sản phẩm. Nhƣ vậy công nghệ là việc phát triển và ứng dụng các dụng
cụ, máy móc, nguyên liệu và quy trình để giúp đỡ giải quyết những vấn đề
16
của con ngƣời. Với tƣ cách là hoạt động con ngƣời, công nghệ diễn ra trƣớc
khi có khoa học và kỹ nghệ. Nó thể hiện kiến thức của con ngƣời trong giải
quyết các vấn đề thực tế để tạo ra các dụng cụ, máy móc, nguyên liệu hoặc
quy trình tiêu chuẩn. Việc tiêu chuẩn hóa nhƣ vậy là đặc thù chủ yếu của công
nghệ. Khái niệm về kỹ thuật: Kỹ thuật đƣợc hiểu là bao gồm toàn bộ những
phƣơng tiện lao động và nhƣng phƣơng pháp tạo ra cơ sở vật chất.
Các thành phần của công nghệ:
Mỗi công nghệ đều bao gồm 4 thành phần chính:
- Kỹ thuật (T): bao gồm các máy móc thiết bị. Thành phần kỹ thuật là
cốt lõi của bất kỳ công nghệ nào. Nhờ máy móc, thiết bị, phƣơng tiện mà con
ngƣời tăng đƣợc sức mạnh cơ bắp và trí tuệ trong hoạt động sản xuất.
- Con ngƣời (H): Bao gồm kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng do học hỏi,
tích lũy đƣợc trong quá trình hoạt động, nó cũng bao gồm các tố chất của con
ngƣời nhƣ tính sáng tạo, sự khôn ngoan, khả năng phối hợp, đạo đức lao
động.
- Thông tin (I): Bao gồm các dữ liệu về phần kỹ thuật, về con ngƣời và
tổ chức. Các thông số về đặc tính của thiết bị, số liệu về vận hành thiết bị, để
duy trì và bảo dƣỡng, dữ liệu để nâng cao và dữ liệu để thiết kế các bộ phận
của phần kỹ thuật. Thành phần thông tin biểu hiện các tri thức đƣợc tích lũy
trong công nghệ, nó giúp trả lời câu hỏi "làm cái gì" và "làm nhƣ thế nào".
- Tổ chức (O).
Dƣới góc độ pháp luật, công nghệ có hai cách hiểu: công nghệ nói
chung và công nghệ có thể chuyển giao.
Điều 3.2. Luật KH&CN 2013 định nghĩa: Công nghệ là giải pháp, quy
trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để
biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.
17
Quan niệm của tác giả Luận văn về công nghệ:
Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc
không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành
sản phẩm.
* Công nghệ sạch
"Công nghệ sạch" là thuật ngữ đƣợc nhắc đến khá nhiều trong những
năm gần đây, đặc biệt là khi các nền kinh tế đã phát triển mạnh mẽ dẫn đến
yêu cầu đòi hỏi phải đi đôi với quá trình phát triển bền vững, phát triển một
cách toàn diện, song hành với sự phát triển của đời sống con ngƣời ngày càng
cao.
Nhƣ vậy, "công nghệ sạch" là gì?.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD: Organization for
Economic Co-operation and Development), "công nghệ nào được áp dụng để
giảm thiểu hay loại bỏ quá trình phát sinh chất thải hay ô nhiễm tại nguồn,
tiết kiệm được nguyên liệu và năng lượng đều được gọi là công nghệ sạch
(CNS)".
