Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Một số đặc điểm của phật giáo việt nam trong thời kỳ bắc thuộc (Tóm tắt, trích đoạn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.72 KB, 47 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

NGUYỄN VĂN THẮNG

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO
VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ BẮC THUỘC
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 60 22 03 09

Ngƣời hƣớng dẫn: Đỗ Thị Hòa Hới

Hà Nội - 2016


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài. ........................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 7
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................... 8
6. Đóng góp của luận văn................................................................................ 8
7. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 9
NỘI DUNG..................................................................................................... 10
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ CHO SỰ RA ĐỜI CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẬT
GIÁO VIỆT NAM THỜI KỲ TỪ ĐẦU CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỶ
VI..................................................................................................................... 10


1.1. Khái quát những điều kiện cho sự du nhập và phát triển của Phật
giáo Việt Nam (từ đầu Công nguyên đến thế kỷ VI) ................................ 10
1.1.1.Điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội. ..................................................... 10
1.1.2 Điều kiện Văn hóa, tín ngưỡng ............................................................ 18
2.1. Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo từ đầu Công nguyên
đến thế kỷ thứ VI. .......................................................................................... 27
2.1.1. Thời gian và địa điểm du nhập của Phật giáo vào Việt Nam. ........... 27
2.1.2 Diện mạo của Phật giáo Việt Nam từ đầu Công nguyên đến thế kỷ
thứ VI. ............................................................................................................ 33
Tiểu kết chương 1........................................................................................... 42
CHƢƠNG 2. NỘI DUNG SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO VIỆT
NAM THỜI KỲ ĐẦU BẮC THUỘC VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA CHÚNG
ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM ....... 45
2.1. Ba đặc điểm của Phật giáo Việt Nam thời kỳ đầu Bắc thuộc. ........... 45
2.1.1.Đăc điểm hội nhập của Phật giáo với truyền thống yêu nước của
người Việt từ đầu Công nguyên đến thế kỷ thứ VI. ................................... 45


2.1.2. Đặc điểm dân gian của Phật giáo Việt Nam từ đầu Công nguyên đến
thế kỷ thứ VI. .................................................................................................. 54
2.2.3. Đặc điểm dung hợp Nho – Phật – Đạo của Phật giáo từ đầu công
nguyên đến thế kỷ VI ................................................................................... 64
2.2. Ảnh hƣởng của những đặc điểm trên đối với sự phát triển của Phật
giáo Việt Nam. ............................................................................................... 72
2.2.1.Những ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của Phật giáo Việt Nam... 72
2.2. Một số vấn đề tồn tại của Phật giáo Việt Nam giai đoạn từ đầu công
nguyên đến thế kỷ VI cũng nhƣ trong các giai đoạn phát triển sau. ....... 81
Tiểu kết chương 2........................................................................................... 85
KẾT LUẬN. ................................................................................................... 86
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN

QUAN ĐẾN LUẬN VĂN.............................................................................. 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 90


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong các tôn giáo ở Việt Nam, Phật giáo là tôn lớn giáo được truyền vào từ
rất sớm. Với số lượng tín đồ, chức sắc lớn hơn các đạo Công giáo, đạo Cao Đài,
Phật giáo Hòa Hảo, cùng với các yếu tố lịch sử để lại, cộng thêm những tác động
của yếu tố thời đại, Phật giáo ở nước ta đang là vấn đề liên quan đến chính sách
đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Do đó việc nghiên cứu Phật giáo nói
chung, lịch sử du nhập, hình thành các đặc trưng, đặc điểm Phật giáo Việt Nam
nói riêng là rất cần thiết.
Phật giáo du nhập vào Việt Nam đã trên dưới 2000 năm, gắn bó đồng hành
cùng dân tộc và có mối quan hệ khăng khít với văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội
trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và bảo vệ Tổ quốc. Phật giáo có mục đích
cao cả là đem lại hạnh phúc cho chư Thiên và an lạc cho loài người. Trên nguyên
tắc hooaf hợp, tùy thuận chúng sinh nên tuy là yếu tố văn hóa “ngoại sinh”
nhưng được dân tộc Việt Nam đón nhận một cách tự nhiên, như cây có nước và
được hấp thụ chuyển hóa tạo thành một bộ phận hữu cơ và tạo nên những nét đặc
sắc trong văn hóa dân tộc. Phật giáo theo thời gian đã có sự tiếp thu, hấp thụ, ảnh
hưởng sâu đậm trong ý thức tư tưởng của người Việt hình thành nên Phật giáo
Việt Nam.
Phật giáo với tư tưởng hòa đồng, cùng với tinh thần từ bi và trí tuệ đã trở
thành điểm tựa vững chắc, một công cụ sắc bén để giữ gìn bản sắc dân tộc,
chống lại âm mưu đồng hóa của phong kiến phương Bắc suốt hơn 1000 nam Bắc
thuộc. trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc qua các thời kỳ lịch sử, tinh
thần Phật giáo được vận dụng vào kế sách trị nước an dân. Bản thân Phật giáo
cùng các vị cao tăng cũng có những đống góp đáng kể vào sự hưng thịnh của
quốc gia, trường tồn của dân tộc.


1


Với những đóng góp to lớn cho lịch sử dân tộc, Phật giáo trở thành đối tượng
nghiên cứu của nhiều học giả, nhiều công trình có giá trị khoa học về Phật giáo
cũng được công bố, nhất là những công trình nghiên cứu về những giai đoạn
phát triển huy hoàng của phật giáo đặc biệt là giai đoạn Lí – Trần. Tuy nhiên, để
có lịch sử huy hoàng như vậy chúng ta không thể không quan tâm đến buổi dầu
lịch sử du nhập của Phật giáo. Bởi nó sẽ quyết định con đường vận động và phát
triển của của Phật giáo ViêtNam trong những giai đoạn tiếp theo. Nhưng vì
những lí do khách quan và chủ quan khác nhau, nên giai đoạn Phật giáo Việt
Nam buổi dầu du nhập ít được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu.
Nhìn chung, quá trình Phật giáo du nhập vào bất cứ quốc gia hay dân tộc nào
(vào nước ta cũng vậy) là một quá trình mâu thuẫn và biện chứng diễn biến qua
cuộc đấu tranh giữa hai xu hướng: xu hướng bản địa hóa và xu hướng bảo vệ
những giá trị cốt tủy của đạo.
Đối với Phật giáo du nhập vào Việt Nam đã qua khoảng 20 thế kỷ, có những
thời kỳ đặc biệt thời Bắc thuộc, hai xu hướng dân tộc hóa và xu hướng bảo vệ
giá trị cốt tủy của đạo lại hình như phát triển theo cùng một chiều, tương hỗ nhau
tạo nên sự vận động phát triển thay vì đối kháng nhau. Chính sự phát triển cùng
chiều này là nhân tố quyết định hình thành nên những xu hướng của đặc điểm
Phật giáo Việt Nam thời kỳ này. Những đặc điểm này càng về sau càng rõ nét và
có nhiều đóng góp cụ thể cho tiến trình dân tộc cũng như sự phát triển của Phật
giáo.
Với nhưng lí do nêu trên nên tôi chọn đề tài: “Một số đặc điểm của Phật
giáo Việt Nam trong thời Bắc thuộc”, làm đề tài luận văn thạc sĩ Tôn giáo học
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Phật giáo truyền vào nước ta từ đầu Công nguyên đến nay khoảng 2000 năm.

