Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Đánh giá năng lực tự học của sinh viên Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.58 KB, 24 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Mã số: ĐH 2015 – TN 06 - 13

Chủ nhiệm đề tài: TS Lê Thị Thu Hiền

Thái Nguyên - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Mã số: ĐH 2015 – TN 06 - 13

Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài

Chủ nhiệm đề tài

TS. Lê Thị Thu Hiền


Thái Nguyên - 2017


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

TT

Họ và tên

Đơn vị công tác và

1. Lê Thị Thu Hiền

Trường ĐH Giáo dục - ĐHQG Hà Nội

2. Trịnh Thanh Hải

Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên

3. Nguyễn Trường Sơn

Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên

4. Nguyễn Thanh Hương

Ban Khoa học Công nghệ - Đại học Thái Nguyên

5. Trần Đức Khoản

Trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh


6. Trịnh Thị Phương Thảo

Trường ĐH Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
Tên đơn vị
Trường ĐHSP - ĐH Thái
Nguyên

Nội dung phối hợp nghiên
cứu
Phối hợp, trao đổi thông tin lý
luận.

Trường Đại học Giáo dục - Phối hợp, trao đổi thông tin
Đại học quốc gia Hà Nội
thực tiễn.

Họ và tên người đại diện đơn vị
GS.TS Phạm Hồng Quang

PGS.TS Lê Kim Long


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................................... 1
3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................................... 1

4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ...................................................................................................... 1
5. Cách tiếp cận nghiên cứu.............................................................................................................. 2
6. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................................. 2
7. Cấu trúc của đề tài ........................................................................................................................ 2
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................. 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .......................................................................... 3
1.1. Tổng quan nghiên cứu của đề tài ........................................................................................... 3
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về Tự học ...................................................................................... 3
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về kiểm tra đánh giá ..................................................................... 3
1.2. Các khái niệm về kiểm tra đánh giá trong giáo dục ............................................................. 3
1.2.1. Kiểm tra ............................................................................................................................. 3
1.2.2. Đánh giá ............................................................................................................................ 3
1.2.3. Mối quan hệ của kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của SV ........................................ 3
1.2.4. Chức năng của kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên ...................................... 3
1.2.5 Vai trò của kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong quá trình dạy học ...... 3
1.3. Tự học của sinh viên ................................................................................................................ 3
1.3.1. Một số quan điểm về tự học............................................................................................... 3
1.3.2. Quá trình tự học ................................................................................................................ 3
1.3.3. Các hình thức tự học ......................................................................................................... 3
1.3.4. Kỹ năng và kỹ năng tự học ................................................................................................ 3
1.4. Năng lực và năng lực tự học của sinh viên ............................................................................ 3
1.4.1. Năng lực ............................................................................................................................ 3
1.4.2. Năng lực tự học ................................................................................................................. 3
1.4.3. Các thành tố của năng lực tự học ..................................................................................... 3
1.4. Đánh giá năng lực tự học của sinh viên các trƣờng Đại học ................................................ 4
1.4.1. Định hướng đổi mới đánh giá kết quả học tập của người học theo hướng tiếp cận
năng lực ....................................................................................................................................... 4
1.4.2. Quan niệm về đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực của người học .............................. 4
1.4.3. Nguyên tắc của đánh giá kết quả học tập theo định hướng tiếp cận năng lực của
người học ..................................................................................................................................... 4

1.4.4. Quy trình đánh giá kết quả học tập theo hướng tiếp cận năng lực người học........................... 4
1.4.5. Đánh giá năng lực tự học của sinh viên các trường Đại học ............................................ 4
1.5. Thực trạng đánh giá năng lực tự học của sinh viên ở trƣờng Đại học Khoa học –
Đại học Thái Nguyên hiện nay ...................................................................................................... 5
1.6. Kết luận chƣơng 1.................................................................................................................... 5


Chương 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA
SINH VIÊN VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA TÀI LIỆU TỰ HỌC HƢỚNG DẪN THEO MÔ
ĐUN Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN .............................. 5
2.1. Xây dựng tài liệu tự học có hƣớng dẫn theo môđun............................................................. 5
2.1.1. Khái niệm về môđun và môđun dạy học ............................................................................ 5
2.1.2. Đặc trưng của môđun dạy học .......................................................................................... 5
2.1.3. Chức năng của môđun dạy học ......................................................................................... 5
2.1.4. Tài liệu tự học có hướng dẫn theo mô đun ........................................................................ 5
2.2. Phƣơng pháp đánh giá năng lực tự học của sinh viên với sự hỗ trợ của mô đun tự
học có hƣớng dẫn theo mô đun...................................................................................................... 6
2.2.1. Đánh giá năng lực tự học thông qua hồ sơ tự học với sự hỗ trợ của tài liệu có
hướng dẫn theo mô đun ............................................................................................................... 6
2.2.2. Đánh giá năng lực tự học thông qua các bài đánh giá xác thực với sự hỗ trợ của tài
liệu có hướng dẫn theo mô đun ................................................................................................... 6
2.2.3. Đánh giá năng lực tự học thông qua bảng hỏi .................................................................. 6
2.3. Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực tự học của sinh viên Đại học với sự hỗ trợ
của tài liệu tự học có hƣớng dẫn theo mô đun ............................................................................. 6
2.3.1. Hồ sơ tự học của sinh viên ................................................................................................ 6
2.3.2. Xây dựng hệ thống bài đánh giá xác thực đánh giá năng lực thực tiễn của sinh viên ...... 8
2.3.3. Xây dựng hệ thống bảng hỏi để đánh giá năng lực thực hiện kế hoạch của sinh viên...... 8
2.3.4. Quy trình tổ chức đánh giá năng lực tự học cho sinh viên................................................ 8
2.4. Kết luận chƣơng 2.................................................................................................................... 8
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ...................................................................................... 9

3.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm ............................................................................................. 9
3.2. Thời gian, địa điểm và đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm ..................................................... 9
3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm ...................................................................................... 9
3.4. Tài liệu thực nghiệm sƣ phạm ................................................................................................ 9
3.5. Nội dung thực nghiệm sƣ phạm ............................................................................................. 9
3.5.1. Nội dung 1: Điều tra, phỏng vấn GV và SV ...................................................................... 9
3.5.2. Nội dung 2: Sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun ........................................ 9
3.5.3. Nội dung 3: Tổ chức đánh giá năng lực tự học của sinh viên ........................................... 9
3.6. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm ............................................................................................... 9
3.7. Kết luận chƣơng 3.................................................................................................................. 12
KẾT LUẬN ................................................................................................................................... 13
DANH MỤC SẢN PHẨM LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI ............................................................. 14


