Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Vấn đề nhà ở của lao động nhập cư trên địa bàn hà nội từ góc nhìn công tác xã hội (nghiên cứu người lao động nhập cư tại phường khương thượng, quận đống đa, thành phố hà nội) (Tóm tắt, trích đoạn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.09 KB, 33 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------

NGUYỄN THỊ THÊM

VẤN ĐỀ NHÀ Ở CỦA LAO ĐỘNG NHẬP CƢ
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI TỪ GÓC NHÌN CÔNG TÁC XÃ HỘI
(Nghiên cứu người lao động nhâp̣ cư tại phường Khương Thượng quận Đống Đa - thành phố Hà Nội)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------

NGUYỄN THỊ THÊM

VẤN ĐỀ NHÀ Ở CỦA LAO ĐỘNG NHẬP CƢ
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI TỪ GÓC NHÌN CÔNG TÁC XÃ HỘI
(Nghiên cứu người lao động nhâp̣ cư tại phường Khương Thượng quận Đống Đa - thành phố Hà Nội)

Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60900101

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh



Hà Nội – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các
thông tin có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày
trong luận văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực chưa
từng được ai công bố trước đây.
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2016
Học viên cao học

Nguyễn Thị Thêm


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực
không ngừng của bản thân tôi còn nhận được rất nhiều sự hướng dẫn, giúp đỡ,
động viên của thầy cô, gia đình, bạn bè cũng như UBND phường Khương
Thượng-quận Hoàng Mai-thành phố Hà Nội.
Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn
Tuấn Anh giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội, người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, định hướng chuyên
môn và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể các thầy cô giáo đã
trực tiếp, cũng như các thầy cô giáo trong khoa Xã hội học – Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn đã truyền tải những kiến thức chuyên ngành
trong suốt quá trình học tập để tôi có được nền tảng kiến thức vững chắc để
hoàn thành luận văn này.

Tôi xin cảm ơn UBND phường Khương Thượng-quận Hoàng Maithành phố Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận
văn này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã quan tâm
giúp đỡ và động viên, khuyến khích tôi trong suốt thời gian qua để tôi hoàn
thành luận văn được tốt hơn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2016
Học viên cao học

Nguyễn Thị Thêm


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 4
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu................................................................................... 5
3. Ý nghĩa của nghiên cứu ........................................................................................... 11
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ....................................................................... 11
5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 12
6. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 12
7. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................. 12
8. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 12
9. Kết cấu của luận văn ................................................................................................ 16
NỘI DUNG..................................................................................................... 17
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .............. 17
1.1. Các khái niệm công cụ ......................................................................................... 17
1.1.1.Khái niệm nhà ở ..................................................................................... 17
1.1.2. Nhập cư ................................................................................................. 18
1.1.3. Người lao động ...................................................................................... 18
1.1.4. Lao động nhập cư……………………………………………………. 19
1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu................................................................. 19

1.2.1. Thuyết nhu cầu ...................................................................................... 19
1.2.2. Lý Thuyết hệ thống sinh thái ................................................................ 23
1.2.3. Thuyết di động xã hội ........................................................................... 24
1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 25
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN NHÀ Ở CỦA LAO ĐỘNG
NHẬP CƢ ...................................................................................................... 30
2.1. Cách thức tìm nhà ................................................................................................. 30
2.2. Cấu trúc và không gian nhà...................................................................... 35
2.3. Tiện nghi trong nhà .................................................................................. 39

1


2.4. Số người sống trong nhà và giá cả phòng ................................................ 42
2.5. Nguồn nước, các công trình vệ sinh, nơi ăn, ở................................................... 46
2.6. Nhà ở và sức khỏe đời sống vật chất tinh thần của lao động nhập cư ............. 49
2.7. Nguyên nhân lựa chọn nhà ở của người lao động nhập .................................... 55
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC HOẠT ĐỘNG CTXH TRONG VIỆC HỖ
TRỢ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NHÀ Ở CHO LAO ĐỘNG NHẬP CƢ .... 60
3.1. Kết nối nguồn lực.................................................................................................. 60
3.2. Hoạt động tham vấn.............................................................................................. 64
3.3. Cung ứng các dịch vụ nhà ở cho người nhập cư................................................ 71
3.4. Hoạt động biện hộ................................................................................................. 73
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO. ........................................................................... 84
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 88

2



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1

NVCTXH

Nhân viên công tác xã hội.

2

UBND

Ủy ban nhân dân

3

KDC

Khu dân cư

4

DN

Doanh Nghiệp

5

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


6

ASXH

An sinh xã hội

7

QLDA

Quản lý dự án

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Người lao động nhập cư là nhóm người xa quê hương đến một vùng đất
mới để phát triển kinh tế. Đối với họ tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống đều
trở nên xa la ̣ và mới mẻ . Trong đó ngôi nhà là một yếu tố vô cùng quan trọng
không chỉ đảm bảo sức khỏe cho con người mà còn tạo ra nhiều hoạt động
kinh tế thứ cấp như: Người lao động có việc làm, tư liệu sản xuất được mua từ
các ngành công nghiệp hỗ trợ của thành phố và những doanh nghiệp cung
ứng, và nhà ở mới thu hút đầu tư ở những nơi nó được xây dựng, và theo đó
tạo ra giá trị gia tăng với khu đất gần đó. Có thể nói nhà ở có vai trò quan
trọng đối với từng cá nhân và mỗi một quốc gia khu vực. (UNESCAP và UNHABITAT, Nhà ở cho người nghèo ở khu vực Châu Á) [7].
Trước sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường đã dẫn đến
sự chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn. Hiện nay trên cả nước có
số lượng lớn lao động phổ thông tập trung chủ yếu ở các vùng nông thôn

