Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Nâng cao hiệu quả thực thi pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Tóm tắt, trích đoạn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (648.58 KB, 33 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
======================

ĐẬU TRỌNG HẢO

NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LỆNH THỰC HIỆN
DÂN CHỦ Ở XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Chính trị học

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
======================

ĐẬU TRỌNG HẢO

NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LỆNH THỰC HIỆN
DÂN CHỦ Ở XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số

: 60 31 02 01



Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Lại Quốc Khánh

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu và các kết luận được trình bày trong
luận văn hoàn toàn trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ một nghiên
cứu nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên

Đậu Trọng Hảo

1


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được gửi tới các thầy cô giáo trong khoa Khoa học Chính trị
và các thầy cô đã giảng dạy tôi trong suốt quá trình theo học lớp Cao học
Chính trị học lời cảm ơn chân thành nhất. Đặc biệt, tôi xin gửi tới PGS. TS
Lại Quốc Khánh, người đã tận tình, chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong thời gian tôi
làm luận văn tốt nghiệp lòng biết ơn sâu sắc. Nhờ Thầy mà tôi thấy mình
trưởng thành, tự tin hơn vào năng lực và khả năng của chính mình.
Lời cảm ơn cuối cùng, tôi xin gửi tới đồng nghiệp, bạn bè, gia đình tôi,
những người luôn bên cạnh, ủng hộ, giúp đỡ tôi và là nền tảng vững chắc cho
tôi trong công việc và trong cuộc sống.


2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………………………………………………………….

5

Chƣơng 1: PHÁP LỆNH DÂN CHỦ VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN VIỆC THỰC THI PHÁP LỆNH DÂN CHỦ TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN YÊN THÀNH……………………………………………

11

1.1. Pháp lệnh dân chủ trong quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội ở
Việt Nam…………………………………………………………………

11

1.2. Những nhân tố tác động đến việc thực thi Pháp lệnh dân chủ trên địa
bàn huyện Yên Thành từ 2007 đến 2016…………………………………

21

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THỰC THI PHÁP LỆNH DÂN CHỦ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THÀNH TỪ 2007 ĐẾN 2016……….

32

2.1. Quan điểm, chủ trương triển khai thực thi Pháp lệnh dân chủ trên địa

bàn huyện Yên Thành……………………………………………………

32

2.2. Tổ chức triển khai thực thi Pháp lệnh dân chủ trên địa bàn huyện
Yên Thành…………………………………………………………………

33

2.3. Kết quả thực thi Pháp lệnh dân chủ trên địa bàn huyện Yên Thành từ
2007 đến 2016………………………………………………………….….

37

2.4. Hạn chế, nguyên nhân và vấn đề đặt ra trong việc thực thi Pháp lệnh
dân chủ trên địa bàn huyện Yên Thành từ 2007 đến 2016………………..

51

Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ THỰC THI PHÁP LỆNH DÂN CHỦ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN YÊN THÀNH TỪ 2016 ĐẾN 2025……………………………

63

3.1. Phương hướng………………………………………………………...

63

3.2. Một số giải pháp……………………………………………………...


67

KẾT LUẬN………………………………………………………………

85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………..

87

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HĐND

Hội đồng nhân dân

UBND

Ủy ban nhân dân

QCDC

Quy chế dân chủ

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc


XHCN

Xã hội chủ nghĩa

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử nhân loại, dân chủ là xu thế phát triển tất yếu khách quan.
Đối với Nhà nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, dân chủ là bản chất,
như Hiến pháp 2013 đã khẳng định: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công
nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” [59, tr. 3].
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ quyền lực
của nhân dân, đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối chính trị của
Đảng - đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn
dân tộc. Mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều vì
lợi ích của nhân dân, phản ánh ý nguyện chính đáng của nhân dân. Qua quá trình
lãnh đạo Nhà nước và xã hội, nhất là trong thời kỳ Đổi mới, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã rút ra bài học quan trọng: Việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân,
thu hút nhân dân tham gia có hiệu quả vào quản lý nhà nước phải đi đôi với việc
đẩy mạnh đấu tranh khắc phục tình trạng quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ,
kết hợp giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp, thực hiện dân chủ ở cơ sở. Từ
bài học kinh nghiệm trên, ngày 18/02/1998, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa VIII đã ra Chỉ thị số 30/CT-TW về xây dựng và thực hiện Quy
chế dân chủ ở cơ sở. Cụ thể hóa Chỉ thị này, ngày 15/5/1998, Chính phủ ra Nghị
định số 29/NĐ-CP ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, đến ngày

07/7/2003 Nghị định này đã được thay thế bằng Nghị định số 79/NĐ-CP. Dấu
mốc pháp lý quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của dân chủ ở cơ sở là
việc ngày 20/4/2007, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Thực
hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (từ đây trong Luận văn gọi tắt là Pháp lệnh
dân chủ). Pháp lệnh dân chủ là một nền tảng pháp lý quan trọng để thực hiện
pháp luật về dân chủ ở xã, phường, thị trấn nhằm phát huy quyền làm chủ, sức
sáng tạo của nhân dân ở xã, phường, thị trấn, động viên sức mạnh vật chất và
tinh thần của nhân dân trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội, tăng
5