Suốt chiều dài tồn tại, vận động và phát triển với lịch sử dân tộc Phật giáo để lại
những dấu ấn đậm nét trên bình diện rộng lớn từ tư tưởng, tình cảm, phong tục

2


tập quán, lối sống văn hóa tín ngưỡng. Với vai trò ảnh hưởng đa chiều sâu đậm,
Phật giáo trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều học giả, trong đó Phật giáo
thời kỳ đầu Bắc thuộc cũng được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu, dưới
đây là những công trình tiêu biểu:
Một là, những công trình nghiên cứu về lịch sử Phật giáo: Công trình nghiên
cứu sớm nhất về lịch sử Phật giáo Việt Nam là tác phẩm “Thiền uyển tập anh”.
Công trình tập trung nghiên cứu về hai dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn
Thông, khi viết về thời gian Phật giáo du nhập có nghi: “Giao Châu có đường
thông với Thiên Trúc. Khi Phật pháp mới đên Giang Đông chưa khắp thì ở Luy
Lâu đã có tới hai mươi ngôi bảo sát, độ được hơn năm trăm vị tăng, và dịch được
mười lăm quyển kinh rồi”. Như vậy Phật giáo đã truyền đến Giao Châu
trước”[81, 84].
Đến giai đoạn trước cách mạng tháng Tám ở nước ta có hai công trình
nghiên cứu về Phật giáo là: “Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến thế kỷ thứ
XIII ” của Trần Văn Giáp và cuốn: “Việt Nam Phật giáo sử lược” của Thích Mật
Thể. Hai công trình nghiên cứu này để lại những kiến thức và phương pháp
nghiên cứu cho những người kế cận tìm hiểu và nghiên cứu về Phật giáo. Tuy
nhiên hai công trình này nghiên cứu với số lượng trang không nhiều nên trình
bày về lịch sử Phật giáo Việt Nam còn sơ lược, đại cương. Trong đó phần nghiên
cứu về thời kỳ đầu Bắc thuộc cũng không phải là ngoại lệ. Lịch sử Phật giáo Việt
Nam” gồm 3 tập của Lê Mạnh Thát. Trong đó tập 1 tác giả chuyên nghiên cứu về
“Lịch sử Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến thời Lý Nam Đế” với dung
lượng hơn 400 trang. Đây có lẽ là cuốn sách nghiên cứu kỹ nhất từ trước đến nay
về Phật giáo từ thời kỳ đầu Bắc Thuộc. Với nguồn tư liệu phong phú tác giả đưa

ra nhiều nội dung mới có giá trị như:
Về thời gian Phật giáo du nhập tác giả viết: “Nói khác đi, những truyền
thuyết về sự du nhập Phật giáo vào Việt Nam vào thời Hùng Vương, tuy ghi
chép tương đối chậm, vào đầu thiên niên kỷ thứ 2 trở đi, không phải không có

3


chứng cớ xuất hiện tương đối sớm trong lịch sử Trung Quốc. Trong khi chờ đợi
khai quật được di vật khảo cổ học tại cửa Nam Giới và núi Tam Đảo, ta có thể có
một số ý niệm khá chính xác về sự hiện diện của Phật giáo tại nước ta vào thế
kỷ trước Dương lịch”[74, 42].
Về địa điểm đầu tiên Phật giáo du nhập vào nước ta, tác giả viết: “Việc Chử
Đổng Tử và Tiên Dung, những người Việt Nam mà ta biết tên, tiếp thu đạo Phật
là như thế. Có hai đặc điểm mà ta cần lưu ý. Thứ nhất việc tiếp thu này đã xảy ra
tại núi Quỳnh Viên. Núi Quỳnh Viên từ thời Lê Thánh Tông ta đã biết là nằm tại cửa
Nam Giới, hay cửa Sót”[74, 26 – 27] (cửa Sót nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh).
Trong công trình này tác giả còn đưa ra nhiều vấn đề nghiên cứu khác như
về: Mâu Tử, Khương Tăng Hội, các kinh điển Phật giáo (Lục độ tập kinh,Cựu
tạp thí dụ kinh, Tạp thí dụ kinh, Pháp Hoa tam muội kinh)…
Năm 2012, nhà xuất bản Phương Đông cho tái bản “Việt Nam Phật giáo sử
luận” của Nguyễn Lang. Đây là công trình nghiên cứu về lịch sử Phật giáo gồm
ba tập, trong đó phần viết về giai đoạn đầu của Phật giáo thời Bắc thuộc Nguyễn
Lang đã bàn đến nhiều nội dung quan trọng như: trung tâm Phật giáo Luy Lâu,
thời gian du nhập, sự kết hợp giữa Phật giáo với văn hóa tín ngưỡng bản địa,
khuynh hướng phát triển của Phật giáo Việt Nam… Năm 1991, Nhà xuất bản
Khoa học xã hội Hà Nội đã cho xuất bản cuốn sách: “Lịch sử Phật giáo Việt
Nam” do Nguyễn Tài Thư chủ biên với dung lượng hơn 500 trang. Đây là một
công trình nghiên cứu từ buổi đầu Phật giáo du nhập vào cho đến cách mạng
tháng Tám năm 1945. Công trình này gồm năm chương trong đó chương I

nghiên cứu Phật giáo Việt Nam thời kỳ đầu du nhập và Bắc thuộc (từ đầu Công
nguyên cho đến thế kỷ X) do nhà nghiên cứu Phật học Minh Châu viết. Riêng
phần Phật giáo từ khi du nhập cho đến thế kỷ VI được tác giả trình bày, phân
tích khá kỹ với dung lượng chín mươi lăm trang, nhưng chưa có phân tích các
đặc điểm.

4


Hai là, nhóm các công trình nghiên cứu về tư tưởng Phât giáo có các công
trình tiêu biểu như: năm 1999, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, xuất bản cuốn
sách “Tư tưởng Phật giáo Việt Nam” của Nguyễn Duy Hinh. Cuốn sách có dung
lượng hơn 800 trang và được chia làm bốn chương trong đó phần Phật giáo thời
Bắc Thuộc được trình bày ở chương II với tiêu đề: Buổi dầu Phật giáo Việt Nam.
Trong chương II, tác giả trình bày quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo,
đồng thời tác giả cũng đi sâu phân tích những kinh kệ được sử dụng trong giai
đoạn này, từ đó đưa ra những phân tích, đánh giá sâu sắc như: “Như vậy vào
cuối thế kỷ II đầu thế kỷ III Công nguyên Phật giáo Đại thừa đã có mặt ở Giao
Chỉ trực tiếp từ Ấn Độ. Người Việt tiếp xúc với Phật chứ không phải Thích Ca
Mầu Ni, nghĩa là với vị THẦN LINH chứ không phải với một người THẦY.
Giới luật với sự có mặt của Tỳ kheo và cư sĩ chứng minh Tăng già Phật giáo đã
thực sự tồn tại ở Giao Chỉ”[39, 169], hay “Trong câu trả lời này Mâu Tử đồng
nhất Phật giáo với Đạo giáo và Nho giáo. Tư tưởng tam giáo đồng nhất đã xuất
hiện. Việc dùng Đạo giáo giải thích Phật giáo giải thích Phật giáo là xu hướng
chung của những người dịch kinh Trung Quốc. Nếu như đây chính là lời Mâu Tử
thì ông là Tổ sư tư tưởng tam giáo đồng nhất”[39, 199]. Đồng thời sách cũng chỉ
ra được mối tương quan giữa Phật giáo với Nho giáo và Đạo giáo.
Năm 1993, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã cho
xuất bản cuốn “Lịch sử tư tưởng Việt Nam” do Nguyễn Tài Thư chủ biên với
dung lượng gần 500 trang. Tập 1 viết từ thời kỳ nguyên thủy cho đến thế kỷ