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBQL

Cán bộ quản lí

DH

Dạy học

ĐG

Đánh giá

GD


Giáo dục

GQVĐ

Giải quyết vấn đề

GV

Giáo viên

KQHT

Kết quả học tập

KT

Kiểm tra

KTĐG

Kiểm tra đánh giá

NL

Năng lực

NLTH

Năng lực tự học


PP

Phương pháp

PPDH

Phương pháp dạy học

TH

Tự học



Vấn đề


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung
- Tên đề tài: Đánh giá năng lực tự học của sinh viên Trƣờng Đại học Khoa học – Đại
học Thái Nguyên
Mã số: ĐH2015 - TN06 - 13
Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Thị Thu Hiền
Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên
Thời gian thực hiện: Từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016
2. Mục tiêu
Dựa trên lí luận về kiểm tra đánh giá theo định hướng tiếp cận năng lực người học và cơ
sở lí luận về tự học, xây dựng bộ công cụ và đề xuất phương pháp đánh giá năng lực tự học của

sinh viên ở trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên.
3. Tính mới, tính sáng tạo
- Hiện nay, các trường Đại học đã chuyển từ hình thức đào tạo theo niên chế sang hình thức
đào tạo theo học chế tín chỉ, đây là một trong những hình thức đổi mới mang tầm chiến lược của
giáo dục Đại học Việt Nam. Đối với mô hình đào tạo tín chỉ, yêu cầu sinh viên phải dành thời gian
tự học, tự nghiên cứu nhiều hơn, do vậy việc đánh giá năng lực tự học của sinh viên là việc làm
cần thiết nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu. Do vậy đề tài có tính mới và không trùng lặp với
các công trình nghiên cứu đã công bố.
- Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm ngiên cứu đã tiếp cận cơ sở lí luận về Đo lường và
Đánh giá trong giáo dục; năng lực tự học của sinh viên và Đánh giá người học theo định hương
tiếp cận năng lực trên thế giới và Việt Nam để lựa chọn phương pháp; thiết kế bộ công cụ đánh giá
năng lực tự học của sinh viên trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên.
4. Kết quả nghiên cứu
Chương 1 đề tài đã nghiên cơ sở lí luận về kiểm tra đánh giá trong giáo dục; đánh giá người
học theo tiếp cận năng lực; năng lực tự học của sinh viên; xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực tự
học của sinh viên. Đề tài đã khảo sát điều tra thực trạng tự học của sinh viên trường Đại học Khoa
học – Đại học Thái Nguyên.
Chương 2 của đề tài nghiên cứu xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực tự học của sinh viên
trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên. Đề tài tiếp cận theo hướng thiết kế tài liệu tự
học có hướng dẫn theo mô đun hỗ trợ hoạt động đánh giá năng lực tự học từ đó lựa chọn phương
pháp đánh giá năng lực tự học phù hợp với đào tạo tại trường Đại học Khoa học – Đại học Thái
Nguyên.
Chương 3 của đề tài đã trình bày về quá trình thực nghiệm sư phạm với việc nghiên cứu trường
hợp đánh giá năng lực tự học học phần Vật lí đại cương 2 thông qua việc xây dựng và sử dụng tài
liệu có hướng dẫn theo mô đun phần Điện học và thiết kế hồ sơ tự học; xây dựng đề đánh giá xác
thực; các phiếu hỏi và đã thử nghiệm đánh giá được năng lực tự học của 73 sinh viên tham gia học
học phần Vật lí đại cương 2.
5. Sản phẩm
5.1. Sản phẩm khoa học



- Đăng được 04 bài báo khoa học trên Tạp chí Giáo dục và Tạp chí Giáo dục và Xã hội.
1. Lê Thị Thu Hiền, Nguyễn Hoàng Sơn (2015), "Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực tự học
của sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kĩ thuật", Tạp chí giáo dục số đặc biệt tháng 3/2015,
tr.96-tr.98
2. Lê Thị Thu Hiền (2015), "Đánh giá năng lực hợp tác của SV trong dạy học ở trường trung học
phổ thông", Tạp chí giáo dục số 360, tr.18-tr.20 .
3. Trần Đức Khoản (2015), "Xây dựng tài liệu tự học có hướng dẫn theo module học phần Vật lí
đại cương cho sinh viên ngành kĩ thuật", Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 118, tr25.-tr.28.
4. Trần Đức Khoản, Nguyễn Hoàng Sơn (2015), "Một số biện pháp phát triển năng lực tự học cho
sinh viên các trường kĩ thuật trong dạy học phần Vật lí đại cương", Tạp chí giáo dục 362, tr.43
– tr.46.
5.2. Sản phẩm đào tạo
Đã tham gia đào tạo được 02 học viên cao học. Nội dung của đề tài là tài liệu tham
khảo cho các giảng viên, sinh viên các trường sư phạm.
1. Ngô Quý Toàn (2015), Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo mô đun chương
"Hạt nhân nguyên tử" Vật lí 12. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
2. Võ Thị Kim Hoàng (2016), Nghiên cứu dạy học chương "Dòng điện trong các môi trường" Vật
lí 11 theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho SV, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Vinh.
5.3. Sản phẩm ứng dụng
Đã xây dựng được Bộ tài liệu Hướng dẫn đánh giá năng lực tự học cho sinh viên các
trường đại học và Bộ công cụ đánh giá năng lực tự học của sinh viên trường Đại học Khoa học
–Đại học Thái Nguyên:
1. Bộ tài liệu "Hướng dẫn đánh giá năng lực tự học cho sinh viên các trường đại học".
2. Bộ tài liệu "Công cụ đánh giá năng lực tự học của sinh viên các trường đại học".
6. Phƣơng thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả
nghiên cứu
- Kết quả nghiên cứu là sản phẩm khoa học có thể áp dụng đánh giá năng lực tự học của
sinh viên giúp nâng cao chất lượng dạy và học tại trường Đại học Khoa học – Đại học Thái
Nguyên.

- Phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu: Cung cấp tài liệu tham khảo cho giảng viên,
sinh viên.


INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General information
- Project title: Evaluating students’ self-learning ability at University of Science - Thai
Nguyen University.
- Code number: ĐH2015 - TN06 – 13
- Author: Le Thi Thu Hien M.A
- Implementing Institution: University of Science - Thai Nguyen University
- Duration: From June 2015 to May 2016
2. Objectives
On the basis of the theoretical review of evaluation and testing in the learner-centered approach
and the theoretical basis on self-study, the author has developed a toolkit and proposed methods
for evaluating students’ self-learning ability at University of Science - Thai Nguyen University.
3. Creativeness and innovativeness
- Currently, almost all universities have moved from school-year training system to creditbased training system, which is one of the most important forms of strategic innovation of higher
education in Vietnam. The credit-based training system requires students to spend more time selflearning, self-studying. Although giving evaluation of students’ self-learning ability is necessary,
there has been no related research topic. Thus, this research is new and does not overlap with
previously published studies.
- In the implementation process, the study group has approached theoretical basis of
Measurement and Evaluation in Education; students’ self-learning ability, learners’ evaluation
following ability-oriented approach worldwide and nationwide to select methods; design tools to
evaluate students’ self-learning ability at University of Science - Thai Nguyen University
4. Research results
Chapter 1 of this topic investigates theoretical basis of testing and assessment in education;
learners’ evaluation following ability-oriented approach; students’ self-learning ability; builds
students’ self-learning ability assessment criteria. This topic conducted a survey of students’ selflearning ability in reality at University of Science - Thai Nguyen University.