cường đoàn kết, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, xây dựng Đảng bộ, chính
quyền và các đoàn thể ở xã, phường, thị trấn trong sạch, vững mạnh; ngăn chặn
và khắc phục tình trạng suy thoái; quan liêu, tham nhũng, góp phần thực hiện
mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, theo định
hướng XHCN.
Quá trình triển khai thực thi Pháp lệnh dân chủ trên địa bàn toàn quốc nói
chung, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An nói riêng đã đạt được nhiều kết quả
đáng ghi nhận. Tuy nhiên, trong thực tế triển khai vẫn còn bộc lộ những thiếu
sót, yếu kém như: quyền làm chủ của nhân dân còn bị vi phạm ở nhiều nơi, trên
nhiều lĩnh vực; tệ quan liêu, cửa quyền, hách dịch, mệnh lệnh, tham nhũng, gây
phiền hà cho dân vẫn còn khá phổ biến và nghiêm trọng. Phương châm “dân
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” chậm đi vào cuộc sống.v.v.. Do vậy, với
mong muốn vận dụng kiến thức đã học để nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải
pháp, qua đó góp phần cung cấp luận cứ khoa học giúp chính quyền và nhân dân
huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An nâng cao hiệu quả việc thực thi Pháp lệnh dân
chủ - một vấn đề chưa được nghiên cứu, nhất là từ góc tiếp cận Chính trị học tôi đã lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả thực thi Pháp lệnh thực hiện dân
chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An” cho
luận văn thạc sỹ Chính trị học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu

Pháp lệnh dân chủ vừa là một thành quả, vừa là một động lực quan trọng
của quá trình dân chủ hóa Việt Nam. Chính vì thế, nghiên cứu quá trình thực
hiện dân chủ cơ sở nói chung, quá trình thực thi Pháp lệnh dân chủ nói riêng,
những hệ quả mà nó tạo ra cũng như thách thức đang phải đối mặt, từ đó cung
cấp luận cứ khoa học cho việc thực thi có hiệu quả hơn Pháp lệnh, thậm chí tiến
tới tư vấn chính sách để hoàn thiện hơn Pháp lệnh, là một nhiệm vụ khoa học có
ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, do đó đã thu hút được sự quan tâm của đông
đảo các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: Chính trị học, Xã hội
học, Luật học, Triết học.v.. Đã có một số nghiên cứu có giá trị về đề tài trên

6


được công bố trong thời gian qua. Có thể tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề
này thể hiện qua một số công trình tiêu biểu như sau:
Công trình: Phát huy dân chủ, tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do tác giả Nguyễn Phú
Trọng chủ biên: Trong công trình này, các tác giả tập trung nêu lên vai trò của
dân chủ và việc phát huy dân chủ trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa; khẳng định vai trò của quần chúng nhân dân trong việc giám sát các
cấp ủy đảng, chính quyền thực hiện quy chế dân chủ. Đặc biệt, công trình coi
việc phát huy dân chủ là vấn đề cốt lõi trong việc xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, nơi mà quần chúng nhân dân được làm chủ vận
mệnh của mình [56].
Công trình Dân chủ và dân chủ ở cơ sở nông thôn trong tiến trình đổi mới
do tác giả Hoàng Chí Bảo chủ biên: Công trình đã chỉ rõ tầm quan trọng của dân
chủ và dân chủ ở cơ sở, đặc biệt là dân chủ cơ sở ở nông thôn Việt Nam trong
quá trình hội nhập quốc tế hiện nay; những hạn chế, yếu kém trong quá trình
thực hiện dân chủ ở cơ sở trong thời gian qua, đồng thời đề xuất một số giải pháp
khắc phục nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả việc phát huy dân chủ trong đời

sống xã hội, tạo động lực và mục tiêu cho sự nghiệp xây dựng đất nước [19].
Công trình Hỏi - đáp về dân chủ và tổ chức thực hiện năm 2007 do tác giả
Lê Trọng Vinh chủ biên: Công trình giới thiệu và giải đáp những vấn đề lý luận
về dân chủ và dân chủ cơ sở, đồng thời góp phần làm sáng tỏ những nội dung cơ
bản của Pháp lệnh dân chủ, qua đó góp phần làm cho công tác thực thi pháp lệnh
đạt hiệu quả cao, làm cho nhân dân hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của
mình trong việc đóng góp ý kiến với chính quyền, thực hiện đúng phương châm
“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” [70].
Công trình Hỏi - đáp về dân chủ cơ sở do tác giả Lan Anh chủ biên: Ngoài
việc cung cấp lý luận về dân chủ và dân chủ cơ sở, công trình còn giải đáp những
khúc mắc của quần chúng nhân dân trong quá trình tham gia vào công việc của chính
quyền cũng như giúp người dân nắm rõ quyền, nghĩa vụ của họ [2].

7


Ngoài các công trình nghiên cứu đã được xuất bản, hiện còn có khá nhiều
luận văn, luận án cũng lựa chọn thực hiện các đề tài gần hoặc có liên quan với đề
tài nghiên cứu của tôi, trong đó đặc biệt đáng lưu ý là các luận văn, luận án
nghiên cứu vấn đề thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, chẳng hạn Luận văn chuyên
ngành lịch sử nhà nước và pháp luật Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên
địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội của tác giả Vương Ngọc Thịnh: Luận văn giới
thiệu những vấn đề lý luận và thực tiễn chung về dân chủ cơ sở và quá trình thực
hiện quy chế dân chủ trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội [57].
Tuy nhiên, hiện chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu vấn
đề thực thi Pháp lệnh dân chủ trên địa bàn huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Riêng ở huyện Yên Thành, hiện có các văn bản, chỉ thị của Huyện ủy, Ủy
ban nhân dân huyện về triển khai thực hiện Pháp lệnh dân chủ; các báo cáo đánh
giá của ban chỉ đạo huyện ủy, ban chỉ đạo một số cụm, xã. Đây là một nguồn tài
liệu tham khảo hữu ích cho luận văn, tuy nhiên, đó là những văn bản chính trị, có

