Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Đánh giá thực trạng chất thải và đề xuất các giải pháp khắc phục tại làng nghề sản xuất đậu rùa tuân chính vĩnh tường vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.28 KB, 61 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MƠI TRƯỜNG
---------------------------------------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT THẢI VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TẠI LÀNG NGHỀ SẢN
XUẤT ĐẬU RÙA TUÂN CHÍNH - VĨNH TƯỜNG VĨNH PHÚC

Người thực hiện
Lớp:

:

NGUYỄN THỊ HỜNG HẠNH

MTD

Chun ngành

Khóa : 57
:

Khoa học mơi trường

Giáo viên hướng dẫn :

ThS. DƯƠNG THỊ HUYỀN

Địa điểm thực tập



Tuân Chính, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc

:

Hà Nội - 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, ngồi sự nỗ lực của bản thân,
tơi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của rất nhiều thầy, cơ giáo, người thân
trong gia đình và bạn bè.
Tơi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn
ThS. Dương Thị Huyền, người đã tận tình chỉ bảo tơi trong suốt q trình thực
hiện khóa luận.
Tơi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới UBND xã Tuân Chính đã tạo điều
kiện và giúp đỡ tơi có những số liệu cần thiết để hồn thành bài khóa luận.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả bạn bè và gia đình,
những người đã hết lịng giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài tốt
nghiệp này.
Một lần nữa tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày ... /... /2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Hồng Hạnh

2


MỤC LỤC


3


DANH MỤC BẢNG

4


DANH MỤC HÌNH

5


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Diễn giải

BVMT

: Bảo vệ môi trường

UBND

: Ủy ban nhân dân

WHO

: Tổ chức Y tế Thế giới


Bộ NN & PTNT

:Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

6


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong những năm qua nhờ đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và nhà
Nước đã, đang tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng,
vững chắc và mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển kinh tế thì kéo theo nó là các vấn
đề mơi trường diễn ra càng phức tạp không chỉ ở các khu đô thị hay các thành
phố lớn mà nó cũng trở thành một trong những vấn đề nổi cộm ở các vùng nông
thôn Việt Nam hiện nay.
Người dân nơng thơn vốn xưa nay cịn phải quan tâm nhiều hơn đến cuộc
sống mưu sinh. Khi đời sống chưa thực sự được đảm bảo thì vấn đề về môi
trường chỉ là thứ yếu. Các nguồn chủ yếu gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường
ở nông thôn hiện nay là việc lạm dụng không hợp lý các loại hóa chất trong sản
xuất nơng nghiệp; việc chăn ni khơng tập chung của các hộ gia đình; việc xử
lý chất thải của các làng nghề thủ công truyền thống chưa triệt để; nhận thức, ý
thức bảo vệ môi trường của người dân sinh sống ở nơng thơn cịn hạn chế. Tiếp
đó là sự quan tâm khơng đúng mức của các cấp, các ngành. Ơ nhiễm mơi trường
đã, đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng, tác động xấu đến hệ sinh thái nông
nghiệp, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Vì vậy bảo vệ mơi trường nơng thơn

đang là một trong những vấn đề cấp bách.
Huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc là huyện thuộc vùng đồng bằng với
phương thức sản xuất nông nghiệp đa dạng: Trồng lúa nước, cây lương thực,
nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc nên Vĩnh Tường có rất nhiều đặc sản ẩm
thực do người nông dân chế biến từ những sản vật thu hái được trong lao động
sản xuất; trong đó tiêu biểu là: Rượu Vân Giang, đậu Rùa Tuân Chính, thịt rắn
Vĩnh Sơn, bánh ngõa Lũng Ngoại,…. Trong đó, làng nghề có truyền thống lâu
đời phải kể đến đậu rùa Tuân Chính. Trước kia, làng nào trong xã cũng làm đậu
rùa nhưng đến nay chỉ tập chung ở một số thôn trong đó có thơn Trung. Hoạt
động sản xuất đậu rùa thường đi kèm với các hoạt động chăn nuôi nhỏ lẻ của các
7


hộ sản xuất. Thơn Trung với 37 hộ gia đình làm đậu rùa cùng với các hoạt động
đi kèm có thể gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường xung quanh. Vì
vậy, để có thể chỉ ra các cơng đoạn có ảnh hưởng xấu đến mơi trường để có thể
đưa ra những bện pháp khắc phục trước khi vấn đề môi trường trở nên nghiêm
trọng, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng chất thải và đề xuất
các giải pháp khắc phục tại làng nghề sản xuất đậu rùa Tuân Chính - Vĩnh
Tường - Vĩnh phúc.’’
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài


Đánh giá thực trạng môi trường và công tác quản lý chất thải tại làng nghề sản



xuất đậu rùa tuân chính – vĩnh tường vĩnh phúc.
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải cho làng nghề.
3. Yêu cầu nghiên cứu





Đánh giá được khối lượng, thành phần, cơng tác quản lý chất thải tại làng nghề.
Đề xuất các giải pháp khắc phục các vấn đề về môi trường xung quanh tại làng
nghề.

