Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

BÀI tập KIỂM TOÁN căn bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.59 KB, 14 trang )

Bài tập kiểm toán căn bản

BÀI TẬP KIỂM TOÁN CĂN BẢN
Bài 1: Những nhận định sau đây là Đúng hay Sai. Giải thích ngắn gọn.
a. Kiểm tra, kiểm soát là một chức năng của quản lý và tồn tại ở tất cả các khâu của quá trình
quản lý.
b. Theo quan điểm hiện đại, kiểm toán chính là kiểm tra kế toán.
c. Thực trạng của hoạt động tài chính được phản ánh toàn bộ trên tài liệu kế toán.
d. Kiểm toán có hai chức năng cơ bản là xác minh và bày tỏ ý kiến.
e. Kiểm toán nội bộ được xem là sự kiểm soát bên ngoài đối với ban quản trị công ty.
f. Kiểm toán hoạt động chỉ được thực hiện bởi các kiểm toán viên độc lập.
g. Khi tiến hành kiểm toán, kiểm toán viên Nhà nước, kiểm toán viên độc lập và kiểm toán
viên nội bộ nhất thiết phải có chứng chỉ kế toán viên công chứng CPA.
h. Khái niệm trọng yếu được hiểu là quy mô về tiền của một khoản mục.
i. Nếu mức trọng yếu được phân bổ cho một khoản mục cụ thể trên BCTC là nhỏ thì lượng
bằng chứng kiểm toán cần thu thập sẽ lớn.
j. Rủi ro tiềm tàng liên quan đến hoạt động và ngành nghề kinh doanh của khách hàng nên
kiểm toán viên không thể kiểm soát được rủi ro này, do đó không đánh giá chúng.
k. Rủi ro kiểm toán là khả năng kiểm toán viên không phát hiện ra các sai sót trọng yếu trong
quá trình kiểm toán.
l. Nếu một khoản mục trên BCTC có rủi ro kiểm toán càng cao, kiểm toán viên sẽ xác lập
mức trọng yếu cho khoản mục đó càng lớn.
m. Để dễ kiểm soát, người bảo vệ tài sản cũng nên là người phụ trách sổ sách kế toán của tài
sản đó.
n. Thử nghiệm kiểm soát chỉ được thực hiện khi kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm soát là
thấp/trung bình.
o. Thử nghiệm kiểm soát luôn được thực hiện trong mọi cuộc kiểm toán.
p. Thử nghiệm cơ bản luôn được thực hiện trong mọi cuộc kiểm toán.
q. Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp hoạt động hữu hiệu, kiểm toán viên chỉ cần
thực hiện các thử nghiệm kiểm soát.
r. Thử nghiệm cơ bản bao gồm thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết số dư, nghiệp vụ.


s. Nếu rủi ro kiểm soát được đánh giá là cao, kiểm toán viên sẽ tăng cường thực hiện các thủ
tục phân tích.
t. Việc kiểm tra bắt đầu từ chứng từ gốc, kiểm tra theo trình tự ghi sổ kế toán đến sổ Cái sẽ
giúp kiểm toán viên thu thập bằng chứng cho cơ sở dẫn liệu về sự phát sinh.
u. Kiểm kê cung cấp bằng chứng có độ tin cậy cao nhất để xác minh sự hiện hữu của tài sản.
v. Trong kiểm toán, kỹ thuật xin xác nhận của bên thứ ba thuộc loại thử nghiệm kiểm soát.
w. Vấn đề trung tâm của chọn mẫu kiểm toán là phải chọn được mẫu đại diện.
x. Chọn mẫu theo khối là một trong những phương pháp chọn mẫu phi xác suất.
y. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên không áp dụng được cho mô hình chọn mẫu theo đơn vị
tiền tệ.
z. Trong một cuộc kiểm toán tài chính, trường hợp kiểm toán viên không thể thu thập được
bằng chứng kiểm toán vì những lý do khách quan thì kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến bác bỏ
báo cáo tài chính được kiểm toán đó.
Bài 2: Dưới đây là danh sách về mục đích của các cuộc kiểm toán khác nhau:
a. Thẩm tra về thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân có thu nhập cao của ông Giám đốc
doanh nghiệp Nhà nước để xem ông ta có nộp đầy đủ khoản thuế thu nhập theo quy định về
thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân có thu nhập cao không?
Trang 1


Bài tập kiểm toán căn bản

b. Xác định tính hiệu lực và hiệu quả của một chương trình đặc biệt, trợ giúp đồng bào bị bão
lụt do cơn bão số 5 ở miền trong, được chi ra từ ngân sách nhà nước.
c. Nghiên cứu các nghiệp vụ sử dụng máy vi tính của một tổ chức X nhằm đánh giá xem
Trung tâm máy tính của tổ chức đó có hoạt động hiệu quả không?
d. Thẩm tra khả năng thành công của việc đưa ra sản phẩm mới ra thị trường thành phố HCM.
e. Xác minh các khoản thu về thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Hà nội để xem các
luật thuế có được thực hiện nghiêm túc không?
f. Xác định xem các Báo cáo tài chính của một đại lý quảng cáo Y có được trình bày một cách

hợp lý, phù hợp với các chuẩn mực kế toán được chấp nhận rộng rãi không?
Yêu cầu: Với mỗi cuộc kiểm toán nói trên, hãy cho biết loại hình kiểm toán (KTTC, KTTT,
KTHĐ) và chủ thể kiểm toán (KTNN, KTĐL, KTNB) tương ứng?
Bài 3: Dưới đây là các sai phạm mà KTV phát hiện liên quan đến khoản mục Hàng tồn kho trên
BCTC. Hãy cho biết cơ sở dẫn liệu có liên quan?
a. Khi kiểm kê HTK, nhân viên kiểm kê của công ty khách hàng đã đếm một số mặt hàng hai
lần.
b. Một số hàng hóa đang gửi đi bán không được tính vào hàng tồn kho của công ty.
c. Phương pháp tính giá hàng tồn kho không được trình bày trên BCTC.
d. Khoản mục HTK trên BCTC bao gồm những mặt hàng công ty nhận bán hộ cho đơn vị
khác.
e. Một số mặt hàng được phản ánh theo giá gốc, trong lúc giá trị thuần có thể thực hiện được
của chúng lại thấp hơn.
Bài 4: Khi thiết kế chương trình kiểm toán một số khoản mục trên BCTC, KTV đưa ra các mục
tiêu kiểm toán chi tiết sau:
Đối với khoản phải thu khách hàng:
a. Khoản phải thu bao gồm tất cả quyền phải thu khách hàng vào ngày lập báo cáo.
b. Khoản phải thu được phân loại đúng đắn và được trình bày phù hợp trên BCĐKT.
c. Các khoản dự phòng phải thu khó đòi được ước tính hợp lý.
d. Khoản phải thu thể hiện quyền hợp pháp của công ty đối với các khoản nợ của khách hàng.
e. Khoản phải thu trên BCTC là có thật vào ngày lập báo cáo.
Đối với Hàng tồn kho:
f. HTK được phân loại đúng đắn và trình bày phù hợp trên BCTC.
g. Tất cả HTK chậm luân chuyển, hư hỏng hay lạc hậu được xác định đúng đắn và được so
sánh với giá trị thuần có thể thực hiện được. HTK phải được phản ánh theo giá thấp hơn
giữa giá gốc và giá trị thuần.
h. Công ty khách hàng chịu trách nhiệm đối với mọi rủi ro chủ yếu và có quyền đối với lợi ích
chủ yếu phát sinh do quyền sỡ hữu hàng tồn kho đem lại.
i. Hàng tồn kho được trình bày trên báo cáo hiện hữu vào ngày lập báo cáo.
Đối với TSCĐ:

j. Tài sản cố định ghi trên BCTC là những tài sản đang sử dụng vào ngày lập báo cáo.
k. Công ty có quyền kiểm soát đối với toàn bộ tài sản cố định được trình bày trên báo cáo vào
ngày lập BCĐKT.
l. Phương pháp khấu hao TSCĐ được khách hàng công khai thích hợp trên Thuyết minh
BCTC.
Đối với Doanh thu bán hàng:
m. Tất cả doanh thu bán hàng phải được ghi nhận trên báo cáo.
n. Các nghiệp vụ bán hàng phát sinh được tính toán, ghi sổ và cộng dồn chính xác. Số liệu trên
BCTC khớp đúng với số liệu trên sổ sách kế toán.
Trang 2


Bài tập kiểm toán căn bản

o. Doanh thu phát sinh được hạch toán đúng niên độ.
p. Doanh thu bán hàng được phân loại và trình bày đúng đắn trên BCTC.
Yêu cầu: Cho biết cơ sở dẫn liệu trên BCTC tương ứng với mỗi mục tiêu kiểm toán chi tiết trên.
Bài 5: Tìm hiểu cơ sở dẫn liệu và mục tiêu kiểm toán chi tiết đối với các khoản mục sau trên Báo
cáo tài chính:
a. Hàng tồn kho
b. Tài sản cố định hữu hình
c. Phải thu của khách hàng
d. Phải trả cho người bán
e. Doanh thu bán hàng
f. Chi phí bán hàng (chi phí quảng cáo, chi phí khấu hao TSCĐ)
g. Dự phòng giảm giá tài sản (hàng tồn kho, đầu tư chứng khoán, phải thu)
Bài 6: Tại một doanh nghiệp có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến TSCĐ được kế toán
viên định khoản như sau:
a. DN mua một thiết bị sản xuất và đưa vào sử dụng với giá mua chưa thuế GTGT là
180.000.000, thuế suất thuế GTGT 10% đã thanh toán bằng chuyển khoản sau khi trừ chiết

khấu thanh toán được hưởng 1% trên giá bán thanh toán. Chi phí vận chuyển lắp đặt
2.000.000 đã thanh toán bằng tiền mặt. Toàn bộ chi phí mua sắm thiết bị nói trên được tài
trợ bởi nguồn vốn kinh doanh.
Định khoản: Nợ TK 211: 180.020.000
Nợ TK 133: 18.000.000
Có TK 112: 196.020.000
Có TK 111:
2.000.000
b. Doanh nghiệp ký hợp đồng thuê đất trong 5 năm với công ty X, mỗi năm phải trả cho công
ty X 66.000.000, trong đó thuế GTGT 6.000.000. Doanh nghiệp đã thanh toán tiền thuê của
năm đầu tiên bằng chuyển khoản.
Định khoản: Nợ TK 213: 300.000.000
Nợ TK 133:
30.000.000
Có TK 112: 66.000.000
Có TK 331: 264.000.000
c. Doanh nghiệp tiến hành sửa chữa lớn ngoài kế hoạch một TSCĐ đang sử dụng ở bộ phận
sản xuất. Tổng chi phí sửa chữa phát sinh được tập hợp bên Nợ TK 241 là 45.500.000. Khi
công trình sửa chữa lớn hoàn thành, kế toán ghi:
Định khoản: Nợ TK 211: 45.500.000
Có TK 241: 45.500.000
d. Doanh nghiệp mua một TSCĐ theo phương thức mua trả góp, giá mua thanh toán một lần
chưa có thuế GTGT là 500.000.000, thuế GTGT 10%. Doanh nghiệp đã thanh toán
50.000.000 bằng chuyển khoản khi nhận TSCĐ. Số tiền còn lại doanh nghiệp thanh toán
trong 5 năm, mỗi năm phải trả một số tiền bằng nhau là 131.900.000.
Định khoản: Nợ TK 211: 500.000.000
Nợ TK 133:
50.000.000
Nợ TK 635: 159.00.000
Có TK 112: 50.000.000

Có TK 331: 659.000.000
Trang 3


Bài tập kiểm toán căn bản

Yêu cầu:
1. Phát hiện những sai phạm trong những định khoản trên và sửa lại cho đúng theo chế độ kế
toán hiện hành.
2. Cho biết từng sai phạm nói trên có ảnh hưởng đến cơ sở dẫn liệu nào của các khoản mục
liên quan trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Bài 7: Kiểm tra chứng từ và sổ sách kế toán của doanh nghiệp XYZ, kiểm toán viên phát hiện ra
một số các vấn đề sau:
a. Mua vật liệu chính A đưa thẳng vào dùng trực tiếp sản xuất: giá mua chưa thuế GTGT
15.000.000, thuế GTGT 10%, chưa trả tiền cho người bán. Tiền vận chuyển vật liệu về
nhập kho là 210.000, trong đó thuế GTGT 10.000, đã thanh toán bằng tiền mặt.
Định khoản: Nợ TK 152: 15.200.000
Nợ TK 133: 1.510.000
Có TK 111: 16.700.000
Nợ TK 621: 15.200.000
Có TK 152: 15.200.000
b. Mua vật liệu phụ B nhập kho, giá mua chưa thuế GTGT 45.000.000, thuế GTGT 10%.
Doanh nghiệp mua theo phương thức chuyển hàng. Khi kiểm nhận hàng, phát hiện hàng bị
kém phẩm chất nên doanh nghiệp không làm thủ tục nhập kho và đã thông báo cho người
bán là không chấp nhận mua lô hàng này.
Định khoản: Nợ TK 151: 45.000.000
Nợ TK 133:
4.500.000
Có TK 331: 49.500.000
c. Cuối quý, vật liệu chính sử dụng không hết để lại tại phân xưởng là 15.200.000.