Chapter 2 of this topic builds the evaluation toolkit of students’ self-learning ability at
University of Science - Thai Nguyen University. This topic approaches students by means of
guided self-study materials following modular operational support the self-learning ability
assessment, then selects the suitable methods of ability assessment in matching with the training at
University of Science - Thai Nguyen University.
Chapter 3 of this topic presents the pedagogical practice course with cases studying the ability
assessment in the General Physics 2 through the development and use of guided materials in the
Electrical learning module; designs self-learning profiles; creates authentic evaluation tests;
questionnaires and conducted the ability evaluation of 73 students attending the General physics 2.
5. Products
5.1. Scientific products
04 articles have been published in the Journal of Education; Journal of Education and
Sociology.


1. Lê Thị Thu Hiền, Nguyễn Hoàng Sơn (2015), "Building the tool-kit to evaluate students’ selflearning ability at College of Economics - Technology", Journal of education, special edition
on March/2015, p.96-p.98
2. Lê Thị Thu Hiền (2015), "Evaluating the cooperative ability of students in teaching at high
schools", Journal of education No. 360, p.18-p.20 .
3. Trần Đức Khoản (2015), " Building guided materials in General Physics module for technical
students”, Journal of science and education, No. 118, p.25.-p.28.
4. Trần Đức Khoản, Nguyễn Hoàng Sơn (2015), "Methods of developing students’ self-learning
ability in technical universities in learning and teaching General Physics module", Journal of
education, No.362, p.43 – p.46.
5.2. Training products
02 master students have been trained. The content of this topic is the reference for
teachers and students of pedagogical universities.
1. Ngô Quý Toàn (2015), Building and using guided materials in chapter “Atomic nucleus”Physics 12. MA dissertation , Hà Nội pedagogical university 2
2. Võ Thị Kim Hoàng (2016), Teaching research the Chapter "Currents in different environments
" Physics11 following students’ self-learning ability development guides, MA dissertation,

Vinh university.
5.3. Applied products
The Guideline for assessing students’ self-learning ability at universities and self –
study assessment toolkit for students at University of Science – Thai Nguyen University.
1. The Guideline for “Assessing students’ self-learning ability at universities”.
2. The Guideline for “Self – study assessment tool-kits for students at universities”.
6. Transferring methods, application address, impacts and benefits of research results
- Research results are scientific products which can apply the students’ ability assessment to
help raise the quality of teaching and learning at University of Science-Thai Nguyen University.
- Method of transferring the research results: provide reference materials for teachers and
students.


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Nghị quyết chính phủ số 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Đại
học Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 đã nêu: “Triển khai đổi mới phương pháp đào tạo theo 3 tiêu
chí: trang bị cách học, phát huy tính chủ động của người học; sử dụng CNTT và truyền thông
trong hoạt động dạy và học; khai thác các nguồn tư liệu giáo dục mở và nguồn tư liệu trên mạng
Internet. Lựa chọn, sử dụng các chương trình, giáo trình tiên tiến của các nước”, “Xây dựng và
thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi để
người học tích lũy kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp
theo ở trong nước và ở nước ngoài”[26].
Điều 40 của Luật Giáo dục nước CHXHCN Việt Nam, năm 2005, ghi rõ: “Phương pháp
đào tạo trình độ Cao đẳng, trình độ Đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong
học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành,
tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng”[20].
Hiện nay các trường Đại học đã chuyển từ hình thức đào tạo theo niên chế sang hình thức
đào tạo theo học chế tín chỉ, đây là một trong những hình thức đổi mới mang tầm chiến lược của

giáo dục Đại học Việt Nam. Đào tạo theo học chế tín chỉ có đặc điểm nổi bật như sau: 1. Thời
lượng GV lên lớp trực tiếp giảng dạy SV ít, phần lớn thời gian SV phải tự nghiên cứu; 2. Là hệ
thống đào tạo mở, nội dung chương trình theo tốc độ và khả năng của người học, đòi hỏi tính thích
ứng cao, cập nhật thông tin thường xuyên, liên tục; 3. Khối lượng kiến thức lớn, việc KTĐG cần
được tiến hành thường xuyên với các bài tập lớn, tiểu luận, khóa luận...; 4. Các PPDH được đa
dạng hóa như thảo luận, seminar, thực tập, thực tế,... cần được sử dụng nhiều. Dạy học theo tín chỉ
là một hình thức đào tạo mới đối với cả người dạy, người học và với các trường Đại học ở Việt
Nam. Hình thức dạy học theo tín chỉ, phát huy tính tích cực chủ động của người học, nhưng việc
tổ chức SV tự học theo học chế tín chỉ còn gặp những khó khăn nhất định như: thời gian tự học;
quản lý nội dung, chất lượng học tập; phương thức tổ chức phù hợp... Để có thể tổ chức dạy học
theo tín chỉ việc phát triển năng lực tự học cho sinh viên là điều cần thiết.
Định hướng của đổi mới giáo dục hiện nay chính là dạy học tiếp cận năng lực người học.
Sự chuyển đổi từ hình thức đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ ở các trường Đại học, Cao đẳng
chính là mô hình tiếp cận năng lực người học, nâng cao tính tích cực, tự chủ của người học. Đối
với mô hình đào tạo tín chỉ, yêu cầu sinh viên phải dành thời gian tự học, tự nghiên cứu nhiều hơn,
tuy nhiên hiện nay, bên cạnh vấn đề đổi mới hoạt động tự học tự học của sinh viên, thì vấn đề
đánh giá năng lực tự học của sinh viên còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc xây dựng bộ công cụ và đề
xuất phương pháp đánh giá năng lực tự học của sinh viên trường Đại học khoa học - Đại học Thái
Nguyên là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn và nghiên cứu đề tài "Đánh giá năng lực tự
học của sinh viên trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên".
2. Mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên lí luận về kiểm tra đánh giá theo định hướng tiếp cận năng lực người học và cơ sở lí
luận về tự học, đề xuất phương pháp và xây dựng được bộ đánh giá năng lực tự học của sinh viên
nhằm đánh giá NLTH của SV trong quá trình dạy học tại trường Đại học Khoa học - Đại học Thái
Nguyên.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Năng lực tự học của sinh viên trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Do số lượng sinh viên thực tế của Đại học Thái Nguyên ngành Toán, Vật lí năm học 2015