8


CHƯƠNG I: TỞNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tởng quan về làng nghề:
1.1.1. Làng nghề, phân loại và một số tiêu chí công nhận làng nghề:
1.1.1.1. Khái niệm làng nghề:
Từ xa xưa, người nông dân Việt Nam đã biết sử dụng thời gian nông nhàn
để sản xuất những sản phẩm thủ công, phi nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu đời
sống như: các công cụ lao động nông nghiệp, giấy, lụa, vải, thực phẩm qua chế
biến… Các nghề này được lưu truyền và mở rộng qua nhiều thế hệ, dẫn đến
nhiều hộ dân có thể cùng sản xuất một loại sản phẩm. Bên cạnh những người
chuyên làm nghề, đa phần lao động vừa sản xuất nông nghiệp, vừa làm nghề,
hoặc làm thuê (nghề phụ). Nhưng do nhu cầu trao đổi hàng hóa, các nghề mang
tính chất chuyên môn sâu hơn, được cải tiến kỹ thuật hơn và thường được giới
hạn trong quy mô nhỏ (làng), dần dần tách hẳn nông nghiệp để chuyển hẳn sang
nghề thủ công. Như vậy, làng nghề đã xuất hiện.
Có thể hiểu làng nghề “là làng nơng thơn Việt Nam có ngành nghề tiểu
thủ cơng nghiệp, phi nơng nghiệp chiếm ưu thế về số lao động và thu nhập so
với nghề nông” (Đặng Kim Chi, 2005).
Làng nghề là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông thôn, được tạo bởi hai
yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, trong đó bao

gờm nhiều hộ gia đình sinh sống từ ng̀n thu chủ yếu từ nghề thủ cơng, giữa
họ có mối lên kết về kinh tế , xã hội và văn hóa.
Theo Giáo sư Trần Quốc Vượng thì làng nghề là:
“Làng nghề là làng ấy, tuy có trờng trọt theo lối thủ nông và chăn nuôi
(gà, lợn, trâu,…) làm một số nghề phụ khác (thêu, đan lát,…) song đã nổi trội
một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ cơng chun nghiệp hay
bán chun nghiệp, có ơng trùm, ông phó cả cùng một số thợ và phó nhỏ đã
chun tâm, có quy trình cơng nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất
nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu bằng nghề đó và sản xuất ra những
9


hàng thủ cơng, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm
hàng hóa và có quan hệ tiếp thị với thị trường là vùng rộng xung quanh với thị
trường đô thị, thủ đô và tiến tới mở rộng ra cả nước rời có thể xuất khẩu ra nước
ngoài.”
Một làng được gọi là làng nghề khi hội tụ 2 điều kiện sau: có một số
lượng tương đối các hộ cùng sản xuất một nghề; thu nhập do sản xuất nghề
mang lại chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của làng.
Làng nghề truyền thống: là những thơn, làng làm nghề thủ cơng truyền
thống có từ lâu đời, qua nhiều năm, nhiều thế kỷ và các bí quyết của nghề được
giữ bí mật và lưu truyền từ đời này sang đời khác.


Theo thông tư 116/2006/TT-BNN Hướng dẫn thực hiện một số nội dung
củanghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính Phủ về phát triển
ngànhnghề nông thôn đưa ra một số khái niệm như sau:
+ Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, bn,
phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các
hoạtđộng ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác

nhau.
+ Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình
thànhtừ lâu đời.
1.1.1.2 Tiêu chí cơng nhận làng nghề:
Theo Đặng Kim Chi, 2005 có rất nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau
khi đề cập đến tiêu chí để một làng ở nông thôn được coi là một làng nghề.
Nhưng nhìn chung, các ý kiến thống nhất ở một số tiêu chí sau:
- Giá trị sản xuất và thu nhập của từ phi nông nghiệp ở làng nghề đạt trên
50% so với tổng giá trị sản xuất và thu nhập chung của làng nghề trong năm;
hoặc doanh thu hàng năm từ ngành nghề ít nhất đạt trên 300 triệu đồng, hoặc:
- Số hộ và số lao động tham gia thường xuyên hoặc không thường xuyên,
trực tiếp hoặc gián tiếp đối với nghề phi nông nghiệp ở làng ít nhất đạt 30% so
với tổng số hộ hoặc lao động ở làng nghề có ít nhất 300 lao động.
10


- Sản phẩm phi nông nghiệp do làng sản xuất mang tính đặc thù của làng
và do người trong làng tham gia.
 Theo thông tư 116/2006 TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, tiêu chí để xác định làng nghề như sau:
+ Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành
nghề nông thôn.
+ Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời
điểm
đề nghị công nhận.
+ Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Qua khảo sát làng nghề cho thấy tiêu chuẩn của Bộ NN&PTNT là phù
hợp với tình hình chung của các làng nghề ở Việt Nam nên sử dụng tiêu chuẩn
làng nghề của Bộ NN&PTNT để tiến đến có một tiêu chuẩn làng nghề thống
nhất trên cả nước. Sử dụng tiêu chuẩn làng nghề chung trên cả nước sẽ giúp

công tác quản lý làng nghề ở các địa phương thống nhất.


Tiêu chuẩn làng nghề cũng cần điều chỉnh theo thời gian, được xây dựng dựa
trên tiêu chí định lượng và định tính, đồng thời phản ánh được các đặc điểm của
làng nghề gờm:
- Nhóm yếu tố định lượng:
+ Tỷ lệ số hộ tham gia sản xuất ngành nghề so với tổng số hộ của làng
nghề.
+ Tỷ lệ số lao động tham gia sản xuất ngành nghề so với tổng số lao động
của làng.
+ Tỷ lệ thu nhập của ngành nghề so với tổng thu nhập của dân cư ở trong
làng nghề.
- Nhóm yếu tố định tính:
+ Sản phẩm có tính mỹ nghệ , mang đậm nét yếu tố văn hóa vàbản sắc
của từng địa phươnghoặc dân tộc.
11


+ Sản xuất theo những quy trình ổn định và được lưu truyền từ đời này
sang đời khác.
+ Sản xuất hànghóa để đáp ứng thị trường với mục đích kinh doanh
Trong các tiêu chí kể trên, tiêu chí tỷ lệ số hộ và lao động tham gia sản
xuất phi nông nghiệp có thể chuyển sang tiêu chí số lượng hộ và lao động tham
gia sản xuất phi nông nghiệp đểtính tốn, xác định và cơng nhận làng nghề đạt
ch̉n thuận tiện hơn.