Định khoản: Nợ TK 152: 15.200.000
Có TK 621: 15.200.000
d. Doanh nghiệp mua vật liệu phụ C: giá mua chưa thuế GTGT 16.000.000, thuế GTGT 10%,
đã thanh toán cho người bán bằng chuyển khoản. Cuối quý, lô vật liệu này vẫn chưa về
nhập kho nên kế toán không ghi sổ nghiệp vụ mua này.
e. Doanh nghiệp thương lượng với người bán ở nghiệp vụ b) về một lô vật liệu phụ B bị kém
phẩm chất và được chấp thuận giảm giá 20% theo giá trên hóa đơn. Doanh nghiệp đã nhận
được chứng từ giảm giá vật liệu (Hóa đơn GTGT) và kế toán ghi
Định khoản: Nợ TK 152: 35.100.000
Nợ TK 331: 9.900.000
Có TK 151: 45.000.000
f. Doanh nghiệp xuất kho thành phẩm giao cho đại lý với giá xuất kho là 60.000.000, giá bán
đã có thuế GTGT là 110.000.000, thuế GTGT 10%
Định khoản: Nợ TK 632: 60.000.000
Có TK 155: 60.000.000
g. Ngày 10/12 nhận được giấy báo Có của ngân hàng về số tiền khách hàng trả nợ là 35.000
USD. Tỷ giá thực tế do ngân hàng nhà nước công bố là 16.630, tỷ giá giao dịch vào ngày
bán hàng 5/12 là 15.650 USD.
Trang 4


Bài tập kiểm toán căn bản

Định khoản:

Nợ TK 1122: 582.050.000
Có TK 131: 582.050.000

h. Ngày 13/12 làm thủ tục nhận một lô vật liệu chính D nhập khẩu: giá mua trên hóa đơn là
12.000USD đã thanh toán bằng chuyển khoản. Thuế suất thuế nhập khẩu 20%, thuế suất

thuế GTGT 10%. Doanh nghiệp đã nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT bằng chuyển khoản.
Lô vật liệu đã được nhập kho. Tỷ giá thực tế trong ngày là 15.600. Tỷ giá xuất ngoại tệ bình
quân trên các TK Tiền là 15.500.
Định khoản: Nợ TK 152: 220.200.000
Nợ TK 133:
16.500.000
Có TK 1122: 187.200.000
Có TK 1121: 49.500.000
Yêu cầu:
1. Phát hiện những sai phạm trong những định khoản trên và sửa lại cho đúng theo chế độ kế
toán hiện hành.
2. Cho biết từng sai phạm nói trên có ảnh hưởng đến cơ sở dẫn liệu nào của các khoản mục
liên quan trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Biết rằng: toàn bộ vật liệu mua về sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh
nghiệp kế toán HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên và đăng ký nộp thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ.
Bài 8: Trong quá trình kiểm toán công ty ABC, kiểm toán viên phát hiện một số nghiệp vụ ghi sổ
như sau: (ĐVT: 1000đ)
TK đối ứng
Số tiền
STT
Nội dung NVKT
Nợ

Nợ

1
Mua một thiết bị sản xuất theo tổng giá thanh toán
211
660.000

660.000, thuế GTGT 10% chưa thanh toán. Chi phí
lắp đặt đã chi bằng tiền mặt 3.300, trong đó thuế
331
660.000
GTGT 300.
2
Nhận góp vốn liên doanh dài hạn bằng một TSCĐ
211
150.000
hữu hình theo giá thỏa thuận 145.000. Chi phí liên
quan đến tiếp nhận tài sản đã chi bằng tiền mặt
411
150.000
5.000.
3
Công ty thanh lý một TSCĐ hữu hình, giá trị phế
152
28.500
liệu thu hồi nhập kho là 28.500.
642
28.500
4
Tính lương phải trả trong kỳ:
621
90.000
a. Công nhân trực tiếp sản xuất: 90.000
627
120.000
b. Nhân viên bán hàng: 120.000
641

40.000
c. Nhân viên quản lý DN: 40.000
334
250.000
5
Nhận cổ tức được chia từ công ty liên kết bằng tiền
228
165.000
mặt 165.000.
515
165.000
Yêu cầu:
1. Phát hiện những sai phạm trong những định khoản trên và sửa lại cho đúng theo chế độ kế
toán hiện hành.
2. Cho biết từng sai phạm nói trên có ảnh hưởng đến cơ sở dẫn liệu nào của các khoản mục
liên quan trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Trang 5


Bài tập kiểm toán căn bản

Bài 9: Một công ty du lịch Việt Nam liên doanh với công ty nước ngoài để thành lập Công ty liên
doanh chuyên về kinh doanh khách sạn và du lịch với thời hạn hợp đồng là 10 năm. Tiến trình góp
vốn của hai bên đến ngày 20/09/N như sau:
A- Phía công ty Việt nam góp:
1. Khách sạn cũ:
600.000.000 VNĐ
2. Phương tiện và thiết bị nội thất:
100.000.000 VNĐ

3. Quyền sử dụng đất có thời hạn
550.000.000 VNĐ
B- Phía bạn góp:
1. Phương tiện và thiết bị rời
100.000.000 VNĐ
2. Tiền gửi ngân hàng
200.000.000 VNĐ
3. Một dây chuyền công nghệ chế biến đồ ăn đặc sản trị giá 400.000.000 VNĐ,
trong đó giá trị bản quyền là 200.000.000 VNĐ.
4. Ngoài ra, vào ngày 20/09/N, phía bạn còn đại diện công ty liên doanh thuê một du
thuyền trị giá 100.000.000 VNĐ trong thời gian 6 tháng với tiền thuê là 30.000.000
VNĐ (chưa thanh toán cho bên cho thuê).
Kế toán đã lập Bảng cân đối kế toán tại ngày 20/09/N của công ty liên doanh như sau:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 20/09/N
Đơn vị tính: 1.000 VNĐ
TÀI SẢN
A. TS NGẮN HẠN
1. Tiền
2. Phương tiện thiết bị
B. TS DÀI HẠN
1. Nhà cửa, vật kiến trúc
2. Dây chuyền công nghệ
3. Quyền sử dụng đất
4. Du thuyền
Cộng TS

