Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Phân tích chuỗi giá trị cây ăn quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 18 trang )

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG ĐỒNG NAI
--------------------  --------------------

ĐỀ TÀI KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ KINH TẾ, KỸ THUẬT VÀ THỊ TRƯỜNG
ĐỂ XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI CHỦ LỰC PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA BỀN VỮNG TẠI ĐỒNG NAI

Chủ nhiệm đề tài: Trần Hải Sơn, Nguyễn Vinh Hùng

✪
NHÓM CHUYÊN ĐỀ 10

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM
CHUYÊN ĐỀ 10.4

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG CÂY ĂN QUẢ

Năm 2016


Đề tài KH: Nghiên cứu các yếu tố KT - KT và TT để xác định cây trồng vật nuôi chủ lực

Đặt vấn đề
Trong những năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đã đạt được
nhiều thành tự đáng ghi nhận: Giá trị sản xuất liên tục tăng với tốc độ bình quân
5 - 6%/năm; trong đó, thủy sản tăng 12%/năm, chăn nuôi tăng trên 10%/năm. Cơ
cấu ngành nông nghiệp đang có sự chuyển dịch khá rõ nét theo hướng tăng nhanh
tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp; trong trồng trọt, cây lâu năm có
giá trị kinh tế cao đang có xu hướng tăng nhanh thay thế cây hàng năm có giá trị


thấp; đã hình thành những vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế
cao; giá trị sản lượng và thu nhập trên 1 đơn vị diện tích tăng gấp gần 5 lần so với
năm 1988…Tuy nhiên, sự tăng trưởng của nông nghiệp trong thời gian qua vẫn
chủ yếu phát triển theo chiều rộng, thông qua tăng diện tích, tăng vụ và dựa trên
mức độ thâm dụng (một cách lãng phí) các nguồn tài nguyên hữu hạn như đất đai,
nguồn nước, lao động…) nên giá trị và hiệu quả chưa cao, không đáp ứng được
nhu cầu của người dân và các ngành kinh tế khác trong tình hình mới; thực trạng
này đòi hỏi phải tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng,
giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Có nhiều nguyên nhân làm cho tính hiệu quả trong nông nghiệp ở Đồng
Nai nói riêng và cả nước nói chung không cao; trong đó có nguyên nhân quan
trọng hàng đầu là sản xuất sản phẩm nông nghiệp chưa gắn kết được với thị
trường; người sản xuất ít có thông tin về thị trường tiêu thụ hay nói cách khác là
chuỗi giá trị ngành hàng các sản phẩm nông nghiệp còn rời rạc, đứt đoạn và ít có
cơ hội nâng cấp chuỗi.
Thực hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ
Tướng Chính Phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất
gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn và Quyết định số 150 của
UBND tỉnh Đồng Nai; theo đó, để việc liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp đạt hiệu quả, rất cần một chuyên đề nghiên cứu sâu về chuỗi
giá trị ngành hàng để phân tích, đánh giá những tồn tại trong quá trình liên kết sản
xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; qua đó đề ra các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng
cấp chuỗi giá trị ngành hàng.
Ở Đồng Nai, một số loại cây ăn quả được xếp là một trong những ngành
hàng chủ lực, năm 2015 tổng diện tích trồng cây ăn quả trên địa bàn tỉnh
48.317ha; trong đó một số loại CAQ đặc sản có quy mô lớn như xoài (11.465ha)
chôm chôm (11.118ha), và một số loại trái cây đặc sản như sầu riêng, bưởi,
chuối… Để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất CAQ,
Ngoài các giải pháp về giống, quy trình canh tác, ứng dụng công nghệ cao… việc
nghiên cứu, phân tích chuỗi giá trị ngành hàng CAQ tỉnh Đồng Nai sẽ góp phần

tạo cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng, tổ chức lại sản xuất để ngành hàng CAQ
Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung phát triển hiệu quả và bền vững.

Chuyên đề: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng cây ăn quả

Trang 1


Đề tài KH: Nghiên cứu các yếu tố KT - KT và TT để xác định cây trồng vật nuôi chủ lực

I. KHÁI NIỆM VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG
Theo chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright: Chuỗi giá trị ám chỉ đến
một loạt những hoạt động cần thiết để mang một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ
lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau đến người tiêu
dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng (Kaplinsky 1999; Kaplinsky và
Morris 2001). Một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong
chuỗi đều hoạt động để tạo ra tối đa giá trị trong toàn chuỗi.
Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp những hoạt động do nhiều
người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến,
thương nhân, người cung cấp dịch vụ v.v…) để biến nguyên liệu thô thành thành
phẩm được bán lẻ. Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng bắt đầu từ hệ thống sản xuất
nguyên vật liệu và chuyển theo các mối liên kết với các đơn vị sản xuất, kinh
doanh, lắp ráp, chế biến v.v… Chuỗi giá trị bao gồm các chức năng trực tiếp
như sản xuất hàng hóa cơ bản, thu gom, chế biến, bán sỉ, bán lẻ, cũng như các
chức năng hỗ trợ như cung cấp vật tư nguyên liệu đầu vào, dịch vụ tài chính,
đóng gói và tiếp thị (SonjaVermeulenere et al., 2008). Khái niệm chuỗi giá trị
bao gồm cả các vấn đề về tổ chức và điều phối, chiến lược và mối quan hệ
quyền lực của các tác nhân khác nhau trong chuỗi.
Chuỗi giá trị còn gắn liền với các khía cạnh xã hội và môi trường. Việc
thiết lập (hoặc sự hình thành) các chuỗi giá trị có thể gây sức ép đến nguồn tài

nguyên thiên nhiên (như nước, đất đai), có thể làm thoái hóa đất, mất đa dạng
sinh học hoặc gây ô nhiễm. Đồng thời, sự phát triển của chuỗi giá trị có thể ảnh
hưởng đến các mối ràng buộc xã hội và tiêu chuẩn truyền thống.
Cách tiếp cận của chuỗi giá trị theo nguyên tắc là xem xét từng tác nhân
tham gia trong chuỗi và quan hệ một bước tiến, một bước lùi, bắt đầu từ sản xuất
nguyên vật liệu cho đến người tiêu dùng cuối cùng với 4 kỹ thuật phân tích
chính như sau.
1. Sơ đồ hóa mang tính hệ thống
- Những tác nhân tham gia sản xuất, phân phối, tiếp thị, và bán một (hay
nhiều) sản phẩm cụ thể.
- Đánh giá các đặc điểm của các tác nhân tham gia, cơ cấu lợi nhuận và
chi phí, dòng hàng hóa trong suốt chuỗi, các đặc điểm của việc làm, địa chỉ tiêu
thụ và khối lượng bán hàng trong và ngoài nước.
- Những chi tiết như thế có thể được tập hợp từ việc phối hợp khảo sát cơ
bản, phỏng vấn nhóm, đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA), các
phỏng vấn không chính thức, dữ liệu thứ cấp.
2. Xác định sự phân phối lợi ích giữa những tác nhân tham gia trong
chuỗi, bao gồm:
- Phân tích chênh lệch giá và lợi nhuận trong chuỗi.
- Xác định ai được lợi từ việc tham gia chuỗi.
Chuyên đề: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng cây ăn quả