XVIII. Riêng phần Phật giáo thời kỳ Bắc Thuộc được nhóm tác giả trình bày ở
phần hai của cuốn sách và bắt đầu từ chương IV - VI. Điểm mạnh của cuốn sách
là chỉ ra được sự vận động và phát triển, chứng minh mốc thời gian về sự du
nhập của Phật giáo vào nước ta đã không được nhiều nhà nghiên cứu đồng tình.
Năm 2002, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội, phát hành cuốn sách
“Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam” của Nguyễn Hùng Hậu. Trong sách
này tác giả đã nghiên cứu Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến thế kỷ XIV

5


dưới góc nhìn của thế giới quan và nhân sinh quan. Riêng phần đầu từ khi du
nhập đến thế kỷ VI, được tác giả viết khái quát trong khoảng bốn mươi trang.
Trong đó, có những nhận xét sâu sắc như: “Như vậy, Phật giáo Luy Lâu có một
dòng Phật giáo dân gian tồn tại cho đến ngày nay, nó là sự kết hợp giữa văn hóa
Ấn Độ mà hạt nhân là Phật giáo với tín ngưỡng dân gian của người Việt Nam”,
hay “Ngay từ buổi đầu của sự tồn tại, Phật giáo Việt Nam thế kỷ II – III (Phật
giáo Luy Lâu) đã mang trong mình những mần mống để hình thành các khuynh
hướng Phật giáo Việt Nam sau này, đó là khuynh hướng Phật giáo dân gian được
bắt đầu từ Khâu Đà La; khuynh hướng thiền đã có từ Khương Tăng Hội; khuynh
hướng hòa đồng tam giáo lấy Phật giáo làm cơ sở của các vua Lý – Trần đã có
mần mống từ Mâu Tử trong Lý hoặc luận,… Cái đầu tiên đơn sơ, mộc mạc
nhưng đã chứa đựng mọi cái đa dạng, phức tạp về sau”[37, 35 – 36].
Ba là, các công trình nghiên cứu về văn học Phật giáo có nhiều trong đó
nổi bật có: năm 2001, Lê Mạnh Thát cho xuất bản Tổng tập văn học Phật giáo
Việt Nam gồm 3 tập. Trong đó tập 1 tác giả đi sâu phân tích tác phẩm lí hoặc
luận và Lục độ tập kinh.
Trong khi phân tích Lí hoặc luận có đoạn tác giả viết: “Như vậy, vào giữa
những năm 180 – 190 ở nước ta, cụ thể là ở Giao Chỉ đã hình thành hoàn tất một
nền văn hóa mới, nền văn hóa Phật giáo Việt Nam, kết hợp thành công nền văn

hóa Lạc Việt với nền văn hóa Phật giáo từ Ấn Độ đưa vào”[70, 159 – 160].
Khi phân tích Lục độ tập kinh tác giả viết: “Lục độ tập kinh tham gia tích
cực vào không những sự nghiệp truyền bá giáo lí Phật giáo, mà còn vào trách
nhiệm bảo vệ văn hóa dân tộc thể hiện nguyện vọng chính đáng và trăn trở đau
thương của dân tộc ta vào thời điểm tác phẩm ấy ra đời. Hai nhiệm vụ ấy được
thống nhất thành một thể, để cho việc thực hiện nhiệm vụ này, đồng thời hoàn
thành nhiệm vụ kia. Nếp sống Đạo thống nhất với cuộc sống đời không có
khoảng cách phân ly, không có màu sắc phân biệt. Sống đạo một cách trọn vẹn
tức phục vụ đời một cách viên mãn, và sống đời một cách tốt đẹp là thể hiện đạo

6


một cách cụ thể tròn đầy. Yêu cầu “ngôn hành tương phò” (truyện 21), đời đạo
hợp nhất, là nét đặc trưng của Phật giáo thời Lục độ tập kinh.
Bốn là, một số công trình nghiên cứu đã được công bố trên báo và tạp chí.
Khi đi nghiên cứu làm rõ vấn đề phân tích một số bài tạp chí trực tiếp hoặc gián
tiếp đề cập đến những đặc điểm Phật giáo Việt Nam thời Bắc thuộc như trong tài
liệu số: (14), (21), (54).
Năm là, Các công trình luận văn, luận án có trực tiếp khái qua những đặc
điểm của Phật giáo Việt Nam thời Bắc thuộc như trong tài liệu số: (5) và (12).
Tựu chung lại, các công trình nghiên cứu kể trên trực tiếp hoặc gián tiếp ít
nhiều có phân tích về những đặc điểm của Phật giáo Việt Nam thời Bắc thuộc.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ tập trung những
điều kiện, tiền đề, nội dung, đặc điểm Phật giáo trong giai đoạn này. Từ đó chỉ ra
ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của lịch sử Phật giáo Việt Nam. Cho nên, tôi
đã chọn vấn đề: “Một số đặc điểm của Phật giáo Việt Nam trong thời Bắc
thuộc”, làm đề tài luận văn thạc sĩ tôn giáo học của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:

Tìm hiểu một số của đặc điểm Phật giáo Việt Nam trong thời Bắc thuộc
cũng như ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của lịch sử phật giáo Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề tài cần làm rõ ba vấn đề sau:
Một là, khái quát các điều kiện cho quá trình hình thành và phát triển
những đặc điểm của Phật giáo Việt Nam thời Bắc thuộc
Hai là, những nội dung một số đặc điểm cơ bản của Phật giáo Việt Nam
thời đầu Bắc thuộc.
Ba là, chỉ ra những ảnh hưởng của Phật giáo đầu Bắc thuộc đối với lịch sử
Phật giáo Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Một số đặc điểm của Phật giáo Việt Nam thời kỳ đầu Bắc thuộc (từ đầu
Công nguyên đến thế kỷ VI)
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
7


- Phạm vi về mặt thời gian: Do thời Bắc thuộc kéo dài hơn 1000 năm chứa
đựng rất nhiều sự kiện với nhiều nội dung phong phú đa dạng. Cho nên, để
nghiên cứu được hệ thống có thấy được đặc điểm cơ bản của thời kỳ đầu trọng,
chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian từ đầu Công nguyên
đến thế kỷ VI để có thể làm rõ vấn đề cần nghiên cứu và chỉ ra được sự ảnh
hưởng đói với sự vận động, phát triển của nó trong lịch sử Phật giáo Việt Nam
về sau. Thế kỷ VI có bước phát triển đột phá trong lịch sử chống Bắc thuộc của
dân tộc với sự ra đời của nhà nước Vạn Xuân. Còn đối với lịch sử Phật giáo là sự
ra đời của Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi.
- Phạm vi về mặt không gian: nghiên cứu Phật giáo Giao Châu.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận:

Đề tài đươ ̣c thực hiê ̣n dựa trên quan điể m của Chủ nghiã Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh , đường lố i , chính sách của Đảng C ộng sản Việt Nam và
pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tín ngưỡng, tôn
giáo.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng được sử dụng nhằm
hiểu đối tượng nghiên cứu một số đặc điểm của Phật giáo Việt Nam trong thời
Bắc thuộc, từ đó thấy được quá trình vận động và phát triển của nó trong lịch sử
Phật giáo Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu tôn giáo học như xuất phát từ cấu trúc chúc,
năng tôn giáo…
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn sử dụng các phương
pháp nghiên cứu liên ngành như: Phương pháp nhân học tôn giáo, phương pháp
sử học…
6. Đóng góp của luận văn