1.1.1.3 Phân loại làng nghề:
Làng nghề với những hoạt động đa dạng và phát triển đã có những tác động tích

cực và tiêu cực đến nền kinh tế, đời sống xã hội và môi trường nước ta với
những nét đặc thù rất đa dạng. Vấn đề phát triển và mơi trường của các làng
nghề hiện nay đang có nhiều bất cập và đang được chú ý nghiên cứu. Muốn có
được những kết quả nghiên cứu xác thực, đúng đắn và có thể quản lý tốt các
làng nghề thì cần có sự nhìn nhận theo nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau
đối với làng nghề. Bởi vậy, hệ thống phân loại các làng nghề dựa trên các số liệu
thông tin điều tra, khảo sát là cơ sở khoa học cho nghiên cứu, quản lý hoạt động
sản xuất cũng như việc quản lý, bảo vệ môi trường làng nghề. Cách phân loại
làng nghề phổ biến nhất là phân theo loại hình sản xuất, loại hình sản phẩm.
Theo cách này có thể phân thành 6 nhóm ngành sản xuất gờm:
+ Làng nghề vật liệu xây dựng và khai thác đá
+ Làng nghề thủ công mĩ nghệ
+ Làng nghề tái chế phế liệu
+ Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm
+ Làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da.
+ Làng nghề khác ( đóng thuyền, quạt giấy, đan vó , lưới….)
Hình 1.1: Phân loại làng nghề Việt Nam theo loại hình sản xuất
( Đặng Kim Chi, 2005)
12


Ngồi ra cịn có những cách phân loại làng nghề khác nhau như là một số
cách sau:


Phân loại theo lịch sử phát triển, các làng nghề được chia thành:
+ Làng nghề truyền thống: là các làng nghề xuất hiện từ lâu trong lịch sử

và tồn tại đến nay. Nhiều làng nghề truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm.
Nhiều địa phương có làng nghề truyền thống như: gốm sứ Lái Thiêu ở Bình

Dương , gốm sứ Tân Vạn ở Đờng Nai ,…
+ Làng nghề mới: là các làng nghề mới xuất hiện trong những năm gần
đây.Làng nghề mới được hình thành do sự nhân rộng các làng nghề cũ sang các
địa phương xung quanh hay du nhập từ địa phương khác tới. Một số làng nghề
mới có thể được ra đời từ chủ trương của địa phương để tạo công ăn, việc làm
cho lao động ở địa phương. Ở một số địa phương đã xuất hiện làng nghề mớinhư
là : làng nghề nuôi cá sấu Thạnh Lộc hay làng nghề nuôi cá cảnh Trung An ở
thành phố Hồ Chí Minh.


Phân loại theo số lượng nghề, các làng nghề được chia thành:
+ Làng một nghề: là làng chuyên sản xuất một nghề phi nông nghiệp.

Làng một nghề chiếm tỷ lệ đa số ở Việt Nam, như: làng nghề sơn mài Tương
Bình Hiệp và gốm sứ Lái Thiêu ở Bình Dương , làng bánh tráng Phú Hịa Đơng
và đan lát Thái Mỹ ở thành phố Hồ Chí Minh.
+ Làng nhiều nghề: là làng làm từ hai nghề trở lên. Làng có nhiều nghề ít
phổ biến ở Việt Nam. Một số làng nghề có 2 nghề điển hình là làng nghề An
Tịnh ở Tây Ninh vừa làm bánhtráng vừa đan lát giỏ tre.


Phân loại theo tình hình phát triển, các làng nghề được chia thành:
+ Làng nghề phát triển tốt: là các làng nghề có tình hình kinh doanh ổn

định. Theo cách phân loại này thì số lượng các làng nghề có tình hình phát triển
tốt ở Việt Nam hiện nay khơng nhiều.
+ Làng nghề kém phát triển: là các làng nghề kinh doanh cầm chừng hay
có nguy cơ mai một. Nhiều làng nghề ở Việt Nam có tìnhhình kinh doanh khó
13



khăn, cần có các giải pháp phát triểnbền vững.
Ngồi những cách phân loại trên, làng nghề có thể được phân loại theo
sản phẩm của làng nghề, số lượng hộ sản xuất hay thời gian phát triển.
1.1.2. Tình hình phát triển làng nghề chế biến thực phẩm trong và ngoài
nước:
1.1.2.1.Tình hình phát triển làng nghề chế biến thực phẩm trong nước:
Làng nghề nước ta phản ánh cuộc sống của cư dân nông nghiệp gắn liền
với cơ chế sản xuất mùa vụ, mang đặc trưng của chế độ làng xã, trong đó bao
gờm cả yếu tố dịng họ.
Theo Courrier du Vietnam (17/3/2003) ở nước ta có hơn 2000 làng nghề,
miền Bắc có 1594 làng nghề (79%), miền Trung có 312 làng nghề (15,5%) và
miền Nam có 111 làng nghề (5,5%).
Ở miền Bắc các làng nghề lại tập trung hơn ở một số địa phương thuộc
đồng bằng Bắc bộ như Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam
Định, Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Hà Nam ....
Thực tế này cho thấy, làng nghề ở nước ta gắn liền với các vùng nông
nghiệp và người nông dân làm nghề thủ công để giải quyết hợp lý sức lao động
dư thừa được cơ cấu theo đặc trưng nông nghiệp là mùa vụ. Mặt khác, từ sản
phẩm, chúng ta cũng nhận thấy gốc tích nông nghiệp như nguyên vật liệu, công
cụ chế tác, giá trị sử dụng và đặc biệt là nó phản ánh được tính chuyên dụng và
sinh hoạt cộng đồng của cư dân nơng nghiệp trên các sản phẩm đó. Nhìn vào
những nghề thủ công nổi tiếng của nước ta như nghề gốm, nghề đan lát, nghề
chạm khắc gỗ, nghề gị đúc đờng, nghề làm giấy, nghề làm tranh, nghề kim hoàn
hay làm nón, dệt vải... chúng ta thấy mỗi nghề gắn liền với một cộng đồng cư
dân được cư trú ổn định trong quy mô làng xã.
Các làng nghề chế biến thực phẩm là một trong những loại hình làng nghề
cổ xưa nhất, các làng nghề truyền thống này thường sản xuất theo quy mơ hộ gia
đình, phân tán và sản xuất nhiều loại hình sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu
dùng hàng ngày của người dân trong vùng.Nguyên vật liệu cho các làng nghề