Trang 2


Đề tài KH: Nghiên cứu các yếu tố KT - KT và TT để xác định cây trồng vật nuôi chủ lực

- Những tác nhân nào có thể hưởng lợi từ việc hỗ trợ hay tổ chức lại
sản xuất.
3. Nghiên cứu vai trò nâng cấp bên trong chuỗi

- Cải tiến trong chất lượng và thiết kế sản phẩm giúp các nhà sản xuất thu
được giá trị cao hơn hoặc qua việc đa dạng hóa các dòng sản phẩm cung cấp.
- Đánh giá lợi nhuận của những người tham gia trong chuỗi cũng như
thông tin về những ràng buộc hiện diện mới đây.
- Vấn đề về quản trị, cấu trúc các quy định, rào cản gia nhập ngành, ngăn
cấm thương mại, và các tiêu chuẩn.
4. Nhấn mạnh vai trò của quản lý
- Có cấu của các mối quan hệ và cơ chế điều phối tồn tại giữa các tác
nhân trong chuỗi giá trị.
- Góc độ chính sách: xác định các sắp xếp về thể chế nhằm cải thiện
năng lực hoạt động của chuỗi, xóa bỏ các bóp méo trong phân phối, và gia
tăng giá trị gia tăng trong ngành.
II. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH HÀNG CÂY ĂN QUẢ
1. Tổng quan về ngành hàng cây ăn quả
Buôn bán các loại trái cây trên thế giới đã hình thành từ chế độ phong
kiến, ngành hàng kinh doanh các loại trái cây ra đời sau ngành hàng lương thực
và thực phẩm chăn nuôi. Khối lượng trái cây buôn bán chỉ gia tăng từ sau chiến
tranh thế giới lần thứ II, nhất là từ giữa thế kỷ XX khi kinh tế thế giới phục hồi
và tăng trưởng. Đặc biệt là cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật đã tác động làm
tăng sản lượng và nhu cầu tiêu dùng, kích thích sản xuất và buôn bán trái cây
trên quy mô toàn cầu.
Theo FAO, năm 1990 sản lượng trái cây trên thế giới: 245 triệu tấn (riêng
cam – quýt: 65 triệu tấn, nho: 63 triệu tấn, chuối và táo mỗi loại: 42 triệu tấn,…).
Sản xuất cam-quýt năm 1975 chỉ có 47,123 triệu tấn, năm 1985: 55,01 triệu tấn,
đến 2002 đạt 75,0 triệu tấn, tăng gấp 1,6 lần so với năm 1975 (tăng 28,0 triệu tấn).
Chuối từ 42 triệu tấn (năm 1990) tăng lên 69,83 triệu tấn (năm 2002), tăng thêm
27,83 triệu tấn… Sản lượng trái cây bình quân 5 năm (1998 – 2003) là: 379,15
triệu tấn, mức tăng bình quân 0,86%/năm, trong đó Trung Quốc là nước sản xuất
trái cây lớn nhất thế giới chiếm 19% sản lượng trái cây thế giới; kế đến là các
nước EU: 14%, Ấn Độ: 14%...

Giai đoạn 1999 – 2003 xuất khẩu trái cây tươi có giá trị bình quân năm:
15,3 tỷ USD, tốc độ tăng bình quân 5,4%/năm, trong đó Mỹ: 4,139 tỷ USD;
EU: 1,769 tỷ USD; Chi Lê: 1,3 tỷ USD; Trung Quốc: 0,517 tỷ USD. Giá trị
xuất khẩu một số loại trái cây tăng, năm 2002 đạt cao như chuối: 4,23 tỷ USD,
cam : 1,87 tỷ USD, dứa: 495,82 triệu USD, xoài: 415 triệu USD,…
Như vậy, ngành kinh doanh trái cây liên tục tăng trưởng và chiếm vị trí
quan trọng trong hoạt động thương mại thế giới. Theo các chuyên gia kinh tế
Chuyên đề: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng cây ăn quả

Trang 3


Đề tài KH: Nghiên cứu các yếu tố KT - KT và TT để xác định cây trồng vật nuôi chủ lực

dự báo nhu cầu tiêu dùng các loại trái cây của thế kỷ XXI sẽ tăng khá mạnh bởi
khẩu phần ăn đang thiên về hướng tăng tỷ lệ trái cây (ví dụ tại Đức bình quân
120 kg/người/năm,…).
Ở Việt Nam cây ăn quả được trồng từ lâu đời, song trái cây trở thành sản
phẩm hàng hóa trong sản xuất nông nghiệp có thể tính từ những năm giữa thế kỷ
XX. Miền Bắc trồng cây ăn quả hàng hóa (cam, dứa,…) ở các nông trường quốc
doanh vào những năm 1960, ngoài tiêu dùng trong nước còn dành một phần xuất
khẩu sang các nước xã hội chủ nghĩa. Ở miền Nam trước năm 1975, sản xuất trái
cây hàng hóa cũng đã hình thành và giao thương khá rõ nét giữa các nhà làm
vườn với thương lái và chủ vựa phân phối ở Sài Gòn – Chợ Lớn.
Sau năm 1975, sản xuất và tiêu thụ trái cây có điều kiện mở rộng kể cả
trong nước và xuất khẩu, đặc biệt là từ năm 1986 đến nay, diện tích, năng suất
và sản lượng các loại trái cây liên tục tăng; nếu năm 1986 diện tích cây ăn quả
cả nước chỉ có 261 ngàn ha thì đến năm 2010 lên đến 775 ngàn ha, tăng 514
ngàn ha, sản lượng đạt 8 triệu tấn.
Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt nam 213 tiệu USD, đến

năm 2011 lên đến 623 triệu USD, tốc độ tăng bình quân 11,33%/năm)
Theo viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn
(IPSARD) hiện nay có tới 90% sản lượng trái cây sản xuất trong nước được tiêu
thụ tại thị trường nội địa. Tuy nhiên, trong số này chỉ có khoảng 3% sản lượng
được nông dân tự bán lẻ đến tay người tiêu dùng, 85% sản lượng trái cây từ các
nông hộ và HTX được bán qua thương lái. Từ các thương lái này chỉ có một số
lượng nhỏ trái cây được chuyển thẳng đến sạp, số còn lại phải thông qua lực
lượng bán buôn trước khi ra sạp, vào siêu thị hoặc xuất khẩu.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, việc phát triển các vùng chuyên canh
cây ăn quả thời gian qua chưa gắn với nhu cầu thị trường; đó chính là nguyên
nhân dẫn tới việc trái cây tới mùa thì dội hàng và rớt giá; ngoài ra, còn một
nguyên nhân quan trọng nữa là phát triển cây ăn quả chưa đi liền với việc kiểm
soát được dư lượng thuốc BVTV và sản xuất theo quy trình VietGAP.
2. Các loại cây ăn quả chính ở Đồng Nai
- Ở Đồng Nai có rất nhiều loại cây ăn quả, nhưng nhiều nhất và nổi tiếng
nhất vẫn là chôm chôm, sầu riêng, bưởi, xoài, chuối... Các cây ăn quả khác có
diện tích nhỏ chủ yếu tận dụng đất quanh nhà, quanh vườn, không thành vườn
tập trung lớn.
- Cây ăn quả Đồng Nai cung ứng quả tươi cho thị trường trong nước là
chủ yếu và xuất khẩu một phần, việc chế biến đồ hộp hoa quả chiếm một tỷ lệ
rất nhỏ.
- Năm 1901, tổng diện tích trồng cây ăn quả ở Biên Hòa là 864,2 ha. Đến
nay diện tích cây ăn quả ở Đồng Nai lên tới 48.317 ha. Trong tương lai diện tích
cây ăn quả sẽ tăng trưởng lớn, bởi thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu
Chuyên đề: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng cây ăn quả