8


Về mặt học thuật: Luận văn đưa ra những nhận thức mới có tính hệ thống,
khái quát các đặc điểm của Phật giáo Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến lịch sử
Phật giáo Việt Nam, bước đầu phân tích những đặc điểm này dưới góc độ Tôn
giáo học.
Luận văn trình bày khái quát các tiền đề, điều kiện cho quá trình du nhập
và phát triển hình thành nên các đặc điểm của Phật giáo Việt Nam trong thời đầu
Bắc Thuộc. Từ đó đi sâu phân tích những nội dung một số đặc điểm của Phật
giáo trong thời kỳ đầu Bắc thuộc và ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển của
Phật giáo Việt Nam từ góc độ tôn giáo học.
Về giá trị thực tiễn: Luận văn này có thể làm tài liệu tham khảo trong
nghiên cứu và giảng dạy vè Phật giáo nói chung, Phật giáo Việt Nam nói riêng.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phầ n mở đầ u , kết luận, danh mu ̣c tài liê ̣u tham khả o, công trình
nghiên cứu đã công bố liên quan đến luận văn và phần mục lục, nội dung chiń h
của luận văn được chia làm 2 chương và 4 tiết.

9


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ CHO SỰ RA ĐỜI CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO
VIỆT NAM THỜI KỲ TỪ ĐẦU CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỶ VI
1.1. Khái quát những điều kiện cho sự du nhập và phát triển của Phật
giáo Việt Nam (từ đầu Công nguyên đến thế kỷ VI)
1.1.1.Điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội.
Về chính trị.
Sau khi cướp được nước Âu Lạc của An Dương Vương, nhà Triệu đã sát
nhập vào Nam Việt, chẳng bao lâu nhà Hán lại thôn tính Nam Việt chia nước Âu
Lạc cũ thành các quận, huyện của chúng. Từ năm “Tân Mùi, [110 TCN], Hán
Nguyên Phong năm thứ Nhất. Nước Việt Nam đã thuộc về nhà Hán… Thời Tây
Hán, trị sở của Thái thú đặt ở Long Uyên tức Long Biên, thời Đông Hán đặt tại
Mê Linh tức làng Yên Lãng”[82,154].
Năm 34, Tô Định thay cho Tích Quang làm Thái thú Giao Châu. Đây là
viên Thái thú tham lam tàn bạo, làm cho dân Giao Châu oán ghét, quý tộc Âu
Lạc cũ cũng oán hận chính quyền đô hộ.
Mùa Xuân năm 40, để trả thù nhà, nợ nước, Hai Bà Trưng lãnh đạo nhân
dân tiến hành khởi nghĩa và giành thắng lợi.
“Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
Hồng quân nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định dẹp tan biên thành
Đô Kỳ đóng cõi Mê Linh

Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta”[10, 56]
Phong trào khời nghĩa thắng lợi suy tôn Trưng Vương lên địa vị vua Bà,
đứng đầu đất nước, là sự trỗi dậy ý thức dân tộc, ý thức tự chủ, tự mình làm chủ
vận mệnh đất nước, ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống. Cuộc khởi
nghĩa Hai Bà Trưng sau đó bị Mã Viện đàn áp dã man, nhưng nó nhen nhóm lên

10


tinh thần yêu nước, coi độc lập dân tộc là cái quý nhất, gieo hạt giống tốt vào
truyền thống yêu nước của người Việt. Trong Đại Việt sử ký toàn thư, Lê Văn
Hưu đề cao công lao của Hai Bà Trưng trong lịch sử dân tộc “Trưng Trắc, Trưng
Nhị, là đàn bà, hô một tiếng là các quân Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65
thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng Vương dễ như trở bàn
tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta, đủ dựng được nghiệp bá Vương”[82, 56].
Sau cuộc đàn áp tàn bạo của Mã Viện, phong trào đấu tranh vũ trang của
nhân dân Giao Châu bị chìm lắng đi một thời gian. Chính sách nô dịch, bóc lột
và đồng hóa được đẩy mạnh hơn trước. Chế độ lạc tướng cha truyền con nối của
người Việt ở các quận, huyện bị bãi bỏ, chế độ quận, bộ máy cai trị các cấp của
đế chế Hán được tăng cường. Nhưng hệ thống cai trị nhà Hán vẫn không với tay
được xuống dưới làng xã, vẫn không phá vỡ được kết cấu gốc cơ của xã hội
Việt, nghĩa là vẫn không khống chế nổi đông đảo các tầng lớp nhân dân. Ngay
Mã Viện, dù đã đàn áp xong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vẫn phải thừa nhận
sự thật: xã hội Việt khác xã hội Hán, không thể bê nguyên xi pháp độ Hán
phương Bắc sang áp dụng ở đất Việt với kết cấu làng xã bền vững.
Từ năm 190 đến năm 317, chính quyền trung ương Trung Hoa suy yếu,
tan rã, quan lại Hán nắm toàn bộ quyền hành ở Giao Châu như một chính quyền
cát cứ. Thứ sử, Thái thú dùng con em và người đồng hương làm trưởng lại, tìm
mọi cách đục khoét, vơ vét của cải của nhân dân. Các thế lực cát cứ luôn tìm
cách chém giết nhau, đất Giao Châu là vật giành đi giật lại giữa chúng với nhau.

Cuối thế kỷ thứ II đầu thế kỷ thứ III, đất nước ta nằm dưới cai trị cát cứ
của cha con, anh em Sĩ Nhiếp, người gốc Hán, nhưng đã bản địa hóa, gần như
một triều đình riêng. Sĩ Nhiếp thuần phục triều Ngô ở Giang Đông. Thời Sĩ
Nhiếp, thực hiện chính sách cai trị mềm mỏng, chăm lo nhiều đến đời sống của
nhân dân. Vì vậy, Sử thần Ngô Sĩ Liên bàn: “Sĩ Nhiếp là Thái thú Giao Châu,
người trong nước quý mến đều gọi ông là Sĩ Vương, bèn lấy Sĩ Vương xếp vào
kỷ biên niên, xếp theo lệ chính thống. Đấy có lẽ là ân huệ hàng trăm năm không