2
– 2016 và 2016 – 2017 có một số biến đổi so với dự kiến ban đầu của nhóm nghiên cứu nên đề tài
chủ yếu tập trung nghiên cứu cơ sở lí luận, đề xuất phương pháp và xây dựng công cụ đánh giá
năng lực tự học cho sinh viên trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên và thực nghiệm
nghiên cứu trường hợp (case study) đánh giá năng lực tự học học phần Vật lí đại cương của sinh
viên năm thứ 2 ngành Vật lí, Hóa học, Công nghệ kĩ thuật Hóa học; sinh học, công nghệ sinh
học, trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên.
5. Cách tiếp cận nghiên cứu
Đề tài sử dụng 3 phương pháp tiếp cận là:
- Tiếp cận hệ thống - cấu trúc;
- Tiếp cận logic – lịch sử;
- Tiếp cận thực tiễn.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu tài liệu về các quan điểm, cơ sở lí luận về
kiểm tra, đánh giá, năng lực người học và tự học của sinh viên, tài liệu tự học có hướng dẫn theo
mô đun.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Nghiên cứu điều tra tìm hiểu thực trạng tự học của
sinh viên các trường đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên và nghiên cứu nội dung, chương
trình đào tạo, hoạt động đánh giá của trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên theo hình
thức đào tạo theo tín chỉ.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường Đại học Khoa
học - Đại học Thái Nguyên để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của đề tài.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 3
chương:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chƣơng 2. Phương pháp và công cụ đánh giá năng lực tự học của sinh viên với sự hỗ trợ
của tài liệu tự học có hướng dẫn theo mô đun ở trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên

Chƣơng 3. Thực nghiệm sư phạm tại trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên.


3
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Tổng quan nghiên cứu của đề tài
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về Tự học
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về kiểm tra đánh giá
1.2. Các khái niệm về kiểm tra đánh giá trong giáo dục
1.2.1. Kiểm tra
1.2.2. Đánh giá
1.2.3. Mối quan hệ của kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của SV
1.2.4. Chức năng của kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên
1.2.5 Vai trò của kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong quá trình dạy học
1.3. Tự học của sinh viên
1.3.1. Một số quan điểm về tự học
Tự học là hình thức học tập mang đậm màu sắc cá nhân, tự học là tự mình quyết định ý thức
trách nhiệm đối với việc học, tự lựa chọn mục tiêu, nội dung, các phương pháp học, tự tổ chức,
xây dựng tiến trình học tập và tự kiểm tra, nhằm lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và cả kinh
nghiệm lịch sử của nhân loại.
1.3.2. Quá trình tự học
Quá trình tự học bao gồm các bước: 1. Hình thành động cơ tự học; 2. Lập kế hoạch học tập;
3. Thực hiện kế hoạch; 4. Tự kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.
1.3.3. Các hình thức tự học
1.3.4. Kỹ năng và kỹ năng tự học
1.4. Năng lực và năng lực tự học của sinh viên
1.4.1. Năng lực
Tại Việt Nam, khái niệm “năng lực” cũng được xác định khá rõ ràng qua các nghiên cứu

của một số nhà khoa học như Theo từ điển tiếng việt của Viện ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ
biên thì “Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hành
động nào đó” .
1.4.2. Năng lực tự học
“Năng lực tự học là khả năng tự khám phá, phát hiện những vấn đề, những kiến thức mới
trong quá trình học tập, từ đó vận dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm đã có vào tình huống cụ
thể để thực hiện có kết quả mục tiêu học tập đã đề ra”.
1.4.3. Các thành tố của năng lực tự học
a, Xác định mục tiêu và nhiệm vụ học tập
b, Lập kế hoạch học tập, và tiến hành học tập theo kế hoạch đã vạch ra
c, Vận dụng kiến thức trong học tập và thực tiễn
d, Đánh giá và điều chỉnh việc học


4
1.4. Đánh giá năng lực tự học của sinh viên các trƣờng Đại học
1.4.1. Định hướng đổi mới đánh giá kết quả học tập của người học theo hướng tiếp cận
năng lực
1.4.2. Quan niệm về đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực của người học
1.4.3. Nguyên tắc của đánh giá kết quả học tập theo định hướng tiếp cận năng lực của
người học
Đánh giá kết quả học tập của người học theo định hướng tiếp cận năng lực phải đảm bảo những
nguyên tắc: đảm bảo độ tin cậy; độ giá trị; tính thực tiễn và tính công bằng.
1.4.4. Quy trình đánh giá kết quả học tập theo hướng tiếp cận năng lực người học
1.4.5. Đánh giá năng lực tự học của sinh viên các trường Đại học
Có thể cụ thể hóa các mức năng lực như sau:
Các thành tố của
năng lực tự học

Xác định được

mục tiêu và
nhiệm vụ học tập

Năng lực lập kế
hoạch học tập, và
tiến hành học tập
theo kế hoạch đã
vạch ra

Vận dụng kiến
thức trong học
tập và thực tiễn

Tự đánh giá và
điều chỉnh việc
học

Tiêu chí cần đo
Xác định mục tiêu môn học một cách tự giác, chủ
động
Xác định được nhiệm vụ học tập cụ thể và rõ
ràng, chi tiết
Xác định nhiệm vụ phù hợp với năng lực của bản
thân
Nhiệm vụ đề ra phải đảm bảo thời gian để hoàn
thành
Lập kế hoạch TH theo những mục tiêu cụ thể, rõ
ràng
Kế hoạch được lập đảm bảo được tự đánh giá
thường xuyên

Tìm kiếm và sử dụng tài liệu phục vụ môn học
Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa nội dung học
tập
Tìm tòi, mở rộng và đào sâu tri thức môn học
Tìm được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái
phải tìm trong vấn đề
Phát hiện và trình bày các thắc mắc về môn học
Tranh luận, phản bác, bảo vệ các ý kiến của cá
nhân hoặc nhóm
Phối hợp các phương pháp học tập
Hợp tác chia sẻ trong học tập
Hoàn thành nhiệm vụ học tập
Vận dụng kiến thức các môn học liên quan để
giải quyết các vấn đề của môn học.
Vận dụng kiến thức lý thuyết để giải các bài tập
cụ thể.
Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng
Vật lý trong thực tiễn.
Kiểm tra kết quả học tập của mình qua các bài tự
kiểm tra
Đánh giá kết quả học tập đạt được so với mục
tiêu đã đề ra.
Đánh giá kết quả học tập của mình thông qua
nhận xét của GV
Đánh giá kết quả học tập của mình thông qua
phản hồi của các SV khác trong nhóm