nghèo nàn và lạc hậu, thu nhập thấp, kinh tế khó khăn sự dư thừa lao động ở
nông thôn là nguyên nhân tất yếu dẫn đến sự nhập cư ồ ạt của dòng người từ
nông thôn ra thành thị để sinh sống và làm việc tại các đô thị. Số lượng lao
động phổ thông trên tập trung lớn vào 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM.
Chính nguồn lao động trên đã ảnh hưởng rất nhiều vấn đề cho thành phố. Một
trong các vấn đề đang được dư luận quan tâm chú ý đến là vấn đề nhà ở của
lao động nhập cư [6].
Đảng và nhà nước ta đã đưa ra những chính sách cần thiết và đem lại
lợi ích cho người lao động nhập cư có thu nhập thấp cũng như những người
dân nghèo nhập cư tại thành phố. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của mặt trái nền
kinh tế thị trường, cũng như nhiều chính sách đưa ra chưa phù hợp và sự thiếu
sót trong quá trình triển khai thực hiện, vấn đề nhà ở của người lao động nhập
cư tại đô thị vẫn đang có chiều hướng gia tăng. Tại phường Khương Thượng

4


có số lượng người lao động nhập cư lớn, họ sống trong các phòng trọ chật
chội ẩm thấp, nguồn nước ô nhiễm, tình hình an ninh bất ổn định…đã ảnh
hưởng đế n sức khỏe, tinh thầ n của người lao đô ̣ng [3] [5].
Thực trạng trên cho thấy, việc tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích tình
hình người lao động nhập cư tại đô thị có ý nghĩa rất lớn và làm cơ sở cho
việc đưa ra những chủ trương, chính sách cũng như những giải pháp phù hợp
cho vấn đề nhà ở của người lao động, cũng cần thấy rằng trong cuộc chiến
chống lại những ngôi nhà không đảm bảo đời sống cho người lao động, vai
trò của công tác xã hội rất quan trọng. Từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề
tài: “Vấn đề nhà ở của lao động nhập cư trên địa bàn Hà Nội từ góc nhìn
công tác xã hội” (Nghiên cứu người lao động nhập cư tại phườ ng Khương
Thượng-quận Đống Đa-thành phố Hà Nội).
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Nhập cư và di dân từ nông thôn ra thành thị là một chủ đề khá nóng
bỏng và được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, chú ý:
2.1. Những công trình nghiên cứu nước ngoài
Tác giả Micheal Bruneau, CNRS – Đại học tổng hợp Bordeaux qua báo
cáo “Lưu động di cư và nghèo khó ở Đông Nam Á”, đưa ra những kết quả và
phân tích rút ra từ nghiên cứu này cho thấy một bức tranh về thực trạng di cư
tại khu vực Đông Nam Á, những đặc thù cũng như tác động của tình trạng di
cư ở khu vực Đông Nam Á đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc
gia trong khu vực [7].
Trong tác phẩm “Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh”(1995). Ph.
Ăngghen đã chú ý nghiên cứu điều kiện sinh hoạt của giai cấp vô sản Anh
trong giai đoạn giữa thế kỷ XIX, làm sáng tỏ vai trò đặc biệt của giai cấp vô
sản trong xã hội tư sản. Theo Ph. Ăngghen cuộc cách mạng công nghiệp đã
đưa giai cấp lao động vào những điều kiện sinh hoạt khác hẳn trước đây, đó là
sự tập trung sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, sự phát sinh và phát triển của

5


giai cấp đại tư sản công nghiệp và giai cấp vô sản công nghiệp trong khi bàn
đến sự thay đổi về điều kiện sinh hoạt của giai cấp vô sản Anh. Ph. Ăngghen
cũng đã bàn đến sự thay đổi về sở hữu nhà ở, việc khó khăn trong tìm, thuê
nhà ở của giai cấp vô sản Anh [2].
Trong tác phẩm về “Vấn đề nhà ở” (1995) một trong số những tác
phẩm cơ bản của Chủ nghĩa Mác, công bố từ tháng 5/1872 đến tháng 1/1873
Ph. Ăngghen đã luận chiến gay gắt chống lại các đề án tư sản về việc giải
quyết vấn đề nhà ở, trong đó ông phê phán những biện pháp bác ái tư sản
nhằm giải quyết vấn đề nhà ở hết sức đầy đủ trong cuốn sách của E.Dacxo
“Những điều kiện cư trú của các giai cấp lao động và việc cải cách những
điều kiện đó”. Ph. Ăngghen nhấn mạnh nạn khan hiếm nhà ở là sản phẩm tất

yếu của hình thái xã hội tư sản…Người ta chỉ có thể loại trừ được nạn khủng
hoảng nhà ở cũng như những hậu quả của nó đối với sức khỏe…Khi đã hoàn
toàn thay đổi trật tự xã hội đã sản sinh ra nạn khủng hoảng đó [11].
Trong bài viết về “Cung cấp nhà ở cho công nhân nhà máy” (Housing
provisio for factory workers) được Liliany S.Arifin (2004) khẳng định nhu
cầu bức thiết về vấn đề nhà ở của công nhân. Các nhà máy công nghiệp ở các
quốc gia trên thế giới. Trên thực tế ở Châu Âu vào thế kỷ thứ XVIII, Châu Á
vào thế kỷ thứ XX quá trình công nghiệp hóa đã dẫn đến những vấn đề nhà ở
hết sức nghiêm trọng như: Thiếu nhà ở cho người lao động thu nhập thấp, nhà
ở không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh môi trường…Nhưng chỉ nhận
được rất ít sự quan tâm của các công ty cũng như Chính phủ. Những vấn đề
liên quan đến cung ứng nhà ở cho người lao động tại khu công nghiệp do
Liliany S.Arifin đặt ra từng được các nhà khoa học như Rahman (1993)
nghiên cứu [10].
Nghiên cứu của Haryana Governmen về “Vai trò nhà nước trong giải
quyết nhà ở cho người lao động” (2010) đã làm rõ vai trò của chính quyền
trung ương, chính quyền địa phương trong việc thu hút các doanh nghiệp vào