11


có chính thống, thái thú phương Bắc tham tàn không kể nỗi khốn khổ. Một sớm
có chỗ dựa, người trong nước yên ổn tới 40 năm cho nên nhân đấy mà tôn làm
Vương”[4, 96].
Sau khi Sĩ Nhiếp mất, con Sĩ Huy chống lại Ngô, đất Cửu Chân cũng bất
phục tùng. Ngô sai tên thứ sử Lã Đại đem quân sang tiêu diệt thế lực cát cứ của
họ Sĩ, Lã Đại cũng đem quân tiến đánh Cửu Chân, tàn sát hàng vạn người “Giặc
Ngô chính hình bạo ngược, Phú Liễm không biết thế nào là cùng, vẫn một lối vơ
vét của cải vô hạn định, gọi là nộp cống. Lại bắt hàng nghìn, hàng vạn trai tráng
đất Việt, xích trói lại đem sang Ngô bắt đi lính làm bia thịt, trong cuộc hỗn chiến
phong kiến Tam Quốc: Ngụy, Thục, Ngô. Trước sau với dân ta, nhà Ngô thực thi
một kiểu cách “đều lấy binh uy mà ức hiếp”, kiểu cách của một chính quyền
quân sự, dựa vào địa chủ thực dân Hán ở Giang Nam mà lập triều đình cát
cứ”[50, 242].
Trước chính sách cai trị tàn khốc của nhà Ngô, năm 248 cả Giao Châu lẫn
Cửu Chân đã nổi dậy khởi nghĩa chống nhà Ngô, đánh chiếm các thành ấp.
Trong phong trào chống Ngô, cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu có thanh thế vang
dội hơn cả. Trung tâm của quân khởi nghĩa là vùng núi Tùng Sơn, giáp ranh giữa
hai tỉnh Thanh Hóa và Ninh Bình. Cảm phục chí khí hiên ngang cứu nước của
Bà Triệu, dân chúng theo phục Bà rất đông. Các thành ấp của giặc Ngô đều bị

triệt hạ, quan lại giặc từ Thái thú đến Huyện trưởng kẻ bị giết, kẻ chạy trốn. Từ
Cửu Chân cuộc khởi nghĩa đã lan ra Giao Châu ở ngoài Bắc. Thứ sử Giao Châu
mất tích “Một câu nói, tương truyền là lời Bà Triệu phát ra trên núi nghĩa nghìn
thu còn vang vọng mãi: Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ,
chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang san, cởi ách nô
lệ, chứ tôi không chịu khom lưng làm tỳ thiếp cho người ta”[50, 245].
Đứng trước nguy cơ tan rã của chính quyền đô hộ ở Giao Châu, triều Ngô
đã cử danh tướng Lục Dận sang đàn áp. Khởi nghĩa Bà Triệu thất bại,nhưng hình
ảnh người phụ nữ kiên cường bất khuất, người nữ anh hùng dân tộc, quyết nối

12


chí Bà Trưng, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ muôn thuở không mờ trong tâm
trí người dân Việt.
Từ cuối thế kỷ thứ III đến đầu thế kỷ thứ VI triều đình trung ương phương
Bắc suy yếu, sức ly tâm chính trị ở Giao Châu ngày một lớn. Nam triều với các
triều Đông Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần mức độ tập quyền rất yếu, dẫn đến cơ
hội cho các cuộc nổi dậy ở Giao Châu. Từ triều Tấn đến triều Lương thực tế là
một chính quyền cát cứ hoặc do bọn chỉ huy quân sự địa phương, hoặc ở trong
tay bọn Thứ sử, Thái thú “lập nghiệp” trên đất Giao Châu lâu đời, biến thành “cư
tộc” bản địa. Chính những “cư tộc” này đã từng bước đứng ra nhận nhiệm vụ
đấu tranh giải phóng dân tộc thay thế cho các tầng lớp quý tộc, bộ lạc cũ với đại
diện như Bà Trưng, Bà Triệu.
Tình hình chiinhs trị ở Giao Châu vào nửa cuối thế kỷ thứ VI là một thời
điểm đột phá lớn trong lịch sử hơn ngàn năm chống Bắc thuộc của dân Việt, nó
đánh dấu bằng cuộc khởi nghĩa lớn của Lý Bí, sau đó là thời kỳ độc lập, tự chủ
tạm thời. “Vua họ Lý, tên húy là Bí người Thái Bình, phủ Long Hưng. Tổ tiên là
người Bắc, cuối thời Tây Hán khổ về việc đánh dẹp, mới tránh sang đất phương
Nam, được bảy đời thì thành người Nam. Vua có tài văn võ, trước làm quan với

nhà Lương, gặp loạn trở về Thái Bình. Bấy giờ bọ thú lệnh tàn bạo hà khắc, làm
ấp cướp phá ngoài biên, Vua dấy binh đánh đuổi được, xưng là Nam Đế, đặt
quốc là Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên”[82, 178].
Tóm lai, có thể thấy rằng khởi nghĩa của Lý Bí thắng lợi nhờ được kế tục,
phát huy từ truyền thống đấu tranh giành lại độc lập dân tộc, mà cuộc khởi nghĩa
Hai Bà Trưng đã phất cờ đầu tiên trong thời kỳ chống giặc Bắc thuộc. Nhưng đại
biểu cho dân tộc thời kỳ này không còn là các lạc tướng, lạc hầu quý tộc Âu Lạc
cũ, là tầng lớp hào trưởng địa phương. Việc Lý Bí xưng đế, định đô, đặt niên
hiệu riêng, đúc tiền riêng, lấy Nam đối chọi với Bắc, lấy Việt để đối sánh với
Hoa. Những điều này nói lên sự trưởng thành vượt bậc của ý thức dân tộc, lòng
tự tin vững chắc ở khả năng tự mình vươn lên, phát triển một cách độc lập. Đó là

13


sự ngang nhiên phủ định quyền làm “bá chủ thiên hạ” của hoàng đế phương Bắc,
vạch rõ sơn hà, cương vực, khẳng định phương Nam là một thực thể độc lập, là
chủ nhân của đất nước, nhất quyết làm chủ vận mệnh của mình. Đây làdấu hiệu
rõ rệt thể hiện sự trưởng thành của người Việt từ trong thực tiễn bi thương. Sự
trưởng thành này được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau mà trong đó chúng
tôi nhận thấy có kết quả của sự hội nhập và tiếp biến giữa hai nguồn mạch văn
hóa từ Ấn Độ và Trung Hoa đặt trên cơ tầng văn hóa bản địa. Trong đó có vai trò
nổi trội thuộc về sự lan tỏa, hội nhập của văn hóa Phật giáo vào trong nền văn
hóa tín ngưỡng truyền thống của người Việt và văn hóa Việt có đủ năng lực tiếp
nhận sự hội nhập này.
Về tình hình kinh tế.
Từ đầu Công nguyên trở về sau, Việt Nam bước vào thời đại đồ sắt phát
triển. Công nghệ đúc đồng vẫn giữ địa vị quan trọng nhất trong việc chế tạo đồ
dùng hằng ngày, đồ tế lễ, binh khí, … Trong các mộ táng thời kỳ này, tìm thấy
rất ít vũ khí bằng đồng, công cụ hầu như không có. Những công cụ, vũ khí chủ

yếu được chế tạo bằng sắt, đến những đồ dùng nhỏ cũng được chế tạo bằng sắt.
Truyền thống chế tạo bằng sắt ở địa phương có từ trước Công nguyên, thời đại
Đông Sơn sự truyền bá kỹ thuật rèn đúc sắt, gang từ miền nội địa Trung Quốc
xuống, qua di dân Hán. Sự giao lưu với Thiên Trúc (Ấn Độ), một trung tâm lớn
về sản xuất vàng, bạc, đồng, sắt, chì, thiếc hẳn cũng có tác dụng thúc đẩy nghề
luyện kim miền đất Việt. Trên nền tảng đồ sắt phát đạt, thông qua cuộc đấu tranh
lâu dài, gian khổ của nhân dân để phát triển sản xuất nông nghiệp cũng như toàn
bộ nền kinh tế quốc dân có những bước phát triển đáng kể, là cơ sở cho đời sống
tinh thần được nâng lên.
Nông nghiệp.
Đồ sắt phát triển, dân có nhiều công cụ để cày bừa, diệt trừ cỏ dại ở ruộng,
loại trừ phương pháp hỏa canh, thay thế cày bừa bằng trâu bò, người ta giữ được
độ phì nhiêu trong thổ nhưỡng, cỏ được vùi trong ruộng, lại làm tăng chất hữu cơ