Trang 4


Đề tài KH: Nghiên cứu các yếu tố KT - KT và TT để xác định cây trồng vật nuôi chủ lực


lớn, hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với một số cây lương thực, cây công
nghiệp ngắn ngày.
- Tính đến năm 2015 quy mô về diện tích, năng suất vad sản lượng một
số cây ăn quả chính trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như sau:
Bảng 1: Diện tích - năng suất – sản lượng cây ăn quả năm 2015
Loại cây
Cây ăn quả tổng số
Chôm chôm
Xoài
Sầu riêng
Cam quýt
Chuối
Bưởi
Măng cụt
Mãng cầu

Diện tích tổng số
(ha)
48.317
11.118
11465
4113
2989
7130
2588
950
789

DT cho SP (ha)

40.77
4
10.460
9476
3610
1983
6864
1765
582
727

Năng suất
(tấn/ha)
11,46
14,48
9,59
8,56
14,87
14,24
13,56
8,69
7,38

Sản lượng (tấn)
467.365
51.452
90839
30909
29478
97723

23935
5059
5365

- Cây ăn quả ở Đồng Nai được phân bố thành một số vùng như sau:
+ Cây chôm chôm: diện tích trồng chôm chôm trên địa bàn tỉnh tập trung
thành 1 vùng thuộc các huyện Cẩm Mỹ - Long Khánh - Xuân Lộc - Thống Nhất Trảng Bom, Long, Thành, Nhơn Trạch: diện tích tổng số 10.100ha (chiếm
89,48% diện tích toàn tỉnh), phân bố tập trung ở các xã Xuân Bảo, Sông Nhạn,
Xuân Quế, Bảo Bình, Bình Lộc, Xuân Lập, Bảo Quang, Xuân Tân, Bàu Sen, Bảo
Hòa, Xuân Định, Xuân Phú, Gia Tân 1, Gia Tân 3, Gia Kiệm, Quang Trung,
Hưng Lộc, Lộ 25, Xuân Thạnh, Xuân Thiện, Sông Thao, Tây Hòa, Sông Trầu và
rải rác hầu khắp các xã trong các huyện kể trên.
+ Cây xoài: có 1 vùng thuộc các huyện Vĩnh Cửu - Định Quán - Thống
Nhất: diện tích tổng số 10.000ha (chiếm 91,5% diện tích toàn tỉnh), phân bố tập
trung ở các xã Phú Lý, Mã Đà, La Ngà, Túc Trưng, Ngọc Định, Phú Cường, Phú
Túc, TT. Định Quán, Xuân Hưng, Suối Cao, Xuân Bắc, Xuân Thành, Xuân Hòa
và rải rác ở các xã Phú Ngọc, Gia Canh, Xuân Trường, Xuân Tâm.
+ Cây sầu riêng: có 1 vùng thuộc các huyện Cẩm Mỹ - Long Khánh:
diện tích tổng số 2.700ha (chiếm 69,34% diện tích toàn tỉnh), phân bố tập trung
ở các xã Hàng Gòn, Xuân Lập, Bình Lộc, Bàu Sen, Xuân Tân, Xuân Bảo, Bảo
Bình, Xuân Đường, Long Giao, Nhân Nghĩa, Xuân Quế và rải rác ở các xã Bảo
Vinh, Suối Tre, Bàu Trâm, Xuân Tây, Sông Nhạn, Sông Ray… Ngoài ra, Long
Thành và Nhơn Trạch là 2 địa phương có trồng sầu riêng, diện tích tuy không
lớn nhưng khá nổi tiếng về chất lượng.
+ Cây chuối: tập trung thành 1 vùng thuộc các huyện Thống Nhất - Trảng
Bom - Xuân Lộc - Định Quán: diện tích tổng số 5.700ha (chiếm 81,55% diện
tích toàn tỉnh), phân bố tập trung ở các xã Gia Kiệm, Quang Trung, Gia Tân 1,

Chuyên đề: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng cây ăn quả


Trang 5


Đề tài KH: Nghiên cứu các yếu tố KT - KT và TT để xác định cây trồng vật nuôi chủ lực

Gia Tân 3, Bàu Hàm, Sông Trầu, Sông Thao, Phú Túc, Phú Cường, Xuân Hưng,
Xuân Bắc và rải rác ở các xã Hưng Lộc, Gia Tân 2, La Ngà, Túc Trưng…
+ Cây bưởi: có 2.588ha, Vùng trồng bưởi phân bố dọc theo sông Đồng
Nai thuộc các xã Tân Bình, Bình Lợi, Tân An và Trị An huyện Vĩnh Cửu.
+ Cây mãng cầu ta: Tổng diện tích 789 ha, phân bố thành vùng khá tập
trung tại 2 huyện Tân Phú và Định Quán trên địa bàn các xã Trà Cổ, Phú Lộc,
Phú Thịnh, Phú Tân.
+ Cây cam, quýt: diện tích trồng cam quýt trên địa bàn tỉnh tập trung
thành 1 vùng thuộc các huyện Tân Phú, Định Quán: diện tích tổng số 2.600ha
(chiếm 75,85% diện tích toàn tỉnh), phân bố tập trung ở các xã Phú Lộc, Trà Cổ,
Phú Lập, Phú Thịnh, Phú Xuân, Phú Lợi, Phú Hòa, Phú Tân, Phú Vinh, Ngọc
Định, La Ngà, TT Định Quán và rải rác ở các xã Phú Sơn, Phú Điền, Phú An,
Gia Canh, Phú Ngọc, Thanh Sơn…
- Phân tích tài chính cho một số cây ăn quả chủ yếu như sau”
+ Bảng 2 Phân tích cho 01 ha bưởi năm kinh doanh
Số
TT
I
1
2
-

3

4

II
1
2
III
1
2

Hạng mục
Tổng chi phí
Chi phí lập vườn
Chi phí vật chất
Giống (trồng mới, trồng
dặm)
Phân hữu cơ
Phân vô cơ
+ Urea
+ NPK
+ Lân
+ Kali
+ Vôi
Nấm VSV
Thuốc bảo vệ thực vật
Tưới nước
Vật tư khác
Thuốc kích thích ST
Chi phí lao động
Lao động gia đình
Lao động thuê
Chi phí khác
Lãi vay ngân hàng

Khấu hao vườn cây
Tổng thu
Sản phẩm chính
Sản phẩm phụ
Hiệu quả kinh tế
Lợi nhuận
Thu nhập thuần (Thu nhập)