Số tiền
400.000
200.000

200.000
1.650.000
600.000
400.000
550.000
100.000
2.050.000

NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ
1. Nợ ngắn hạn
- Phải trả cho NB
B. NV CHỦ SỠ HỮU
1. Nguồn vốn, quỹ
- Nguồn vốn KD
Cộng NV

Số tiền
30.000
30.000
30.000
2.020.000
2.020.000
2.020.000
2.050.000

Yêu cầu: Phát hiện sai sót có thể có trong việc lập Bảng cân đối kế toán tại ngày 20/09/N và lập
Bảng cân đối kế toán mới.
Bài 10: Khi kiểm toán một đơn vị khách hàng, kiểm toán viên phát hiện các vấn đề sau đây:
a. Tài sản thuê hoạt động được ghi nhận là tài sản thuê tài chính.

b. Cuối kỳ, kế toán không ghi sổ giá trị hàng đã mua nhưng chưa về nhập kho.
c. Khoản chiết khấu thanh toán được hưởng do đơn vị thanh toán cho người bán sớm hơn thời
hạn hợp đồng được kế toán ghi giảm giá trị thực tế của hàng hóa mua vào.
d. Kế toán không lập dự phòng phải thu khó đòi cuối năm tài chính mặc dù có những bằng
chứng cho thấy có nhiều khoản phải thu của đơn vị không có khả năng thu hồi.
e. Cuối kỳ, có một lượng nguyên liệu chính dùng không hết để lại tại phân xưởng nhưng kế
toán không ghi sổ.
f. Kế toán ghi nhận hàng nhận gia công chế biến là hàng hóa của đơn vị.
g. Kế toán ghi sổ một khoản chi phí tiếp khách nhưng không có chứng từ kèm theo.
Yêu cầu: Với mỗi tình huống trên đây, cho biết một khoản mục và một cơ sở dẫn liệu tương ứng
trên BCTC có thể bị sai phạm. Qua đó, cho biết mục tiêu kiểm toán chi tiết cần được đặt ra và thiết
kế thủ tục kiểm toán cần thiết để phát hiện ra chúng.
Trang 6


Bài tập kiểm toán căn bản

Bài 11: Hãy cho biết loại rủi ro (IR, CR, DR) tương ứng trong mỗi tình huống sau đây:
a. Khách hàng không phát hiện được gian lận của nhân viên kịp thời vì tài khoản tiền gửi ngân
hàng không được chính hợp hàng tháng.
b. Tiền dễ bị đánh cắp hơn.
c. Thư xác nhận các khoản phải thu của KTV không phát hiện được các sai phạm trọng yếu.
d. Các khoản chi quỹ không được xét duyệt đúng đắn.
e. KTV không thực hiện các thử nghiệm cơ bản cần thiết trong khi CR được đánh giá là cao.
f. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật làm cho sản phẩm chính của doanh nghiệp có khả năng
bị lỗi thời.
g. Kỹ thuật chọn mẫu của KTV không phù hợp.
h. Thủ quỹ của công ty khách hàng có vẻ thiếu trung thực.
i. Công ty bố trí thủ kho kiêm cán bộ kiểm tra chất lượng hàng.
j. Công ty chủ yếu là bán lẻ thu tiền mặt do các nhân viên bán hàng thực hiện ở các quầy

hàng.
k. Công ty có nghiệp vụ thuê tài chính phát sinh vào cuối năm.
l. KTV lựa chọn các khoản nợ phải trả có số dư lớn mà không quan tâm đến các khoản có số
phát sinh lớn.
m. Hàng tồn kho của công ty bị giảm giá mạnh vào cuối năm và kế toán công ty đã thực hiện
việc trích lập dự phòng.
Bài 12: Có một tình huống kiểm toán tại một công ty xây dựng như sau:
G là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp. Gia đình G nắm toàn bộ quyền kiểm soát công
ty này hơn 20 năm qua. Ông G là chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc. Ba giám đốc còn
lại, trong đó có một người là thành viên gia đình G, đều nắm giữ những vị trí cao cấp, chủ chốt
trong công ty. 70% hợp đồng xây dựng là từ các công trình công cộng của nhà nước, số còn lại là
các hợp đồng nhỏ về xây dựng dân dụng thông thường.
Khi trao đổi với ông G, KTV đã được ông ta cung cấp cho những thông tin sau đây:
- Trong năm qua, công ty G đã thắng thầu một hợp đồng lớn về xây dựng một trường đại học tư
và toàn bộ khu ký túc xá. Công ty G chưa tham gia vào loại hợp đồng này bao giờ nên hình
dung công việc có lẽ giống như các hợp đồng xây dựng cho tư nhân.
- Việc đối chiếu công nợ với khách hàng được tiến hành định kỳ 3 tháng trong lúc kế toán công
nợ đi vắng. Kế toán công nợ sẽ kiểm tra lại khi về lại công ty và điều chỉnh sai sót nếu có.
- Công ty G đang thực hiện một chương trình “bonus” dành cho các giám sát công trình nhằm
khuyến khích việc hoàn thành công trình đúng tiến độ kế hoạch.
Yêu cầu:
a. Hãy chỉ ra 4 yếu tố trong tình huống trên làm gia tăng rủi ro tiềm tàng và giải thích ngắn gọn?
b. Cho biết có yếu tố nào làm gia tăng rủi ro kiểm soát không? Giải thích ngắn gọn (nếu có)?
Bài 13: Dưới đây là bảy trường hợp KTV dự định đánh giá rủi ro phát hiện DR:
AR
IR
CR
DR