mục tiêu và tính chất khác với mục tiêu và tính chất của một công trình nghiên
cứu khoa học.
Tóm lại, có thể thấy rằng, các công trình nghiên cứu hiện có tuy có liên
quan và có giá trị tham khảo hữu ích, những không trùng lặp với đề tài luận văn
của tôi. Chính vì thế, do tầm quan trọng và tính mới của nó nên đề tài: “Nâng
cao hiệu quả thực thi Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên
địa bàn huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An” có thể và cần thiết được triển khai.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu Pháp lệnh dân chủ và quá trình thực thi Pháp lệnh
dân chủ trên địa bàn huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An từ 2007 đến 2016, luận
văn đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi
Pháp lệnh này trong tầm nhìn từ nay đến 2025.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích, nội dung, làm rõ vai trò của việc thực thi Pháp lệnh dân chủ,
trong quá trình dân chủ hoá đời sống xã hội.
8


Phân tích thực trạng quá trình thực thi Pháp lệnh dân chủ trên địa bàn
huyện Yên Thành, Nghệ An từ năm 2007 đến 2016, trong đó tập trung chỉ ra
những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế, từ đó
xác định những vấn đề đặt ra cần được giải quyết để nâng hiệu quả thực thi Pháp
lệnh trong thời gian tới.
Đề xuất một số phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả
việc thực thi Pháp lệnh dân chủ trên địa bàn huyện Yên Thành từ 2016 đến 2025.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Vấn đề thực thi Pháp lệnh dân chủ trên địa bàn huyện Yên Thành, tỉnh
Nghệ An.

Trong công trình nghiên cứu của mình, tôi quan niệm việc nâng cao hiệu
quả thực thi Pháp lệnh thực hiện dân chủ xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện
Yên Thành, tỉnh Nghệ An chính là việc xác định rõ phương hướng và đưa ra
những giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi Pháp lệnh trong thời gian tới.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
- Thời gian:
+ Nghiên cứu thực trạng thực thi Pháp lệnh dân chủ từ 2007 đến năm 2016.
+ Đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi Pháp lệnh
dân chủ trên địa bàn huyện Yên Thành từ 2016 đến 2025.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước về các vấn đề có liên quan đến đề tài.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, các nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn được thực hiện trên
cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu liên ngành và chuyên
9


ngành khoa học chính trị, trong đó tập trung vào các phương pháp nghiên cứu cụ
thể sau:
- Phương pháp phân tích văn bản chính trị.
- Phương pháp phân tích quá trình chính sách.
- Phương pháp điều tra xã hội học.
6. Đóng góp của luận văn
Phân tích, đánh giá đúng thực trạng thực thi Pháp lệnh dân chủ trên địa bàn
huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An từ 2007 đến 2016.

Đề xuất được một số phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
thực thi Pháp lệnh dân chủ trên địa bàn huyện Yên Thành từ 2016 đến 2025.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn được kết cấu thành 3 chương, 8 tiết.

10


Chƣơng 1
PHÁP LỆNH DÂN CHỦ VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN VIỆC THỰC THI PHÁP LỆNH DÂN CHỦ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THÀNH
1.1. Pháp lệnh dân chủ trong quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội ở
Việt Nam
1.1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về dân chủ hóa đời sống xã hội ở Việt Nam
Lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam
chứng minh một chân lý không bao giờ thay đổi, đó là đại đoàn kết toàn dân tộc
chính là sức mạnh lớn lao chiến thắng mọi khó khăn, thử thách. Kể từ khi Đảng
Cộng sản Việt Nam ra đời và nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng, đại đoàn kết
được Đảng Cộng sản Việt Nam nâng lên một tầm cao mới và khẳng định rằng:
để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, cần phải phát huy dân chủ trong đời
sống xã hội. Chỉ có phát huy quyền làm chủ thực sự của dân thì mới giải phóng
và phát huy tối đa sức sáng tạo và năng lực của nhân dân, huy động được sức
mạnh to lớn trong nhân dân, củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà
nước và nhân dân, thực hiện tốt các mục tiêu cách mạng trong từng giai
đoạn khác nhau.
Dân chủ, hiểu theo nguyên nghĩa là người dân làm chủ mọi quyền lực
trong xã hội, hay nói cách khác là mọi quyền lực xã hội đều thuộc về nhân dân.

Lịch sử đã chứng minh rằng, dân chủ là khát vọng lớn lao, là đòi hỏi bức thiết
của xã hội loài người, là một giá trị, lý tưởng đặc biệt quan trọng mà con người
luôn phấn đấu vươn tới; đồng thời đây cũng chính là là một động lực quan trọng thúc
đẩy xã hội phát triển. Sự phát triển của dân chủ đánh dấu những nấc thang tiến bộ của xã
hội loài người.
Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của dân chủ trong đời
sống xã hội, nên ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đặc biệt
quan tâm đến dân chủ và phát huy tối đa quyền làm chủ của người dân, coi dân
11


chủ hóa đời sống xã hội, thực hành dân chủ rộng rãi, là một vấn đề hệ trọng,
mang ý nghĩa chiến lược lâu dài đối với sự phát triển của đất nước.
Đường lối dân chủ của Đảng xuất phát từ tư tưởng dân chủ của Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Trong quá trình hoạt động cách mạng của mình, vấn đề trung tâm
trong suy nghĩ của Người chính là xây dựng chế độ xã hội dân chủ thực sự, trong
đó nhà nước thực sự là của nhân dân, do nhân dân làm chủ và vì lợi ích của nhân
dân. Dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh là “Của quý bảu nhất của nhân dân”,
thực hành dân chủ chính là chìa khóa vạn năng đề giải quyết mọi vấn đề. Người
quan niệm: “Dân chủ nghĩa là dân là chủ và dân làm chủ”. Ngay sau khi đất
nước giành được độc lập, Người đã khẳng định rõ quan điểm về dân chủ
trong việc xây dựng Nhà nước Việt Nam là:
“NƯỚC TA LÀ NƯỚC DÂN CHỦ
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân
Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân
Chính quyền từ xã đến Chính phủ do dân cử ra
Đoàn thể từ Trung ương tới xã do dân tổ chức nên
Nói tóm lại quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”[51, tr. 114].
Hiến Pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa do Hồ Chí