Đơn vị
tính

Đơn
giá
1.000đ

1000đ
Cây
Tấn
kg
kg
kg
kg
kg
kg
1000đ
1000đ
1000đ
1000đ
Công


1000đ
1000đ
1000đ/tấn
1000đ

30,0
2.500,0
9,4
12,2
3,2
10,0
2,0
60,0

Năm Kinh doanh
Thành tiền
Số lượng
1.000đ
74.693,6
34.024,6

6,0
351,0
486,0
597,0
500,0
20,0

200,0
200,0

200,0
-

120,0
80,0
40,0

25,0

8.000,0

1000đ
1000đ

Chuyên đề: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng cây ăn quả

-

15.000,0
11.824,6
3.299,4
1.555,2
5.970,0
1.000,0
1.200,0
3.500,0
5.000,0
500,0
2.000,0
24.000,0

16.000,0
8.000,0
16.669,0
3.402,5
13.266,5
200.000,0
125.306,4
141.306,4

Trang 6


Đề tài KH: Nghiên cứu các yếu tố KT - KT và TT để xác định cây trồng vật nuôi chủ lực
3

Giá thành sản phẩm

đồng/kg

-

9,3

+ Bảng 3 Phân tích cho 01 ha chôm chôm (thái) năm kinh doanh
Số
TT
I
1
2
-


3
4
II
1
III
1
2
3

Hạng Mục
Tổng chi phí
Chi phí lập vườn
Chi phí vật chất
Giống
Phân hữu cơ
Phân vô cơ
+ Urea
+ NPK
+ Lân
+ Kali
+ Vôi
Nấm VSV
Thuốc bảo vệ thực vật
Vật tư khác (dầu, điện...)
Chi phí lao động
Chi phí khác
Lãi vay ngân hàng
Khấu hao vườn cây
Chi phí khác

Tổng thu
Sản phẩm chính
Hiệu quả kinh tế
Lợi nhận
Thu nhập thuần (Thu nhập)
Giá thành sản phẩm

Đơn vị
tính
1000đ
Cây
Tấn
kg
kg
kg
kg
kg
kg
1000đ
1000đ
Công
1000đ
1000đ
1000đ
1000đ/tấn

Đơn giá
(1000đ)

12,0

2.500,0
9,4
12,2
3,2
10,0
2,0
60,0
200,0
11,0

1000đ
1000đ
đồng/kg

Năm Kinh doanh
T. tiền
Số lượng
(1000đ)
102.481,1
41.790,0
5,0
12.500,0
21.610,0
300,0
2.820,0
450,0
5.490,0
1.500,0
4.800,0
600,0

6.000,0
500,0
2.500,0
20,0
1.200,0
3.000,0
150,0
3.480,0
120,0
24.000,0
36.691,1
5.432,7
24.989,9
6.268,5
12.000,0
132.000,0
29.518,9
53.518,9
8,5

+ Bảng 4 Phân tích cho 01 ha xoài năm kinh doanh
Số
TT
I
1
2
-

3
4

II
1
III
1

Hạng mục
Tổng chi phí
Chi phí lập vườn
Chi phí vật chất
Giống
Phân hữu cơ
Phân vô cơ
+ Urea
+ NPK
+ Lân
+ Kali
+ Vôi
Nấm VSV
Thuốc bảo vệ thực vật
Hệ thống tưới tiết kiệm
Vật tư khác (dầu, điện...)
Chi phí lao động
Chi phí khác
Lãi vay ngân hàng
Khấu hao vườn cây
Chi phí khác
Tổng thu
Sản phẩm chính
Hiệu quả kinh tế
Lợi nhận


Đơn vị
tính
1000đ
Cây
Tấn
kg
kg
kg
kg
kg
kg
1000đ
1000đ
1000đ
Công

Đơn
giá
1.000đ

15,0
2.500,0
9,4
12,2
3,2
10,0
2,0
60,0
-


1000đ
1000đ
1000đ

200,0
-

1000đ/tấn

10,0

1000đ

Chuyên đề: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng cây ăn quả

Năm Kinh doanh
Số lượng
Thành tiền
1.000đ
1.000đ
70.646,4
26.124,0
3,0
7.500,0
9.264,0
200,0
1.880,0
200,0
2.444,0

450,0
1.440,0
200,0
2.000,0
300,0
1.500,0
50,0
3.000,0
2.880,0
110,0
14.000,0
-

3.480,0
22.000,0
22.522,4
2.612,4
15.991,4
3.918,6
140.000,0
69.353,6

Trang 7


Đề tài KH: Nghiên cứu các yếu tố KT - KT và TT để xác định cây trồng vật nuôi chủ lực
2
3

Thu nhập thuần (Thu nhập)

Giá thành sản phẩm

1000đ
đồng/kg

-

81.353,6
5,0

+ Bảng 5 Phân tích cho 01 ha chuối năm kinh doanh
Số
TT
A
I
1
2
4

5
6
7
II

III

B
1
2
3

4

HẠNG MỤC
CHI PHÍ SẢN XUẤT
Chi phí vật chất
Chi phí làm đất
Giống
Phân bón
- Phân hữu cơ, phân vi sinh
- Urea
- NPK
- DAP
- Lân
- Ka ly
- Vôi
Thuốc bảo vệ thực vật
Chi phí tưới
Vật tư khác
Lao động
- Gieo trồng
- Chăm sóc
- Thu hoạch
Chi phí khác
- Lãi suất ngân hàng
- Chi phí khác
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
Sản phẩm-GTSP
Lợi nhuận
Thu nhập
Giá thành SP


Đơn vị
tính
ha
ha
ha
hom

Số lượng

Chuối
Đ.giá (1000đ)

300,0

6,0

Kg
"
"
"
"
"
"
ha
ha
ha
Công
"
"

"
ha
"

1,0
200,0
200,0
150,0
300,0

2.500,0
9,4
12,2
13,4
3,2
10,0
2,0

135,0
15,0
90,0
30,0

200,0
200,0
200,0

Tấn
1.000đ/ha
"

1.000 đ/kg

20,0

5.500,0

T. Tiền (1000đ)
46.529,0
16.390,0
2.000,0
1.800,0
9.790,0
2.500,0
1.880,0
2.440,0
2.010,0
960,0
1.200,0
1.000,0
600,0
27.000,0
3.000,0
18.000,0
6.000,0
3.139,0
1.639,0
1.500,0
110.000,0
63.471,0
82.371,0

2.326,5

+ Bảng 6 Phân tích cho 01 ha mãng cầu ta năm kinh doanh
Số
Thứ
Tự
I
1
2
-

3
4
II
1
III
1

HẠNG MỤC
Tổng chi phí
Chi phí lập vườn
Chi phí vật chất
Giống
Phân hữu cơ
Phân vô cơ
+ Urea
+ NPK
+ Lân
+ Kali
+ Phân khác

Thuốc bảo vệ thực vật
Vật tư khác (dầu, điện...)
Chi phí lao động
Chi phí khác
Lãi vay ngân hàng
Khấu hao vườn cây
Chi phí khác
Tổng thu
Sản phẩm chính
Hiệu quả kinh tế
Lợi nhận

Đơn
Vị
Tính
1000đ
Cây
Tấn
kg
kg
kg
kg
1000đ
1000đ
Công
1000đ
1000đ
1000đ
1000đ/tấn
1000đ


Đơn
Giá
1000 đ

1,50
550,00
9,40
12,20
3,20
10,00
200,00
15,00
-

Chuyên đề: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng cây ăn quả

Năm Kinh doanh
Số
T. tiền
Lượng
1000đ
85.633,53
19.350,00
2,00
1.100,00
6.750,00
100,00
940,00
150,00