Theo đó, các biện pháp kỹ thuật này có thể đƣợc áp dụng từ khâu thiết
kế để thay đổi quy trình sản xuất hoặc áp dụng trong các dây chuyền sản xuất
nhằm tái sử dụng sản phẩm phụ để tránh thất thoát. CNS đã đƣợc phát triển
trong nhiều lĩnh vực nhƣ: nông nghiệp, thực phẩm, không khí và môi trƣờng,
nƣớc sạch, tiết kiệm và dự trữ năng lƣợng, hóa chất, vận tải, công nghệ thông
tin, tái chế và xử lý chất thải, năng lƣợng tái tạo, lƣới điện,…
Theo Cleantech Group, một tổ chức quốc tế chuyên về điều tra, thu
thập dữ liệu, cho rằng: "CNS bao gồm những lĩnh vực các sản phẩm, dịch vụ,
quá trình của các ngành công nghiệp mũi nhọn với chi phí thấp, giảm tác
động tiêu cực đến môi trƣờng, cải thiện năng suất và có trách nhiệm trong sử
dụng tài nguyên thiên nhiên".
18
Theo Cleantech Group, đến 18 lĩnh vực của CNS bao gồm:
Hình 1.1. 18 lĩnh vực của công nghệ sạch
Nguồn: [Anh Tùng, 2014]
Về cơ bản, có thể hiểu, "công nghệ sạch" là quy trình công nghệ hoặc
giải pháp kỹ thuật không gây ô nhiễm môi trƣờng, thải hoặc phát ra ở mức
thấp nhất chất gây ô nhiễm môi trƣờng. Hoặc, "công nghệ sạch" là quy trình
công nghệ hoặc giải pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu các tác động môi trƣờng
và an toàn của các sản phẩm trong suốt chu trình sống của sản phẩm, bảo toàn
nguyên liệu, nƣớc, năng lƣợng, loại bỏ các nguyên liệu độc hại, nguy hiểm,
giảm độc tính của các khí thải, chất thải ngay từ khâu đầu của quy trình sản
xuất. Công nghệ sạch có thể áp dụng đối với bất cứ quy trình sản xuất trong
bất kỳ ngành công nghiệp nào hay bất kỳ sản phẩm công nghiệp nào.
1.1.2. Nội dung quy trình công nghệ sạch
Quy trình là trình tự (thứ tự, cách thức) thực hiện một hoạt động đã
đƣợc quy định, mang tính chất bắt buộc, đáp ứng những mục tiêu cụ thể của
hoạt động quản trị, quản lý. Theo đó, quy trình công nghệ sạch là trình tự (thứ
tự, cách thức) thực hiện giải pháp kỹ thuật không gây ô nhiễm môi trƣờng,
thải hoặc phát ra ở mức thấp nhất chất gây ô nhiễm môi trƣờng. Quy trình
19
công nghệ sạch là quy trình công nghệ, trình tự thực hiện các giải pháp kỹ
thuật nhằm giảm thiểu các tác động môi trƣờng và an toàn của các sản phẩm
trong suốt chu trình sống của sản phẩm, bảo toàn nguyên liệu, nƣớc, năng
lƣợng, loại bỏ các nguyên liệu độc hại, nguy hiểm, giảm độc tính của các khí
thải, chất thải ngay từ khâu đầu của quy trình sản xuất.
Nội dung quy trình công nghệ sạch thƣờng bao gồm nhiều công đoạn
khác nhau, tùy thuộc vào từng lĩnh vực. Có thể lấy ví dụ minh họa nhƣ sau:
Hình 1.2. Quy trình công nghệ sạch trong chế biến tiêu sạch
(Hạt tiêu đen)
Nguồn: Website Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam
Theo đó, quy trình công nghệ sạch trong chế biến tiêu sạch sẽ chia
thành trình tự các công đoạn để thực hiện các giải pháp chế biến tiêu sạch, đó
là: (1) Làm sạch, (2) Phân loại theo kích cỡ, (3) Tách đá sạn, (4) Phân loại
theo khí động học, (5) Phân loại tỷ trọng xoắn ốc, (6) Rửa và xử lý vi sinh
bằng hơi nƣớc, (7) Sấy, (8) Làm nguội sau sấy và phân loại và (9) Cân định
lƣợng tự động.