14


chủ yếu được khai thác ở các địa phương trong nước. Nước ta có khí hậu nhiệt
đới ẩm gió mùa, các loại nông sản và thực vật phát triển, đồng thời có ng̀n
khống sản phong phú, đa dạng. Do đó, hầu hết các nguồn nguyên liệu vẫn lấy
từ trực tiếp từ tự nhiên.
Theo báo cáo của Đề tài KC 08 – 09, cả nước hiện có 197 làng nghề chế
biến nông sản, thực phẩm, chiếm 13,58 % trong tổng số 1450 làng nghề trong cả
nước. Với sự phân bố không đờng đều trên khắp đất nước, có 134 làng nghề ở
miền Bắc, 42 làng nghề ở miền Trung và 21 làng nghề ở miền Nam.
Các làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm phát triển một cách tự phát,
sản xuất mở rộng tùy tiện, khơng có quy hoạch, trình độ cơng nghiệp thấp.
Thêm vào đó là tâm lý và thói quen sản xuất trên quy mô nhỏ, khép kín gây nên
hạn chế trong đầu tư trang thiết bị và đổi mới công nghệ, làm cho hiệu quả sản
xuất không cao, tiêu tốn nhiều nguyên nhiên liệu, đồng thời thải ra môi trường
một lượng lớn chất thải, đặc biệt là nước thải giàu chất hữu cơ.
1.1.2.2. Tình hình phát triển làng nghề chế biến thực phẩm trên thế giới:
Tại các nước Châu Âu và Châu Mỹ, khái niệm “làng nghề” hầu như
khơng tờn tại, chỉ có các cơ sở thủ cơng sản xuất vừa và nhỏ trong khu dân cư.
Các đối tượng này được quản lý theo các chính sách, pháp luật chung của địa
phương và quốc gia, không theo quy định riêng biệt. Mơ hình “làng nghề” chỉ
tập trung chủ yếu tại khu vực Châu Á (phổ biến là Nhật Bản, Trung Quốc, Thái
Lan và Việt Nam). Tại Trung Quốc, sau thời kỳ cải cách mở cửa, việc thành lập
và duy trì Xí nghiệp Hương Trấn, tăng trưởng với tốc độ 20 – 30 % đã giải
quyết được 12 triệu lao động dư thừa ở nông thôn.
Tại Nhật Bản, mặc dù có nhiều loại ngành thủ cơng truyền thống, nhưng
chỉ có một số ít loại nghề được bảo tờn và phát triển. Làng nghề (traditional
handicraft village) đã trở thành niềm tự hào của tinh hoa văn hóa của người dân

xứ sở phù tang, là các điểm thăm quan du lịch nổi tiếng dành cho học sinh, sinh
viên, du khách trong nước và đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Ngoài mục tiêu
phụ là kinh doanh các sản phẩm thủ công, tại các làng nghề là nơi diễn ra các

15


hoạt động đào tạo, truyền bá văn hóa Nhật Bản.
Nhật Bản với sự thành lập “ Hiệp hội khôi phục và phát triển làng nghề
truyền thống” là hạt nhân cho sự nghệp khơi phục và phát triển ngành nghề có
tính truyền thống dựa theo “ Luật nghề truyền thống” ( Trần Minh Yến, 2003)
Cùng với việc ban hành Luật Xúc tiến Nghề Thủ công mỹ nghệ truyền
thống (The Law for Promotion of Traditional Craft Industry) năm 1974, Hiệp
hội khôi phục và phát triển nghề truyền thống (The Association for the
Promotion of Traditional Craft Industries) đã được thành lập vào năm 1975 và
trở thành hạt nhân cho phát triển ngành nghề có tính truyền thống. Các sản phẩm
để được coi là sản phẩm nghề truyền thống phải thỏa mãn 05 điều kiện, đó là:
được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày; chủ yếu được sản xuất bằng tay (đây
là điểm mấu chốt quan trọng); được sản xuất bằng kỹ thuật truyền thống; sử
dụng chủ yếu là nguyên liệu truyền thống; phải có tính chất tự nhiên theo vùng.
Ngồi ra có các tiêu chí khác như: nghề thủ công truyền thống là nghề có thời
gian tờn tại ít nhất là 100 năm và khu vực nghề truyền thống (làng nghề) phải có
ít nhất 10 cơ sở với khoảng 30 lao động.
Tại Thái Lan, Chiang Mai là trung tâm của các hoạt động tiểu thủ công
nghiệp. Vốn là đất nước lấy công nghiệp du lịch làm nền tảng, hoạt động tiểu
thủ công nghiệp cũng phát triển mạnh mẽ và có sự liên kết chặt chẽ với du lịch
văn hóa Thái Lan. Khác với Việt Nam, từ góc độ quản lý, người ta phân chia cơ
sở sản xuất thủ công theo quy mô hoạt động (về sản phẩm và nhân lực). Và cũng
giống Nhật Bản, người ta coi các làng nghề chỉ là những nơi sản xuất bằng biện
pháp thủ công và tạo ra những sản phẩm truyền thống.