Minh đứng đầu ban soạn thảo cũng khẳng định rõ: “Nước Việt Nam là một
nước Dân chủ Cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân
dân Việt Nam không phân biệt giống nòi, trai, gái, giàu, nghèo, giai cấp, tôn
giáo” [58, tr. 5].
Hồ Chí Minh khẳng định, chỉ có một nền dân chủ thực sự, đó là nền dân
chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ý tưởng đó được Người và
Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện ngay sau thắng lợi của Cách mạng tháng
Tám năm 1945. Vượt qua những khó khăn, thử thách về mọi mặt sau cách mạng,
với trí tuệ và quyết tâm cao độ, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương tập
trung mọi nguồn lực sẵn có tiến hành tổng tuyển cử để bầu ra Quốc hội đầu tiên.
Đây là một chủ trương đúng đắn, kịp thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng
12


Cộng sản Việt Nam, đáp ứng được nguyện vọng làm chủ vận mệnh dân tộc, làm
chủ vận mệnh chính mình của nhân dân sau hàng nghìn năm dài sống trong thân
phận thần dân nô lệ, do đó hết sức được quần chúng nhân dân hưởng ứng và ủng
hộ. Trong bài viết để cổ động nhân dân đi bỏ phiếu bầu Quốc hội, Người viết:
“Ngày mai,là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày
tổng tuyển cử, vì ngày mai là ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà
nhân dân hưởng dụng quyền dân chủ của mình. Ngày mai dân ta sẽ tự do
lựa chọn bầu ra những người xứng đáng thay mặt cho mình gánh vác việc
nước” [52, tr. 128]
Kết quả là đã có hơn 95% cử tri cả nước tham gia bỏ phiếu bầu ra Quốc
hội hợp hiến đầu tiên của cả nước với 82,7% đại biểu xuất thân từ giai cấp công
nhân, nông dân và lực lượng vũ trang, trong đó có 10 đại biểu là nữ. Trong bối
cảnh đất nước ở trong hoàn cảnh khó khăn được ví như “ngàn cân treo sợi tóc”,
các thế lực thù địch tìm mọi cách xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam thì đây có thể coi là một thắng lợi hết sức to lớn, khẳng định quyết
tâm, trí tuệ, mưu lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời khẳng định

mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng và nhân dân chính là cội nguồn làm nên
mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Quốc hội mới sau khi được bầu đã ngay
lập tức bắt tay vào xây dựng Hiến Pháp. Hiến pháp năm 1946 chính là Hiến pháp
dân chủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đặt nền móng cho quá
trình xây dựng một nhà nước của dân, do dân vì dân, một nhà nước dân chủ, tiến
bộ trong khu vực Đông Nam Á lúc bấy giờ. Đây cũng chính là một trong những
động lực để Đảng Cộng sản Việt Nam có thể huy động, lãnh đạo nhân dân đấu
tranh giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ sau đó.
Đi vào nội dung cụ thể của dân chủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:
“Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết”
[51, tr. 102]. Thực chất của nó là chế độ trưng cầu ý dân - một hình thức dân chủ
trực tiếp được đề ra rất sớm ở Việt Nam.

13


Người nhấn mạnh rằng nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và
đại biểu HĐND nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tin cậy của
nhân dân. Cán bộ phải thực sự là đầy tớ của nhân dân, đồng thời phải là người có
năng lực lãnh đạo nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước. Là đầy tớ của dân thì phải tuyệt đối tận tụy, trung thành,
cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. Là
người lãnh đạo phải có trí tuệ hơn người, minh mẫn, sáng suốt, nhìn xa, trông
rộng, gần gũi nhân dân, trọng dụng hiền tài. Có nghĩa là người thay mặt nhân
dân phải có đủ cả đức và tài, thiếu một trong hai điều đó đều không được.
Quyền làm chủ của nhân dân được thể hiện rõ qua hình thức dân chủ trực
tiếp và dân chủ đại diện. Quốc hội là cơ quan cao nhất của nhân dân, cơ quan
quyền lực nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, là nơi mà thông qua đại
biểu của mình, nhân dân phản ánh những tâm tư, nguyện vọng, những bức xúc,

tồn tại ở cơ sở. Để phát huy cao độ dân chủ, phòng ngừa và loại bỏ tình trạng
lạm quyền, lộng quyền, quyền lực nhà nước phải được phân công, phối hợp giữa
các cơ quan quyền lực nhà nước khác nhau, trong đó:
- Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp và quyền giám sát
- Chính phủ thực hiện quyền hành pháp
- Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp.
Bên cạnh việc làm rõ vấn đề xây dựng nhà nước dân chủ, Hồ Chí Minh
còn lên án mạnh mẽ tệ quan liêu, mệnh lệnh, cửa quyền, tham ô, lãng phí. Người
coi tham ô là trộm cắp, còn lãng phí tuy không phải là trực tiếp ăn đút lót của
dân, song cũng gây hại cho dân, cho Chính phủ, có khi còn tác hại hơn cả tham ô
và khẳng định rằng tham ô, lãng phí hoàn toàn đi ngược lại với bản chất của một
nhà nước dân chủ. Người cho rằng tham ô, lãng phí có quan hệ mật thiết với
nhau, nó là thứ giặc nội xâm, là kẻ thù đặc biệt nguy hiểm vì nó nằm ngay trong
tổ chức và mỗi người. Do đó, Người xác định rằng, đấu tranh chống tham ô, lãng
phí là hết sức quan trọng, cần kíp như đánh giặc trên mặt trận, và chống tham ô,
lãng phí chính là cách mạng, là dân chủ.