1

1%
20%
50%

2
1%
50%
50%

3
5%
20%
50%

4
5%
50%
50%

5
5%
50%
100%

6
10%
20%
50%

7

10%
50%
50%

Yêu cầu:
a. Xác định rủi ro phát hiện DR trong từng trường hợp trên?
Trang 7


Bài tập kiểm toán căn bản

b. Từ kết quả có được ở câu a, giả sử các yếu tố còn lại không thay đổi, cho biết rủi ro phát
hiện sẽ ảnh hưởng như thế nào khi:
- Tăng rủi ro kiểm toán
- Tăng rủi ro tiềm tàng
- Tăng rủi ro kiểm soát
- Tăng rủi ro tiềm tàng đồng thời giảm rủi ro kiếm soát với cùng một lượng tương ứng?
c. Sự thay đổi của rủi ro phát hiện ảnh hưởng như thế nào đến số lượng bằng chứng kiểm toán
cần thu thập?
Bài 14: Với mỗi tình huống độc lập dưới đây, hãy xác định mức độ ảnh hưởng (tăng, giảm, không
ảnh hưởng, không xác định) đến các rủi ro tiềm tàng và/hoặc rủi ro kiểm soát, từ đó ảnh hưởng
đến rủi ro phát hiện có thể chấp nhận được:
a. Công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
b. Đây là năm đầu tiên công ty trích lập dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng giảm giá đầu tư
chứng khoán.
c. Các Hóa đơn mua hàng đã được thanh toán không có bất cứ ký hiệu nào để phân biệt với các
Hóa đơn chưa thanh toán.
d. Công ty đầu tư vào một lĩnh vực kinh doanh hoàn toàn mới với một thị trường khách hàng
mới.
e. Công ty bố trí thủ kho kiêm nhân viên kiểm định chất lượng hàng.

f. Giám đốc ký duyệt Bảng lương làm thêm giờ của công nhân sản xuất ngay sau khi kế toán
lập xong bảng lương, không có bộ phận kiểm tra độc lập về việc tính toán lương.
g. Năm nay công ty đã tăng cường hoạt động kiểm soát đối với hàng tồn kho. Tuy nhiên do
những thay đổi về kỹ thuật nên một số mặt hàng của công ty đã bị lỗi thời.
h. Ban giám đốc đang có ý định cổ phần hóa công ty trong tháng tới. Vì ý định này, công ty đã
tăng cường các hoạt động kiểm soát nội bộ.
Trả lời câu hỏi theo mẫu sau:
Tình huống
Rủi ro tiềm tàng
Rủi ro kiểm soát
Rủi ro phát hiện
a
Bài 15: Với mỗi tình huống độc lập dưới đây, hãy xác định loại rủi ro tương ứng (rủi ro tiềm tàng
IR, rủi ro kiểm soát CR, rủi ro phát hiện DR), đồng thời cho biết rủi ro đó có thể ảnh hưởng đến
khoản mục nào và cơ sở dẫn liệu tương ứng nào trên báo cáo tài chính:
a. Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh mặt hàng điện tử.
b. Công ty bố trí thủ kho kiêm nhân viên kiểm tra chất lượng hàng.
c. Kiểm toán viên áp dụng thủ tục phân tích để đánh giá tính hợp lý của giá vốn hàng bán trên
báo cáo tài chính trong lúc rủi ro kiểm soát được đánh giá là cao.
d. Nhân viên công ty không sử dụng bảng giá đã phê duyệt khi bán hàng và lập Hóa đơn.
e. Kiểm toán viên quan sát quá trình kiểm kê của khách hàng để kiểm tra sự hiện hữu và
quyền kiểm soát đối với hàng tồn kho.
Trả lời câu hỏi theo mẫu sau:
Tình huống
Loại rủi ro
Khoản mục
Cơ sở dẫn liệu
a
Bài 16: Có các tình huống độc lập sau đây:
a. Công ty A sản xuất và kinh doanh giày thể thao. Đây là mặt hàng có giá trị lớn, dễ cất giấu

và dễ di chuyển. Mất trộm là vấn đề thường xuyên xảy ra tại công ty.

Trang 8


Bài tập kiểm toán căn bản

b. Trong năm vừa qua, giám đốc công ty B thực hiện kế hoạch mở rộng thị trường. Để tài trợ
cho dự án này, công ty đã vay vốn ngân hàng. Theo quy định của hợp đồng vay, công ty
phải duy trì hệ số khả năng thanh thanh toán hiện hành (= TSNH/Nợ ngắn hạn) là 1:1. Biết
rằng công ty B không đối chiếu công nợ với người bán thường xuyên.
c. Công ty C có hệ thống kho hàng được xây dựng ở 5 địa điểm khác nhau. Cách đây 10
tháng, công ty này đã tiến hành một chiến lược giảm giá để cạnh tranh với công ty XYZ.
Tình hình cạnh tranh trên thị trường rất căng thẳng. Giá trị hàng tồn kho của công ty C trên
báo cáo tài chính cuối năm được kiểm toán gấp đôi trên báo cáo cuối niên độ trước đó.
d. Bạn đang kiểm toán công ty D. Đây là một công ty lớn chuyên sản xuất các loại dược phẩm
và đang hoạt động dưới một thương hiệu rất nổi tiếng. Hiện tại công ty đang bị buộc phải
thu hồi lại toàn bộ số dược phẩm của mình sản xuất ra do có nguy cơ bị độc tố. Có rất nhiều
khách hàng đã phải vào bệnh viện sau khi tiêu dùng sản phẩm của công ty.
Yêu cầu: Với mỗi tình huống trên:
1. Giải thích tại sao tình huống trên tạo nên rủi ro (sai phạm trên báo cáo tài chính)?
2. Cho biết một tài khoản/khoản mục chính nào có thể bị sai phạm bởi tình huống trên?
3. Cho biết một cơ sở dẫn liệu tương ứng có thể bị sai phạm?
4. Với tài khoản và cơ sở dẫn liệu được nêu ở (2) và (3), hãy cho biết một thủ tục kiểm toán
(là thử nghiệm cơ bản) tương ứng có thể được KTV áp dụng để phát hiện ra sai phạm?
Bài 17: Dưới đây là một số bằng chứng kiểm toán mà KTV đã thu thập được trong quá trình kiểm
toán:
a. Giấy báo Có tiền gửi ngân hàng tại ngày 31/12
b. Bản đối chiếu xác nhận tiền gửi ngân hàng
c. Thư xác nhận tiền gửi ngân hàng

d. Sổ phụ ngân hàng
e. Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng
f. Biên bản họp của Hội đồng quản trị
g. Biên bản họp đại hội cổ đông
h. Hợp đồng liên doanh
i. Thư xác nhận các khoản phải thu, phải trả
j. Khế ước vay vốn
k. Biên bản kiểm kê hàng tồn kho
l. Hóa đơn bán hàng
m. Bản kê khai thuế GTGT đầu ra
n. Bản quyết toán bảo hiểm xã hội
o. Biên bản xác nhận giá trị góp vốn
p. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
q. Thông báo lãi liên doanh từ các bên liên doanh
r. Bảng chấm công
s. Biên bản nghiệm thu hàng hóa
t. Giấy yêu cầu trả tiền từ phía nhà cung cấp
u. Bảng tổng hợp chi tiết phải thu phải trả
v. Phiếu xuất kho hàng bán đại lý
w. Bảng kê bán hàng đại lý
x. Biên bản bàn giao Tài sản cố định
y. Biên bản thanh lý Tài sản cố định
z. Sổ Cái
Yêu cầu: Phân loại bằng chứng kiểm toán theo nguồn hình thành và sắp xếp chúng theo độ tin cậy.
Trang 9