Những năm đầu của thế kỉ XX,trên thế giới cũng có một số cơng trình
nghiên cứu có liên quan đến làng nghề như : “Nhà máy làng xã”của Bành Tử
(1922); “Mơ hình sản xuất làng xã” và “Xã hội hóa làng thủ cơng” của
N.H.Noace (1928). Năm 1964, tổ chức WCCI ( World crafts council
International – Hội đồng Quốc tế về thủ công thế giới) được thành lập, hoạt
động phi lợi nhuận vì lợi ích chung của các quốc gia có nghề thủ cơng truyền
16


thống ( Ngô Trà Mai, 2008).
1.1.3 . Tác động của làng nghề chế biến thực phẩm đến môi trường:
Vấn đề môi trường mà các làng nghề đang phải đối mặt không chỉ giới
hạn ở trong phạm vi các làng nghề mà còn ảnh hưởng đến người dân ở vùng lân
cận. Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 với chủ đề "Môi trường làng
nghề Việt Nam", Hiện nay “hầu hết các làng nghề ở Việt Nam đều bị ô nhiễm
môi trường (trừ các làng nghề không sản xuất hoặc dùng các nguyên liêu không
gây ô nhiễm như thêu, may...). Chất lượng môi trường tại hầu hết các làng nghề
đều không đạt tiêu chuẩn khiến người lao động phải tiếp xúc với các nguy cơ
gây hại cho sức khỏe, trong đó 95% là từ bụi; 85,9% từ nhiệt và 59,6% từ hóa
chất. Kết quả khảo sát 52 làng nghề cho thấy, 46% làng nghề có mơi trường bị ơ
nhiễm nặng ở cả 3 dạng; 27% ô nhiễm vừa và 27% ô nhiễm nhẹ”.
Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề xẩy ra ở mấy loại phổ
biến sau đây:
- Ô nhiễm nước: ở Việt Nam, các làng nghề chưa có hệ thống xử lý nước
thải cơng nghiệp, nước thải được đổ trực tiếp ra hệ thống kênh rạch chung hoặc
ra sông. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước chủ yếu là q trình xử lý cơng nghiệp
như: chế biến lương thực thực phẩm, mây tre, dệt, in, nung nấu kim loại, tẩy
giấy và nhuộm… Thường thì nước thải ra bị nhiễm màu nặng và gây ra hiện
tượng đổi màu đối với dịng sơng nhận nước thải, có mùi rất khó chịu. Hơn nữa
là sự vượt quá TCCP đối với các hàm lượng BOD, COD, SS, và coliform, các

kim loại nặng… ở cả nước mặt và nước ngầm, làm chết các sinh vật thủy sinh và
chứa các mầm bệnh nguy hại cho con người.
- Ơ nhiễm khơng khí gây bụi, ờn và nóng do sử dụng than và củi chủ yếu
trong sản xuất vật liệu xây dựng và sản xuất gốm sứ.
- Ô nhiễm chất thải rắn do tái chế nguyên liệu (giấy, nhựa, kim loại…)
hoặc do bã thải của các loại thực phẩm (sắn, dong), các loại rác thải thông
thường: nhựa, túi nilon, giấy, hộp, vỏ lon, kim loại và các loại rác thải khác
17


thường được đổ ra bất kỳ dòng nước hoặc khu đất trống nào. Làm cho nước
ngầm và đất bị ô nhiễm các chất hóa học độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe của
con người.
Tại Báo Nhân dân ngày 23/6/2005, GS.TS. Đặng Kim Chi đã cảnh báo
"100% mẫu nước thải ở các làng nghề được khảo sát có thơng số vượt tiêu
chuẩn cho phép. Môi trường không khí bị ô nhiễm có tính cục bộ tại nơi trực
tiếp sản xuất, nhất là ô nhiễm bụi vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) và ô nhiễm
do sử dụng nhiên liệu than củi. Tỷ lệ người dân làng nghề mắc bệnh cao hơn các
làng thuần nông, thường gặp ở các bệnh về đường hô hấp, đau mắt, bệnh đường
ruột, bệnh ngồi da. Nhiều dịng sông chảy qua các làng nghề hiện nay đang bị ô
nhiễm nặng; nhiều ruộng lúa, cây trồng bị giảm năng suất do ô nhiễm không khí
từ làng nghề".
Hà Nội là một trong những thành phố có nhiều làng nghề nhất cả nước.
Sau khi mở rộng (2008), Hà Nội có tổng cộng 1.275 làng nghề, trong đó có 226
làng nghề được UBND TP công nhận theo các tiêu chí làng nghề, với nhiều loại
hình sản xuất khác nhau, từ chế biến lương thực, thực phẩm; chăn nuôi, giết mổ;
dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da đến sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác đá; tái
chế phế liệu; thủ công mỹ nghệ... Trong số này, làng nghề thủ công mỹ nghệ
chiếm 53% với 135 làng nghề, tiếp đó là làng nghề dệt nhuộm đồ da chiếm 23%
với 59 làng nghề, làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm chiếm 16,9% với

43 làng nghề...Hiện nay, phần lớn lượng nước thải từ các làng nghề này được xả
thẳng ra sông Nhuệ, sông Đáy mà chưa qua xử lý khiến các con sông này đang
bị ô nhiễm nghiêm trọng. Chưa kể đến một lượng rác thải, bã thải lớn từ các
làng nghề không thể thu gom và xử lý kịp, nhiều làng nghề rác thải đổ bừa bãi
ven đường đi và các khu đất trống .
Tình trạng ơ nhiễm mơi trường như trên đã ảnh hưởng ngày càng nghiêm
trọng đến sức khỏe của cộng đồng, nhất là những người tham gia sản xuất, sinh
sống tại các làng nghề và các vùng lân cận.
18


Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2008 cho thấy, tại nhiều làng nghề, tỷ
lệ người mắc bệnh (đặc biệt là nhóm người trong độ tuổi lao động) đang có xu
hướng gia tăng. Tuổi thọ trung bình của người dân tại các làng nghề ngày càng
giảm, thấp hơn 10 năm so với làng không làm nghề. Ở các làng tái chế kim loại,
tỷ lệ người mắc bệnh ung thư, thần kinh rất phổ biến, nguyên nhân gây bệnh chủ
yếu là do sự phát thải khí độc, nhiệt cao và bụi kim loại từ các cơ sở sản xuất.
Tại các làng sản xuất kim loại, tỷ lệ người mắc các bệnh liên quan đến
thần kinh, hơ hấp, ngồi da, điếc và ung thư chiếm tới 60% dân số. Tại các làng
nghề chế biến nông sản thực phẩm, bệnh phụ khoa chiếm chủ yếu (13 – 38%),
bệnh về đường tiêu hóa (8 – 30%), bệnh viêm da (4,5 - 23%), bệnh đường hô
hấp (6 - 18%), bệnh đau mắt (9 – 15%). Tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp ở làng
nghề Dương Liễu 70%, làng bún Phú Đô là 50% [Nguyễn Thị Liên Hương,
2006].
Một trong những ngun nhân của tình trạng ơ nhiễm kể trên là do các cơ
sở sản xuất kinh doanh ở các làng nghề còn manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, phát
triển tự phát, khơng đủ vốn và khơng có cơng nghệ xử lý chất thải. Bên cạnh đó,
ý thức của chính người dân làm nghề cũng chưa tự giác trong việc thu gom, xử
lý chất thải. Nếu khơng có các giải pháp ngăn chặn kịp thời thì tổn thất đối với
toàn xã hội sẽ ngày càng lớn, vượt xa giá trị kinh tế mà các làng nghề đem lại

như hiện nay.
1.2. Kinh nghiệm của một số nước về phát triển làng nghề:
Đối với các làng nghề chế biến thực phẩm, ở các nước châu Á như Thái
Lan, Malaysia, Trung Quốc…đã đặc biệt chú trọng tới các nghề chế biến tinh
bột. Theo tác giả Jesuitas của Thái Lan (1996), việc sử dụng phương pháp xử lý
hiếu khí bằng bể Aerotank đối với nước thải chứa nhiều tinh bột thì lượng hữu
cơ theo COD có thể giảm tới 70%.
Một số nước đã sử dụng bể Biogas, tận dụng bã thải trong sản xuất tinh
bột để sản xuất khí sinh học, phục vụ cho các hoạt động khác như chạy động cơ
19


diezel. Theo các tác giả Thery và Dang (1979) sau này là Chen và Lee (1980),
Trung Quốc đã sử dụng hơn 7 triệu bể lên men CH4, trong đó có khoảng 20.000
bể lớn tạo khí chạy động cơ diezel khí sinh học với khoảng 4.000.106
m3khí/năm (Nguyễn Thị Kim Thái, 2004).
Đặc biệt, “việc sử dụng cộng đồng như những nhà quản lý môi trường
không chính thức và tính cộng đồng là công cụ bảo vệ môi trường đã được thực
hiện thành công ở một số nước trong khu vực và thế giới bằng các hình thức
khác nhau” (Đặng Đình Long, 2005). Cũng theo Đặng Đình Long, các nghiên
cứu của World Bank đã chứng minh rằng, “dựa trên sức ép của cộng đồng, cộng
với việc tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý mơi trường có thể cải
thiện được lượng phát thải tại các cơ sở gây ô nhiễm”.
Một số quốc gia đã thực hiện thành công cách quản lý này như:
Côlômbia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippin, Băng-la-đét, Malaysia, In-đô-nêxia… với phương pháp cho điểm đơn giản để dân chúng nhận rõ cơ sở nào tuân
thủ các tiêu chuẩn chống ô nhiễm của quốc gia và địa phương; cơ sở nào không
tuân thủ. Trung Quốc đã cho phép tính các loại phí ô nhiễm dựa trên sự thảo
luận của cộng đồng Mức định giá phí ô nhiễm dựa trên mức độ ô nhiễm, mức
dân cư phải hứng chịu hậu quả của ơ nhiễm, mức thu nhập bình qn… Cùng
với đó, chính phủ nước này cũng thường xuyên nâng cao năng lực của cộng

đồng trong nhận thức và hành động giải quyết các vấn đề môi trường địa
phương.
Tại Hà Lan, nước thải được xử lý bằng công nghệ SBR qua 2 giai đoạn:
giai đoạn hiếu khí chuyển hóa thành phần hữu cơ thành CO2, nhiệt năng và
nước, amoni được nitrat hóa thành nitrit và/hoặc khí nitơ; giai đoạn kỵ khí xảy
ra quá trình đề nitrat thành khí nitơ. Phốtphat được loại bỏ từ pha lỏng bằng định
lượng vôi vào bể sục khí.
Tại Tây Ban Nha, nước thải được xử lý bằng quy trình VALPUREN
(được cấp bằng sáng chế Tây Ban Nha số P9900761). Đây là quy trình xử lý kết
20