14


cho đất, có công cụ sắt trong tay dân có thể tiến hành khai hoang trên một diện
tích đất rộng lớn hơn trước. Đi đôi với việc phổ biến kỹ thuật cày bừa bằng trâu,
bò với việc sử dụng nông cụ sắt, công trình thủy lợi cũng được phát triển (đắp đê
ngăn mặn, phòng lụt, đào kênh dẫn thủy nhập điền). Kỹ thuật cày bừa bằng châu,
bò, việc dùng nông cụ sắt một cách phổ biến, việc phát triển các công trình thủy
lợi đê điều. Khiến cho sản xuất nông nghiệp năng suất tăng lên rõ rệt. Đầu thời
Bắc thuộc, triều Tây Hán còn phải chở lúa gạo xuống nuôi quan lại và sĩ tốt đóng
ở Giao Chỉ. Đến thời Công nguyên, số thóc thuế nhà Hán vơ vét được ở đây đã
lên tới 13.600.000 hộc tương đương khoảng 272.000 tấn thóc. Ở đây có sự tăng
cường rõ rệt áp bức về chính trị, bóc lột về kinh tế. Nhưng những lực lượng sản
xuất vẫn lớn lên ngay dưới điều kiện thống trị ngoại bang[50, 252-253].
Bên cạnh trồng lúa, người dân còn trồng khoai, đậu và nhiều loại cây có
củ khác. Ngoài làm ruộng người dân còn làm vườn, đối tượng của nghề làm

vườn là các loại cây rau, dưa, cây ăn quả …
Về chăn nuôi, ngoài trâu, bò, chó, lợn, gà, vịt, người dân còn nuôi voi để
cưỡi, dùng trong chiến đấu, tải đồ, kéo xe…
Tóm lại, nông nghiệp thời kỳ này có sự chuyển biến, là một nền nông
nghiệp thâm canh có miệt ruộng, miệt vườn, ngũ cốc, tằm tang, ao hồ thả cá, thả
rau muống, chuồng trại chăn nuôi gia súc.
Thủ công nghiệp.
Nhân dân Việt vốn nổi tiếng khéo tay, thành thạo trong lĩnh vực thủ công
nghiệp từ lâu đời. Giờ đây thủ công nghiệp cũng có những bước phát triển đáng
kể, nhiều nghề thủ công mới ra đời do học hỏi từ nước ngoài.
Kỹ thuật rèn sắt đã phát triển, nghề đúc đồng thủ công vẫn sản xuất dụng
cụ gia đình, những mặt hàng mỹ nghệ như gương đồng, đồ đồng mạ vàng, đai
lưng mặt nạ …
Nghề gốm tiếp tục phát triển trên vốn liếng kinh nghiệm cổ truyền, tiếp
thu ảnh hưởng kỹ thuật từ Trung Quốc.

15


Nghề phụ quan trọng và phổ biến nhất của nhân dân Việt Nam là nghề dệt
và nghề đan lát, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa …
Giao thông vận tải và thương nghiệp.
Trên cơ sở phát triển nông nghiệp và thủ công nghiệp, việc buôn bán
trong, ngoài nước có những bước phát triển mới. Những dòng sông, những con
đê ven sông và những con đường liên làng nối liền dần các huyện trong quận,
các quận trong châu lại với nhau
Đường biển là con đường thông thương quan trọng, nối liền Giao Châu
với Trung Quốc. Biển cũng là gạch nối giữa Giao Châu và Champa cùng các
nước miền biển phương Nam và Ấn Độ Dương.
Ở giai đoạn trước cũng như giai đoạn này, người ta thấy tại Giao Châu đã

hình thành nên những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – tôn giáo, ở đồng
bằng dọc theo những con sông lớn: Long Biên trên sông Cầu và Ngũ Huyên
Khê, Luy Lâu trên sông Dâu, sông Đuống, Mê Linh trên sông Nhị, có thành và
có thị. Trung tâm chính trị, quân sự cũng dần dần trở thành trung tâm kinh tế, có
chợ, có bến, trên bến dưới thuyền hình thành nên chợ búa. Ngoài mạng lưới chợ
quê là chợ huyện, chợ quận, chợ châu. Luy Lâu, Long Biên có nhiều quan, quân
Hoa Hán, cũng có nhiều ngoại kiều tới trú ngụ, buôn bán và truyền đạo. Ngoài
người Hán còn có người Hồ (Ấn Độ, Trung Á) và các cư dân phi Hoa, phi Việt
khác, tiền đồng Trung Quốc vẫn lưu hành. Như vậy, từ đầu Công nguyên (hay
trước đó ít lâu) đã tồn tại các luồng thương mại quốc tế, bắt đầu từ hải cảng A –
lê – xăng đri tỏa sang Nam Ấn Độ, đến Miến Điện và thông với Trung Quốc.
Mặt khác họ tiếp tục vượt biển qua miền bán đảo Đông Dương mà giao thiệp
buôn bán với Nam Hoa[50, 275-260].
Việc trao đổi giữa Giao Châu với các nước cũng có tác dụng kích thích
nhất định đối với việc phát triển nền kinh tế cũng như văn hóa. Một số mặt hàng
thủ công của nước ta được xuất cảng, một số kỹ thuật của nước ngoài được nhân

16


dân ta tiếp thu. Qua trao đổi kinh tế, việc giao lưu văn hóa giữa các nước cũng
được đẩy mạnh.
Về mặt xã hội.
Từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VI, như phần trên phân tích, sức sản xuất
tại làng xã, với nhiều công cụ và dụng cụ bằng sắt, tre, gỗ, đá, tuy bị kìm hãm
nhiều song cũng dần dần phát triển. Rõ ràng sản xuất qua xã hội Giao Châu ở
thời Bắc thuộc mang tính chất hai mặt đối kháng. Mỗi bước tiến trong sự phát
triển sản xuất, mua được bằng những hy sinh đau khổ tận cùng của nhân dân lao
động. Từ thời Mã Viện, chế độ lạc tướng đã bị xóa bỏ, chính quyền đô hộ đã
nắm giữ được cấp huyện, nhưng nó vẫn không khống chế nổi cơ sở hạ tầng của

xã hội Giao Châu là những làng xã.
Cơ cấu làng xã vẫn là những “bầu trời riêng” của người Việt. trên ý nghĩa
đó ta có thể nói rằng: người Việt mất nước nhưng làng không mất. Do không
nắm được cơ sở bên dưới của xã hội, nhà Hán chủ trương muốn giữ được đất đai
mới chiếm được, phải thực hiện chính sách đồn điền, dời tội nhân, dân nghèo
người Hán xuống ở lẫn với người Việt, xâm chiếm và khai phá ruộng đất, lập
đồn điền. Do cống phu, tô thuế nặng nề, do chiến tranh và thiên tai phá hoại mùa
màng, do ruộng đất công dần dần bị quan lại đô hộ và hào trưởng địa phương
xâm đoạt, nhiều dân làng người Việt bị phá sản, phải bán mình, bán vợ, đợ con
cho các nhà quyền quý Hoa Việt để làm nô tì.
Như vậy, bên cạnh sự tồn tại phổ biến của các làng xã mang tính chất ít
nhiều tự trị, đã xuất hiện một số nhỏ đồn điền của chính quyền đô hộ, một số trại
ấp của bọn quan lại, địa chủ gốc Hán ở nước ta “sinh cơ lập nghiệp” cùng một số
thị trấn xóm làng người Hoa. Một hiện tượng xã hội rất quan trọng xảy ra trong
thời đại Bắc thuộc là những trào lưu di dân từ phương Bắc xuống nước ta. Đó là
những người Hán phạm tội bị lưu đày, những người dân từ nội địa Trung Quốc
di cư xuống phía Nam. Cuối đời Đông Hán, đầu thời Tam Quốc, miền Trung