14


Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và thực hành dân chủ là một trong
những di sản quý báu Người để lại cho chúng ta. Đến nay, tư tưởng của Người
vẫn còn nguyên giá trị và tính thời sự trong công cuộc xây dựng nền dân chủ
XHCN, của dân, do dân, vì dân, ảnh hưởng to lớn đến quá trình dân chủ hóa đời
sống xã hội ở Việt Nam.
Vận dụng, quán triệt, học tập tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh về dân
chủ, trong suốt chặng đường lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt
Nam luôn luôn tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, từ đó tạo
thành một nguồn sức mạnh hết sức to lớn, đưa con thuyền cách mạng Việt Nam
vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

Ngay từ Cương lĩnh chính trị đầu tiên được thông qua tại Hội nghị thành
lập Đảng ngày 3/2/ 1030, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Cách mạng
Việt Nam là tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” và
xác định rõ nhiệm vụ cách mạng là: “Đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp và giai
cấp phong kiến, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, nhân dân được
tự do…tịch thu hết sản nghiệp lớn của bọn đế quốc, lấy ruộng đất chia cho
dân cày nghèo” [44, tr. 7].
Với thái độ nghiêm túc “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật,
nói rõ sự thật” Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng diễn ra từ ngày
15 đến ngày 18/12/1986 đã rút ra bốn bài học kinh nghiệm lớn, trong đó ngay bài
học đầu tiên đã xác định: Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán
triệt tư tưởng “ lấy dân làm gốc”, xây dựng, phát huy tối đa quyền làm chủ của
nhân dân lao động.
Tại Đại hội Đảng lần thứ VII (6/1991) và Đại hội VIII của Đảng (7/1996),
Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò to lớn của quần chúng nhân
dân và xác định mục tiêu xây dựng Nhà nước XHCN của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân và giai cấp nông dân, tầng lớp trí
thức làm nền tảng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thực hiện đầy đủ quyền làm chủ
của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hoạt động xâm
phạm lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.
15


Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII, Hội nghị lần thứ ba Ban
Chấp hành Trung ương khóa VIII về phát huy quyền làm chủ của nhân dân tiếp
tục đề ra mục tiêu xây dựng Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trong sạch,
vững mạnh, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của
nhân dân trong xây dựng và quản lý nhà nước. Hội nghị cũng đưa ra phương
hướng chủ yếu là giữ vững và phát huy bản chất tốt đẹp của Nhà nước Việt
Nam; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái đạo đức, lối sống, tham nhũng, lãng

phí, quan liêu, sách nhiễu nhân dân trong bộ máy nhà nước và coi đây chính là
vấn đề có ý nghĩa sống còn của Đảng và chế độ. Chính quyền có trong sạch,
được quần chúng nhân dân tin tưởng, ủng hộ thì mới thực sự vững mạnh. Dựa
vào sức mạnh của dân chính là vấn đề quan trọng nhất để xây dựng một chính
quyền trong sạch, giữ vững kỷ cương, kỷ luật. Mở rộng dân chủ tất yếu phải đi
liền với tăng cường kỷ cương, kỷ luật; quyền lợi gắn chặt với trách nhiệm, nghĩa
vụ; khắc phục tình trạng thiếu kỷ luật, dân chủ cực đoan, lợi dụng dân chủ để
kích động, tụ tập đông người chống chính quyền.
Để thực hiện tốt phương hướng cơ bản trên, Đảng xác định giải pháp quan
trọng hàng đầu là phải nâng cao chất lượng dân chủ đại diện, mở rộng dân chủ
một cách thiết thực, có hiệu quả và đề ra 6 nhiệm vụ chính để thực hiện phương
hướng trên như sau:
- Tiếp tục cải tiến chế độ bầu cử và các cơ quan dân cử. Bảo đảm cho cử
tri tiếp xúc, đối thoại với ứng cử viên, có đủ thông tin để trao đổi, nhận xét, lựa
chọn và bầu cử đại biểu của mình thực sự dân chủ trên cơ sở có sự lãnh đạo tập
trung của Đảng, đúng quy định về tiêu chuẩn, cơ cấu.
- Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan dân cử.
- Đẩy mạnh cải cách thể chế và thủ tục hành chính trong các lĩnh vực trực
tiếp liên quan đến đời sống nhân dân.
- Xác định rõ trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan nhà nước trong việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân.
- Nghiên cứu thực hiện từng bước chế độ dân chủ trực tiếp, trước hết là ở
cấp cơ sở.
16