hợp phân hủy kỵ khí tạo hơi nước và làm khô bùn bằng nhiệt năng được cấp bởi
hỗ hợp khí sinh học và khí tự nhiên.
Tại Thái Lan, cơng trình xử lý nước thải sau Biogas là UASB. Đây là
công trình xử lý sinh học kỵ khí ngược dịng. Nước thải được đưa vào từ dưới
lên, xuyên qua lớp bùn kỵ khí lơ lửng ở dạng các bông bùn mịn. Q trình
khống hóa các chất hữu cơ diễn ra khi nước thải tiếp xúc với các bông bùn này.
Một phần khí sinh ra trong quá trình phân hủy kỵ khí (CH4, CO2 và một số khí
khác) sẽ kết dính với các bông bùn và kéo các bông bùn lên lơ lửng trong bùn,
tạo sự khuấy trộn đều giữa bùn và nước. Khi lên đến đỉnh bể, các bọt khí được
giải phóng với khí tự do và bùn sẽ rơi xuống. Để tăng tiếp xúc giữa nước thải
với các bông bùn, lượng khí tự do sau khi thoát ra khỏi bể được tuần hồn trở lại
hệ thống.
Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm các nước trên thế giới
trong việc phát triển làng nghề truyền thống, kinh nghiệm và cơng tác BVMT ta
có thể rút ra bài học sau:
- Phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống gắn với q trình cơng
nghiệp hố nơng thơn.
- Cần chú trọng đào tạo các kiến thức và bồi dưỡng nguồn nhân lực ở các

vùng nơng thơn.
- Đề cao vai trị của Nhà nước trong việc giúp đỡ, hỗ trợ về tài chính cho
làng nghề truyền thống ở nông thôn.
- Nhà nước cần có chính sách thuế và thị trường phù hợp để thúc đẩy làng
nghề truyền thống phát triển.
- Khuyến khích sự kết hợp giữa đại công nghiệp với tiểu thủ công nghiệp
và trung tâm công nghiệp với làng nghề truyền thống.
- Cần áp dụng thêm các công cụ quản lý kinh tếvào trong cơng tác bảo vệ
mơi trường.
- Hồn thiện hệ thống pháp luật với những chế tài xử lý mạnh, nghiêm
21


minh trong việc xử lý các trường hợp vi phạm.
1.3. Một số kinh nghiệm bảo vệ môi trường làng nghề tại Việt Nam:
1.3.1. Kinh nghiệm của làng Vạn Phúc - thành phớ Hà Nợi
Vạn Phúc hiện có 785 hộ dân làm nghề dệt, chiếm gần 60% trên tổng số
hộ sinh sống tại làng nghề. Hàng năm, Vạn Phúc sản xuất từ 2,5 đến 3 triệu m2
vải, chiếm 63% doanh thu của tồn bộ làng nghề (khoảng 27 tỷ đờng). Hiện nay,
Vạn Phúc có trên 1000 máy dệt và hàng ngày có khoảng 400 lao động thời vụ từ
quanh vùng đến đây làm việc. Các hoạt động sản xuất của làng nghề đã thu hút
được một lượng lớn lao động tham gia, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động
theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Cửa hàng bán lụa tơ tằm mọc lên
ngày càng nhiều, hình thành ba dãy phố lụa với trên 100 cửa hàng nhằm đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng của du khách.
Tuy nhiên, để có những kết quả khả quan như hiện tại, làng nghề Vạn
Phúc- Hà Nội đã có những bước chuyển quan trọng trong những thời kì và
những kinh nghiệm cần phải học hỏi.
Năm 2001, Hiệp hội làng nghề được thành lập. Hiệp hội đã đề ra phương
châm hoạt động đoàn kết, tụ hội, bảo tồn những tinh hoa của làng nghề nhằm tạo

ra những sản phẩm tinh tế phong phú đáp ứng nhu cầu của thị trường, đồng thời
phối hợp giúp nhau trong sản xuất kinh doanh, khích lệ cạnh tranh lành mạnh,
hiệp hội thường xuyên tổ chức học hỏi trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất. Đưa
ra hướng phát triển mới cho làng nghề: quảng bá thương hiệu làng nghề Vạn
Phúc gắn với du lịch.
Hai cụm liên kết xuất khẩu Lụa tại Vạn Phúc được thành lập trong tháng
10/2013, đây là một cơ hội rất lớn có thể mở rộng thị trường, quảng bá thương
hiệu và góp phần mang lại lợi ích kinh tế cho các nhà sản xuất tại làng lụa Vạn
Phúc nói riêng cũng như lụa Việt Nam nói chung. Thành lập cụm liên kết xuất
khẩu doanh nghiệp sẽ có cơ hội tham gia vào Hội chợ Thương mại Quốc tế. Đây
là một cơ hội cho các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm của mình với thị trường
22


quốc tế, kết nối trực tiếp với các đối tác thương mại tiềm năng cũng như kêu gọi
hỗ trợ từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Năm 2005, chính quyền địa phương triển khai thực hiện chính sách quy
hoạch đất đai thực hiện dự án thủ công nghiệp làng nghề - đưa các hộ gia đình
tập trung vào một nơi để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng
ờn và mở rộng quy mơ sản xuất. Sẽ có hai khu vực biệt lập là sản xuất và bán
hàng. Khu vực sản xuất sẽ được chia cho người dân tự xây dựng nhà xưởng, lắp
đặt máy móc. Đờng thời khu vực này sẽ được lắp đặt hệ thống thu gom, xử lý
nước thải trước khi thải ra môi trường.
Như vậy, qua quá trình phát triển của làng lụa Vạn Phúc chúng ta cần
nhận thấy rằng trong mỗi giai đoạn phát triển của làng nghề cần có những chính
sách hợp lý (Bộ kế hoạch và đầu tư, 2013).
1.3.2.Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Nam
Quảng Nam có 61 làng nghề đa dạng về quy mô và loại nghề truyền
thống. Sau thời gian bị mai một dần do yếu tố lịch sử, ngày nay những làng nghề
tại tỉnhQuảng Nam đang được quan tâm, khôi phục và phát triển bền vững.