17


Nguyên rối loạn, các sĩ phu Trung Quốc sang Giao Châu lánh nạn, nương tựa Sĩ
Nhiếp có hàng trăm người.
Những sĩ phu, những quan lại người Hán lập nghiệp nhiều đời ở Giao
Châu dần dần đã Việt hóa. Trong số đó không ít người trở thành những địa chủ,
những dòng họ có thế lực ở Giao Châu. Tầng lớp hào trưởng địa phương người
Việt hẳn vẫn dựa trên cơ sở ruộng đất công hữu của các vùng xóm làng và thao
túng việc phân phối ruộng đất, hoa lợi ruộng đất công, bóc lột nhân dân. Sử
Trung Quốc không nói đến họ có nhiều ruộng đất hay không, chỉ nói rằng họ
giàu có về châu, bò, trống đồng, châu báu, nô tì và hùng cứ ở hương thôn.

Tóm lại,từ thế kỷ thứ II một số người Việt (như Lý Tiến, Lý Cầm, Trương
Trọng …) xuất thân từ tầng lớp trên của xã hội được đi học chữ Hán, sau đó thi
đỗ và được làm quan. Nhìn chung, tầng lớp hào trưởng địa phương người Việt bị
lấn hiếp về kinh tế, chèn ép về chính trị, vì vậy họ có nhiều mâu thuẫn với bọn
quan lại và chính quyền Trung Hoa. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của phong trào
nhân dân chống chính sách đồng hóa của kẻ xâm lược, tầng lớp hào trưởng địa
phương người Việt ngày càng có tinh thần dân tộc mạnh mẽ. Vai trò lịch sử của
họ là lãnh đạo phong trào nhân dân vùng lên quật đổ chính quyền đô hộ, giành
lại quyền độc lập tự chủ. Họ còn có vai trò chủ động tiếp biến Phật giáo thành
yếu tố có lợi cho sự nghiệp khôi phục quyền tự chủ, thừa nhận sự lựa chọn của
dân chúng với Phật giáo.
1.1.2 Điều kiện Văn hóa, tín ngưỡng
Từ trong các làng xã, người Viêt sống trong điều kiện bị Bắc thuộc vẫn có
ý thức bảo tồn và phát huy cái vốn liếng văn hóa bản địa, nội sinh tích lũy qua
hàng nghìn năm về trước. Đành rằng trong suốt thời kỳ Bắc thuộc, nhân dân phải
sống cảnh “chim lồng, cá chậu” luôn bị áp đặt văn hóa ngoại lai chủ yếu mang
tính cưỡng bức. Nhưng xã hội bao giờ cũng là xã hội của nhân dân, nhân dân vẫn
sống trong một môi trường sinh thái cụ thể quen thuộc, không ngừng đấu tranh
để phát triển văn hóa tự mở lấy đường đi.

18


Trong thời kỳ Bắc thuộc, giao tiếp văn hóa Việt – Hán khi đó được diễn ra
dưới hình thức cưỡng bức. Tuy vậy, ngay dưới chế độ cưỡng bức và bóc lột thống
trị, bị trị, trên quan hệ giữa các cộng đồng tộc người, nhân dân ta phân biệt con
đường truyền bá văn hóa cưỡng bức của bọn thống trị và con đường tiếp xúc, giao
lưu văn hóa tự nguyện của nhân dân đôi bên. Đất nước ta tuy rất xa miền nội địa
Trung Quốc, nhưng từ sông Trường Giang trở về Nam, đồng bằng Nhị Hà là một
dải châu thổ rộng lớn, phì nhiêu, thu hút nhiều người phương Bắc xuống sinh

sống và lập nghiệp ở Giao Châu, tạo điều kiện cho sự xâm nhập của các thiết bị
vật chất, kỹ thuật cũng như những thiết chế xã hội – văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng
từ Hán vào xã hội Việt.
Tuy nhiên, quá trình tiếp xúc văn hóa Hán – Việt không chỉ có một chiều
như vậy, nhiều thành quả văn hóa vật chất của nhân dân ta truyền sang miền nội
địa Trung Hoa, như kỹ thuật trồng lúa hai vụ, trồng khoai lang, kỹ thuật làm
đường mía… Mặt khác, trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á, với vị trí địa lý
thuận lợi và tài nguyên phong phú của mình, Giao Châu còn có quan hệ trao đổi
kinh tế, văn hóa với nhiều nước miền biển phương Nam, với Ấn Độ, Ba Tư, với
miền Trung và Trung Cận Đông. Do đó, văn hóa Việt cổ cũng hấp thu một số
thành tựu văn hóa của nước đó. Giao Châu là một cái cầu chuyển tải văn hóa
Đông Nam Á, Ấn Độ, phương Tây vào nội địa Trung Hoa. Giao Châu và bán
đảo Đông Dương nói chung, đóng vai trò trung gian của sự giao lưu văn hóa
giữa Ấn Độ và Trung Quốc, giữa Đông và Tây.
Với bề dầy văn hóa cổ truyền, hình thành rõ nét bản sắc, trong quá trình
tiếp thu văn hóa ngoại lai, người Việt vẫn giữ được bản sắc riêng của mình, đồng
thời tiếp thu những yếu tố văn hóa ngoại lai phù hợp với văn hóa . “Trên cơ sở
một vốn liếng văn hóa bản địa vững chắc, hấp thu các yếu tố văn hóa Đông Nam
Á, Ấn Độ, Trung Á và Tây Á … có tác dụng trung hòa ảnh hưởng to lớn của
Trung Hoa khiến cho văn hóa Việt cổ thời Bắc thuộc vẫn mang tính chất độc
đáo, đặc thù khác và vẫn có thể phân biệt với văn hóa Trung Hoa và vẫn duyên

19


dáng mềm mại hơn trong sắc thái hòa đồng văn hóa. Điều đáng tự hào là ở chỗ,
trong khi chịu ảnh hưởng của những quốc gia và những nền văn minh lớn như
Trung Quốc, Ấn Độ, và mặc dù sự giao lưu với Trung Quốc tiến hành dưới hình
thức cưỡng bức, nhân dân ta đã biết “dân tộc hóa” những yếu tố vay mượn. Nhân
dân ta đã biến những của cải đi vay thành tài sản của dân tộc đặng bồi dưỡng xây