6


làm việc các khu công nghiệp cũng như xây dựng và tổ chức thực thi các
chính sách liên quan đến giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động làm
việc tại các khu công nghiệp.
Trên đây là những công trình nghiên cứu về di cư và vấn đề nhà ở của
người lao động được tác giả tìm hiểu để bổ sung cho đề tài luận văn của mình.
2.2. Các nghiên cứu trong nước
Nhà ở của người lao động được rất nhiều tác giả Việt Nam đề cập tới.
Sau đây là những đề tài nghiên cứu về di cư và nhà ở của người lao động:
Nghiên cứu về di cư và di dân nhìn từ góc độ xã hội học. Trung tâm

Nghiên cứu Phát triển và Khoa Xã hội học-Công tác xã hội-Đông Nam Á học
thuộc trường Đại học Mở-TP.HCM, đã tổ chức một hội thảo vào ngày
9/10/2014. Đó là một buổi trao đổi học thuật với chủ đề “Hiện tượng di cư và
vấn đề di dân dưới góc nhìn xã hội học” do hai diễn giả là Ths. Phạm Như Hồ
và TS. Nguyễn Bảo Thanh Nghi cùng trình bày. Buổi Hội thảo nêu lên các lý
thuyết áp dụng vào vấn đề di cư tại Việt Nam và trên thế giới [10].
Trong nghiên cứu về “Di cư tự do đến Hà Nội - Thực trạng và giải pháp”
của TS. Hoàng Văn Chức, 2003 có đề cập đến tình hình di cư của người lao động
trong những năm 1980 – 1990, chỉ ra những nguyên nhân của di cư xuất phát từ
sự chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Nghiên cứu cũng đặc biệt nhấn mạnh đến
thực trạng di dân tự do đến Hà Nội và những ảnh hưởng của di dân tự do đến môi
trường, đến cơ sở hạ tầng của thành phố, đến việc quản lý nhân khẩu, các tệ nạn
xã hội, trật tự an toàn xã hội v.v .. Những vấn đề đang ngày càng trở nên nan giải
hơn khi dòng người đổ xô về đô thị ngày càng nhiều [9].
Trên tạp chí Khoa học về phụ nữ có bài viết “Chiều cạnh giới của di cư
lao động thời kỳ CNH, HĐH đất nước” của PGS.TS Đặng Nguyên Anh, 2005
xem xét đặc trưng của di dân nhìn từ góc độ giới, tập trung đánh giá loại hình di
dân lao động nữ ra đô thị và đến các khu công nghiệp, chế xuất. Bài viết cho thấy
sự gia tăng về quy mô, tỷ trọng cũng như các loại hình di cư nữ, đặc biệt đến khu

7


vực thành thị, các khu công nghiệp là một thực tế khách quan phản ánh quy luật
phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bên cạnh đó là những bất
cập, những khó khăn trở ngại mà phụ nữ phải đối diện trong quá trình di cư khi
mà các chính sách, môi trường xã hội và pháp lý chưa tạo điều kiện thuận lợi để
đảm bảo quyền lợi cho họ [1].
Khi xem xét người lao động nhập cư dưới khía cạnh tiếp cận các dịch vụ xã
hội chẳng hạn như:

Chuyên đề nghiên cứu “Chất lượng cuộc sống của người di cư Việt Nam”
của Tổng cục thống kê thực hiện năm 2006. Nghiên cứu này quan tâm xem xét tác
động của di cư với bản thân những người di cư. Chất lượng cuộc sống của người
di cư được đề cập trong báo cáo này đã mô tả các yếu tố quyết định sự thành công
của di cư (cả khách quan và chủ quan) liên quan tới thu nhập, nhà ở, phúc lợi và
an ninh nơi chuyển đến. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả di cư bao gồm từ các
cơ hội kinh tế, tính sẵn sàng về nhà ở và các điều lệ, quy định của địa phương nơi
đến, loại di cư, tức là di cư tạm thời, chuyển đến nơi mới rồi lại quay về, tạm trú
dài hạn hoặc kết hợp của các hình thức trên, các hỗ trợ mà người di cư có thể có
được thông qua hoặc hệ thống phúc lợi xã hội chung hoặc mạng lưới xã hội riêng
của người di cư.
Chuyên khảo “Di cư trong nước và mối liên hệ với các điều kiện sống” do
Tổng cục thống kê thực hiện cũng trong năm 2006 nhấn mạnh đến tầm quan trọng
của việc hoạch định chính sách và kế hoạch hoá phát triển các lĩnh vực khác nhau
có tính đến sự khác biệt giữa các nhóm di cư. Mục tiêu chính của chuyên khảo
này là miêu tả mối quan hệ giữa di cư và các sự kiện cuộc sống. Các sự kiện được
phân tích xem xét bao gồm: Việc làm, thay đổi nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân,
học vấn, sinh đẻ. Tập trung phân tích các mô hình di cư theo chu trình cuộc sống,
gắn với các nguyên nhân và hậu quả chính của di cư [24].