1.830,00
150,00
480,00
100,00
1.000,00
2.500,00
8.500,00
3.000,00
220,00
44.000,00
22.283,53
2.515,50
16.865,53
2.902,50
7.500,00
112.500,00
26.866,47

Trang 8


Đề tài KH: Nghiên cứu các yếu tố KT - KT và TT để xác định cây trồng vật nuôi chủ lực
2
3

Thu nhập thuần (
Giá thành sản phẩm

1000đ
đồng/kg


-

-

53.266,47
11,42

III. PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG CAQ ĐỒNG NAI
- Sản phẩm là trái cây tươi được người thu gom tại ấp, xã thu gom, bán cho
các đại lý ở huyện, tỉnh; từ đây, trái cây được phân phối theo 3 hướng: một phần
cung ứng cho các doanh nghiệp xuất khẩu (chuối, chôm chôm...); một phần cung
ứng cho các doanh nghiệp chế biến trái cây; một phần lớn được cung ứng đến các
chợ đầu mối để tiếp tục phân phối đến các chợ bán lẻ. Theo đó, sơ đồ chuỗi giá trị
ngành hàng trái cây được thể hiện như sau:
Hình Sơ đồ chuỗi giá trị ngành hàng trái cây

Bảng 7 Hoạt động và các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ngành hàng trái cây
Các
khâu
trong
chuỗi

của
từng
khâu

Sản
phẩm


Tác
nhân
Hỗ trợ

Cung ứng
đầu vào
Vật tư NN
Lao động
Đất đai
Tiền vốn
Vật tư NN,
đất đai, lao
động, tiền
vốn…

Sản xuất

Thu gom 1

Thu gom 2

Chế biến

Thương mại

Làm đất
Gieo trồng
Chăm sóc
Thu hoạch


Thu gom
Vận chuyển
Bảo quản
V.v…

Thu gom
Vận chuyển
Bảo quản
V.v…

Sấy (chuối,
mít), đóng hộp
(chôm chôm),
ép nước

Xuất khẩu

Trái cây
tươi

Trái cây
tươi đã
được thu
gom về đại


Trái cây
tươi đã
được bán
cho nhà

XK, nhà
bán buôn,
bán lẻ

Mít sấy, chuối
sấy, chôm
chôm đóng
hộp, nước ép
trái cây

Thương lái
tại huyện,
tỉnh

Doanh nghiệp
chế biến

Trang trại
Nhà cung
Thương lái
cấp vật tư
HTX Nông
tại ấp, xã
đầu vào
dân
Đảng, chính phủ và chính quyền các cấp,

Chuyên đề: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng cây ăn quả

Bán tại chợ,

siêu thị, các
tỉnh

Trái cây tươi,
sấy, ép, đóng
hộp

Nhà XK
Thương nhân

Trang 9


Đề tài KH: Nghiên cứu các yếu tố KT - KT và TT để xác định cây trồng vật nuôi chủ lực
giá trị

Bộ Nông nghiệp, Sở NN và PHNT, phòng nông nghiệp các huyện
Các hội, hiệp hội, các tổ chức đoàn thể
Các bộ ngành liên quan, ngân hàng, các cơ quan truyền thông…

- Giá trị gia tăng và cơ cấu giá trị gia tăng của từng chủ thể tham gia chuỗi:
Theo kết quả điều tra kinh tế nông hộ, và kết quả sản xuất kinh doanh của các tổ
chức, cá nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm ngành hàng trái cây, các khoản chi
phí, doanh thu và giá trị gia tăng của từng chủ thể trong chuỗi như sau:
Bảng 8 GTGT và CC GTGT của từng chủ thể tham gia CGTNH trái cây
STT
1
2
3
4

5
6

Chủ thể
Nhà cung ứng vật tư
Nông dân
Nhà thu gom 1
Nhà thu gom 2
Chợ đầu mối
Thương nhân bán lẻ

Đầu tư
(đồng)
1.824
5.000,0
7.650
8.273
12.278
15.676

Doanh thu
(đồng)

Giá trị gia tăng
(đồng)

1.900
7.500
8.033
8.770

13.751
20.000

76
2.500
383
496
1.473
4.324

% GTGT
0,82
27,02
4,13
5,37
15,92
46,73

Tính riêng cho kênh phân phối từ người trồng đến người bán lẻ (Hình thức
tiêu thụ này chiếm tỷ trọng lớn nhất); theo đó, tổng giá trị gia tăng do sản xuất và
tiêu thụ trái cây là 9.381đồng/kg; trong đó, nhà cung ứng vật tư nông nghiệp
hưởng 76 đồng (0,82%); người trồng CAQ hưởng 2.500 đồng (27,02%); người
thu gom 1 hưởng 383 đồng (4,13%), người thu gom 2 hưởng 496 đồng (5,37%),
doanh nhân ở chợ đầu mối hưởng 1.473 đồng (15,92% và thương nhân bán lẻ
hưởng 4.324 đồng (46,73%).
Căn cứ sơ đồ và các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ngành hàng CAQ ta có
một số nhận xét về mối quan hệ giữa các tác nhân tham gia chuỗi như sau:
+ Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan khuyến nông, các tổ chức hội,
hiệp hội... chủ yếu hoạt động bằng kinh phí nhà nước nên vai trò và quyền lực của
các chủ thể này trong chuỗi không được thể hiện rõ nét; đây là một trong những

nguyên nhân làm cho các khâu trong chuỗi không có sự gắn kết và cơ hội nâng
cấp chuỗi bị hạn chế.
+ Nhìn vào cơ cấu giá trị gia tăng từng chủ thể hưởng lợi cho thấy người
nông dân có mức hưởng lợi cao hơn so với các chủ thể khác; tuy nhiên, khă năng
về mức lợi nhuận trong toàn vụ có chiều hướng ngược lại: lớn nhất là nhà xuất
khẩu, kế đến là đại lý, người thu gom và thấp nhất là người nông dân (vì quy mô
đất sản xuất nông nghiệp/hộ nhỏ).
+ Xét về quyền lực của từng chủ thể trong chuỗi cho thấy, quyền lực của
người nông dân luôn ở mức thấp nhất bởi: số lượng người sản xuất ra sản phẩm
luôn lớn hơn số người thu gom; trao đổi sản phẩm không thông qua hợp đồng, các
loại thông tin về cung cầu, thị trường tiêu thụ, khoa học công nghệ... người nông
dân thường ít có cơ hội tiếp cận.
+ Dường như người nông dân chỉ có quan hệ với nhà cung ứng vật tư và
người thu gom 1, với các chủ thể khác, người nông dân ít hoặc không có cơ hội
tiếp xúc nên không nắm được các nhu cầu của khách hàng cũng như yêu cầu và
Chuyên đề: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng cây ăn quả