Mức đạt đƣợc
Tốt
TB

Yếu


5
Phát huy những thế mạnh của bản thân trong học
tập.
Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, khắc phục
khó khăn trong học tập.
Rút ra nhận xét về năng lực học tập của bản thân.
Điều chỉnh kế hoạch TH của bản thân
Bảng 1.1: Tiêu chí đánh giá NLTH của SV
1.5. Thực trạng đánh giá năng lực tự học của sinh viên ở trƣờng Đại học Khoa học –
Đại học Thái Nguyên hiện nay
Kết quả điều tra cho thấy phần đa GV vẫn giữ thói quen ĐG kết quả học tập của HS theo
các hình thức cũ, thi tự luận, TNKQ hoặc tiểu luận, GV ít quan tâm ĐG các năng lực của SV trong
đó có năng lực TH. Mặc dù GV vẫn giao các nhiệm vụ về nhà nhưng việc ĐG các thành tố NLTH
của HS lại ít được quan tâm.
1.6. Kết luận chƣơng 1
Với nhiệm vụ tập trung nghiên cứu, xác định và làm sáng tỏ những căn cứ về mặt lý luận và
thực tiễn cho việc nghiên cứu của đề tài, chương 1 bao hàm bao hàm các nội dung chính sau:
(1) Tổng quan các nghiên cứu về tự học; kiểm tra đánh giá trên thế giới và Việt Nam.
(2) Nghiên cứu cơ sở lí luận về kiểm tra, đánh giá; về Tự học và năng lực Tự học của
sinh viên.
(3) Nghiên cứu được đổi mới đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận hiện nay.
(4)Nghiên cứu được cơ sở thực tiễn thông qua kết quả điều tra thực trạng tự học hiện nay
của sinh viên trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên.

Chương 2
PHƢƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TỰ HỌC
CỦA SINH VIÊN VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA TÀI LIỆU TỰ HỌC HƢỚNG DẪN THEO MÔ

ĐUN Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
2.1. Xây dựng tài liệu tự học có hƣớng dẫn theo môđun
2.1.1. Khái niệm về môđun và môđun dạy học
- Môđun là một đơn vị, một khâu, một bộ phận có tính độc lập tương đối của một hệ thống
phức tạp có cấu trúc tổng thể.
2.1.2. Đặc trưng của môđun dạy học
2.1.3. Chức năng của môđun dạy học
2.1.4. Tài liệu tự học có hướng dẫn theo mô đun
Một mô đun tự học gồm 3 bộ phận hợp thành: Hệ vào; thân; hệ ra. Ba bộ phận này là một
chỉnh thể thống nhất.

Hệ vào

Thân

Hệ ra

Sơ đồ 2.1: Cấu trúc tổng quát của một môđun dạy học


6
2.2. Phƣơng pháp đánh giá năng lực tự học của sinh viên với sự hỗ trợ của mô đun tự học có
hƣớng dẫn theo mô đun
2.2.1. Đánh giá năng lực tự học thông qua hồ sơ tự học với sự hỗ trợ của tài liệu có hướng dẫn
theo mô đun
Hồ sơ học tập là bộ sưu tập kết quả trải nghiệm học tập của SV được tập hợp lại theo thời
gian, nó minh chứng cho quá trình học tập của SV. Căn cứ vào hồ sơ học tập, giáo viên có thể
giám sát được quá trình tự học hàng ngày của SV cũng như giúp cho việc đánh giá NLTH thông
qua theo dõi nhận xét quá trình học tập của SV. Có thể yêu cầu SV phải viết nhật kí để đưa vào hồ
sơ giúp giáo viên có thể đánh giá đúng thái độ và năng lực của SV.

2.2.2. Đánh giá năng lực tự học thông qua các bài đánh giá xác thực với sự hỗ trợ của tài liệu
có hướng dẫn theo mô đun
Đánh giá xác thực (hay còn gọi là đánh giá thực) là loại hình đánh giá đánh giá năng lực vận
dụng kiến thức vào thực tiễn hoặc đánh giá năng lực thực hành thông qua khả năng thực hiện các
nhiệm vụ thực tế trong cuộc sống của người học. Việc tổ chức đánh giá thực được thực hiện trong
không gian thực, gắn với cuộc sống hàng ngày của SV.
Đối với mỗi mô đun TH, ngay từ hệ vào của môđun, SV đã được đọc phần giới thiệu về
môđun và xem các video clip về thí nghiệm hoặc các mô hình mô tả thí nghiệm. Đay chính là các
tình huống có vấn đề đòi hỏi SV phải vận dụng kiến thức nghiên cứu trong môđun để giải thích
các hiện tượng đó. Ngoài ra, khi tự học các tiểu môđun của môđun, sau khi nghiên cứu phần lý
thuyết, SV sẽ phải vận dụng kiến thức vừa học đó vào các bài toán cụ thể có liên quan đến thực
tiễn(làm phần các bài tập cần nghiên cứu).
2.2.3. Đánh giá năng lực tự học thông qua bảng hỏi
Các bảng câu hỏi (gọi tắt là bảng hỏi) có thể giúp GV nhận được phản hồi của số lượng
lớn những người tham gia (kể cả những người ở xa). Việc trả lời cũng khá đơn giản, người tham
gia chỉ cần đưa ra phản hồi bằng cách đánh dấu vào những câu trả lời đã soạn sẵn (việc phải viết
ý kiến bổ sung thường khá hạn chế).
2.3. Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực tự học của sinh viên Đại học với sự hỗ trợ của
tài liệu tự học có hƣớng dẫn theo mô đun
2.3.1. Hồ sơ tự học của sinh viên
Căn cứ vào lí luận về đánh giá NLTH thông qua hồ sơ, căn cứ vào cấu trúc của tài liệu tự học
có hướng dẫn theo mô đun, chúng ta có thể thiết kế hồ sơ tự học của sinh viên như sau:
HỒ SƠ TỰ HỌC
Họ và tên:..............................................................................
Học phần: ..............................................................
Nhật kí tự học tuần:.....................................................................................................
Phần kiến thức tự học:......................................................................................................
1. Mục tiêu và nhiệm vụ tự học của tiểu mô đun: ........................................
Tiểu mô đun


Tên tiểu mô đun

Mục tiêu

1

Tương tác điện –
Định luật Cu lông

................

2

..........

..................

Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ 1: Thực hiện bài kiểm tra đầu
vào
-Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu trả lời các câu hỏi
TH.
.................
....................