dựng và phát triển nền kinh tế và văn hóa dân tộc”[50, 269]
Từ Lạc Việt, Âu Việt đến Việt và Nam ở thế kỷ thứ VI (và tiếp tục sau
đó), trải qua nhiều thế kỷ ở nơi đây, trên đất Giao Châu này đã diễn ra quá trình
hòa trộn, dung hợp nhiều tộc người, chủ yếu là dung hợp Việt cổ - Hán về các
phương diện nhân chủng, văn hóa, xã hội. Song phương hướng chủ yếu là Việt
hóa (ngược với vùng đất Việt khác ở trên cũng có sự dung hợp Việt – Hán sang
phương hướng chủ yếu là Hán hóa). Khi kẻ địch ồ ạt kéo quân xuống xâm chiếm
đất đai, đàn áp tàn bạo nhân dân ta, đại bộ phận người Việt không rời bỏ nơi
chôn nhau, cắt rốn của mình đi di tản, trái lại vẫn kiên trì bám đất, bám làng,
bám chắc địa bàn sinh tụ của dân tộc, đấu tranh để sinh tồn phát triển.
Biểu hiện rõ rệt của sự bảo tồn giống nòi và văn hóa Việt được chống
đồng hóa là sự bảo tồn tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ, tiếng nói của dân tộc. Tiếng nói
là một thành tựu văn hóa, là một thành phần của văn hóa. Tiếng Việt thuộc nhóm
ngôn ngữ được xác lập từ xưa ở miền Đông Nam Á, điều đó chứng tỏ cái gốc
tích lâu dài, bản địa của dân tộc ta trên dải đất này. Trong thời Bắc thuộc, tiếng
Việt hấp thu nhiều yếu tố ngôn ngữ Hán, ngay cả trong vốn từ vị cơ bản và trong
các hư từ, nhưng nhân dân ta đã hấp thu ảnh hưởng Hán ngữ một cách độc đáo,
sáng tạo, Việt hóa từ ngữ ấy bằng cách dùng, cách đọc, tạo thành lớp từ mới, sau
này ta gọi là lớp từ Hán – Việt.
Từ thời Hùng Vương, đã có nền phong hóa riêng của người Việt cổ, tuy
còn giản dị, chất phác. Đến thời Bắc thuộc, bọn đô hộ gia sức đưa vào nước ta
nhiều thứ lễ giáo Trung Hoa, ở những mặt nhất định có ảnh hưởng trực tiếp đến
phong hóa Việt. Tuy nhiên, khả năng thích ứng mạnh mẽ với mọi tình thế, người

20


Việt vẫn giữ gìn được truyền thống dân gian của nền phong hóa Việt. Những mặt
lễ giáo của Trung Hoa ít nhiều tăng cường sự áp chế trong gia đình và củng cố
chế độ phụ quyền (từ đầu Công nguyên trở về trước tính chất phụ quyền trong

gia đình Việt còn mờ nhạt), mặt khác nó không thể ngăn cản được sự củng cố ở
mức nhất định những phong tục truyền thống của xã hội làng xóm người Việt. Ví
như lòng tôn kính tổ tiên

và biết ơn với cha mẹ tổ tiên, đối với dân tộc ta,

những tổ tiên được biết ơn hơn hết là người có công dựng nước và giữ nước. Bất
chấp sự ngăn chặn, cấm đoán của bọn đô hộ, các đến thờ Vua Hùng, Vua Thục,
Tản Viên, Hai Bà Trưng, Bà Triệu và các nữ tướng, … vẫn được người Việt xây
dựng.
Nét đặc biệt, lòng tôn vinh, kính trọng phụ nữ của phong hóa Việt cổ, lễ
giáo Trung Hoa có đặc trưng là sự khinh miệt phụ nữ cố sức thắt chặt họ vào cỗ
xe “tam tòng, tứ đức” nhưng vẫn không ngăn cản được truyền thống dũng cảm
đánh giặc, lãnh đạo nhân dân đánh giặc của Hai Bà Trưng, Bà Triệu… Vai trò
của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội vẫn được đề cao. Cùng với
phong tục dùng trống đồng, nhiều tục lệ cổ truyền khác vẫn được giữ vững như
tục cạo tóc hay búi tóc, xăm mình, chôn cất người chết trong quan tài hình
thuyền, thân cây khoét rỗng, tục nhuộm răng, ăn trầu cau. Phần cốt lõi của văn
hóa tinh thần, là tư tưởng ngày trước thường biểu hiện chủ yếu dưới hình thức
tín ngưỡng, tôn giáo …
Phong tục tập quán thời đầu Bắc thuộc nhìn chung còn thuần hậu chất
phác. Đó là phong hóa và tín ngưỡng của một cư dân sống trong khung cảnh của
nền văn minh nông nghiệp lúa nước đang phát triển. Tín ngưỡng của người Việt
là tín ngưỡng đa thần, trong đó có nhiên thần và nhân thần.
Tục thờ đá: Núi là nơi con người sinh ra, con người từ trên núi xuống
đồng bằng rồi ra biển. Núi nối với trời cao là biểu hiện của sự linh thiêng, nơi có
nhiều kỳ quan (tiên cảnh), nhất là hang động với những hình thù kỳ lạ của thạch
nhũ, thường là nơi trú ngụ của thần linh, có đường lên trời, có đường hầm xuống

21



sâu lòng đất … Núi là biểu tượng cho sự vững chắc trường tồn, người Việt thờ
thần núi khắp nơi. Hầu như các công trình thờ phụng đều đặt trên núi, đến như
giữa Hà Nội, không có núi người ta phải đắp núi để thờ, đó là núi Nùng. Theo
quan niệm của người Việt, đá là phần cứng rắn nhất của núi, là hình núi thu nhỏ,
là nơi trú của thần linh, trở thành bùa hộ mệnh của cả cộng đồng.
Tục thờ thần sông, biển, thần nước: Nước ta là văn hóa sông nước (lục
địa) và biển cả (hải đảo). Sông, biển hùng vĩ với con người là quyền năng vô
hạn. Khi hiền hòa thì cho con người mọi thứ, nhất là nước để sống, nhưng khi
giận dữ thì thật kinh hãi; lụt lội cuốn băng những gì có trên mặt đất. Từ thờ thần
sông, biển, con người thờ thần nước để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng
tốt tươi, con người được rửa mát, hưởng hạnh phúc. Có thể nói, thờ thần nước rất
sôi động và có mặt trong nhiều lễ hội, tập trung vào giai đoạn chuyển mùa – vào
mùa mưa và bắt đầu vào vụ sản xuất của người Việt.
Tục thờ thần cây và thần lúa.
Có hai loại cây, con người thờ; cây tự nhiên và cây trồng lấy lương thực.
Những cây tự nhiên thường là những cây cổ thụ tượng trưng cho sự trường tồn,
đó là cây đa, cây si, cây đề,… chúng được trồng ở nơi thờ tự của cộng đồng.
Người Việt thường để bát hương, bình vôi ở gốc cây. Loại cây được thờ tự là
những loại cây lương thực chủ yếu do con người sáng tạo, thuần hóa. Người ta
thần thánh hóa những thành quả sản xuất của người Việt.
Nghi lễ phồn thực và tục thờ sinh thực khí: Tín ngưỡng phồn thực là
chung của cư dân nông nghiệp, nó được thể hiện phong phú và rất sớm trong đời
sống xã hội người Việt. Tư duy âm – dương tương hợp được hình thành trước sự
sinh sôi nảy nở của con người và muôn vật thông qua sự giao phối đực - cái, đàn
ông - đàn bàn. Đặc biệt, là ma lực kích động hấp dẫn của tình dục, con người đã
thần thánh hóa ma lực và thờ phụng để cầu xin sự sinh sôi nảy nở và liên tưởng
đến sức mạnh sinh sản của đất đai, sự giao hòa giữa trời (dương) và đất (âm) sẽ
mang lại sức sống, sự sinh sôi nảy nở. Người ta thờ sinh thực khí (Yoni – linga),


22


×