20
1.1.3. Công nghệ sạch trong ngành nông nghiệp
* Khái niệm
Nông nghiệp hữu cơ: Nông nghiêp hữu cơ hay còn gọi canh tác hữu
cơ là một hệ thống nông nghiệp luân canh có nguồn gốc từ thế kỷ 20 ra đời
trong sự thay đổi nhanh chóng các hệ thống canh tác trên thế giới. Nông
nghiệp hữu cơ liên tục đƣợc phát triển bởi tổ chức Nông nghiệp hữu cơ khác
nhau cho đến ngày hôm nay. Canh tác này chủ yếu dựa vào phân bón có
nguồn gốc hữu cơ nhƣ phân từ gia súc gia cầm, phân xanh, phân trộn, bột
sƣơng, … tăng độ phì cho đất bằng nhóm cây trồng có tác dụng cải tạo đất.
Nhấn mạnh vào các kỹ thuật luân canh giống cây trồng, kiểm soát dịch hại
sinh học, sử dụng xen canh cây trồng khắc chế dịch hại hoặc khuyến khích sự
tồn tại động vật là thiên địch của sâu bệnh dịch hại. Nhìn chung, mặc dù có
những ngoại lệ, tiêu chuẩn hữu cơ đƣợc biên soạn để cho phép ngƣời canh tác
sử dụng các hợp chất tự nhiên chất và nghiêm cấm hoặc hạn chế các chất tổng
hợp trong canh tác. Ví dụ, thuốc trừ sâu tự nhiên nhƣ pyrethrin và rotenon đƣợc
phép, trong khi phân bón tổng hợp và thuốc trừ sâu là nói chung là bị cấm.
Một số chất tổng hợp đƣợc phép sử dụng nhƣ: đồng sunfat, bột lƣu
huỳnh và ivermectin. Cây trồng vật nuôi biến đổi gen, vật liệu na-nô, chất thải
của ngƣời, chất điều hòa sinh trƣởng thực vật, hoóc-môn, chất kháng sinh
trong chăn nuôi đều bị cấm.
Phƣơng pháp nông nghiệp hữu cơ quốc tế quy định và thực thi trong
khuôn khổ pháp luật của nhiều quốc gia, dựa phần lớn vào các tiêu chuẩn của
Liên đoàn Quốc tế về nông nghiệp hữu cơ (IFOAM), một quốc tế tổ chức bảo
trợ cho các tổ chức nông nghiệp hữu cơ đƣợc thành lập vào năm 1972.
Nông nghiệp hữu cơ có thể đƣợc định nghĩa:
“Là một hệ thống kỹ thuật nuôi trồng kết hợp hướng đến sự bền vững,
tăng cường độ phì của đất và sự đa dạng sinh học.Nông nghiệp hữu cơ cấm
21
sử dụng thuốc trừ sâu bệnh tổng hợp, thuốc kháng sinh, phân bón tổng hợp,
sinh vật biến đổi gen, hoóc-môn tăng trưởng. mà phấn đấu cho sự bền vững,
tăng cường độ phì của đất và sự đa dạng sinh học trong khi, với những ngoại
lệ hiếm hoi, cấm thuốc trừ sâu tổng hợp, thuốc kháng sinh, phân bón tổng
hợp, sinh vật biến đổi gen, và hormone tăng trưởng”
Từ khái niệm "công nghệ sạch" có thể đƣa ra khái niệm "công nghệ
sạch trong ngành nông nghiệp" nhƣ sau:
"Công nghệ sạch trong ngành nông nghiệp" là quy trình công nghệ
hoặc giải pháp kỹ thuật đƣợc sử dụng trong sản xuất nông nghiệp mà không
gây ô nhiễm môi trƣờng, thải hoặc phát ra ở mức thấp nhất chất gây ô nhiễm
môi trƣờng từ các hoạt động sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp.