7

2. Kế hoạch và kết quả tự học:
Thứ,

ngày

Nhiệm vụ tự
học

Mục đích

Thời
gian tự
học

- Bài tự kiểm Ôn lại kiến
tra kiến thức thức cũ có
vào tiểu mô liên quan
đun.

......

Xác định mục
tiêu của tiểu
môđun(Kiến
thức; Kỹ năng)

Xác
định
kiến thức
trọng tâm
sau khi học
xong tiểu
môđun phải

nắm vững

..............

...............

Tài liệu
tham khảo

Khó
Kết quả
khăn
trao đổi
gặp phải với các
SV khác

Tài liệu tự
học

hướng dẫn
theo
môđun, đồ
dùng học
tập...
Các tài liệu
khác (nếu
có)
Tài liệu tự
học


hướng dẫn
theo
môđun, đồ
dùng học
tập...
Các tài liệu
khác (nếu
có)
.................. .............

..........

..........

Kết quả
trao
đổi
với giảng
viên

............

3. Kết quả tự đánh giá (thông qua tài liệu tự học)
STT

Bài kiểm tra

1.
2.
3.

4.
5.
6.

Điểm đạt được
Lần 1
Lần 2 Lần 3

Ghi chú

Test vào mô đun 1
Test ra mô đun 1
Test vào mô đun 2
Test ra mô đun 2
...................

4. Những vấn đề cần điều chỉnh
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
b, Sử dụng hồ sơ tự học
- Đánh giá năng lực xác định mục tiêu và nhiệm vụ học tập của sinh viên; năng lực lập kế
hoạch và thực hiện kế hoạch tự học
- Đánh giá năng lực tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV:
c, Rubric đánh giá hồ sơ tự học


8
TT

Thành tố NLTH


Kết quả đánh giá hồ sơ tự học

Yếu
Trung bình
<4 điểm
4- < 5 điểm
1. Xác định mục tiêu và Không xác định được Xác định được
nhiệm vụ tự học
mục tiêu và nhiệm vụ mục tiêu và nhiệm
tự học
vụ tự học nhưng
không dầy đủ
2. Năng lực lập kế Không lập kế hoạch Lập kế hoạch
hoạch và thực hiện kế tự học
nhưng không đầy
hoạch
đủ

Tốt
5 - <8 điểm
Xác định đầy đủ mục
tiêu và nhiệm vụ tự
học

Lập kế hoạch đầy
đủ, chi tiết, ghi chép
đầy đủ các thông tin
theo yêu cầu
3. Năng lực tự đánh giá Không tự đánh giá kết Không thực hiện Đánh giá chính xác,

kết quả học tập
quả học tập, không đầy đủ bài kiểm tra đầy đủ các bài kiểm
ghi đầy đủ trong mục hoặc đánh giá tra.
3 của hồ sơ học tập
không chính xác;
không đầy đủ
2.3.2. Xây dựng hệ thống bài đánh giá xác thực đánh giá năng lực thực tiễn của sinh viên
Với mỗi học phần dạy học, sau khi thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo mô đun cần
đưa ra các vấn đề vận dụng thực tiễn. Từ đó thiết kế các nhiệm vụ xác thực để yêu cầu sinh viên
hoàn thành ví dụ như đề tài nghiên cứu khoa học; thực hiện một dự án học tập kèm theo mục tiêu
và rubric đánh giá sản phẩm và quá trình tự học của sinh viên.
2.3.3. Xây dựng hệ thống bảng hỏi để đánh giá năng lực thực hiện kế hoạch của sinh viên
Căn cứ vào các biểu hiện của các thành tố trong NLTH, chúng tôi thiết kế bảng hỏi để đánh
giá NLTH của SV dành cho 3 đối tượng: Tự đánh giá của SV; bạn bè đánh giá và GV đánh giá. Bộ
công cụ như sau:
Để xây dựng công cụ khảo sát, chúng tôi nghiên cứu dùng thang đo Liket 5 mức độ tương ứng với
các mức độ đạt được của NLTH như sau: Mức (1): Kém, Mức (2): Yếu, Mức (3): Trung bình, Mức
(4): Khá, Mức (5): Tốt
2.3.4. Quy trình tổ chức đánh giá năng lực tự học cho sinh viên
Có thể tổ chức đánh giá năng lực tự học của sinh viên theo 5 bước sau:
a, Bước 1: Đề ra biện pháp bồi dưỡng, phát triển năng lực tự học
b, Bước 2: Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực tự học
* NLTH xếp ở mức độ Yếu, đạt các yêu cầu: Là các trường hợp có từ một thành tố năng lực
đạt dưới trung bình hoặc tự ĐG năng lực TH; GV và bạn cùng lớp/nhóm GV dưới 50 điểm.
c, Bước 3: Lựa chọn phương pháp và xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực tự học
d, Bước 4: Thu thập các thông tin minh chứng để đánh giá mức độ năng lực tự học của sinh viên
e, Bước 5: Nhận xét, quyết định về năng lực tự học của sinh viên, phản hồi cho GV, SV và
nhà trường biết
2.4. Kết luận chƣơng 2
Trong chương 2 đề tài đã nghiên cứu về tài liệu tự học có hướng dẫn theo mô đun ; đã lựa

chọn các phương pháp đánh giá NLTH thông qua hồ sơ; thông qua ĐG xác thực người học; ĐG
thông qua điểm số của các bài kiểm tra trong quá trình TH với tài liệu có hướng dẫn theo mô đun;
ĐG thông qua phiếu hỏi về NLTH của SV.


9
Với sự hỗ trợ của tài liệu TH có hướng dẫn theo mô đun, việc ĐG các thành tố của NLTH
trở nên dễ dàng và chính xác, khách quan hơn. Tài liệu TH vừa là tài liệu hỗ trợ dạy tự học nhưng
cũng chính là tài liệu hỗ trợ đánh giá NLTH của SV.
Đề tài cũng đã xây dựng quy trình và xây dựng tiêu chí đánh giá NLTH của SV, có thể
dùng bộ công cụ này cho các đối tượng SV các trường Đại học; cho các học phần dạy học khác
nhau trong trường Đại học.