Bài tập kiểm toán căn bản

Bài 18: Khi kiểm toán TK Phải thu của khách hàng, kiểm toán viên có thể sử dụng các thủ tục sau:

a. Gửi thư xin xác nhận của khách hàng.
b. Kiểm tra chứng từ gốc liên quan đến việc bán hàng.
c. Kiểm tra các chứng từ gốc thanh toán nợ của khách hàng sau ngày kết thúc niên độ.
Yêu cầu: Với mỗi thủ tục trên của kiểm toán viên, hãy cho biết một bằng chứng kiểm toán mà KTV
có thể thu thập được? Hãy sắp xếp các bằng chứng theo mức độ tin cậy giảm dần? Cho biết các câu
hỏi trên có gì thay đổi nếu kiểm toán TK Phải trả cho người bán?
Bài 19: Với mỗi tình huống sai phạm/rủi ro sau đây, hãy chỉ ra các thủ tục kiểm soát giúp nhà quản
lý ngăn chặn và phát hiện kịp thời.
a. Chi phí sữa chữa TSCĐ thường xuyên bị vốn hóa.
b. Kế toán thanh toán nợ cho người bán nhiều lần.
c. Kế toán thanh toán tiền làm thêm giờ vượt quá mức qui định.
d. Hàng tồn kho của công ty bị mất cắp.
e. Hàng tồn kho bị lỗi thời do dự trữ quá nhiều.
f. Rủi ro không thu hồi được nợ của khách hàng đúng hạn.
g. Số tiền trên séc bị ghi chép nhầm ở Nhật ký chi quỹ 46.128.700 thành 64.128.700.
h. Kế toán viên cố tình bỏ sót không ghi vào Nhật ký chi quỹ 7 séc có số tiền lớn đã thanh
toán từ ngày 26/12 để số dư quỹ trên sổ Cái không bị âm. Những nghiệp vụ này sẽ được ghi
sổ vào đầu niên độ kế toán sau.
Bài 20: Tại một công ty có các thủ tục hoạt động được mô tả như sau:
a. Thủ tục tính lương cho một nhân viên mới tại công ty: Phòng hành chính lập 2 bản Hồ sơ
cá nhân dành cho nhân viên mới (1 bản gốc và 1 bản sao). Căn cứ để lập hồ sơ này là từ
một Giấy giới thiệu được viết tay của Giám đốc công ty. Sau đó, bản gốc của hồ sơ được
Giám đốc phê duyệt trước rồi được phòng hành chính ghi mức lương và hệ số lương của
nhân viên vào hồ sơ. Bản gốc này được lưu trữ còn bản sao sẽ được gửi cho phòng kế toán
để tính lương.
b. Một chi nhánh bán hàng của công ty gồm có một cửa hàng trưởng và hai nhân viên. Chi
nhánh được mở một tài khoản giao dịch tại ngân hàng địa phương. Các khoản thu tiền của
chi nhánh được nộp vào đây. Các séc rút tiền của tài khoản này phải có chữ ký của cửa
hàng trưởng hoặc giám đốc công ty. Sổ phụ được gửi về cho cửa hàng trưởng. Ông này sẽ
đối chiếu với sổ sách và lưu sổ phụ. Định kỳ, cửa hàng trưởng sẽ lập một bảng kê các

khoản chi trong kỳ nộp về công ty.
c. Khi đặt mua hàng, một bản sao của đơn đặt hàng được gửi tới cho bộ phận nhận hàng. Khi
nhận hàng, nhân viên của bộ phận nhận hàng sẽ ghi số thực nhận vào bản sao của đơn đặt
hàng và gửi cho bộ phận kế toán để ghi Có TK 331 và ghi Nợ TK 152. Lô hàng sau đó sẽ
được nhập vào kho.
Yêu cầu: Đối với mỗi tình huống, hãy cho biết điểm yếu kém của kiểm soát nội bộ và loại gian
lận/sai sót có thể xảy ra. Cho biết thủ tục kiểm soát nào có thể khắc phục những điểm yếu này?
Bài 21: Cho biết các thủ tục kiểm soát dưới đây sẽ ảnh hưởng đến cơ sở dẫn liệu nào trên BCTC?
Khoản mục
Doanh thu bán hàng

Thủ tục kiểm soát
Các Hóa đơn bán hàng được đánh số thứ tự.
Quy định thời gian ghi sổ chứng từ doanh thu.
Có một sự kiểm tra độc lập về việc tính toán số tiền trên
các Hóa đơn có giá trị lớn.

Cơ sở dẫn liệu

Trang 10


Bài tập kiểm toán căn bản

Hàng tồn kho

Phải thu khách hàng

Hàng tồn kho được kiểm kê định kỳ để kiểm tra xem có
bị lỗi thời, giảm giá trị hay không và nếu có sẽ được lập

dự phòng giảm giá.
Kế toán trưởng định khoản ngay trên các chứng từ nhập
xuất kho trước khi kế toán viên ghi sổ.
Kế toán lập bảng kê các chi phí được tính vào giá gốc
của hàng mua vào, kiểm tra việc tính toán, qua phê duyệt
của kế toán trưởng rồi tiến hành ghi sổ.
Các phiếu nhập kho phải có Hóa đơn mua hàng, Biên bản
nhận hàng và đơn đặt hàng đã được phê chuẩn đính kèm.
Số thứ tự của các Hóa đơn bán hàng sẽ được ghi vào
ngay cùng dòng ghi Nợ TK 131.
Hạn mức bán chịu cho khách hàng có sự phê duyệt hợp
lệ.
Có sự đối chiếu công nợ với khách hàng định kỳ.
Lập danh sách khách hàng của đơn vị.