8


Tác giả Trần Hữu Quang đã tìm hiểu đề tài “Sài Gòn và dân nhập cư” Bài
được đăng trên thời báo kinh tế Sài Gòn, 30-12-2004, [trang 48-49]. Đề tài cũng
nói về thực trạng của dân nhập cư tại Sài Gòn, những đóng góp của dân nhập cư
cùng với những ảnh hưởng, hậu quả của người dân để lại cho Sài Gòn.
Báo cáo nghiên cứu Felix Munster, biên tập Hoàng Phương Thảo với
sự hỗ trợ của ban QLDA Quận Gò Vấp-TP.HCM và Trung tâm vì người lao
động nghèo Thành phố Hải Phòng “Tóm tắt chính sách ASXH của người lao

động nhập cư”, nêu lên các chính sách ASXH đối với người lao động và thực
tế người lao động tại Hải Phòng và TP.HCM tiếp cận như thế nào. Từ đó đưa
ra các giải pháp và kiến nghị cho vấn đề trên.
Trong bài báo tác giả Lê Thị Thủy đưa ra quan điểm của mình về vấn
đề “Hỗ trợ phát triển dựa vào cộng đồng - Bài học thành công từ các dự án
nhà ở của Hiệp hội các đô thị Việt Nam” năm 2004. Bài báo cho rằng: Hỗ trợ
phát triển dựa vào cộng đồng là phương pháp giúp cụ thể hóa quy chế dân chủ
ở cơ sở, trong đó các tổ chức hỗ trợ (từ bên ngoài) sẽ thảo luận với chính
quyền và người dân để xác định những khó khăn, vướng mắc và tìm kiếm giải
pháp, với nguyên tắc chủ đạo là phát huy các mô hình sẵn có tại địa phương
theo hướng chuyển đổi cách tiếp cận (từ chỗ chính quyền/đoàn thể… chăm lo
cho người nghèo sang hỗ trợ các sáng kiến/giải pháp của cộng đồng) để giải
quyết các vấn đề liên quan đến nghèo đói và phát triển đô thị, trong đó có vấn
đề nhà ở của người nghèo/thu nhập thấp [28].
Sau đây là một bài báo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hồng Xoan,
Trần Thị Anh Thư, Nguyễn Xuân Anh, “Nghèo đói, nhà ở và vấn đề môi
trường ở Thành phố Hồ Chí Minh” năm 2014. Bài báo đã phân tích và nhận
định có mối quan hệ gắn kết chặt chẽ giữa nghèo đói, nhà ở và vấn đề môi
trường sống ở khu vực đô thị. Người nghèo do hoàn cảnh kinh tế khó khăn
nên phải chấp nhận sinh sống trong các không gian nhà ở chật hẹp, thiếu vệ

9


sinh. Môi trường sống của khu dân cư bị ô nhiễm bởi lối sống tạm bợ, cũng
như bị ảnh hưởng nặng nề của tình trạng ô nhiễm đô thị do quá trình đô thị
hóa quá nhanh ở thành phố này. Người nghèo có thể xem là nạn nhân, chịu
thiệt thòi nhất của tình trạng ô nhiễm không khí, tiếng ồn, rác và nước thải.
Người nghèo trên địa bàn khảo sát khi không có lựa chọn nào khác, họ đành
phải tìm cách thích ứng với điều kiện sống hiện tại. Thái độ “Lạc quan” gắn

liền với các phương thức thích nghi và khai thác các “Điểm mạnh” từ cộng
đồng dân cư nghèo như tính cố kết cộng đồng cao, có thể kiếm sống từ chính
tại nơi cư ngụ. Đối với người nghèo đô thị, tạo dựng nhà ở là một quá trình
chứ không phải điều kiện. Để có được một ngôi nhà, họ phải tích lũy và xây
dựng trong nhiều năm. Như vậy, có thể xem nhà ở như là một chỉ báo để xác
định tình trạng nghèo của họ. Do đó, để góp phần nâng cao điều kiện sống của
những hộ nghèo, chính quyền địa phương cần phải có những chính sách thích
hợp nhằm cải thiện nhà ở của họ. Nhìn chung, có thể nhận thấy rằng, trong
nhiều năm, chính quyền chỉ tập trung giải quyết các vấn đề nhà ở cho những
hộ có hộ khẩu thường trú hoặc những hộ bị ảnh hưởng bởi chương trình cải
tạo và chỉnh trang đô thị, còn những hộ nghèo đô thị với thu nhập thấp, và
người nhập cư đã không được quan tâm đến một cách đúng mức .
Tại thành phố Hồ Chí Minh tác giả Trần Thị Kim Xuyến, Phạm Thị
Thùy Trang cũng chỉ ra“Những vấn đề nhà ở cho người nghèo tại Thành phố
Hồ Chí Minh”, năm 2014, chính là sự phân tầng về mức sống và sự khác biệt
trong lợi thế về nhà ở, tại thành phố Hồ Chí Minh, người nghèo thường sống
trong các ngôi nhà đơn sơ tại những địa bàn cơ sở hạ tầng còn yếu kém; từ
nghiên cứu của mình các tác giả cho rằng nhà ở cho người thu nhập thấp đang
là vấn đề thời sự vì trên thực tế hiện nay kết quả của các chương trình nhà ở
không đến được với người có thu nhập thấp. Nhóm tác giả trích dẫn khuyến
nghị của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), có 7 trụ cột cho chính sách nhà