Chương 3
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài bằng
cách thử nghiệm thiết kế 1 mô đun tự học phần "Điện học" – Vật lí đại cương 2 và áp dụng bộ
công cụ đã thiết kế để đánh giá NLTH của SV trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên
3.2. Thời gian, địa điểm và đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm
TNSP được tiến hành trong học kì 2, năm học 2015 - 2016 và đối với 73 SV ngành
Vật lí, Hóa học, Công nghệ kĩ thuật Hóa học; sinh học, công nghệ sinh học tại trường Đại
học Khoa học – Đại học Thái Nguyên có học học phần Vật lí đại cương 2.
3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
3.4. Tài liệu thực nghiệm sƣ phạm
Để có thể thực nghiệm sư phạm, chúng tôi thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo mô đun
phần Điện học thuộc học phần Vật lí đại cương 2 và thiết kế một số đề đánh giá xác thực để đánh
giá NLTH học phần Vật lí đại cương 2 của SV ngành Vật lí, Hóa học, Công nghệ kĩ thuật Hóa
học; sinh học, công nghệ sinh học của trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên.
3.5. Nội dung thực nghiệm sƣ phạm

3.5.1. Nội dung 1: Điều tra, phỏng vấn GV và SV
3.5.2. Nội dung 2: Sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun
3.5.3. Nội dung 3: Tổ chức đánh giá năng lực tự học của sinh viên
3.6. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm
Do được tập huấn nên SV đã quen với việc tự học qua
tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun.
Qua các quan sát, phân tích các kế hoạch tự học, bảng
xác định mục tiêu và các nhiệm vụ tự học đánh giá thông qua
kế hoạch tự học; thông qua điểm số các bài kiểm tra... chúng
tôi nhận thấy: Khi tự học với tài liệu tự học có hướng dẫn theo
môđun, NLTH của SV được phát triển so với trước khi SV bắt
đầu học với tài liệu tự học có hướng dẫn theo mô đun. SV đã
biết xác định mục tiêu và nhiệm vụ, biết tự xây dựng kế hoạch
học tập cho mình; biết phân tích, tổng hợp, khái quát hóa nội
dung học tập; SV đã tự phát hiện và trình bày những thắc mắc
về môn học…
SV đã chuẩn bị tốt các bài luận và dự án để báo cáo
trước lớp; khi thực hiện dự án SV đã rất chủ động lập kế hoạch,
ghi nhật kí làm việc và có tự đánh giá mức độ hoàn thành công

Hình 3.1: Kế hoạch tự học của
SV tự lập


10
việc của bản thân so với kế hoạch, kĩ năng báo cáo trước lớp tốt điều đó chứng tỏ năng lực vận
dụng vào thực tiễn của SV được phát triển.
Khi tự học với tài liệu có hướng dẫn theo mô đun, SV biết tự đánh giá kết quả học tập qua
làm các tự kiểm tra test kiến thức lần 1 và lần 2, qua kết qủa bài kiểm tra SV biết đã đạt hay chưa
so với yêu cầu, với mức độ kiến thức cần chiếm lĩnh, vì vậy SV có sự điều chỉnh kịp thời trong

quá trình TH, SV biết mình sai ở đâu, chỗ nào cần nắm lại nội dung kiến thức và tự nhận ra những
nhược điểm, khó khăn trong học tập của bản thân, từ đó có kế hoạch khắc phục các khó khăn, hạn
chế đó.
Chúng tôi tiến hành thu bảng mô tả mục tiêu và nhiệm vụ học tập; kế hoạch tự học; 02 bài
kiểm tra về năng lực vận dụng thực tiễn và bảng theo dõi kết quả làm bài kiểm tra trong tài liệu
TH có hướng dẫn tho mô đun để chấm. Kết quả đánh giá về NLTH của 73 SV trước TNSP (sau
khi tập huấn) và sau quá trình TNSP đạt được như sau:
1. Về xác định mục tiêu và các nhiệm vụ tự học.
Mức độ đạt

Yếu

Trung bình

Tốt

Tổng SV

Trước TNSP

13

55

5

73

Sau TNSP


5

45

23

73

Năng lực xác định mục tiêu và các nhiệm vụ tự học được biểu thị bằng biểu đồ sau:

Như vậy, sau quá trình tập huấn, tự học với tài liệu tự học có hướng dẫn theo mô đun,
chúng ta đã dùng công cụ hồ sơ học tập đánh giá được năng lực của SV ở mức năng lực Tốt,
Trung bình, Yếu như bảng phân bố trên.
2. Về xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học.
Mức độ đạt

Yếu

Trung bình

Tốt

Tổng SV

Trước TNSP

13

46


14

73

Sau TNSP

6

43

24

73

Năng lực xây dựng và lập kế hoạch dạy học có khá nhiều SV ngay trước khi TNSP đã xây
dựng kế hoạch ở mức độ tốt tuy nhiên việc thực hiện kế hoạch lại chưa tốt do vậy số lượng SV đạt
ở mức tốt sau TNSP vẫn còn ít so với tổng SV khảo sát (chưa đạt được 30%), tuy nhiên số lượng
SV tăng lên ở mức khá tương đối nhiều và được biểu thị bằng biểu đồ sau:


11

3. Về đánh giá năng lực vận dụng thực tiễn của SV sau khi thực hiện 2 bài kiểm tra
sau khi học bài "Tương tác điện – Định luật Culong" và sau khi học phần điện học
Điểm

5

6


7

8

9

10

Tổng
HS

Bài số 1

8

18

18

23

4

2

73

Bài số 2

4


6

13

23

22

5

73

Bài

Nhìn vào bảng ta thấy, sau khi tự học với tài liệu có hướng dẫn và với cách hướng dẫn đánh giá
của GV, SV đã phát triển năng lực vận dụng thực tiễn rất tốt. Ở bài số có 6 SV đạt từ điểm 9 trở
lên những đến bài kiểm tra theo dự án đã tăng lên tới 32 SV đạt từ 9 lên. Điều này chứng tỏ, với
việc ĐG năng lực TH thì đã giúp SV định hướng lại việc học của mình và cho kết quả học tập tốt
hơn.
4. Tổng hợp bảng theo dõi kết quả học tập của SV trong quá trình TH
Chúng tôi phát tài liệu TH có hướng dẫn theo mô đun cho SV thực hiện học tập 4 mô đun
trong 4 tuần. Như vậy, mỗi SV phải giải quyết 2 bài kiểm tra/tuần. Tổng có 8 bài kiểm tra mà SV
tự ĐG, kết quả phổ điểm được tổng hợp như sau:
Điểm
4

5

6


7

8

9

10

Tổng
HS

Bài test vào mô đun 1

12

12

24

10

10

5

0

73


Bài test ra mô đun 1

12

11

24

11

10

5

0

73

Bài test vào mô đun 2

7

9

18

18

13


6

2

73

Bài test ra mô đun 2

4

2

12

31

21

3

0

73

Bài test vào mô đun 3

0

3


14

26

28

1

1

73

Bài test ra mô đun 3

2

5

13

27

26

0

0

73


Bài test vào mô đun 4

0

2

21

19

28

1

2

73

Bài test ra mô đun 4

0

0

0

16

43


10

4

73

Bài

Như vậy, sau thời gian hướng dẫn TH với sự hỗ trợ của tài liệu hướng dẫn TH theo mô đun,
tiến hành đánh giá NLTH thông báo với SV và góp ý cho SV điều chỉnh phương pháp học tập
thì kết quả học tập của SV được nâng cao đồng thời NLTH của SV phát triển tốt hơn.
5. Kết quả đánh giá NLTH của SV như sau:
Tổng hợp kết quả đánh giá năng lực tự học của SV sau quá trình TNSP thu được bảng sau:


12
Mức độ đạt được
TT

Thành tố của NLTH

Tổng
SV

Yếu

Trung
bình

Tốt


1.