Trang 10


Đề tài KH: Nghiên cứu các yếu tố KT - KT và TT để xác định cây trồng vật nuôi chủ lực

quy trình sử dụng các loại vật tư nông nghiệp; thực trạng này làm cho cơ hội nâng
cấp chuỗi gặp nhiều khó khăn.
+ Thực trạng mối quan hệ giữa người nông dân với các nhà cung ứng vật tư
và người thu gom như sau: Khi mua vật tư nông nghiệp, khoảng 70% số hộ thanh
toán bằng tiền mặt, một phần (khoảng 30%) được ký nợ nhưng phải trả với lãi
suất cao. Khi bán sản phẩm, tùy theo thị trường sản phẩm, nếu hút hàng sẽ được
thanh toán ngay bằng tiền mặt, nếu dội hàng sẽ phải thanh toán sau với hình thức
gối đầu. Về chất lượng sản phẩm, người nông dân thường phải chấp nhận toàn bộ

các yêu cầu do bên mua đề xuất mà không nhân được bất kỳ sự tư vấn nào trong
quá trình sản xuất. Ngoài ra, đối với một số hộ nghèo thường được người thu gom
cho vay vốn, gạo ăn... (lúc này, người thu gom đóng vai trò nhà bảo trợ đối với
các hộ nghèo) nhưng vẫn phải thanh toán với lãi suất cao.
+ Với các sơ đồ chuỗi kể trên, trong điều kiện hiện tại, vai trò của người
thu gom và đại lý vật tư nông nghiệp đang tỏ ra khá quan trọng và có hiệu quả.
Tuy nhiên, chính sự tồn tại của các chủ thể này là nguyên nhân làm cắt đứt các
mối quan hệ khác trong chuỗi, làm giản quyền lực người sản xuất (một chủ thể
chính trong chuỗi); nông dân thường bị ép cả về giá cả và chất lượng sản phẩm;
yêu cầu về chất lượng sản phẩm không cao đã làm giảm ý thức của người nông
dân về chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm. Hơn nữa với sự tồn tại
của các cơ sở thu gom (không có đăng ký kinh doanh) đã và đang là nguyên nhân
của hiện tượng gian lận thương mại.
Để chuỗi giá trị sản phẩm trong nông nghiệp có cơ hội được nâng cấp, rất
cần có giải pháp để thay đổi sơ đồ chuỗi, nâng cao vị thế của các chủ thể trong
chuỗi, tăng cường sự gắn kết giữa các chủ thể trong chuỗi...
IV. GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG
CAQ ĐỒNG NAI
1. Định hướng nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng nông nghiệp
- Chuỗi giá trị sản phẩm là một loạt các hoạt động sản xuất kinh doanh có
quan hệ với nhau từ việc cung ứng vật tư đầu vào, sản xuất, thu gom, chế biến
và cuối cùng là bán sản phẩm cho người tiêu dùng.
- Trong chuỗi giá trị có các khâu, các khâu có thể mô tả cụ thể bằng các
hoạt động, người thực hiện các chức năng của các khâu trong chuỗi gọi là tác
nhân. Trong chuỗi giá trị còn có các nhà hỗ trợ chuỗi giá trị; nhiệm vụ của các
nhà hỗ trợ chuỗi là tạo môi trường thuận lợi để các tác nhân thực hiện tốt chức
năng của mình trong khâu.
- Phân tích chuỗi giá trị giúp ta xác định được những khó khăn của từng
khâu trong chuỗi; từ đó, đưa ra các giải pháp khắc phục để sản phẩm đáp ứng
được yêu cầu cả thị trường và phát triển bền vững. Phân tích chuỗi giá trị còn

giúp các nhà hỗ trợ xác định được các nút thắt cần hỗ trợ đối với các tác nhân
trong các khâu của chuỗi và có những tác động để tháp gỡ, hỗ trợ phát triển.
Chuyên đề: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng cây ăn quả

Trang 11


Đề tài KH: Nghiên cứu các yếu tố KT - KT và TT để xác định cây trồng vật nuôi chủ lực

- Nâng cấp chuỗi giá trị là thực hiện các giải pháp để tháo gỡ những khó
khăn trong chuỗi nhằm đảm bảo sản phẩm đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu của
thị trường để phát triển chuỗi một cách bền vững. Để nâng cấp chuỗi GT thành
công cần tiến hành củng cố và phát triển các mối liên kết ngang và liên kết dọc.
- Liên kết ngang là mối liên kết giữa các tác nhân trong cùng một khâu
(các hộ nông dân cùng sản xuất một ngành hàng liên kết để xây dựng cánh đồng
lớn, thành lập các HTX...) để giảm chi phí sản xuất, tăng giá bán, số lượng bán...
Giải pháp để thúc đẩy liên kết ngang được đề xuất đối với tái cơ cấu ngành nông
nghiệp Đồng Nai gồm:  Xác định cụ thể các tiêu chí cánh đồng lớn  xây
dựng thành công các cánh đồng lớn theo tiêu chí  Mỗi cánh đồng lớn, vận
động để thành lập 1 hợp tác xã  Gắn tái cơ cấu ngành nông nghiệp với đẩy
mạnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
Tổ chức cho các hộ nông dân được tham quan, học tập các mô hình sản xuất
kinh doanh, mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao an toàn, các mô hình
kinh tế hợp tác... Tập huấn, nâng cao kiến thức về thị trường cho nông dân,
chỉ rõ các lợi ích kinh tế khi tham gia vào tổ nhóm, HTX. Tổ chức các cuộc đối
thoại trực tiếp với các tác nhân khác trong chuỗi  Ban hành và thực hiện tốt
các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật
nuôi, công nghệ cao, an toàn...
- Liên kết dọc là liên kết giữa các tác nhân trong các khâu khác nhau của
chuỗi. Có được liên kết dọc sẽ làm giảm chi phí chuỗi (chi phí trung gian), sự

liên kết dọc làm gắn kết lợi ích giữa các tác nhân trong các khâu, qua đó giảm
được những chi phí không cần thiết và cùng hướng tới mục tiêu nâng cao chất
lượng sản phẩm; tất cả thông tin thị trường đều được các tác nhân nắm được để
cùng nhau đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Liên kết dọc cũng là cơ hội để
chuỗi giá trị ngành hàng mở rộng và đa dạng hóa thị trường. Có nhiều giải pháp
để thúc đẩy liên kết dọc; trong đó, các giải pháp quan trọng gồm:  Khuyến
khích các tác nhân chuỗi (nông dân, đại diện hợp tác xã, các doanh nghiệp...)
tham gia các hội chợ thương mại và tổ chức triển lãm... nhằm tập hợp các tác
nhân trong cùng một chuỗi  Tổ chức các cuộc họp hoặc hội thảo giữa các tác
nhân trong chuỗi nhằm xây dựng quan hệ kinh doanh (tổ chức hội nghị khách
hàng) xây dựng Webside giao dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho cả đôi bên
trong việc tìm kiếm người mua và người bán tiềm năng  Xây dựng và thực
hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia ngày càng nhiều vào sản
xuất, kinh doanh NN.
Ngoài việc củng cố và phát triển các mối liên kết ngang và liên kết dọc
cần có các giải pháp để tăng cường vai trò của các tác nhân hỗ trợ giá trị như:
Các viện, trường, các trung tâm nghiên cứu và các nhà khoa học, các hội, hiệp
hội và các cơ quan quản lý Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn.
Từ những phân tích trên và những đánh giá về thực trạng chuỗi giá trị các
ngành hàng ở phần trên; chúng tôi đề xuất sơ đồ chuỗi giá trị theo các mối liên
kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản như sau:
Chuyên đề: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng cây ăn quả