10


ở: Cải thiện quyền sở hữu, phát triển tín dụng bất động sản, triển khai hệ
thống hỗ trợ có định hướng tốt, mở rộng nguồn cung cấp đất đô thị, cung cấp
khung pháp lý cho việc phát triển đất và bất động sản, làm nổi bật tính cạnh
tranh của nghành kinh doanh bất động sản, phát triển khung thể chế cho chính
sách nhà ở cấp quốc gia. Đây là những gợi ý tốt, tác giả luận văn sẽ kế thừa

trong quá trình hoàn thành luận văn [13].
Các nghiên cứu trên đều nói được thực trạng và nguyên nhân, cũng như
đưa ra các giải pháp cho vấn đề nhập cư và di cư. Tuy nhiên chưa có một đề
tài nào dưới góc nhìn công tác xã hội nghiên cứu các trường hợp điển hình
lao động nhập cư tại phường Khương Thượng-quận Đống Đa-thành phố Hà
Nội. Do vậy tác giả đã quyết định lựa chọn vấn đề trên làm đề tài nghiên cứu
của mình.
3. Ý nghĩa của nghiên cứu
Đề tài mở rô ̣ng sự hiểu biết về vấn đề nhà ở của lao động nhập cư qua
các chiề u cạnh như: Tìm kiếm nơi ở, tình hình an ninh ngôi nhà, diện tích
chiều cao, giá cả môi trường sống và các đồ dùng sinh hoạt trong nhà giúp
cho nhân viên công tác xã hội, người lao động, chính quyền phường Khương
Thượng hiểu rõ về tình hình nhà ở của người lao động.
Thông qua đề tài nghiên cứu góp phần giúp nhân viên công tác xã hội
và những người làm chính sách đưa ra các phương án giải quyết những khó
khăn bất cập ở các ngôi nhà mà lao động nhập cư đang bị ảnh hưởng đến sức
khỏe, tinh thần.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề nhà ở của lao động nhập cư trên địa bàn Hà Nội.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Nhóm người lao động nhập cư sinh sống và làm việc tại phường
Khương Thượng-quận Đống Đa-thành phố Hà Nội.

11


Chính quyền địa phương phường Khương Thượng-quận Đống Đathành phố Hà Nội.
5. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian từ ngày 11/2/2015-30/8/2016.

Nghiên cứu tại phường Khương Thượng-quâ ̣n Đống Đa-thành phố Hà
Nội.
Nghiên cứu vấn đề nhà ở của lao động nhập cư.
6. Mục tiêu nghiên cứu
- Chỉ ra được cách thức tìm nhà của lao động nhập cư.
- Làm rõ thực trạng điều kiện nhà ở của lao động nhập cư.
- Chỉ ra được nguyên nhân lựa chọn nhà ở của lao động nhập cư.
- Làm rõ được tác động của điều kiện nhà ở đến sức khỏe và đời sống
tinh thần của người nhập cư.
Đề xuất các hoạt động công tác xã hô ̣i trong việc hỗ trợ giải quyết
những khó khăn bất cập về nhà ở của lao động nhập cư.
7. Câu hỏi nghiên cứu
- Lao động nhập cư tìm kiếm nhà ở như thế nào?
- Thực trạng điều kiện nhà ở của lao động nhập cư như thế nào?
- Những tác động nào của điều kiện nhà ở ảnh hưởng đến sức khỏe và
đời sống tinh thần của người nhập cư?
- Những nguyên nhân nào dẫn đến việc lựa chọn nhà ở của lao động
nhập cư?
- Đề xuất những hoạt động nào của công tác xã hội trong việc hỗ trợ
giải quyết những khó khăn, bất cập nhà ở của người lao động nhập cư?
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Phân tích tài liệu là một phương pháp dựa trên các tài liệu có sẵn tại địa
bàn nghiên cứu và những tài liệu thu thập được nhằm phân tích, tìm hiểu các

12


vấn đề cách thức tìm nhà, cấu trúc và không gian nhà, tiện nghi trong nhà, số
người sống trong nhà và giá cả phòng, nguồn nước và các công trình vệ sinh

nơi ăn ở, nguyên nhân hậu quả của nhà ở đối với người lao động.
Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
Nhân viên công tác xã hội tiến hành thu thập các tài liệu văn bản cần thiết và
phù hợp với đối tượng cũng như hoạt động trợ giúp, tiến hành xem xét các
thông tin có sẵn trong tài liệu để có cái nhìn tổng quan về vấn đề. Đồng thời
phục vụ cho mục đích tổng hợp thông tin và đáp ứng cho mục tiêu nghiên cứu
của đề tài một cách tốt nhất.
Trong vấn đề này, nhân viên công tác xã hội tìm hiểu và nghiên cứu các
tài liệu liên quan tới vấn đề nhà ở của người lao động nhập cư tại đô thị, cụ
thể đó là các chương trình quản lý, các chính sách an sinh xã hội của nhà
nước, các chương trình nghiên cứu, báo cáo về tình trạng người lao động nhập
cư ở thành phố, nghiên cứu sâu tại thành phố Hà Nội. Phân tić h các tài liê ̣u tạ
địa bàn nghiên cứu phường Khương Thượng như: Tài liệu Báo cáo kết quả
thực hiện chuyên đề “Quản lý người tỉnh ngoài tạm trú” năm 2014, 2015,
2016. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, kinh tế, an ninh quốc phòng năm
2014 và trọng tâm công tác năm 2015, 2016 của UBND phường Khương
Thượng cụ thể các số liệu về dân cư, số người lao động thuê trọ, số các phòng
trọ cho thuê…, thông qua các tài liệu đó NVXH nắm bắt các số liệu phân tích
dựa trên tình hình thực tế.
Phân tích tài liệu là một phương pháp được sử dụng ngay từ khi bắt đầu
nghiên cứu đề tài. Nhân viên công tác xã hội phải phân tích từng góc cạnh,
con số, điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân, hậu quả của từng tài liệu liên
quan đến nhà ở của người lao động nhập cư. Nếu không sử dụng phương pháp
này người nghiên cứu không thể có cơ sở để triển khai tiến hành các bước tiếp
theo.