Thực hiện nội dung Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung
ương khóa VIII, Bộ Chính trị đã cụ thể hóa chủ trương “dân biết, dân làm, dân
bàn, dân kiểm tra” thành cơ chế cụ thể phù hợp với tính chất, đặc điểm từng loại
hình cơ sở, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của người dân trong việc tham gia

xây dựng Đảng và nhà nước trong sạch, vững mạnh, Thường vụ Bộ Chính trị
quyết định tổ chức nghiên cứu xây dựng thiết chế dân chủ cơ sở và lập tổ chỉ đạo
việc nghiên cữu, xây dựng thiết chế dân chủ cơ sở.
Ngày 18/02/1998, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 30-CT/TW về xây
dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở. Đây là một bước tiến lớn, hết sức quan
trọng trong quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội ở Việt Nam với những
quan điểm chỉ đạo như sau:
- Đặt việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở trong cơ chế tổng
thể của hệ thống chính trị “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”.
Coi trọng cả ba mặt nói trên, không vì nhấn mạnh một mặt mà coi nhẹ, hạ thấp
mặt khác.
- Vừa phát huy tốt chế độ dân chủ đại diện, nâng cao chất lượng và hiệu
quả hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, HHĐND và UBND các cấp, vừa thực
hiện tốt chế độ dân chủ trực tiếp ở cơ sở để nhân dân bàn bạc và quyết định trực
tiếp những công việc quan trọng thiết thực, gắn liền với lợi ích của mình.
- Phát huy dân chủ phải gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao
dân trí, tạo điều kiện mở rộng dân chủ có hiệu quả và chất lượng.
- Nội dung các quy chế phát huy dân chủ ở cơ sở phải phù hợp với Hiến
pháp, pháp luật, thể hiện tinh thần dân chủ đi đôi với kỷ cương, trật tự, quyền
hạn gắn liền với trách nhiệm, quyền lợi đi đôi với nghĩa vụ; chống quan liêu,
mệnh lệnh, đồng thời chống tình trạng vô chính phủ, lợi dụng dân chủ vi
phạm pháp luật.
- Gắn quá trình xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ với công tác
cải cách hành chính, sửa đổi những cơ chế, chính sách về thủ tục hành chính.
Sau 3 năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW, Ban bí thư Trung ương
Đảng (khóa IX) tiếp tục ban hành Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 28/02/2002 về
17


tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở, gắn với việc

triển khai thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, nhiều chủ trương mới
được ban hành đã quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Trung ương về phát huy
quyền làm chủ của nhân dân. Trong Hội nghị tổng kết 6 năm thực hiện Chỉ
thị 30-CT/TW, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Thông báo số 159TB/TW ngày 15/11/2004 về Kết luận của Ban Bí thư về kết quả 6 năm thực
hiện Chỉ thị số 30 và tiếp tục xây dựng, thực hiện PLDC cơ sở.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nhấn mạnh: “Dân chủ
XHCN vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân
dân. Mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều vì
lợi ích của nhân dân, có sự tham gia ý kiến của nhân dân…Đề cao trách
nhiệm của các tổ chức Đảng, Nhà nước đối với nhân dân và phát huy dân chủ là vấn
đề có ý nghĩa chiến lược đối với tiến trình phát triển của nước ta” [38, tr. 47].
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng tiếp tục khẳng
định: “Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân. Dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên
tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bảo đảm nhân dân tham gia ở tất cả các
khâu của quá trình đưa ra những quyết định liên quan đến lợi ích, cuộc sống của
nhân dân. Thể chế hóa và nâng cao chất lượng các hình thức thực hiện dân chủ
trực tiếp và dân chủ đại diện. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tôn trọng, bảo
đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân theo tinh thần của
Hiến pháp 2013. Tiếp tục thực hiện tốt dân chủ cơ sở; thể chế hóa và thực hiện
tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” [39, tr. 38].
Như vậy, quan điểm, đường lối của Đảng từ khi thành lập đến nay về vấn
đề dân chủ và dân chủ hóa đời sống xã hội là nhất quán và có tính liên tục. Dân
chủ được Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định là một trong những mục tiêu và
động lực cơ bản để xây dựng thành công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

18



1.1.2. Quan điểm của Nhà nước Việt Nam về thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chịu sự lãnh đạo về
mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, cụ thể hóa và thực hiện chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng. Nhà nước là tổ chức quyền lực thể hiện và
thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân và chịu trách
nhiệm trước nhân dân quản lý toàn bộ mọi hoạt động của đời sống xã hội.
Nhà nước quản lý xã hội chủ yếu bằng pháp luật.
Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam nêu rõ:
“Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực thuộc về nhân dân mà nền tảng
là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri
thức” [59, tr. 2]. Quyền làm chủ của nhân dân được thực hiện thông qua hai
hình thức chính là dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.
Sau khi Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 30-CT/TW về xây dựng và
thực hiện QCDC ở cơ sở, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã lần lượt ra các
Nghị quyết số 45-NQ/UBTVQH ngày 26/02/1998 về xây dựng và thực hiện
QCDC ở cơ sở và Nghị quyết số 60-NQ/UBTVQH ngày 20/08/1998 về việc
ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở loại hình doanh nghiệp Nhà nước.
Thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Quốc hội về xây
dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở, Chính phủ đã ban hành các Nghị định số
29/1998/NĐ-CP ngày 11/05/1998 ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã;
Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08/09/1998 của Chính phủ ban hành Quy
chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan; Nghị định số
07/1999/NĐ-CP ngày 13/02/1999 của Chính phủ về ban hành Quy chế thực
hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước; trước yêu cầu cấp thiết của việc thực
hành dân chủ ở cơ sở, để đẩy nhanh hơn nữa quá trình dân chủ hóa đời sống
xã hội nước ta, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI đã ban hành Pháp lệnh
dân chủ ngày 20/4/2007 về thực hiện dân chủ xã, phường, thị trấn. Pháp lệnh
gồm 6 chương, 28 điều, cụ thể:

19


Chương 1: Những quy định chung: Bao gồm 4 điều (từ Điều 1 đến
Điều 4), chương này quy định phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc thực hiện dân
chủ ở xã, trách nhiệm tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã và các hành vi bị
nghiêm cấm.
Chương 2: Nội dung công khai để nhân dân biết: Bao gồm 5 điều (từ
Điều 5 đến Điều 9), chương này quy định những nội dung công khai, hình
thức công khai và trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung công khai để
nhân dân biết.
Chương 3: Những nội dung nhân dân bàn và quyết định: Chương này gồm
3 mục, 9 điều (từ Điều 10 đến Điều 18) quy định những nội dung nhân dân bàn
và quyết định trực tiếp, hình thức nhân dân bàn và quyết định trực tiếp, giá trị
thi hành; những nội dung nhân dân bàn, biểu quyết để cấp trên có thẩm
quyền quyết định; trách nhiệm tổ chức thực hiện những nội dung nhân dân
bàn và quyết định.
Chương 4: Những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ
quan có thẩm quyền quyết định: Chương này bao gồm 4 điều (từ Điều 19
đến Điều 22) quy định những nội dung nhân dân tham gia ý kiến; hình thức
nhân dân tham gia ý kiến; trách nhiệm của chính quyền cấp xã về tổ chức
thực hiện những nội dung nhân dân tham gia ý kiến; trách nhiệm nhiệm của
cơ quan có thẩm quyền cấp trên về tổ chức thực hiện những nội dung nhân
dân cấp xã tham gia ý kiến.
Chương 5: Những nội dung nhân dân giám sát: Chương này bao gồm 4
điều (từ Điều 23 đến Điều 26) quy định nhưng nội dung nhân dân giám sát; hình
thức để thực hiện việc giám sát của nhân dân; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức,
cá nhân trong việc thực hiện giám sát của nhân dân và lấy phiếu tín nhiệm.
Chương 6: Điều khoản thi hành: Gồm 2 điều (từ Điều 27 đến Điều 28) quy
định hiệu lực thi hành và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh.

Có thể khẳng định rằng Pháp lệnh dân chủ là một bước tiến rất quan trọng
của Nhà nước Việt Nam trong quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội và xây
dựng Nhà nước pháp quyền thực sự của dân, do dân, vì dân. Sự ra đời của Pháp
20


lệnh góp phần to lớn trong việc phát huy tối đa quyền làm chủ của người dân,
góp phần xây dựng chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh, xây dựng đội ngũ
cán bộ, đảng viên đủ đức, đủ tài đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước; góp
phần ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, sách nhiễu nhân dân.
Những quy định của Pháp lệnh dân chủ cơ sở thực sự là khung khổ pháp lý cho
thực hiện dân chủ ở Việt Nam. Đây cũng chính là khung khổ mà luận văn lấy
làm căn cứ để thực hiện đề tài này.
1.2. Những nhân tố tác động đến việc thực thi Pháp lệnh dân chủ trên
địa bàn huyện Yên Thành
1.2.1. Điều kiện tự nhiên huyện Yên Thành
Huyện Yên Thành nằm ở phía bắc của tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh
và sân bay Vinh 60 km về phía nam; cách Quốc lộ 1A 12 km về phía đông, cách
Ga Sy 9km về phía đông trên đường Tỉnh lộ 538 đi Quốc lộ 1A), cách cảng Cửa
Lò 40 km về phía đông nam, cách Hà Nội 290 km về phía bắc. Yên Thành là
vùng đất nửa trung du miền núi, nửa đồng bằng với diện tích tự nhiên là 54.829
ha, dân số vào khoảng 29 vạn dân. Phía bắc giáp các huyện Tân Kỳ, Quỳnh Lưu,
Diễn Châu; phía đông giáp huyện Diễn Châu; phía đông nam giáp huyện Nghi
Lộc, phía nam giáp huyện Đô Lương.
Về địa hình, huyện Yên Thành tựa hình lòng chảo, ba phía bắc, tây, nam
là rừng núi và đồi thấp, ở giữa và phía đông là vùng đồng bằng trũng tiếp giáp
với huyện Diễn Châu; với chiều dài gần 40km từ bắc xuống nam, chiều rộng gần
35km từ đông sang tây, Yên Thành là một trong những huyện có diện tích lớn
của toàn tỉnh. Nơi gần bờ biển nhất là xã Đô Thành (cách biển 6km). Đỉnh Vàng
Tâm với độ cao 544m, là ngọn núi cao nhất huyện nằm ở phía bắc xã Lăng

Thành. Nơi thấp nhất là cánh đồng trũng dọc kênh Biên Hòa, xã Vĩnh Thành,
cao 0,2m so với mực nước biển. Phía bắc huyện là dãy núi Bồ Bồ, phía tây và
tây nam là đồi núi có các thung lũng, hang động tạo nên nhiều cảnh quan đẹp.
Yên Thành nằm trong vùng tiểu khí hậu Bắc Trung Bộ. Mùa hè, gió Tây Nam
thổi mạnh, không khí nóng nực, nhưng khi có gió Đông Nam (gió Nồm) đưa hơi
nước biển lên thì mát mẻ dễ chịu. Mùa thu thường phải chống chọi với những
21