"Công nghệ sạch trong ngành nông nghiệp" là quy trình công nghệ hoặc giải
pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu các tác động môi trƣờng và an toàn của các
sản phẩm chế biến trong nông nghiệp trong suốt chu trình sống của sản phẩm,
bảo toàn nguyên liệu, nƣớc, năng lƣợng, loại bỏ các nguyên liệu độc hại, nguy
hiểm, giảm độc tính của các khí thải, chất thải ngay từ khâu đầu của quy trình
sản xuất các sản phẩm nông nghiệp. "Công nghệ sạch trong ngành nông
nghiệp" áp dụng đối với quy trình sản xuất các sản phẩm trong ngành nông
nghiệp và áp dụng đối với bất kỳ sản phẩm nông nghiệp nào.
* Nội dung
Nội dung của công nghệ sạch trong ngành nông nghiệp bao gồm các
nội dung cơ bản sau:
- Quy trình công nghệ sạch đƣợc sử dụng trong sản xuất nông nghiệp,
không gây ô nhiễm môi trƣờng, thải hoặc phát ra ở mức thấp nhất chất gây ô
nhiễm môi trƣờng từ các hoạt động sản xuất, chế biến các sản phẩm nông
nghiệp.
22
- Giải pháp kỹ thuật đƣợc sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, giảm
thiểu các tác động môi trƣờng và an toàn của các sản phẩm chế biến trong
nông nghiệp trong suốt chu trình sống của sản phẩm, bảo toàn nguyên liệu,
loại bỏ nguyên liệu độc hại, giảm độc tính của các khí, chất thải ngay từ khâu
đầu của quy trình sản xuất các sản phẩm nông nghiệp.
* Vai trò
Vai trò của công nghệ sạch trong ngành nông nghiệp đƣợc thể hiện ở
các khía cạnh chính yếu sau đây:
Thứ nhất, công nghệ sạch trong ngành nông nghiệp giúp bảo toàn
nguyên liệu và năng lƣợng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm lƣợng và
tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải trong quá trình sản
xuất nông nghiệp.
Thứ hai, công nghệ sạch trong ngành nông nghiệp giảm các ảnh hƣởng
tiêu cực trong suốt vòng đời của sản phẩm nông nghiệp, từ khâu gieo trồng,
chăn nuôi đến khi thu hoạch.
Thứ ba, công nghệ sạch trong ngành nông nghiệp giúp mở ra nhiều cơ
hội tại thị trƣờng mới, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có chất lƣợng và
giá bán cao, giúp chi phí sản xuất giảm đi, từ đó cải thiện tình hình sản xuất
kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực nông nghiệp trên thị trƣờng nội địa và đối với cả thị trƣờng
quốc tế.
Thứ tƣ, công nghệ sạch trong ngành nông nghiệp giúp cộng đồng các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thoát khỏi những công
nghệ thấp, giá rẻ từ các quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc. Từ đó, công
nghệ sạch trong ngành nông nghiệp giúp thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu
phát triển tự thân trong mỗi doanh nghiệp nông nghiệp, tạo tiền đề cho một
nền sản xuất nông nghiệp "xanh" và phát triển bền vững hơn nữa.
23
Tiêu chuẩn thực phẩm sạch:
Về bản chất là giấy chứng nhận cấp cho ngƣời sản xuất trong việc đảm
bảo một số tiêu chí về canh tác và sản xuất sạch, đủ để đƣợc phép dán nhãn
thực phẩm sạch khi bán trên thị trƣờng. Nó có ý nghĩa hai chiều để bảo vệ cả
ngƣời sản xuất lẫn ngƣời tiêu dùng. Một mặt, nhãn “thực phẩm sạch” giúp
khách mua hàng phân biệt đƣợc thực phẩm sạch với thực phẩm thông thƣờng
trên kệ hàng siêu thị, mặt khác nó cũng mang lại lợi thế so sánh cho những
ngƣời sản xuất chấp nhận thực hiện chuẩn sạch so với các phƣơng pháp sản
xuất không đƣợc kiểm định khác.