13


8.2.Phương pháp quan sát

Phương pháp quan sát nhằ m thu thâ ̣p các thông tin ta ̣i điạ bàn nghiên
cứu, được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện qua nhiều giai
đoạn, từ giai đoạn khảo sát, thu thập thông tin cho đến quá trình hỗ trợ và kết
thúc đề tài nghiên cứu. Quan sát được thực hiện ngay từ khi đối thoại với
chính quyền phường Khương Thượng, thông qua giao tiếp và thái độ về vấn
đề nhà ở của lao động nhập cư, tiếp đó phương pháp này được phát huy cao
độ khi khảo sát địa bàn nghiên cứu xung quanh ngôi nhà. Nhân viên công tác
xã hộiquan sát diện tích nhà, chiều dài, chiều rộng, chiều cao nhà, các đồ
dùng như bếp, quạt, đồ dùng sinh hoạt, quần áo và xe đạp lao động hằng
ngày, cửa sổ cổng và môi trường vệ sinh nhà tắm và không khí cảnh quang
xung quanh nhà. Mặt khác trong quá trình tiếp xúc với chính quyền phường
và người lao động nhập cư nhân viên công tác xã hội quan sát thái độ của
người lao động nhập cư cung cấp các thông tin về ngôi nhà có chính xác hay
không, những mong muốn nhu cầu về ngôi nhà trong tương lai. Bên cạnh đó
còn quan sát được thái độ của cán bộ phường trong việc hỗ trợ nhà ở cho
người lao đông nhập cư.
Quan sát giúp người nghiên cứu nhận diện trực tiếp vấn đề đã và đang
diễn ra trước mắt như thế nào? Phương pháp quan sát được coi như chiếc máy
ảnh quan trọng của người nghệ thuật chụp hình. Đối với nhà ở của người lao
động nhập cư là một vấn đề có tính xã hội, diễn ra hằng ngày, hằng giờ và
đang trở nên bức thiết trong cuộc sống. Do vậy phải đi thực tế, quan sát hiện
thực nhà ở của những người nhập cư mới có đầy đủ bức tranh toàn cảnh của
xã hội.
Mục đích của phương pháp này nhằm thấy được thực tiễn cuộc sống
nhà ở của người dân lao động nhập cư nơi đô thị lớn và ảnh hưởng của những
ngôi nhà họ đang sinh sống, cũng như những hậu quả để lại cho người lao
động phải sống trong các khu trọ.

14



8.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn là quá trình thu thập thông tin dựa trên cơ sở quá trình giao
tiếp bằng lời nói có tính đến mục đích đặt ra. Trong cuộc phỏng vấn, nhân
viên công tác xã hội nêu những câu hỏi theo một chương trình được định sẵn
hoặc theo hướng vấn đề cần nghiên cứu và thu thập thông tin. Đối với đề tài
nhà ở nhân viên công tác xã hội sẽ đặt các câu hỏi xoáy sâu vào những vấn đề
liên quan đến ngôi nhà như về: Diện tích, chiều cao ngôi nhà, tình hình an
ninh trật tự như thế nào?
Tác giả đã sử dụng 30 phỏng vấn sâu để tìm hiểu đầy đủ tình hình thực
tế nhà ở của người lao động, cụ thể các đối tượng và mục đích phỏng vấn như
sau:
Người lao động nhập cư thực hiện phỏng vấn 20 người, địa điểm phỏng
vấn tùy từng trường hợp có thể ngay tại chỗ bán hàng, hoặc thời gian người
lao động nghỉ ngơi tại phòng trọ. Nội dung phỏng vấn: Tìm hiểu cách thức
tìm nhà, cấu trúc và không gian nhà, tiện nghi trong nhà, số người sống trong
nhà và giá cả phòng, môi trường sống và tình hình an ninh trật tự của ngôi
nhà. Những hậu quả người lao động bị ảnh hưởng khi sống trong ngôi nhà của
mình. Cuối cùng là những nhu cầu, mong muốn của người lao động về nơi ở
trong tương lai.
Đối tượng phỏng vấn tiếp theo là những người cho thuê phòng: Số
lượng 5 người. Nội dung phỏng vấn tìm hiểu về số lượng phòng cho thuê, tình
hình các điều kiện cơ sở vật chất của căn phòng, giá cả cho thuê phòng và
mức tăng giá phòng, mối quan hệ giữa chủ phòng và người cho thuê.
Chính quyền phường Khương Thượng 3 người. Nội dung tìm hiểu
những hoạt động hỗ trợ nhà ở của những người lao động nhập cư, các thông
tin liên quan đến tình hình kinh tế, đời sống của người dân trên địa bàn và
những định hướng trong tương lai để cải thiện phát triển vấn đề trên cho phù
hợp với tình hình phát triển kinh tế của địa bàn.


15


Đối tượng quan trọng không thể thiếu liên quan đến việc quản lý an
ninh trật tự xã hội đó chính là công an phường. Số lượng phỏng vấn là 2
người đi sâu vào các hoạt động quản lý tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
Đặc biệt là vấn đề người lao động có những khó khăn bấp cập gì khi ở các
dãy trọ không có chủ và các biện pháp phối hợp với nhân viên công tác xã hội
trong việc đảm bảo an ninh trật tự cho các dãy trọ người lao động đi thuê.
Trong các cuộc điều tra phương pháp phỏng vấn được sử dụng một
cách tối đa để thu thập thông tin có tính tập trung cao vào đề tài nghiên cứu.
Thông qua phương pháp này người nghiên cứu nắm được vấn đề có tính chiều
sâu và rộng.
Trong quá trình phỏng vấn, nhân viên công tác xã hội kết hợp những kĩ
năng chuyên nghiệp như: Kĩ năng quan sát, kĩ năng thấu hiểu, kĩ năng phản
hồi, kĩ năng khuyến khích đối với thân chủ và nhóm thân chủ cùng với đối
tượng được phỏng vấn để có thể hiểu được suy nghĩ, nhu cầu và mong muốn
của đối tượng, đồng thời thấy rõ được thực tế về khả năng tiếp cận với các
dịch vụ xã hội của họ.
9. Kết cấu của luận văn
Đề tài có kết cấu gồm các phần: Mở đầu, nội dung, kết luận và khuyế n
nghị. Nội dung chính tập trung trong 3 chương là: Chương 1: Cơ sở lý luận và
địa bàn nghiên cứu; Chương 2: Thực trạng điều kiện nhà ở của lao động nhập
cư; Chương 3: Đề xuất các hoạt động CTXH để hỗ trợ, giải quyết vấn đề nhà
ở cho lao động nhập cư.