cơn bão và những đợt lũ lụt lớn gây thiệt hại cho mùa màng, nhà cửa và đời sống
kinh tế của người dân. Mùa đông có gió Đông Bắc, mưa dầm kéo dài.
Về tài nguyên khoáng sản: Yên Thành có các núi đá xây dựng phong phú,
tập trung ở các xã Đồng Thành, Trung Thành, Nam Thành, Thịnh Thành, Minh
Thành, Tân Thành, Mã Thành, v.v.; ngoài ra còn có khoáng sản quý hiếm như
vàng ở xã Tiến Thành, sắt ở xã Kim Thành, Mã Thành, barits xã Sơn Thành và
đất sét xã Sơn Thành, Viên Thành, Hợp Thành, v.v..
Về tài nguyên nước, Yên Thành có con Sông Đào (kênh Chính) bắt nguồn
từ Sông Lam cấp nước cho 4 huyện Đô Lương, Yên Thành, Diễn Châu và
Quỳnh Lưu. Sông Đào có ý nghĩa rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp của các
huyện nói chung, Yên Thành nói riêng, có thể khẳng định rằng nếu không có con
sông này, Yên Thành sẽ không thể trở thành vựa lúa lớn nhất tỉnh Nghệ An và
khu vực miền trung. Ngoài Sông Đào, Yên Thành còn có nguồn nước dồi dào
phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất bắt nguồn từ 232 hồ đập nước lớn nhỏ trải dài
trên khắp các địa bàn, điển hình như đập Vệ Vừng ở Đồng Thành, v.v.,đây là
nguồn dự trữ nước hết sức quý giá phục vụ cho phát triển kinh tế nông - lâm ngư nghiệp của huyện, đặc biệt là vào mùa hanh khô.
1.2.2. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội huyện Yên Thành
Huyện Yên Thành có 39 đơn vị hành chính, gồm thị trấn Yên Thành và 38
xã (Bảo Thành, Bắc Thành, Công Thành, Đô Thành, Đồng Thành, Đức Thành,
Hồng Thành, Hậu Thành, Hùng Thành, Hợp Thành, Hoa Thành, Khánh Thành,
Lăng Thành, Long Thành, Liên Thành, Lý Thành, Minh Thành, Mỹ Thành, Nam

Thành, Nhân Thành, Phúc Thành, Phú Thành, Quang Thành, Sơn Thành, Tăng
Thành, Tân Thành, Thọ Thành, Thịnh Thành, Trung Thành, Văn Thành, Viên
Thành, Vĩnh Thành, Xuân Thành, Đại Thành, Tây Thành, Kim Thành, Mã
Thành, Tiến Thành) có 523 làng, 87 khu dân cư. Toàn huyện có 78 tổ chức cơ
sở Đảng, trong đó có 39 Đảng bộ xã, thị trấn, 10 đảng bộ trực thuộc, 52 chi bộ
trực thuộc huyện ủy với tổng số 5.528 đảng viên, có 20 cơ quan hành chính, 10
doanh nghiệp nhà nước và 235 doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

22


Trong 30 năm tiến hành đổi mới, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ
thống chính trị, đảng bộ và nhân dân huyện Yên Thành đã đạt được nhiều thành
tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực, trong đó, đổi mới kinh tế được xác định là
nhiệm vụ trọng tâm, đến nay Yên Thành đã chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để
xây dựng và phát triển một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, hòa mình vào sự phát triển chung của cả nước.
Về nông nghiệp, do vị trí địa lý nằm trong vùng địa hình nửa đồng bằng,
nửa trung du, đồi núi, với lợi thế con sông Đào nối từ thượng nguồn sông Lam
chảy qua hầu hết các xã trên địa bàn huyện, ngoài ra có 232 hồ đập lớn nhỏ ở các
xã miền núi là nguồn nước phục vụ sản xuất, từ lâu Yên Thành đã nổi danh với
nền nông nghiệp lúa nước truyền thống. Nông nghiệp ở Yên Thành chủ yếu là
trồng lúa, chăn nuôi tự túc và làm kinh tế trang trại. Với diện tích tự nhiên
54.829 ha; đất nông nghiệp 22.817 ha (trong đó đất trồng lúa nước 13.600 ha),
đất lâm nghiệp 20.788 ha, đất phi nông nghiệp 9.928 ha, đất chưa sử dụng 920
ha; phù hợp với phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp; nhiều vùng đất rộng lớn có
điều kiện thổ nhưỡng phù hợp phát triển cây cam hàng hóa. Yên Thành được biết
đến là huyện có trình độ thâm canh lúa, năng suất, sản lượng luôn đứng đầu tỉnh
Nghệ An (bình quân mỗi năm đạt 150 -155 ngàn tấn lúa); ngoài việc sản xuất các
loại lúa giống chất lượng cao , nay có thêm mô ̣t số cây trồ ng mới đã đươ ̣c khẳ ng

đinh
̣ thương hiê ̣u và nhân rô ̣ng sản xuấ t như

: Cam (tại xã Đồng Thành và xã

Minh Thành) cho sản lượng hàng trăm tấn và thu nhập hàng chục tỷ đồng mỗi
năm, Nấ m Rơm đã đươ ̣c công nhâ ̣n tiêu chuẩ n VIET GAP, lúa Tím thảo dược
chất lượng cao cũng đã bắt đầu tham gia thị trường xuất khẩu vào các nước trong
khu vực và trên thế giới.
Về công nghiệp, Yên Thành xác định công nghiệp là một trong những nền
kinh tế mũi nhọn của huyện trong thời gian tới. Với vị trí địa lý thuận lợi, có
quốc lộ 7A nối liền huyện Diễn Châu và huyện Đô Lương, tỉnh lộ 538 nối huyện
Yên Thành với huyện Nghi Lộc và thành phố Vinh, huyện Quỳnh Lưu. Trong
những năm qua, Yên Thành còn được biết đến là một điểm đến của các nhà đầu
tư. Huyện chủ trương khai thác tối đa tiềm năng của từng ngành, từng vùng để
23


×