Bài 22: Các thủ tục kiểm soát sau đây có liên quan đến TK 511-Doanh thu bán hàng. Hãy cho biết
chúng ảnh hưởng đến cơ sở dẫn liệu tương ứng nào trên BCTC? Cho biết thử nghiệm kiểm soát
cần thiết mà KTV có thể thực hiện để thu thập bằng chứng về KSNB?
a. Tất cả Hóa đơn bán hàng đều có chứng từ vận chuyển và đơn đặt hàng được phê chuẩn đính
kèm.
b. Khi hàng hóa rời kho, chứng từ vận chuyển hàng đều được yêu cầu đánh số thứ tự.
c. Bảng giá đã được lãnh đạo phê duyệt được sử dụng để ghi vào Hóa đơn bán hàng.
d. Các chứng từ vận chuyển hàng được kiểm soát bởi một nhân viên độc lập để đảm bảo rằng
tất cả các lần xuất hàng bán đều được lập Hóa đơn.
e. Có một sự đối chiếu kiểm tra độc lập giữa số lượng hàng bán trên chứng từ vận chuyển với
số lượng ghi trên Hóa đơn bán hàng.
f. Có một sự kiểm tra độc lập việc ghi giá và tính toán trên Hóa đơn bán hàng.
g. Có sự đối chiếu độc lập giữa ngày ghi trên chứng từ vận chuyển hàng và ngày ghi sổ kế
toán.
Bài 23: Dưới đây là một số thủ tục kiểm toán được KTV sử dụng:

a. Chọn mẫu chứng từ vận chuyển và đối chiếu hóa đơn bán hàng liên quan.
b. Lẫy mẫu đơn đặt hàng để kiểm tra việc xét duyệt và phê chuẩn mua hàng.
c. Kiểm tra việc khóa sổ đối với các nghiệp vụ chi tiền.
d. Kiểm tra tổng cộng chi tiết các khoản nợ và đối chiếu tổng với sổ Cái.
e. Gửi thư yêu cầu nhà cung cấp xác nhận những khoản phải trả cuối kỳ.
f. So sánh chi phí khấu hao năm nay với năm trước.
g. Thảo luận với nhân viên giữ sổ sách chi quỹ về trách nhiệm của anh ta, quan sát xem trên
thực tế anh này có đảm nhận công việc giữ quỹ hay chuẩn bị các biểu chỉnh hợp tiền gửi
ngân hàng hay không?
h. Kiểm tra sự liên tục của các sec trên nhật ký chi tiền để xem chúng có bị bỏ sót không?
i. Kiểm tra chữ ký của nhân viên kiểm soát nội bộ trên các biểu chỉnh hợp số dư tiền gửi ngân
hàng mỗi tháng.
j. Tham gia kiểm kê TSCĐ và đảm bảo rằng tất cả các quy trình đều được tuân thủ.
k. Thu thập danh sách các TSCĐ được mua sắm và thanh lý trong năm và kiểm tra lại tính
toán số học.
Trang 11


Bài tập kiểm toán căn bản

l. Chọn mẫu TSCĐ, đối chiếu với quy định khấu hao của công ty để kiểm tra xem thử tỷ lệ
khấu hao mà công ty áp dụng có đúng như quy định hay không.
Yêu cầu: Cho biết mỗi thủ tục trên thuộc loại thử nghiệm nào (TNKS hay TNCB)? Nếu là thử
nghiệm cơ bản, chúng là thủ tục phân tích hay thử nghiệm chi tiết? Nếu là thử nghiệm chi tiết,
chúng liên quan đến mục tiêu kiểm toán nào?
Bài 24: Hãy cho biết từng thủ tục kiểm toán dưới đây là sự vận dụng của kỹ thuật/phương pháp thu
thập bằng chứng kiểm toán nào?
a. Đối chiếu số tổng cộng trên các sổ chi tiết Phải thu khách hàng với số liệu trên sổ Cái TK 131.
b. Thảo luận với Trưởng phòng tín dụng về sự đầy đủ của việc lập dự phòng phải thu khó đòi.
c. So sánh tỷ lệ % lợi nhuận gộp trên BCKQKD của năm hiện hành với số liệu của bốn năm liên

tiếp trước đó.
d. Chứng kiến thủ kho kiểm kê hàng tồn kho.
e. Nhận được thư từ luật sư của công ty khách hàng cho biết công ty không có vụ kiện tụng hay
tranh chấp nào.
f. Đối chiếu đơn giá trên Hóa đơn bán hàng với bảng giá đã được phê duyệt.
g. Kiểm tra các Hóa đơn bán hàng phát sinh xoay quanh thời điểm kết thúc niên độ để xem thử
công ty khách hàng có ghi chép các nghiệp vụ bán hàng đúng kỳ hay không.
h. Gửi thư xin xác nhận đại lý và đơn vị nhận gia công hàng.
Bài 25: Trong quá trình phân tích sơ bộ tại công ty thương mại Hồng Hà, kiểm toán viên tổng hợp
được tình hình chi phí như sau:
Chi phí thực tế
Chi phí dự toán
Chi phí thực tế
Khoản mục
năm 2007
năm 2008
năm 2008
1. Tiền thuê nhà
120
150
150
2. Hoa hồng bán hàng
60
70
110
3. Chi phí quảng cáo
40
50
90
4. Vật dụng văn phòng

4
4
3,5
5. Chi phí khấu hao
17
18
27
Yêu cầu:
a. Theo anh chị, chi phí nào không cần KTV kiểm tra thêm về sự hợp lý nói chung?
b. Nếu chi phí bán hàng cần kiểm tra sâu hơn, theo anh chị, kiểm toán viên cần thực hiện thủ
tục kiểm toán nào để thu thập bằng chứng về sự hợp lý nói chung?
c. Cho biết những thủ tục kiểm toán mà KTV cần thực hiện để điều tra về sự hợp lý của các
chi phí cần kiểm tra sâu hơn?
Bài 26: Khi kiểm toán công ty ABC, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên đã
tính toán ra một số tỷ suất sau:
2009
2008
1. Khả năng thanh toán hiện hành (lần)
2.91
1.55
2. Khả năng thanh toán nhanh (lần)
0.96
1.08
3. Vòng quay hàng tồn kho (vòng)
3.7
5.6
4. Số ngày bình quân nợ phải thu (ngày)
54
45
5. Tỷ suất DThu/TSCĐ (%)