Một số tiêu chuẩn ngƣời tiêu dùng cần biết
+Tiêu chuẩn GAP (Good Agricultural Practices): Tiêu chuẩn thực
hành nông nghiệp tốt. Theo tài liệu của FAO 2003 - GAP là “các quá trình
thực hành canh tác chế biến tại trang trại hƣớng tới sự bền vững về môi
trƣờng, kinh tế - xã hội và kết quả là an toàn và chất lƣợng của thực phẩm và
các sản phẩm nông nghiệp không phải là thực phẩm”. Mỗi quốc gia thƣờng có
một bộ tiêu chuẩn, nguyên lý và quy định thực hiện GAP khác nhau, của Việt
Nam gọi là VIETGAP còn của khu vực châu Âu đƣợc đƣa lên thành
GlobalGAP. Ðây là hai tiêu chuẩn GAP đƣợc dùng phổ biến nhất ở nƣớc ta
hiện nay. Khi tham gia các tiêu chuẩn này, ngýời làm nông nghiệp phải chấp
nhận một hệ thống kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm xuyên suốt trong
quá trình sản xuất của họ, từ lúc chuẩn bị chuồng trại, đất, hạt giống, dụng
cụ… cho đến lúc thu hoạch và đóng gói.
+ Tiêu chuẩn ISO 14001: Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trƣờng.
ISO 14001 đƣợc xây dựng nhằm tạo ra một hệ thống quản lý để giúp các tổ
chức giảm bớt những tác động tiêu cực của mình tới môi trƣờng. Tiêu chuẩn
này cung cấp một khung chuẩn cho các tổ chức nhằm chứng minh những cam
kết của mình về các vấn đề môi trƣờng. Tiêu chuẩn ISO 14001 đƣợc áp dụng
24
rộng rãi cho mọi công ty, tổ chức, nhà sản xuất trên toàn thế giới. Đối với
thực phẩm thì nó không hẳn là một tiêu chuẩn chứng nhận về chất lƣợng mà
chỉ chứng nhận nơi sản xuất thực phẩm đó thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo
vệ môi trƣờng mà thôi.
+ Tiêu chuẩn thực phẩm hữu cơ: Tiêu chuẩn về thực phẩm hữu cơ
liên quan đến việc tƣ liệu sản xuất và nguyên liệu sản xuất của toàn bộ hệ
thống canh tác phải là các sản phẩm hữu cơ. Tiêu chuẩn này giúp loại bỏ các
loại cây, con giống biến đổi gien và các loại phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn
hóa học. Trên thế giới hiện nay có 3 tiêu chuẩn organic khó nhất là USDA
Organic của cục nông nghiệp Mỹ, EU Organic Farming của liên minh châu
Âu, và Organic JAS của Nhật Bản. Theo đó các quy định của Mỹ và Châu Âu
chỉ chứng nhận tiêu chuẩn thực phẩm hữu cơ với các sản phẩm có thành phần
hữu cơ trên 97%.
Hiện nay ở Việt Nam, phổ biến nhất vẫn là các tiêu chuẩn VIETGAP
và GlogalGAP, các tiêu chuẩn về thực phẩm hữu cơ vô cùng hiếm và chủ yếu
chỉ tìm đƣợc ở các sản phẩm nhập khẩu. Tiêu chuẩn ISO 14001 mang mục
đích tham khảo nhiều hơn, nhất là cho các loại thực phẩm chế biến vì nó có
liên quan đến hệ thống cơ sở hạ tầng nhiều hơn là ở phƣơng diện trồng trọt,
sản xuất.
1.2. Cơ sở lý luận về chính sách sử dụng công nghệ sạch
1.2.1. Khái niệm “chính sách”
Trong mục này, Luận văn sử dụng tài liệu của Vũ Cao Đàm1. Có nhiều
cách tiếp cận để xem xét khái niệm chính sách, trong đó có: tiếp cận chính trị
học, tiếp cận nhân học và nhân học xã hội, tiếp cận tâm lý học, tiếp cận kinh
tế học, tiếp cận đạo đức học, tiếp cận hệ thống, tiếp cận khoa học pháp lý, tiếp
1
Vũ Cao Đàm (2012), Khoa học chính sách, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
25