Xác định mục tiêu và nhiệm vụ tự học

73

5

45

23

2.

Xây dựng kế hoạch tự học và thực hiện kế
hoạch dạy học

73

6

43

24

3.

Vận dụng kiến thức vào thực tiễn


73

0

23

50

4.

Tự đánh giá và điều chỉnh quá trình tự học

73

0

16

57

Ngoài ra, chúng tôi phát phiếu hỏi cho giảng viên, sinh viên cùng lớp và các cá nhân tự
đánh giá năng lực tự học của mình. Kết quả xử lí số liệu phiếu điều tra thu được cho thấy tất cả
các SV đều tự đánh giá và được các bạn đánh giá, giáo viên đánh giá trên 50 điểm thông qua phiếu
hỏi.
Như vậy có thể đánh giá kết quả TNSP như sau:
Số SV đạt được
TT

Kết quả TNSP


Tổng SV
Số lượng

Tỉ lệ %

Đạt NLTH ở mức độ Tốt

73

23

31,5

2.

Đạt NLTH ở mức độ Trung bình

73

39

53,4

3.

có NLTH ở mức độ Yếu

73

11


15,1

1.

Thông qua bảng tổng hợp chúng ta thấy, NLTH của SV trường Đại học Khoa học – Đại
học Thái Nguyên về cơ bản mới đạt từ loại Khá trở lên, tỉ lệ SV có NLTH tốt mới đạt được
31,5%. Vẫn còn 15,1% số SV có NLTH Yếu, chưa biết lập kế hoạch cũng như xác định được mục
tiêu dạy học.
3.7. Kết luận chƣơng 3
Qua kết quả TNSP cho thấy việc sử dụng tài liệu TH có hướng dẫn theo mô đun giúp cho HS
phát triển NLTH và làm phương tiện hỗ trợ cho quá trình dạy học giúp việc đánh giá NLTH chính
xác hơn.
Kết quả TNSP bước đầu cho chúng ta khẳng định phương pháp và công cụ đánh giá NLTH là
hợp lí và có thể ĐG ở mức chính xác, khách quan năng lực tự học của sinh viên.
Như vậy, có thể khẳng định mục đích nghiên cứu đã hoàn thành, giả thuyết khoa học là chấp
nhận được. Kết quả nghiên cứu khẳng định việc đánh giá NLTH của SV hoàn toàn khả thi triển
khai được tại các trường Đại học.


13
KẾT LUẬN
Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ đặt ra trong đề tài, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu
được các vấn đề sau:
(1). Hệ thống hóa và làm rõ hơn một số lý luận cơ bản về kiểm tra đánh giá; kiểm tra đánh
giá theo định hướng tiếp cận NL người học; KTĐG năng lực tự học của sinh viên các trường đại
học.
(2) Hệ thống hóa và làm rõ hơn một số lý luận cơ bản về tự học, năng lực tự học để từ đó
tập trung vào xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun làm phương tiện hỗ
trợ dạy học và ĐG năng lực tự học cho SV Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên

(2). Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những lý luận cơ bản về môđun, môđun dạy học, để làm
căn cứ soi sáng khi xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun phần Điện học
– Vật lí đại cương
(3). Đưa ra bức tranh mô tả một phần thực trạng tự học của SV Đại học Khoa học – Đại học
Thái Nguyên
(4). Đề xuất các phương pháp và công cụ đánh giá NLTH của SV trong dạy học phần Vật lí
đại cương với sự hỗ trợ của tài liệu tự học có hướng dẫn theo mô đun.
(5). Tiến hành thực nghiệm sư phạm với tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun và các
phương pháp, công cụ đánh giá đã đề xuất để đánh giá hiệu quả và tính khả thi của đề tài. Qua kết
quả thực nghiệm sư phạm, tính khả thi của các phương án, giả thiết khoa học của đề tài đã được
khẳng định.
(6). Hiện nay, với điều kiện thực tế của Việt Nam, việc xây dựng bộ công cụ đánh giá
NLTH của SV các trường đại học là hoàn toàn khả thi để giúp đánh giá chính xác các NL của SV
từ đó đổi mới nội dung, hình thức dạy học giúp SV có thể tự học một cách độc lập, SV có thể tự
kiểm tra, đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức của bản thân một cách tốt nhất giúp nâng cao chất
lượng đào tạo tại các trường phổ thông.


14
DANH MỤC SẢN PHẨM LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI
A. Danh mục các bài báo liên quan đến đề tài
1. Lê Thị Thu Hiền, Nguyễn Hoàng Sơn (2015), "Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực
tự học của sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kĩ thuật", Tạp chí giáo dục số đặc biệt tháng
3/2015, tr.96-tr.98
2. Lê Thị Thu Hiền (2015), "Đánh giá năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học ở trường
trung học phổ thông", Tạp chí giáo dục số 360, tr.18-tr.20 .
3. Trần Đức Khoản (2015), "Xây dựng tài liệu tự học có hướng dẫn theo module học phần
Vật lí đại cương cho sinh viên ngành kĩ thuật", Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 118, tr25.-tr.28.
4. Trần Đức Khoản, Nguyễn Hoàng Sơn (2015), "Một số biện pháp phát triển năng lực tự
học cho sinh viên các trường kĩ thuật trong dạy học phần Vật lí đại cương", Tạp chí giáo dục 362,

tr.43 – tr.46.
3. Lê Thị Thu Hiền (2016), "Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học Vật lí ở
trường trung học phổ thông", Tạp chí giáo dục số 380, tr.50-tr.52.
B. Danh mục sản phẩm đào tạo
1. Ngô Quý Toàn (2015), Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo mô đun
chương "Hạt nhân nguyên tử" Vật lí 12. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
2. Võ Thị Kim Hoàng (2016), Nghiên cứu dạy học chương "Dòng điện trong các môi
trường" Vật lí 11 theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh, Luận văn thạc sĩ, Trường
Đại học Vinh.
C. Danh mục sản phẩm ứng dụng
1. Bộ tài liệu "Hướng dẫn đánh giá năng lực tự học cho sinh viên các trường đại học".
2. Bộ tài liệu "Công cụ đánh giá năng lực tự học của sinh viên các trường đại học".



×