Trang 12


Đề tài KH: Nghiên cứu các yếu tố KT - KT và TT để xác định cây trồng vật nuôi chủ lực

Hình 2: Sơ đồ các mối liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản
NHÀ NƯỚC

- Các bộ, ngành
- Sở NN và PTNT
- Phòng NN huyện
KHUYẾN NÔNG

NHÀ
KHOA
HỌC

NHÀ NÔNG
HTX
Tổ HT
Hộ nông dân
DN sản xuất NN

DOANH NGHIỆP THU
MUA, CHẾ BIẾN, BẢO
QUẢN TIÊU THỤ
NÔNG SẢN

NHÀ
KHOA
HỌC

DOANH NGHIỆP CUNG ỨNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP
Giống Xăng dầu Phân bón Thuốc BVTV, TY TAGS

Ghi chú:

Thông tin lãnh đạo, chỉ đạo


Quan hệ hợp đồng

Quan hệ tư vấn và thông tin phản hồi

Theo đó, các mối liên kết được thể hiện như sau:
Liên kết ngang: Các nhà nông, sản xuất cùng một ngành hàng, cùng địa
phương, liên kết với nhau để xây dựng cánh đồng lớn (theo tiêu chí cánh đồng
lớn đã trình bày ở trên); mỗi cánh đồng lớn thành lập một hợp tác xã, với nhiều
mục tiêu; trong đó, có mục tiêu quan trọng là có tư cách pháp nhân để thương
thảo và ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp.
Liên kết dọc: Doanh nghiệp thu mua, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông
sản liên kết với doanh nghiệp sản xuất, cung ứng vật tư nông sản và cử đại diện
thương thảo, ký kết hợp đồng với nông dân cả về cung ứng vật tư, tư vấn sản
xuất và tiêu thụ nông sản
Các tác nhân hỗ trợ giá trị bao gồm: Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, Sở
Nông nghiệp PTNT, phòng nông nghiệp huyện khuyến nông các cấp, khuyến
nông, bảo vệ thực vật, các hội, hiệp hội, các tổ chức đoàn thể, ngân hàng và các
cơ quan truyền thông; Các viện, trường, các trung tâm nghiên cứu và các nhà
khoa học khác... Trong đó, Nhà nước mà trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT
tỉnh, phòng nông nghiệp và PTNT huyện là cơ quan chủ trì thực hiện, tổ chức
liên kết, chịu trách nhiệm trong việc xây dựng vùng nguyên liệu.

Chuyên đề: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng cây ăn quả

Trang 13


Đề tài KH: Nghiên cứu các yếu tố KT - KT và TT để xác định cây trồng vật nuôi chủ lực


2. Nhóm giải pháp về xây dựng cánh đồng lớn, phát triển hợp tác, liên kết
sản xuất gắn với tiêu thụ NS theo QĐ 62/2013/QĐ-TTg của Thủ
tướng CP.
2.1. Xây dựng cánh đồng lớn:
Căn cứ Quyết định số 58/2014/QĐ-UBND ngày 24/11/2014 của UBND
tỉnh Đồng Nai ban hành quy định về chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển
hợp tác liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai; theo đó, tiêu chí cánh đồng lớn như sau:
Tiêu chí bắt buộc
a. Phù hợp với quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp
b. Áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất
c. Đáp ứng một trong các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ thông qua
hợp đồng giữa nông dân, các tổ chức đại diện của nông dân, với doanh nghiệp.
d. Quy mô diện tích tối thiểu của cánh đồng lớn
+ Nhóm rau, hoa, cây dược liệu: 10 ha liền thửa
+ Nhóm cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày (lúa, bắp, đậu, mì,
mía…) 50ha liền thửa.
+ Nhóm cây ăn quả (xoài, bưởi, sầu riêng, chôm chôm, chuối, mít, thanh
long…), cây công nghiệp lâu năm (Cà phê, điều cao su, ca cao, mắc ca…) 50 ha;
riêng cây tiêu: 20 ha, không nhất thiết phải liền thửa nhưng phải nằm trong cùng
một vùng sản xuất chuyên canh tập trung.
Tiêu chí khuyến khích lựa chọn dự án
Trường hợp có nhiều dự án (đảm bảo tiêu chí bắt buộc), ưu tiên dự án có:
a. Vùng sản xuất có hạ tầng kỹ thuật (thủy lợi, điện, giao thông nội
đồng…) đáp ứng yêu cầu SX hàng hóa tập trung thuận lợi cho sơ chế chế biến
và tiêu thụ SP.
b. Quy mô diện tích lớn hơn, tập trung và áp dụng cơ giới hóa SX theo
GAP… và có đại lý, cơ sở thu mua, bảo quản, chế biến NS gần nơi SX.
Căn cứ tiêu chí nêu trên, có thể xác định được số lượng cánh đồng lớn
đối với từng ngành hàng. Các địa phương đã tiến hành quy hoạch số lượng và

quy mô cánh đồng lớn đối với đối với từng loại cây trồng trên địa bàn; theo đó,
số lượng và quy mô cụ tể từng cánh đồng lớn đối với ngành hàng cây ăn quả
được quy hoạch như sau:

Chuyên đề: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng cây ăn quả

Trang 14


Đề tài KH: Nghiên cứu các yếu tố KT - KT và TT để xác định cây trồng vật nuôi chủ lực

Bảng 9: Quy hoạch cánh đồng lớn ngành hàng CAQ
Bảng 71: Quy hoạch cánh đồng lớn nhóm cây ăn quả lâu năm
STT