Chính quyền tỉnh Quảng Nam chú trọng đến việc đào tạo, nâng cao tay nghề cho
các nghệ nhân trẻ, đây là một trong những yếu tố quyết định việc phát triển làng
nghề ổn định. Bên cạnh đó, với các chính sách cho vay vốn, chính sách thuế…
hỗ trợ cùng người dân tìm hướng đi mới cho làng nghề.
Một số làng nghề điển hình của địa phương đã áp dụng phương pháp gắn
phát triển làng nghề với phát triển du lịch địa phương như làng gốm Thanh Hà,
làng đúc đồng Phước Kiều, làng dệt Mã Châu …
Tại làng gốm Thanh Hà nằm bên bờ sông Thu Bồn thuộc xã Cẩm Hà,
cách phố cổ Hội An khoảng 2km về hướng Tây, người dân nơi đây đã mở ra các
dịch vụ như hướng dẫn du khách cách làm gốm từ khâu nhào đất sét, nắn hình
thù đến cách nung sao cho có màu bóng đẹp khơng bị cháy, bị chai... Gốm
Thanh Hà được sản xuất hoàn toàn bằng thủ công, sản phẩm chủ yếu là đồ dùng
23


phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày như chén, bát, chum, vại, bình hoa, chậu
cảnh... Điểm đặc biệt của sản phẩm gốm Thanh Hà là nhẹ hơn so với các sản
phẩm cùng loại của những địa phương khác.
Bên cạnh việc phát triển làng nghề, việc BVMT cũng là một nhiệm vụ
quan trọng. Một kinh nghiệm đáng chú ý được rút ra trong công tác bảo vệ môi
trường của Quảng Nam đó là việc đầu tư ngân sách cho phát triển và giải quyết
những vấn đề môi trường bức xúc trong các làng nghề, đờng thời xây dựng mơ
hình làng nghề gắn với phát triển khu du lịch và dịch vụ.
Tổng vốn đầu tư hiện nay đã lên tới trên 20 tỷ đồng. Nguồn vốn này được
hỗ trợ trong các làng nghề mở rộng phát triển sản xuất và áp dụng các biện pháp
cải thiện mơi trường. Nhờ đó mà nhiều cơ sở sản xuất ở các làng nghề đã chủ
động đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm
và hạn chế phát thải vào mơi trường. Hiện nay tồn tỉnh có 19/51 làng nghề
được công nhận đạt tiêu chuẩn về môi trường, trong đó có 3 làng nghề mộc Kim
Bờng (Hội An), ươm tơ dệt lụa Mỹ Châu (Duy Xuyên) và đúc đồng Phước Kiều

(Điện Bàn) được chọn làm thí điểm xây dựng mơ hình làng nghề gắn với phát
triển du lịch và dịch vụ với tổng nguồn vốn đầu tư trên 5 tỷ đồng (Cồng thông
tin Sổ tay du lịch và khám phá Quảng Nam, 2011).
Qua việc tìm hiểu quá trình phát triển làng nghề và công tác BVMT của
một số tỉnh, ta rút ra bài học sau :
+ Bước đầu đã lập quy hoạch và giải quyết mặt bằng cho sản xuất cho các
làng nghề như quy hoạch khu, cụm, điểm tách ra khỏi khu dân cư để có điều
kiện xử lý ô nhiễm môi trường đảm bảo cho làng nghề phát triển bền vững.
+ Có chính sách đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị, khuyến khích, tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp áp dụng các thành tựu khoa học.
+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật về BVMT, đặc biệt là việc cụ thể hóa các
văn bản về BVMT các làng nghề. Cho đến nay, trong hệ thống luật pháp của
nước ta chưa có một văn bản nào quy định cụ thể về việc BVMT làng nghề, điều
24


này gây khó khăn cho cơng tác quản lý mơi trường các làng nghề.
+ Tăng cường sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý vấn đề chống ô
nhiễm mơi trường. Tuy đã được hình thành, song các cơng cụ kinh tế được áp
dụng chưa phát huy được tác dụng trong việc hạn chế và giảm thiểu ô nhiễm
môi trường. Nguyên nhân là việc áp dụng chưa cứng rắn, một số cơng cụ cịn
q chung chung, biểu thuế chưa thật sự phù hợp với đặc điểm tình hình nền
kinh tế nước ta. Việc hoàn thiện và tăng cường sử dụng các công cụ kinh tế là
cần thiết nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả trong kiểm soát và xử lý ơ nhiễm mơi
trường.
+ BVMT là nhiệm vụ của tồn xã hội do đó cần phải tăng cường cơng tác
tun truyền, giáo dục để nâng cao ý thức BVMT của người dân, có các biện
pháp cần thiếtnhằm lơi kéo sự tham gia của cộng đồng vào việc giải quyết các
vấn đề BVMT.
1.3.3.Mô hình tái sử dụng chất thải chăn nuôi trong BVMT làng nghề và phát

triển kinh tế - xã hợi:
-

Việt Nam hiện phải đối mặt với tình trạng khó khăn trong quản lý chất thải chăn
ni. Có khoảng 55% trang trại nuôi lợn trên cả nước tập trung ở khu vực Đồng
bằng sông Hồng.
Cụ thể, với trên 19,3 tỷ kg chất thải từ khoảng 16,5 triệu con lợn mỗi năm,
Việt Nam hiện phải đối mặt với tình trạng khó khăn trong quản lý chất thải chăn
ni. Có khoảng 55% trang trại nuôi lợn trên cả nước tập trung ở khu vực Đờng
bằng sơng Hờng, trong đó phần lớn các chất thải chăn nuôi không được sử dụng
mà được thải ra môi trường.
Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo “Mơ hình kinh doanh và giải
pháp tái sử dụng chất thải nông nghiệp tại Việt Nam” diễn ra hôm nay (22/5), tại
Hà Nội. Hội thảo do Viện Quản lý nước quốc tế (IWMI) phối hợp với Trung
tâm Nghiên cứu y tế cộng đồng và sinh thái (CENPHER), Trường đại học Y tế
Cộng đồng (HSPH) tổ chức.
Tại hội thảo, thơng tin về một số mơ hình kinh doanh dựa trên việc tái sử
25


×