16


NỘI DUNG

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm công cụ
1.1.1. Khái niệm nhà ở
Có nhiề u quan niê ̣m khác nhau về nhà ở như:
Thời điểm bắt đầu lịch sử loài người, đứng trước nhu cầu bảo vệ mình
trước những tác động của thiên nhiên, con người đã sáng tạo ra những ngôi
nhà để trú mưa, tránh nắng chống chọi với thiên nhiên. Có thể nói ngay từ nhu
cầu của chính bản thân con người cùng với sự phát triển của xã hội thì nơi ở
cũng phát triển theo. Nhà ở có thể dược phân làm 4 loại như sau: Nhà ở do tổ
chức, cá nhân đầu tư phát triển để bán, cho thuê theo nhu cầu của thị trường;
Nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân để sinh hoạt và làm nơi cư trú; Nhà ở do nhà
nước hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng để phục vụ cho các đối tượng là
cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực
lượng vũ trang nhân dân, công nhân làm việc tại các khu kinh tế, khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các đối tượng khác theo quy định
của Chính phủ; Nhà ở do nhà nước đầu tư xây dựng để phục vụ điều động,
luân chuyển cán bộ công tác [39].
Theo Luật nhà ở 2005 thì nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để
ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình cá nhân [30].
Theo cẩm nang giải thích từ ngữ luật học thì nhà ở là công trình được
xây dựng trong khuôn viên đất ở thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá
nhân theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 3 của Nghị định 71/2010/NĐ-CP, pháp luật quy định như
sau: Nhà ở thương mại là nhà ở do tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh
tế đầu tư xây dựng để bán, cho theo nhu cầu và theo cơ chế thị trường; Nhà ở
xã hội là nhà ở do nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh
tế đầu tư xây dựng cho các đối tượng quy định tại Điều 53, Điều 54 của Luật

17



nhà ở và quy định tại Nghị định này mua, thuê hoặc thuê mua theo cơ chế do
nhà nước quy định.
Nói tóm lại nhà ở là: Công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở
thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật
nhằm mục đích phục vụ các nhu cầu thiết yếu và sinh hoạt của hộ gia đình, cá
nhân.
1.1.2. Nhập cư
Theo Luật di cư quốc tế nhập cư là quá trình những người không phải
công dân của quốc gia tiếp nhận di chuyển tới quốc gia đó với mục đích định
cư. Từ khái niệm nhập cư theo Luật di cư quốc tế ta có thể hiểu: Nhập cư là
hoạt động di chuyển chỗ ở đến 1 vùng hay 1 quốc gia mới. Dân nhập cư là
người dân di cư từ 1 vùng đến 1 vùng khác để định cư hoặc tạm trú [15].
1.1.3. Người lao động
Theo Điều 3 Luật số 10/2012/QH13 của Quốc hội: Bộ luật lao động.
Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc
theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của
người sử dụng lao động.
Người lao động là người không chỉ đủ sức khỏe để hoa ̣t động sản xuất
mà họ còn có đủ điều kiện về nhận thức về các hành vi và mọi vấn đề mà họ
hoạt động khi giao tiếp với xã hội hay trong quá trình sản xuất tạo ra của cải
cho bản thân, gia đình và xã hội.
1.1.4. Lao động nhập cư
Đặc điể m lao đô ̣ng nhâ ̣p cư ở Viê ̣t Nam và trên thế giới hiê ̣n nay: Thứ
nhấ t, lao đô ̣ng nhâ ̣p cư là những người trẻ, thiế u kĩ năng nghề nghiê ̣p có trình
đô ̣ chuyên môn thấ p, thâ ̣m chí không có chút kĩ năng gì và đang trong giai
đoa ̣n thấ t nghiê ̣p, mong muố n tìm viê ̣c làm; Thứ hai, có mô ̣t đô ̣i ngũ lao đô ̣ng
nhâ ̣p cư có trình đô ̣ chuyên môn kĩ thuâ ̣t tay nghề cao. Tuy nhiên có thể do
thu nhâ ̣p, môi trường làm viê ̣c, các điề u kiê ̣n để thỏa mãn đời số ng tinh thầ n ở