Tên cánh đồng lớn

Nhóm cây ăn quả
Mãng
Chôm
Xoài
cầu
chôm
450
5.061
9.357

CỘNG TOÀN TỈNH

Sầu

riêng
2.051

1.220

2.781

698

310

Măng
cụt
326

I

Thị xã Long Khánh

1.048

-

-

-

2.871

-


-

-

326

1

Bảo Quang

-

-

-

-

394

-

-

-

-

2


Hàng Gòn

255

-

-

-

99

-

-

-

54

3

Bàu Trâm

-

-

-


-

170

-

-

-

-

4

Bàu Sen

171

-

-

-

284

-

-


-

-

5

Bảo Vinh

95

-

-

-

230

-

-

-

55

6

Xuân Lập


220

-

-

-

294

-

-

-

80

7

Bình Lộc

221

-

-

-


1.087

-

-

-

65

8

Xuân Tân

II
1
2
3

Huyện Tân Phú
Phú lộc
Núi tượng
Phú Thịnh

4
5
6

Phú Bình


7

Phú Xuân

8

Nam Cát Tiên

Bưởi

Chuối

Quýt

Mít

87

-

-

-

313

-

-


-

72

420
-

300
50
100
50

200
50

250
150
50

-

-

-

-

-


Phú Điền

-

-

50

50

-

-

-

-

-

Phú Thanh

-

-

50

50


-

-

-

-

-

-

-

50

50

-

-

-

-

-

50


50

-

-

-

-

-

-

-

70

-

-

-

-

-

-


-

-

9

Trà Cổ

-

50

-

50

-

-

-

-

-

10

Phú Sơn


100

-

-

-

-

-

-

-

-

11

Phú An

200

-

-

-


-

-

-

-

-

III

Huyện Định Quán

-

360

371

200

240

5.447

698

310


-

3

Phú Tân

-

-

-

-

-

-

143

-

-

5

Túc Trưng

-


-

-

-

-

411

56

-

-

6

La Ngà

-

-

-

-

-


1.770

87

-

-

7

Ngọc Định

-

-

-

-

-

595

72

-

-


8

Phú Túc

-

-

-

-

-

100

-

-

-

9

Thanh Sơn

-

100


131

-

-

1.285

237

80

-

10

Phú Ngọc

-

-

-

-

-

1.106


53

-

-

12
14
16

Phú Cường, Túc Trưng
Suối Nho
P.Túc, T.Trưng, P.Cường

-

80
100

46
-

-

120
-

110
-


-

-

-

17
18
19

S.Nho, P.Túc, T.Trưng, P.Cường
Phú Túc, Suối Nho
Phú Cường, Phú Túc

-

-

50

-

120
-

-

50

100

-

-

20
21
24

Ngọc Định, Phú Ngọc
N.Định, P.Ngọc, L.Ngà
TT Định Quán, Gia Canh

-

-

60
-

-

-

70

-

50
-


-

Chuyên đề: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng cây ăn quả

Trang 15


Đề tài KH: Nghiên cứu các yếu tố KT - KT và TT để xác định cây trồng vật nuôi chủ lực
STT

Tên cánh đồng lớn

27

Pvinh + P.Tân

28
29
IV
2
5
6

Pvinh + P.Tân+ P. Hòa
Pvinh + P.Tân+ P. Hòa+ P. Lợi
Huyện Xuân Lộc
Xuân Bắc
Suối Cao
Xuân Trường


Sầu
riêng
-

Bưởi

Chuối

Nhóm cây ăn quả
Mãng
Chôm
Xoài
cầu
chôm
-

-

84

405
55
-

80
-

-

200

-

1.440
-

-

-

Măng
cụt
-

1.910
250
400
90

-

80
-

-

Quýt

Mít

8


Xuân Tâm

-

-

-

-

-

70

-

-

-

9

Xuân Hưng

-

-

-


-

-

700

-

-

-

10

Xuân Thành

-

-

-

-

-

100

-


-

-

12

Xuân Hòa

-

-

-

-

-

300

-

-

-

14

Xuân Định


300

-

-

-

500

-

-

-

-

15

Xuân Phú

16

Bảo Hòa

V
1
2

3
VI
2
5
15
16
17
20
VII
1
3
VIII
6
13
IX
1
2
3
6
7
9
10

-

-

-

-


140

-

-

-

-

50

-

-

-

800

-

-

-

-

Huyện Trảng Bom


-

-

1.000

-

-

-

-

-

-

Bàu Hàm

-

-

682

-

-


-

-

-

-

Sông Thao

-

-

143

-

-

-

-

-

-

Sông Trầu

Huyện Thống Nhất
Hưng Lộc (Hưng Nhơn)
Bàu Hàm 2(Ngô Quyền)
Quang Trung (rẫy đá Lê Lợi)
Quang Trung (Soklu)
Quang Trung (Lạc Sơn)
Gia Tân 1(ấp dốc mơ 3)
Huyện Long Thành

78

-

175
1.110
518
480
112
-

-

510
130
200
180
-

-


-

-

-

Bình An

43

-

-

-

-

-

-

-

-

35
100
50
50

-

560
100
120
300
40

100
100
-

-

-

2.000
1.000
1.000
-

-

-

-

Bình Sơn
Huyện Cẩm Mỹ
Xuân Bảo

Nhân Nghĩa
Huyện Vĩnh Cửu
Hiếu Liêm
Mã Đà
Phú Lý
Tân An
Bình Lợi
Tân Bình
Bình Hòa

Tuy nhiên, việc quy hoạch ở các địa phương mới chỉ dừng lại ở xác định số
lượng và quy mô cánh đồng lớn.
Để được công nhận là cánh đồng lớn cần xây dựng và thực hiện hàng loạt các
giải pháp để đáp ứng các tiêu chí về quy trình sản xuất đồng bộ, đáp ứng các
hình thức liên kết và các tiêu chí khuyến khích khác Các giải pháp cụ thể là:
Hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng theo yêu cầu của từng loại ngành hàng. Vận
động nông dân tham gia phong trào xây dựng cánh đồng lớn, tham gia tập huấn
về kỹ thuật canh tác và quy trình sản xuất. Vận động các hộ nông dân trong từng
cánh đồng lớn thành lập tổ hợp tác hoặc hợp tác xã để làm dịch vụ thực hiện các
công đoạn trong quá trình sản xuất (là đất, tưới, chăm sóc, bón phân, thu hoạch,
Chuyên đề: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng cây ăn quả

Trang 16


Đề tài KH: Nghiên cứu các yếu tố KT - KT và TT để xác định cây trồng vật nuôi chủ lực

chế biến...); đồng thời đảm bảo tư cách pháp nhân để tham gia liên kết với các
doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào hoặc tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Vận động
các doanh nghiệp tham gia ngày càng nhiều vào quá trình sản xuất ngành hàng


KẾT LUẬN
+ Cây ăn quả được trồng ở tỉnh Đồng Nai từ khá lâu đời và ngày càng tỏ ra
thích hợp đối với các vùng đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; trong đó, có nhiều loại
cây ăn quả có quy mô lớn, chất lượng cao và nổi tiếng cả nước như chôm chôm,
xoài, bưởi, sầu riêng, chuối… Cây ăm quả trồng ở Đồng Nai đã và đang mang lại
hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất và kinh doanh trái cây trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, quy trình canh tác còn nhiều bất cập làm cho chất lượng sản phẩm
thấp; đặc biệt là mức độ an toàn đối với sản phẩm trái cây. Cần phải có các biện
pháp khắc phục để năng suất, chất lượng và hiệu quả trồng cây ăn quả ở Đồng
Nai tăng nhanh và phát triển một cách bền vũng.
+ Thực trạng chuỗi giá trị ngành hàng CAQ Đồng Nai còn nhiều tồn tại
và hạn chế; trong đó, đáng kể là sự liên kết lỏng lẻo giữa các tác nhân tham gia
chuỗi, nhiều khi mối liên kết bị đứt đoạn. Các tác nhân tham gia chuỗi không
đồng quyền về tiếp nhận thông tin, là nguyên nhân làm cho sự không đồng
quyền trong phân chia lợi nhuận và giá trị gia tăng… chính những nguyên nhân
này làm cho cơ hội để nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng ngày càng giảm thấp.
+ Để nâng cao hiệu quả cho ngành CAQ, cần thực hiện tái cơ cấu tổ chức
sản xuất, thực hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ
tướng Chính Phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản
xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; đồng thời đề suất sơ đồ
chuỗi giá trị mới đối với ngành hàng CAQ theo hướng các doanh nghiệp (cung
ứng vật tư và thu mua chế biến tiêu thụ sản phẩm) liên kết chặt chẽ với người
trồng cây ăn quả thông qua việc xây dựng cánh đồng lớn, thành lập các hợp tác
xã để có tư cách pháp nhân hợp đồng với các doanh nghiệp cung ứng vật tư và
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
TP. Biên Hòa, ngày tháng năm 2016

Chuyên đề: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng cây ăn quả


Trang 17



×