12
9
Yêu cầu: Dựa vào kết quả trên, hãy chỉ ra 3 tài khoản và 3 cơ sở dẫn liệu tương ứng trên BCTC có
thể bị sai phạm?
Bài 27: Chọn ra 10 mẫu từ các Phiếu Chi có số thứ tự từ 3.600 đến 9.800 để tiến hành kiểm toán.
Trang 12


Bài tập kiểm toán căn bản

a. Tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên theo Bảng số ngẫu nhiên, lấy 4 số đầu, điểm xuất phát là
dòng 1030 cột 5 đi từ dưới lên, không chấp nhận mẫu lặp.
b. Tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên theo hệ thống và điểm xuất phát là 3.650.
Bài 28: Kiểm toán viên muốn gửi thư xác nhận cho 10 đơn vị để kiểm tra độ tin cậy của các khoản
nợ trên sổ kế toán của công ty ABC.
Yêu cầu: Những công ty nào sẽ được chọn ra nếu KTV chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ?
a. Sử dụng Bảng số ngẫu nhiên, điểm xuất phát là dòng 1003, cột 1 đi từ trên xuống, cột lẻ là
cột chính và lấy thêm một chữ số ở giữa cột bên phải cột chính để có số có 6 chữ số (lấy số
cận trên)?
b. Sử dụng cách chọn mẫu hệ thống theo đơn vị tiền tệ, điểm xuất phát là 1.796?
Cho biết: Danh sách các đơn vị khách hàng theo sổ sách của công ty ABC như sau:
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Tên đơn vị nợ
Công ty Điện lực I
Công ty gạch Nam Hà
Công ty nước sạch HN
Công ty dược phẩm TƯ
Xí nghiệp gạch TP
Nhà máy rượu Thăng Long
Nhà máy thiết bị điện
Công ty Bia HN
Công ty sơn HN
Công ty vật liệu xây dựng
Xí nghiệp đông lạnh
Nhà máy in Tân Tiến
Công ty cơ khí Cổ Loa
Công ty thức ăn gia súc
Công ty Mai Hoa
Công ty TNHH Hải Hà

Công ty liên doanh DH
Nhà máy chai T.Vượng
Công ty Bia Halida
Tập đoàn Honda

Số tiền
STT
8.753 21
4.280 22
16.270 23
5.820 24
13.897 25
8.970 26
14.786 27
7.296 28
12.640 29
18.693 30
5.734 31
6.420 32
2.500 33
1.457 34
953 35
1.451 36
4.234 37
748 38
6.833 39
2.649 40

Tên đơn vị nợ
Công ty may Đồng Xuân

Công ty chế biến cá
Công ty đánh bắt cá
Công ty đóng tàu
Công ty bưu chính HN
Công ty xà phòng
Công ty dầu khí
Xí nghiệp dép 27
Công ty Hà Anh
Công ty Bitis
Công ty giày Thượng Đình
Công ty cây cảnh HN
Công ty gạch Thái Bình
Dịch vụ tư vần Hải Hà
Dịch vụ tư vấn Nam Á
Công ty AFC
Cửa hàng kinh doanh 2
Công ty PNJ
Xí nghiệp thủ công
Công ty TNHH Sơn Đô

Số tiền
16.429
7.529
2.466
9.120
1.200
619
2.369
1.442
1.915

13.472
3.250
4.575
660
2.870
4.250
2.500
2.300
11.405
8.763
2.457

Bài 29: Có các tình huống độc lập trong kiểm toán sau đây:
a. Giá trị TSCĐ vô hình là thương hiệu được trình bày trên BCTC năm hiện tại của công ty A
là 450 triệu VNĐ và bằng với năm trước đó. Trong năm vừa qua, giá trị thương hiệu của
công ty được chuyên gia đánh giá lại chỉ còn là 285 triệu VNĐ. Tuy nhiên, ban giám đốc
công ty không muốn điều chỉnh lại giá trị thương hiệu trên BCTC. Mức trọng yếu được xác
định cho khoản mục là 120 triệu VNĐ.
b. Công ty B bị mất gần hết các tài liệu kế toán do một vụ cháy ở phòng kế toán. Mặc dù công
ty có thể phục hồi lại số liệu trên BCTC thông qua kiểm kê lại tài sản, gửi thư xin xác nhận
của bên thứ ba, nhưng công ty không thể có các chứng từ kế toán chứng minh các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh trong năm.
c. Kiểm toán viên phát hiện ra một sai phạm trên BCTC có liên quan đến cơ sở dẫn liệu là sự
đúng kỳ, từ đó dẫn đến doanh thu, nợ phải thu và lợi nhuận của công ty C bị khai thiếu trên
Trang 13


Bài tập kiểm toán căn bản

báo cáo. Ban giám đốc quyết định không điều chỉnh lại sai phạm này và KTV xác định sai

phạm này là không trọng yếu đối với BCTC.
d. Vào cuối năm tài chính, công ty D có một lượng hàng mua đang đi đường chưa về nhập
kho. Kế toán công ty đã không ghi sổ nghiệp vụ này, dẫn đến giá trị hàng tồn kho và nợ
phải trả cho người bán bị khai thiếu trên sổ sách. Ban giám đốc công ty quyết định không
điều chỉnh sai phạm này và KTV xác định sai phạm này là trọng yếu đối với BCTC.
e. Công ty ABC đang nắm quyền kiểm soát đối với một số công ty con, trong đó có công ty
FX. Trên BCTC hợp nhất của tập đoàn bao gồm số liệu của công ty ABC và các công ty
con, nhưng không có số liệu của công ty FX. Ban giám đốc chỉ đính kèm BCTC riêng biệt
của công ty FX với BCTC hợp nhất của tập đoàn. Ban giám đốc giải thích rằng do công ty
FX hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh khác với tập đoàn, do đó nếu hợp nhất BCTC của
nó với tập đoàn sẽ dẫn đến sự hiểu sai về tình hình tài chính của tập đoàn.
f. Giá trị hàng tồn kho trên BCTC của công ty IJ chiếm tỷ trọng rất lớn. Công ty này áp dụng
phương pháp LIFO để tính giá hàng tồn kho. Nếu áp dụng phương pháp FIFO, sự chênh
lệch về giá trị hàng tồn kho là trọng yếu. Biết rằng, chế độ kế toán của nước X không cho
phép sử dụng phương pháp LIFO.
Yêu cầu: Cho biết loại ý kiến kiểm toán trong mỗi tình huống nói trên.

Trang 14



×