18


nơi xuấ t cư không đáp ứng đươ ̣c nhu cầ u của họ nên họ tìm đến những nơi
phù hơ ̣p hơn với nhu cầ u của mình; Thứ ba, người nhâ ̣p cư sẵn sàng làm
những loại công viê ̣c mà người lao đô ̣ng sở tại không làm hoă ̣c không thông
thạo bằ ng lao đô ̣ng nhâ ̣p cư; Thứ tư, người lao đô ̣ng nhâ ̣p cư tạo sự cạnh
tranh sôi đô ̣ng của thị trường lao đô ̣ng [33].
Đối với đề tài nghiên cứu lao đô ̣ng nhâ ̣p cư tại phường Khương
Thươ ̣ng vừa có những đă ̣c điể m chung với lao đô ̣ng nhâ ̣p cư ở Viê ̣t Nam và
trên thế giới, nhưng cũng có những đă ̣c điể m riêng sau đây:
Người lao đô ̣ng nhâ ̣p cư tại phường Khương Thươ ̣ng chủ yế u là những
người từ nông thôn nghèo nàn, đời số ng khó khăn ra thành phố lao đô ̣ng để
tăng thu nhâ ̣p đảm bảo cuô ̣c số ng. Đa số lao đô ̣ng nhâ ̣p cư thuô ̣c nhóm lao
đô ̣ng chân tay, thu nhâ ̣p thấ p, phải số ng trong các phòng trọ ẩm thấ p, châ ̣t
hẹp, đồ dùng không đảm bảo, an ninh bấ t ổn. Nhóm người lao đô ̣ng nhâ ̣p cư ở
đây chỉ mong muố n có phòng để ở trong thời gian họ lao đô ̣ng kiế m số ng tại
Hà Nô ̣i. Nhóm người lao đô ̣ng tại đây nguyê ̣n vọng chỉ ở lại thành phố trong
thời gian lao đô ̣ng đảm bảo cho cuô ̣c số ng của mình và gia đình tại quê
hương.
1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu
1.2.1. Thuyết nhu cầu
Năm 1943 nhà tâm lý Abraham Maslow đã phát triển một trong các lý
thuyết mà tầm ảnh hưởng của nó được thừa nhận một cách rộng rãi và ứng
dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau đó là thuyết nhu cầu. Trong lý thuyết
này ông sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ thống trật tự lý thuyết
của ông giúp cho sự hiểu biết của chúng ta về những nhu cầu của con người
bằng cách nhận diện một hệ thống thứ bậc các nhu cầu. Sau đây là 5 nhu cầu
cơ bản của con người được biểu diễn bằng tháp nhu cầu


19


Nhu cầu sinh lý: Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của con
người như nhu cầu ăn uống, ngủ, nhà ở, sưởi ấm và thoả mãn về tình dục. Là
nhu cầu cơ bản nhất, nguyên thủy nhất, lâu dài nhất, rộng rãi nhất của con
người. Nếu thiếu những nhu cầu cơ bản này con người sẽ không tồn tại được.
Ông quan niệm rằng, khi những nhu cầu này chưa được thoả mãn tới mức độ
cần thiết để duy trì cuộc sống thì những nhu cầu khác của con người sẽ không
thể tiến thêm nữa [40].
Căn cứ vào thuyết nhu cầu của Maslow tác giả đã được biết nhu cầu
sinh lý bao gồm có: Ăn uống, ngủ, nhà ở, sưởi ấm và thỏa mãn về tình dục.
Như vậy nơi ở được coi là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống con người,
nếu mỗi cá nhân không được đảm bảo nhu cầu này thì không thể được đáp
ứng các nhu cầu tiếp theo, đồng thời nhu cầu cơ bản không được đảm bảo thì
cuộc sống không đúng nghĩa với 1 con người. Nhà ở của người lao động nhập
cư trong đề tài nghiên cứu được tác giả quan sát từ các đồ dùng sinh hoạt:
Quạt, bếp, các phương tiện lao động, quần áo…..đều đã cũ, nhiều đồ dùng đã
quá hạn sử dụng nhưng họ vẫn phải dùng; không gian cấu trúc nhà vô cùng
hẹp và thấp, số lượng người sống trong nhà đông, môi trường vệ sinh và

20


không khí hết sức ngột ngạt, chỉ cần có chỗ nghỉ, che mưa che nắng qua đêm
này đến đêm khác, các vấn đề môi trường, đồ dùng, rộng hay hẹp, cao hay
thấp, cơ sở vật chất xuống cấp hay cũ nát đều không cần biết. Như vậy nơi ở
của người lao động còn rất nhiều bất cập. Từ đó có thể thấy nhu cầu nơi ở của
người lao động chưa được đảm bảo ở mức tối thiểu. Nếu nhu cầu này chưa
được đáp ứng thì vấn đề an toàn, xã hội cũng sẽ bị ảnh hưởng đó là tình hình

an ninh trật tự mất trộm và các vấn đề sức khỏe tinh thần của người lao động
nhập cư. Bên cạnh đó nhờ nhu cầu của Maslow tác giả cũng tìm hiểu đi sâu
vào nhu cầu mong muốn về nhà ở của người lao động trong tương lai. Qua
các cuộc phỏng vấn hầu hết người lao động đều có một tâm lý có một phòng
ở rộng, sạch sẽ và an ninh ổn định, gần nơi họ buôn bán lao động.
Nhu cầu về an toàn hoặc an ninh: An ninh và an toàn có nghĩa là một
môi trường không nguy hiểm, có lợi cho sự phát triển liên tục và lành mạnh
của con người. Nội dung của nhu cầu an ninh: An toàn sinh mạng là nhu cầu
cơ bản nhất, là tiền đề cho các nội dung khác như an toàn lao động, an toàn
môi trường, an toàn nghề nghiệp, an toàn kinh tế, an toàn ở và đi lại, an toàn
tâm lý, an toàn nhân sự,…Đây là những nhu cầu khá cơ bản và phổ biến của
con người. Để sinh tồn con người tất yếu phải xây dựng trên cơ sở nhu cầu về
sự an toàn [40].
Đối với nhu cầu này tác giả đã phỏng vấn nhận thấy rằng ở hầu hết các
khu trọ người lao động ở đều không được đảm bảo như tình hình mất trộm đồ
dùng, mất tiền và các dụng cụ sinh hoạt. Bởi chính những cánh cửa sổ, cửa
cổng đã không đảm bảo lại thêm lối sống tập thể nên ý thức của các thành
viên còn hạn chế dẫn đến nhiều vấn đề phát sinh như tiếng ồn, bạn bè tụ tập,
giờ giấc sinh hoạt ảnh hưởng đến giấc ngủ của người lao động.
Nhu cầu về xã hội (tình yêu và sự chấp nhận). Do con người là thành
viên của xã hội nên họ cần nằm trong xã hội và được người khác thừa nhận.
Nhu cầu này bắt nguồn từ những tình cảm của con người đối với sự lo sợ bị

21


×